Posted 22 Tháng 12, 2010 Giải mã trò chơi dân gian: TÍNH MINH TRIẾT TRONG TRÒ CHƠI LÒ CÒ XỦNThiên Đồng – Bùi Anh Tuấn Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương Một trò chơi của trẻ em rất phổ biến trong dân gian Việt có thể đang ẩn giấu phía sau nó những mật mã có thể làm sáng tỏ hơn cho một lý thuyết học thuật cổ Đông phương đầy tính minh triết thuộc nền Văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm huyền vĩ bên bờ nam sông Dương Tử. LỜI GIỚI THIỆU Kính thưa quí vị quan tâm. Có thể nói đây là một bài viết với những ý tương xuất sắc của tác giả Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn - một thành viên nghiên cứu của Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương. Qua bài viết này, chúng ta thấy một sự liên hệ chặt chẽ giữa một trò chơi của trẻ em Việt Nam với những nguyên lý căn bản của thuyết Âm Dương Ngũ hành và mối liên hệ với những gía trị văn hóa phi vật thể truyền thống khác còn lưu truyền trong văn hóa dân gian Việt; như: Bánh chưng bánh dầy, ô ăn quan...vv.... Từ những sản phẩm của trí tuệ thể hiện qua những hình thức trò chơi dân gian tưởng chừng như đơn giản ấy, chúng ta lại nhận thức được mối liên kết hữu cơ rất chặt chẽ của những di sản văn hiến phi vật thể Việt với một lý thuyết đồ sộ và bí ẩn, làm tốn biết bao giấy mực của các nhà nghiên cứu quốc tế từ hàng thiên niên kỷ. Điều này càng thấy rõ một chân lý khách quan minh chứng cho Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử và là chủ nhân đích thực của nền Lý học Đông phương. Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Giám đốc trung tâm nghiên cứu Lý Học Đông phương I. SƠ LƯỢC VỀ TRÒ CHƠI1. Trò lò cò xủn ở Nam Bộ Việt Nam. Dưới đây là đồ hình trong trò chơi Lò cò xủn phổ biến ở Nam bộ Việt Nam. Độc giả xem hình dưới đây: Khi chơi, trẻ em thường vẽ đồ hình trên dưới đất bằng que vạch, hoặc phấn trắng trên nền gạch. Đồ hình gồm 10 ô từ 1 đến 10, gọi là 10 mức. Một ô với hình bán nguyệt trên cùng gọi là ô Trời hay mức Trời. Ba đường thẳng có chia đuôi gọi là đuôi chuột, nhằm phân ranh giới trái phải của vị trí khởi hành và kết thúc. Điều kiện chơi: * Vẽ hình trên mặt đất như hình trên * Ô 1, 2, 3, 4 và 7, 8, 9, 10 buộc phải lò cò (Di chuyển bằng một chân, chân kia co lên). * Ô 5 và 6 thì được phép bẹp 2 chân. * Đối tượng chơi: không phân biệt nam nữ, ấu lão, có thể lực có thể tham gia. * Hình thức: thi đấu tay đôi hay nhóm đối kháng. * Vật dụng: gọi là “chàm” thường là một viên đá, gổ hay những vật tương tự có bề mặt tròn dẹt, phải dùng chân đứng để di chuyển trong lúc chơi. Cách chơi Người chơi đến lượt mình vào vị trí khởi hành, thảy chàm bắt đầu từ ô số 1 và nhảy vào ô số 1 với một chân co một chân duỗi, dùng một chân di chuyển viên chàm từ ô số 1 lần lượt sang ô số 2, cứ thế thuận tự cho đến hết 10 ô. Đi đến ô nào bị phạm lỗi theo quy định thì phải ngừng chơi đến lượt người khác. Khi đến lượt mình thì bắt đầu từ ô đã đi được trong lần trước. Khi đi hết các ô từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng, nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành. Ở vị trí khởi hành, người chơi lại tiếp tục đi những thử thách tiếp theo, gọi là mụt ghẻ ở tay, ở chân, ở đầu và gánh nước bằng cách để viên chàm ở mu bàn tay, mu bàn chân, vai, đầu rồi di chuyển qua từng ô từ 1 đến 10, mà không lò cò sao cho chàm không rơi. Hết một vòng khi trở về vị trí khởi hành, người chơi tung viên chàm lên không rồi đưa tay bắt lấy, nếu rớt chàm thì dừng chơi, chờ lượt đi lại. Hết những thử thách, người chơi được quyền “cất nhà”, bằng cách đứng dạng hai chân ở vị trí khởi hành và vị trí dừng, quay lưng lại với vị trí đồ hình rồi tung chàm ngược ra sau. Chàm được phép rơi vào một trong 10 ô, không cán mức, không văng ra ngoài đồ hình thì coi như thành công. Chàm ở ô nào thì ô đó gọi là “nhà” và người chơi đi đến đó thì có quyền đứng 2 chân, không được co chân. Nếu lỡ co chân là “cháy nhà”, ô đó trở lại ô bình thường như ban đầu. Những người chơi khác, hoặc không cùng phe, không được quyền đứng hai chân ở nhà người khác, hoặc phe khác. Cất nhà xong, người chơi trở lại mức khởi điểm là mức 1 và tiếp tục một chu trình mới. Cuộc chơi ngừng khi các ô trở thành nhà của mình hoặc của đối thủ. Những ô đã trở thành nhà thì không phải thảy chàm vào ô đó. Ai hoặc phe nào nhiều nhà nhất được coi là thắng cuộc. Điều kiện ngừng chơi: * Trong khi di chuyển chàm, nếu chàm phạm vạch thì phải ngừng chơi và đến lượt người khác. * Chân đạp ranh giới giữa các ô hay chàm dừng ở ranh giới giữa các ô hay văng ra khỏi đồ hình. Tuy nhiên chàm văng vào giữa hai đôi chuột thì không bị phạm điều kiên này. * Lò cò vào ô 5 hay 6 thì người đi bị dừng chơi. * Bẹp 2 chân vào mức 1,2,3,4,7,8,9,10. * Cuộc chơi ngừng khi cả hai bên đồng ý ngừng Hình minh họa - Trẻ em chơi Lò cò xủn. 1. Trò lò cò xủn ở Bắc Bộ Việt Nam. Sự khác nhau giữa hình trò chơi ở miền Bắc với miền Nam - ở trên - là chỗ nơi ô Trời có hình tam giác, vẽ lớn hay nhỏ tùy theo người chơi. Do vậy nội dung quy định và cách thức chơi đại để giống như ở miền Nam, nhưng có cái khác cách chơi ở miền Nam một chút. Cụ thể, khi đi đến mức 5 thì người chơi xủn cho viên chàm vào “ô Trời” đồng thời cũng nhảy lò cò vào ô đấy. Có 2 trường hợp xẩy ra: Nếu chàm ở ngoài phạm vi ô tam giác thì người chơi chỉ được xủn một lần sao cho sang ô 6 mà không di dịch chàm nhiều lần trong “ô Trời”. Nếu chàm rơi vô đúng hình tam giác thì ngưới chơi phải xủn chàm ra khỏi khu vực tam giác rồi được phép xủn tiếp sang ô 6. Nhưng nếu chàm sau khi xủn ra mà vẫn còn vướng lại trong tam giác hay vướng ở biên của tam giác đó thì phạm quy, gọi là “Xê xích thủ”, buộc người chơi phải đi lại từ ô 01 đầu tiên. Trò chơi chỉ đơn giản như vậy nhưng mang đầy tính chất thể thao, nghệ thuật và trí tuệ. Bởi khi người tham gia cuộc chơi cần phải có một thể lực ổn định, một tinh thần nhạy bén giúp cho sự vận động và quan sát để thực hiện cách chơi. Đồng thời cần phải có sự khéo léo trong những động tác, hành động di chuyển để thắng cuộc. Vì vậy có thể nói trò chơi dân gian Việt, ngoài việc mang ý nghĩa lợi ích về tinh thần và thể lực cho người chơi thì nó lại chính là một loại hình văn hóa mang đậm nét trí tuệ sâu sắc của dân tộc Việt. Tuy nhiên, nếu nó chỉ dừng lại ở tác dụng của một trò chơi thì nó không phản ánh được một tư duy cao cấp hơn của một dân tộc có một nền văn hiến rực rỡ, văn hiến Việt 5000 năm. Bởi nội dung của trò trơi đó lại chuyển tải những mật mã, những thông điệp bí ẩn về một tri thức cao cấp của nền văn hiến ấy. II. GIẢI MÃ NHỮNG BÍ ẨN TRONG TRÒ CHƠI Từ những tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”, “Định mệnh có thật hay không?”, “Hà đồ trong văn minh Lạc Việt”, “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt nam”…của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lấy cảm hứng từ những sự hiệu chỉnh về nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương hay sự giải mã của Ông về những bí ẩn trên linh vật bánh Dầy – bánh Chưng, những câu ca dao hay những trò chơi dân gian “chơi ô ăn quan”…người viết tiếp nối nguồn cảm hứng ấy hay ít ra là sự học tập từ một người Thầy, thử khám phá thêm những bí ẩn đằng sau những trò chơi dân gian, cụ thể là trò “Lò cò xủn” nhằm làm phong phú hơn cho sự nhận thức về một hệ thống lý thuyết thuộc nền văn minh Lạc Việt. 1. Bánh Chưng, Bánh Dầy - Linh vật của nền văn hiến Việt. Nếu câu chuyện bánh chưng bánh dầy lưu truyền trong tâm thức người dân Việt từ ngàn xưa như một mặc khải cho một hình tượng thiêng liêng của nền văn hiến Việt, dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng chuyển tải một giá trị minh triết đông phương, một tri thức về vũ trụ quan sâu sắc thì trò chơi dân gian, cụ thể là trò chơi lò cò xủn, là một phương thức khác âm thầm truyền lưu những tri thức ấy và như là một “dấu ấn” minh chứng cho chủ nhân của nền văn minh này. Từ bao đời nay, trong những ngày xuân mới, Tết đến, người dân Việt, con cháu Rồng Tiên với cả lòng thành kính dân lên tổ tiên Lạc Hồng đôi bánh Chưng – bánh Dầy, biểu hiện cho tâm thức người Việt. Một chi tiết tinh tế cũng như là một nghi thức chuẩn xác rằng khi đặt đôi linh tượng bánh Chưng – bánh Dầy lên bàn thờ tổ tiên Lạc Hồng thì luôn luôn chiếc bánh Dầy được đặt chồng lên trên chiếc bánh Chưng. Cũng theo cách giải thích của người xưa cho hậu nhân rằng Trời ở bên trên, đất ở bên dưới, bánh Dầy để trên bánh Chưng là ý đó. Một chiếc bánh bằng nếp giã trắng tinh hình tròn với vòng cung vồng lên hình bán nguyệt biểu thị cho Trời trên, một bánh Chưng hình khối vuông gói bởi lá xanh biểu thị cho Đất dưới;Lạ lùng thay được tái hiện lại một cách thông minh tuyệt vời bằng đồ hình của trò Lò cò xủn, truyền lại cho hậu thế bằng một loại hình trò chơi dân dã, chứa đựng tài tình nội dung một nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Một ô hình cung bán nguyệt bên trên một ô lớn hình vuông chứa 10 ô nhỏ là một cách tái hiện rất giản đơn, nhưng tinh tế và rất cũng vô cùng bí ẩn hình tượng của bánh Dầy để trên bánh Chưng. Hay nói chính xác hơn là một đôi phạm trù Âm Dương. Trong trí nhớ của những trẻ nhỏ chơi trò Lò cò xủn, trong đó có cả người viết, ô hình cung bán nguyệt, theo quy định của trò chơi, được gọi là “ô Trời” hay “mức Trời” và 3 đường tua rua gọi là “đuôi chuột”, chính sự quy định này như là một mật ngữ, như là một chìa khóa để cho người viết khám phá ẩn ý đằng sau trò chơi. 2. Ẩn Ngữ “Dương trước Âm sau”: Vòng cung bên trên, theo một sự hiển nhiên, được đám trẻ nít của bao đời gọi là “ô Trời”, 3 tua rua cuối gọi là “đuôi chuột”. Hai chi tiết nhỏ nhưng qúy báu. Ô vòng cung được gọi là Trời đối lập với cái khác nó là hình vuông hay hình chữ nhật, tùy theo cách vẽ của người chơi, lẽ dĩ nhiên sẽ gọi là Đất theo sự giải mã. Chi tiết còn lại là 3 tua rua “đuôi chuột”. Chi Tý tức là chuột, con giáp đứng đầu trong 12 con giáp, gọi là Địa Chi thì ngay trong trò chời Lò cò xủn được nhắc đến, được dùng làm ranh giới cho mốc khởi đầu và kết thúc lượt chơi. Nhưng chi tiết này chỉ nêu một phần của chuột. Đó là “đuôi chuột”, tức cái phía sau của chuột. Như vậy cái đối lập với Trời, là ô vuông, được gắn kết một chi tiết phụ là “đuôi”, nghĩa là muốn nói cái có “sau”, là Đất, đối đãi với cái có trước là Trời. Cặp phạm trù Trời – Đất được mã hóa bằng đồ hình của trò chơi, cũng chính là một cách vẽ giản lược của hình ảnh bánh Dầy trên bánh Chưng, rõ ràng đây là hình tượng ám chỉ ý “Dương trước Âm sau”. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ đầy, khi đằng sau nó còn mang một nội dung sâu sắc hơn… 3. Ẩn ý “ Dương tịnh Âm động” và “ Mẹ tròn Con vuông” Khi vạch xong 10 ô, trẻ nhỏ hay người chơi không quên đánh số thứ tự vào từ 1 đến 10. Đây lại là một bí ẩn…lộ rõ từ hàng ngàn năm trước, nhưng chưa bao giờ được giải nghĩa cũng từ bao lâu...Thuận tự của các số được đánh số từ dưới đi lên, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, hết một vòng theo đúng chiều thuận, chiều kim đồng hồ…. cho thấy rằng 10 con số trùng hợp với 10 Thiên Can. Khi người viết mạo muội cho áp theo thứ tự của 10 Can theo thứ tự 10 số thì chiều tương sinh của ngũ hành hiển thị chiều vận động của của Thiên Hà trong vũ trụ được diễn giải cô động trên nguyên lý căn để là Hà Đồ. Từ sự giải mã của phần trên, cho rằng đồ hình trò chơi Lò cò xủn là đồ hình giản lược của hình tượng bánh Dầy trên bánh Chưng, linh tượng của văn hiến Việt, biểu thị cho sự lý giải về thể bản nguyên vũ trụ - tức bánh Dầy- và một trạng thái đối đãi có sau nó – tức bánh Chưng- thì ngay trong trò chơi, tính trạng của hai thể đối đãi này được diễn tả trực thị qua quy định và hoạt động của trò chơi. Trước tiên, xin khảo qua một đoạn trong tác phẩm “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại’, trang 40, của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bản nguyên của vũ trụ có tính thuần khiết, tràn đầy, viên mãn. Do thuần khiết nên không thể coi bản thể nguyên gồm những cái cực nhỏ và cũng không thể là một cái cực lớn; trong đó không có cái “Có” để nói đến cái “Không”. Tượng của Thái cực do tính viên mãn nên là hình tròn. Tính của Thái Cực chí tịnh. Bởi tính chí tịnh nên động. Có tịnh, có động đối đãi nên sinh ra Âm Dương. Cái “Có” Động (Âm) ra đời đối đãi với cái “Không” bản nguyên. Tính của Âm tụ, đục, giới hạn nên tượng của Âm hình vuông. Bởi vậy, ông cha ta đã truyền lại câu tục ngữ: “Mẹ tròn con vuông” nhằm hướng dẫn về việc lý giải về bản nguyên của vũ trụ. “Mẹ tròn” cái có trước và là Thái Cực – Trở thành Dương, khi sinh Âm – “Con vuông”, cái có sau. Với ý nghĩa của câu tục ngữ này và cách giải thích như trên thì Dương cũng là Thái Cực (Mẹ tròn) vì có đối đãi nên có sự phân biệt Âm Dương. Hoàn toàn khác hẳn ý niệm Thái Cực sinh Lưỡng Nghi theo cách hiểu của các nhà Lý học cổ kim, khi họ cho rằng: Âm Dương tuy cũng có nguồn gốc của Thái Cực nhưng không phải là Thái Cực. Quy định của trò chơi, người chơi chỉ “đi”, tức mọi hoạt động di chuyển và diễn biến của trò chơi, chỉ diễn ra trong phạm vi hình vuông, 10 ô số, và chiều di chuyển của người chơi là chiều thuận của chiều kim đồng hồ cũng chính là chiều tương sinh của âm dương ngũ hành. Một cách trực kiến, ô hình vuông được diễn tả ý nghĩa “động” qua những hoạt động của người chơi, theo chiều biểu kiến của người “đi” nước lò cò, là chiều biểu kiến sự vận động tương tác thuận của ngũ hành được thể hiện trên Hà Đồ. Nói một cách khác, phần ô vuông trên đồ hình của trò chơi là diễn tả bằng một hình thức khác đồ hình của Hà Đồ, tức diễn tả trạng thái sau khởi nguyên của vũ trụ là Âm Động đối đãi có sau so với Dương tịnh có trước. Ý nghĩa Dương tịnh, tức Thái Cực chí tịnh là bản nguyên của vũ trụ khi chưa có cái đối đãi, được giản đơn bằng một ô bán nguyệt cung tròn viên mãn, gọi là “mức Trời”, mà nơi đó người chơi không được phép “đi”, tức ô Trời được để trống không, yên tịnh, nhằm diễn tả nghĩa Tịnh của cái Dương, cái Thái Cực. Ẩn ý “Dương tịnh Âm động”, Mẹ tròn con vuông” được mã hóa một cách khéo léo, bí ẩn và giản đơn thông qua mô hình giản lược, một trò chơi của trẻ nhỏ lột tả hết nội dung của một nguyên lý lý thuyết học thuật cổ Đông phương và dường như trong trò chơi còn diễn giải những ẩn ý về sự nhận thức vũ trụ. 4. Ẩn Ý Về Sự Nhận Thức Vũ Trụ: “Tính Thấy Trong Minh Triết Cổ Đông Phương”. Trong cách thức chơi, có một quy định về một “nước đi” như sau: “Khi đi hết các mức từ 1 đến 10 thì người chơi thảy chàm sao cho vào ô Trời rồi di chuyển bằng cách nhảy chàng hảng hai chân từ ô 1-10, 2-9, 3-8, 4-7, 5-6, rồi quay ngược lại dừng lại ở ô 5-6, vẫn ở vị trí chàng hảng nhưng ngồi xổm xuống thấp, lòn tay qua dưới 2 chân mò tìm chàm cho được mới thôi. Xong, người chơi di chuyển bằng cách như lúc đầu về vị trí khởi hành.”. Hoạt động của trò chơi chủ yếu diễn ra trên ô vuông lớn chứa 10 ô theo quy định, riêng ô Trời không được đi vào đó, nhưng khi đi hết 10 ô thường thì được phép thảy chàm vào “ô Trời”, muốn lấy chàm thì phải nhảy cóc bằng 2 chân trong 2 ô, rồi dùng sự phán đoán mà nhặt chàm. Từ những sự giải mã trên, “ô Trời” là mật thư cho hình tượng bánh Dầy, là ý niệm về cái Dương, là Thái Cực, đó là trạng thái về bản nguyên của vũ trụ. Có thể tổ tiên Lạc Hồng với nền văn hiến Lạc Việt gần 5000 năm, kể từ năm Nhâm Tuất 2879 trc CN, muốn chuyển tải một ẩn ngữ rằng “Sự nhận thức về một thực tại khởi nguyên của vũ trụ không thể thông qua sự logich lý trí, suy luận của cái đầu mà phải nhận thức thực tại ấy bằng một tư duy trù tượng cao cấp ngay từ bản nguyên và gốc rể của nó” Chi tiết trong trò chơi cho thấy rõ, người chơi không nhìn trực tiếp để nhặt chàm. Nếu quay lưng lại, không nhìn ra sau,thì phải lòn tay qua hai chân mà không lòn tay ra sau lưng, do vậy phài cần đến sự phán đoán của tư duy trừu tượng - đây chính là sự nhận thức sự khởi nguyên của vũ trụ tại giây /0/tuyệt đối. Cũng tương tự như sự khởi sinh của một con người thoát ra từ bụng mẹ thì hành động lòn tay qua hai chân dưới và ngang bộ phận sinh dục, bộ phận khởi sinh những “tiểu vũ trụ” là con người, thì đó lại là một ẩn ngữ cho biết rằng có một lý thuyết toàn diện giải thích thực tại từ sự khởi nguyên của vũ trụ và muốn nhận thức thực tại ấy thì không gì khác hơn rằng phải dùng tư duy trù tượng nhận thức lại từ căn để thực tại ấy, đó gọi là tính “Thấy” hay gọi là Tính “Biết” được diễn từ hằng ngàn năm trong Lý học Đông phương. Hành động người chơi phải nhảy cóc hai chân trên hai ô, hai hành Âm Dương có thể là một ẩn ngữ cho biết rằng muốn tiến tới một nhận thức tuyệt đối là bản nguyên vũ trụ, tính “Thấy” hay tính “Biết” phải vượt qua tâm lý nhị nguyên, phải đạt được trạng thái của sự cân bằng âm dương thì mới có thể tiệm cận đến trạng thái tuyệt đối ấy. Hình minh họa - Lòn tay ra sau lưng tìm chàm 5. Tịnh - Động là tương đối sau khởi nguyên Vũ Trụ Ở cách chơi phổ biến vùng Nam Bộ Việt Nam, trò chơi diễn tả rõ bản chất của Dương tịnh và Âm Đông qua những biển hiện cụ thể của trò chơi. Nhưng trờ chơi lò cò xủn ở vùng Bắc bộ Việt Nam thì có chút khác biệt về hình thức thể hiện đồ hình, chính sự khác biệt này lại diễn tả một ý khác của Lý học đông phương: “Tịnh động là tương đối sau sự khởi nguyên của vũ trụ”. So với cách chơi và đồ hình trò chơi vùng Nam bộ thì cách chơi vùng Bắc bộ người chơi được phép lò cò vào “Ô Trời”, nhưng không được phép dịch chuyển chàm nhiều lần trong ô này, khác với ô 1 đến 10 được phép dịch chuyển nhiều lần có thể. Như vậy nhìn chung, cả đồ hình, mọi chổ đều thể hiện tính chất “động”, tuy vậy tiền nhân đã ý nhị sắp sẵn sự quy định sự di chuyển ở “ô Trời” bị hạn chế hơn 10 ô còn lại, chi tiết này thật tinh tế. Người viết cho rằng đó là sự diễn tả ý nghĩa “Tịnh động tương đối”. Xin khảo qua một đoạn trong “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 33: “Người xưa cho rằng khởi thủy của vũ trụ là Thái Cực. Thái Cực vốn chí tịnh, thuần khiết không phải là một cái cực lớn và cũng không phải là cái cực nhỏ; trong đó không có sự phân biệt. tức là không có cái có để nói đến cái Không. Tượng của thái cực hình tròn thể hiện tính tràn đầy viên mãn…” Có thể hiểu, mặt trời tỏa sáng và tịnh so với Trái đất, nhưng ngay trong bản thân mặt trời, các hiện tượng sôi sục, cháy bỏng, bão mặt trời vẫn diễn ra quyết liệt ngay trong nội tại. Sự nhìn nhận cái “Động Tịnh” phải được xem xét trong cái toàn thể và trong mối tương quan đối đãi thì mới thấy được tính chân lý của vấn đề. Hay nói cách khác là sự phân biệt Động Tịnh mang tính đối đãi so sánh và tùy từng hệ quy chiếu. 6. Tri thức nhân loại tiến tới sự nhận thức Bản nguyên Vũ Trụ Trong đồ hình trò chơi vùng Bắc bộ, phần ô Trời được vẽ thêm hình tam giác và khi người chơi không dịch chuyển được chàm ra khỏi tam giác này bằng một lần đẩy duy nhất thì bị phạm quy, gọi là “xê xích thủ”. Yếu tố bí ẩn lại được tăng thêm khi xuất hiện chi tiết này. Các cụ ngày xưa đều biết, khi vẽ hình tượng tam giác là một hình tượng mang ý nghĩa thô tục xấu xa. Một hình tam giác được vẽ trên vách tường nhà, kế bên là câu chửi. Tranh cổ của Hăng-ri -Óc ghe đầu thế kỷ XX. Một hình tam giác được vẽ ở vách một ngôi nhà để “chửi” hay có ý nghĩa mĩa mai một ai đó như ngày nay người ta vẫn vẽ trên tường những câu thô tục vẫn thường thấy. Bởi hình tượng tam giác trong hiện tượng văn hóa dân gian của người Việt thể hiện cho sinh thực khí nữ, hay nói đúng hơn là bộ phận khởi sinh cho những “tiểu vũ trụ” con người. Hình vòng cung bán nguyệt “ô Trời” như một cái bụng bầu của người phụ nữ, điểm xuyết thêm một tam giác và như vậy hình ảnh phồn thực khi phụ nữ lâm bồn, chuyển dạ được cách điệu tinh tế thông qua khả năng trừu tượng của người quan sát. Một chi tiết thật bất ngờ và bí ẩn, ngay cả khi người viết nhận ra hình tượng này, thán phục trước sự tinh tế của tiền nhân Lạc Việt. Từ sự quán xét hình tượng trên, có thể đây hiểu rằng đây là một hình tượng cô động diễn tả nội dung của của Nguyên lý học thuật cổ đông phương về sự khởi nguyên của vũ trụ, cái bản nguyên duy nhất và trước nhất mà mật ngữ dân gian Việt thường gọi “Mẹ tròn”, nay sự điểm xuyết của hình tượng tam giác nâng lên hay khẳng định “tính mẹ” của khái niệm, nghĩa là vũ trụ được khởi sinh từ một thể bản nguyên viên mãn, như một đứa con sinh ra từ bụng người mẹ. Cũng giống như hành động lòn tay qua hai chân của người chơi trong cách chơi thứ nhất, ý nghĩa của hình cung tròn và tam giác muốn chuyển tải một ẩn ngữ diễn đạt về sự nhận thức một thực tại vũ trụ phải thông qua một tư duy trừu tượng mới có thể nhận thức được thực tại đó cho mọi sự khởi nguyên. Hình tam giác trên chóp Kim tự tháp trên tờ đô la. Mặt khác, hình tượng tam giác được nhìn thấy ở nhiều dân tộc trên thế giới như các Kim tự tháp Ai Cập, Hy Lạp, Kim tự tháp InCa, Maya, như chóp tam giác có hình con mắt trên tờ dollar…là biểu tượng sự thông minh, sự huyền bí hay những tri thức chưa được biết đến. Bằng một óc tưởng tượng giản đơn: một hình ảnh của kim tự tháp nào đó hiện ra dưới vòm trời bao la được giản lược qua đồ hình của trò lò cò. Sự trùng lặp đôi khi có hay không có nguyên do, nhưng nếu chỉ gói gọn trong trò chơi dân gian Việt, trong phạm vi giải mã của trò chơi thì tam giác và cung tròn cũng đủ tạo nên một hình tượng “con mắt huyền bí” chứa đựng những ẩn ngữ cho một lý thuyết Âm Dương Ngũ Hành, lý thuyết học thuật cổ đông phương, lý thuyết thống nhất vũ trụ. Do vậy một mật mã cuối cùng của trò chơi được giải nghĩa rằng: “Phải nhận thức bản nguyên của vũ trụ là cái toàn thể, cái duy nhất một, cái mang tính Mẹ với sự viên mãn, chí tịnh khởi sinh vạn hữu và “cái đó” được khái niệm gọi rằng tính Thấy hay tính Biết được diễn giải trong nguyên lý học thuật cổ đông phương từ bao đời nay.” Hình trẻ em Việt Nam chơi lò cò xủm III. LỜI KẾTSự giải mã không nhằm làm bằng chứng chứng minh mà nhằm khám phá những bí ẩn đằng sau những dấu ấn văn hóa vật thể hay phi vật thể còn phổ biến hay âm thầm tồn tại trong xã hội người Việt hằng ngàn năm. Những thăng trầm của lịch sử tương tự như sự thăng trầm tồn tại của một học thuyết cổ Đông phương đã làm cho lý thuyết ấy bị thất truyền thì những giá trị được che giấu hay ít ra là trùng lấp ẩn sau những văn hóa vật thể hay phi vật thể như ca dao, hò vè, tục ngữ, dân ca, hình tượng, biểu tượng hay những trò chơi dân gian…sẽ làm định hướng cho việc làm hoàn chỉnh hay nhận thức đúng đắn một lý thuyết cổ đông phương mà nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh từng khẳng định đó là một “Lý thuyết thống nhất vũ trụ”, một lý thuyết mà các nhà khoa học hiện đại từng mơ ước: “Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích được mọi sự kiện bao quanh con người, từ những hạt vật chất cực nhỏ đến những thiên hà khổng lồ”. ( trích “Định mệnh có thật hay không”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 56) Hay như SW Hawking, nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới, đã từng viết: “ Nếu một lý thuyết hoàn chỉnh được phát minh thì chỉ còn là vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta.” ( trích “Định mệnh có thật hay không”, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, trang 59) Nhưng thật thú vị, những quy luật vũ trụ thuộc một lý thuyết cho sự nhận thức về thực tại vũ trụ lại được diễn tả cô động và sinh động chỉ trên một trò chơi trẻ nhỏ của người Việt. Chỉ có thể có ở một sự thông minh linh hoạt của những chủ nhân của nền học thuật cổ Đông phương thuộc nền văn minh Lạc Việt mới có thể mã hóa một cách xúc tích những ẩn ý của lý thuyết cao cấp ấy. Đó chính là câu trả lời cho sự băn khoăn của nhà khoa học hàng đầu SW Hawking, khi ông đặt vấn đề: vấn đề thời gian để cho lý thuyết đó được thấu triệt và mọi người chúng ta sẽ đủ khả năng có một kiến thức nhất định về những định luật trị vì vũ trụ và điều hành cuộc sống của chúng ta. Lý thuyết ấy được tập cho trẻ em Lạc Việt ngay từ khi còn thơ ấu qua trò chơi Lò cò xủn, ô ăn quan , bánh chưng, bánh dầy...... Tp HCM, 16/12/2010 Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn ===================================== Tài liệu Tham khảo: - Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2007 - Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, NXB Tổng Hợp TpHCM 2003 - Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam. - Phong thủy Lạc Việt, tg Nguyễn Vũ Tuấn Anh, lưu hành nội bộ. 17 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2010 Các trò chơi trong dân gian không ngẫu nhiên và không du nhập từ một đất nước khác, công trình nghiên cứu của lý học đông phương đã và sẽ giải mã tất cả những môn trò truyền thống đều liên quan mật thiết đến nền văn hóa cổ xưa của Đông Phương. Đó là tính minh triết hợp lý như sự tích Bánh chưng bánh dầy của thời đại Vua Hùng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 12, 2010 Các trò chơi trong dân gian không ngẫu nhiên và không du nhập từ một đất nước khác, công trình nghiên cứu của lý học đông phương đã và sẽ giải mã tất cả những môn trò truyền thống đều liên quan mật thiết đến nền văn hóa cổ xưa của Đông Phương. Đó là tính minh triết hợp lý như sự tích Bánh chưng bánh dầy của thời đại Vua Hùng.Bởi vậy, hoàn toàn không ngẫu nhiên khi tôi xác quyết rằng: Dân tộc Việt Nam - với lịch sử gần 5000 năm văn hiến - là dân tộc duy nhất trên thế giới có khả năng phục hồi một "Lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại" - Như bà Vanga đã nói.Vấn đề là con người có cần đến nó hay quay mặt làm ngơ. Với tôi thì chưa bao giờ dùng thuyết tương đối của Einstein để kiếm tiến cả. Nếu chỉ kiếm tiền thì tôi không cần quan tâm đến thuyết Tương đối và bổ để toán học của Ngô Bảo Châu. Do đó người ta có thể cũng không cần quan tâm đến Lý học Đông phương. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 26 Tháng 12, 2010 Bài viết quá hay. Nhớ thuở nhỏ có rất nhiều trò chơi mà bây giờ không thấy nữa như Lò cò xủn (và 'lò cò mò'), cắm cờ, thả diều, đánh chuyền, đánh đáo - đôi lô, bắt nuôi cá chim, đá dế cá chim gà, đánh khăng, nhảy nhựa, tập tồng vông, nu na nu nống, bắn bòm, bịt mắt bắt dê, bắn ná, chạy thi, kéo co, bơi hồ, tắm mưa, đá cầu, kéo tay, ủi tay, hít đất, đập om, truy tìm mật mã, bắn chun với cành lá sắn, nuôi chim cuốc, leo cây trộm khế ổi me, giấm ô mai trong vườn, ô ăn quan, cờ gánh, cờ tướng, tam cúc, đánh bài tây, chơi cù, nổ pháo (bằng giấy gấp), đốt pháo, thả thuyền trôi mưa, bắt nướng cào cào, câu cá, tát cá, chèo bè chuối mùa mưa, tảng chun hay giấy gấp, thụt trái bù lời, thổi trái xoan, bơi thi biển, lặn sâu, lặn lâu, nhong nhong ngựa ông đã về, đá bóng dừa, kéo lưới biển (cho vui với người dân chài), đọc sách, kể chuyện, đố vui, ngắm trăng, luyện võ, học đàn hát, chép nhạc, đi chơi lang thang,... Miên man. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2011 Trò Chơi Dân Gian Tập tầm vôngBài đồng dao này phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh (gọi theo Nghệ An) tức trống cơm:Tập tầm vôngChị có chồngEm ở váChị ăn cá,Em mút xương.........................Chị ăn kẹo,Em ăn cốmChị ở Lò Gốm,Em ở Bến Thành.Chị trồng hành, Em trồng hẹ.Chi nuôi mẹEm nuôi cha Cách chơi hiện nay của trò này là hai nguời chơi ngồi đối mặt nhau, vừa hát vừa theo nhịp đập lòng bàn tay vào nhau: hoặc đập thẳng, hoặc đập chéo, hoặc một cao một hạ thấp, hoặc kết hoẹp nhiều cách khác nhau. Nói chung, cách chơi rất giống trò Thìa la thìa lảy đây.Nu na nu nống Nu na nu nốngCái cóng nằm trongCái ong nằm ngoàiCủ khoai chấm mậtBụt ngồi bụt khócCon cóc nhảy raÔng già ú ụBà mụ thổi xôiNhà tôi nấu chèTè he chân rụt Ðám trẻ ngồi thành hàng ngang, duỗi hai chân ra trước. Một đứa ngồi đối diện, lấy tay đập vào từng bàn chan theo nhịp từng từ một của bài hát trên. Dứt bài, từ "rụt" đúng vào chân em nào thì phải rụt nhanh. Nếu bị tay của cái đập vào chân thì em đó thua cuộc: ra làm cái ván chơi kế tiếp, hoặc chịu hình phạt (nhảy lò cò một vòng, trồng chuối...) hay phải đứng ra làm cái cho một trò chơi khác (bịt mắt bắt dê, ú tìm, cá sấu lên bờ...)Tùm nụ, tùm nịu Tùm nụ, tùm nịuTay tí, tay tiênÐồng tiền, chiếc đũaHột lúa ba bôngăn trộm, ăn cắp trứng gàBù xa, bù xítCon rắn, con rít trên trờiAi mời mày xuống?Bỏ ruộng ai coi?Bỏ voi ai giữ?Bỏ chữ ai đọc.................Ðánh trống nhà rôngTay nào có?Tay nào không?Hổng ông thì bàTrái mít rụng................... Căn cứ vào hai câu "Tay nào có? Tay nào không?", đây là một trò đố: nắm một vật vào đó trong một tay và chìa hai nắm tay. Mở tay ra: đúng sai, có không....biết liềnThả đỉa ba baTrò chơi thể hiện việc qua sông, qua bưng, ruộng...ngập nước. ở dưới nước có đỉa. Cả nhóm làm sao xuống nước mà đỉa không bắt chước.Trước hết vẽ hai đường song song cách nhau độ 2m (hay qui định khoảng trống nào đó) giả định là sông nước. Một em ra giữa vòng vừa hát vừa lấy tay ra đập nhịp vào vai các bạn:Thả đỉa / ba baChớ bắt / đàn bàTha tội / đàn ôngCơm trắng / gạo trắngGạo thuyền như nước Ðổ mắm / đổ muốiÐổ chuối / hạt tiêuÐổ niêu / nước chèÐổ phải nhà nàoNhà ấy.... chịu Từ "chịu" trúng em nào thì em ấy xuống sông làm "đỉa". Bọn trẻ đứa chạy đầu này, đứa băng qua sông góc nọ. "Ðỉa" rượt để bắt. Bọn trẻ lại hát bài hát ghẹoSang sông / về sông / trồng cây / ăn quả / nhả hạt. "Ðỉa" rượt bên này thì bên kia xuống sông. "Ðỉa" quay lại bên kia thì lũ bên nọ lại réo lên: "ăn quả / nhả hạt" rồi ào xuống. Chẳng may ai bị "đỉa" vớ phải thì trở thành "đỉa".Thìa la thìa lảyLà trò chơi luyện tập sự nhịp nhàng. Giống như trò tập tầm vông, song bài ca lại là bài vè Con gái hư - chê tật xấu của các cô gái lười:Thìa la thìa lảy,Con gái bảy "tài"Ngồi lê là một,Dựa cột là hai.Thày lay là baăn quả là bốnTrốn việc là nămHay nằm là sáuLáu táu là bảy nguồn:http://e-cadao.com/p...ochodangian.htm Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2013 TRÒ CHƠI CON TRẺ Đánh chuyền (Đánh Đũa): Trò chơi của con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ và một quả tròn nặng (quả cà). Cầm quả cà ở tay phải tung lên không trung và nhặt từng que. Lặp lại cho đến khi quả cà rơi xuống đất là mất lượt. Chơi từ bàn 1 (lấy một que một lần tung cà) bàn 2 (lấy hai que một lần) cho đến 10, vừa nhặt quả chuyền vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn. Một mốt, một mai, con trai, con hến,… Đôi tôi, đôi chị… Ba lá đa, ba lá đề v.v. Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền, đi liền mấy ván sau và tính điểm được thua theo ván.Đánh khăng (Đánh Căng):Một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay.Đánh quay (Chơi Bông Vụ): Con quay (bông vụ).Trò chơi của trẻ nhỏ. Đồ chơi là con quay bằng gỗ hay sừng hình nón cụt, có chân bằng sắt. Dùng một sợi dây, quấn từ dưới lên trên rồi cầm một đầu dây thả thật mạnh cho quay tít. Con quay của ai quay lâu nhất, người đó được. Có thể dùng một con quay khác bổ vào con quay đang quay mà nó vẫn quay thì người chủ của con quay đó được nhất. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2013 Câu truyện Cóc kiện trời cần giải mã, thành viên Viennhu đã có ý nhưng có vẻ còn chưa rõ ràng. Ngọc Hoàng có sai Rồng làm mưa xuống trần gian? Nếu có thì Rồng thuộc phương vị, ý nghĩa nào, cũng cần nghiên cứu. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2013 Truyện cổ tích Việt Nam: TRUYỆN CÓC KIỆN TRỜIThủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống. Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu. Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp. Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi. Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng. - Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện. Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà. Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào. Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc: - “Cậu” lên đây có việc gì? Cóc thưa: - Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa? Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn: - Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa. Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát: “Con cóc là cậu ông trời Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.http://maxreading.co...troi-14018.html Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2013 Giải mã những di sản văn hóa truyền thống Việt không đơn giản đâu. Phải có "Thông minh đột xuất". Và đấy cũng chỉ là bước sơ khởi đầu tiên. Coi như "Lời nói đầu". Cuộc giải mã đầy khó khăn ấy, sẽ không có một chút giá trị gì, nếu nó không đưa đến một giả thuyết hợp lý phục hồi những gía trị đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành. Sau đó những gía trị được phục hồi phải nằm trong một hệ thống nhất quán, hoàn chỉnh có tính hệ thống và mọi sự tương quan hợp lý trong các yếu tố cấu thành nên hệ thống đó, phù hợp với tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Đến đây, cũng mới xong chương I. Chỉ giành riêng cho ai thực hiện được diều đó. Chương II là công bố cho mọi người...Nếu thuộc môn phái "Thích Chia Sẻ", để các vị "Thích Thể Hiện" phê phán. Hậu qủa thế nào xem hồi sau sẽ rõ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 11, 2013 Rõ ràng câu chuyện "Trê Cóc" mang dấu ấn minh triết Việt. Hình Âm Dương Lạc Việt ở góc dưới bên phải. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2013 THÔNG ĐIỆP GỞI TỪ NGÀN XƯA Viên Như III - CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Sau khi lấy được cái văn hóa Nòng nọc của người Việt, chắc chắn người phương Bắc đã không ngừng tìm cách xóa đi vết tích của nền văn hóa này. Chính vì vậy mà ngày nay hầu như không con bất cứ một bia đá hay vật thể nào rỏ ràng để lưu dấu giai đoạn phát triển thăng hoa đó. Mọi thứ đã bị tiêu hủy theo những lần chiếm đóng, nhất là bị bắc thuộc cả 1000 năm, thì làm sao mà người Việt bảo vệ nổi văn hóa vật thể của mình. Chính trong cơn lốc của sự tàn phá văn hóa ấy, người Việt đã chôn sản phẩm ưu việt trống đồng của mình dưới lòng đất và những người chôn trống đồng năm xưa ấy đã giữ bí mật và mang bí mật ấy theo về với tổ tiên, nếu không như thế thì một hai thế hệ lại đào lên, tất nhiên rồi sẽ chung số phận như các vật thể văn hóa khác mà thôi. Họ đâu biết rằng nhờ thế mà ngày nay, sau hàng ngàn năm, con cháu của họ lại có cơ hội để tiếp xúc với cái biểu tượng mà cha ông đã để lại, dần hồi lắng nghe tiếng nói chìm ẩn trong những hoa văn, hoa tiết, từ đó tìm về cội nguồn tâm linh dân tộc mình. Sau khi chôn trống đồng sâu vào lòng đất, người xưa biết rằng, việc lưu dấu nền văn hóa của mình vào vật thể như bia đá, nồi, trống đồng đến đó là xem như vô vọng, nên họ chuyển sang một phương thức mới, đó là văn học truyền miệng, từ đó mới có câu đúc thực tiển thành câu : Trăm năm bia đá cũng mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ. Để cho mọi người dễ nhớ, dễ truyền bá, người xưa đã chôn dấu những thông điệp trong những câu chuyện với những nhân vật chính là những con vật chung quanh cuộc sống của con người. Một trong những tấm bia khắc bằng miệng ấy là câu chuyện “Cóc kiện trời”. Ta thử giải mã xem câu chuyện ấy chứa thông điệp gì? CÓC KIỆN TRỜI Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay, nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ. Gan cóc tía mà lại. Thông thường năm nào, Ngọc hoàng Thượng đế = Vô cực cũng sai thần Mưa làm mưa cho muôn loài, cây cối, nhưng vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp. Nắng lửa hết tháng này đến tháng khác, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ, mọi cây cỏ đều khô héo cả, đất nứt như một khe vực. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời.. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài... Khởi đầu chỉ có một mình Thái cực nhưng anh đâu có nản. Anh đi ngày đi đêm, Lưỡng nghi, một hôm đi qua một vũng đầm khô Cóc tía gặp Cua càng ☰.(càn) Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình, và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang. Thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc. Ði được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp ☴ (tốn)đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu ☵(khảm) đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng: - Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư... Ta theo anh Cóc thôi. Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo. Cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp con Cáo☶ (cấn) bị lửa nướng cháy xém lông và đàn Ong ☷ (khôn)đang khô mật. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu. Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa 宀 (Thái hư) Trời oai nghiêm, bọn Cua ,Cọp, Gấu, Cáo, Ong đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan, liền dõng dạc ra lệnh: Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước 缶 của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy, (5-Thủy thiên nhu) anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, (56 -Hỏa sơn lữ) anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, (29 - Thuần khảm) còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi (46 - Địa phong thăng) . Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời. Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc 貝 mới nhảy lên mặt trống trời đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động. Ngọc Hoàng 王 đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên lôi ☳ (chấn)ra xem có chuyện gì. Thiên lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm chệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá. đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên lôi bèn cắm cổ vào tâu Ngọc hoàng. Ngọc hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà ☲ (ly)trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia. Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. (22 - Sơn hỏa bí) Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc hoàng càng giận giữ sai Chó ☱ (đoài) nhà trời xổ ra cắn Cáo (31-Trạch sơn hàm) . Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi. (60 -Thủy trạch tiết) . Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc hoàng. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội gấu. (40 - lôi thủy giải). Thiên lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời (34-Lôi thiên đại tráng) thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên lôi không có ai bì được. Ngọc hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo (56-Lôi sơn lữ) ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp. Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức chàng Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà đốt. (24 - Địa lôi phục). Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn (3-Thủy lôi trung). Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. (25-thiên lôi vô vọng). Thiên lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời . Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi thành hai mảnh. (42 -Phong lôi ích). Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứu chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình (2-Thuần khôn) . Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc hoàng, Thiên lôi mới được sống lại (16-Lôi địa dự = Trống đồng) Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh... Thiên lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui. Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa: - Ðã bốn năm (16 . 4 = 64 quẻ), nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát... Tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc là Ngọc hoàng giận gì trần gian mà ra phúc hoạ, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế... Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ. Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế: - Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ... Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào. Cóc gật gù thưa: - Muôn tâu Ngọc hoàng trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa... Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng... Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy. Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay: - Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế... Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa... Khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền. Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai thần Mưa bay xuống phun mưa. Té ra là thần Mưa lo rong chơi, tối về đắp chăn ra ngủ, quên không làm mưa, bị Ngọc Hoàng Thượng đế trách mắng. Thần Mưa làm mưa xong thì Ngọc Hoàng đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa; nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng: Con Cóc là cậu ông Trời Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho. Như vậy rỏ ràng chuyện CÓC KIỆN TRỜI là một sự mô tả về lý thuyết Nòng nọc - âm dương. Trong câu chuyện này người xưa đã sử dụng Tiên thiên bát quái, hình ảnh trống đồng và biểu ý của chữ BỬU 寶 để xây dựng câu chuyện. Theo Tiên thiên bát quái đồ, mùa Hạ bắt đầu từ quái CÀN thuộc phương Nam. chính vì vậy mà câu chuyện bắt đầu bằng cái nắng như thiêu như đốt, Cao trào của câu chuyện chiến đấu giữa Cóc và Trời là khi Trời chấp nhận làm hòa với Cóc và xin cóc trả lại thiên lôi để cứu chữa. Quẻ Lôi địa dự - Đây chính là thành quả có ý nghĩa nhất của dân tộc Việt nên gọi là Bửu bối. Theo các nhà nghiên cứu về trống đồng thì quẻ Lôi địa dự là biểu hiện cho trống đồng. Như thế cũng có nghĩa là người xưa cho rằng thành tựu lớn nhất của người phương Nam là thuyết âm dương hay là thuyết nòng nọc mà chữ biểu ý và trống đồng là một cách biểu hiện thành tựu đó. Đồng thời qua hình dung chữ BỬU 寶 gồm : Miên 宀 = mái nhà = Vô cực , Phữu 缶 = cái chum đựng nước= ☵ khảm- Âm Vương 王= vua = ☰ Càn - Dương và dưới là Bối 貝(cóc) = Thái cực . Đây chính là hình ảnh vũ trụ. Như thế ta thấy Cóc Thái cực là cậu Trời ☰ Càn là hợp lý rồi. Vì Thái cực - Lưởng nghi – Tứ tượng – Bát quái – 64 quẻ ….. đáng lý ra phải là ông cậu mới đúng. IV : CON CÓC LÀ CẬU THẦY NHO Như thế ta đã tìm hiểu bức tranh “ Lão Oa giảng độc”và chuyện “Cóc kiện Trời” . Qua hai câu chuyện được kể, một bằng tranh và một bằng truyền miệng dân gian, mỗi câu chuyện đã cho ta những thông điệp hết sức có ý nghĩa. Tựu trung mục đích của người xưa là đề cao vai trò của Cóc. Cóc trong việc sáng tạo chữ viết - Cóc trong Dịch lý-– Cóc trong việc xây dựng nên nền tảng tri thức . - Cóc trong việc sáng tạo ra chữ viết : Như đã chứng minh trên.Cóc trong vai trò là thầy đồ truyền dạy kiến thức cho học trò vì Cóc là kẻ hiểu biết. Từ câu chuyện này mà ta biết được rằng chữ GIÁC trong tiếng Hán chính là chữ CÓC trong tiếng Việt, nhưng người Trung quốc đã khéo sửa để che dấu nguồn gốc của con chữ, chính vì vậy mà khi phân tích theo cách hội ý ta thấy không hợp lý, trong khi đó với chữ CÓC thì quá rỏ ràng, nó rỏ ràng vì chữ CÓC được thành lập trên nguyên tắc Nòng và Nọc hay nói khác hơn là Âm và Dương, việc sửa chữ GIÁC không những làm xóa đi nguồn gốc thành lập chữ GIÁC mà còn đối với các chữ có bộ BỐI nữa. Bằng chứng là không có tự điển nào cho biết BỐI là BÒI cả. chữ Cóc = Thái cực - Cóc trong Dịch lý : Qua chữ CÓC ta biết được rằng đó chính là tượng Thái cực, tượng đầu tiên trong hệ thống dịch lý, từ đó ta hiểu được câu chuyện “Cóc kiện Trời” là một thông điệp hết sức trí tuệ về dịch lý, mà quan trọng nhất đó là câu chuyện có cao trào ở quẻ “ Lôi địa dự” một quẻ biểu tượng cho Trống đồng, một đỉnh cao của nền văn minh Lạc Việt. Vì vậy mà năm 43 khi đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng xong, Mã Viện đã tịch thu tất cả trống đồng và chắc là tất cả những khí cụ bằng đồng để nấu chảy đúc thành trụ đồng với câu “ Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt”. Ta cần hiểu chữ “ ĐỒNG” ở đây ngoài việc chỉ cho cái trụ còn cho cái là trống ĐỒNG. Vì trống đồng là văn hóa cốt lỏi của Giao chỉ, chính vì vậy nếu mất văn hóa thì ta sẽ bị đồng hóa và mất nước. Cho nên trống đồng mang trong nó cả một linh hồn của dân tộc, với nhiều bí ẩn của một loại ngôn ngữ mà những người con nước Việt phải dày công và thành tâm nghiên cứu.  Chữ Cóc = Trống đồng = quẻ lôi địa dự Như ta biết chữ CÓC gồm ba bộ : Cửu = cối, mịch = màn che, bối = của quý .Cửu là phần trên trống đồng, mịch là phần giữa eo có hai quai của trống đồng, Bối là phần dưới trống đồng. Như vậy trống đồng là thể hiện hình ảnh của chữ CÓC và ngược lại chữ CÓC là tượng hình của trống đồng. - Cóc trong việc xây dựng nên nền tảng tri thức . Muốn tiến bộ không thể không có tri thức, muốn có trí thức không thể không có chữ viết. Bởi vì chữ viết có khả năng chứa đựng những thông tin, rồi chuyển tải những thông tin đó từ người này đến người khác, từ đời này đến đời khác. Muốn làm được điều đó phải có người có chuyên môn, có học vấn, kiến thức và ngược lại muốn có kiến thức thì phải thâu nhận kiến thức được truyền thụ từ những đúc kết qua kinh nghiêm trong quá khứ thông qua con chữ ( 貯 Trữ = chữ) sau đó mới thực hành, từ đó mới có hiểu biết để làm thầy. Đó là cái quý nhất trong mọi cái quý trong đời. Tất cả điều này cha ông chúng ta đã đúc kết trong bài thơ ghi vào bức tranh “ Lão Oa giảng độc” như là thông điệp gởi lại cho mai sau. Tìm thầy hỏi bạn NHÁI chi mà = Chữ SƯ 師. Chữ sư này nguyên trước thuộc bộ MÃNH có nghĩa là con nhái, về sau người ta tỉnh lược đi rồi chuyển vào thuộc bộ CÂN. Thấy học xem bằng ẾCH thấy hoa. = Chữ GIÁC 覺 Chữ CÓC của người Việt cổ = Hiểu biết. Mở mắt CHÃO CHÀNG soi vũ trụ = Chữ BỬU 寶 = Nghĩa là cái quý nhất. Đem gan CÓC TÍA đối sơn hà = Chữ HỌC 學 嶨 = Thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng được truyền giảng của quá khứ qua lời nói , sách vở hay việc làm rồi thực hành. Trong chữ HỌC này bộ TỬ = Mầm giống để tạo ra cái mới. Sư Cóc Bửu học Trữ = Chữ Trong năm chữ trên chữ nào cũng mang đủ hai yếu tố : Nòng và Nọc : - Chữ 師 = SƯ = nguyên là 匝=Phương 匚= Cái để chứa đồ + Cân 巾= cái khăn = Nòng + Mãnh nguyên là 黽= con nhái = Nọc. - Chữ 覺 GIÁC hay CÓC = Cửu = cái cối + Mịch = khăn che = Nòng + Chữ BỐI 貝= của quý = Nọc. Lướt - Cửu + bối = cối ) -Chữ 寶 BỬU = Miên = mái nhà = Nòng + Vương = Vua = Dương= Nọc + Phửu = Chum đựng nước = Nòng + Bối = Của quý = Nọc. lướt – Bối + phửu = Bửu -Chữ HỌC 學 = Cữu = cái cối + Mịch = Khăn che = Nòng . tử = Mầm giống = Nọc Cóc = góc = hóc = học Như Cái = Gái , Chắn = Chặn Như trước đã nêu, Cóc – Thái cực - chính là quái đầu tiên trong hệ thống dịch lý là quái sinh ra âm dương, cũng từ hệ thống triết lý này người xưa đã tạo ra ngôn ngữ ký hiệu gọi là nòng nọc, mà người Trung quốc gọi là khoa đẩu. Theo tôi, từ khoa đẩu 蝌蚪” là do người trung nguyên dịch hai chữ “Nòng nọc”, chứ không phải chữ nòng nọc được dịch từ khoa đẩu. Vì ban đầu khi người Trung quốc tiếp xúc viết loại chữ nòng nọc, họ không biết phải dịch như thế nào, nên họ căn cứ vào hình thể của con nòng nọc để chọn ra chữ nào có nghĩa như vậy mà dịch từ đó mới có chữ KHOA 科 = to và ĐẨU斗 = nhỏ (con đầu to đầu nhỏ) sau đó mới cho thêm bộ trùng 蝌蚪 vào để có nghĩa là con nòng nọc. Chỉ khi nào chúng ta tìm thấy trong tiếng Trung cũng giải thích có hệ thống cho hai từ khoa đẩu với nghĩa là sinh thực của nam nữ và những từ phái sinh có tiêu chí liên quan, được sử dụng trên nhiều mặt của cuộc sống như hai từ nòng nọc trong tiếng Việt thì ta mới nói rằng chữ nòng nọc là dịch từ khoa đẩu. Như vậy việc một số người dùng từ “văn minh khoa đẩu” là một lối viết nệ Hán, vì theo tôi làm gì có văn minh khoa đẩu, chỉ có văn minh nòng nọc thôi. Bởi vì nòng nọc không phải chỉ là nói về một loại chữ mà còn là tiền đề cho một hệ thống triết học Nòng và Nọc hay là Âm và Dương, bước khởi đầu cho việc phát triển dịch lý, dịch trong đời sống và dịch trong chữ viết, trong khi đó khoa đẩu chỉ là một loại chữ mà thôi. Nếu như xưa kia chữ khoa đẩu ở Trung quốc đã phát triển đến mức có “khoa đẩu văn, khoa đẩu thư, khoa đẩu triện” thì cũng có nghĩa rằng con chữ ấy đã đạt đến mức độ phát triển cao, mà muốn phát triển được như vậy thì nhất định phải có quần chúng của nó, mà ngày ấy chữ nghĩa thì chỉ có quan lại và những tầng lớp trên của xã hội mới có thể làm được chuyện đó, nói khác hơn phải có chính thể hay quốc gia ủng hộ mới đạt được tới các tiêu chứ ấy. Chuyện về sau vấn đề chữ Khoa đẩu ấy không còn được nhắc đến nữa không có nghĩa là cái loại chữ khoa đẩu ấy chỉ là một chuyện bịa hay là loại chữ của thần tiên không thể đọc. Bởi vì nếu là chuyện bịa thì vô lý, vì cách đây trên 2000 năm khó có điều kiện để có thể có một câu chuyện bịa về chữ viết, lúc bấy giờ chữ viết là một đối tượng quá xa vời với quần chúng để có thể tác ý và đủ hiểu biết để bịa ra câu chuyện như vậy, còn chữ của thần tiên không thể đọc được thì sẽ không có chuyện phổ biến nhiều và lâu dài để thành văn, thành thư được. Có thể chữ khoa đẩu đó đã hòa nhập với thời đại đó và biến thành một bộ phận văn hóa của người Hán đương thời nên từ đó không còn đề cập đến chữ khoa đẩu nữa, do đó nếu ai còn vương vấn thì cũng bị định hướng rằng đó là một loại chữ thần tiên. Ngày xưa chuyện ấy không khó gì, ngay cả vài bài thơ của các thiền sư Việt nam, như bài “ Ngôn hoài” của thiền sư Không Lộ (thế kỷ thứ 11) hay “Xuân nhật tức sự” của Thiền sư Huyền Quang (thế kỷ thứ 13)cũng biến thành những bài thơ của các nhân vật đời Tống với những câu chuyện xuất xứ hết sức thuyết phục huống nữa là chuyện con chữ khoa đẩu. Cho dù như thế nào chăng nữa thì trước hết câu chuyện chữ khoa đẩu ở Trung quốc (TQ) là một câu chuyện có thật, còn vấn đề con chữ ấy như thế nào thì đến nay cũng chẳng ai biết, nghe đâu họ bắt đầu nghĩ rằng nó xuất phát từ giáp cốt văn. Còn câu chuyện chữ nòng nọc ở Việt Nam (VN) thì vấn đề này đã được ghi lại từ xưa nên hiện nay vẫn là câu chuyện trong vòng nghiên cứu. Do tên con chữ là nòng nọc nên chắc nhiều người tin rằng tự dạng của nó chắc là giống con nòng nọc nên ra sức tìm kiếm, thậm chí có người công bố đã tìm ra, nhưng thấy không giống con nòng nọc tí nào, ngay cả khái niệm, cũng có người nói rằng chữ nòng nọc ấy còn lưu dấu ở bãi đá cổ Sa Pa, điều này chỉ đoán thế thôi. Cái suy nghĩ rằng chữ nòng nọc là một loại chữ kỳ dị, giống nòng nọc chính là suy nghĩ theo định hướng của người Trung Quốc và rất có thể rồi ra người Việt Nam cũng sẽ đi đến kết luận đó là chữ của thần tiên, không đọc được. Nói một cách khác người ta đã biến cái có thật thành cái mơ hồ, từ mơ hồ thành thần tiên không thực. Tôi cũng tin rằng Việt Nam xưa kia cũng có một loại chữ gọi là chữ nòng nọc, nhưng lại nghĩ rằng nó chẳng ở đâu xa, như thần kim quy nói với An Dương Vương “ Kẻ thù ở đâu xa, kẻ thù ở ngay cạnh ngươi – Trọng Thủy” thì đối với chữ nòng nọc cũng vậy “ Nó chẳng ở đâu xa, nó ở ngay trước mặt, con chữ mà dân tộc ta hằng tiếp xúc và đã trở thành một phần không thể tách rời, mặc dù ngày nay chỉ còn phần hồn . Ấy chính là chữ Hán. (Do chữ biểu ý phát triển đến mức độ đỉnh cao vào thời Hán mà gọi là chữ Hán, vì vậy từ sau sẽ gọi là chữ Vuông). Điều đáng lưu ý là khi vẽ bức tranh “Lão Oa giảng độc” và kể câu chuyện “ Cóc kiện Trời” thì người xưa vẫn đang dạy chữ Hán và vẽ tranh âm dương đấy thôi, chứ nó không phải là một tử ngữ hay một lý thuyết nào đó xa xôi trong quá khứ đâu, vậy tại sao họ không nói thẳng ra mà phải chôn giấu nó trong một bức tranh hay câu chuyện. Điều này cho thấy tính quan trọng và khốc liệt của việc công khai bàn về tác quyền lý thuyết nòng nọc. Nếu không khéo e rằng dòng tranh Đông Hồ và các thứ cùng loại sẽ bị tiêu hủy hết. Điều này lại càng khẳng định rằng người xưa đã đau đáu vẫy vùng trong thầm lặng tìm mọi cách để ghi lại cái suy nghĩ thầm kín của mình để gởi lại cho tương lai, họ làm như vậy có nghĩa là họ đã làm tất cả những gì có thể để khi đi gặp tổ tiên ông bà không thấy hổ thẹn. Chính vì những gì tôi trình bày về bài thơ trên, tôi tin rằng đây không phải là chuyện ngẩu nhiên, vì rỏ ràng mọi thông tin từ những câu thơ trong bức tranh có tính hệ thống, phù hợp với những gì mà mà ta gọi là Nòng và Nọc hay Thái cực. Theo tôi người xưa làm ra bức tranh “Lão Oa giảng độc” và câu chuyện “ Cóc kiện trời” với mục đích chính là để khẳng định: Lý thuyết Nòng và Nọc là của Lạc Việt. Từ lý thuyết này người Việt đã sáng tạo ra : 1- Dịch lý : Từ hệ thống triết lý Nòng và Nọc người Việt đưa ra hệ thống dịch học, vận dụng dịch lý ấy khi đúc nên trống đồng, đỉnh cao của lý thuyết âm dương trong việc đúc khí cụ. Chính vì vậy mục đích của câu chuyện “Cóc kiện Trời” là cái cao trào tại quẻ “Lôi địa dự” chứ không phải là lý thuyết âm dương. 2- Chữ Viết : Cụ thể là CÓC. Bằng chứng là chữ CÓC 覺. Nó không chỉ là vấn đề hiểu biết của thầy Cóc mà nó còn cho thấy rỏ ràng Cóc chính là yếu tố tiên quyết cho mọi sáng tạo xuất phát từ lý thuyết nòng nọc, trong đó có chữ viết. 3- Tất cả những gì liên quan đến chuyện phát triển tri thức đều có yếu tố Cóc hay nòng nọc, âm dương này. Sư 師, giác覺, bửu 寶, học 學 嶨 , trữ = chữ 貯. Sáng tạo ra chữ viết là xem như đạt đến đỉnh cao văn minh của nhân loại, mà như đã chứng minh trên con chữ được sáng tạo căn cứ vào lý thuyết nòng nọc ấy chính là chữ Hán. Vậy chữ Hán cũng chính là chữ nòng nọc, mà chữ nòng nọc là chữ của Lạc Việt. Con chữ này đã song hành với dân tộc Việt trong suốt chiều dài của nền văn minh Lạc Việt. Nó đã trở thành chữ thánh hiền, thành con chữ của sự cao quý “chữ Nho”, bửu bối của thầy Nho, vậy nó đích thị là cậu của thầy Nho rồi. Con cóc là cậu thầy Nho, Hể ai nuôi nó trời cho quan tiền. Một số hình sán không được, quá nhiều. CC: Thiên Đồng, câu chuyện quan trọng nhất Cóc kiện trời: đây là "cái bẫy" giữa "Không và Có", cái bẫy này chưa ai giải được cho tới nay (ngoại trừ các cao nhân thiên cổ), nếu không hiểu được thì "tất cả đã bị thất bại" ở đích, dù viết thế nào. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 11, 2013 Bài của anh Viên Như rất nhiều ý tưởng liên hệ sáng tạo. Nhưng anh nền xem lại khi dùng khái niệm "Vô cực". Trong nguyên bản kinh Dịch cổ không có khái niệm này. Khái niệm "Vô cực" do Chu Đôn Di thêm vào để mô tả "Thái Cực" khi ông ta chẳng hiểu Thái cực là gì. Bởi vậy, trươc thời Tống - tức hàng ngàn năm trước Việt sử bị khuất lấp, không có khái niệm "Vô cực". "Thái hư", "Thái nhất", đủ các kiểu "thái" đều do nhóm Hán Nho - sau khi văn minh Việt sụp đổ ở miến nam sông Dương tử - đánh tráo khái niệm của Thái cực để giải thích chính khái niệm này, mà họ không hiểu là gì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 Cuốn Tinh hoa Đạo học Đông Phương của tiên sinh Nguyễn Duy Cần đã viết: Vô Cực chính là Thái Cực. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 HOÀNG SĨ QUÝ * THẾ GIỚI DO NGẪU BIẾN HAY SÁNG TẠO? THẾ GIỚI DO NGẪU BIẾN HAY SÁNG TẠO? HOW OUR UNIVERSE CREATED? By Hoành Sơn HOÀNG SĨ QUÝ LTS: Linh Mục Giáo Sư Hoàng Sĩ Quý, Thạc Sĩ*** Triết Học Sorbonne, Pháp, Giáo Sư Triết Học Ấn Độ và Sankrist tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, hiện sinh sống tại Việt Nam, tiếp tục nghiên cứu về phương đông học và tôn giáo. Sách Sáng thế ký của Do Thái giáo (mà Kytô-giáo coi là thuộc Cựu Giao ước của mình) dạy : Gia-vê tự Ngài đã làm nên trời đất và mọi loài trong đó. Riêng con người được tạo ra sau cùng, một cách càng trực tiếp hơn nữa: Ngài tự tay lấy đất nặn thành, rồi thổi vô mũi một hơi sinh khí để hắn sống động lên (2.7). Một lối diễn tả thật tượng hình và sinh động, mà người bình dân dễ hiểu, hiểu rằng : do Thiên Chúa mà có tất cả, riêng loài người được đối xử đặc biệt, nó có gì thiêng liêng, bởi giống hình ảnh Ngài (1.26-27), “nhân linh ư vạn vật” như Phương Đông chúng ta quen nói! Cho đến cách nay một thế kỷ, Kytô-giáo vẫn hiểu đoạn Kinh thánh trên theo nghĩa đen, điều khiến các nhà khoa học Tân đại (moderne) nghe chói tai, trong khi Công giáo và Tin lành chính quy thì lại nổi xung khi thấy thuyết tiến hóa chủ trương: do tương tác với môi trường mà có biến đổi, từ đó xuất hiện dần những chủng loại khác nhau, cả loài người cũng thế. Ngày nay, khi mà KTG chấp nhận học thuyết tiến hóa rồi, coi đó như một cách sáng tạo cao siêu hơn của Thiên Chúa, thì nhiều nhà sinh học lại quả quyết : chẳng có sự can thiệp từ bên trên bằng một chương trình (phần mềm) cài sẵn nào cả, mà chỉ có ngẫu nhiên làm việc thôi.Thật ra, những chủ trương Tự tạo (vật chất tự biến hóa mà làm nên tất cả) chẳng mới mẻ gì : từ muôn xưa, bên Đông cũng như bên Tây, thuyết ấy đã sẵn có, y như thuyết Thiên tạo vậy. Những thuyết Thiên tạo và Tự tạo thời xưa Theo triết lý Cổ Hy Lạp, tạo nên thế giới là Dêmiourgos, Hóa công. Hóa công không phải là thần duy nhất hay cao nhất, mà chỉ là một trong vô số những vị thần. Hóa công trong tín ngưỡng Cổ Ba Tư, là Thượng thần Ahura Mazda thuộc thế giới Ánh sáng, đối nghịch với Ác thần Angra Mainyu của Vực thẳm tối tăm. Riêng gốc và nền của vũ trụ lại là Con người nguyên sơ Gaya Maretan, bắt đầu được Hóa công tạo nên tốt đẹp hoàn toàn, nhưng sau đó bị Thần bóng tối chích nọc độc vô khiến sinh đói khát, dịch bệnh…, để rồi từ xác chết của Con người đã xấu đi này mà mọc lên trời đất và muôn vật trong đó. Và như thế, cả Thần ác lẫn Thần lành đều có phần trong tạo thế. Dù chịu ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư qua ông tổ Abraham xuất thân từ vùng này, nhưng do niềm tin riêng, tác giả Sáng thế ký chủ trương chỉ có một Hóa công là Gia vê lành thánh, và Ngài tạo nên tất cả, lại tất cả đều tốt đẹp . Đó là một số những học thuyết Thiên tạo tiêu biểu. Cùng với những học thuyết này, ngay thời ấy cũng xuất hiện nhiều học thuyết Tự tạo : vật chất tự biến hóa mà sinh ra tất cả. Có điều để có dịch biến và những kết quả tốt, thì tự nhiên ai nấy đều tin rằng: một mình vật chất mù quáng không đủ, mà phải có cái gì thiêng liêng hơn, cái Lý được lồng vô. Bên Hy Lạp, cái Lý ấy là Logos theo Héraclite và Zénon. Còn bên Ấn Độ, đó là Purusa hay Tinh thần. Vâng, theo học thuyết Sâmkhya, Prakrti hay Bản nhiên (vật chất sơ nguyên) phải có Tinh thần hiện diện như chất xúc tác, thì mới phân thành Tâm-Vật và Âm-Dương (chính là Âm-dương-lực), để âm dương đun đẩy nhau mà có biến hóa. Trong trường phái Âm-dương-luận Trung quốc, vật chất sơ nguyên là Khí. Khí cũng phải nhờ Lý mới có biến dịch được. Lại cả Khí và Lý đều phân thành âm dương : về phía Khí thì mọi vật đều “cõng âm bồng dương”, về phía Lý thì nguyên tắc “nhất âm nhất dương” chi phối. Vì âm dương tiềm tàng cả trong Lý lẫn Khí, nên chẳng những có “âm dương tương thôi nhi sinh biến hóa”, mà sự biến hóa ấy còn thành ổn định, điều hòa, như Đạo đức kinh nói :”Vạn vật đều cõng Âm bồng Dương, do Xung nhau mà có được Hòa” (ch.42).* Như thế, không phải thuyết Thiên tạo đã ngự trị trong thời tiền khoa học, để rồi nay nó phải nhường chỗ cho chủ trương Tự tạo của loài người văn minh. Vâng, thuyết Tự tạo đã có từ rất xa xưa rồi, nhất là bên Phương Đông chúng ta. Do đó, nếu thuyết Tiến hóa khai sinh bên Nam Á và Đông Á, thì hẳn nó đã được tiếp đón nồng nhiệt ngay từ đầu rồi. Ngày nay, sau khi Tòa thánh đã nhìn nhận vai trò văn hóa trong trước tác Kinh thánh, và Vatican II đã coi con người cũng là “tác giả thật sự của Kinh thánh” nữa (Dei Verbum, số 11), thì thuyết Tự tạo chẳng còn là ta-bu đối với chúng ta. Trái lại, như nhà vật lý thiên văn không Kytô-giáo Trịnh xuân Thuận cho thấy, chính sáng tạo bằng tiến hóa mới chứng tỏ Thiên Chúa là nhà thiện xạ đại tài (TX Thuận không viết câu này), đã từ khoảng cách 15 tỷ năm (vận tốc) ánh sáng, bắn chỉ một phát mà trúng ngay cái hồng tâm 1cm là con người chúng ta! Vâng, viết với kiến thức khoa học của thời ấy, tác giả Sáng thế ký chỉ có ý xác định : Tất cả những gì chúng ta thấy hôm nay đều do Thiên Chúa mà có! Từ thuyết Tiến hóa đến thuyết Ngẫu biến hôm nay Thuyết tự tạo mới ở Âu Tây ra đời vào thế kỷ XIX với Lamarck và Darwin dưới danh xưng Tiến hóa. Jean Baptiste Lamarck (1744-1829), một nhà tự nhiên học người Pháp, nghĩ rằng : Chính sự tương tác với môi trường đã khiến cơ thể biến đổi. Theo ông, khi gặp môi trường sống mới, phần cơ thể ứng phó được sẽ hoạt động nhiều lên, nhờ đó phát triển mạnh, trong khi phần không sử dụng đến nữa sẽ teo chột dần và có thể biến mất. Charles Darwin (1809-1882), vì có phương tiện khảo sát sinh vật ở những vùng trời cách xa nhau trên thế giới, nên học thuyết Tiến hóa của ông có những chứng liệu xác minh. Nhận xét của nhà kinh tế học Anh Thomas Robert Malthus (1766-1834) : -Dân số tăng theo cấp số nhân, thức ăn tăng theo cấp số cộng, khiến cho cuộc sống ngày thêm khắc nghiệt-, nhận xét ấy gợi ý cho Darwin xướng xuất nên nguyên lý “Đấu tranh để sống còn”, theo đó thì môi trường sống ngày thêm khắc nghiệt chỉ cho phép những cá thể đủ khả năng ứng phó tốt mới tồn tại nổi, cũng như chỉ những con đực khoẻ mới có thể giành con cái mà để lại giống. Và đây là “Chọn lọc tự nhiên”. Những thay đổi ở cơ thể bắt đầu còn nhỏ, sẽ lớn dần và biến hóa hẳn để sinh ra những giống loại mới sau nhiều thế hệ. Sở dĩ thay đổi tồn tại được là nhờ di truyền. Sự di truyền này sẽ được chứng minh sau đó bởi nghiên cứu của Mendel.* Trên nguyên tắc, thì đây mới chỉ là Biến hóa (transformation). Nhưng vì để tồn tại thì phải khoẻ và ứng phó tốt, nên thay đổi cũng là tiến về phía hoàn thiện. Mà thật sự có tiến hóa như thế đấy, chẳng những nơi sự sống, mà nơi vật chất nói chung. Y như thể đã có mục tiêu nhắm trước, một chương trình cài đặt sẵn nơi cái Lượng tử ban sơ (Quantum initial). Ấy thế mà nay vẫn có người nghĩ khác, rằng chẳng có gì nhắm trước, mà chỉ có Ngẫu nhiên làm việc, khiến những gì có đó hôm nay chỉ là do hú họa mà thành thôi. Nếu nhìn gần và nhìn vào một số biến đổi, thì xem ra có như vậy thật. Cứ xem hiện tượng rất thông thường là sinh sản sẽ thấy ngay. Cả triệu tinh trùng mà chỉ có một tới được một noãn nào đó để một thằng nhóc da vàng mũi tẹt sinh ra. Để rồi vài năm sau cùng một may mắn hay “hú họa” như thế tái diễn, và một con nhãi mắt xanh, da ngăm ngăm đen chả hạn ra đời. Vâng, cách hành động “gặp chăng hay chớ” của thiên nhiên đã là nguyên nhân cho những khác biệt ở kết quả, không chỉ khác biệt ở hình dáng và giới tính, mà còn khác biệt ở từng cơ quan, từng nhân tế bào với những sợi nhiễm sắc thể. Và sự đa dạng vô cùng phong phú ấy, tác giả của nó không thể không là Ngẫu nhiên. Chẳng những có ngẫu nhiên ở sự gặp gỡ của một giao tử đực nào đó (giữa hằng bao triệu giao tử đực khác) với một giao tử cái, mà trước khi ấy, còn sự trao đổi hú họa trong nhân tế bào giữa ba vạn gen với nhau. Như ai nấy đều biết, trong mỗi nhân tế bào thường, có 23 nhiễm sắc thể đến từ bố và 23 nhiễm sắc thể đến từ mẹ. Nhưng riêng ở tế bào giới tính, chỉ còn 23 nhiễm sắc thể, tức bản sao của một nửa hệ di truyền thôi. Để làm nên tế bào giới tính (tức giao tử đực hay cái) như thế, trong một tế bào (với đủ 23 cặp thể nhiễm sắc), 23 thể nhiễm sắc đến từ bố và 23 đến từ mẹ phải trao đổi loạn xạ với nhau những đoạn gen của mình trước khi phân chia thành hai tế bào trong tiến trình gọi là giảm phân (meiosis). Vì sự đổi trao và phân đôi phải thực hiện hai lần, nên các “quân bài” gen được tráo đi đảo lại quá nhiều khiến cơ cấu di truyền thiên biến vạn hóa, không còn y hệt nhau giữa các giao tử từ đó thành hình. Nhờ vậy, khả năng giống hệt nhau giữa những cá thể sinh ra chỉ còn là 1 trên 70 vạn tỷ (1/7.1013) thôi. Trong khi ấy thì hành tinh chúng ta mới chỉ có 6 tỷ người, khiến ai nấy đều là duy nhất trên đời cả. Chính sự đa dạng trong cơ cấu bên trong ấy bảo vệ rất tốt cơ thể chúng ta, như trong hệ các kháng thể chúng có thể biến hóa rất đa dạng để đối phó với vi khuẩn và vi rút vốn cũng đa dạng và ngày càng đa dạng không kém . Cái tốt của sự đa dạng rõ rệt nhất tìm thấy ở cấm kỵ loạn luân. Vâng, hai anh em, vì còn gần nhau về mặt di truyền, nếu lấy nhau sẽ tai hại cho con cái trên bình diện tâm sinh lý. Vâng, ở đây không chỉ có tai hại về mặt luân lý! Phải chăng chỉ có ngẫu biến, chứ không còn sắp đặt? Những người chủ trương chỉ có ngẫu nhiên thôi, đã nhìn nhận sự ngẫu nhiên ấy là cần, để từ đó có sự đa dạng vô cùng khẩn thiết cho sự sống. Nếu ngẫu nhiên quả là đúng thứ cần đến, lại quá thích hợp nữa, thì phải chăng nó cũng được tiên liệu (hay “bố trí”) trên thực đơn tiến hóa ngay từ đầu rồi? Nhất là đối với loài người, trong đó không chỉ có vấn đề chủng loại, mà còn vấn đề bản vị (hữu thể học), nó khiến mỗi người phải là chính mình, hoàn toàn độc đáo, khiến ta không thể hy sinh một người dù để cứu vãn cả xã hội, giống như thiêu hết bầy gà nhiễm H5N1 trong một vùng vậy. Bản vị hữu thể học này cần được biểu hiện ở thân xác trước tiên để có sự khác nhau về thể trạng và di truyền, và từ căn bản ấy xây nên sự đa dạng hoàn hảo hơn nữa về mặt tâm lý và nhân bản (do giáo dục và văn hóa, cũng như do tu luyện bản thân). Có thế mỗi người mới thành duy nhất trên đời ngay cả ở biểu hiện nữa! Về mặt thân thể, để có một đa dạng lớn lao như thế, “sự ngẫu nhiên” phải bố trí tới mấy lần tráo đảo các quân bài trong giảm phân. Thế nhưng tại sao lại có đúng sự tráo đổi gen cần thiết trước giảm phân như thế? Nhất là có đúng hiện tượng giảm phân để giao tử chỉ giữ lại nửa số nhiễm sắc thể, nhờ đó đực cái bù trừ đúng cho nhau để làm nên một cá thể mới với tế bào đủ cả 46 thể nhiễm sắc. Hơn nữa, trong tiến trình thành người mới này, còn biết bao buớc đi, mà chỉ cần một bước lệch thôi đủ hỏng luôn chuyến tàu. Nghĩa là bên cạnh cái ngẫu nhiên, phải có bao cái được sắp đặt, và đây là những quy luật. Ai dám bảo sự sống không bị cai trị bởi những quy luật nhỉ? Mà không chỉ bên trong sự sống. Còn những bước tiến từ khoáng chất sang sinh vật nữa chứ. Quả vậy, nếu từ nhiều tỷ độ C, vật chất không nguội đến dưới 70 độ, thì sinh chất albumin sao khỏi bị đông cứng? Và nếu không có môi trường biến động điện từ quanh các vì sao cùng với những chất cần thiết như hơi nước, khí các bô ních, nát ri, mêthan,v.v., thì làm sao nảy sinh các acid amin; cũng như nếu không có sẵn môi trường nước và đất thó, thì sao cả triệu acid amin có thể trùng kết (polymérisation) thành viên gạch của sự sống là các đại phân tử protein? Lại còn những chuẩn bị xa và rất xa là khác. Cần phải có “âm dương tương thôi, nhi sinh biến hóa”, phải có đủ bốn lực cơ bản : lực hạt nhân mạnh (để cố kết các quarks thành protons, neutrons, rồi thành hạt nhân), lực hạt nhân yếu, lực hấp dẫn và lực điện từ ( để cố kết électron dấu âm lại với hạt nhân dấu dương) cùng với hai hằng số được tính toán chi ly để cuối cùng xuất hiện các phân tử chúng là nền tảng thứ nhất từ đó xây nên sự sống. Vâng, sự sống -mà đỉnh cao là con người- xem như đã được nhắm trước ngay trong cái lượng tử ban sơ (quantum initial), đúng như nhận xét của nhà vật lý thiên văn không Kytô giáo Trịnh xuân Thuận khi ông ví Hóa công với một nhà thiện xạ đã đứng từ khoảng cách 15 tỷ năm (vận tốc) ánh sáng mà nhắm bắn cái hồng tâm 1cm là con người, thế mà chỉ một phát trúng ngay.* Quả thật, nếu chỉ có ngẫu nhiên thì sao có những kết quả kỳ diệu đến thế. Cứ mang cả sấp chữ cái mà đổ ào xuống mặt bàn, và thử rất nhiều lần như vậy đi, xem có bao giờ chúng xếp thành cả một Truyện Kiều hoàn chỉnh được không? Thế mà từng đã có biết bao Truyện Kiều được tạo nên giữa lòng thiên nhiên như thế đó. Truyện Kiều trước tiên, đó là quá trình tiến hóa ăn khớp với nhau để cuối cùng có sự sống, và giữa sự sống : loài người! Truyện Kiều tiếp theo, đó là chính vũ trụ này, ở hiện trạng của nó, với các hành tinh và vệ tinh xoay chuyển nhịp nhàng quanh tinh đẩu chính để làm nên thái dương hệ, đó là các thái dương hệ hợp thành tinh hà, và các tinh hà dù vẫn di chuyển, nhưng di chuyển trong trật tự để làm nên cái vũ trụ bao la với bề rộng gần hai mươi tỷ năm ánh sáng của chúng ta! Còn nơi sự sống? Các sinh vật phân thành ức triệu chủng loại, thứ này cần thiết cho thứ kia để bổ túc cho nhau và để cùng tồn tại với nhau! Và nơi từng cá thể, các cơ quan và chức năng phối hiệp với nhau càng vô cùng chặt chẽ để có một sự sống thống nhất hoàn toàn. Lại không chỉ có Truyện Kiều ở cái tổng thể là cá thể đó, mà mỗi chương của Truyện Kiều cá thể cũng là những tổng thể diệu kỳ ở một phạm vi hẹp hơn. Và đây là từng bộ phận của cơ thể đó. Chúng ta hãy lấy làm thí dụ : Con mắt. Có cả trăm thành phần cấu tạo nên mắt, cái nọ bổ túc hay hỗ trợ cho cái kia. Nên nhớ, có hằng chục thứ mắt khác nhau, mỗi thứ phù hợp cho hoạt động của một loại động vật khác nhau. Như tôm cua và côn trùng, mà nguy cơ rình rập tư bề trên từng bước đi, thì mắt của chúng do cả ngàn mắt con hợp lại, có khả năng phát hiện những cử động dù nhỏ nhặt của kẻ thù từ bất cứ chỗ nào quanh mình. Như loài chim vì bay nhanh nên võng mạc kéo dài về phía sau hầu có thể nhìn ra ngay những chướng ngại khi chúng còn ở xa. Và sau đây là mắt người, mà chúng ta có chung với loài có xương sống. Mắt người là một máy chụp hình siêu đẳng, mà thấu kính là thủy tinh thể, mà cửa điều sáng (diaphrame) là con ngươi với những cơ giúp mở to hay co hẹp lại,. Khác với thấu kính của máy chụp, thủy tinh thể gồm bởi nhiều lớp chồng lên nhau, với hai đầu có những cơ (muscle) khiến thấu kính có thể tự dẹp xuống hay nở tròn hầu chỉnh lại tiêu cự (focal length) cho vừa đúng để nhìn rõ bất cứ vật thể nào dù gần hay xa. Bộ phận tiếp nhận tia sáng ở võng mạc cũng được cấu trúc rất phức tạp và tinh xảo bằng những tế bào thần kinh hình nón và hình que : hình nón từng cái một tập trung ở giữa nhiều nhất để ghi đậm nét hình ảnh; hình que hợp thành từng cụm xung quanh cho một hình ảnh mờ dần, nhưng tế bào hình que lại cho thấy rõ hơn trong tối. Nhiều loại cơ khác sẽ tự động điều chỉnh để hình ảnh được thấy rõ ở những điểm khác nhau khi ta chú ý đến (điểm ấy). Khác hẳn máy chụp, mắt có thể giúp ta, không chỉ thấy hình của vật thể, mà còn ước lượng được độ lớn và khoảng cách của vật thể này. Càng kỳ diệu hơn khi mà, cùng với hình ảnh thấy, nhờ sự phối hiệp của lý trí, chúng ta có thể nhận ra tính xác thực (certitude) hay không của vật thể trước mắt, điều mà hình chụp không làm được. Đó là những bộ phận chính của cơ quan thị giác. Chúng ta bỏ qua hệ thống bảo vệ như lông mi để cản bụi và côn trùng, như nước mắt làm trôi bụi đi, như khả năng chớp mắt tự động để chống lại những tấn công bất ngờ. Và chúng ta cũng chưa đả động tới hệ thống thần kinh, nó được bố trí rất phức tạp và tinh tế để tiếp nhận và phối hợp các ký hiệu hầu tạo ra hình ảnh trong đầu, cũng như sự liên kết của thị giác này với các giác quan khác và với những hoạt động khác của chúng ta.* Dĩ nhiên là, trong thiên nhiên ấy, bên cạnh những biệt định cũng diễn ra biết bao bất định. Bất định năng gặp nhất là trong lãnh vực vật lý lượng tử. Cho một nắm hạt cơ bản vào chạy trong máy gia tốc (cyclotron) và cho chúng đập vô một tấm chắn bằng đồng. Có hạt sẽ đi xuyên qua và có hạt dội lại bằng một góc 145o , mà không thể đoán trước hạt nào lọt, hạt nào hồi phản. Thế nhưng trong cái bất định này vẫn có một biệt định, và đó là : chỉ một trong hai trường hợp, chứ không phải ba, bốn,v.v., lại nữa nếu đây là phản hồi thì góc hồi phản nhất định là 145 độ, chứ không khác được. Y như đặt một khúc xương trước mắt chó, với một chướng ngại vật ở chính giữa. Không thể nào đoán trước chó sẽ chọn đường bên trái hay bên phải, nhưng chắc chắn thế nào nó cũng chạy đến và đến bằng một trong hai con đường bằng nhau ấy. Sự bất định càng lớn hơn nơi con người, vì nơi con người còn ý chí tự do. Có điều ai dù thánh đến đâu cũng không thể không có những yếu đuối, trong khi phần đông lại không thánh, nên sống theo bản năng là chuyện thường gặp ở loài người. Cho nên vẫn xác định được cách phản ứng của xã hội nói chung bằng phép tính xác xuất (vốn chỉ áp dụng cho những con số lớn), nhờ đó mới có thể làm thống kê và mở hãng bảo hiểm. Quả thật, nếu nhìn chung cuộc thì xem ra không thể không chấp nhận một sắp đặt trong thiên nhiên, một nhắm đích trong tiến hóa từ lượng tử ban sơ đến con người. Thế nhưng nhìn sâu vào từng bước tiến, lại không thể phủ định rất nhiều những bất định và ngẫu nhiên. Có điều thường khi những bất dịnh và ngẫu nhiên ấy lại là cần thiết. Cho nên phải đi đến giả định là ngẫu nhiên cũng nằm trong quy luật, mà một trong những bằng chứng là các tham số (paramètre) m trong rất nhiều công thức vật lý. Để dung hòa giữa ngẫu nhiên và biệt định, tôi xin trở về với ý kiến của tôi đã được trình bày trong nguyệt san CGvDT năm 2002 như sau: -”Cái khối Energy-mass (Năng lượng-khối lượng) ấy, với tất cả sự năng động của nó do sự Nhắm đích (của Thiên Chúa) đã hằn ghi thành Hướng đích (ở vật chất), sẽ dò đường tìm lối cho mình. Mỗi khi tìm ra lối đi hướng về phía đích, nó liền để Vết lại, và đây là quy luật, một thứ “tập quán” mà mọi thành phần vật chất sau đó cứ thế mà làm, mà “lặp lại” (répétition)…” Chính vì Thiên Chúa chỉ nhắm đích một cách chung chung, nên vật chất luôn bước theo một cách ngẫu hứng, -vâng, không phải ngẫu nhiên, mà ngẫu hứng-. Và do đó quy luật (ở vật chất) vừa xác định, vừa không thể xác định hoàn toàn và về mọi mặt, và điều ấy là cần thiết cho sự tồn vong và tiến hóa của vật chất, nhất là của sự sống nói chung. Cho nên quy luật vật lý quá cứng nhắc của Newton rồi sẽ được chỉnh lại bởi quy luật “tương đối” của Einstein vốn mềm dẻo hơn. Ngay quy luật thiêng liêng là đạo đức cũng vậy. Hướng nhắm của đạo Trời, mà phản ảnh ở đạo người (trong lương tri chúng ta) chỉ là sự thiện (hay Đạo) một cách tổng quát, sự thiện (hay Đạo) ấy rất sâu xa và tinh tế, nên không thể xác định bằng những quy luật luân lý quá rõ, nên thường cũng quá cứng nhắc như vẫn thấy xưa nay. Đúng như suy nghĩ của Đạo đức kinh, là phải “mất lễ mới còn nhân nghĩa, mất nhân nghĩa mới còn đức, và mất đức mới còn Đạo” ! ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ***Thạc Sĩ (agrégation) trong Văn Khoa hay Luật Khoa (ở Pháp và Việt Nam trước 1975) là bằng cấp mà người ứng thí (candidate) muốn lấy phải đã có bằng Tiến Sĩ Quốc Gia (Docteur d’État). Còn Thạc Sĩ của Việt Nam bây giờ chỉ tương đương Cao Học (Master’s Degree) mà thôi. Tác giả: Hoàng Sỹ Quý, SJ. Nửa khoa học + nửa thần học Ki Tô + nửa Đạo giáo sẽ đi tới đâu? Thái Cực là "Mẹ" - là "Đức Chúa Trời nguyên sơ", đẻ ra "Vạn vật" bằng sự tự hy sinh thân xác của mình nên trong Vạn Vật có "Tâm điểm Chúa Trời" - Chúa Trời Tiên Thiên. "Vạn Vật" hữu tình, bao gồm cả hữu hình và vô hình luôn tồn tại hai mặt, có Chúa Trời thì phải có Ma Quỷ, không bao giờ diệt được Ma quỷ bởi nếu diệt được nó cũng Chúa Trời cũng phải tự hủy. Giai đoạn này: Phải có cấu trúc xã hội vô hình lẫn hữu hình nhằm trói tay chân Ma Quỷ, nhân vật được tôn vinh là Ngọc Hoàng Thượng Đế - Chúa Trời Hậu Thiên. Lên Thiên Đường là do chính mỗi con người điều chỉnh "Tâm cá nhân - Atman" trở thành "Tâm Vạn Vật - Brahman", được hướng dẫn bởi các bậc thầy tâm linh như OSHO chẳng hạn. Nói chung, phải hiểu Thái Cực, khởi nguyên vũ trụ thì mới biết được còn không, chịu tất: "Chết ngay trên chấm phạt đền". Đánh giá thần học, theo cá nhân: Kinh sách, tôn chỉ. Lịch sử tôn giáo. Số người đạt "ước muốn" chẳng hạn lên Thiên đường hay xuống địa ngục? hay đắc Đạo? Thực tại phải ánh mục đích và kết quả của tôn giáo - "Thực tại là thước đo chân lý" LêNin. Chỉ có một câu hỏi đơn giản thôi: Linh hồn là gì? Nếu linh hồn rời thân xác thì phải chăng có một thân xác khác? Vậy linh hồn cũng có thể rời thân xác mới này?... cứ như vậy, linh hồn là gì? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 12, 2013 Thiền là "sản phẩm mới" của Chúa ? - (Hồng Quang) Kiểu đọc sách (TG&DT) - Thiền có phải do Chúa tạo ra không? Vì chỉ có những người không nghiên cứu hoặc mang mặc cảm tôn giáo mới ngụy biện và gượng ép rằng Chúa tạo ra hết thảy mọi sự kể cả Thiền. Lúc nói đến Thiền là người ta liên tưởng đến Phật Giáo vì chính Thái tử tất Đạt Đa cũng nhờ thiền định liên tục 49 ngày mà Giác ngộ. Trong thời đức Phật còn tại thế Hôm nay, 15.5.2012, qua mạng, người bạn gởi cho tôi bài “Thiền là sản phẩm của Chúa tạo ra?” Đọc mới biết lúc Sư cô Hương Nhũ được mời thuyết trình tại Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận TP. Hồ Chí Minh (19.3.2011), với đề tài “Hơi thở nhiệm mầu” và sau đó Linh mục (?) Tạ Ân Phúc trong bài tường thuật có đoạn viết như sau:<br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> “Từ thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), sự sống con người có được là do ân ban của Thiên Chúa. Hơi thở con người là một điều hiển nhiên không thể chối cãi, thế nên đôi khi người ta không còn chú ý đến nữa và quan tâm đến nhiều điều được cho là đáng lo toan hơn trong cuộc sống. Nhưng điều chỉnh hơi thở và rèn luyện đúng cách sẽ làm cho người ta khỏe mạnh hơn và tâm hồn thư thả, thoải mái hơn qua việc tập thể dục, tập yoga, thiền”. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Qua email, người bạn cũng kèm theo một số ý kiến phản biện của độc giả về đoạn văn nêu trên: [tôi để trong ngoặc kép và chữ nghiêng cho dễ phân biết]: <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> “Người ta cố ý “giựt” thiền ra khỏi Phật giáo để làm gì? Câu trả lời rất đơn giản, vì thiền là một giá trị của Phật giáo, một bảo vật của Phật giáo. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Muốn Phật giáo không còn giá trị nữa thì phải lấy đi bảo vật đó, biến nó thành một thứ vật lý trị liệu “vào đầu thế kỷ XX”, hay do Thanh Hải Vô thượng sự khai ngộ…” <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Minh Thạnh <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Muốn đọc các ý kiến phản hồi của các độc giả khác, vui lòng gõ vào đường link: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> -- o o 0 o o -- <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;">Phản biện của anh Minh Thạnh và các vị khác rất chính xác, khách quan và khiêm tốn vềlối lý luận mập mờ thiếu cơ sở của Lm Tạ Ân Phúc, nhưng cũng có vài phần nhỏ tôi không hoàn toàn đồng ý lắm. Sau đây là một số ý kiến của tôi về Thiền và về đoạn văn của Linh mục nêu trên. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thiền là một bộ môn khá bao quát, đa dạng tùy theo các trường phái. Tuy nhiên một định nghĩa có thể chấp nhận được: THIỀN là tập trung chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ đến cái gì khác. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Tùy theo mục đích của người thực hành, nên tôi chia Thiền thành hai loại: Thiền Giác ngộ (Meditation for enlightenment) và Thiền Sức khỏe (Meditation for health). <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Lúc nói đến Thiền là người ta liên tưởng đến Phật Giáo vì chính Thái tử tất Đạt Đa cũng nhờ thiền định liên tục 49 ngày mà Giác ngộ. Trong thời đức Phật còn tại thế, Ngài luôn luôn ngồi thiền và dạy các đệ tử tu thiền để thân tâm an lạc và cứu cánh là giải thoát giác ngộ. Hầu hết các tượng Phật Thích Ca đều trong thế ngồi Thiền Định. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Ngoài đạo Phật cũng có Thiền, được gọi là Thiền ngoại đạo. Nhưng ít người chú ý vì tác dụng của các loại Thiền nầy không thể so sánh với thiền Phật Giáo vì, Thiền Phật Giáo được giảng dạy do một vị Giác ngộ đó là Phật Thích Ca. Thiền Ấn giáo cũng góp phần vào việc trị liệu, nhưng các “Thiền ngoại đạo” khác thì nên cẩn thận tối đa để tránh hậu quả xấu có thể xẩy ra cho người thực hành. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Trên đường phát triển qua các quốc gia, tùy theo cách thực hành và tùy theo trường phái nên, có các ngành thiền với tên khác nhau như Thiền Tào Động, Thiền Tào Khê, Thiền phái Trúc Lâm, Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi … Về phương pháp thì có Như lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm xứ… <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;">Hình mô tả chất xám gia tăng <br style="font-style: italic; font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> nhờ ngồi thiền <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Điểm nóng và hào hứng cho giới Phật tử nhưng gây “chới với” cho nhiều người của vài tôn giáo khác, đặc biệt tại Việt Nam, là hơn 50 năm qua khoa học gia và y giới đã chứng minh rằng Thiền có khả năng làm cho con người mạnh khỏe hơn, đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa*. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Vì ngoài giá trị về phương diện giác ngộ và giải thoát, Thiền còn có công hiệu rất thiết thực và bổ ích cho con người như thế, nên nhiều người muốn “giành” Thiền cho tôn giáo của mình, mà Lm Tạ Ân Phúc là một. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Một tôn giáo, một học thuyết muốn đứng vững thì tôn giáo đó (hay học thuyết đó) phải có ba tiêu chí căn bản: Nhân bản, Ứng dụng và Khoa học. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> - Nhân bản, trải qua hơn hai ngàn năm truyền giáo, tôn giáo ấy quả thật không gây thiệt hại nhân mạng cho một ai? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> - Ứng dụng, giáo lý của tôn giáo ấy có đem lại lợi ích cho con người hay không, hay mang đến chiến tranh và đỗ máu cho nhân loại bằng những cuộc Thánh chiến, tòa án xử tử người khác tôn giáo (Tòa án Dị giáo: Inquisition), toa rập với thực dân tạo chiến tranh và chiếm thuộc địa…? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> - Khoa học, giáo thuyết củatôn giáo ấy có mang tính khoa học không? Hay mê tín dị đoan, thiếu lý trí? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Do thế, lúc viết “Từ thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), là Linh mục đã tự chà đạp giá trị tôn giáo mình, vì khoa học chứng minh thủy tổ của loài người không phải do từ đất sét. Truyện ông A Dong và bà Eva cũng là huyền thoại chứ hai ông bà tuyệt nhiên không phải là thủy tổ của loài người! Và việc Chúa hà hơi vào đất sét, nếu có, thì tuyệt nhiên không liên hệ gì đến việc “Theo dỏi hơi thở” hay “Hơi thở nhiệm mầu” là một trong những pháp tu thiền của Phật Giáo có từ hơn hai ngàn năm qua mà thuật ngữ Phật Giáo gọi là “Quán sổ tức”. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thay vì trình bày lối tu thiền bằng cách quán hơi thở, tiếng Anh gọi là Breathing Meditation, thì Sư cô Hương Nhủ đã tế nhị khéo léo của một người chân tu và một nhà giáo dục trước một cử tọa đa phần là người khác tín ngưỡng, nên Sư cô dùng cụm từ tuyệt đẹp “Hơi thở nhiệm mầu”. Linh mục Tạ Ân Phúc đã không hiểu như thế, lại còn khập khiểng muốn ám chỉ “hơi mà Chúa hà vào đất sét” cũng là một lối Tu thiền do Chúa đã thực hiện từ thuở khai thiên lập địa, mà ngày hôm nay Sư cô Hương Nhủ trong buổi thuyết trình “Hơi thở nhiệm mầu” chẳng qua là lặp lại phương pháp của Chúa đã có từ lâu mà thôi! Thật là hết chỗ chê nhỉ? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Lm Tạ Ân Phúc dĩ nhiên là không biết trong Phật giáo có một cuốn kinh gọi là “Kinh Quán niệm hơi thở”. Phật chỉ bày phương pháp thở như thế nào trong lối tu “Quán sổ tức” mà một Sư cô đã tài tình khéo léo dùng cụm từ Hơi thở nhiệm mầu, nên cũng đã tạo cho Lm Tạ Ân Phúc dễ xào nấu thành một “món Thiền có từ lâu trong đạo Chúa” mà thực tế chưa bao giờ có! <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Cũng không riêng gì Lm Tạ Ân Phúc, trên hệ thống internet, thỉnh thoảng chúng ta cũng thấy, nhằm lưu giữ tín đồ khỏi tự ý chạy qua Phật Giáo, họ đẻ ra danh xưng mới “Christian Meditation (Thiền Cơ đốc giáo). Thực ra, trong kinh Cựu Ước và Tân Ước không thấy có chỗ nào nói đến Thiền. Có chăng là Tĩnh tâm, nhưng Tĩnh tâm không phải là Thiền. Các chuyên gia và y giới cũng không hề nói đến Thiền Cơ đốc giáo bao giờ? Và chưa bao giờ thấy có ai gọi nhà Thờ là “Thiền đường, Thiền phòng, Thiền thất. Trái lại, Phật giáo gọi cửa Chùa là cửa Thiền. Kinh tụng hằng ngày cũng có tên là “Thiền môn nhật tụng”. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thiền là một pháp môn giá trị trong tám vạn bốn ngày pháp tu của Phật giáo. Thiền cũng có nhiều phái và nhiều kỷ thuật tu luyện khác nhau như phái Thiền Tào Động, Thiền Trúc Lâm…Phương pháp tu thiền cũng có nhiều như: Như Lai thiền, Tham tổ sư thiền, Thiền Tứ niệm xứ… như đã trình bày ở một đoạn trước. Người học Thiền thì gọi là Thiền sinh, người dạy Thiền thì gọi là Thiền sư. Chứ chưa thấy ai gọi Linh mục là Thiền sư… bao giờ? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Có lẻ nằm trong tâm trạng thiếu bình tỉnh, nên Linh mục Tạ Ân Phúc lại phạm thêm một sai lầm khác bằng việc trích một đoạn văn của “phe ta”, trong cái gọi là “Thiền Kitô giáo” của Đỗ Trân Duy. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Ông Đỗ Trân Duy viết “Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo, Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương phối hợp với lối chiêm niệm của các ẩn sĩ Kitô giáo trong thế kỷ III…” <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> [Theo: http://www.phattuvietnam.net/3/13875.html] <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Vì gán ép và gượng ép không có cơ sở, vì lối tu Thiền chưa bao giờ có trong Ki tô giáo, nên cả tác giả (Đỗ Trân Duy) và dẫn giả Lm Tạ Ân Phúc viết: “Từ lâu thiền cũng đã xâm nhập vào Kitô giáo”. Viết như vậy, có nghĩa là trong Kitô giáo thực sự là chưa bao giờ có Thiền, nay Thiền mới xâm nhập vào. Và ông Đỗ Trân Duy xác định thêm:”Thiền Kitô giáo chính là dạng thiền của Đông Phương…” Cũng thế, đọc không kỷ, tưởng đâu trích dẫn ý kiến của “phe ta” là có thể biện minh được sự sai lầm có hậu ý của mình, hóa ra chính dòng chữ nầy của ông Đỗ Trân Duy, một lần nữa, lại bộc lộ rõ thêm Kitô giáo vay mượn Thiền của Đông Phương vào thế kỷ III. Nhưng không cho biết tên các ẩn sĩ là những ai? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Và cũng nên để ý rằng Phật Thích Ca ra đời trước Chúa Giê-su đến 5 thế kỷ, cọng với 3 thế kỷ mà các “ẩn sĩ chiêm nhiệm…”. Tổng cọng là 8 trăm năm. Điều ấy có nghĩa là Thiền được đưa vào trong Kitô giáo cách nay khoảng 1200 năm. Trong lúc đó Thiền đã được Phật dạy cho đệ tử cách nay hơn 2500 năm. Như thế, tôn giáo nào có “môn Thiền” trước tôn giáo nào đến cả 12 thế kỷ? <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Dẫu vậy, chúng ta cũng không thấy có sử gia nào nói đến hoặc có cuốn Thánh kinh nào của Kitô giáo đề cập đến Thiền? ngoại trừ ông Đỗ Trân Duy và Lm Tạ Ân Phúc mới tạo ra sau nầy. Còn trong Phật Giáo thì phương pháp tu thiền đã có trong Ba tạng kinh điển được lưu truyền hơn hai ngàn năm trăm năm qua. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Ngày nay, tại Việt Nam có nhiều người thích học Thiền, nghe Thiền, thảo luận Thiền, ngồi thiền, viết sách về Thiền... Vì Thiền không còn là một trào lưu mà là một lối sống văn minh, lành mạnh, trí thức và khoa học. Bởi thế các nước tân tiến như Mỹ, Thiền đã và đang đi vào các cơ sở giáo dục, văn phòng luật sư, các bệnh viện, các hội thể thao, bộ Quốc phòng, nhà tù và các chủ doanh nhân xí nghiệp tầm cở quốc tế... <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Steve Jobs là một vừng trăng lừng lẫy chiếu khắp cả thế giới với công nghệ vi tính là một người thực hành Thiền chánh niệm” (Mindfulness Meditation). Lúc ông mất, Tổng thống Mỹ, Obama, ca tụng: “…ông (Steve Jobs) đã thay đổi đời sống của chúng ta, tái định hình ngành kỹ nghệ và đã đạt được một trong những hứng thú hiếm hoi nhất trong lịch sử loài người: Ông đã thay đổi cách mà chúng ta nhìn thế giới”. [http://www.whitehouse.gov/blog/2011/10/05/president-obama-passing-steve-jobs-he-changed-way-each-us-sees-world]. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Apple's Steve Jobs, bottom-right in black shirt, and Facebook's Mark Zuckerberg flank President Obama in Thursday photo (Feb. 18.2011) <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thống đốc bang California, Jerry Brown, Cựu phó Tổng thống Al Gore, Tổng thống Obama cũng ngồi thiền. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Tại Việt Nam, hệ thống tin học được phổ cập nên các thông tin của thời đại, cũng như Thiền, được các giới nhất là tuổi trẻ đón nhận một cách vui thú tích cực. Qua sách báo, băng giảng của chư Tăng Ni cũng tạo phương tiện không nhỏ cho vấn đề nầy. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thiền Sức Khỏe là một “món hàng” quý giá, đa dụng, bổ ích và không tốn tiền, nên Thiền đang trở thành một lối sống mới, hấp dẫn và hào hứng của con người nhất là giới trẻ hiện nay. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Hơn thế nữa, ngoài chức năng làm cho con người thông minh hơn, đẹp hơn, mạnh khỏe hơn, sống lâu hơn, ngăn ngừa và chống bệnh tật, chống lão hóa, Thiền còn có thể sử dụng như một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để canh tân đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh. Thật vậy, nếu Thiền được đưa vào y tế, song hành với y dược, thì bệnh nhân có cơ hội chóng lành hơn, góp phần làm giảm ngân sách chi tiêu y tế của cá nhân và của bộ Y tế. Nếu đưa vào trường học thì học sinh, sinh viên có cơ hội mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, đẹp hơn. Nếu truyền vào nông thôn, thì sức khỏe của dân quê sẽ tốt hơn. Và đó là một trong những phương cách làm cho kinh tế nông thôn phát triển tốt. Một gia đình hoặc một dân tộc có nhiều người bệnh tật thì trong gia đình ấy, trong quốc gia ấy, con người không thể có một đời sống kinh tế ổn định và hạnh phúc khả dĩ. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Do những tác động hữu ích và hữu dụng sáng chói ấy nên Thiền đang trở thành một điểm nóng và đang là một trào lưu, một xu thế, một lối sống văn minh và khoa học của thời đại không thể thiếu hiện nay. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Trước tình trạng nầy một số người đã mở những Trung tâm dạy thiền chữa bệnh. Có vài nơi kết quả tốt. Vài tôn giáo cũng cho tu sĩ đến nhờ Tăng Ni Phật Giáo dạy thiền. Số khác cũng “vào nghề” với những loại Thiền xuất hồn, thiền nhân điện, khai mở luân xa…làm cho một số người suýt chết, người thì bị tẩu hỏa nhập ma, bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên và tâm hồn trở nên bất thường hoặc lững thững như người mất hồn. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Hơn một năm qua, được chư Tôn Đức Tăng Ni và thiện hữu tri thức khuyến khích, được ban Tri sự Phật Giáo, ban Giám hiệu Học viện, chùa, tịnh xá ưu ái, và ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi nên tôi đã thuyết trình về Thiền sức khỏe trên 40 địa điểm trong nhiều tỉnh thành và học Viện. Thính chúng vô cùng hoan hỹ. Một trong những thất bại của tôi là thiếu thời gian thực tập cho thính chúng. Trái lại, một trong những điểm tốt là, tôi chỉ giới thiệu đến thính chúng bộ môn Thiền sức khỏe (Meditation for Health) với phương pháp Thiền chú (Mantra Meditation), Thiền quán (Visualization Meditation), Thiền Chánh niệm (Mindfulness Meditation), Thiền thở (Breathing Meditation) và Tịnh độ. Thiền thở (Quán sổ tức) là một phương pháp mà Phật và khoa học gia khuyến khích sử dụng vì dễ và có hiệu quả nhanh chóng, chỉ cần định tâm được 10 phút tối thiểu, ngày hai lần là sẽ cảm nhận thư thái ngay. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Những phương pháp Thiền vừa kể, nếu hành giả không định được tâm thì không có kết quả, nhưng không xẩy ra tình trạng tẩu hỏa nhập ma như Thiền giác ngộ. Loại Thiền nầy cần có minh sư hướng dẫn. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Với những ích lợi vô cùng rực rỡ của Thiền mà khoa học gia và y giới đã chứng minh, nên có người muốn lấy điểm cho Chúa bằng cách gán ép sai lầm rằng Chúa là tác giả của Thiền. Và sau bức màn tự nhận sai lầm ấy, họ lại dùng Thiền của đạo Phật Giáo để cải đạo Phật tử. Thêm vào đó, nhiều người không có trình độ nhưng vẫn mở lớp dạy thiền mà không hề biết sự nguy hiểm của Thiền nếu thực hành không đúng cách. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Nếu quả thật, Thiền cũng do Chúa tạo ra thì càng tốt vì, sẽ đóng góp thêm cho văn hóa nhân loại. Nhưng tôi viết bài nầy không nhằm mục đích tranh luận với Linh mục Tạ Ân Đức và ông Đỗ Trân Duy là: Thiền có phải do Chúa tạo ra không? Vì chỉ có những người không nghiên cứu hoặc mang mặc cảm tôn giáo mới ngụy biện và gượng ép rằng Chúa tạo ra hết thảy mọi sự kể cả Thiền. Từ sự gán ép thiếu cơ sở nầy có thể sẽ dẫn đến việc thiết lập những Trung tâm Thiền trị bệnh, nhưng hướng dẫn sai phương pháp tạo tình trạng tẩu hỏa nhập ma hoặc bệnh tâm thần cho quần chúng. Đó là điều không nên có. Dân tộc đã quá tang thương vì thực dân đế quốc. Do đó, những ai không chuyên môn, không nghiên cứu tường tận về Thiền thì không nên viết và không nên dạy vẽ cho người khác điều mà mình không sở trường. Vì Thiền là một Khoa học, trong một phương diện khác, chính nó là thuốc. Không nên cho NHẦM TOA và diễn dịch sai lạc sẽ có hại cho sức khỏe quần chúng. Ngay cả những người chuyên môn cũng còn phải học hỏi thêm: “Trong 30 năm nghiên cứu, cho thấy thiền là phương thuốc trị liệu rất tốt, thiền là một kháng tố chống lại bệnh phiền muộn”, ông Daniel Coleman tuyên bố như vậy. Ông là tác giả cuốn Destructive Emotions, ghi lại buổi hội luận giữa ngài Đạt Lai Lạt Ma và một nhóm các khoa học gia về thần kinh” (Tuần báo Time: The Science of Meditation (Khoa học Thiền Định) số ra ngày 4.8.2003** <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Linh mục Tạ Ân Phúc cũng nên biết rằng, trong lãnh vực trị liệu, trước đây có hai nhân vật tiêu biểu là Carl G. Jung (1875-1961) và Erich S. Fromm (1900 - 1980) đã sử dụng Phân tâm học Phật Giáo trong việc trị các bệnh tâm thần. Ngày nay các bác sĩ như Dean Ornish, Herbert Benson, Jon Kabat-Zinn…sử dụng Thiền Chánh niệm của Phật Giáo (Mindfulness Meditation) cho các bệnh tim, bao tử, HIV (si-đa)… <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> “The New York Times” là một trong những tuần báo giá trị nhất của Mỹ, số ra ngày 14.8.2003 với tựa đề lớn “Is Buddhism Good for Your Health?” (Phải chăng Phật Giáo tốt cho sứ khỏe?). Trong đó có đoạn viết: “Những thí nghiệm trên vị sư tại Madison đang bắt đầu tách ra những nghiên cứu nhỏ nhưng đầy khích lệ cho thấy thiền Phật giáo không những ảnh hưởng đến những cảm xúc mà còn đặc biệt cho cơ thể nữa. Thiền cũng có thể áp dụng cho những người không phải Phật tử để giảm căng thẳng, giảm buồn chán, phát triển những điều tốt cũng như tăng cường hệ miễn nhiễm…” [Hệ miễn nhiễm yếu là nguồn gốc của bệnh tật, HQ]. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Minh tinh màn ảnh, Heather Graham, thực hành thiền để chống lão hóa <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Tóm lại, Thiền đã có trong Phật giáo ít nhất là từ lúc Ngài Cồ Đàm thiền định 49 ngày dưới gốc cây Bồ đề để thành Phật. Và Thiền cũng hiện diện trong Kinh tạng Phật Giáo từ hơn 2500 năm. Nhưng không hề thấy Thiền trong lối tu, nếu có, của Ngài Giê-su và trong Thánh kinh. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Những khám phá của khoa học gia và y giới ngày nay đã làm chứng thêm cho lời dạy của Đức Phật, và Phật được ca tụng là “Vô thượng y vương”. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thiền là một trong những cách biết sống với hạnh Từ Bi Hỹ Xả, nhờ thế mà bạch huyết cầu gia tăng, hệ miễn nhiễm (immune system) mạnh nên cơ thể có khả năng chống lại vi khuẩn và vi trùng; là hai đạo quân chính quy tạo nên bệnh tật. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Thiền là một trong 8 vạn 4 ngàn phương cách tu hành mà Phật đã dạy. Nhưng Phật ra đời là vì lợi ích cho nhân loại chúng sanh. Do đó, Phật Giáo không bao giờ nói rằng mình là sở hữu chủ của Thiền. Bất cứ ai, kể cả tín đồ Kitô giáo, muốn có lợi ích thì thực tập, không cần xin phép ai, không cần chen lấn, không phải trả tiền mà lợi ích thì vô cùng thiết thực và nhanh chóng. Nhưng phải biết thực hành đúng cách để tránh tai họa. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Bởi thế, nếu các quốc gia trên thế giới, nhất là các tổ chức Phật Giáo, huấn luyện hằng trăm ngàn tu sĩ và cư sĩ biết sử dụng Thiền để chửa trị bệnh cho mình, và sau đó tổ chức hướng dẫn dân chúng ở các quốc gia châu Mỹ La tinh và Phi châu, bị bệnh xi-đa đến 30%, biết sử dụng Thiền để chận đứng sự phát triển của căn bệnh hiểm nghèo nầy, là một việc làm vô cùng cần thiết và hữu ích. Việc làm nầy, không những giúp nhân loại chống bệnh tật hữu hiệu và không tốn tiền, mà còn tạo cho thế giới hòa bình và thịnh vượng hơn. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;">Các em người Phi châu trong một khóa thiền <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;">Thiền cũng là một trong những pháp môn thù thắng của đạo Phật. Và nhiều quốc gia tân tiến đang áp dụng Thiền vào hầu hết các ngành nghề ngay cả nhà tù như chúng ta thấy ở trên. Nhưng buồn thay, tại Việt Nam, có nhiều nơi chùa chưa đến giờ mở cửa, nên một vài Phật tử đã đi tu thiền bên nhà thờ! Giáo hội chưa có chương trình cụ thể về vấn đề nầy. Mà đúng ra, Giáo hội hoặc ban Hoằng pháp nên đào luyện hằng chục ngàn Tăng Ni và cư sĩ về Thiền sức khỏe để giúp dân. Việc đào luyện chỉ cần một thời gian ngắn, từ 3 đến 6 giờ, vì đa số chư Tăng Ni đã có kiến thức sẵn, còn cư sĩ thì tuyển dụng những người có trình độ hiểu biết cao về Phật học. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"><br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Phật Giáo là một tôn giáo hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc qua các thời kỳ nổi chìm của vận nước, nhưng nếu không chuyển mình kịp thời thích ứng với thời đại thì sẽ có lỗi với tiền nhân và lịch sử Phật giáo, lịch sử dân tộc. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> Hồng Quang 18.5.2012 <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> * Hồng Quang, “Thiền và những lợi ích thiết thực”, Tủ sách Tôn giáo, nhà Xuất bản Phương đông, TPHCM, 2012. Hoặc trên: www.tongiaovadantoc.com, vào “Danh mục tác giả” nằm phía dưới trang, góc bên phải. <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> <br style="font-size: 11pt; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Arial;"> ** Read more: http://www.time.com/time/covers/0,16641,20030804,00.html#ixzz1vEG68tpa. Bản dịch của Hồng Quang và Đỗ Hữu Minh. Cuốn thứ 5 trong bộ sách 10 cuốn “Phật học ứng dụng”. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 12, 2013 Linh Mục Giáo Sư Hoàng Sĩ Quý, Thạc Sĩ*** Triết Học Sorbonne, Pháp, Giáo Sư Triết Học Ấn Độ và Sankrist tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975, hiện sinh sống tại Việt Nam, tiếp tục nghiên cứu về phương đông học và tôn giáo. Khi đọc Triết sử Ấn Độ của tác giả này tôi rất tôn trọng, nhưng khi đọc cuốn Vấn đề đối thoại tôn giáo thì thực sự không ngờ: nội dung khoe khoang, hơm hĩnh "Hạ mục vô nhân" đối với các dân tộc và tôn giáo khác. Xem Kito là văn minh, còn hầu hết các nơi là man di, nhưng vì văn hóa Hy Lạp ngay cạnh quá rực rỡ nên cũng đôi chút "chiếu cố". Ngay cả linh mục triết gia Kim Định nổi tiếng còn chưa viết vậy, mà sau này chỉ xiển dương Nho giáo và văn hóa Việt. Lạ lùng, tác giả ta thán: khi Nhật Bản thua trận thì Kito sao không mở rộng luôn đi, đến nay èo uột vậy. Hình như tác giả thân xác người Việt, nhưng linh hồn Roma. Nội lực và tự thân là chính, tha lực chỉ trợ giúp, còn nếu "phụ thuộc hoàn toàn" tha lực thì nói chuyện "tìm Đạo" và viết "về Đạo" như mò kim đáy biển, còn lên "thiên đường" chỉ là ngớ ngẩn. Đọc cuốn này, thì thay vì Đối thoại thành Đối đấm, ngay người không theo Đạo cũng hiểu ý đồ gì trong nội dung rồi, Chán ngán. CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI Nguyễn Xuân Quang Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở mé trống đồng âm dương Đông Nam Á là những tượng cóc hay ếch? Mặt khác cũng cho thấy Tiếng Việt (thật là) Huyền Diệu có thể giúp người đọc Học Anh ngữ Bằng Tiếng Việt và ngược lại người ngoại quốc có thể học Tiếng Việt bằng Anh ngữ. Chúng ta có bài đồng dao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho. Câu hỏi được đặt ra là tại sao con cóc lại là cậu ông trời? Trước hết ta hãy đi tìm bản thể của cóc qua Việt ngữ. Có người cho rằng con cóc có tên là cóc vì nó ở trong hang, trong hóc tối tăm, bẩn thỉu. Có bài hát: Trông kìa con cóc, nó ngồi trong hóc, nó đưa cái lưng ra ngoài, ấy là cóc con. Theo biến âm c=h như cùi = hủi, cóc = hóc. Con cóc là con sống trong hóc, trong góc. Theo tôi, giải thích con cóc là con hóc, con góc này mới chỉ là một diện, một phiến diện. Vì tên loài vật thường được gọi theo một đặc tính thể xác, sinh lý học của con vật hay một đặc tính biểu tượng theo vật tổ trong tín ngưỡng của loài người. Qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, ta có góc = gai. Gai là những mấu nhọn, vật nhọn. Những cục, những hột nổi cộm lên ở da cũng được gọi là gai như nổi gai ốc ở da (gai da cộm lên như những con ốc, ốc đây là những con ốc nhỏ, ốc gạo). Ở đây cho thấy hột, hạt, cục cùng nghĩa với gai là vật nhọn, nọc nhọn và cùng mang dương tính như gai nhọn là những dạng nguyên tạo của nọc nhọn của gai. Nhìn dưới diện chữ nòng nọc (vòng tròn-que), âm dương thì hột, hạt, nhân, cục và gai đều thuộc về nọc. Hột hạt, là nọc ở dạng nguyên thể của nọc nhọn gai và gai mũi nhọn là nọc sinh động. Nọc hột, hạt là mầm dương diễn tả trong chữ nòng nọc là một dấu chấm (.), tôi gọi là nọc chấm hay chấm nọc nguyên tạo. Chấm nọc tách ra hai chấm, nối hai chấm lại thành nọc que (I). Hai nọc que hợp lại thành nọc mũi nhọn, mũi mác, răng sói, răng cưa (>) ở dạng sinh động (xem chương Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á).Như thế con cóc là con góc, con gai, con vật có da sần sùi có những gai, những cục, những hột nổi lên. Con cóc là con cục, con hột. Chứng mụn nổi lên ở da to bằng hột cơm gọi là mụn cơm trông giống như những cục mụn ở da cóc nên cũng gọi là mụn cóc. Anh ngữ wart, mụn cóc. Theo biến âm w=h (như Mường ngữ wa = hoa), ta có wart = hạt. Wart là mụn hạt, mụn hột, mụn cơm, mụn cóc như ở da cóc. Mường ngữ cục là côc. Con cóc con cục là con cốc. Ta thấy rất rõ cóc biến âm với cọc [nọc, vật nhọn, gai, sừng (con cọc là con sừng, con hươu đực có sừng, xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc)], với cục, cốc (trái cốc = trái cóc, thứ quả có hột sần sùi như da cóc), liên hệ với Tầy ngữ coộc, sừng (vật nhọn, vật nhọn như gai), Quảng Đông ngữ coọc, sừng, với Hán Việt cốc là hột, hạt như các nông phẩm có hạt, hột gọi là cốc (mễ cốc, ngũ cốc). Rõ như ban ngày con cóc là con cọc, con cốc là loài có da sần sùi nổi gai, nổi cục, nổi côc, nổi hột (có chất) sừng mang dương tính. Điểm lý thú là da cóc mọc những hạt như lúa gạo mà lúa gạo cần có nước có mưa nên hiển nhiên con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm. Chắc có nhiều người đọc còn nghi ngờ chưa tin. Tôi xin chứng minh thêm. Ta thấy Hán Việt giác là góc như tam giác và giác cũng có nghĩa là sừng (vật nhọn như gai) như tê giác. Giác là gai góc nên dùng vật sắc nhọn như gai để lể, để giác. Anh ngữ corner có nghĩa là góc và corn có nghĩa là sừng như Latin cornu, corna, sừng, Anh ngữ corneous, bằng sừng, giống sừng, cornea, màng sừng ở mắt và corn cũng có nghĩa là cục, hột chai cứng do lớp sừng ở da dầy lên vì cọ xát. Ta cũng thấy rõ Anh ngữ corn có nghĩa là hột, hạt, qua từ corn chỉ những hạt nông phẩm như lúa, ngô (bắp). Corn có một nghĩa là bắp, ngô. Acorn là hột, hạt cây sồi. Hiển nhiên, corn ở đây ruột thịt với Hán Việt cốc (mễ cốc, ngũ cốc). Điểm này giải thích tại sao người Bắc gọi xôi bắp là xôi lúa. Lúa ở đây hiểu theo nghĩa tổng quát có nghĩa là một thứ hột, hạt, một thứ mễ cốc cùng nghĩa với corn, ngô, bắp (cũng có một nghĩa là hột, hạt, hột ngô, bắp gọi là kernel). Ta cũng thấy có sự biến âm giữa Việt ngữ góc, hóc và Anh ngữ corner, góc. Corner có cor- = (coóc) = hóc = góc. Corner ruột thịt với Việt ngữ góc, hóc. Tiến xa hơn, cóc, corn liên hệ với gốc Aryan-Phạn ngữ gar-. Ta thấy gar liên hệ với Việt ngữ gã (con trai, đàn ông, người có nọc, cọc, c…c), Pháp ngữ garçon (con trai), với gharial loài cá sấu mõm dài như dao có cục u ghar trên mũi (cũng vì thế mà từ crocodile thường nói tắt là croc chính là từ cọc của Việt ngữ, croc là cá cọc mang dương tính biểu tượng cho ngành dương của loài cá, tộc nước. Cá sấu là cá sậu (sậu có nghĩa là cứng như ngô sậu là ngô cứng), cá sẩu (sẩu là sừng biến âm với sậu, cứng như xin khúc đầu những xương cùng sẩu), cá sào (cọc), cá gar, cá gạc (cá sừng), cá cọc, cá cóc (vì có vẩy sần sùi da cóc, có vi sừng), cá ngạc (Hán Việt ngạc ngư là cá sấu, theo g=ng như gấm ghé = ngấm nghé, gạc = ngạc) và theo g=h, gar = hạt (grain có gốc gar-), gar- = hart (hươu gạc, hươu sừng, hươu nọc), gar- liên hệ với gác, với góc… Tiến xa thêm tới tận nguồn cội của ngôn ngữ của con người được ghi lại bằng chữ nòng nọc thì con cóc là con cục, con cốc (có một nghĩa là cóc và một nghĩa là hột, hạt) diễn tả bằng chữ dấu chấm nọc (.) nguyên tạo có hình hột, hạt và con cóc là con cọc được diễn tả bằng chữ nọc mũi mác, răng cưa, răng sói (>) có nghĩa là nọc, đực, bộ phận sinh dục nam (xem bài viết Da Vinci Code và Chữ Viết Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Ta thấy rõ như ban ngày chữ nọc mũi mác (>) có hình mũi nhọn (>), hình gai nhọn (>) và hình góc nhọn (>). Góc nhọn (>) có hình chiếc gai nhọn (>) đúng như thấy qua từ đôi điệp nghĩa gai góc, gai (>) = góc (>). Qua chữ nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc, ta giải thích được tại sao gai cùng nghĩa với góc, tại sao ta có từ đôi điệp nghĩa gai góc, tại sao Hán Việt giác là sừng (cùng nghĩa với nọc nhọn, gai nhọn) cũng là góc, tại sao corn- là sừng cũng là góc, tại sao gar- là gạc và cũng là góc. Gai góc, giác (sừng, góc), corn- (sừng, góc) gar- (gạc, góc) đều có gốc cội là nọc mũi nhọn (>). Chữ nọc trong chữ nòng nọc viết dưới ba dạng: dạng nọc chấm (.) nguyên tạo, dạng nọc que (I) và dạng nọc mũi nhọn mũi mác, răng sói, răng cưa. Những hạt, hột nổi cộm, nổi gai trên da cóc là dạng nọc chấm nguyên tạo. Con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính có da nổi hột nọc gai sừng. Điểm này cũng cho thấy rõ dưới diện nòng nọc, âm dương, những hình thể có dạng que nọc, có góc cạnh, gai góc, hột hạt mang dương tính trong khi những hình thể có nét cong tròn mang âm tính (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Trên trống đồng âm dương những con vật lưỡng cư ngồi ở mé trống có mõm hình nọc mũi mác (>) và trên người có chấm nọc (.) cho biết rõ những con vật này là những con cóc (chứ không phải là con ếch). Tóm lại con cóc có một khuôn mặt chính là con cọc mang dương tính thuộc ngành dương của loài lưỡng cư, có da nổi hột nọc chấm gai sừng sần sùi và ở trong hóc, trong hang (ta cũng thấy Hán Việt cốc ngoài nghĩa là hột, hạt còn có nghĩa là hang, động như tịch cốc). Ta cũng thấy rõ ràng nghĩa hóc, hang là nghĩa phụ không phải là một đặc tính thể xác của con cóc, có nhiều loài vật sống trong hang trong hóc nhưng không gọi là con cóc. Một đặc tính nữa của con cóc là nhẩy. Cóc thuộc loài ếch nhái. Từ nhái biến âm với nhẩy. Cóc, ếch thuộc cùng loài con nhái là những con nhẩy. Con cóc là con nhẩy thấy rõ qua bài thơ con cóc: Con cóc trong hang, Con cóc nhẩy ra, Con cóc nhẩy ra, Con cóc ngồi đó, Con cóc ngồi đó, Con cóc nhẩy đi. Theo biến âm c=p (ở cuối chữ) như chóc, chốc (đầu) = chóp (đầu), bắn trúng ngay chóc (ngay chốc) = bắn trúng ngay chóp, ta có cóc = cóp. Theo c=h, cóc = hóc = cóp = Anh ngữ hop (nhẩy). Con cóc là con hop. Anh, Mỹ cũng gọi cóc, ếch là con nhẩy. Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nguồn gốc nghĩa ngữ của hai từ frog (ếch) và toad (cóc) của Anh ngữ (1). Theo biến âm f=b=ph như fỏng = bỏng = phỏng, ta có frog = f®og = phốc, phóc (nhẩy). Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy phốc, nhẩy phóc với phốc, phóc = nhẩy. Vậy frog là con phốc, con phóc, con nhẩy, cùng loài con nhái. Ngoài ra cũng có một loài ếch nhái nhưng có mầu nâu vàng gọi là con chão chuộc, chẫu chuộc, cũng có nghĩa là nhẩy, ruột thịt với Phạn ngữ ças, nhẩy. Theo ç = ch, ças = chạc, choạc, chuộc, chẫu. Hán Việt tẩu (chậy) phát âm theo giọng Quảng Đông là “chẩu” liên hệ với chẩu, chẫu là nhẩy như thấy qua từ đôi chậy nhẩy. Con châu chấu cũng liên hệ với từ Phạn ngữ này, có nghĩa là con “ças ças“, con chẩu chẩu, con nhẩy nhẩy đúng với nghĩa của từ grasshopper. Từ cào cào cũng có thể là một dạng biến âm của “ças ças“ và con sạch sành (sạch sành là anh kẻ trộm), con chanh chách (thuộc loài châu chấu) có sạch, chách biến âm với ças.Còn toad phát âm là /tót/, Trung cổ Anh ngữ tode, con toad, con tode là con “tót”. Tót chính là Việt ngữ tót, thót có nghĩa là nhẩy. Ta có từ đôi điệp nghĩa nhẩy tót với nhẩy = tót. Đầu trọc lóc bình vôi, Nhẩy tót lên chùa ngồi. Ê a kinh một bộ, Lóc cóc mõ ba hồi. (không nhớ chắc chắn tên tác giả). Tót, thót là nhẩy cũng thấy qua câu nói “mới đó mà nó đã tót đi đâu rồi! “ hay “tót (thót) một cái, nó đã biến mất”. Con bò tót là con bò nhẩy tức bò đực dùng nhẩy cái, là con bò đực. Con toad là con tót, con thót, con nhẩy thuộc cùng loài con nhái. Theo t=d, tót = dọt, nhẩy, chạy nhanh như nó dọt đi mất rồi, chiếc xe rất dọt. Theo d=v, dọt = vọt, có cùng nghĩa. Theo d=nh, dọt = nhót có nghĩa nhẩy như nhẩy nhót. Do đó ta có từ nhẩy = nhót. Theo d=nh, dọt = nhót. Một lần du lịch đến Nga, một tối người hướng dẫn du lịch mời chúng tôi “lets go for a zhok”, Thổ ngữ Moldavian ở Nga zhok, dance. Zhok chính là Việt ngữ dọt, nhót. Chúng tôi đã được xem trình diễn vũ khúc Zhok của vũ sư I. Moisegev, giám đốc đoàn vũ Moisegev Dance Company of Moscow sáng tác theo âm nhạc của G. Fedov. Ta cũng thấy cóc, ếch ngồi ở tư thế sẵn sàng nhẩy tới trước, chồm tới trước nên thường nói con cóc, con ếch ngồi chồm chỗm. Từ đôi chồm chỗm ruột thịt với chồm có nghĩa là nhẩy tới như con chó chồm tới = con chó nhẩy tới. Theo ch=j như chà và = java, ta có chồm, chồm chỗm = Anh ngữ jump, chồm, nhẩy chồm lên, nhẩy chồm chồm, nhẩy. Anh ngữ tadpole là con nòng nọc có tad- là toad và -pole là poll, đầu người, người, đầu phiếu, biểu quyết, đếm theo đầu người, thăm dò dư luận. Theo p=b=m, poll = môn, mông, mống, mường. Mông, Mán, Mường có nghĩa là người. Mống là người như không có một mống = không có một người. Mông, mống, Mán, Mường liên hệ với Pháp ngữ monde, người. Tadpole là con (cá) có đầu (pole, poll) cóc (tad). Vì cóc liên hệ với cọc, nọc với chữ nòng nọc, âm dương, bây giờ ta đi tìm ý nghĩa biểu tượng của hai từ ếch và cóc trong Vũ Trụ giáo, trong Dịch lý dựa trên căn bản nòng nọc, âm dương. Việt ngữ ếch biến âm với ách, át, ạch đều liên hệ với nước. Ách là nước như óc ách là tiếng nước, át là nước như thấy qua từ đôi điệp nghĩa ướt át, ạch là ngã (ngã ạch một cái), ngã thường do trơn trượt vì mưa, nước. Ạch là ngã vì trơn trượt lúc có mưa biến âm với ếch nên khi ngã mới nói là vồ ếch. Ách, át, ạch, ếch liên hệ với Phạn ngữ ak-, aka nước. Ta thấy rất rõ Tây Ban Nha ngữ aqua- nước, ruột thịt với Phạn ngữ aka. Con ếch là con ách, con át có nghĩa là con nước. Hán Việt ếch gọi là oa. Từ oa vẫn cho là từ cóc gốc Hán ngữ, thật ra chưa hẳn là vậy vì ta thấy Maya ngữ ou là con ếch (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Oa có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là nước, là con ếch. Oa là ếch là nước, rõ ràng ếch liên hệ với nước. Ếch là con ách, con nước, loài nhái sống dưới nước, biểu tượng cho nước, cho mưa: Ếch kêu uôm uôm, Ao chuôm đầy nước. (ca dao) Như thế con ếch có một khuôn mặt thái âm, nước âm, Khôn âm nghiêng về dòng nữ. Còn cóc có nghĩa là gì trong vũ trụ tạo sinh? Trong ngôn ngữ Việt cóc có một nghĩa là không như cóc cần là không cần, cóc biết là không biết, cóc có ai là không có ai… Ta có thể kiểm chứng lại bằng cách giải phẫn từ KHÔNG. Mổ xẻ từ KHÔNG cũng cho thấy rõ cóc = không: -Cắt bỏ chữ C đầu của KHÔNG còn lại HÔNG. Hông, hổng, hỏng cũng có nghĩa là không như đi mau mà về nghe hông?, hông biết, hỏng biết, hổng thèm, hổng có. . . Hỏng, hổng là rỗng, trống không như lỗ hổng ruột thịt với Hán Việt khổng là lỗ. Ta có hỏng, hổng, hông = khổng, không. -Cắt bỏ chữ H còn lại KÔNG. Kông, cong, còng có một nghĩa là tròn, vòng tròn O, ruột thịt với không có nghĩa là số không 0 như thấy qua từ cong vòng tức cong = vòng, cái cong, cái cóng (gạo) hình tròn vo, cái còng = cái vòng (đeo tay) có hình vòng tròn O. -Cắt bỏ chữ N còn lại KHÔG. Khog = cóc, cũng có nghĩa là không như đã nói ở trên. -Cắt bỏ chữ G cuối cùng còn lại KHÔN có một nghĩa là không như khôn lường, khôn dò, khôn nguôi. Từ Khôn này chính ta từ Khôn dùng trong Dịch nòng nọc. Quẻ Khôn viết bằng ba hào âm, viết theo chữ nòng nọc là ba vòng tròn nòng O tức OOO. Khôn là không, hư không. Khôn cũng có âm dương, Khôn O thái dương II là gió là Tốn OII. Khôn O thái âm OO là Khôn nước không gian, vũ tru âm OOO. Các tác giả Việt Nam khi viết về Dịch thường dựa theo Dịch Trung Hoa cho rằng Khôn là Đất. Càn Khôn là Trời Đất. Khởi đầu vũ trụ tạo sinh bắt nguồn từ âm dương càn khôn (lửa nước nguyên thể) chưa có đất. Dựa vào giải phẫu tiếng Việt ta thấy rõ gốc nghĩa của Khôn không có dính dáng gì tới đất cả. Hiểu Khôn là đất là hiểu theo Dịch Trung Hoa là thứ Dịch rất muộn màng, là thứ Dịch duy tục, vị nhân sinh dùng nhiều trong bói toán phong thủy, một thứ Dịch do những kẻ thống trị dùng như một thứ đòn phép để cai trị đám dân bị trị. Ta thấy rất rõ giải phẫu cắt bỏ bớt từ KHÔNG còn lại những từ đều có nghĩa là không và từ khog, cóc nằm trong từ không hiển nhiên cũng có nghĩa là không. CÓC là không, là cong, còng (O, số 0) là khôn. Không có một khuôn mặt là hư không, không gian, không khí. Khôn có hai mặt âm dương. Không dương là khí gió, Khôn âm là nước vũ trụ. Con cóc, con cọc mang dương tính vì thế cũng có hai khuôn mặt. Khuôn mặt dương tức Khôn dương biểu tượng cho khí gió, sấm dông. Khuôn mặt dương của âm tức dương của Khôn âm biểu tượng cho nước dương, sấm mưa. Cả hai khuôn mặt đều liên hệ với sấm. Mường Việt ngữ rạc: con cóc. Rạc là lạc (l=r) là lác là (nước dương), L là dạng dương hóa của N (Tiếng Việt Huyền Diệu), là nác, là nước dương. Con rạc là con nước-lửa, con nước dương. Cổ ngữ Việt rạc, rặc (dùng nhiều ở vùng đất tổ Phú Thọ) là nước như ‘ruộng rặc’ là ruộng nước. Ruộng “rộc” cũng là ruộng nước. Con rạc (con cóc) là con nước mang dương tính. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cóc rạc, cóc Lạc là con cóc biểu của Mặt Trời Nước Lạc Long Quân. Cóc mang dương tính như đã thấy và vì sống nhiều trên cạn nên cũng mang nhiều dương tính hơn ếch vì thế cóc biểu tượng cho nước dương, nước lửa. Trong khi đó ếch sống nhiều dưới nước nên biểu tượng cho nước âm. Điều này đã thấy rõ qua tên ếch. Nhìn chung cóc với nghĩa là không, Khôn là thuộc ngành nòng, âm, Khôn. Theo duy dương, con cóc mang dương tính là thú biểu cho Khôn dương khí gió liên hệ với sấm dông và theo duy âm, cóc biểu tượng cho Nước Lửa, liên hệ với sấm mưa, Chấn. Trong khi đó ếch mang âm tính nhiều có biểu tượng chính cho nước thái âm, dòng nữ. Khuôn mặt dương của ếch (ếch-lửa, ếch đực) biểu tượng cho khuôn mặt dương của nước thái âm, dòng nữ. Hiểu rõ bản thể của cóc ếch rồi bây giờ ta thử đi tìm hiểu tại sao Con cóc là cậu ông trời, Ai mà đánh nó thì trời đánh cho? Trước hết tại sao tổ tiên chúng ta gọi con cóc là cậu ông trời, mà không nói con cóc là chú ông trời, là cô, là dì ông trời? Dĩ nhiên phải có nguyên cớ. Cậu là gì? Cậu là em trai của mẹ. Mẹ là phía ngoại, âm, Khôn. Cậu là em trai mang dương tính. Rõ ràng con cóc là Cậu nên mang dương tính, là khuôn mặt dương của Khôn. Khôn dương là khí gió. Qua từ Cậu cho thấy con cóc có khuôn mặt Khôn dương khí gió mang tính trội.Trong Việt ngữ từ Trời có nhiều nghĩa. Ông Trời ở đây đánh người tức ông Trời có búa thiên lôi, có lưỡi tầm sét. Bị trời đánh là bị sét đánh. Ông Trời đánh người là ông Trời có một khuôn mặt là Thần Sấm Sét. Vậy con cóc là cậu ông thần sấm sét ruột thịt với ông sấm sét. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, Lạc Long Quân là Mặt Trời Nước, Nước-lửa, mưa-chớp, có một khuôn mặt là Thần Sấm Mưa, ứng với Chấn trong Dịch, có hậu thân là ông Thần Sấm Dông Phù Đổng Thiên Vương (xem bài viết Ý Nghĩa Ngày Vía Phù Đổng Thiên Vương Mồng Chín Tháng Tư Âm Lịch). Con cóc là cậu Lạc Long Quân tức là em mẹ của Lạc Long Quân tức là em bà Thần Long, vợ của Vua Mặt Trời Đất-Lửa Kì Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân. Bà Thần Long là Rồng Nước có mạng Khảm là nước, mây viết theo chữ nòng nọc là quẻ Khảm OIO (giải tự OIO là nòng O thiếu âm IO, Nàng Gió, trong khi Vụ Tiên OOO là Nàng Nước, Âu Cơ OII là Nàng Lửa, vợ Hùng Vương OOI là Nàng Đất). Tại sao Thần Long Khảm, nước, mây lại là Nàng Gió. Thần Long mang dòng máu (gene) Nước vũ trụ của mẹ Vụ Tiên Khôn. Nước vũ trụ cộng với dòng máu Lửa vũ trụ của cha Đế Minh Càn. Di thể gene Nước được gene Lửa đốt bốc thành hơi, khí, gió, do đó mà Thần Long là Nàng Gió. Ta thấy rất rõ con cóc là em Thần Long, Nàng Gió nên Cậu cóc có cùng bản thể Không, khí, Gió với chị. Rõ như ban ngày con cóc có một nghĩa là không là con Không, Khôn với khuôn mặt Khôn dương mang tính trội như đã thấy. Ta có thể kiểm chứng lại qua một vài khuôn mặt cóc của Lạc Long Quân trong văn hóa Việt Nam. Thần Sấm mưa Lạc Long Quân là cháu Cậu Cóc nên cũng có dòng máu cóc trong người vì thế Lạc Long Quân có nhiều khuôn mặt cóc. Trước hết ta có từ cóc cụ. Cóc cụ là hình bóng Lạc Long Quân. Ta đã biết Lạc Long Quân là mặt Trời Nước, Mặt Trời Lặn (Lạc Dương), Mặt Trời Hoàng Hôn là một cụ già, có râu dài, thường mặc quần áo thụng trắng (trong khi Hùng Vương là Mặt Trời Mọc là chàng trai Lang, Đế Minh là Đế Ánh Sáng có một khuôn mặt thế gian là Mặt Trời Buổi Sáng, là một người trưởng thành và Kì Dương Vương là Vua Mặt Trời Giữa Trưa là một người đứng tuổi (xem Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc). Cùng hình bóng với Lạc Long Quân là Thần Osiris của Ai Cập cổ, vị thần này có một khuôn mặt là Mặt Trời Nước cũng là một người già có râu dài và Aztec cũng có một vị thần tổ râu dài mang hình bóng của Lạc Long Quân. Vì sao? Aztec có nghĩa là “Heron people” (Người Cò, Tộc Cò) liên hệ với cò Lang của Lang Việt Hán Việt (nên nhớ thổ dân Mỹ châu là những tộc có gốc gác từ vùng duyên hải Nam Á qua Mỹ châu). Khi chia tay Lạc Long Quân dặn dò các con khi hữu sự cứ gọi bố là Lạc Long Quân sẽ trở về cứu giúp. Mỗi lần gặp nguy khốn các con thường gọi “bố ở đâu, xin về cứu giúp chúng con”. Người Aztec cũng có một vị thần tổ da trắng râu dài, họ cũng tin vào lời dặn là vị thần tổ râu dài của họ sẽ về cứu giúp khi họ gặp nguy khốn. Cả một đế quốc Aztec đã sụp đổ vào tay một người da trắng Hernandez Cortez có râu dài với một nhóm lính viễn chinh Tây Ban Nha cũng chỉ vì họ cho rằng Cortez là vị thần da trắng râu dài của họ trở về cứu giúp họ (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Tóm lại Lạc Long Quân là ông trời già và cóc cụ là vật biểu của trời già Lạc Long Quân. Theo duy dương ngành dương, Lạc Long Quân là Mặt Trời Hoàng Hôn, theo duy âm, ngành âm, Lạc Long Quân là Mặt Trời Đêm tức Ông Trăng. Vì thế mà ta có câu ca dao: Ông giăng mà lấy bà giời, Mồng năm dẫn cưới, mồng mười rước dâu. Ông trăng ở đây là Cha Tổ Lạc Long Quân và bà trời là Mẹ Tổ Âu Cơ. Tại sao lại chọn ngày năm và ngày mười? Số năm theo Dịch là số Li (Lửa đất, núi lửa, núi dương) tức là chọn theo bản thể Lửa, Núi của Mẹ Tổ Âu Cơ trong khi đó chọn số 10 là số Khảm, nước là chọn theo bản thể Nước, Biển của Cha Tổ Lạc Long Quân. Nước đi đôi với trăng, trăng nước. Chọn ngày 5 Li hôn phối với 10 Khảm là ngày hôn phối âm dương, nước lửa làm ngày dẫn hỏi và ngày cưới của ông trăng Lạc Long Quân với nàng non Âu Cơ hợp với bản thể hai người thật là chí lý.Người Việt chúng ta cũng thường gọi ông trăng là trăng già: Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. (cadao). Non là núi âm, nổng(gò nổng) là núi nống (trụ chống) tức núi dương. Từ núi chỉ chung cả núi âm non và núi dương nổng. Ngày nay núi thay thế cho nổng (Tiếng Việt Huyền Diệu). Rõ ràng trăng Lạc Long Quân có một khuôn mặt già, là một người già. Ta cũng thấy trăng già Lạc Long Quân đi đôi với núi âm non Âu Cơ. Trăng nước liên hệ với cóc như theo truyền thuyết Trung Hoa trên mặt trăng có con cóc ba chân. Con cóc có ba chân là khuôn mặt đối nghịch với con quạ ba chân thấy trên mặt trời. Ba chân là ba cọc, ba hào dương là siêu dương, càn, lửa, ngành dương. Trăng già Lạc Long Quân có vật biểu là con cóc già. Con cóc ba chân cũng cho thấy rõ con cóc là con cọc mang siêu dương tính. Ba chân là ba nọc tức Càn. Điểm này cho thấy người Trung Hoa theo phụ hệ cực đoan, họ có con cóc ba chân Lửa thái dương Càn đối nghịch với con ếch là con Nước thái âm Khôn. Chúng ta, nghiêng về dòng âm, nên khuôn mặt dương của ngành âm Khôn là khí gió Đoài vì thế con cóc có một nghĩa là không và được gọi là Cậu (em trai của mẹ, dương của Khôn).Tóm lại, Lạc Long Quân Mặt Trời Lặn là một cụ già, là trời già, trăng già nên cóc cụ chính là cóc Lạc Long Quân. Cũng nên biết thêm trong Việt ngữ cóc thì gọi là cóc cụ (có thể là cụ ông hay cụ bà) còn ếch thì chỉ gọi là ếch bà, không bao giờ gọi là ếch ông hay ếch cụ, điều này cho thấy rõ ếch nghiêng về dòng nữ, thái âm. Ta cũng có từ cóc tía, gan cóc tía, gan như gan cóc tía. Trước hết, tía hiểu là mầu tím. Tím là mầu hoàng hôn, mầu chiều tím, mầu mặt trời lặn, mầu của Vua Mặt Trời Lặn Lạc Long Quân. Cũng vì là Mặt Trời lặn, Mặt Trời Hoàng hôm chiều tím nên có vương hiệu là Lạc Long Quân, được gọi là Quân chứ không gọi là Vương. Quân là màu huân, màu hôn, màu hoàng hôn. Theo q= h (quả phụ = hóa phụ), huân = quân. Hán ngữ huân là ‘khói lửa bốc lên’ như thế huân là màu lửa pha màu khói đen. Huân ruột thịt với Việt ngữ hun (xông khói, đốt lửa), hùn. Màu hùn hùn là màu thâm thâm (Lê Ngọc Trụ, Giải Nghĩa Một Hai Tiếng Nói Trại, in lại trong Dòng Việt số 3 tr.103). Rõ hơn nữa ta thấy màu ‘quân’ trong tên quả hồng quân hay mồng quân (Flacourtia cataphracta, Roxb.), Huỳnh Tịnh Paulus Của, trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ghi: “mồng quân, thứ cây có nhiều gai, có trái tròn mà nhỏ, người ta hay ăn, trái nó chín đỏ đen như màu huân cho nên cũng kêu là hồng huân…”, ở nơi từ huân ghi: ”huyền huân, màu đen tím”, ở đây huân là màu tím và “trái hồng huân, tiếng tục gọi là trái mùng quân”. Trái hồng quân, mùng quân, mồng quân được gọi theo màu da của quả màu tím đen, đỏ tím đen. Vậy quân là màu tím đen, màu mặt trời đêm, mặt trời hoàng hôn. Lạc Long được gọi là quân vì là vua Mặt Trời màu ‘quân’, màu tím đỏ Như thế qua từ Quân ta cũng thấy rõ Lạc Long Quân có khuôn mặt Mặt Trời Lặn, Mặt Trời Hoàng Hôn. Tóm tắt lại về mầu sắc có hai màu biểu của Mặt Trời Hoàng Hôn Lạc Long Quân là mầu vàng, mầu hoàng (chiều vàng) và màu tím đen ‘quân’ , mầu huân, mầu hôn (chiều tím) tức hai mầu hoàng hôn. Điểm này giải thích tại sao trước đây ở thành Thăng Long, nhà thường dân bị cấm không được sơn hay quét vôi mầu tím và mầu vàng vì được coi đó là hai mầu của vua và của rồng. Đây chính là hai mầu hoàng hôn của Vua Rồng Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Lặn Hoàng Hôn. Nếu hiểu tía là bố, là cha (Tía em hừng đông đi cầy bừa, má em hừng đông đi cầy bừa…) thì như đã biết dân Việt coi Lạc Long Quân là tổ phụ thường gọi là ‘bô’, là bố. Cóc tía là cóc bố! cóc Lạc Long Quân! Tuy nhiên từ tía gốc từ Quảng Đông ngữ thường được dùng nhiều trong Nam, người Bắc không dùng, nên giải thích theo tía là bố không được phổ quát như tía là mầu tím. Tóm lại dù hiểu cóc tía là cóc tím hay cóc bố thì cóc tía cũng là cóc Lạc Long Quân. Ca dao tục ngữ có câu “con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời” cho thấy rất rõ cóc là cậu của Thần Sấm nên mỗi lần nghiến răng là nhắc nhở Thần Sấm làm ra sấm chuyển động bốn phương trời. Mỗi lần cậu cóc nghiến răng là nhắc cóc cháu Lạc Long Quân làm sấm, làm mưa. Cóc và Vũ Trụ Tạo Sinh. Nhìn dưới lăng kính Vũ Trụ giáo, Dịch lý, cóc mang trọn vẹn ý nghĩa của Vũ Trụ luận. .Vô Cực: qua nghĩa cóc là Không, cóc có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không, không gian. .Thái Cực: Cóc mang nghĩa thái cực nghĩa là âm dương còn ở dưới dạng nhất thể thấy qua bản thể lưỡng cư, vừa sống trên cạn mang tính dương vừa sống dưới nước (lúc còn là nòng nọc) mang tính âm. Trứng cóc có nhân đen hình “vòng tròn nòng có chấm nọc” mang nghĩa nòng nọc, âm dương, thái cực, hình ảnh của Trứng Vũ Trụ. Con nòng nọc hiển nhiên có thân hình nòng và đuôi hình nọc mang tính âm dương thái cực. .Lưỡng Nghi: -Cực dương: cóc có một khuôn mặt là cọc (dương, lửa vũ trụ, mặt trời, bộ phận sinh dục nam, cực dương) thấy rõ qua từ cóc biến âm với cọc, qua các hột mọc ở da mang hình ảnh những chấm nọc, qua vai vế cậu ông trời. Khuôn mặt cực âm thấy rõ qua từ cóc biến âm với hóc, hốc. Hang hóc có một khuôn mặt âm, bộ phận sinh dục nữ. .Tứ Tượng -Tượng Lửa vũ trụ Càn: như trên đã thấy cóc biến âm với cọc. Cọc biểu tượng cho cực dương dĩ nhiên có một khuôn mặt biểu tượng cho tượng Lửa. Ta đã thấy rất rõ con cóc ba chân của Trung Hoa biểu tượng cho lửa Càn. -Tượng Đất dương tức Lửa thế gian Li. Cọc có một khuôn mặt biểu tượng cho núi nổng (núi dương), núi trụ, núi lửa biểu tượng cho tượng đất, đất dương thế gian. Con cóc có sừng (horned toad) có thể dùng làm biểu tượng cho tượng Đất dương. -Tượng Nước dương Chấn. Con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời, là cậu ông trời sấm sét, liên hệ với với mặt trăng nên có một khuôn mặt biểu tượng cho mưa, sấm (lửa trong nước, chớp-mưa), Chấn (Chấn vi lôi, Chấn là sấm). Trong các tranh dân gian thường vẽ cóc ếch đôi lá che mưa, cóc đánh trống. Trống có một khuôn mặt biểu tượng cho Sấm. -Tượng Gió dương. Cóc có một nghĩa là không, theo duy dương, có một khuôn mặt biểu tượng cho gió. Trong các tranh dân gian thường thấy vẽ cóc đội dù, ô. Nếu dù ô, lọng có những chi tiết mang dương tính thì là những biểu tượng cho gió. . . . . . Tiến xa đến chữ viết cổ nhất của loài người, ta có thể kiểm chứng với chữ nòng nọc. Như trên đã biết Cóc biến âm với cọc nên có gốc nọc mũi mác, răng sói, răng cưa (>) trong chữ nòng nọc. Chữ nọc mũi mác (>) này mang trọn nghĩa vũ trụ luận của ngành dương (Chữ Nòng Nọc Trên Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Kết luận Tóm lại con cóc là con có da sần sùi nổi cục, nổi hột, nổi gai trông như những hạt mễ cốc thường ở trong hóc, trong hang, trong cốc, là con không, thuộc ngành Khôn, là con cọc mang dương tính, là loài con nhái, con nhẩy. Con cóc là cậu ông Trời sấm sét có búa thiên lôi. Con cóc liên hệ với nước, mưa, sấm. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, cậu cóc em bà Thần Long Nàng Gió thuộc ngành Không, Khôn, có mạng Khôn dương, khí gió là cậu của con cóc cụ, cóc tía, thú biểu của Lạc Long Quân, Vua Mặt Trời Nước có một khuôn mặt Thần Sấm mưa Chấn. Cóc Và Trống Đồng .Qua Việt ngữ, với nghĩa biểu tượng, cóc có nghĩa là không. Không có một nghĩa là trống (trống không). Trống có một nghĩa là trống (drum). Vậy cóc ruột thịt với với trống (drum). Trống (drum) là tiếng nói của hư không (tiếng trống thu không). Như thế con cóc là con không con trống, con cóc liên hệ với với hư không và với trống (drum). .Con cóc là con cọc, con nọc, con đực, con trống. Trống là đực và trống cũng là nhạc cụ bộ gõ nên cóc cũng ruột thịt với trống (drum). Trống là biểu tượng của ông thần sấm. Ông Thần Sấm thường cầm chiếc trống trong tay là vậy. .Trong khi đó ếch không biến âm với trống nên không ruột thịt với trống. .Cóc là cậu ông Thần Sấm nên cũng ruột thịt với trống. Như thế các tượng lưỡng cư trên trống đồng âm dương Đông Sơn là những tượng cóc. Trong khi đó, các trống đồng muộn của các tộc khác ở Đông Nam Á làm vào thời nông nghiệp mang biểu tượng cho mưa hay thuộc các tộc thái âm, mẹ có thể có những tượng ếch (xem Thế Giới Loài Vật Trên Trống Đồng Âm Dương trong Giải Đọc Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). ————————————– Ghi Chú (1) Ta có thể dùng Việt ngữ để truy tầm nghĩa ngữ của Anh ngữ nói riêng và của Ấn Âu ngữ nói chung. Tôi dùng Việt ngữ để học và nghiến cứu Ấn Âu ngữ nói riêng và ngôn ngữ loài người nói chung và ngược lại. Dựa vào Việt ngữ đi tầm nguyên nghĩa ngữ của ngôn ngữ loài người có thể khác với tầm nguyên nghĩa ngữ của các nhà tầm nguyên nghĩa ngữ thế giới. Bởi vì tầm nguyên nghĩa ngữ, ở mỗi ngôn ngữ, tùy theo mỗi nhà tầm nguyên nghĩa ngữ nhìn theo một góc cạnh khác nhau, có thể khác nhau. Ở đây ta thấy tầm nguyên của cóc ếch khác nhau. Con nhái, chẫu chuộc cùng nghĩa là con nhẩy với frog và toad là nhìn theo con mắt của dòng Ấn Âu ngữ. Trong khi tầm nguyên nghĩa ngữ của cóc và ếch của Việt ngữ nhìn theo chữ nòng nọc, theo Dịch lý lại khác. Ta thấy rõ nhất là con tadpole theo Anh ngữ là con (cá) đầu cóc nhưng trong Việt ngữ tadpole rõ ràng là con nòng nọc, con có thân hình vòng tròn nòng và đuôi hình nọc, gọi theo âm dương, Dịch lý. Theo tôi dựa vào chữ nòng nọc là thứ chữ cổ nhất của loài người ghi lại âm, tiếng nói cổ của loài người là đáng tin cậy nhất. Tôi giải tự linh tự Ai Cập cổ, chữ khoa đẩu thánh hiền của người Trung Hoa, hình ngữ Aztec, Maya… bằng chữ nòng nọc còn viết trên trống đồng âm dương Đông Sơn dĩ nhiên sẽ khác với lối giải tự hiện nay. Sự khác biệt này là chuyện dễ hiểu. Xin đừng quá tin vào các nhà ngôn ngữ học khoa bảng thế giới hiện nay mà đã vội vã cho rằng tôi sai. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites