HoaiDuc

Thắc Mắc Sự Mâu Thuẫn Trong Trích Dẫn Lạc Thư Hoa Giáp

12 bài viết trong chủ đề này

Có rất nhiều trang web trích dẫn bài viết của bác Thiên sứ về Lạc thư hoa giáp, nhưng có điều trích dẫn không giống nhau (dù cùng ghi tên bác Thiên Sứ là tác giả) ở Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Ví dụ có trang ghi Nhâm Tuất, Quý Hợi là Thiên Thượng Hỏa, như trang sau :

http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=2356

lại có trang ghi Nhâm Tuất, Quý Hợi là Phúc Đăng Hỏa, như trang sau (xem bảng liệt kê ở cuối trang):

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/....php/t5008.html

Kính mong các bác cho ý kiến ạ. Sự khác biệt này làm cháu phân vân quá vì cùng gọi là Lạc thư hoa giáp mà sao lại không giống nhau ??

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhâm Tuất - Quý Hợi - Thiên Thượng Hỏa là bản chính xác nhất!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhâm Tuất - Quý Hợi - Thiên Thượng Hỏa là bản chính xác nhất!

Có nhầm lẫn không vậy huynh, bắt đầu từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Sa Trung Kim cứ cách bát sinh tử đến hết 30 năm lại quay lại từ đầu Kỷ II mà tính tiếp như thế thì đến Nhâm Tuất, Quí Hợi là Phúc Đăng Hỏa là đúng rồi mà huynh.

Vả lại theo như quy tắc Sinh - Vượng - Mộ thì trong vòng 6 năm thì 2 năm đầu là Sinh, 2 năm sau là Vượng, 2 năm cuối là Mộ, Nhâm Tuất, Quí Hợi là 2 năm cuối của Vận 5 Kỷ II nên phải thuộc Mộ của Hành Hỏa chứ nhỉ?

Có phải hành Hỏa kỷ II theo chu kỳ Sinh Vượng Mộ như thế này không vậy huynh: Thiên Thượng Hỏa --> Sơn Hạ Hỏa --> Phúc Đăng Hỏa không huynh hay là đệ hiểu sai nhỉ? Như vậy thì theo đệ Nhâm Tuất, Quí Hợi là Phúc Đăng Hỏa mới đúng.

Phần Luận Tuổi Lạc Việt của Sư Phụ cũng ghi vậy mà:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

Kính huynh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhầm lẫn không vậy huynh, bắt đầu từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Sa Trung Kim cứ cách bát sinh tử đến hết 30 năm lại quay lại từ đầu Kỷ II mà tính tiếp như thế thì đến Nhâm Tuất, Quí Hợi là Phúc Đăng Hỏa là đúng rồi mà huynh.

Vả lại theo như quy tắc Sinh - Vượng - Mộ thì trong vòng 6 năm thì 2 năm đầu là Sinh, 2 năm sau là Vượng, 2 năm cuối là Mộ, Nhâm Tuất, Quí Hợi là 2 năm cuối của Vận 5 Kỷ II nên phải thuộc Mộ của Hành Hỏa chứ nhỉ?

Có phải hành Hỏa kỷ II theo chu kỳ Sinh Vượng Mộ như thế này không vậy huynh: Thiên Thượng Hỏa --> Sơn Hạ Hỏa --> Phúc Đăng Hỏa không huynh hay là đệ hiểu sai nhỉ? Như vậy thì theo đệ Nhâm Tuất, Quí Hợi là Phúc Đăng Hỏa mới đúng.

Phần Luận Tuổi Lạc Việt của Sư Phụ cũng ghi vậy mà:

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...t=0&start=0

Kính huynh!

Bản này là bản đầu tiên, sau này sư phụ có đính chính lại trong "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Đợi 1 tý up lên cho nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

LẠC THƯ HOA GIÁP

Sách của người Lạc Việt viết về quy luật tuần hoàn 60 năm trong vũ trụ

KỶ THỨ NHẤT

Lục khí - Vận 1

Tam Âm Tam Dương

Giáp Tí. Ất Sữu ---------------- Hải Trung Kim

Bính Dần. Đinh Mão -------------Giáng Hạ Thuỷ

Mậu Thìn.Kỷ Tỵ--------------- Đại Lâm Mộc

Lục khí - Vận 2

Tam Âm Tam Dương Canh Ngọ. Tân Mùi -------------Lộ Bàng Thổ

Nhâm Thân. Quí Dậu----------- Kiếm Phong Kim

Giáp Tuất. Ất Hợi--------------Tuyền Trung Thủy

Lục khí - Vân 3

Tam Âm Tam Dương

Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Lư Trung Hỏa

Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ

Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim

Lục khí - Vận 4

Tam Âm Tam Dương

Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc

Giáp Thân, Ất Dậu--------------Sơn Đầu Hỏa

Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ

Lục khí - Vận 5

Tam Âm Tam Dương

Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Trường Lưu Thủy

Canh Dần, Tân Mão------------ Tùng Bách Mộc

Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------- Tích Lịch Hỏa

KỶ THỨ II

Lục khí - vận 1

Tam Âm Tam Dương

Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim

Bính Thân, Đinh Dậu------------ Thiên hà Thủy .

Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc

Lục Khí - Vận 2

Tam Âm Tam Dương

Canh Tí, Tân Sữu---------------Bích Thượng Thổ

Nhâm Dần, Quí Mão-------------Kim Bạch Kim

Giáp Thìn, Ất Tỵ----------------Đại Khê Thủy

Lục Khí - Vận 3

Tam Âm Tam Dương

Bính Ngọ, Đinh Mùi--------------Sơn Hạ Hỏa

Mậu Thân, Kỷ Dậu-------------- Đại Dịch Thổ

Canh Tuất, Tân Hợi------------ Thoa Xuyến Kim

Lục khí - Vận 4

Tam Âm Tam Dương

Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc

Giáp Dần, Ất Mão-------------- Phúc Đăng Hỏa

Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ

Lục khí - Vận 5

Tam Âm Tam Dương

Mậu Ngọ, Kỷ Mùi --------------Đại Hải Thủy

Canh Thân, Tân Dậu-----------Thạch Lựu Mộc

Nhâm Tuất, Quí Hợi------------Thiên Thượng Hỏa

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản này là bản đầu tiên, sau này sư phụ có đính chính lại trong "Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt". Đợi 1 tý up lên cho nhé!

Oa oa, thì ra là Sư Phụ sửa ở trong Hà Đồ và văn minh Lạc Việt, em chỉ đọc phần chữ và bản cũ mà không có đọc phần hình chụp 2 bản kỷ I kỷ II của SP nên không biết ạ!

Thanks huynh Thiên Luân nhiều ạ!

Như vậy là Phúc Đăng Hỏa --> Sơn Hạ Hỏa --> Thiên Thượng Hỏa sắp xếp theo chu kỳ Sinh Vượng Mộ phải không ạ?

Kính huynh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Hạ - Phúc Đăng - Thiên Thượng mới là Sinh vượng mộ chứ nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ em trả lời trước lúc huynh post bảng LTHG lên nên có chút nhầm lẫn ấy mà!

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Hạ - Phúc Đăng - Thiên Thượng mới là Sinh vượng mộ chứ nhỉ?

Nhưng em không hiểu vì sao Thiên Thượng lại là Mộ nhỉ, trong khi Thiên Thượng Hỏa là nắng mặt trời, là thứ hỏa mạnh nhất trong các thứ hỏa, về mặt trực giác thì nó có vẻ là vượng, nhưng nó lại được xếp vào Mộ. Mong các anh giải nghĩa thêm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Hạ - Phúc Đăng - Thiên Thượng không phải để hiểu theo nghĩa đơn giản như Lửa dưới núi, lửa đèn ... mà đây là các mức độ vận động của hành Hỏa, từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản đến phức tạp!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sơn Hạ - Phúc Đăng - Thiên Thượng không phải để hiểu theo nghĩa đơn giản như Lửa dưới núi, lửa đèn ... mà đây là các mức độ vận động của hành Hỏa, từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản đến phức tạp!

Anh cho em hỏi thêm chút, chữ "Mộ" ở đây có phải nghĩa là điêu tàn "hết thời, quá đát" không ạ ? Hay "Mộ" nghĩa là đạt đến cực đại và dừng lại không phát triển nữa ạ ? Em cảm ơn anh !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh cho em hỏi thêm chút, chữ "Mộ" ở đây có phải nghĩa là điêu tàn "hết thời, quá đát" không ạ ? Hay "Mộ" nghĩa là đạt đến cực đại và dừng lại không phát triển nữa ạ ? Em cảm ơn anh !

Mộ là đặt đến mức cao nhất và sẽ chuyển sang hành khác, ví dụ như hành Hỏa thì Mộ của Hỏa là hỏa cao nhất và sẽ chuyển sang chu kỳ sinh của hành Thổ, chỉ có Mộ mới chuyển đổi sang hành mà nó sinh ra chứ Sinh và Vượng không có tính chất này mà chỉ là sự phát triển của vật chất ở các cáp độ cao hơn thôi.

Thân mến!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay