Thiên_Địa_Nhân

Kim TỰ ThÁp Ở Trung QuỐc

10 bài viết trong chủ đề này

KIM TỰ THÁP Ở TRUNG QUỐC

Những câu chuyện đầu tiên về các kim tự tháp ở Trung Quốc đã bắt đầu ngay từ thế chiến thứ hai. Một phi công của Không quân Hoa Kỳ tên là James Gaussman đã báo cáo rằng từng thấy một kim tự tháp có đỉnh màu trắng trong một chuyến bay giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào năm 1945. Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này.

Posted Image

Kim tự tháp bí ẩn. Ảnh chụp năm 1947

Walter Hain, một tác giả đồng thời là nhà khoa học, đã nói về những phản ứng của Gaussman lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp này. “Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong vẻ lung linh màu trắng. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý là khối đá trên đỉnh, một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Không có cách nào hạ cánh, mặc dù chúng tôi muốn. Chúng tôi đã kinh ngạc vì sự khổng lồ của nó”. Câu chuyện sau đó đã được đăng trên tờ New York Times trong một bài báo nói về kim tự tháp vào ngày 28 tháng 3 năm 1947. Đại tá Maurice Sheahan, Giám đốc khu vực Viễn Đông của hãng hàng không Trans World Airlines đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn rằng ông đã nhìn thấy một kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam Tây An. Hai ngày sau báo cáo này, tờ báo nọ đã đăng một tấm hình, mà sau này được cho là do Gaussman cung cấp.

Kim tự tháp lớn nhất thế giới này được đồn đại là ở quận Qin Lin trong một ’vùng cấm’ của Trung Quốc, ước tính khoảng 300 m chiều cao và được làm từ đất hút nước và đất sét, có chứa nhiều ngôi mộ lớn. Chính quyền Trung Quốc đã từ lâu phủ nhận sự tồn tại của 100 kim tự tháp hoặc hơn, mặc dù sự tăng trưởng của du lịch tới khu vực lăng mộ Tây An (đội quân đất nung) đang đe dọa bí mật này. Nhiều khách du lịch đã tự mình leo lên các kim tự tháp cao từ 25 tới 100m này.

Chính phủ cũng đã trồng cây lên chúng để che giấu. Sau khi hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của chúng, chính phủ cuối cùng đã thừa nhận sự tồn tại của một số “ngôi mộ hình thang”, tuy nhiên “truyền thuyết” về một kim tự tháp trắng cao 300m thì chỉ có một vài người phương Tây được nhìn thấy trong thế kỷ này. Đây là một đoạn trích từ một cuốn sách:

Posted Image

“Tôi đang tìm kiếm một kim tự tháp từng được nhắc đến, một lần, nhiều thiên niên kỷ về trước, nhiều màu, và đến giờ phủ đầy bụi màu trắng. Đây là một kim tự tháp, mà theo ghi chú, có chiều cao đáng kinh ngạc là 300m – 4/5 độ cao của tòa nhà Empire State. Không chỉ có kiến trúc bất thường này được cho là kim tự tháp lớn nhất thế giới (Kim tự tháp khổng lồ của Ai Cập chỉ cao 137m), mà trong các thung lũng xung quanh nó, người ta nói là có hàng chục kim tự tháp khác, một số cao lớn gần bằng nó.

Cho đến gần đây, các quan chức Trung Quốc vẫn lảng tránh tất cả các câu hỏi về các kim tự tháp này và tất cả các yêu cầu được xem chúng.

Một thương nhân người Mỹ, tình cờ gặp các kiến trúc tuyệt vời này trong năm 1912, đã yêu cầu nhà sư Phật giáo của ông nói về chúng. Nhà sư đã cho ông biết rằng: các tài liệu 5.000 năm tuổi của tu viện không chỉ chứa đựng thông tin về các kim tự tháp này, mà còn cho biết các kim tự tháp này đã cực kỳ cổ xưa khi những ghi chép đó được viết ra.

Posted Image

Chính quyền Trung Quốc trồng cây lên kim tự tháp để che giấu

Nhà doanh nghiệp, ông Fred Meyer Schröder, đã quan sát thấy một số kim tự tháp nhỏ hơn ở xa xa. Ông viết trong nhật ký du lịch của mình rằng khi ông lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp khổng lồ đó, cùng với “những người anh em họ” nhỏ hơn của nó, cảnh tượng ấy đã làm cho ông gần như câm lặng. “Điều đó thậm chí còn kỳ lạ hơn bởi vì chúng ta đã không tìm thấy nó ở nơi hoang vắng”, ông viết, “mà những kim tự tháp này lại khá công khai trước con mắt của thế giới, nhưng vẫn hoàn toàn chưa được thế giới phương Tây biết đến”. “Kim tự tháp lớn cao khoảng 300m (các tài liệu khác ước tính nó cao 300 tới 370m) và cạnh đáy rộng khoảng 460m, khiến nó to lớn gấp đôi bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập. Bốn mặt của kiến trúc này được định hướng theo các điểm la bàn”.

Ở vùng Viễn Đông vào mùa xuân năm 1945, mặc dù quân Nhật vẫn còn chiến đấu ở Trung Quốc, quân đội Mỹ và đồng minh của họ đang trên đường đẩy lùi quân Nhật ra khỏi đại lục. Một ngày, viên phi công người Mỹ tên là James Gaussman khi đang trên đường trở về Assam, Ấn Độ thì động cơ gặp trục trặc, ông buộc phải tạm thời hạ độ cao xuống thấp hơn trên vùng trời Trung Quốc. Sau này ông đã viết:

“Tôi nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi đã ra đến một thung lũng bằng phẳng. Thẳng đứng phía bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó trông giống như một cái gì đó trong truyện cổ tích. Nó được bọc trong màu trắng lung linh. Thứ đó có thể là kim loại, hoặc một loại đá nào đó. Nó có màu trắng tinh khiết trên tất cả các mặt bên. Điều đáng chú ý nhất của nó là khối đá trên đỉnh: một mảnh vật liệu khổng lồ trông giống như một món đồ trang sức, có thể là một khối tinh thể. Chúng tôi đã hết sức kinh ngạc do kích thước khổng lồ của nó”.

Hai năm sau, vào năm 1947, một phi công người Mỹ khác tên là Maurice Sheahan – lần này bay trên tỉnh Thiểm Tây, không xa Tây An – đã trông thấy một kim tự tháp khổng lồ trong cảnh mù sương ở dưới và đã nhanh chóng chụp hình. Lần này, một số tờ báo Mỹ, gồm cả tờ New York Times ngày 28 tháng 3 năm 1947, đã đang các tài liệu báo cáo của viên phi công. Nhưng các nhà khảo cổ Trung Quốc tiếp tục phủ nhận sự tồn tại của một kiến trúc như vậy, mặc dù những tấm ảnh của Sheahan cho thấy nó cao hơn bất cứ kim tự tháp nào ở Ai Cập”.

Posted Image

Năm 1978 nhà nghiên cứu New Zealand tên là Bruce L. Cathie cố gắng làm rõ câu đố này. Dựa theo một số phản hồi của đại sứ quán Trung Quốc và lực lượng không quân Hoa Kỳ, ông đã giữ lại bức ảnh chụp năm 1947. Sau này ông đã xuất bản hình ảnh đó trong cuốn sách của mình “Chiếc cầu vô tận” (The Bridge to Infinity) vào năm 1983. Dựa theo bức ảnh và các báo cáo trên, nhà nghiên cứu New Zealand ước tính rằng kim tự tháp phải có chiều dài cạnh móng 450 mét và chiều cao khoảng 300 mét. Nó là một kim tự tháp với bốn mặt bên hình thang, có đỉnh bằng phẳng và nền móng hình vuông, giống như các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico. Các kim tự tháp này vẫn chưa được các chuyên gia trong thế giới phương Tây biết đến và sự tồn tại của nó luôn luôn bị phủ nhận: “Không có kim tự tháp ở Trung Quốc! Chỉ có chùa chiền, các tòa nhà có đỉnh giống như đền thờ mà thôi!”.

Một chuyên gia người Áo tên là Walter Hain đã viết một báo cáo ngắn trong ấn bản tiếng Đức “Bầu trời cổ xưa” số 6, năm 1991 – là tạp chí của “Hội phi hành gia cổ đại”. Tuy nhiên họ không muốn đăng bức ảnh chụp năm 1947 đó. Gene Phillips, người sáng lập của hội này, đã từ chối đăng một bản tin do Walter Hain viết trong tạp chí tiếng Mỹ của hội – với lý do rằng, những bức ảnh có thể là “một cái gì đó đã bị chỉnh sửa”. Ông ta đã cho rằng bức ảnh là một sự giả mạo.

Hôm nay, với sự giúp đỡ của các hình ảnh vệ tinh, chúng ta biết chắc chắn rằng các kim tự tháp ở Trung Quốc là có thực. Với sự giúp đỡ của Google Earth, chúng ta có thể nhìn thấy chúng rất rõ ràng. Chúng vuông vức, có các cạnh theo hướng đông tây nam bắc, rất tương đồng với các kim tự tháp ở Ai Cập và Mexico.

Posted Image

Kim tự tháp nằm gần thành phố Tây An, ở tọa độ 34,22 Bắc và 108,41 Đông.

Posted Image

Một so sánh của một hình ảnh vệ tinh cũ của một kim tự tháp ở Thiểm Tây với hình ảnh chụp năm 1947

Posted Image

Một phức hợp kim tự tháp ở Thiểm Tây

Posted Image

Kim tự tháp ở Trung Quốc – bản đồ (bấm vào để phóng to).

Tọa độ của các Kim tự tháp Trung Quốc:

* Kim tự tháp 1: kích thước 222 x 217 m, 34 ° 20’17 “N 108 ° 34’11″ E

* Kim tự tháp 6: kích thước 153 x 158 m, 34 ° 21’47 0,16 “N 108 ° 37’49 0,80″ E

* Kim tự tháp 7: kích thước 149 x 155 m, 34 ° 21’42 0,48 “N 108 ° 38’24 0,36″ E

* Kim tự tháp 11: kích thước 155 x 154 m, 34 ° 22’29 0,64 “N 108 ° 41’51 0,36″ E

* Kim tự tháp 15: kích thước 219 x 230 m, 34 ° 23’52 “N 108 ° 42’43″ E

* Kim tự tháp 31: kích thước 126 x 149 m, 34 ° 14’09 0,00 “N 109 ° 07’05 0,00″ E

* Kim tự tháp 33,34,35: lớn nhất 160 x 167 m, 34 ° 10’45 0,00 “N 109 ° 01’41 0,00″ E

* Kim tự tháp 37: kích thước 354 x 357 m, 34 ° 22’52 “N 109 ° 15’12″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 6: kích thước 153 x 158 m, 34 ° 21’47 0,16 “N 108 ° 37’49 0,80″ E

* Kim tự tháp 7: kích thước 149 x 155 m, 34 ° 21’42 0,48 “N 108 ° 38’24 0,36″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 11: kích thước 155 x 154 m, 34 ° 22’29 0,64 “N 108 ° 41’51 0,36″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 15: kích thước 219 x 230 m, 34 ° 23’52 “N 108 ° 42’43″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 31: kích thước 126 x 149 m, 34 ° 14’09 0,00 “N 109 ° 07’05 0,00″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 33,34,35: lớn nhất 160 x 167 m, 34 ° 10’45 0,00 “N 109 ° 01’41 0,00″ E ’

Posted Image

* Kim tự tháp 37: kích thước 354 x 357 m, 34 ° 22’52 “N 109 ° 15’12″ E

Posted Image

* Kim tự tháp 1: kích thước 222 x 217 m, 34 ° 20’17 “N 108 ° 34’11″ E

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hầu hết Kim Tự Tháp đều mất phần chóp nhọn (Nói chung trên thế giới, chẳng riêng của nước nào). Và đây chính là phần bí ẩn nhất của Kim Tự Tháp.

Còn dấu diếm (bày đặt cho có vẻ bí ẩn. Híc!) hay công khai thì cũng chỉ để thu hút khách du lịch.Mở toang hoác như các Kim Tự Tháp của Ai Cập cũng hòa cả làng cả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi cái này ngoài mục đích câu khách du lịch thì hầu hết những quốc gia có kim tự tháp cho dù có biết bí mật cũng không dại gì công bố lý do chính trong nguồn gốc hình thành của nó.

Cho dù bất cứ 1 quốc gia hay 1 dân tộc nào cũng đều có lịc sử hình thành và cội nguồn gốc rễ của mình và họ luôn tự hào về điều đó. Giả sử những KTT đó thuộc về 1 nền văn minh cổ xưa, không thuộc nền văn minh hiện đại và không phải là do tiền nhân của dân tộc đó xd lên thì mặc nhiên họ đã đánh mất đi sự ngưỡng mộ của thế giới và dân tộc khác. Sự bí ẩn của KTT đến nay chưa được KH giải thích thuyết phục về mọi khía cạnh liên quan đến nó. Họ lợi dụng vào điểm này để "Lập lờ đánh lận con đen" và để cho thế giới luôn mơ hồ về nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên_Địa_Nhân said:

Theo tôi cái này ngoài mục đích câu khách du lịch thì hầu hết những quốc gia có kim tự tháp cho dù có biết bí mật cũng không dại gì công bố lý do chính trong nguồn gốc hình thành của nó.

Cho dù bất cứ 1 quốc gia hay 1 dân tộc nào cũng đều có lịc sử hình thành và cội nguồn gốc rễ của mình và họ luôn tự hào về điều đó. Giả sử những KTT đó thuộc về 1 nền văn minh cổ xưa, không thuộc nền văn minh hiện đại và không phải là do tiền nhân của dân tộc đó xd lên thì mặc nhiên họ đã đánh mất đi sự ngưỡng mộ của thế giới và dân tộc khác. Sự bí ẩn của KTT đến nay chưa được KH giải thích thuyết phục về mọi khía cạnh liên quan đến nó. Họ lợi dụng vào điểm này để "Lập lờ đánh lận con đen" và để cho thế giới luôn mơ hồ về nó.

Tôi chắc chắn rằng: Chẳng ai - cá nhân hay tập thể - biết đến những bí ẩn của Kim Tự tháp cả. Giả vờ bí ẩn cho vui vậy thôi. Cứ làm ra vẻ ta đây biết hết bí mật của Kim Tự Tháp, nhưng không nói ra, nên giả vờ che dấu. Vớ vẩn!

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Tôi chắc chắn rằng: Chẳng ai - cá nhân hay tập thể - biết đến những bí ẩn của Kim Tự tháp cả. Giả vờ bí ẩn cho vui vậy thôi. Cứ làm ra vẻ ta đây biết hết bí mật của Kim Tự Tháp, nhưng không nói ra, nên giả vờ che dấu. Vớ vẩn!

Đúng vậy, em cũng nghĩ thế vì nó không thuộc sản phẩm của nền văn minh hiện nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

(tiếp)

Bí ẩn Kim tự tháp “Mặt Trời” ở Teotihuacan, Mexico

Posted Image

Teotihuacan, Mexico, Trung Mỹ. Tọa độ: 19° 40’ N 98° 52’ W

Posted Image

Posted Image

Đại lộ chính của khu tàn tích Teotihuacan, tranh vẽ năm 1878

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trời”, 1832

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ chính, ảnh chụp năm 1905

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trăng” ở cuối đại lộ, ngày nay

Ảnh khu tàn tích Teotihuacan trước khi được trùng tu

Désiré Charnay (1828-1915) là một lữ khách, đồng thời là nhà khảo cổ học và là một trong những nhiếp ảnh gia hành trình đầu tiên nổi tiếng nhất thế giới. Trong chuyến thăm Yucatan, Oaxaca và Chiapas vào những năm 1858 – 1860 và 1880 – 1886, Charnay đã trở thành một trong những người tiên phong sử dụng nhiếp ảnh để làm tài liệu những di chỉ khảo cổ học lớn của Trung Mỹ. Ông cũng đã chụp nhiều tấm ảnh về các dân tộc Mexico bản địa. Những cuốn sách lớn mà ông viết về các tàn tích ở châu Mỹ là những tài liệu quan trọng cho cuộc khảo cổ về sau của Alfred Maudslay.

Posted Image

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trời”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,

©American Philosophical Society

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trăng”, Teotihuacan, ảnh của Désiré Charnay,

©American Philosophical Society

Tổ hợp kiến trúc khi được trùng tu vào đầu thế kỷ 20

Posted Image

Toàn cảnh khu vực, ảnh chụp năm 1905

Posted Image

Cảnh công việc trùng tu đang được tiến hành dưới chân kim tự tháp “Mặt Trời”, ảnh chụp năm 1905

Posted Image

Posted Image

Thành phố nằm tại nơi mà bây giờ là đô thị San Juan Teotihuacan ở bang Mexico, thuộc nước Mexico, cách thành phố Mexico khoảng 40 km về phía đông bắc. Nó có diện tích khoảng 83 km2 và đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.

Lịch sử của Teotihuacan là một bí ẩn, và nguồn gốc những người sáng lập ra nó vẫn đang bị tranh cãi.

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trời”

“Kim tự tháp Mặt Trời” là kiến trúc lớn nhất tại thành phố Teotihuacan và là một trong những kiến trúc lớn nhất Trung Mỹ. Nó nằm gần ngọn núi Cerro Gordo, và là một phần của tổ hợp kiến trúc nằm ngay tại trung tâm của thành phố.

Cái tên “Kim tự tháp Mặt Trời” là do người Aztecs đặt cho kiến trúc dạng kim tự tháp ấy sau khi họ viếng thăm thành phố này. Khi họ lần đầu tiên đặt chân đến, thì thành phố đã bị bỏ hoang từ bao giờ. Một số người cho rằng kim tự tháp này được xây dựng vào khoảng 2.200 năm trước, tuy nhiên ý kiến đó vẫn gây nhiều tranh cãi.

Kim tự tháp này có chiều rộng khoảng 225m, cao 75m. Nếu không kể các kim tự tháp bí ẩn tại Trung Quốc, thì nó lớn thứ 3 trên thế giới, sau kim tự tháp Lớn của Ai Cập và kim tự tháp Chobula.

Các khai quật khảo cổ lớn đầu tiên của tàn tích này đã được thực hiện bởi Leopoldo Batres vào năm 1906. Batres đã giám sát việc trùng tu Kim tự tháp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày độc lập của Mexico vào năm 1910. Việc trùng tu đó bị các nhà khảo cổ sau này cho là vụng về và có những chỗ thiếu chính xác. Việc khai quật nghiên cứu tỏ ra rất chậm chạp, cho đến nay vẫn còn đang tiếp tục.

Kim tự tháp được xây dựng trên một đường hầm nhân tạo dẫn đến một “hang động” khoảng 6 mét bên dưới trung tâm của nó. Ban đầu hệ thống đường hầm và hang động đó được cho là do tự nhiên tạo ra, nhưng về sau đã được chứng minh là nhân tạo.

Posted Image

Vào đầu năm 2010 người ta lại phát hiện được một hệ thống đường hầm và nhiều phòng ngầm bên dưới “Ngôi đền Quetzalcoatl” của tổ hợp tàn tích Teotihuacan

Trong những năm 1960 và 1970 Hugh Harleston Jr. đã thực hiện một khảo sát toán học toàn diện khu tàn tích này. Ông cho rằng nguyên tắc cấu trúc xếp hàng dọc theo đại lộ dẫn vào cho thấy thành phố này là một mô hình tỉ lệ chính xác của Hệ mặt trời, bao gồm cả sao Thiên Vương, Sao Hải Vương và Sao Diêm Vương (chưa được giới khoa học phương Tây phát hiện cho đến các năm 1787, 1846 và 1930).

Mặc dù những chủ nhân thực sự xây dựng nên tổ hợp kiến trúc này là ai vẫn còn là điều bí ẩn, nhưng Teotihuacan đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới với chừng 250.000 người vào những năm đầu công nguyên (Theo Rene Millon, 1973). Thành phố đột ngột bị bỏ rơi vào khoảng thế kỷ thứ 7, và cũng không ai biết được nguyên nhân.

Posted Image

Bản đồ khảo cổ tổng thể khu tàn tích Teotihuacan. Phần màu xanh là đại lộ dẫn vào tổ hợp kiến trúc kim tự tháp, màu đỏ là các kim tự tháp “Mặt Trời” và “Mặt Trăng”. Kumiko Sugiyama vẽ năm 1973

Kim tự tháp “Mặt Trời”

Ngôi đền cùng với phần trên cùng của đỉnh kim tự tháp này đã bị phá hủy và không thể trùng tu hoàn chỉnh được. Những nỗ lực trùng tu của Leopoldo Batres vào năm 1907 đã bị phê phán là vụng về, ví dụ hình dạng méo và lệch của nhiều phần được trùng tu. Kim tự tháp này được cho là gồm chỉ 4 tầng chứ không phải là 5 tầng như chúng ta thấy ngày nay.

Posted Image

Posted Image

Vài số liệu về kim tự tháp “Mặt Trời”: Cao khoảng 71m, Góc nghiêng mặt bên 43.5º, Chu vi đáy khoảng 894m, Chiều dài mặt bên khoảng 233m

Kim tự tháp “Mặt Trăng”

Kim tự tháp này nằm tại đầu cuối phía Bắc đại lộ chính của thành phố. Là một kiến trúc tương tự như Kim tự tháp “Mặt Trời” nhưng nhỏ hơn.

Posted Image

Posted Image

Kim tự tháp “Mặt Trăng”, đằng sau là ngọn núi Cerra Gordo. Đỉnh của ngọn núi và kim tự tháp này gần như thẳng hàng với đại lộ chính

“Đền” Quetzalcoatl

Là một kiến trúc hình kim tự tháp nhỏ, cao khoảng 22m và mặt đáy có diện tích khoảng 7.600 mét vuông.

Posted Image

Posted Image

“Đền” Quetzalcoatl. Nó được xây chồng lên trên những kiến trúc tiền sử còn cổ xưa hơn

“Đền” Mica

Các tấm mica đầu tiên dày đến 30 cm được tìm thấy ở giữa hai tầng trên của Kim tự tháp “Mặt Trời” vào năm 1906, khi tổ hợp này được trùng tu. Tuy nhiên, chúng đã bị người phụ trách dự án trùng tu là Leopoldo Batres gỡ đem bán ngay sau khi được khai quật.

Posted Image

“Đền” Mica, cách kim tự tháp “Mặt Trời” khoảng 100m về phía Nam. Ảnh chụp năm 2004 của Pascal Troxler

Gần đây hơn, một “Ngôi đền Mica” đã được phát hiện tại khu tàn tích này, và lần này những tấm mica đã được giữ nguyên trạng. 2 lớp mica rộng khoảng 8m vuông, xếp chồng lên nhau, đã được phát hiện bên dưới các tầng đá lát của “Ngôi đền Mica”. Vì nằm bên dưới sàn đá, chúng rõ ràng là không phải để trang trí, mà phải có một chức năng nào đó. Kiểm tra các nguyên tố vi lượng cho thấy số mica này có nguồn gốc tại Brazil, cách đó những 3.400km. Mica cũng đã được tìm thấy tại một số tàn tích khác của người Maya và người Olmec.

Posted Image

Một “cái bể” được dát mica, được tìm thấy tại một trong những kiến trúc thuộc khu tàn tích Teotihuacan

Mica là một khoáng chất có chứa nhiều kim loại khác nhau. Loại mica được tìm thấy ở Teotihuacan được cho là chỉ có ở Brazil, cách đó 3.400km. Rõ ràng là sự hiện diện của mica tại Teotihuacan chứng tỏ nó đóng một vai trò quan trọng đối với các chủ nhân bí ẩn của những công trình này. Hiện nay chưa ai có thể đưa ra một lời giải thích thỏa đáng nào về những tấm mica bí ẩn, và mối quan hệ giữa chúng với các kim tự tháp.

Mica có tính cách điện và ổn định về hóa học nên nó được dùng trong sản xuất tụ điện. Mica còn được sử dụng làm vật liệu cách điện trong các thiết bị cao thế. Mica được sử dụng trong công nghiệp điện tử, làm chất cách nhiệt và điện, có khả năng chắn các neutron nhanh, và hoạt động như một chất điều tiết trong các phản ứng hạt nhân.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Địa Nhân cần nói rõ nguồn của bài viết để bảo đảm tính trách nhiệm và độ tin cậy của bài viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kimcuong xem chủ đề bàn đến kim tự tháp thấy có mấy ý thế này ạ.

-Kể ra thì Kim tự tháp cũng có bí ẩn gì đó, ít nhất là bí ẩn bị khám phá đó là tỉ lệ vàng.

-Ngoài các bí ẩn khó suy đoán thì thực tế có thể thấy Kim tự tháp có tác dụng xem thiên văn rõ hơn, tránh được những cơn Đại Hồng Thuỷ, và tránh được thời tiết trong thời đại mà thời thiết cực kỳ nóng. Ngoài ra còn có tác dụng quan sát quân trận và chống được những đoàn chiến mã đông nghịt của địch quốc.

-Có thể giả thuyết thời kỳ xây dựng kim tự tháp có thời tiết với lượng mưa bão cực lớn, gió cực mạnh và nhiệt độ trung bình rất cao. Để có thể tồn tại trong thời kỳ này thì bắt buộc các vị vua phải xây Kim tự tháp.

-Chất liệu của vật liệu xậy kim tự tháp cũng là một vấn đề mà tương đối logic với các ý trên, chất liệu bằng đá có độ bền và vững có thể chịu được những trận nắng mưa gió bão khủng khiếp.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Kim Cương said:

Kimcuong xem chủ đề bàn đến kim tự tháp thấy có mấy ý thế này ạ.

-Kể ra thì Kim tự tháp cũng có bí ẩn gì đó, ít nhất là bí ẩn bị khám phá đó là tỉ lệ vàng.

-Ngoài các bí ẩn khó suy đoán thì thực tế có thể thấy Kim tự tháp có tác dụng xem thiên văn rõ hơn, tránh được những cơn Đại Hồng Thuỷ, và tránh được thời tiết trong thời đại mà thời thiết cực kỳ nóng. Ngoài ra còn có tác dụng quan sát quân trận và chống được những đoàn chiến mã đông nghịt của địch quốc.

-Có thể giả thuyết thời kỳ xây dựng kim tự tháp có thời tiết với lượng mưa bão cực lớn, gió cực mạnh và nhiệt độ trung bình rất cao. Để có thể tồn tại trong thời kỳ này thì bắt buộc các vị vua phải xây Kim tự tháp.

-Chất liệu của vật liệu xậy kim tự tháp cũng là một vấn đề mà tương đối logic với các ý trên, chất liệu bằng đá có độ bền và vững có thể chịu được những trận nắng mưa gió bão khủng khiếp.

Thôi thì cũng coi là đúng đi. Nếu chỉ với những nhu cầu như vậy thì chẳng cần xây Kim Tự Tháp cho tốn kém.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay