Thủy Tiên

Mộ cổ Trung Quốc: Những thông tin quý giá về tục tế người cổ xưa

1 bài viết trong chủ đề này

Mộ cổ Trung Quốc: Những thông tin quý giá về tục tế người cổ xưa

Các nhà khảo cổ vừa phát hiện một ngôi mộ cổ ở phía đông Trung Quốc, ngôi mộ 2.500 năm tuổi chứa gần 48 nạn nhân của tục tế người và những di vật quý giá khác, chính vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hé mở những thông tin về các Nghi lễ cúng tế có từ thời Khổng Tử.

Posted Image

Theo Xu Changqing, trưởng nhóm khảo cổ, ngôi mộ được phát hiện vào tháng 1 năm 2007 sau khi cảnh sát bắt giữ những tên cướp tấn công vào khu vực này ở tỉnh Jiangxi. Hầm mộ được thiết kế dành cho tộc trưởng của một gia đình quý tộc và chứa 47 tử thi đặt cạnh nhau.

Một trong những di vật ấn tượng nhất phát hiện trong ngôi mộ là một thanh kiếm có màu đen, vàng và đỏ máu chạm trổ những con rồng. Xu mô tả thanh kiếm này đẹp nhất và được bảo quản tốt nhất từng được phát hiện tại vùng này của Trung Quốc. Thêm vào đó là những di vật bằng vàng và đồng cùng với những bộ áo lụa tinh tế.

Nhưng Xu, một học giả thuộc Viện Khảo cổ Jianxi, cho biết phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là phần lớn xác chết là những người bị hy sinh để có thể phục vụ chủ nhân của mình trong cuộc sống vĩnh hằng.

Nhiều nhà quý tộc đã sắp đặt cho người hầu của mình, thê thiếp hoặc những người thân cận chết theo sau khi chết để họ có thể du hành vào cuộc sống kế tiếp của mình. Xu giải thích: Vào thời đó, những vị cầm quyền tin rằng họ có thể sống cuộc sống kiếp sau tương tự như cuộc sống trên trái đất.

Posted Image

Di vật được tìm thấy bao gồm các đồ đồng, vàng và một thanh kiếm trang trí công phu.

Ảnh: National Geographic

Ngôi mộ Jiangxi là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất trong thập kỷ ở khu vực này của Trung Quốc.

Hiến tế người tập thể

Tục tế người được ghi lại trong những văn tự đầu tiên của Trung Quốc cách đây khoảng 4000 năm, khoảng đời nhà Shang. Những vị vua - chiến binh thời đó dựa vào những thầy cúng để giao tiếp với tổ tiên và dâng lên họ động vật hoặc con người để cầu chiến thắng trong những trận chiến và cầu mưa để chấm dứt hạn hán. Những lời cầu khấn cho một thế lực siêu nhiên từng được ghi lại bằng chữ tượng hình khắc trên những mẩu xương tiên tri đã được các nhà khảo cổ và bảo tàng thu thập trong suốt thế kỷ gần đây.

Herbert Plutschow, chuyên viên về triều Shang của Trung Quốc tại Đại học UCLA, cho biết: Theo những chữ tượng hình đã giải mã được, có đến 37 hạng hiến tế máu và thực phẩm dưới triều nhà Shang.

Các nhà lãnh đạo dựa vào những trận chiến lễ nghi, hiến tế, và tục thờ cúng tổ tiên để hợp thức hóa quyền cai trị của mình và một số người đã cưỡng chế gia nhân của mình đi theo họ vào cõi chết.

Plutschow phát biểu, Nước Trung Quốc ngày xưa được xây dựng trên nền tảng hiến tế. Và không có giả thiết nào về sự lập quốc của Trung Quốc được đưa ra mà không nhắc đến hiến tế hoặc hệ tư tưởng hiến tế. Nhưng trong khoảng thời gian xây dựng ngôi mộ, triết gia Khổng Tử bắt đầu lên án tục hiến tế và kêu gọi bãi bỏ lệnh này. Xu nói: Khổng Tử dành cả cuộc đời để lên án những buổi hiến tế đẫm máu. Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử hình thành quá trễ để cứu những người bị hiến trong hầm mộ Jiangxi và học thuyết của ông phải mất hàng kỷ mới có thể đánh bật được tục lệ này.

Lịch sử của tục hiến tế

Adrienne Mayor, học giả về huyền thoại và lịch sử tại Đại học Stanford, cho biết tế người được áp dụng rộng rãi bởi nhiều nền văn minh khác nhau nhưng đã ít phổ biến hơn trong những nền văn hóa khác trong cùng thời đại. Nhiều nền văn hóa trên thế giới tiến hành hiến tế người vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Aztec, La Mã, Hy Lạp, Ai Cập, Mông Cổ và Maya.

Tiếp theo trục lịch sử này, các nhà hiền triết như Khổng Tử ở Trung Quốc, Đức Phận ở Ấn Độ và Socrates ở Hy Lạp chống lại hiến tế và tục tế người dần dần hiếm đi. Phần lớn các nền văn minh đều thay thế tục tế người bằng những nghi thức biểu trưng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hiến tế còn kéo dài đến đầu thời kỳ nhà Minh, tức khoảng 1368 đến 1644 sau Công nguyên.

Hoàng đế Yongle, người giám sát thiết kế và thi công Tử Cấm thành, Bắc Kinh cách đây 6 thế kỷ ra sắc lệnh cho những thê thiếp của mình phải theo ông ta đi vào cõi vĩnh hằng.

David Keightley, chuyên viên về lịch sử Trung Quốc tại Đại học California, Berkeley, cho biết tục tế người nhấn mạnh vào tầm quan trọng của lòng trung thành và trách nhiệm ở Trung Quốc cổ đại. Dâng hiến sinh mạng con người nói lên mức độ ràng buộc của sự say mê, sự phục tùng, những điều được cho là mạnh hơn bản thân sự sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay