Thiên Sứ

“Đường mòn Golf HCM làm phương hại lúa gạo của VN

3 bài viết trong chủ đề này

“Đường mòn Golf HCM làm phương hại lúa gạo của VN”

18/09/2008 10:02 (GMT + 7)

Báo Financial Times/Bloomberg 12/9 đăng tít lớn “Đường mòn Golf Hồ Chí Minh làm phương hại lúa gạo của Việt Nam”. Tuần Việt Nam xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Kế hoạch của Việt Nam để xây dựng 123 sân golf đang đặt ra mối phương hại cho lúa gạo Việt Nam. Các chính quyền địa phương đã cấp phép số sân golf gấp tám lần vào năm 2010, tạo nên điều mà công ty du lịch Việt Nam Exotissimo gọi là "đường mòn golf Hồ Chí Minh". Ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu đến cuối năm phải hoàn thành việc đánh giá lại kế hoạch xây dựng các sân golf, đánh giá dự án nào thực sự cần thiết.

"Đây thực sự là vấn đề an ninh lương thực", ông Robert Bicknel, Giám đốc sân King’s Island gần Hà Nội, sân golf đầu tiên được xây dựng ở đất nước này sau thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nói. "Việt Nam bỗng tỉnh lại và tự hỏi đất nông nghiệp còn lại bao nhiêu?”

Posted Image

Đây thực sự là vấn đề an ninh lương thực

Hai phần ba trong tổng số 24,7 triệu hecta đất trồng trọt của Việt Nam là trồng rừng, lúa, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và cao su. Mỗi năm Việt Nam giảm 51.700 hecta đất trồng lúa - theo ông Trần Thế Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo báo cáo tháng 6 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu nâng tổng số sân golf lên 139 từ 16 sân hiện nay thì Việt Nam sẽ mất hơn 44.500 hecta.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chính sách Đổi mới của Việt Nam đã tăng tốc độ tô thị hóa lên 81% so với năm 1990, trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Mức tăng dân số khoảng 29% so với năm 1990 dẫn tới việc chính phủ quyết định tạm thời ngừng xuất khẩu gạo trong đầu năm 2008 và quyết định áp dụng thuế xuất khẩu đối với sản phẩm này.

Môn thể thao xa xỉ

Việt Nam đã lập Hiệp hội Golf Việt Nam năm ngoái, nhằm thúc đẩy bộ môn thể thao này. Vua Bảo Đại đã từng chơi môn thể thao này trước khi ông thoái vị năm 1945. Câu lạc bộ golf của Bảo Đại vẫn còn hoạt động ở khu biệt thự cũ của ông ở Đà Lạt.

Dự kiến số người chơi golf ở Việt Nam sẽ tăng lên 50.000 người so với 8.000 hiện nay, theo ông Nguyễn Ngọc Chu, Tổng thư kí Hiệp hội Golf Việt Nam.

"Chúng tôi thường nói rằng ở Việt Nam cái gì đắt tiền được xem là xa xỉ, nhưng ngày nay, người dân đang thay đổi cách nhìn. Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó", ông Chu nói.

Golf đã được giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 1920 khi kiến trúc sư người Pháp Ernest Hebrard thiết kế một sân golf ở khu du lịch trên đồi ở cao nguyên miền Trung ở Đà Lạt, thủ phủ của tỉnh Lâm Đồng.

Riêng tỉnh Lâm Đồng, nơi trồng cafe lớn thứ 2 của Việt Nam, và thành phố Hồ Chí Minh đã cấp phép 6 dự án sân golf ở mỗi tỉnh thành.

Posted Image

Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó"-

Ông Nguyễn Ngọc Chu

Ngoại lai, điểm đến mới

"Một trong những nguyên nhân khiến golf được hấp dẫn với người nước ngoài bởi vì rất nhiều sân golf đã được xây dựng. Việt Nam bị hấp dẫn từ bên ngoài, trở thành điểm đến mới của golf", ông George Ehrlich-Adam, giám đốc điều hành của Exotissimo ở Tp. HCM nói.

Công ty Hàn - Việt, một DN liên doanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong tháng 11 năm ngoái đã nhận được giấy phép cho xây dựng sân golf và khu nghỉ dưỡng ở làng K"ren của người thiểu số K"hor, cách Đà Lạt 15 cây số ở Đông Bắc.

"Các sân golf tạo ra việc làm, mang lại nhiều tiền hơn cho người địa phương, phát triển các dịch vụ và thu hút những khách du lịch nước ngoài cao cấp", Nguyễn Tạo, giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở Đà Lạt, Lâm Đồng nói. "Trồng cafe không đảm bảo thu nhập ổn định bởi giá cafe lên xuống thất thường".

Dự án Hàn - Việt sẽ sử dụng khoảng 80 ha đất nông nghiệp, trưởng bản Bon Nor K"Do nói trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 15/8. Khoảng 700 người đang phụ thuộc vào trồng cafe, lúa gạo, hoa quả, rau và hoa ở khu đất nằm trong dự án này.

Các bài viết cùng chủ đề

>> Vì sao phải mặn mà với dự án sân golf? >> Sân golf quý tộc phục vụ ai?

>> Thư ngỏ gửi ông Chủ tịch Hội Golf Việt Nam

>> Quan điểm trái chiều về sân golf

>> Tổng thư ký Hiệp hội Golf Việt Nam phản hồi

>> Ai bảo vệ sân golf xin trả lời

>> Hiệp sĩ Golf bị ruồng bỏ

>> Bộ KH-ĐT kiến nghị không cấp mới dự án sân golf

Giết chết sinh kế

"Sân golf sẽ giết chết sinh kế của người dân ở đây", Bon Yok,43 tuổi, mẹ của 7 đứa con từ 2 đến 21 tuổi nói. "Những người của sân golf nói họ sẽ cung cấp việc làm cho chúng tôi, nhưng có thể chúng tôi chỉ trồng cỏ hoặc làm công việc xây dựng trong 3 năm".

Kế toán của công ty Hàn Việt tại Đà Lạt nói giám đốc điều hành không muốn bình luận gì.

Chính phủ có thể được hỗ trợ trong việc ngăn chặn những sân golf mọc lên nhờ vào việc giảm tốc tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam đã cắt giảm mục tiêu tăng trưởng của năm 2008 từ 9% xuống còn 7% sau khi tăng lãi suất gấp 3 lần trong năm nay nhằm làm chậm lại mức lạm phát tăng cao nhất ở châu Á. Trong năm ngoái, kinh tế Việt Nam đặt mức tăng trưởng 8,5%, cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua.

Xây dựng chậm lại

"Bạn sẽ thấy rất nhiều sân golf đang xây dựng sẽ chậm lại", Peter Ryder trưởng phòng đầu tư của công ty đầu tư tài chính Indochina nói. Công ty này đã đầu tư 60 triệu USD vào dự án chuỗi Montgomerie rộng 70 ha được thiết kế bởi Colin Mongtgomerie ở miền Trung Việt Nam.

Các quan chức tỉnh Lâm Đồng nói dự án này không sử dụng đất nông nghiệp và họ thường cấp phép cho các sân golf này như một dạng đầu tư trọn gói.

"Chúng tôi bảo tồn đất cho nông nghiệp do đó các dự án sân golf sẽ không ảnh hưởng đến sản xuất", Phan Văn Dũng, phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lâm Đồng nói trong cuộc trả lời phỏng vấn hôm 14/8. "Các nhà đầu tưthường muốn bao gồm một sân golf trong dự án khu nghỉ dưỡng hoặc khách sạn để gia tăng giá trị".

76 sân golf được cấp phép đang trong quá trình xây dựng, chiếm hơn 23.800 ha, trong đó 15.400 ha là đất trồng trọt. Tại tỉnh Lâm Đồng, khoảng 4/5 trong số 2.500 ha đất sân golf vốn là đất nông nghiệp.

UBND Tp.HCM không có kế hoạch thông qua bất cứ dự án sân golf mới nào cho đến khi có đánh giá hiệu quả của các dự án hiện tại.

Theo ông Chu, ở Hiệp hội Golf Việt Nam, lí do thật đơn giản: "Nước nào cũng có các sân golf và chúng tôi nên có chúng tại Việt Nam".

  • Phương Loan (Theo Bloomberg)

Nông dân lay lắt cạnh... sân golf

Từ ông chủ giữa thiên nhiên!

Chúng tôi cố liên lạc với ông chủ người Hàn Quốc để hỏi về những hệ lụy của sân golf đối với bà con. Thế nhưng qua người phiên dịch Nguyễn Trung Tuyến, ông chủ này chỉ trả lời đại ý: Có gì các anh cứ hỏi chính quyền. Chúng tôi thực hiện chính sách như các sân golf khác, các anh đi tìm hiểu rồi so sánh.

Ngẫm lại thấy nhà tư bản này nói đâu sai, họ đã mua đất giá rẻ đúng chính sách. Vậy phải chăng chính sách đất đai của ta có vấn đề?

Mảnh đất mầu mỡ Lâm Sơn là nơi sinh sống bao đời nay của đồng bào Mường nơi đây. Mảnh đất này gắn bó máu thịt với họ bởi nó đem lại những bồ lúa, dòng nước mát, cây trái bốn mùa... Gia đình anh Hoàng Tiến Sinh ở xóm Rổng Cấn, vốn không nhiếu đất nhưng cũng có 4.0002 đất ở, 3,5 sào đất lúa, 2 đồi luồng, chè... Cuộc sống chả giàu có gì nhưng gia đình cũng không bao giờ thiếu ăn. Mỗi năm họ có hơn tấn thóc trong nhà. Hai đồng luồng, chè cũng cho đồng ra, đồng vào. Mỗi mùa măng đến, chỉ cần lên đồi hái măng ra chợ cũng kiếm thêm vài chục nghìn đồng. Rồi trâu, bò, lợn, gà xung quanh nhà nên ít khi mất tiền mua thức ăn.Hai đứa con anh Sinh thì thích nhất vườn hoa quả. Không mùa nào chúng không có hoa quả ăn. Từ những quả sấu cắn giòn rôm rốp, chua chảy nước mắt đến những quả xoài ngọt lịm chân răng.

Chị Đinh Thị Nga, vợ anh Sinh kể: "Chúng tôi sống giữa núi đồi, chả bon chen với ai nên “thuận vợ thuận chồng”. Hai cháu đi học dù xa trường một chút, nhưng không bao giờ lo chúng hư hỏng bởi tệ nạn chưa về tới đây". Nhà anh Nguyễn Văn Phượng, tại xóm Rổng Vòng cũng có 2 sào lúa, hơn 1ha vườn đồi. Anh bảo có ruộng có vườn là “ấm bụng”, không lo cái dạ dày bị bỏ đói.Đùng một cái người ta vác cái sân golf to...tổ bố về đặt tại Lâm Sơn. Hơn 300ha đất của nông dân bị thu hồi để làm sân golf nghe nói là lớn nhất Đông Nam Á.

Tiếc nhất là 100ha đất lúa mà nhiều đời bà con mới khai hoang được đã bị sân golf lấy trọn vẹn. Diện tích đất đồi còn lại, nằm phía trong sân golf nếu muốn canh tác người dân phải đi vòng qua xã khác tới 12km mới đến nơi.Hơn 200 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu của xóm Rổng Vòng, Rổng Cấn mất 100% đất, phải di chuyển ra khu tái định cư. Điều đáng nói là cuộc sống nơi ở mới của những hộ dân đang rất khó khăn. Mỗi hộ chỉ được cấp từ 200- 400m2 đất ở. Bị tước mất tư liệu sản xuất, hàng trăm người dân chỉ còn lối thoát duy nhất là đi làm thuê.

Đến kẻ làm thuê không đất

Gia đình anh chị Sinh, Nga được bồi thường 50 triệu đồng tiền ruộng, 180 triệu đồng tiền nhà cửa, vườn tược. Chưa bao giờ cầm trong tay số tiền lớn như vậy, ý định đầu tiên nảy ra trong đầu anh chị là xây nhà. Thế nhưng hơn 1 năm qua, căn nhà xây chưa xong giá nguyên vật liệu đã lên vù vù mà tiền thì cạn. Hôm chúng tôi đến căn nhà vẫn nham nhở vôi vữa, chưa có tiền đổ mái, làm cầu thang. Anh Sinh tính toán, muốn hoàn thành nốt căn nhà phải bỏ thêm 40 triệu đồng-số tiền anh chị kiếm cả đời cũng không ra.Căn nhà đã vậy, cuộc sống còn khó khăn bội phần.

Anh Sinh đi làm thuê công nhật được 30.000 đồng/ngày. Hôm nào ốm đau, trời mưa gió đành ngồi nhà nhìn ra đường nhựa, bụng thì lo không biết lấy gì cho 4 miệng ăn. Mọi chi phí trong nhà giờ trông cậy hết vào những buổi làm thuê của anh. Bởi với 400m2 đất ở, dựng cái nhà lên cộng thêm phần sân là hết đất. Lợn không nuôi nổi. Gà thì nuôi con nào chết con đấy, con còn sống thì nhảy qua tường bao là...mất tích. Hàng tháng riêng tiền gạo đã tốn 300 nghìn đồng. Năm học mới tìm đâu ra hơn triệu đồng đóng học cho 2 con. Chi Nga buồn bã, đứa lớn lớp tám có lẽ phải nghỉ học bởi gia đình không còn tiền. Nhưng nghỉ học rồi tuổi các cháu cũng đâu giúp được việc gì.

Không chỉ mất đất, nguồn nước của người dân cũng bị cắt đứt. Dòng suối cấp nước cho xóm bị sân golf dựng tường bao kín. Thời gian đầu chủ sân golf còn bơm nước suối cho khu tái định cư nhưng nay "đặc ân" này cũng không còn. Mà nguồn nước sân golf cũng không thể sử dụng được bởi ô nhiễm nghiêm trọng. Bí thư Đảng ủy Hoàng Ngọc Kiều cho biết, cứ 3 ngày sân golf phun hóa chất chăm sóc cỏ một lần, nguồn nước độc hại ngấm xuống suối rồi lại được công ty quản lý sân golf bơm lên tưới cỏ. Cứ thế cái vòng tuần hoàn ấy diễn ra nên không biết nước nào sạch, nước nào bẩn.

Trước khi rót tiền xây dựng sân golf, UBND tỉnh Hòa Bình cùng nhà đầu tư hứa hẹn mỗi hộ sẽ được giải quyết 1 lao động. Tuy nhiên, theo thống kê của xã, hơn 2.000 lao động mất đất thì chỉ vỏn vẹn 65 người được vào làm việc cho sân golf. Ngay những công việc đơn giản như chăm sóc cỏ, nhặt bóng công ty quản lý sân golf cũng lấy người từ sân golf Đồng Mô (Hà Tây) lên. Bởi những lao động này đã quen việc sẽ tiết kiệm “chi phí đào tạo”. Một số cháu vào làm trong khách sạn, nhặt bóng bị trêu đùa đến nay cũng đã bỏ việc.

Theo Ngọc Tiến (Nông nghiệp Việt Nam)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi phải làm việc, chúng tôi phải kiếm tiền, và chúng tôi tận hưởng nó"-

Ông Nguyễn Ngọc Chu

Tất cả các thành viên Hiệp hội Golf Việt Nam vỗ tay tán thưởng. Cực kỳ chí lý! Những nhà kinh doanh tài ba, những người vắt óc ra để lãnh đạo những cơ sở kinh doanh hàng trăm, hàng ngàn người cần chỗ thư giản giải trí. Không có nó họ sẽ bị "sì troét" và sẽ có những quyết định sai lầm và công cuộc kinh doanh sẽ xuống dốc. Họ phải chơi golf!

Ơ! Thế những thằng "ở trần , đóng khố", "bảy đời đánh dậm bắt cua, ăn củ chuối" toàn ở không chơi, nên không cần tận hưởng sân gôn và phải biến đi chỗ khác thổi tò he chăng?

Trong khi có những người cơm không đủ mà ăn, bệnh chờ chết không có thuộc mà chữa. Tôi không nói là không làm sân golf. Nhưng phát triển cái trò chơi xa xỉ này một cách rầm rộ thấy cũng khó coi.

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...chet/t1709.html

Xin nói thẳng là như vậy

Share this post


Link to post
Share on other sites

Con cũng thấy vậy, càng ngày cuộc sống của người nông dân càng bị đẩy vào cảnh khốn cùng hơn và cũng đã đến lúc con người phải bảo vệ môi trường sống.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay