Posted 11 Tháng 12, 2010 KHÔNG CÓ PHẢN VẬT CHẤT. Kính thưa quí vị quan tâm.Chúng tôi - nhân danh Lý học Đông phương được phục hồi từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huyền vĩ ở bờ nam sông Dương tử - đã xác định ba vấn đề mang tính tiên tri liên quan đến khoa học hiện đại:1 - Không có hành tính thứ X trong hệ Mặt trời.* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb Đại học Quốc gia T/p HCM. Sự việc đã nghiệm đúng: Năm 2005 các nhà Thiên văn học thế giới với đa số đã không thừa nhận Diêm Vương tinh là hành tinh thứ IX (Riêng cá nhân tôi, nhân danh Lý học Đông phương - xác định hành tinh thứ IX là một hành tinh quan trọng trong hệ Mặt trời).2 - Không có nước trên mặt Trăng.Topic "Lời tiên tri 2009" - Diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn.Theo cách hiểu về khái niệm nước như trên trái Đất. Sự việc nghiệm đúng. Các nhà khoa học Ấn Độ và Nasa - được coi là tìm ra nước trên mặt Trăng đã ngưng các công trình nghiên cứu của họ.3 - Không có Hạt của Chúa.Topic "Lời tiên tri 2008" và ngay trong mục "Dự báo và chứng nghiệm" này.Tháng 11. 2010 máy Gia tốc Hạt lớn nhất thế giới ở biên giới Pháp - Thụy Sĩ, sau khi thực nghiệm đầy đủ qui trình của nó đã kết thúc và các nhà khoa học tham gia thí nghiệm không tìm thấy Hạt Của Chúa như mục đích thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cũng giống như kết quả trước đó nhiểu năm của máy Gia tốc Hạt đặt tại Hoa Kỳ: Không có Hạt của Chúa.Kính thưa quí vị.Đến nay, một vấn đề lớn của khoa học hiện đại mang tính lý thuyết lại đặt ra một giả thuyết cho sự tồn tại của phản vật chất. Một lần nữa cá nhân tôi - nhân danh sự hiểu biết về Lý học Đông phương còn hạn hẹp vì còn tiếp tục khám phá - xin được khẳng định rằng: Không có Phản vật chất theo đúng khái niệm của từ này bằng bất cứ ngôn tự của quốc gia nào.Khác với ba lần xác định mang tính tiên tri trước đây - chúng tôi chờ đợi sự chứng nghiệm từ những thí nghiệm của khoa học - lần này chúng tôi có thể phản biện nhân danh Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử , một thời huyền vĩ bên bờ Nam Dương tử để minh chứng cho luận điểm của mình. Bởi vì, chúng tôi cho rằng: Thời gian để tri thức khoa học hiện đại và những phương tiện hiện đại của nền văn minh hiện nay chưa đủ khả năng để chứng nghiệm vấn đề này. Do đó, chúng tôi không chờ đợi khoa học chứng nghiệm. Tuy nhiên, vấn đề còn lại là điều kiện và thời gian. Có thể truyền nhân của tôi, hoặc những học giả có cùng quan điểm về lịch sử văn hiến Việt với sự thống nhất nguyên lý căn để của Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến Việt sẽ minh chứng điều này. Bởi vậy, nó có thể là sự phản biện ngay bây giờ , hoặc hàng chục năm sau.Xin qui vị tham khảo bài viết dưới đây trên Bee.net.vn =======================================================Phát minh vĩ đại của “người kỳ lạ nhất”11/12/2010 06:49:45 Người kỳ lạ nhất (The Strangest Man) là tựa đề cuốn sách mới đây của Graham Farmelo viết về Paul Dirac (1902 – 1984), thiên tài khoa học lỗi lạc của thế kỷ 20. Ông đã tiên đoán sự tồn tại của phản vật chất (anti – matter) – một trong những phát minh khoa học vĩ đại nhất của mọi thời đại.Một phương trình tuyệt đẹpCó thể nói ba mươi năm đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hoàng kim của lịch sử khoa học với sự xuất hiện của thuyết tương đối hẹp (1905), thuyết tương đối rộng (1915) của Einstein và thuyết lượng tử, sản phẩm của nhiều trí tuệ lớn (Bohr, Schrodinger, Heisenberg, Dirac…). Cho đến năm 1927, cơ học lượng tử do Schrodinger và Heisenberg phát biểu mới ở dạng phi tương đối, nghĩa là chưa tính đến thuyết tương đối 1905 của Einstein. Kết hợp cơ học lượng tử này với thuyết tương đối là nhu cầu tất yếu và là khát vọng của tất cả các tên tuổi lớn thời đó.Paul Dirac đang giới thiệu một phương trình toán học. Ảnh: Sandra Hoogeboom. Tháng 10/1927, trong hội nghị Solvay (Brussels) nổi tiếng với cuộc tranh biện huyền thoại Bohr – Einstein, khi được biết Dirac cũng đang theo đuổi bài toán trên, Bohr nhắc nhở: “Klein đã giải rồi, còn gì nữa!” Vào thời điểm đó, Dirac tuy đã đủ nổi tiếng để ngồi “bàn đầu”, nhưng cũng mới 25 tuổi và là đại biểu trẻ nhất hội nghị, còn Bohr thì đã cùng chiếu với Einstein. Mặc dù vậy, Dirac không hề bận tâm với nhắc nhở của Bohr vì ông biết chắc, không chỉ công trình của Klein mà tất cả các công trình lượng tử tương đối hiện có đều sai. Bản thân Dirac cũng đã xoay đủ cách và phải đến cuối tháng 11/1927 mới đột nhiên viết ra một phương trình đẹp và lạ đến sửng sốt. Về hình thức, nó đẹp như phương trình tương đối rộng của Einstein, nhưng lại chẳng giống phương trình nào đã từng biết vì có tới bốn phần liên quan và cả bốn đều quan trọng. Về nội dung, phương trình này “tiên đoán” chính xác tất cả các đặc trưng cơ bản của electron, từ khối lượng, spin, đến đặc trưng từ, tất cả đều hiện ra một cách tự nhiên như trời sinh ra thế. Phương trình đẹp và lạ đến nỗi chính Dirac cũng không dám tin. Ông im lặng cho đến tận đầu năm 1928 mới gửi kết quả đến Royal Society dưới dạng một bài báo: Lý thuyết lượng tử của electron. Ngay khi xuất hiện (2/1928), bài này đã gây chấn động lớn trong giới vật lý quốc tế. Max Born nói: “Phương trình là một kỳ tác”. Heisenberg thốt lên: “Ông ấy (Dirac) quá thông minh, không ai sánh được”. Còn Jordan lúc ấy đang cùng Wigner cũng tìm kiếm một phương trình lượng tử tương đối thì bị sốc đến mức sinh trầm cảm.... Nhưng khó tin Ý tưởng của Dirac quá mới mẻ so với thời đại, nên chẳng mấy ai tin. Ngày đó người ta chưa quen với việc lý thuyết đi trước, tiên đoán sự tồn tại của một hạt mà thực nghiệm chưa biết. Mặc dù rất đẹp, theo Heisenberg, phương trình Dirac là sai vì nó tiên đoán bức tranh không thể hiểu được về năng lượng electron: electron tự do lại có năng lượng cả dương lẫn âm. Tháng 6.1928 Heisenberg viết cho Pauli “Lý thuyết (Dirac) vẫn là chương buồn thảm nhất của vật lý hiện đại”. Chính Dirac cũng rất khó chịu với phương trình của mình dù ông tin vào tính chính xác toán học của nó. Tháng 10/1928, Dirac đưa ra giả thuyết về lỗ trống (hole). Theo ông, trong biển electron năng lượng âm có những chỗ trống năng lượng dương, gọi là hole. Khi electron và hole gặp nhau thì cả hai biến mất và phát ra bức xạ. Electron mang điện âm còn hole mang điện dương. Ý tưởng của Dirac quá mới mẻ so với thời đại, nên chẳng mấy ai tin. Ngày đó người ta chưa quen với việc lý thuyết đi trước, tiên đoán sự tồn tại của một hạt mà thực nghiệm chưa biết. Rutherford cho rằng ý tưởng của Dirac là vô nghĩa. Còn Pauli thì viết “cho dù anti-electron có được phát hiện thì tôi vẫn không tin vào ý tưởng hole của ông ấy”. Vào thời ấy, người ta chỉ biết duy nhất proton là hạt mang điện dương, nên thoạt đầu Dirac cho rằng hole là proton. Nhưng theo chính phương trình Dirac thì hole phải có cùng khối lượng như electron, thế mà proton lại nặng hơn electron đến khoảng hai ngàn lần. Một lần nữa rơi vào bế tắc! Đầu 1931, khi xây dựng lý thuyết về đơn cực từ (magnetic monopole), Dirac đi đến kết luận trong tự nhiên không chỉ có hai hạt electron và proton, mà còn phải có các hạt cơ bản khác. Ông viết “hole nếu tồn tại phải là một loại hạt mới, mà thực nghiệm chưa biết. Hạt này có cùng khối lượng và khác dấu về điện tích với electron. Ta có thể gọi hạt đó là phản-electron (anti-electron)”.Suýt từ chối Nobel Tháng 8/1932, khi nghiên cứu các tia vũ trụ, Carl Anderson đã ghi nhận dấu vết của một hạt có các đặc trưng chính xác như hole hay phản electron của Dirac, mà ông đề nghị gọi là positron (posi ngụ ý “dương” – hạt giống electron nhưng mang điện dương). Muộn hơn một chút, Blackett và Occhialine ở Cambridge cũng có những quan sát tương tự. Họ tuyên bố “thí nghiệm phù hợp tuyệt vời với lý thuyết Dirac”. Và như vậy, thực nghiệm đã khẳng định sự tồn tại của positron đúng như Dirac tiên đoán!Bìa cuốn Người kỳ lạ nhất Dù vậy, lý thuyết Dirac vẫn quá lạ lùng nên phải đến gần cuối năm 1933 đa số các nhà lý thuyết mới đồng thừa nhận sự đúng đắn của nó. Ngày 9/11/1933, Stockholm thông báo cho Dirac rằng ông được nhận giải Nobel Vật lý cùng với Schrodinger. Là người không ưa giới truyền thông, Dirac định từ chối, nhưng Rutherford đã kịp khuyên “việc từ chối chỉ làm cho ông càng nổi tiếng hơn”. Và thế là, Dirac trở thành người trẻ nhất nhận Nobel Vật lý, ở tuổi 31. Sau này chúng ta biết là không chỉ electron, mà nhiều hạt khác cũng có phản hạt của mình, proton và phản proton, quark và phản quark, hay nói rộng ra, vật chất (matter) và phản vật chất (anti – matter). Dirac đã tiên đoán tồn tại phản vật chất khi ông mới 25 tuổi. Trải qua hơn 80 năm kể từ phát minh vĩ đại này, vật lý đã chiêm ngưỡng nhiều tiên đoán kỳ diệu khác, nhưng như Gottfried viết nhân dịp 100 năm ngày sinh của Dirac: “Tiên đoán về phản vật chất của ông vẫn đứng tách riêng ra như một tượng đài của niềm tin mãnh liệt vào tư duy lý thuyết thuần tuý, không có bất kỳ gợi ý thực nghiệm nào và vào các quy luật tổng quát sâu sắc của tự nhiên”.Nguyễn Trần - Viện Vật lý, viện Khoa học & công nghệ Việt Nam- Báo SGTT Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2010 Lần đầu chế tạo thành công "phản vật chất" Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học châu Âu đã chế thành công "phản vật chất". Đây là một bước đột phá vật lý đáng kinh ngạc, khiến bộ phim bon tấn "Thiên thần và Ác quỷ" của Hollywood có thể không còn là giả tưởng nữa. Trong bộ phim viễn tưởng Star Trek, một lò phản ứng phản vật chất đã cung cấp năng lượng vận hành tàu vũ trụ Enterprise. Ảnh Rex Features. Các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) ở Geneva vừa tuyên bố đã thu được hàng chục nguyên tử "phản vật chất" hydro (có thể gọi là phản hydro) - một kỳ công kỹ thuật giúp tăng cường đáng kể việc nghiên cứu một trong những câu đố hóc búa nhất của vật lý hạt nhân. Theo báo Telegraph, quá trình thâu tóm "phản vật chất" này chỉ diễn ra trong 1/6 giây. Tuy nhiên, 38 nguyên tử phản hydro thu được hầu như không tạo bất kỳ "mối đe dọa nào đối với Tòa thánh Vatican" như các nhà văn tưởng tượng ra. Chúng cũng không thể vận hành một tàu vũ trụ như khắc họa trong bộ phim viễn tưởng Star Trek. Dẫu vậy, giới chuyên môn vẫn ca ngợi thành tựu này như một bước đột phá quan trọng, có thể giúp các nhà vật lý phát triển, nhận biết sâu hơn về bản chất và nguồn gốc của vũ trụ. "Nó có thể khởi động các thử nghiệm với kết quả là mang tới những thay đổi đáng kể cho nhận thức hiện thời về vật lý hạt cơ bản hoặc xác nhận những gì chúng ta đã biết cho đến nay", giáo sư Rob Thompson - Trưởng khoa Vật lý và Thiên văn tại Đại học Calgary và cũng là một trong những nhà khoa học hàng đầu đứng sau dự án, nhận định. Khái niệm về phản hạt, hay phản vật chất đầu tiên xuất hiện trong lý thuyết. Theo một giả thuyết được nhà vật lý lý thuyết xuất chúng người Anh Paul Dirac đưa ra vào năm 1931, phản vật chất là vật chất thông thường bị đảo ngược. Khi năng lượng biến đổi thành vật chất, một hạt và một phản hạt (hình ảnh phản chiếu của hạt) được tạo thành. Giữa hạt và phản hạt có những đặc trưng trái ngược nhau; hoặc điện tích trái dấu, hoặc chuyển động quay ngược chiều nhau v.v... Các nguyên tử thông thường bao gồm những hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm quay xung quanh. Ngược lại, các phản nguyên tử của chúng sẽ có hạt nhân mang điện tích âm và các hạt quay xung quanh mang điện tích dương. Khi các hạt và phản hạt va chạm, chúng tiêu diệt lẫn nhau và giải phóng năng lượng. Tương tự, khi các vật chất (gồm các hạt) và phản vật chất (gồm các phản hạt) gặp nhau, chúng ngay lập tức thủ tiêu nhau và tạo ra sự bùng nổ năng lượng. Vì lý do này, phản vật chất từ lâu đã trở thành một yếu tố hấp dẫn và ma quái trong khoa học viễn tưởng. Về mặt lý thuyết, chỉ 0,5kg phản vật chất cũng chứa đựng sức mạnh hủy diệt mạnh hơn một quả bom khinh khí lớn nhất. Tuy nhiên, việc chế tạo và cất giữ dù một lượng rất nhỏ phản vật chất cũng tốn kém và khó khăn tới mức triển vọng để sử dụng chúng nhằm chế tạo một vũ khí hủy diệt tối thượng vẫn còn xa vời. Giáo sư Thompson tiết lộ, 38 nguyên tử phản vật chất mà các nhà khoa học vừa chế thành công thậm chí không đủ để đun nóng một tách cà phê. Giáo sư Mike Charlton, một thành viên nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Swansea (Anh), cho biết thêm: Hydro là dạng nguyên tử đơn giản nhất và phản hydro là dạng phản vật chất dễ nhất có thể chế được trong phòng thí nghiệm. Hy vọng, việc tìm hiểu về nó sẽ cho phép chúng tôi làm sáng tỏ lý do tại sao hầu như tất cả mọi thứ trong vũ trụ đã được biết đến bao gồm vật chất là chủ yếu, còn lượng phản vật chất là rất nhỏ. Các nhà khoa học tin rằng, khi vũ trụ ra đời cách đây gần 14 tỉ năm từ vụ nổ Big Bang, một lượng vật chất và phản chất ngang bằng nhau đã được sinh ra. Dẫu vậy, vũ trụ ngày nay hoàn toàn nằm dưới sự thống trị của vật chất thông thường. Điều này cũng tốt, vì nếu không, vũ trụ sẽ là nơi rất nguy hiểm để sống. Nhưng nó làm nảy sinh một câu hỏi từ lâu đã gây đau đầu cho giới khoa học là: Tất cả các phản vật chất hình thành từ vụ nổ Big Bang đã mất đi đâu? ================================= Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...2#ixzz186K2ycR4 http://www.xaluan.com/raovat Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2010 Vì sao chúng ta có thể sống sót? Một ngày, bạn có thể đột ngột biến mất khỏi cõi đời này mà chưa kịp hiểu gì cả. Nguyên nhân là bạn đã gặp phải “phản vật chất” của mình. Sau 37 năm nghiên cứu, các nhà khoa học vừa tìm ra ra một bằng chứng cực kỳ quan trọng giải thích khả năng sống sót của bạn: vật chất có tính ổn định cao hơn phản vật chất. Máy dò hạt Babar. Đây là kết quả nghiên cứu của hơn 600 nhà khoa học thuộc 75 học viện khác nhau trên thế giới (Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Anh, Italia, Na Uy, Nga và Mỹ). Với sự giúp đỡ của một máy dò hạt (detector) tên là Babar, nặng 1.200 tấn ở Stanford, California, họ đã chứng minh được rằng: hạt B meson (gồm một cặp quark và antiquark) có tính ổn định cao hơn phản hạt của nó. Vật chất và phản vật chất Trước vụ nổ Big Bang, vũ trụ của chúng ta chỉ là một điểm vô cùng nhỏ với một nguồn năng lượng vô cùng lớn. Chưa có không gian, thời gian, vật chất. Sau vụ nổ, năng lượng bung ra, hình thành các hạt (tạo nên vật chất) và các phản hạt (tạo nên phản vật chất). Theo lý thuyết thì: * Lượng vật chất và phản vật chất bằng nhau. * Vật chất và phản vật chất (dưới dạng các hạt) biến động không ngừng. Chúng có thể xuất hiện hoặc biến mất liên tục. Xác suất để một hạt hay phản hạt tồn tại trong một thời gian nhất định gọi là tính ổn định. * Nếu một hạt vật chất gặp phản hạt của nó, mà cả hai cùng có tính ổn định ngang nhau, chúng sẽ biến mất. Vì 3 lý do trên nên vật chất phải có tính ổn định cao hơn phản vật chất một chút, nếu không toàn bộ vũ trụ sẽ biến mất. Năm 1964, lần đầu tiên nhà vật lý thiên tài người Nga Andrei Sakhrov chứng minh được sự tồn tại của một hạt mà phản hạt của nó kém bền vững hơn: đó là hạt K meson. Sau đó ông đã đưa vào ngành vật lý một khái niệm mới để miêu tả hiện tượng này: hiện tượng vi phạm CP (charge-parity violation: vi phạm trạng thái cân bằng giữa vật chất và phản vật chất). 37 năm liền, các nhà khoa học đã tìm mọi cách để chứng minh rằng hiện tượng vi phạm CP cũng xuất hiện ở các hạt khác nữa, mà trước tiên là ở hạt B meson, song đều không thu được kết quả. Các vấn đề còn lại Với việc tìm ra bằng chứng “vi phạm CP” ở hạt B meson, các nhà vật lý đã tìm ra hai loại hạt có độ ổn định lớn hơn phản hạt, góp phần chứng minh rõ hơn quá trình hình thành vật chất sau vụ nổ Big Bang. Tuy nhiên, lượng vật chất tồn tại trong vũ trụ hiện nay vẫn lớn hơn lượng phản vật chất rất nhiều. Có thể, “trong vũ trụ còn tồn tại một thứ gì đấy mà chúng ta chưa biết”, Steward Smith, phát ngôn viên của nhóm khoa học, nói. "Hoặc là trong vũ trụ còn tồn tại một số loại hạt khác, có thể quá nặng nên các máy gia tốc (dùng để sản xuất các hạt) không tạo ra được, hoặc trong vũ trụ đang ngự trị những hiện tượng vật lý mà chúng ta còn chưa chưa biết đến", Smith nói. Minh Hy (theo BBC, CNN, SPIEGEL, 10/7) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 12, 2010 Các nhà khoa học tin rằng, khi vũ trụ ra đời cách đây gần 14 tỉ năm từ vụ nổ Big Bang, một lượng vật chất và phản chất ngang bằng nhau đã được sinh ra. Dẫu vậy, vũ trụ ngày nay hoàn toàn nằm dưới sự thống trị của vật chất thông thường. Điều này cũng tốt, vì nếu không, vũ trụ sẽ là nơi rất nguy hiểm để sống. Nhưng nó làm nảy sinh một câu hỏi từ lâu đã gây đau đầu cho giới khoa học là: Tất cả các phản vật chất hình thành từ vụ nổ Big Bang đã mất đi đâu? Híc! :huh: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 12, 2010 Kính thưa quí vị quan tâm. Việc xác định "Không có Phản vật chất" - nhân danh Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm - không phải là một phương pháp tiên tri huyền bí thường thấy trong xã hội Đông phương. Mà nó là kết quả của một sự tiếp thu hệ thống tri thức cổ Đông phương để phân tích và kết luận về một giả thuyết khoa học hiện đại. Điều này tương tự như kết luận cách đây hơn hai năm, trước khi cỗ máy LHC vận hành lần đầu tiên và bị hỏng vào năm 2008 - cũng nhân danh Lý học Đông phương phục hồi từ nền văn hiến Việt với lịch sử trải gần 5000 năm - rằng: "Không có Hạt Của Chúa" và mục đích của cuộc thí nghiệm LHC không đạt được. Trong kết luận mang tính tiên tri về "Hạt Của Chúa", chúng tôi chỉ hứa sẽ phân tích, nếu được quan tâm. Nhưng trong quá trình chờ đợi hơn hai năm cho kết quả của cuộc thí nghiệm, chúng tôi nhận được nhiều lời chỉ trích phi khoa học và thiếu thiện chí. Nên chúng tôi thấy không cần thiết phải chứng minh về mặt lý thuyết mang tính phản biện những giả thuyết khoa học dẫn đến thí nghiệm đi tìm "Hạt của Chúa". Tuy nhiên, trong trường hợp này, kết quả của cuộc thì nghiệm đã chứng minh cho kết luận của chúng tôi: Thí nghiệm đã được thực hiện một cách hoàn chỉnh vào tháng 11 - 2010 và các nhà khoa học tham gia thí nghiệm đã không công bố sự tồn tại "Hạt của Chúa", sau thí nghiêm. Nhưng, với kết luận "Không có phản vật chất" thì khó có thể làm một thực nghiệm chứng minh chân lý như đối với "Hạt Của Chúa" - Hay nói cách khác theo luận điểm cá nhân tôi: "Không thể có một phương tiện nào của khoa học hiện đại có thể làm một thực nghiệm chứng minh được điều này". Bởi vậy, để giải quyết vấn đề này chỉ có thể minh chứng trên cơ sở lý thuyết theo tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học được coi là đúng. Cũng như đặt vấn đề "Phản vật chất" cũng chỉ trên cơ sở lý thuyết. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng: Để chứng minh cho vấn đề này hoàn toàn không đơn giản theo kiểu phân tích danh từ "phản vật chất". Mà là phân tích sai lầm bởi quan niệm về sự tồn tại của phản hạt và cấu trúc gọi là "nguyên tố phản vật chất" được tạo ra từ phản hạt. Chính vì tính phức tạp đó, mà chúng tôi cần thời gian để trính bày những luận cứ của minh. Điều kiện để chứng minh chính là tính cảm hứng khoa học. Để bảo đàm tính cảm hứng đó, tránh những chỉ trích gây phiến não và ảnh hưởng của nó làm công việc không liên tục, tôi thực hiện điều này trong thời gian phân tích trên blog của cá nhân. Nếu được quan tâm, xin quý vị tham khảo những bài viết trình bày những luận cứ liên quan đến việc chứng minh "Không có phản vật chất theo đường link dưới đây: http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet...=1&mid=1505 Sau khi chúng tôi hoàn thành bài viết trên blog, sẽ xin được đưa toàn văn luận đề vào topic này để cùng quí vị chia sẻ, chỉ ra những điều cần bổ sung để hoàn thiện, hoặc sai lầm của bài viết trên cơ sở tiêu chí khoa học. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị. Share this post Link to post Share on other sites