hoangnt

Thổ Công Có Phải Là Ông Táo Không?

9 bài viết trong chủ đề này

THỔ CÔNG CÓ PHẢI LÀ ÔNG TÁO

03/02/2007

Từ trước đến nay, có thể hai khái niệm giữa một ông thần cai quản nhà cửa của mình ( Thổ Công) và Chư Vị Thần quân coi giữ việc bếp núc của gia đình (Táo quân) là một. Tuy nhiên, đã xuất hiện rất nhiều thắc mắc và cách lý giải khác nhau về lai lịch của hai nhân vật này.

Posted Image

Có ý kiến cho rằng Thổ Công là một vị thần cai quản đất đai và nhân vật này nhiều lúc được gọi dưới những cái tên khác như Thổ Thần hay Địa Thần. Không biết Thổ Công là một hay nhiều thần khác nhau, nhưng thường thì trong tưởng tượng người ta vẫn coi đây là một nam thần, hiện diện trên mặt đất.

Trong khi đó thì Ông Táo hay còn được gọi là Táo quân, Vua bếp, hay Ông đầu rau là một bộ chư thần gồm ba thần hai nam và một nữ trông coi việc bếp núc gia đình và những vị thần này theo quan niệm chỉ hiện diện trong bếp mà thôi.

Ngày xưa người ta đun bếp bằng rơm, rạ, củi trên các bếp có 3 cục đầu rau nặn bằng đất sét. Có lẽ từ chính hình ảnh này, người ta đã thêu dệt nên câu chuyện Ông Táo cảm động.

Lễ cúng Ông Táo đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày theo quan niệm dân gian là ngày tiễn chung Ông Công hay Thổ Công và ông Táo về chầu trời. Trong ngày này đúng phong tục người ta cúng Ông Táo dưới bếp, còn ông Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà cùng với gia tiên. Như vậy ông Công và Ông Táo phải là hai người khác nhau.

Cũng có ý kiến cho rằng trong ba ông đầu rau thì:

Chồng mới là Thổ Công (Ông quan cai quản đất), trông nom việc trong bếp

Chồng cũ là Thổ Địa (Người cai quản về đất đai), trông nom việc trong nhà

Vợ là Thổ Kỳ (Thần đất), trông nom việc chợ búa

Trong rất nhiều sách vở gọi chung tất cả họ là Thổ Công nên đã gây ra nhiều lầm lẫn. Một số tài liệu gán ghép cho Táo quân là bộ ba Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ nói trên và cho rằng Thổ Công coi sóc nhà cửa, Thổ Địa coi việc bếp núc và Thổ Kỳ coi việc chợ búa. Thế có nghĩa là Ông Thổ Công chỉ là một trong ba vị Táo quân. Tuy nhiên, ở nhiều nơi thì người ta vẫn coi Thổ công là Thổ công, Táo quân là Táo quân không lẫn lộn. Dường như vấn đề này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết khi những khái niệm và ý kiến càng trở nên rắc rối với các tên gọi Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ xuất hiện trong những bộ phim dân gian về Táo quân của Trung Quốc. Thực ra thì từ lâu trong các tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam cũng không nói gì đến việc Thổ Công (Thổ Địa, Thổ thần) liên quan đến Táo quân và cũng không tách bạch 3 táo quân ra với tên gọi cụ thể như phim ảnh Trung Quốc. Nếu coi Thổ công chỉ là 1 trong 3 vị Táo quân thì sẽ rất khó giải thích thế nào khi người ta cúng Thổ công trước khi đào đất để xây dựng (nhà cửa, công sở, mồ mả v.v) ở những chỗ hoàn toàn không có người ở trước đó, mà 3 vị Táo quân thì luôn luôn phải đi cùng với nhau và chỉ liên quan đến việc bếp núc. Ngay như trên bàn thờ tổ tiên (nếu không tách riêng ra) thì Thổ công được thờ ở bên trái mà không thấy ai thờ Táo quân trên nhà cả. Như vậy việc cho Thổ Công chỉ là 1 trong 3 Táo quân, sự tích Táo quân chỉ để tô vẽ hình ảnh của 3 cục đầu rau vốn chỉ tồn tại trong bếp mà thôi là không hề có luận cứ vững chắc.

Tết Ông Táo sắp đến, nhân dân khắp nơi chuẩn bị nghe những lời phán bảo của Ngọc Hoàng, và trên môi người Hà Thành vẫn luôn nở nụ cười nhân ngày Ông Công, Ông Táo, khi vấn đề lai lịch vẫn còn là một dấu hỏi.

Nguyễn Hạnh

Kính mọi người góp ý.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo một số tư liệu thì vẫn ghi là Táo quân là bộ ba Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ. Thổ Công coi sóc nhà cửa, Thổ Địa coi việc bếp núc và Thổ Kỳ coi việc chợ búa.

Tuy nhiên, theo YPN thì không đúng

Vì 01 miếng đất chưa xây nhà, thì vẫn có ông thổ công và khi xây nhà chúng ta vẫn thường cúng động thổ với ông thổ công

Lúc này làm gì có ông thổ địa (ông táo).

Khi xây nhà xong, xây bếp thì mới có ông thổ địa.

Vì có lẽ dựa vào truyện tích của vua bếp và cái bếp xưa có 3 chân, nên gán ghép luôn cho ông thổ công thôi.

Hihi ngày xưa bà thổ kỳ cung có 2 chồng, vi phạm luật hôn nhân gia đình đó :D

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tục ngữ dân tộc Việt có câu:

"Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá".

Từ đó suy ra: Thổ Công không phải ông Táo. Vì Thổ Công quản đất, ông táo quản gia. Bởi vậy, trong truyền thuyết dân gian Việt mới có sự tích ông Táo lên Trời với sớ Táo Quân báo việc quản gia.Tề Thiên Đại thánh muốn hỏi việc cũng gọi Thổ công chứ không gọi ông Táo. Theo tôi YPN nhận xét đúng đấy!

Xin xem thêm:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Yeuphunu

Có một chi tiết không rõ ràng lắm, nếu ta thờ Thần Thổ Địa - Thần Tài và cũng thờ Ông Táo thì Thổ Địa trong hình Ông Táo với Thổ Địa thờ cùng Thần tài có ý nghĩa khác nhau không?.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Yeuphunu

Có một chi tiết không rõ ràng lắm, nếu ta thờ Thần Thổ Địa - Thần Tài và cũng thờ Ông Táo thì Thổ Địa trong hình Ông Táo với Thổ Địa thờ cùng Thần tài có ý nghĩa khác nhau không?.

Thân mến.

HÌnh ông Táo có Thổ Địa đâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Em xin trích lại:

Táo Quân gồm ba vị Thần: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.

Ba Thần Táo nầy gọi chung là: Định Phúc Táo Quân.

(Ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức nầy do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà).

Danh hiệu của 3 vị Táo Quân là:

● Thổ Công: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.Thổ Địa: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. ● Thổ Kỳ: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Yeuphunu

Có một chi tiết không rõ ràng lắm, nếu ta thờ Thần Thổ Địa - Thần Tài và cũng thờ Ông Táo thì Thổ Địa trong hình Ông Táo với Thổ Địa thờ cùng Thần tài có ý nghĩa khác nhau không?.

Thân mến.

@Hoangnt

Hiện nay có các tài liệu khác nhau để nói về đề tài này.

Tuy nhiên, các tài liệu đó đều chưa rõ.

Vậy YPN chỉ có thể dựa vào sự logic và tính hợp lý để khẳng định rằng Thổ công và Táo quân là hai thần khác nhau, vì:

Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thần cai quản đất đai (có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức ). Lễ cúng Thổ công có thể tiến hành vào thời điểm tốt (giờ hoàng đạo) trước khi động thổ (đào đất) để xây dựng.. Thổ công hiện diện ở mọi nơi, trừ nơi có nước (Đất có Thổ công, sông có Hà Bá).

Thần bếp (Táo quân, ông Táo, vua bếp, ông đầu rau) là 3 thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Thú vị một điều là tuy gọi là ông Táo nhưng lại là 2 ông 1 bà. Táo quân chỉ hiện diện trong bếp mà thôi.

Một số tài liệu gán ghép cho Táo quân là bộ ba Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ và cho rằng Thổ Công coi sóc nhà cửa, Thổ Địa coi việc bếp núc và Thổ Kỳ coi việc chợ búa.

Chồng mới là Thổ Công, trông nom việc trong bếp

Chống cũ là Thổ Địa, trông nom việc trong nhà

Vợ là Thổ Kỳ, trông nom việc chợ búa

Theo tôi hiểu thì ngày xưa người ta đun bếp bằng rơm, rạ, củi trên các bếp có 3 cục đầu rau nặn bằng đất sét (3 trụ bằng đất sét để đặt nồi cho vững), và sự tích Táo quân/thần bếp liên quan đến 3 cục đầu rau này. Người ta nghĩ ra câu chuyện 2 ông chồng và 1 bà vợ để tô vẽ cho 3 cục đầu rau

Nó khó có thể liên quan đến Thổ công - là vị thần quản lý đất đai, có thể tồn tại ở những chỗ hoàn toàn vắng mặt các thần bếp, cũng giống như người ta nói "núi có sơn thần", thì vị sơn thần ấy có lẽ cũng đóng vai trò giống như thổ công ở đồng bằng, trong thế giới tâm linh họ đều được coi như là các vị thần trấn giữ vùng đất đồng bằng hay đất núi đó, không cho ma quỷ xâm phạm. Còn trong phạm vi gia đình thì thổ công trấn giữ nhà cửa, bảo vệ cho gia chủ khỏi mọi tai ương.

Nếu coi Thổ công chỉ là 1 trong 3 vị Táo quân thì sẽ giải thích thế nào khi người ta cúng Thổ công trước khi đào đất để xây dựng (nhà cửa, công sở, . v.v) ở những chỗ hoàn toàn không có người ở trước đó, mà 3 vị Táo quân thì luôn luôn phải đi cùng với nhau và chỉ liên quan đến việc bếp núc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là 2 bức tranh Ông Táo và Ông Công.

Nhờ ACE dịch giùm ra tiếng Việt nội dung bức hoành phi và đôi câu đối của hai bức tranh trên.

Thanks.

Posted Image Bức tranh dân gian về ông Táo

Tranh ông Công

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là 2 bức tranh Ông Táo và Ông Công.

Nhờ ACE dịch giùm ra tiếng Việt nội dung bức hoành phi và đôi câu đối của hai bức tranh trên.

Thanks.

Posted Image Bức tranh dân gian về ông Táo

Tranh ông Công

Posted Image

Posted Image Bức tranh dân gian về ông Táo

Tranh ông Công

Posted Image

Cảm ơn bạn cung cấp hai tranh dân gian Việt Nam thật là hay, rò ràng Ông Thổ Thần và Ông Táo không dính dáng gì nhau. Tranh Ông Táo (Đầu Rau=lướt=Táo) có hai ông hai bên và giữa là bà. Hoành phi là chữ “Táo Quân Vị” (Vị là Người=Ngài=Ngôi=Mối=Mùi=Vui=Vị).Câu đối hai bên là “Tháng Biến Bất Hoa”, “Năm Từng Bần Qúi” là lời răn: Trong tháng có thay đổi, lúc chẳng được gì, lúc được nhiều; trong năm cũng từng khi nghèo, từng khi sang;(người nhà liệu mà cư xử). Tranh Thổ Thần có hoành phi là “Thổ Công Vị”, câu đối là “Thổ phần phù trợ; Trạch thượng bình an” tức có Thần Đất giúp thì nhà ở trên được bình yên. Cái hay là Thổ thần có bà ngồi bình đẳng bên cạnh, rõ ràng là bà vợ chứ không phải nàng hầu. Tư duy Việt quả là tự do bình đẳng, dù là Thần cũng có vợ, tất phải đẻ con như dân thường.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites