Posted 8 Tháng 12, 2010 giới thiệu văn hoá phong tục Việt Tết Trùng Cửu Mồng chín tháng chín gọi là Tết trùng cửụ. Tết này ít được nhiều gia đình làm lễ, nhưng cũng có một số gia đình theo tục Tàu mà mừng lễ. Tục truyền rằng từ đời nhà Hán, có người Hoàn Cảnh theo học người Phí Tràng Phòng. Tràng Phòng một hôm kêu Hoàn Cảnh: mồng chín tháng chín nhà anh ta có nạn to, nên cho người nhà mỗi người may một cái túi lụa, đựng hoa phù du rồi buộc trên cánh taỵ Sau đó lên chỗ nào cao mà uống rược cúc thì mới hết nạn đó. Hoàn Cảnh nghe lời thầy, quả nhiên bữa đó những người trong nhà không bị gì nhưng gà chó trong nhà đều chết hết. Người Trung Hoa vì thế cứ đến ngày đó thì hái hoa phù du, uống rượu gọi là hưởng tết Trùng dương. Thực ra chưa hiểu rõ lắm phong tục này có ý nghĩa sâu xa là như thế nào với văn hóa Việt? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2010 Xin nêu vài suy nghĩ riêng về Tết Trùng Cửu. - Trùng Cửu đồng âm với Trường Cửu, với nghĩa là trường tồn. - Trùng Dương (2 vạch Dương) có thể là tượng Thái Dương trong Tứ tượng, là thời điểm kết thúc một chu kỳ và bắt đầu một chu kỳ mới. Hai nghĩa này đều phù hợp với tích về Tết Trùng Cửu, khi mà gà chó... bị chết (kết thúc một chu kỳ) còn người thì nhờ "đăng cao" mà thoát sang chu kỳ sống mới, tiếp tục tồn tại (trường tồn). Có lẽ Tết này bắt nguồn từ quan điểm Dịch học, nhằm đánh dấu thời gian sống qua một chu kỳ và mong muốn trường tồn của con người trong chu kỳ sống mới tiếp theo. Share this post Link to post Share on other sites