wildlavender

Chẳng Biết đến đâu

5 bài viết trong chủ đề này

Chẳng biết đến đâu?

Mấy tháng trước nghe việc đúc tim cho tượng cứ tưởng chuyện vui, hóa ra chuyện thật. Tượng đài Thánh Gióng nặng 85 tấn hoàn toàn bằng đồng, cao 14,2m đặt tại đỉnh núi Đá Chồng thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn - Hà Nội, thực sự đã có tim. Đêm 23-9 vừa rồi, lễ yểm tâm vào tim tượng đã diễn ra. Mà không phải chỉ Thánh có tim, cả ngựa của Thánh cũng có tim. Hai quả tim bằng đồng, được đúc rỗng ruột có cả các dây động mạch và tĩnh mạch, tâm thất tâm nhĩ... Không một nhân vật huyền thoại nào bỗng dưng lại có một bộ phận cơ thể cụ thể đến cả chi tiết giải phẫu như thế! Ngỡ ngàng đến mức khó thốt nên lời!

Posted Image

Người ta cứ xốn xang cả tuần nay nỗi niềm thành nhà Mạc ở Tuyên Quang trải qua một cuộc trùng tu mất ba bốn tháng và ngót nghét 10 tỷ đồng (nguồn vốn này từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác), đã trở nên sừng sững vuông thành sắc cạnh mới tinh, như một lò gạch rất to…(tất cả các báo đều dùng từ này vì không biết phải so sánh với cái gì giống hơn thế, giờ thành nhà Mạc chỉ khác lò gạch bình thường là mắc đèn màu nhấp nháy). Ứng xử với di tích luôn là chuyện xã hội quan tâm. Ai ai cũng phát biểu sau khi nhìn ảnh rằng như thế là không được, phá hoại di tích chứ bảo tồn cái nỗi gì.

Posted Image

Nhưng thật ra, chuyện bảo tồn đồng nghĩa xây mới có cơi nới di tích đâu phải chuyện gì mới lạ. Ô Quan Chưởng (được đem ra sửa sang trước tưng bừng Đại lễ nghìn năm có ba tuần), hiện đang quấn bạt nên chưa biết hoàn thành cuộc tu bổ xong rồi sẽ mới mẻ ra sao. Chỉ thấy ngắm những thứ đã lộ ra, gạch mới, vệt vữa trát tinh tươm thẳng thớm, thì việc Ô Quan Chưởng sắp tới đây nhìn giông giống… thành nhà Mạc cũng chẳng có gì mà không hiểu!

Mới, thực sự mới, trong công cuộc ứng xử với di tích, di sản…, nói chung là với quá khứ lịch sử, chỉ có chuyện đúc tim cho tượng đài là đáng kể. Không rõ tim Thánh và tim ngựa Thánh cưỡi để bay về trời người ta có dùng hai khuôn đúc khác nhau không? Nếu chỉ dùng một khuôn tất nhiên là đại bất kính! Ngoài ra, ngựa của Thánh vốn là ngựa sắt, trong thần thoại, không thấy nói khi cả nước thu gom sắt đúc roi sắt ngựa sắt cho Ngài cưỡi đi dẹp giặc Ân, phường đúc có đúc tim ngựa hay không, nên giờ đây ngựa sắt có tim, lại là tim đồng, thành ra tưởng tượng đến đâu thót tim đến đấy… Thót tim còn bởi lẽ nữa: Rốt cuộc bây giờ, tượng đài Thánh Gióng (với tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng được Giáo hội Phật giáo Việt Nam huy động bằng sự đóng góp của toàn xã hội. Riêng phần tượng, Công ty Cổ phần Bất động sản ATS cung tiến 25 tỷ đồng. Phần tim cũng do công ty này cung tiến) thành tượng đài đầu tiên trên đất Việt Nam mang trái tim. Tim, chẳng biết có làm phát sinh thêm nhiều chi phí không. Nhưng phát sinh tiền chẳng sợ bằng phát sinh tiền lệ, vì sự tượng đài nhất thiết phải có tim thế này sẽ làm nhiều tượng đài các bậc thánh nhân khác đã được dựng trở nên chưa đầy đủ...

Remote (Thể Thao & Văn Hóa cuối tuần)

Share this post


Link to post
Share on other sites

hihi, chữ tim Thánh Gióng trong hình bị viết sai chính tả thành Thánh Dóng http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Cũng không hẳn là sai đâu huynh ơi! Hiện tại có 2 luồng 1 luồng sử dụng từ Gióng 1 luồng sử dụng từ Dóng.

Bài của báo Tiền Phong:

TP - Sau khi báo Tiền Phong đăng bài “Thánh Dóng bay sang Unesco”, chúng tôi nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc: Thánh Dóng và Thánh Gióng - cách viết nào là đúng?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà khoa học vẫn tranh luận vấn đề này từ nhiều năm nay và chưa đi đến thống nhất. Quan điểm của nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong những công trình nghiên cứu lễ hội Dóng của mình là dùng chữ Dóng. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật cũng cho rằng, Dóng cổ hơn Gióng.

Nhưng, các nhà khoa học khác lại cho rằng, dùng Gióng mới đúng. Đơn vị xây dựng hồ sơ lễ hội Dóng là Viện VHNT VN (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có nhiều buổi thảo luận với các nhà nghiên cứu văn hóa và thống nhất dùng từ Thánh Dóng, trước khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Mặc dù vậy, trong Công văn 5299 ban hành ngày 4/8/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lại dùng chữ Thánh Gióng.

Bác Nguyễn Thiếu Dũng bên anviettoancau cũng có 1 bài:

Thánh Dóng là một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam, ba vị Thánh kia là Tản Viên, Chữ Đồng Tử và Liễu Hạnh.

Thánh Dóng tượng trưng cho sức chiến đấu dũng mãnh, gan dạ, hào hùng vì nước quên thân, nhưng không tham quyền cố vị, hy sinh vì nghĩa cả mà không đòi hỏi quyền và lợi. Hành động cởi ngựa về trời không màng danh lợi là một thông điệp sáng chói nhắn gởi con cháu muôn đời y như cách nói của người thời nay “Đừng hỏi Tổ Quốc làm gì cho ta,mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc” và đúng như tinh thần quẻ Sư trong Kinh Diệc tức Kinh Việt thường gọi là Kinh Dịch của người Việt sáng tác “Đại quân hữu mệnh, khai quốc thừa gia, tiểu nhân vật dụng” (Thắng trận rồi, vua ban thưởng cho người có công xây dựng nước nhà, nhưng chớ tin dùng bọn tiểu nhân chỉ biết tiếm công và đòi hỏi lợi quyền). Điều này cũng được xác định trong ngày hội tế Thánh Dóng. Ngày hội tưởng niệm Thánh Dóng là ngày 9 tháng tư,chính là lấy nghĩa theo quẻ Thiên Lôi Vô Vọng trong Kinh Dịch (Kinh Việt) để làm điều răn cho hậu thế. Lấy theo số Tiên Thiên 9 ứng với 1 là quẻ Càn tức quẻ Thiên (Thánh Gióng là Thần tướng là Thiên Vương). Số 4 (tháng tư) ứng với quẻ Lôi (Sấm),Thánh Gióng tướng nhà trời cởi ngựa sắt,phun lửa,lẫm liệt như thần Sấm. Vô vọng là không làm bậy nghĩa là không THAM, SÂN, SI không vọng tưởng lợi quyền vinh hoa phú quý chỉ một lòng vì nước, vì dân.

Trong Lĩnh Nam Chích quái ,Thánh Dóng được mô tả là một bé trai, có cha là người giàu có và già yếu:

“ Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh, trong làng có một ông nhà giàu đã hơn sáu mươi tuổi mới sinh được một người con trai ba tuổi không biết nói, chỉ nằm ngửa không ngồi dậy được”.

Theo truyền thuyết của người dân xã Phù Đổng thì Thánh Dóng là con của Ông Đổng khổng lồ: “Ông Đổng cao lớn lạ thường. Đầu đội trời, chân đạp đất, vai chạm mây. Ông cào đất thành đồng ruộng, vun đá thành đồi gò, xẻ cát thành sông bãi. Ông bước dài từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. Dấu chân ông lún cả đá, thủng cả đất. Tiếng nói ông vang ầm thành sấm. Mắt ông sáng loè chớp lửa. Hơi thở ông phun ra mây đen, gió bão và mưa dông. Ông hay hiện ra trong những ngày hè có dông. Ông đi đủ mọi chiều, lúc tốc thẳng, lúc xoáy vòng. Ông đi đàng Tây sang đàng Đông là Bão Tây. Ông đi đàng đông sang đàng Tây là Bão Đông. Ông làm dập hết lúa, rụng hết cà và gãy bật bao nhiêu là tre pheo, đa đề”.

Bà mẹ Dóng xưa là một cô gái xấu xí, nghèo khổ. Tuổi đã già mà vẫn không con. Bà phải sống một mình trong túp lều tranh. Ngày ngày bà chăm bón luống cà cạnh nhà và ra đồng bắt ốc mò cua để đổi gạo nuôi thân.

Một đêm mưa to gió lớn, sấm chớp hãi hùng, Ông Đổng “về hái cà” ở Kẻ-Đổng (Làng Dóng-mốt). Ông đã để lại một dấu chân to “vừa tày năm gang”[5] trong vườn cà của một bà lão. Sáng hôm sau bà ra thăm cà vô tình dẫm phải dấu chân ấy, tự nhiên thấy tâm thần rung động, về nhà thì thụ thai (dẫn theo Cao Huy Đỉnh-Người Anh hùng làng Dóng)

Truyền thuyết này lại khác với “Thần phả do Hàn Lâm viện, Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính soạn bằng Hán văn vào năm thứ nhất niên hiệu Hồng Phúc, triều Lê Anh Tông (1572). Nội dung bản thần phả thờ đức Đổng Sóc Thiên Vương này có nhiều điểm khác lạ so với truyền thuyết Thánh Gióng quen thuộc. Mẹ Thánh Gióng có tên họ và xuất xứ rõ ràng. Người không phải là một bà già luống tuổi xấu xí như huyền thoại dân gian lưu kể mà là người con gái có nhan sắc của thánh thần. “Khi cô tròn 16 tuổi, gương mặt hồng tươi, mắt tựa ánh trăng rằm hồ thu, nhan sắc tuyệt vời, nghiễm nhiên thành một trang giai nhân tuyệt thế. Lại có điều lạ thường, trên đầu nàng luôn hiện một vầng hào quang ngũ sắc lãng đãng như cánh chim loan. Dù nàng đi đâu, đi chơi hay đi lấy củi hay làm đồng thì vầng hào quang đó vẫn bay ở trên đầu, tứ bề muôn đóa huy hoàng quấn quýt, một vùng gió biếc hương đưa ngan ngát”.

Người phụ nữ ngày sau thành vợ yêu của Đại quan lang họ Đổng tên Gia vùng Đại Mạn Châu danh giá. Tuy nhiên, hồng nhan bạc mệnh, chỉ một năm sau chồng bà qua đời. Bà vào tu tại chùa Hoàng Nham, do được “thiên thụ” mà có thai. Sau ba năm bốn tháng sinh ra một bọc hình như đóa sen hồng còn phong nhụy, lúc nào cũng thoang thoảng hương đưa và có những dải mây cầu vồng quấn quýt, 7 tháng sau bông sen còn chưa nở. Chỉ khi vua Hùng đưa về cung ngày đêm chăm sóc, dần dần đóa sen mới nở hình hài nhi.

Hài nhi đó chính là vị anh hùng lẫm liệt mang tên Thánh Gióng” .(bản dịch của TS Lương Văn Kế và TS Cung Khắc Lược, dẫn theo Phong Thiện GDD&XH Cuối Tuần)

Hình ảnh nhân thần được khắc họa như một đóa sen mong manh không thể sánh được với thiên tướng mạnh mẽ hiên ngang của truyền thuyết.

Theo truyền Thuyết, Thánh Dóng hạ sinh tại làng Phù Đổng, tục gọi là làng Dóng.

Từ trước đến nay vẫn có nhiều thuyết phân vân về nghĩa của tên làng này!Phù Đổng là gì? Dóng hay Gióng,nghĩa thế nào?

Trước hết xin giải thích nghĩa chữ Phù Đổng.

Chúng ta thường có định kiến cho Dóng là tên tục còn Phù Đổng là tên chữ, vì vậy nên lâm vào cái vòng lẩn quẩn không giải thích được âm và nghĩa của chúng. Mặt khác định kiến tai hại nhất, che mù mọi kiến giải là ta cứ mắc sai lầm mãi khi cho tiếng Việt chịu ảnh hưởng của tiếng Hán Việt, hoàn toàn do mặc cảm tự ti, mặc cảm nô lệ không giám giải thực.Đây là nỗi buồn thiên niên kỷ, là nỗi oan trái hàng nghìn năm của người mất của mà lại tự nguyện thừa nhận của mất đó là của của người ta chứ không phải của mình. Rồi khi lượm được chút của rơi lại xởi lởi hàm ân người ta coi như đã hưởng được ơn mưa móc của họ!

Sự thật, Phù Đổng chỉ là từ phản thiết (phiên thiết) từ nói lái để ký âm do người Việt đặt ra : Phù Đổng = Phỗng đù = Ph+ổng=Phỗng.

Phỗng, tiếng Việt ngày nay có nghĩa: (danh từ)

-1)Tượng bằng đất thường đặt đứng hầu ở đền thờ.

-2)Hình người nhỏ ngộ nghĩnh bằng sành hay bằng sứ để trẻ con chơi.

Chữ Phỗng trong tên làng gần với chữ phỗng nghĩa 1):Tượng bằng đất, bằng đá , hay bằng đồng, bằng ngọc cao lớn đặt trước đền thờ hay mộ táng. Tuy nhiên đây chỉ mới là nghĩa tiêu cực, bị giảm nghĩa qua thời gian, như Nguyễn Khuyến đã mô tả trong bài “Ông phỗng đá”:

Ông đứng làm chi đấy hỡi ông

Trơ trơ như đá vững như đồng

Đêm ngày coi sóc cho ai đó

Non nước đầy vơi có biết không?

Nghĩa tích cực của Phỗng đúng như mô tả của Phan Văn Ái:

Non thiêng khéo đúc nên người,

Trông chừng sành-sỏi khác người trần-gian,

Phỗng không phải là người thường mà là người phi thường, chữ Hán Việt gọi là Ông Trọng.

Hán Việt tự điễn trích dẫn ghi : (Danh) Ông trọng 翁仲 ông phỗng. Ngày xưa, tạc đá hoặc đúc đồng làm hình người đứng chầu trước lăng mộ gọi là ông trọng. Đời Ngụy Minh Đế 魏明帝 đúc hai người bằng đá để ngoài cửa tư mã 司馬 gọi là ông trọng, vì thế đời sau mới gọi các ông phỗng đá là ông trọng.

Ông Trọng, nguyên là người Việt ( Nam), đời Tần nổi danh là đại lực sĩ có vóc dáng người khổng lồ, giúp Tần Thủy Hoàng trấn giữ Lâm Thao. Quân Hung Nô trông thấy Ông Trọng khiếp hãi không dấm động binh. Khi Ông Trọng mất Tần Thủy Hoàng cho đúc tượng đồng cao lớn như người thật, đặt ở cửa Tư Mã ngoài cung Hàm Dương. Người Hung Nô đến Hàm Dương xa xa thấy bóng tượng đồng tưởng là Ông Trọng còn sống sợ hãi không dám đến gần.Về sau các đời thường đúc tượng đồng, hoặc tạc tượng đá đặt trước cung khuyết, miếu đường, lăng mộ để trấn quỷ trừ ma, đều xưng là “Ông Trọng” Tư mã Trinh trong “Sách Ẩn” nói “các tượng nặng nghìn cân, cao hai trượng, gọi là Ông Trọng”.

Tiếng Triều Châu đọc Ông Trọng là [ong1] [dong6] tương đương với âm “Ông Đổng”. Vậy ông Đổng chính là ông Trọng,là người khổng lồ, ta gọi theo nghĩa tích cực là Phỗng. Phỗng > Đổng>Trọng. Phỗng âm nguyên thủy chỉ người Khổng lồ. Làng Phù Đổng là làng Ông Đổng, là làng Ông Trọng hay đúng hơn là làng Ông Phỗng, ông khổng lồ, là người phi thường, là thần tướng, là thiên vương.

Phỗng là âm Tiền Nôm cho ra âm Hán Việt: Đổng >Trọng. Điều này chứng tỏ tiếng Việt là gốc của tiếng Hoa,trình tự diễn biến như sau:

Tiền Nôm >Hán Việt>Hậu Nôm.

(Tiền Nôm là tiếng Việt nguyên thủy cho ra tiếng Hán Việt(tiếng Hoa) sau đó do hoàn cảnh tự vệ để tránh nạn đồng hóa,người Việt bỏ chữ vuông(chữ Hán) vốn có của mình,dùng chữ Hán tạo ra chữ Nôm (hậu Nôm).Đây chỉ là một trong nhiều minh chứng mà chúng tôi đã và sẽ công bố tiếp).

Thế còn Dóng. Tất nhiên là Dóng chứ không thể là Gióng (để gánh) hay dóng (tre) hoặc lóng (tre).

Đi theo con đường Tiền Nôm có trước Hán Việt (Hoa) có sau, ta sẽ dễ dàng giải mã “Dóng”.

Theo Khang Hy Tự Điển: Chữ Vương, Quảng vận, Tập vận, Vận hội chú là vũ phương thiết . Nhưng Quảng vận, Tập vận, Vận hội, Chánh vận cũng ghi là vu phóng thiết. Sư Cổ cũng chú:vương, vu phóng phản. Thích văn thì ghi vương, vu huống phản.

Như vậy có nhiều cách đọc chữ vương.

Vũ phương thiết = V+ương=vương

Vu huống phản = vuống hu = vuống

Vu phóng thiết = V+óng =vóng

Vu phóng phản = Vóng phu = vóng.

Vóng là do Dóng mà ra , v>d, d>v.

Dóng là âm Tiền Nôm có trước âm Hán Việt:Vóng,Vòng (họ), Vuống, Vương.

Dóng là âm tối cổ được gìn giữ một cách trang trọng tại Việt Nam.

Dóng > vương là vua. Dóng là âm gốc, Vương là biến âm.

Dóng là âm Tiền Nôm > Vương là âm Hán Việt.

Phỗng cho ra Đổng, ra Trọng, Dóng cho ra Vương một lần nữa có rất nhiều chứng cứ cho ta thấy :Tiếng Việt là gốc của tiếng Hoa.

Xin dành bài nầy thay cho chuyến hành hương về làng Phù Đổng làng của người Khổng lồ cũng là về với làng Dóng làng Vua, làng của Thiên Vương kiêu dũng ,oanh liệt hy sinh mà không màng danh lợi để bảo vệ non sông gấm vóc, Tổ Quốc Việt Nam.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngựa sắt - tim đồng! Thế này thì con ngựa của Ngài có lẽ sẽ thường xuyên lên cơn đau tim.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay