Thiên Sứ

Tại Sao Gọi Chúng Tôi Là 'nỗi Nhục Quốc Thể'?

15 bài viết trong chủ đề này

Tại sao gọi chúng tôi là 'nỗi nhục quốc thể'?

Tòa soạn - Thứ Sáu, 10/12

Theo SGTT.VN - Nhân đọc loạt bài "Lấy chồng xa xứ" đăng trên SGTT, bạn đọc Trần Thị Nguyên đã có bài viết phản hồi. SGTT xin đăng ý kiến này.

Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi.

Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ!

Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.

Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi?

Posted Image

Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương". Trong ảnh là một đám cưới Việt - Hàn (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được "chấm", chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy.

Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.

Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là "nỗi ô nhục quốc thể" từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở. Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi?

Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi.

Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy.

Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư. Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được.

Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi?

Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.

Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam.

Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

Trần Thị Nguyên

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao gọi chúng tôi là 'nỗi nhục quốc thể'?

Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.

.

Hiz hiz. chia sẽ nỗi buồn với các bạn gái lấy chồng ngoại trong bài viết này

:huh: http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

(trích tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa)

Các cô gái Việt nam là công dân của nước "Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" hoàn toàn có quyền muốn xây dựng hạnh phúc theo đúng pháp luật Việt Nam ở bất cứ đâu:

Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp

Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn.

nhưng khi đã chọn lựa và an bài số phận mình thì không thể đổ lỗi như thế này:

Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ.

cái nhìn của cô gái này quá lệch lạc ở một vài hiện tượng "con sâu là dầu nồi canh". Hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc Việt Nam những người đàn ông Việt Nam khi tổ quốc không yêu cầu thì đều bình yên ở chốn quê hương. Khi tổ quốc bị hiểm nguy do giặc ngoại xâm tất cả mọi người đàn ông đều sẵn sàng lên đường và xả thân chiến đấu cho sự bình yên của tổ quốc mà đầu tiên là vì người vợ hiền và những đứa con đã và sẽ có của họ. Rất rất nhiều người khi mang máu xương của mình "Vỗ yên bờ cõi mãi ngàn năm" thì hình ảnh trong đầu của những giây phút cuối cùng chắc chắn là hình ảnh của người vợ hiền,cô gái người yêu,những đứa con.Với những người đàn ông như thế thì khi đất nước không yêu cầu thì bất cứ thời nào lúc nào họ đều là những người chồng, người cha hết mực yêu thương Vợ con.

Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.

Một khát vọng chính đáng rất đáng trân trọng. Miền tây mênh mông đồng ruộng nhưng xây dựng thì hơi khó khăn về vật liệu một chút.

Đất nước mới trải qua bao thăng trầm của khói lửa chiến tranh,mới bình yên xây dựng kinh tế được vài chục năm.Khát vọng của cô gái này chắc chắn cũng là khát vọng cháy bỏng để cho các cấp lãnh đạo đất nước,các nhà khoa học,các nhà kinh doanh ngày đêm trăn trở suy tư để sao cho mọi người đều làm việc có hiệu quả để đều có cơm ăn, áo mặc,nhà ở khang trang,ai cũng đươc học hành......

Với tốc độ phát triển của đất nước hiện nay chắc chắn sẽ không lâu nữa đâu cô gái ạ,khát vọng bình dị của cô sẽ được hiện thực hóa ở mọi nơi của đất nước Việt Nam.

Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư.

Cô gái ạ người Việt Nam chúng ta có truyền thống trung nghĩa với tổ quốc,dân tộc,tổ tiên, mẹ cha nên có câu :"con không chê cha mẹ khó". Vì truyền thống trung nghĩa như thế nên cô gái đi xây dựng hạnh phúc vì một ước mơ vật chất nên mọi người trách móc bởi tất cả mọi người đang ở Việt Nam dù đất nước có khó khăn đến đâu vẫn ở lại không "tha phương cầu thực". Cô gái hãy đừng buồn và hãy muôn ngàn lần cám ơn điều đó vì chính bản chất trung nghĩa đó của người Việt Nam đã tạo ra hình hài sinh đẹp và tố chất phụ nữ Việt Nam cho cô hôm nay để cô đi lấy chồng sau chiều dài hơn 4000 năm thăng trầm của lịch sử Dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia.

Các cô đã lựa chọn, đã xây dựng hạnh phúc ngoài tổ quốc nhưng ở đâu thì các cô đều là gốc Việt Nam. Người Việt Nam có câu "giấy rách giữ lấy lề" nên ở bất cứ đâu các cô hãy cố gắng giữ vẹn nguyên phẩm chất phụ nữ Việt Nam,hãy luôn nhớ về quê hương,nhớ dạy con tiếng Việt. Các cô cố gắng là những nhịp cầu sống để các dân tộc trên thế giới hiểu thêm về cong người Việt Nam,văn hóa việt Nam.

Các cô hãy cố gắng để cho bạn bè khắp năm châu hiểu rằng phụ nữ Việt Nam khi tổ quốc cần thì yêu quê hương đất nước như thế nào, nên Việt Nam mới có danh hiệu cao quý cho người mẹ: "Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tại sao gọi chúng tôi là 'nỗi nhục quốc thể'?

Tòa soạn - Thứ Sáu, 10/12

Theo SGTT.VN - Nhân đọc loạt bài "Lấy chồng xa xứ" đăng trên SGTT, bạn đọc Trần Thị Nguyên đã có bài viết phản hồi. SGTT xin đăng ý kiến này.

Tôi là một trong 40.000 cô dâu Việt trên xứ Hàn. Dù trong hay ngoài nước, ở đâu chúng tôi cũng bị báo chí và dư luận lên án. “Ô nhục”, “món hàng mất giá”, “khinh rẻ”… là những từ thường dùng nhất để nói về chúng tôi.

Chúng tôi đã khiến bao người Việt trong hay ngoài nước cảm thấy xấu hổ!

Tôi và nhiều cô dâu khác không được học hành tới nơi tới chốn, nhưng cũng còn khá hơn nhiều chàng trai làng khác. Tôi sợ hãi ngày mình sẽ ở cùng nhà với những thanh niên ít học, rượu chè, cờ bạc và thô lỗ. Tôi cũng không muốn gia đình tôi mãi mãi chỉ là một túp lều mà cả đời lao động vất vả cũng không thể làm nó khang trang hơn.

Ai sẽ cứu vớt tôi ngoài chính tôi?

Posted Image

Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương". Trong ảnh là một đám cưới Việt - Hàn (ảnh chỉ mang tính minh hoạ).

Trước cuộc phiêu lưu, tôi biết trước con đường sẽ vô cùng vất vả. Trước khi được "chấm", chúng tôi bị nhìn ngắm, thậm chí bị sờ mó như những món hàng. Tôi những tưởng đây là cơ thể tôi, tôi nhịn nhục để thay đổi cuộc đời nhưng hóa ra không phải vậy.

Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa. Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.

Những người con gái quê miền Tây như chúng tôi bị coi là "nỗi ô nhục quốc thể" từ việc chúng tôi bị người nước ngoài kén vợ. Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở. Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi?

Lấy chồng Hàn Quốc rồi, tôi ngộ ra nhiều điều. Dù cách thức đi đến hôn nhân không tốt nhưng tự trong tâm thức người chồng hay vợ đều đã tìm kiếm và mong ước được yêu thương. Nó gắn liền và dần dần hòa hợp chúng tôi.

Tôi biết tình hình các cô dâu Việt ở Hàn Quốc hay Đài Loan tuyệt đại bộ phận là tốt đẹp hoặc bình thường! Tôi nghĩ là có một tỉ lệ khoảng 10 % cô dâu gặp khó khăn và chừng 200 trường hợp “nguy hiểm” trên tổng số 160.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhưng đừng nghĩ người Hàn hay Đài Loan phân biệt chúng tôi. Chính tôi được nhiều bạn Hàn giúp đỡ và chia sẻ. Ở nơi công cộng, người Hàn không phân biệt được tôi là người nước ngoài. Con cái tôi được no ấm, học hành và có một tương lai tươi sáng. Đặc biệt, chúng được sống trong một môi trường văn hóa – xã hội mà ở quê tôi có nằm mơ cũng không thấy.

Tại sao lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

Chính người Việt mới là luồng dư luận làm chúng tôi khổ sở, ưu tư. Tôi đã gặp may khi có được cuộc sống bình thường. Nếu như chẳng may gặp tình huống xấu hơn thì tôi cũng cố xoay sở được. Tôi không thiết gì số phận của mình. Tôi quyết tâm tìm kiếm một cuộc đời khác, dù phải trải qua cực khổ bao nhiêu tôi cũng chịu được.

Xóm tôi có hơn 100 cô dâu có chồng Hàn Quốc, Đài Loan. Nó lan tỏa dần dần và ngày càng rộng ra. Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó. Tôi đã hết sức làm một nàng dâu tốt, chẳng lẽ gia đình chồng lại không rộng mở với tôi?

Tôi nghĩ điều này cũng bình thường. Đôi khi, cả họ hàng nhà chồng tôi kéo về Việt Nam đi du lịch và thăm quê tôi. Ai cũng ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, thức ăn và nhất là dân quê mộc mạc chúng tôi.

Chúng tôi lấy chồng nước ngoài trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam và quốc tế. Chúng tôi đã giữ gìn danh dự của một cô dâu, một người Việt Nam với cộng đồng người Hàn Quốc. Chúng tôi đã lan truyền tên gọi Việt Nam, thức ăn, phong tục tập quán của người Việt vào tận vô số những gia đình xa lạ kia. Chúng tôi đã, đang và sẽ góp phần xây dựng Việt Nam tốt đẹp hơn, đa dạng hơn. Với con số 160.000 và còn hơn thế nữa, chúng tôi sẽ xây dựng một thế hệ vừa khác biệt vừa rất Việt Nam.

Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

Trần Thị Nguyên

Việc làm của các cô là hợp pháp, do đó, tôi không đề cập ở đây khía cạnh pháp lý hay quyền lợi mà chỉ muốn lý giải rằng, tại sao chính những người đồng hương của cô lại gọi cô là "nỗi nhục quốc thể"

Mỗi một dân tộc đều có những hệ thống phẩm chất đẹp đẽ. Những người con dân tộc ấy, ai thể hiện được những phẩm chất đó một cách rõ ràng và nổi bật thì được coi như niềm tự hào, xứng đáng với dân tộc. Những ai thể hiện phẩm chất đó kém cỏi, thậm chí đi ngược lại thì đương nhiên bị coi là nỗi ô nhục của dân tộc, dù cho có hàng đống vàng cũng không sao rửa được tiếng xấu này.

Người Việt Nam qua hàng ngàn năm đã xây dựng được cho mình những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự hào và được những dân tộc khác công nhận và tôn trọng.

Nay tôi phân tích một số ý mà cô đã viết để chúng ta hiểu tại sao các cô bị chính những nhười đồng hương coi là“nỗi nhục quốc thể”:

- Cô viết: tất cả mọi người đùng đùng nổi giận, lấy làm nhục nhã vì cơ thể tôi bị người khác nhòm ngó, chọn lựa.

Rõ ràng các cô đã bị hạ nhục bởi người nước ngoài và tư nguyện chấp nhận sự hạ nhục ấy vì mục đích của mình. Sự tự nguyện chấp nhận bị hạ nhục này chỉ có thể được chấp nhận nếu mục đích là rất cao thượng, vì nghĩa diệt thân. Đằng này, mục đích cũng thật tầm thường, vì miếng cơm manh áo, không thể lấy làm lý do cho sự bị hạ nhục đó.

Thế mà cô không hiểu mà lại lý giải rằng:

Cơ thể tôi dường như là sở hữu của mọi công dân Việt Nam! Thế nên tất cả mọi người đùng đùng nổi giận

Đương nhiên cô biết rõ rằng, cơ thể cô là của cô và không một công dân Việt Nam nào lại đòi sở hữu nó cả. Thế nhưng “ mọi người đùng đùng nổi giận” là vì thấy một thành viên của mình (dân tộc) bị hạ nhục. Sự nổi giận ấy là chính đáng khi người ta vẫn coi cô là một cô gái Việt (tức là cùng dân tộc, nếu cô thuộc dân tộc khác thì có lẽ vẫn bất bình nhưng mức độ khác đi)

Sự nổi giận đó còn được tăng thêm khi thấy có yếu tố nước ngoài, và đương nhiên, vì cô mà bất cứ một người Việt Nam có tự trọng nào cũng thấy như một phần của chính mình bị hạ nhục bởi những kẻ không xứng đáng. Lúc này, trong quan hệ với người nước ngoài, cô không chỉ đại diện cho chính cô mà còn cho một phần, dù là nhỏ bé (nhưng nhậy cảm) của người Việt. Cô đã không nhận thức được vấn đề đó mà còn than vãn:

Trong khi trước đó, tôi bị vùi dập bởi những người đồng hương thì mọi người cho đó là chuyện bình thường.

Rõ ràng là đạo lý, pháp luật nước ta không khi nào cho phép sự vùi dập bất cứ ai. Có thể chỗ này chỗ kia, sụ bất công vẫn còn tồn tại nhưng quyết không phải là tình trạng phổ biến trong cộng đồng Việt. Có thể cô chỉ định bào chữa cho sự tự nguyện bị hạ nhục của mình thôi, nhưng cô đã xóa đi hình ảnh người dân Việt trong cô khi cô thấy rằng, những người Việt hạ nhục cô là bình thường, còn người nước ngoài thì chỉ một vài lần!

Cô viết:

Chúng tôi còn cảm thấy mọi người ít nổi giận vì chúng tôi ngu ngốc trở thành hàng hóa mà thật ra cơn phẫn nộ chính của mọi người xuất phát từ việc chúng tôi cam tâm lấy chồng ngoại và rời bỏ quê hương xứ sở.

Cái này có lẽ cô nhận định lầm hoặc do một vài người lạc hậu, xưa cũ còn sót lại nhưng không phải là số đông. Trong thời đại mới, việc “rời bỏ quê hương xứ sở” là chuyện khá phổ biến, bình thường và cần thiết. Cái chính vẫn là do ngu ngốc trở thành hàng hóa.

Tóm lại, vì mong muốn dễ dàng có cuộc sống vật chất sung túc hơn cho bản thân, các cô đã tự nguyện cam chịu bị hạ nhục bởi người nước ngoài, biến mình thành món hàng hóa, hy sinh tình yêu đôi lứa, xa rời quê hương, làng xóm, đi ngược lại những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chung thủy, chịu thương chịu khó, cần cù, thông minh, tình nhĩa … và hậu quả tất yếu là mọi người các cô là “nỗi nhục quốc thể”?

Cô viết:

Nhưng ai sẽ cứu vớt cuộc đời tôi?

Chính các cô phải làm điều đó. Khi cô cố gắng, hối hận sai lầm thì mọi người dần dần sẽ nhận ra và sẽ giúp cô tận tình.

Tuy nhiên, dù nhất thời mắc sai lầm, nhưng trong huyết quản của cô vẫn có dòng máu tổ tiên Việt. Tôi tin rằng, đến lúc nào đó, dòng máu đó sẽ trỗi dậy và các cô sẽ lại là niềm tự hào của người dân Việt bằng trí thông minh, lòng nhân ái, tự trọng, đức đảm đang cần cù chịu khó của mình.

Tôi cũng rất vui khi thấy những dòng viết của cô về cuộc sống ngày càng hòa hợp, tốt đẹp nơi đất khách.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy thì tại sao mọi người lại gọi chúng tôi là “nỗi nhục quốc thể”?

Trời ạ, có ai mà gọi như thế đâu, ước nguyện được xuất cảnh và lấy chồng ngoại để đổi đời là 1 mong ước hoàn toàn chính đáng thôi mà.

Người ta chỉ đau là ở chỗ : mấy năm gần đây có liên tiếp các vụ giết người, hành hạ các cô dâu Việt bên xứ người, ... bởi bản thân các cô gái trẻ (tương lai còn tươi sáng) khi "dự tuyển" lấy chồng nước ngoài đa số đều nhắm mắt xuôi tay cho số phận "may nhờ - rủi chịu", bất kể người đó hơn mình vài con giáp, hay đui mù sứt mẻ, bệnh tâm thần,... và bất đồng ngôn ngữ.

Bản thân TP đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với vùng đất miền tây nam bộ, nhất là các cô gái dễ thương chất phác miền sông nước, và nói thật là đã từng có người yêu ở đất Vĩnh Long, tôi đã từng tận mắt chứng kiến cảnh : có những cô gái trẻ đẹp dứt khoát từ chối lời môi giới lấy chồng ngoại kèm với số tiền mặt hơn 1000 USD (mặc dù gia đình vẫn đang rất túng thiếu) để tự thân kiếm tiền với công việc chỉ khoảng 1,5 triệu đ/ tháng và sau này cũng có người yêu là 1 nam thanh niên VN bình thường.

Việc cho rằng các nam thanh niên ở miền tây hay uống rượu và ít học thì chỉ là 1 nguyên nhân nhỏ, dù có thể đúng. Nhưng xét kỹ cũng nên nói đến 2 mặt của vấn đề, mà vấn đề này thì hầu như không thấy ai nói đến : Hiện ở VN mình, hay điển hình là ở TPHCM mà tôi từng chứng kiến, có rất nhiều các cô gái châu Á (chưa nói đến châu Âu) từ nhiều nước đến đây để học tập, du lịch hay đơn giản chỉ vì quá yêu VN mà họ chọn làm quê hương thứ 2,... họ rất yêu mến những nam thanh niên VN, mà cụ thể có cô gái sinh viên người Hàn Quốc vì yêu say đắm một chàng thanh niên (sinh viên) người miền tây phục vụ tại 1 nhà hàng bởi thái độ hòa nhã, mến khách và đặc biệt có 1 giọng ca tài tử rất ấn tượng,... nên đã quyết tâm ở lại VN và quyết học tiếng Việt (sau này họ thế nào tôi không rõ). Bản thân Trần Phương cũng từng có kỷ niệm và cảm tình với 1 cô SV (khách du lịch) người Hàn, cô ấy có xin sđt và địa chỉ mail và có hẹn ngày sẽ trở lại VN.

Nhưng cũng như tất cả những đàn ông VN khác, với TP, chỉ có con gái Việt Nam là số 1 :huh: .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời ạ, có ai mà gọi như thế đâu, ước nguyện được xuất cảnh và lấy chồng ngoại để đổi đời là 1 mong ước hoàn toàn chính đáng thôi mà.

Người ta chỉ đau là ở chỗ : mấy năm gần đây có liên tiếp các vụ giết người, hành hạ các cô dâu Việt bên xứ người, ... bởi bản thân các cô gái trẻ (tương lai còn tươi sáng) khi "dự tuyển" lấy chồng nước ngoài đa số đều nhắm mắt xuôi tay cho số phận "may nhờ - rủi chịu", bất kể người đó hơn mình vài con giáp, hay đui mù sứt mẻ, bệnh tâm thần,... và bất đồng ngôn ngữ.

Bản thân TP đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với vùng đất miền tây nam bộ, nhất là các cô gái dễ thương chất phác miền sông nước, và nói thật là đã từng có người yêu ở đất Vĩnh Long, tôi đã từng tận mắt chứng kiến cảnh : có những cô gái trẻ đẹp dứt khoát từ chối lời môi giới lấy chồng ngoại kèm với số tiền mặt hơn 1000 USD (mặc dù gia đình vẫn đang rất túng thiếu) để tự thân kiếm tiền với công việc chỉ khoảng 1,5 triệu đ/ tháng và sau này cũng có người yêu là 1 nam thanh niên VN bình thường.

Việc cho rằng các nam thanh niên ở miền tây hay uống rượu và ít học thì chỉ là 1 nguyên nhân nhỏ, dù có thể đúng. Nhưng xét kỹ cũng nên nói đến 2 mặt của vấn đề, mà vấn đề này thì hầu như không thấy ai nói đến : Hiện ở VN mình, hay điển hình là ở TPHCM mà tôi từng chứng kiến, có rất nhiều các cô gái châu Á (chưa nói đến châu Âu) từ nhiều nước đến đây để học tập, du lịch hay đơn giản chỉ vì quá yêu VN mà họ chọn làm quê hương thứ 2,... họ rất yêu mến những nam thanh niên VN, mà cụ thể có cô gái sinh viên người Hàn Quốc vì yêu say đắm một chàng thanh niên (sinh viên) người miền tây phục vụ tại 1 nhà hàng bởi thái độ hòa nhã, mến khách và đặc biệt có 1 giọng ca tài tử rất ấn tượng,... nên đã quyết tâm ở lại VN và quyết học tiếng Việt (sau này họ thế nào tôi không rõ). Bản thân Trần Phương cũng từng có kỷ niệm và cảm tình với 1 cô SV (khách du lịch) người Hàn, cô ấy có xin sđt và địa chỉ mail và có hẹn ngày sẽ trở lại VN.

Nhưng cũng như tất cả những đàn ông VN khác, với TP, chỉ có con gái Việt Nam là số 1 :huh: .

Ý kiến của chú TRẦN PHƯƠNG rất xác đáng:

Cháu cũng có quen vài gia đình có con gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc...và thấy cũng lắm hoàn cảnh xảy ra với họ. Một người lấy chồng Hàn được chừng hai năm gì đó, bên nhà chồng cô ta chắc cũng nghèo nên ít đưa tiền cho cô gái gửi về Việt Nam. Còn cha mẹ ở VN thì thúc giục cô phải gửi tiền về cho họ xây nhà, chắc không còn cách nào khác, cô ta phải ăn trộm tiền của nhà chồng; cô ta gửi về được khoảng 500 triệu gì đó, thì bị bên nhà chồng phát hiện và giết chết, sau đó đưa xác về VN (trường hợp này không phải chuyện báo chí nêu ầm ĩ). Cha mẹ cô này cũng là nông dân không hiểu biết gì mấy nên mọi chuyện coi như xong, họ được căn nhà nhưng mất con.

Còn cô khác thì chắc bên chồng giàu có, cô gái đi sang Đài được hai năm, thì gửi tiền về đều đều; mỗi tết cô và chồng đưa con về Việt Nam ăn tết, thấy họ cũng hạnh phúc như bao đôi lứa khác.

Cũng cô cô lấy chồng xong, sống không hợp nên ly dị và cô gái bỏ về Việt Nam. Hay có cô khác thì lấy xong thì biệt tăm luôn, gia đình không còn biết sống hay chết.

Mà thường thì những cô gái mai mắn thì được PR nhiều hơn, nên cháu cũng không rõ có nhiều trường hợp bất hạnh hơn hay hạnh phúc nhiều hơn.

----

Vấn đề nhiều người khó chịu với chuyện lấy chồng nước ngoài đa phần đến từ phía NAM giới. Hi hi. Không biết do thương xót hay do "miếng mồi thơm" bị người ta giật mất nữa. Hi Hi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề nhiều người khó chịu với chuyện lấy chồng nước ngoài đa phần đến từ phía NAM giới. Hi hi. Không biết do thương xót hay do "miếng mồi thơm" bị người ta giật mất nữa. Hi Hi.

Chẳng biết đúng hay không về câu nhận định trên, nhưng thấy tếu tếu nên comment...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ý kiến của chú TRẦN PHƯƠNG rất xác đáng:

Cháu cũng có quen vài gia đình có con gái lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc...và thấy cũng lắm hoàn cảnh xảy ra với họ. Một người lấy chồng Hàn được chừng hai năm gì đó, bên nhà chồng cô ta chắc cũng nghèo nên ít đưa tiền cho cô gái gửi về Việt Nam. Còn cha mẹ ở VN thì thúc giục cô phải gửi tiền về cho họ xây nhà, chắc không còn cách nào khác, cô ta phải ăn trộm tiền của nhà chồng; cô ta gửi về được khoảng 500 triệu gì đó, thì bị bên nhà chồng phát hiện và giết chết, sau đó đưa xác về VN (trường hợp này không phải chuyện báo chí nêu ầm ĩ). Cha mẹ cô này cũng là nông dân không hiểu biết gì mấy nên mọi chuyện coi như xong, họ được căn nhà nhưng mất con.

Còn cô khác thì chắc bên chồng giàu có, cô gái đi sang Đài được hai năm, thì gửi tiền về đều đều; mỗi tết cô và chồng đưa con về Việt Nam ăn tết, thấy họ cũng hạnh phúc như bao đôi lứa khác.

Cũng cô cô lấy chồng xong, sống không hợp nên ly dị và cô gái bỏ về Việt Nam. Hay có cô khác thì lấy xong thì biệt tăm luôn, gia đình không còn biết sống hay chết.

Mà thường thì những cô gái mai mắn thì được PR nhiều hơn, nên cháu cũng không rõ có nhiều trường hợp bất hạnh hơn hay hạnh phúc nhiều hơn.

----

Vấn đề nhiều người khó chịu với chuyện lấy chồng nước ngoài đa phần đến từ phía NAM giới. Hi hi. Không biết do thương xót hay do "miếng mồi thơm" bị người ta giật mất nữa. Hi Hi.

Tĩ lệ người được may mắn so với kẻ bất hạnh khoảng 5% ,còn biết bao nhiêu cô gái phải bán mình cho hạnh phúc của gia đình thì những kịch bản nầy được bao nhiêu biết đến ,khi hoàn cảnh của họ còn trong bóng tối ,phải chờ wikileak tiết lộ ? theo tôi nghĩ người khó chịu không thuộc nam giới mà thuộc nữ giới hay chính những nữ giới được lựa chọn coi như là may mắn ,câu chuyện của họ chỉ là đầu đề che chở cho ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lan đến đâu, nhà ngói, vườn tược xanh tươi đến đó.

Miền tây thì lúc nào cây cối chả xanh ngút ngàn tầm mắt. Không biết kỹ thuật đội ngũ khuyến nông của nhà nước hướng dẫn tận nơi,không có vốn nhà nước cho vay với đủ mọi hình thức chứ đâu cần lấy chồng ngoại mới làm xanh vườn tược được.

Các nhà khoa học,các nhà kinh doanh trai trẻ đâu ? Sao cứ để con gái nước mình phải đi lấy chồng ngoại vì những khát vọng bình dị.

Các nhà khoa học trẻ chưa vợ cố gắng nghiên cứu đi thôi để tăng năng suất sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm.các nhà kinh doanh trẻ hãy leo lên những con tầu mang hành hóa đi khắp năm châu để tiêu thụ.

Một căn nhà ngói đỏ quá đơn giản. Đất mênh mông đấy trồng cây lấy gỗ mà làm mái nhà, làm cửa, đất sét đấy đào lên nung gạch ngói, thiếu chất đốt dùng rơm dạ vất đầy ruộng đấy mà đốt (cách đây 50-60 năm quê tôi vẫn dùng cách này - giá các nhà khoa học nghiên cứu ra được cái dây chuyền tận dụng rơm dạ này làm chất đốt thì hay quá ).

Ở quê tôi điều kiện còn chật trội khó khăn hơn ở miền tây nhiều nhưng để có một hạnh phúc bình dị với nhà xây ngói đỏ thì hai vợ chồng từ khi lấy nhau song vẫn sinh nở bình thường chỉ cần hơn 10 năm là xây song tổ ấm hạnh phúc của mình.

"Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tôi vô miền tây nhìn đồng ruộng trù phú mà phát thèm.Nhà ở của bà con dọc theo các con kinh làm bằng cây nhỏ lợp lá dừa nước,khi đó tôi nghĩ do thiên nhiên ưu đãi nên phong tục dựng nhà như thế.

Tôi đã tính mình có thể lấy vợ ở đó,an cư ở đó.Nếu tôi ở đấy thì với ruộng đất màu mỡ đã được chia như thế thì cắm ngay một ít cây để lấy gỗ làm nhà (tính cả phần xép gỗ tránh mùa nước cao bất thường),đào ao thả tôm cá kết hợp vượt nền và lấy đất đóng gạch ngói, xây lò nung bằng rơm dạ để nung, Trộn đất sét với xi măng thành vữa để xây (tất nhiên cái này phải hỏi mấy ông bạn kỹ sư ở sở xây dựng xem làm vậy có được không,liều lượng bao nhiêu) chờ tường khô cứng thì mua vài xe cát về tô là xong. Tôi còn tính oách hơn dùng đất sét không để xây tường sau đó vơ rơm da về chất vào tường nung kiểu tháp chàm Phan Rang cho cả tường đỏ rực hết không cần phải tô.Nếu nung được như thế độ bền của nó phải dùng tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ:

"Nhà này ắt hẳn trăm người chết

Cha chết trước con vợ chết trước chồng"

50 đời cộng với đời người cuối cùng chắc được 200 năm mới hỏng.

Một viễn cảnh bình yên sung túc, lúa cấy ngoài đồng,cá đánh dưới ao nuôi gà mà thịt để nhậu.Tôm vớt dưới ao thịt rang cho con dâu càng nấu canh :

"Dâu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

một hai đứa trẻ lon ton

Bá vai cổ mẹ cho on ụm ào.

Những đêm trăng sáng gió thổi qua đồng lúa dì dào, trên nền sân lát gạch đỏ au dưới giàn bầu chồng ngồi nhâm nhi ly cà phê đá nge vợ ca vọng cổ với mái tóc dài thướt tha còn gì hạnh phúc hơn.

Tôi tính nếu tôi vào thì mất hơn 10 năm là song tổ ấm còn tôi chuẩn bị sẵn cho con tôi thì tới đời con tôi chỉ cần cưới nhau song là chúng có tổ ấm luôn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh ơi, tính toán và thực tế nó khác xa nhau lắm bác ạ, cũng vì ngèo đói mà người ta mới phải ra đi tìm hạnh phúc, và đưa mình vào 1 canh bạc không biết kế quả ra sao "hên nhờ, rủi chịu"

Vấn đề này có lẽ phải nhìn ở góc độ vĩ mô, chứ mỗi người nhìn 1 hướng thì cũng chả ra đâu vào đâu cả, dựa vào tính cách con người ở đó, phong tục tập quán, ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi tôi vô miền tây nhìn đồng ruộng trù phú mà phát thèm.Nhà ở của bà con dọc theo các con kinh làm bằng cây nhỏ lợp lá dừa nước,khi đó tôi nghĩ do thiên nhiên ưu đãi nên phong tục dựng nhà như thế.

Tôi đã tính mình có thể lấy vợ ở đó,an cư ở đó.Nếu tôi ở đấy thì với ruộng đất màu mỡ đã được chia như thế thì cắm ngay một ít cây để lấy gỗ làm nhà (tính cả phần xép gỗ tránh mùa nước cao bất thường),đào ao thả tôm cá kết hợp vượt nền và lấy đất đóng gạch ngói, xây lò nung bằng rơm dạ để nung, Trộn đất sét với xi măng thành vữa để xây (tất nhiên cái này phải hỏi mấy ông bạn kỹ sư ở sở xây dựng xem làm vậy có được không,liều lượng bao nhiêu) chờ tường khô cứng thì mua vài xe cát về tô là xong. Tôi còn tính oách hơn dùng đất sét không để xây tường sau đó vơ rơm da về chất vào tường nung kiểu tháp chàm Phan Rang cho cả tường đỏ rực hết không cần phải tô.Nếu nung được như thế độ bền của nó phải dùng tới bài thơ của cụ Nguyễn Công Trứ:

"Nhà này ắt hẳn trăm người chết

Cha chết trước con vợ chết trước chồng"

50 đời cộng với đời người cuối cùng chắc được 200 năm mới hỏng.

Một viễn cảnh bình yên sung túc, lúa cấy ngoài đồng,cá đánh dưới ao nuôi gà mà thịt để nhậu.Tôm vớt dưới ao thịt rang cho con dâu càng nấu canh :

"Dâu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

một hai đứa trẻ lon ton

Bá vai cổ mẹ cho on ụm ào.

Những đêm trăng sáng gió thổi qua đồng lúa dì dào, trên nền sân lát gạch đỏ au dưới giàn bầu chồng ngồi nhâm nhi ly cà phê đá nge vợ ca vọng cổ với mái tóc dài thướt tha còn gì hạnh phúc hơn.

Tôi tính nếu tôi vào thì mất hơn 10 năm là song tổ ấm còn tôi chuẩn bị sẵn cho con tôi thì tới đời con tôi chỉ cần cưới nhau song là chúng có tổ ấm luôn.

Vậy bác sẽ lấy chứ? Có mối nào chưa...

Em thì...nhắm mắt đưa chân rồi...

Gái...Vĩnh Long nha...

Nhà tranh đã thay bằng gạch...

Con người...cũng dần thay đổi...

Nhớ lúc lấy vợ...rước dâu...(2004)

Phải qua một lần phà...và một lần đò...

Cả khu chỉ vài ba nhà có TV...

Chủ yếu 14" made in...Nhật Tảo...

Khỏi đi ra chợ...

Có ghe bán dạo...đi ngang nhà...

Bán đủ thứ....mắm muối...

Nhà có sẵn rau trước, cá sau (nuôi hầm)...

Nước thì cứ ra mương múc...sau đó lóng phèn...

Quán cà phê...chủ yếu là...Vũ Luân...Cẩm Tiên...

Hay...Trường Vũ...Mạnh Quỳnh...Phi Nhung...Cẩm Ly...

Thanh niên chủ yếu nông nhàn...

Tầm tầm 10h sáng là đã nhậu rồi...

Sau đó đi vườn chút xíu...(nhãn, chanh, bưởi, chôm chôm...)

Chiều chiều...khoảng 3, 4h tụ lại nhậu tiếp...

Giải trí chỉ có 1 vài bàn bi da ở quán cà phê ngay bến đò...

Con nít thì...bắn bi...nhảy dây...rượt bắt....tắm sông...

Bây giờ khi...01 vợ...02 con...(2010)

Thì...đường bê tông vô tận nhà...

Đã có vài nhà có TV LCD...

Thấp thoáng 1 vài cái "chảo" trên nóc nhà...

Chợ xã được xây lại...

Có một tiệm nét ngay đầu chợ...

Vài quán cà phê...phong cách Sài Gòn...

Nào Bảo Thy...Lương Bích Hữu...Vĩnh Thuyên Kim...

Thanh niên giờ...hơi vắng...

Chủ yếu lên Sài Gòn...

Gần hơn thì lên thành phố Vĩnh Long...

Chỉ còn một số ít ở nhà...

Như cũ...

Nhưng thêm đá gà....đề đóm...

Trẻ em khỏi phải bàn...

Bây giờ có thêm phần chat chít... game online...

Rồi tụm năm tụm ba hành xử kiểu...XH đen...

Chỉ khi lễ tết về...

Mới thấy xôm tụ...

Người làm công nhân...

Kẻ đang học hành...

Tụ về rôm rả...

Nhưng...

Lẫn trong đó....rất nhiều cô gái...mắt xanh môi đỏ...

Vàng đeo đỏ tay...khoe khoe....khoang khoang...

Để rồi sau tết...lên thành phố...

Dắt thêm vài em gái quê...cùng lên thành phố...học nghề...

Thì thôi đành vậy...

"Thế gặp thời...thế thời phải thế...!"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy bác sẽ lấy chứ? Có mối nào chưa...

Em thì...nhắm mắt đưa chân rồi...

Gái...Vĩnh Long nha...

Nhà tranh đã thay bằng gạch...

Con người...cũng dần thay đổi...

Nhớ lúc lấy vợ...rước dâu...(2004)

Phải qua một lần phà...và một lần đò...

Cả khu chỉ vài ba nhà có TV...

Chủ yếu 14" made in...Nhật Tảo...

Khỏi đi ra chợ...

Có ghe bán dạo...đi ngang nhà...

Bán đủ thứ....mắm muối...

Nhà có sẵn rau trước, cá sau (nuôi hầm)...

Nước thì cứ ra mương múc...sau đó lóng phèn...

Quán cà phê...chủ yếu là...Vũ Luân...Cẩm Tiên...

Hay...Trường Vũ...Mạnh Quỳnh...Phi Nhung...Cẩm Ly...

Thanh niên chủ yếu nông nhàn...

Tầm tầm 10h sáng là đã nhậu rồi...

Sau đó đi vườn chút xíu...(nhãn, chanh, bưởi, chôm chôm...)

Chiều chiều...khoảng 3, 4h tụ lại nhậu tiếp...

Giải trí chỉ có 1 vài bàn bi da ở quán cà phê ngay bến đò...

Con nít thì...bắn bi...nhảy dây...rượt bắt....tắm sông...

Bây giờ khi...01 vợ...02 con...(2010)

Thì...đường bê tông vô tận nhà...

Đã có vài nhà có TV LCD...

Thấp thoáng 1 vài cái "chảo" trên nóc nhà...

Chợ xã được xây lại...

Có một tiệm nét ngay đầu chợ...

Vài quán cà phê...phong cách Sài Gòn...

Nào Bảo Thy...Lương Bích Hữu...Vĩnh Thuyên Kim...

Thanh niên giờ...hơi vắng...

Chủ yếu lên Sài Gòn...

Gần hơn thì lên thành phố Vĩnh Long...

Chỉ còn một số ít ở nhà...

Như cũ...

Nhưng thêm đá gà....đề đóm...

Trẻ em khỏi phải bàn...

Bây giờ có thêm phần chat chít... game online...

Rồi tụm năm tụm ba hành xử kiểu...XH đen...

Chỉ khi lễ tết về...

Mới thấy xôm tụ...

Người làm công nhân...

Kẻ đang học hành...

Tụ về rôm rả...

Nhưng...

Lẫn trong đó....rất nhiều cô gái...mắt xanh môi đỏ...

Vàng đeo đỏ tay...khoe khoe....khoang khoang...

Để rồi sau tết...lên thành phố...

Dắt thêm vài em gái quê...cùng lên thành phố...học nghề...

Thì thôi đành vậy...

"Thế gặp thời...thế thời phải thế...!"

Bác Nòng Nọc nói chuyện mà nổi niềm cứ tuôn ra òng ọc thế? Chắc bác có người iu "theo chồng bỏ cuộc chơi" phải k?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình thích cái từ "òng ọc" :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Nòng Nọc nói chuyện mà nổi niềm cứ tuôn ra òng ọc thế? Chắc bác có người iu "theo chồng bỏ cuộc chơi" phải k?

Dạ...

Em là dân Cao Nguyên...

Học tập và làm việc tại Sài Gòn...

Quen em gái miệt vườn...Long Hồ (Vĩnh Long)...

Ngày rước em về...

Có vài trai làng...thổn thức...

Là chuyện ngày xưa thôi...

Bây giờ mà về...quê mấy em chơi...

Lạng quạng...trai làng...

Bịt kín đường về á...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay