DaiThuc

Câu Hỏi Về Phong Thủy

6 bài viết trong chủ đề này

1. Trước đây nhà mình làm phong thủy theo tuổi của ông nội, vậy sau khi ông nội mất, hoặc chuyển đi thì có phải sửa lại PT theo tuổi của bố mình ko? điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến phong thủy của nhà?

2. Trong PTLV, có xét các cung (càn, đoài...) nào thuộc Dương, cung nào thuộc Âm ko?

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Trước đây nhà mình làm phong thủy theo tuổi của ông nội, vậy sau khi ông nội mất, hoặc chuyển đi thì có phải sửa lại PT theo tuổi của bố mình ko? điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến phong thủy của nhà? Nếu bố và ông nội khác trạch - Đông tây trạch thì phải sửa lại, nếu cùng trạch thì chỉnh sửa đơn giản hơn! Ảnh hưởng ntn còn tùy kết cấu nhà, môi trường xung quanh...

2. Trong PTLV, có xét các cung (càn, đoài...) nào thuộc Dương, cung nào thuộc Âm ko? Có, PTLV không phải là trường phái khác biệt so với các trường phái khác như Bát Trạch, Loan Đầu, Huyền Không mà là sự tổng hợp và hiệu chỉnh các trường phái trên theo nguyên lý căn để Hậu Thiên Lạc Việt Phối Hà Đồ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn Thiên luân,

thế này thì mệt nhỉ? khác trạch rồi:( nhà sửa thế này kể cũng hơi gay go!

2. Thiên luân giải thích rõ hơn cùng nào duơng, cung nào âm đc ko? Vì ở PTLV có sự hiệu chỉnh về cung và cả ngũ hành, ví dụ theo kiểu cũ thì Ly và Chấn cùng là hỏa, trong khi theo PTLV thì Ly là Hỏa mà Chấn là Mộc? vậy thì luận âm duơng thế nào?

"Thiếu dương Hoả sinh ra quái Ly và Chấn:

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa.

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào âm thành quái Chấn. Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa."

Share this post


Link to post
Share on other sites

cảm ơn Thiên luân,

thế này thì mệt nhỉ? khác trạch rồi:( nhà sửa thế này kể cũng hơi gay go!

2. Thiên luân giải thích rõ hơn cùng nào duơng, cung nào âm đc ko? Vì ở PTLV có sự hiệu chỉnh về cung và cả ngũ hành, ví dụ theo kiểu cũ thì Ly và Chấn cùng là hỏa, trong khi theo PTLV thì Ly là Hỏa mà Chấn là Mộc? vậy thì luận âm duơng thế nào?

"Thiếu dương Hoả sinh ra quái Ly và Chấn:

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa.

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào âm thành quái Chấn. Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa."

Trong PTLV, hay nói rõ hơn là Thuyết Âm dương ngũ hành của dân tộc Việt là lý thuyết hoàn chỉnh, không có khái niệm thiếu âm - thiếu dương - thái âm - thái dương, 4 tượng này là của cổ thư Hán. 4 tượng Lạc Việt là khác. Các quái Càn Khảm Cấn Chấn là quái Dương, Khôn Ly Tốn Đoài là quái âm, theo nguyên lý hậu thiên Hà Đồ Lạc Việt!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Thiếu dương Hoả sinh ra quái Ly và Chấn:

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào dương thành quái Ly. Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa.

Thiếu dương Hỏa chồng thêm hào âm thành quái Chấn. Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa."

Sự sai lầm và vô lý của cổ thư luôn thấy trước mắt mà từ xưa tới nay hậu học cứ nhai như bò: Thiếu dương, thiếu âm, thái dương thái âm.

Sư vô lý ở chổ: 1 hào dương gọi là Dương. 2 hào dương gọi là Thái Dương. Thái Dương nghĩa là vượt qua cái dương, là vô hạn tận, vô biên, một nghĩa nào đó tương đương với Thái cực. Nhưng khi tiếp tục chồng lên một hào dương, tức là 3 hào thì lại là Càn, trời, một bộ phận của Thái Dương (?). Lẽ ra phải gọi là Cụ Thái Dương, Tằng Tổ Thái Dương mới đúng theo cấp tăng trưởng chứ nhỉ?

Cho nên Thái dương, thái âm, thiếu dương thiếu âm với quy định tổ hợp 2 hào của nó đã phi lý từ cơ bản.

Nói rằng:

Quái Ly là trạng thái Trưởng (âm sinh, dưong trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là dương Hỏa.

Quái chấn là trạng thái Sinh (âm sinh, dương trưởng) của hành Hỏa nên tính chất xác định là âm Hỏa."

Nếu chấp nhận lý này thì ngay trong cách lập luận lại không nhất quán với điều mà cổ thư cũng từng đề cập đến.

"Dương trước âm sau"

"Quái chấn là trạng thái Sinh của hành Hỏa" thì phải là cái có Trước, như vậy nó phải là Dương Hỏa chứ nhỉ?

"Quái Ly là trạng thái Trưởng của hành Hỏa" thì phải là cái có Sau, như vậy phải là Âm Hỏa phải không?

Cho nên, "y thư mà thuyết pháp" thì cũng không phải là kẻ liễu ngộ chứ chưa nói đến "ngộ".

Vài dòng lạm bàn.

Thiên Đồng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn ThienLuan và ThienDong,

Như vậy thì theo Thiên Luân, trong 8 quái có:

Các quái Càn Khảm Cấn Chấn là quái Dương, Khôn Ly Tốn Đoài là quái âm, theo nguyên lý hậu thiên Hà Đồ Lạc Việt!

Nhưng như vậy thì có thể lý giải như thế nào ví dụ: tại sao Càn, Khảm cùng hành thủy, lại cùng là quái Duơng? bởi vì theo mình nghĩ, trong 8 quái, đúng là phải có 4 âm, 4 duơng, và trong đó nó cũng có ngũ hành: càn khảm cùng hành thủy...nhưng mà liệu có hợp lý hơn ko khi Càn là âm(duơng) thủy, khảm phải là dương(âm) thủy....âm duơng "tương sinh" mà?

Mong câu trả lời của Thiên Luân và Thiên Đồng. Vì cái này rất ảnh hưởng đến sự suy luận khi luận tất cả các vấn đề liên quan từ phong thủy đến tử vi, nên rất mong đc tranh luận để hiểu rõ hơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay