wildlavender

Nước Mắt Và Hổn Loạn

26 bài viết trong chủ đề này

Nước mắt và hỗn loạn

02/12/2010 07:12 (GMT +7)

15h ngày 1/12, Tòa án Quân sự TW đã tiến hành tuyên án vụ Nguyễn Thị Thuận, Bùi Tiến Hà và Hoàng Hải Tiệp phạm tội giết người, huỷ hoại tài sản. Tuy nhiên, bản án chưa kịp tuyên, phiên toà đã hỗn loạn.

Vụ cô giáo đốt nhà anh chồng: Hỗn loạn khi tuyên án

Tại phiên toà, bản án của HĐXX chỉ đọc được một nửa thì gặp phải sự phản đối quyết liệt của gia đình nạn nhân. Sự bức xúc tột độ của họ đã tạo nên cảnh hỗn loạn trong phiên toà.

Posted Image

Bị cáo Thuận không mảy may hối lỗi tại toà.

Những chai nước lavie mang theo được ném thẳng lên phía HĐXX, các bị cáo và luật sư bào chữa. Bàn ghế bị xô đổ ngổn ngang. Những tiếng kêu khóc ai oán, than trách dấy lên khắp trong, ngoài phòng xử.

HĐXX buộc phải rời khỏi phòng xử án trong sự hỗ trợ của lực lượng bảo vệ với bản án còn dang dở trên tay. Các bị cáo ngay lập tức được áp giải ra ngoài.

Trước đó, HĐXX nêu nhận định việc các bị cáo khai bị đánh đập, ép cung, mớm cung... nên phải nhận tội là không có cơ sở. Toàn bộ hồ sơ vụ án thể hiện các bị cáo được khai báo trong tình trạng đúng pháp luật. HĐXX bác bỏ kháng cáo kêu oan của các bị cáo, khẳng định việc các bị cáo kêu oan là không thể chấp nhận được.

Điều khiến tất cả những người tham dự phiên toà này cảm thấy khó hiểu là mặc dù có những nhận định rõ ràng như đã nêu trên, tuyên bố các bị cáo phạm hai tội giết người, huỷ hoại tài sản nhưng HĐXX vẫn quyết định y án sơ thẩm.

Bản án tuyên dở của HĐXX phải dừng lại ở câu: "... xử phạt Nguyễn Thị Thuận tù chung thân về tội giết người...".

những hình ảnh sống động tại phiên tòa.....

Posted Image

3 tên tội phạm trước vành móng ngựa.

Posted Image

Tiệp...kẻ tiếp tay cho tội ác.

Posted Image

Kêu oan ...

Posted Image

Posted Image

nỗi đau xoa dịu nỗi đau....

Posted Image

Những Hình ảnh này ấn tượng giữa phiên xử.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Nguồn tintuconline

=========================================================================

Bản lĩnh xét xử những tội ác máu lạnh của tòa án nước ta còn yếu kém hay nhân đạo?

Xem ảnh Bà mẹ đã đội dòng chữ Quả báo trên đầu sao mà xót xa?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản lĩnh xét xử những tội ác máu lạnh của tòa án nước ta còn yếu kém hay nhân đạo?

Xem ảnh Bà mẹ đã đội dòng chữ Quả báo trên đầu sao mà xót xa?

Có một bài báo tường thuật kỹ hơn về phiên tòa này. Trong đó cho biết cả ba bị cáo đều kêu oan và xác định không phải thủ phạm giết người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một bài báo tường thuật kỹ hơn về phiên tòa này. Trong đó cho biết cả ba bị cáo đều kêu oan và xác định không phải thủ phạm giết người.

Nếu đây chưa là thủ phạm chính thì sự vô cảm của đương sự cùng thái độ dững dưng khinh bạc đối với phiên tòa cũng nói lên bản chất của cô giáo tên Thuận.

Trở lại vụ án khám phá ra được từ sự tiết lộ ngây thơ của đứa bé (con của đương sự) với Bà nội. " Mẹ đã đốt nhà Bác Hưng" manh mối từ câu nói này.

Giờ suy ra chứng cứ thì lằng nhằng do xét lời trẻ thơ không mang tính "trọng cung" cô ấy cũng giận lắm con của mình, nên ở tòa có quay xuống nhìn con đâu!

Chỉ có những oan khuất mới dẫn dắt cho con trẻ buông lời và mọi việc được mở! Nhưng còn phần kết thế nào chưa rõ......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu đây chưa là thủ phạm chính thì sự vô cảm của đương sự cùng thái độ dững dưng khinh bạc đối với phiên tòa cũng nói lên bản chất của cô giáo tên Thuận.

Trở lại vụ án khám phá ra được từ sự tiết lộ ngây thơ của đứa bé (con của đương sự) với Bà nội. " Mẹ đã đốt nhà Bác Hưng" manh mối từ câu nói này.

Giờ suy ra chứng cứ thì lằng nhằng do xét lời trẻ thơ không mang tính "trọng cung" cô ấy cũng giận lắm con của mình, nên ở tòa có quay xuống nhìn con đâu!

Chỉ có những oan khuất mới dẫn dắt cho con trẻ buông lời và mọi việc được mở! Nhưng còn phần kết thế nào chưa rõ......

Thực ra anh không để ý việc này từ đầu, nên không dám có ý kiến chủ quan. Tuy nhiên, sự việc có thể thế này:

Giả thiết cô này không đốt nhà.

Thí dụ khi nghe tin nhà anh chồng bị cháy, cô ta thốt lên: "Đáng đời! Nếu không cháy thì tao cũng đốt chết"....chẳng hạn. Đứa con nghe thấy và mách với bà nội.

Tuy nhiên trong vụ này có đến ba người liên can, tất ba người này phải có mối quan hệ thế nào đó....

Winld có biết bài viết nào tường thuật diễn biến vụ án không? Chứ xem bài viết thì chủ yếu là căn cứ vào lời khai nhận tội của bị can.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh đã xem những bài báo tường thuật sự việc liên quan đến vụ án theo đường link của Wild cho. Nhưng anh vẫn chưa thấy chứng cứ có tội, ngoài lời khai của chính bị can. Anh đồng ý đây là một vụ án nghiêm trong vì chết nhiều người và rất thương tâm. Kẻ thủ ác cần phải trừng trị. Nhưng ít nhất thì những bằng chứng chứng minh ba người này là kẻ thủ ác phải thuyết phục. Không thấy có chứng cứ thuyết phục trong việc kết tội.

Có một vài chi tiết rất đáng chú ý:

Có những bản cung mà bị can điểm chỉ chứ không ký, trong khi người đó lại là cô giáo? Rồi một chi tiết nữa: Đổ xăng vào nhà bằng một cái thước? Vậy đó là cái thước hình thù thế nào? Làm sao đổ xăng qua một cái thước?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một vài chi tiết rất đáng chú ý:

Có những bản cung mà bị can điểm chỉ chứ không ký, trong khi người đó lại là cô giáo? Rồi một chi tiết nữa: Đổ xăng vào nhà bằng một cái thước? Vậy đó là cái thước hình thù thế nào? Làm sao đổ xăng qua một cái thước?

Loại thước nhôm dẹp rỗng ruột, 1 trong các loại làm khung cửa hiện nay thường làm nẹp cho các cửa kéo chât liệu nhôm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thật sự là vụ án này rất khả nghi, khi đổ xăng vào nhà, thì cần gì phải dùng thước để dẫn xăng vào cơ chứ, cứ đổ thẳng rồi cho 1 que diêm vào là cháy hết mà

Đúng là 1 vụ án khó, khi mà vụ cháy đã tiêu hủy toàn bộ vật chứng

Nổi lên trong vụ án này là sự thù hận lẫn nhau giữa 2 bên, thật khó để mà xác định, cháu cũng theo dõi vụ án này nhưng chỉ thấy trong vụ án này là sung đột và thù hận giữa 2 bên, chả thấy có 1 chút manh mối khả nghi nào cả

Có 1 vài điểm mà cháu không hiểu trong chuyện này đó là

Đây là 1 vụ án hình sự sao lại xử ở tòa án quân sự, tại sao tòa lại xử tội với hình phạt nhẹ như vậy, khi mà bị cáo không có 1 tình tiết nào có thể xét thấy giảm án, tại sao bị cáo lại không tâm phục khẩu phục vụ án, tại sao bị cáo vẫn kêu oan và 1 mực phản đối, tại sao bị cáo lại căm hận nhà chồng đến mức đó, nếu chỉ chạy án thì cũng sẽ ko đến nỗi căm hận nhà chồng đến mức như vậy, chồng của bị cáo rất khả nghi trong vụ này, liệu đây có phải là 1 vụ gắp lửa bỏ tay người, hoặc đây có thể là 1 vụ tai nạn được ko, ôi khó giải thích quá

3 bị cáo đều lớn tuổi, mà sao cái lý lẽ đưa ra là nhờ người khác đốt nhà mà dễ dàng thế, người bình thường mà sui nhau kiểu: mày đi đốt nhà thằng kia cho tao, có gì tao chịu hết, thì chắc cũng chả có thằng nào ngu mà bị sui như vậy, hoặc là đưa 50k cộng với bảo đi đốt nhà nó đi về ở với tao, tao không lấy tiền, cũng khó mà tin được, vì ai trước khi làm cũng lường trước hậu quả rùi, ko chết người thì công an nó điều tra ra cũng khó mà thoát

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loại thước nhôm dẹp rỗng ruột, 1 trong các loại làm khung cửa hiện nay thường làm nẹp cho các cửa kéo chât liệu nhôm.

Như vậy, cái thước mà dùng đổ xăng theo Wild nói thực chất là một ống nhôm hình trụ dẹp, hoặc vuông, tận dụng làm thước. Nhưng theo chỗ anh biết thì rất khó đổ xăng qua cái thước kiểu này vì diện tích miệng quá nhỏ. Hơn nữa đã gọi là thước tức nó phải đã được xử dụng. Vậy ai là chủ nhân cây thước đó? Bị can! Vậy thì anh ta phải chứng minh cây thước mà anh ta khai dùng đổ xăng đó nó hiện ở đâu làm vật chứng. Trước khi anh ta đốt nhà (Giả thiết anh ta đốt nhà) thì cái thước đó anh ta dùng làm gì? Có ai biết anh ta có cái thước đó trước khi dốt nhà? Nếu cái thước đó không phải của anh ta thì anh ta mượn của ai? Người đó đâu? Chỉ cần một đoạn ống nhựa dài với cái phễu cắm vào đầu, luồn ống vào nhà là có thể đổ xăng. Tại sao phải dùng cái thước cho nó khó vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, cái thước mà dùng đổ xăng theo Wild nói thực chất là một ống nhôm hình trụ dẹp, hoặc vuông, tận dụng làm thước. Không nhỏ đâu anh! Loại dùng nẹp cửa thì độ rổng của nó khoảng 3 cm,Nhưng theo chỗ anh biết thì rất khó đổ xăng qua cái thước kiểu này vì diện tích miệng quá nhỏ. Hơn nữa đã gọi là thước tức nó phải đã được xử dụng. Vậy ai là chủ nhân cây thước đó? Của chính Chị Thuận và có được từ Căn nhà đang xây dỡ dang của bị cáo Bị can! Vậy thì anh ta phải chứng minh cây thước mà anh ta khai dùng đổ xăng đó nó hiện ở đâu làm vật chứng. Đã mất dấu vết sau vụ cháy! Trước khi anh ta đốt nhà (Giả thiết anh ta đốt nhà) thì cái thước đó anh ta dùng làm gì? Có ai biết anh ta có cái thước đó trước khi dốt nhà? Nếu cái thước đó không phải của anh ta thì anh ta mượn của ai? Người đó đâu? Chỉ cần một đoạn ống nhựa dài với cái phễu cắm vào đầu, theo cách của anh thì phải dùng đến 3 dụng cụ, dùng thanh nhôm này và bình xăng thì chỉ cần 2. luồn ống vào nhà là có thể đổ xăng. Tại sao phải dùng cái thước cho nó khó vậy? Vì thiếu những điều kiện như vậy nên lần xét xử phúc thẩm này các bị cáo mới phản cung, và tại sao họ lại đồng loạt thừa nhận tội từ các lần điều tra cũng như tại tòa án sơ thẩm? với độ nham hiểm như thị Thuận thì khó lòng hy sinh cho một ai đó giấu mặt đến lúc này.

Phương thức và phương tiện đổ xăng gây cháy do các bị can tự khai từ vòng điều tra. Ít ai nghĩ ra cách gây cháy hay đốt theo kiểu này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, cháu theo dõi vụ án này, nhưng thật sự quá khó hiểu

Có lẽ vụ án cần được điều tra lại, từ đầu, từ mối quan hệ của Thị Thuận với gia đình chồng, rồi là tại sao lại ly thân, ... may ra mới làm cho bị cáo tâm phục khẩu phục, mà nếu bị oan thì có cơ hội giải oan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic, cháu theo dõi vụ án này, nhưng thật sự quá khó hiểu

Có lẽ vụ án cần được điều tra lại, từ đầu, từ mối quan hệ của Thị Thuận với gia đình chồng, rồi là tại sao lại ly thân, ... may ra mới làm cho bị cáo tâm phục khẩu phục, mà nếu bị oan thì có cơ hội giải oan

Đúng vậy! Kẻ có tội phải nhận tội với bằng chứng thuyết phục. Đây là phiên tòa xử công khai thì tính thuyết phục phải rất cao. Vì không phải chỉ riêng với bị cáo - cho rằng đang chối tội - mà còn bao nhiêu con người đang theo dõi phiên xử.

Chẳng ai làm cái thước bằng ống nhôm đến 3cm mỗi chiều cả. Nếu chiều ngang là 3cm thì bề dày không tới và rất khó đổ xăng.

Tóm lại, tội của những người này không có chứng cứ thuyết phục ngoài lời tự khai của bị cáo. Nếu coi lời tự khai của bị cáo là sự thật thì cũng phải coi sự phản cung của bị cáo trước tòa là thật. Sự đanh đá chua ngoa của bị cáo không phải bằng chứng buộc tội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy khả nghĩ ở vụ án này từ khi bị cáo kêu oan và phản cung 1 cách quyết liệt

Và 1 lý do nữa mà cháu không thể nào hiểu nổi ở vụ án này là, toàn bộ đều dựa theo lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, việc nữa là cái lý do mà các bị cao đưa ra trong quá trình điều tra là chỉ sui nhau đi dốt nhà người khác, mà như trẻ con vậy, người lớn và người biết suy nghĩ, nếu không có tình thâm, giúp đỡ nhau hết mình, may ra mới đi giúp thằng khác đốt nhà, giết người, chứ bình thường thì chả ai lại đi đốt nhà giết người như các bị cáo cả

Vụ án lại được phát hiện và điều tra lại từ việc đứa con nhỏ của bị cáo tố với bà ngoại là mẹ cháu đốt nhà của bác, lời khai của trẻ con như thế không thể thuyết phục được, và không thể tin được

Ôi vụ án này thật là khó

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây có lẽ là bài báo xưa nhất nói về điều này.
http://nhansuvietnam.vn/tintuc/phap_luat/c...h-re/21712.html
=============================================



"Cay" chồng, cô giáo thuê người đốt nhà anh rể
Cập nhật: 05/01/2009 - 16:44 - Nguồn: CAND.com.vn

Mặc dù đã ly thân và được chồng nhường cho ngôi nhà và mảnh đất để ở, song Thuận vẫn “ấm ức”. Cô giáo tiếng Anh này thuê hai người đồng hương dùng 5 lít xăng thiêu sống cả gia đình anh rể sống liền kề.

Hôm nay (5/1/2008) Công an TP Hà Nội cho biết vừa khám phá xong chuyên án mang bí số 265C xảy ra đêm ngày 24/1/2008.
Trước đó, ngày 30 và 31/12/2008, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã tiến hành bắt và khám xét khẩn cấp Nguyễn Thị Thuận (34 tuổi, trú tại Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội hiện là giáo viên dạy Anh văn tại một trường tiểu học của TP); Bùi Tiến Hà (50 tuổi, trú tại thị trấn Cổ Phúc, Trấn Yên, Yên Bái) và Hoàng Hải Tiệp (29 tuổi, trú tại Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi Giết người - hủy hoại tài sản.

Posted Image
Nguyễn Thị Thuận, Bùi Tiến Hà và Hoàng Hải Tiệp.


Như CAND Online đã đưa, rạng sáng ngày 25/1/2008, tại xóm Kho, thôn Phú Mỹ ( Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội) xảy ra vụ hỏa hoạn gây hậu quả nghiêm trọng. Ngọn lửa bắt nguồn từ tầng 1 của ngôi nhà 3 tầng do anh Nguyễn Trí Hưng (37 tuổi, đang công tác tại Cục Bản đồ - Bộ Quốc phòng) làm chủ.
Anh Hưng bị chết tại chân cầu thang tầng 1 ngôi nhà. Phòng Cảnh sát PCCC đã cứu thoát được hai mẹ con chị Bùi Thị Thu Hà (33 tuổi) và con gái là Nguyễn Thảo Hiền (18 tuổi) trong tình trạng bị bỏng nặng. Chị Hà bị bỏng 78%, cháu Hiền bị bỏng 42%.
Do vết thương quá nặng đến ngày 31/1, cháu Hiền đã tử vong. 5h sáng ngày 1/2, chị Hà cũng qua đời.
Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan Công an, có thể xác định đây là vụ án Giết người, hủy hoại tài sản đặc biệt nghiêm trọng. Thủ phạm đã đốt nhà anh Hưng bằng xăng.
Ngay sau khi vụ án xảy ra, Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC 14) Công an TP, Công an huyện Từ Liêm, Phòng Kỹ thuật hình sự và các phòng nghiệp vụ khác phối hợp với Cơ quan điều tra hình sự Bộ tổng tham mưu tổ chức điều tra, truy tìm thủ phạm gây án.
Tuy nhiên hoạt động điều tra gặp nhiều khó khăn do hiện trường không để lại dấu vết, lại bị xáo trộn do hoạt động cứu hỏa và cấp cứu nạn nhân. Bên cạnh đó bị hại cũng không cung cấp được thông tin; vụ án xảy ra trong đêm vắng trời mưa nên không có nhân chứng.
Sau một thời gian tích cực điều tra, khám phá cho đến đầu tháng 8/2008 cơ quan điều tra nhận được thông tin khả năng thủ phạm gây án có quan hệ gia đình với nạn nhân, do mâu thuẫn nên đã cấu kết với đối tượng bên ngoài thực hiện hành vi phạm tội. Công an TP đã tiến hành lập chuyên án mang bí số 265 C để tập trung lực lượng tổ chức điều tra. Cho đến ngày 31/1/2008 đã bắt được toàn bộ hung thủ.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi. Tháng 1/2001 Nguyễn Thị Thuận kết hôn với anh Nguyễn Chí Tuấn là em trai anh Nguyễn Chí Hưng. Năm 2003 vợ chồng anh Tuấn cùng con trai ở tại căn nhà cấp 4 ở xóm Chợ, Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm.
Trước đó gia đình Thuận và anh Hưng cùng mua hai mảnh đất liền nhau tại xóm Kho (Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm). Tháng 11/2007, anh Tuấn và Thuận ly thân, Thuận ở lại ngôi nhà tại xóm Chợ đồng thời tiếp tục xây dựng ngôi nhà trên thửa đất liền kề với nhà anh Hưng.
Thông qua bà Nguyễn Thị Ninh là mẹ đẻ, Thuận thuê Bùi Tiến Hà trông coi công trình xây dựng tại đây từ tháng 10/2007. Trong thời gian đó, Hà có vài lần rủ Tiệp đến chơi và giới thiệu cho Tiệp biết chủ nhà là Thuận cùng quê Yên Bái với Hà và Tiệp.
Sau khi ly thân với Thuận, anh Tuấn vẫn tiếp tục đặt trụ sở Công ty xây dựng Mạnh Kiên tại tầng 3 nhà anh Hưng. Nhìn thấy cảnh ấy, Thuận thấy “gai mắt” và nảy sinh ý định trả thù. Thuận đã nhờ Hà mua xăng để đốt nhà anh Hưng để đe dọa.
Ngày 23/12/2008 Hà đã lấy can nhựa màu vàng đi mua 5 lit xăng về cất trong nhà. Thuận và Hà rủ Tiệp cùng nhau đốt nhà anh Hưng. Xong việc Thuận sẽ cho Hà ở trọ tại nhà không lấy tiền.
Đêm 24/12/2008 Hà gọi Tiệp dậy, đưa cho Tiệp một bao diêm và can xăng. Hà lấy một chiếc thước thước bằng nhôm kiểu ống đưa cho Tiệp luồn qua khe cửa vào nhà anh Hưng rồi rót xăng vào. Sau đó Tiệp bật diêm, ném vào can xăng. Khi thấy lửa cháy lan vào nhà thì Hà, Tiệp vào nhà.. ngủ tiếp.
Khi đám cháy bùng to và phát tiếng nổ, Hà và Tiệp mò dậy ra đường đứng xem. Tiệp còn dùng điện thoại di động gọi đến số 114 để báo cháy. Sau khi gây án, Thuận cho Hà chiếc điện thoại di động Samsung. Với Tiệp, Thuận giữ đúng lời hứa cho Tiệp ở trọ và bồi dưỡng thêm 500 ngàn đồng.
Vậy là chỉ vì mâu thuẫn với người chồng đã ly thân mà Thuận đang tâm dùng xăng giết chết cả nhà anh rể. Hiện Cơ quan Công an đang khẩn trương củng cố tài liệu chứng cứ làm rõ vụ án sớm đưa các đối tượng ra truy tố trước pháp luật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này có thêm chi tiết bị can mất ngủ vì ám ảnh cái chết của ba người. Nhưng cô ta có thể trở về nhà cũ để ở?

==================================================================

Cô giáo đốt nhà anh rể bị tội ác ám ảnh

08/01/2009 15:07

Đêm về, nằm ngủ một mình trong ngôi nhà sát cạnh nơi mình đã gây ra cái chết oan uổng cho 3 người, Thuận quá nhiều lần gặp ác mộng. Có đêm, sau cơn ác mộng, chị ta cứ ngồi ôm chăn lù lù trên giường không dám ngủ, mắt mở chong chong chờ trời sáng.

Bắt cô giáo sát hại dã man gia đình anh rể

Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an TP Hà Nội đã bắt được 3 đối tượng là thủ phạm vụ đốt nhà, gây tử vong 3 người trong gia đình anh Nguyễn Chí Hưng, trú tại xã Phú Mỹ (Từ Liêm). Đáng ngạc nhiên, đó toàn là những người thuộc tầng lớp có hiểu biết trong xã hội.

Posted Image

Nguyễn Thị Thuận (Ảnh: CAND)

Chủ mưu là Nguyễn Thị Thuận, 34 tuổi, một cô giáo dạy tiếng Anh của Trường Tiểu học Xuân Phương, kẻ tiếp tay thực hiện hành vi là Bùi Tiến Hà, 50 tuổi, trú tại Trấn Yên (Yên Bái), công nhân môi trường đô thị huyện Trấn Yên và Hoàng Hải Tiệp, sinh viên đang theo học tại một trường cao đẳng ở Hà Nội. Vì sao họ phải hành động gây hậu quả nghiêm trọng như vậy?

Vụ việc ban đầu tưởng như một vụ hoả hoạn, gây chết người bình thường. Thế nhưng, đối với các CBCS của Phòng KTHS, Phòng PC14 và Công an huyện Từ Liêm thì nó không đơn giản như vậy.

Từ kết quả khám nghiệm hiện trường và các chứng cứ thu thập được, Ban chuyên án nhận định trong vụ cháy này có bàn tay của kẻ phá hoại bên ngoài. Nhưng chúng là ai thì hết cả năm trôi qua, các cán bộ điều tra mới tìm ra kết quả. Từ mối quan hệ của gia đình nạn nhân, các trinh sát đã phát hiện ra chủ mưu vụ đốt nhà làm 3 người trong gia đình anh Hưng tử vong chính là cô em dâu Nguyễn Thị Thuận.

Tại cơ quan Công an, Thuận khai nhận mục đích phạm tội của mình rất đơn giản: đó là vì thù tức người chồng đang ly thân (có văn phòng công ty đặt trên tầng 3 nhà anh Hưng), chứ không hề thù oán gì đối với vợ chồng anh Hưng cả. Thuận cũng chỉ đốt để doạ chứ không lường hết hậu quả của việc mình làm trở nên nghiêm trọng đến thế.

Thuận sinh ra trong một gia đình cán bộ thuộc diện cơ bản của tỉnh Yên Bái. Chính vì thế khi nghe tin Thuận bị bắt, bố cô ta sốc mà ốm. Thuận từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm năm 1998, sau đó xin được làm giáo viên tại Trường Mỹ Đình. Từ năm 2000 đến nay, cô ta nhận hợp đồng giảng dạy tiếng Anh tại Trường Tiểu học Xuân Phương.

Sáng 6/1, chúng tôi đã tới Trường Tiểu học Xuân Phương, huyện Từ Liêm, nơi Thuận từng có thời gian dạy học. Các giáo viên trong trường vẫn rất sửng sốt do vừa đọc thông tin về vụ án mạng trên báo buổi sáng.

Qua trao đổi với một số giáo viên và cán bộ, công nhân viên của Trường Tiểu học Xuân Phương, họ đều đánh giá cô giáo Thuận từ trước đến nay nhanh nhẹn, tháo vát và sống chan hòa với mọi người.

Posted Image

Khu vực ở phía trước cầu thang... (Ảnh: CAND)

Do thi trượt công chức nên Thuận chỉ được Trường Tiểu học Xuân Phương nhận dạy hợp đồng theo năm học. Ngày 30/11/2008, cô giáo Thuận đã chấm dứt hợp đồng giảng dạy tiếng Anh cho các em học sinh từ khối 3 - khối 5 với nhà trường.

Trong suốt khoảng thời gian từ đầu năm 2008 đến ngày 30/11/2008, mọi người trong trường đều không nhận thấy ở Thuận có biểu hiện khác lạ gì. Chỉ có vài lần một số người thấy Thuận than vãn là có mâu thuẫn với chồng.

Theo lời khai của Thuận và tài liệu của cơ quan điều tra thì sự việc cũng bắt đầu từ khi cuộc sống vợ chồng của Thuận không lành lặn. Hai vợ chồng nghi ngờ lẫn nhau và có lúc đã dẫn đến ẩu đả. Ly thân, mỗi người sống một nơi.

Từ đây trong lòng Thuận mới ngùn ngụt sự hằn học khi nghĩ rằng người chồng cố tình giải thoát để đến với tương lai mới. Và cô ta nảy sinh ý định dằn mặt chồng bằng cách thuê người đốt nhà anh trai chồng để dọa… văn phòng của chồng trên tầng 3. Nào ngờ, theo kết quả của cơ quan điều tra, anh Hưng bị chết ngay tại chân cầu thang tầng 1.

Theo nhận định, gia đình anh Hưng ngủ trên tầng 3. Có thể anh phát hiện vụ cháy nên chạy xuống chữa, bị ngạt nên ngất và bị chết cháy tại chỗ. Còn 2 mẹ con chị Bùi Thị Thu Hà (vợ anh Hưng) chạy trốn lửa vào khu vệ sinh tầng 3, chốt cửa lại. Nhưng ngọn lửa bốc cao theo cầu thang từ tầng 1 lên đến tầng 3, thốc vào nơi mẹ con chị Hà đang ẩn náu khiến cả 2 bị thương rất nặng, sau đó đưa đi cấp cứu thì tử vong.

Khi bị bắt, Thuận rất bất ngờ, nhưng dường như đối với chị ta cũng là một cách giải thoát về tâm tưởng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra khoảng 1 tuần, nhà mới của Thuận bên cạnh nhà anh Hưng hoàn thiện. Chị ta buộc phải dọn về ở. Nhưng ở sát nách ngôi nhà mà mình đã từng gây tội ác, đã tạo ra cái chết oan uổng cho 3 con người vô tội, Thuận rất hoảng loạn.

Trước mặt mọi người, Thuận cố tỏ ra bình thường. Nhưng đêm về, nằm ngủ một mình, Thuận quá nhiều lần gặp ác mộng. Có đêm, sau cơn ác mộng, chị ta cứ ngồi ôm chăn lù lù trên giường không dám ngủ, mắt mở chong chong chờ trời sáng. Bởi Thuận sợ, mình chỉ chợp mắt thôi, hình ảnh những con người chết oan uổng sẽ hiện về đòi mạng.

Tại cơ quan điều tra, Thuận khóc khá nhiều. Lúc đầu, chúng tôi cũng như các điều tra viên cảm thấy khó chấp nhận trước nước mắt của một kẻ ác, gây ra cái chết thương tâm cho 3 con người vô tội như Thuận. Nhưng qua những lời khai của cả 3 đối tượng, qua kết quả thực nghiệm điều tra, có thể kết luận ban đầu rằng Thuận chỉ định đốt để dằn mặt chồng cũ, để thoả mãn sự tức tối cá nhân thôi, chứ không lường hết được hậu quả xấu xảy ra.

Từ một cô giáo, giờ Thuận trở thành một kẻ giết người, hủy hoại tài sản. Quan trọng hơn, chị ta sẽ bị ám ảnh đến suốt đời về cái chết của những người mình không chủ tâm giết hại. Thuận khai báo khá thành khẩn và cứ một mực nói với các điều tra viên "Cuộc đời của em coi như đã chấm hết rồi!".

Khi biết cùng bị bắt với mình còn có Bùi Tiến Hà và Hoàng Hải Tiệp, Thuận càng thấy ân hận hơn. Chỉ vì lòng đố kỵ của mình mà Thuận đã khiến những người quen biết hành động phạm tội.

Tiệp đang là sinh viên, quê ở Yên Bái. Bố mẹ chia tay, Tiệp ở với mẹ. Hoàn cảnh khó khăn nên cậu ta nhận lời làm theo sự sai khiến của Hà và Thuận chỉ với một cái giá: được ở nhờ nhà Thuận không mất tiền. Còn Hà được cô chủ cho một chiếc điện thoại di động Samsung.

Theo Công an Nhân dân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể báo chí thông tin quá vắn tắt. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào tường thuật của báo chí thì có nhiều điểm cần xem xét:

- Thuận vào đêm đốt nhà thì ngủ ở đâu? Khi một tuần sau vụ việc thì nhà của bị can Thuận - cạnh nhà nạn nhân - mới xây xong?

*

Năm 2003 vợ chồng anh Tuấn cùng con trai ở tại căn nhà cấp 4 ở xóm Chợ, Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm.

Trước đó gia đình Thuận và anh Hưng cùng mua hai mảnh đất liền nhau tại xóm Kho (Phú Mỹ, Mỹ Đình, Từ Liêm). Tháng 11/2007, anh Tuấn và Thuận ly thân, Thuận ở lại ngôi nhà tại xóm Chợ đồng thời tiếp tục xây dựng ngôi nhà trên thửa đất liền kề với nhà anh Hưng.

*

Ngay sau khi vụ việc xảy ra khoảng 1 tuần, nhà mới của Thuận bên cạnh nhà anh Hưng hoàn thiện. Chị ta buộc phải dọn về ở.

- Can xăng màu vàng 5 lít được mua trước khi thực hiện hành vi đốt nhà để ở nhà nào? Nhà cũ, hay ở nhà đang xây?

Ngày 23/12/2008 Hà đã lấy can nhựa màu vàng đi mua 5 lit xăng về cất trong nhà. Thuận và Hà rủ Tiệp cùng nhau đốt nhà anh Hưng. Xong việc Thuận sẽ cho Hà ở trọ tại nhà không lấy tiền.

Đêm 24/12/2008 Hà gọi Tiệp dậy, đưa cho Tiệp một bao diêm và can xăng. Hà lấy một chiếc thước thước bằng nhôm kiểu ống đưa cho Tiệp luồn qua khe cửa vào nhà anh Hưng rồi rót xăng vào. Sau đó Tiệp bật diêm, ném vào can xăng. Khi thấy lửa cháy lan vào nhà thì Hà, Tiệp vào nhà.. ngủ tiếp.

Khi đám cháy bùng to và phát tiếng nổ, Hà và Tiệp mò dậy ra đường đứng xem. Tiệp còn dùng điện thoại di động gọi đến số 114 để báo cháy. Sau khi gây án, Thuận cho Hà chiếc điện thoại di động Samsung. Với Tiệp, Thuận giữ đúng lời hứa cho Tiệp ở trọ và bồi dưỡng thêm 500 ngàn đồng.

* Nếu để ở nhà đang xây thì phải có nhiều người biết vì một tuần sau nhà mới xây xong. Những công nhân xây dựng ở đây có thấy can xăng này không?

* Nếu để ở nhà cũ thì nửa đêm thức dậy đi thì tất Tiệp phải là người xách can xăng, vậy lúc đó Hà ở đâu? Khi Tiệp đến nhà đang xây vào nửa đêm thì có ai biết không?

* Những công nhân tham gia xây dựng có ai biết điều này? Có ai ngủ lại đêm hôm đó?

* Hà sử dụng cái thước trong khi xây cất cả năm trời, các công nhân xây dựng có nhìn thấy không? Một âm mưu được chuẩn bị chu đáo (Mua xăng trước một ngày) thì việc dùng cái thước đổ xăng là âm mưu có dự tính hay đột xuất nghĩ ra? Nếu dự tính sao ko mua ống nhựa và cái phễu. Nếu đột xuất nghĩ ra thì khi đi đốt nhà Hà có mang thước theo không?

Những tình tiết này có bàn tại tòa không? Hay có nhưng báo không thông tin?

Vấn đề còn lại là căn cứ vào đâu để bị cáo kêu oan, khi đã nhận tội?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật sự đọc 2 bài báo mà bác Thiên Sứ mới cập nhật giúp, cháu ko đọng lại trong đầu gì cả, nếu đọc lại thêm 1 lần nữa, thì thấy chủ yếu nhà báo dựa theo kết quả điều tra và sự suy luận của bản thân rồi viết

Mà nguyên tắc xử án là: trọng chứng, kô trọng cung

Đặc biệt cái đoạn nhà báo viết là: Thuận không ngủ được, đêm nằm ôm chăn, mắt mở trưng trưng thì đoạn này nhà báo tự phịa ra rùi, nhà báo có ngủ cùng bị cáo lần nào đâu mà đưa ra chứng cứ như vậy được

Chỉ có thể giải thích vụ án này ở khía cạnh, là Thuận muốn dằn mặt chồng và đốt dạo mà thôi, nhưng ko may lại gây ra tai nạn thương tâm như thế

Còn lại thì chịu hẳn, ko giải thích được vụ án và cách xử án của tòa cũng như việc điều tra

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật sự đọc 2 bài báo mà bác Thiên Sứ mới cập nhật giúp, cháu ko đọng lại trong đầu gì cả, nếu đọc lại thêm 1 lần nữa, thì thấy chủ yếu nhà báo dựa theo kết quả điều tra và sự suy luận của bản thân rồi viết

Mà nguyên tắc xử án là: trọng chứng, kô trọng cung

Đặc biệt cái đoạn nhà báo viết là: Thuận không ngủ được, đêm nằm ôm chăn, mắt mở trưng trưng thì đoạn này nhà báo tự phịa ra rùi, nhà báo có ngủ cùng bị cáo lần nào đâu mà đưa ra chứng cứ như vậy được

Chỉ có thể giải thích vụ án này ở khía cạnh, là Thuận muốn dằn mặt chồng và đốt dạo mà thôi, nhưng ko may lại gây ra tai nạn thương tâm như thế

Còn lại thì chịu hẳn, ko giải thích được vụ án và cách xử án của tòa cũng như việc điều tra

Cũng chẳng biết được cụ thể thế nào, vì chỉ tiếp thu thông tin qua báo. Mà báo thì tôi có kinh nghiệm rồi. Thông tin đôi khi không chính xác. Bởi vậy, cũng bàn cho vui vậy thôi.

Tuy nhiên, nếu tôi làm báo về sự kiện này thì tôi sẽ thông tin đầy đủ những chứng cứ buộc tôi để công luận cũng phải tâm phục, khẩu phục.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn một chi tiết nữa:

Khi đám cháy bùng to và phát tiếng nổ, Hà và Tiệp mò dậy ra đường đứng xem. Tiệp còn dùng điện thoại di động gọi đến số 114 để báo cháy. Sau khi gây án, Thuận cho Hà chiếc điện thoại di động Samsung. Với Tiệp, Thuận giữ đúng lời hứa cho Tiệp ở trọ và bồi dưỡng thêm 500 ngàn đồng.

Sau khi gây án thì các bị can chắc chắn phải biết đến hậu quả - Anh Hưng chết ngay và vợ con thì đưa đi bệnh viện. Vậy liệu Hà và Tiệp có vui lòng lấy cái điện thoại Samsung và 500.000 đ không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cũng chẳng biết được cụ thể thế nào, vì chỉ tiếp thu thông tin qua báo. Mà báo thì tôi có kinh nghiệm rồi. Thông tin đôi khi không chính xác. Bởi vậy, cũng bàn cho vui vậy thôi.

Tuy nhiên, nếu tôi làm báo về sự kiện này thì tôi sẽ thông tin đầy đủ những chứng cứ buộc tôi để công luận cũng phải tâm phục, khẩu phục.

Dạ vâng bác Thiên Sứ, đúng là mình chỉ bàn cho vui vậy thôi, chứ thông tin về vụ án này quá ít, nhiều khi đọc đươc thông tin 1 chiều, bực mình nhất là đọc các bài báo trên www.24h.com.vn toàn là thông tin nhà báo tự nghĩ ra, mà các bạn đọc vào comment thì chửi ầm ầm Thị Thuận, mà ko chịu nhìn đó chỉ là thông tin 1 phía gì cả

Có lẽ theo cháu muốn hiểu rõ vụ án này có lẽ cần xem lại diễm biến phiên sơ thẩm, xem các bị cáo có kêu oan và phủ nhận chứng cứ không? nếu không kêu oan và nhận bản án bình thường thì có lẽ mấy bị cáo đốt nhà giết người là chính xác

Lần phúc thẩm này do thù hận 2 bên quá cao nên mới xảy ra sự kiẹn như vừa rùi mà thui

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng bác Thiên Sứ, đúng là mình chỉ bàn cho vui vậy thôi, chứ thông tin về vụ án này quá ít, nhiều khi đọc đươc thông tin 1 chiều, bực mình nhất là đọc các bài báo trên www.24h.com.vn toàn là thông tin nhà báo tự nghĩ ra, mà các bạn đọc vào comment thì chửi ầm ầm Thị Thuận, mà ko chịu nhìn đó chỉ là thông tin 1 phía gì cả

Có lẽ theo cháu muốn hiểu rõ vụ án này có lẽ cần xem lại diễm biến phiên sơ thẩm, xem các bị cáo có kêu oan và phủ nhận chứng cứ không? nếu không kêu oan và nhận bản án bình thường thì có lẽ mấy bị cáo đốt nhà giết người là chính xác

Lần phúc thẩm này do thù hận 2 bên quá cao nên mới xảy ra sự kiẹn như vừa rùi mà thui

Có ngay đây. bị cáo kêu oan ngay từ phiên sơ thẩm.

Cập nhật: 04/08/2010 - 18:48 - Nguồn: vnExpress.net

Cô giáo đốt nhà anh chồng nhận án chung thân

Dưới đây là phiên bản cache tại địa chỉ: http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/08/3BA1ED4D/

Chiều 4/8 Tòa án Quân sự quân khu Thủ đô nhận định Thuận vẫn chưa mất hết tính người, có thể cải tạo được nên tuyên án chung thân. Dưới khán phòng, hàng trăm người rầm rầm phản đối cho rằng mức án quá nhẹ.

Theo HĐXX, các bị cáo Nguyễn Thị Thuận, Bùi Tiến Hà và Hoàng Hải Tiệp đã tước đoạt sinh mạng của nhiều người một cách trái pháp luật, gây đau thương cho gia đình bị hại, gây hoang mang lo sợ, làm mất trật tự trị an xã hội.

"Các bị các đã thực hiện hành vi phạm tội bằng xăng là một chất dễ cháy gây nguy hiểm cao, thực tế đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết nhiều người, trong đó có cả trẻ em. Do vậy các bị cáo phải chịu các tình tiết định khung tăng nặng", vị chủ tọa nhận định.

Posted Image

Bị cáo Nguyễn Thị Thuận tại tòa ngày 4/8. Ảnh: P.V

Thuận có mâu thuẫn với chồng, được anh chồng khuyên ngăn nên làm lành. Cho rằng anh chồng ghét mình bênh em trai nên Thuận đã nảy sinh ý định đốt nhà anh chồng cho bõ tức. Bị cáo đã nhờ Hà mua xăng, châm lửa đốt để dọa cảnh cáo.

"Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cần phải nghiêm trị. Thuận là kẻ chủ mưu, khởi xướng nên phải gánh chịu trách nhiệm chính", vị chủ tọa nói.

Tòa nhận định, Hà được Thuận tin tưởng, nắm chắc quy luật hoạt động của gia đình anh Hưng nên khi Thuận đưa tiền, biết là nguy hiểm chết người nhưng đã thực hiện hành vi một cách tích cực, đồng thời còn lôi kéo Tiệp cùng thực hiện mục đích đốt nhà.

Posted Image

Rất đông người đến tham dự phiên tòa, có người phải đứng ngoài cửa. Ảnh: P.V

Tiệp được cho gia đình ăn học, nhưng khi Thuận hứa cho ở nhờ không mất tiền, lại bị Hà lôi kéo nên đã cùng thực hiện hành vi đốt nhà, châm lửa đốt gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tại tòa, các bị cáo đều lần lượt phản cung và không nhận các hành vi phạm tội, nên các bị cáo không được hưởng tình tiết giảm nhẹ do ăn năn hối cải. Căn cứ vào hồ sơ, HĐXX vẫn đủ cơ sơ để kết tội 3 bị cáo đã phạm vào tội giết người, hủy hoại tài sản.

Theo đó, Tòa án tuyên phạt Thuận mức án chung thân, Hà 20 năm tù, Tiệp 18 năm tù cho 2 tội giết người và hủy hoại tài sản.

Phía gia đình bị hại không đồng tình với mức án. Họ cho biết sẽ kháng cáo với tòa cấp cao hơn.

Theo cáo trạng, ngày 20/1/2008, Thuận nói với Bùi Tiến Hà (người trông việc xây dựng): “Cháu rất tức vợ chồng ông Hưng vì luôn bênh em trai mình, bắt cháu phải xin lỗi Tuấn. Chú mua ít xăng về, giúp cháu đốt nhà ông Hưng cho bõ tức”.

Hà tỏ ý lưỡng lự vì sợ bị phát hiện, phải đi tù, Thuận lạnh lùng: "Chú cứ đốt đi, nếu xảy ra chuyện gì cháu chịu trách nhiệm”. Thuận rút tờ 50.000 đồng đưa cho Hà đi mua xăng.

Thuận nhờ Tiệp cùng tham gia đốt nhà với lời hứa: “Sau khi xây nhà xong, mày xuống ở với chị, chị không lấy tiền nhà”. Tiệp đã đồng ý.

Khoảng 3h sáng 25/1, Hà cảnh giới bên ngoài, còn Tiệp đổ xăng vào nhà anh Hưng qua khe sắt cửa nhà nhưng không được vì có rèm vải che.

Hà vào nhà Thuận, lấy chiếc thước hình hộp rỗng giữa rồi lùa chiếc thước qua khe cánh cửa, Tiệp rót xăng vào chiếc thước. Sau khi đổ hết can xăng, Tiệp châm diêm đốt rồi cả hai chạy vào nhà Thuận tiếp tục giấc ngủ.

Anh Thư

Share this post


Link to post
Share on other sites

Còn nữa.

50. 000 đ có mua được 5 lít xăng vào đầu năm 2008 không?

Thuận rút tờ 50.000 đồng đưa cho Hà đi mua xăng.

Ngày 23/12/2008 Hà đã lấy can nhựa màu vàng đi mua 5 lit xăng về cất trong nhà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ 1 điều là sao Thuận không tự tay đi mua xăng và đốt, làm 1 mình âm thầm có phải là khó điều tra hơn không, đàng này lại dủ thêm 2 người nữa cùng tham gia, trong khi chỉ đạo từ xa

Những lý lẽ mà cơ quan điều tra đưa ra cứ cảm thấy ngây thơ và mơ hồ sao ý, can 5 lít có người thấy trong nhà của thuận thì cũng không thể khẳng định đó là căn xăng, vì nếu ai là nghề xây dựng thì biết, mấy ông xây dựng lúc nào chả có vài can rượu để trong chỗ xây dựng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá xăng tháng 1 - 2008 là khoảng 15. 000 đ/ lit

http://vneconomy.vn/20080722054948328P0C6/...ng-cuoi-nam.htm

Posted Image

===============================================

Tăng giá xăng và lạm phát 5 tháng cuối năm?

Posted Image

Xu thế của lạm phát trong dài hạn dường như không bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá xăng mà chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn.

MINH TUẤN - THÁI LĨNH

06:13 (GMT+7) - Thứ Ba, 22/7/2008

Việc giá xăng dầu tăng hôm 21/7 sẽ tác động đến lạm phát cuối năm ở ngưỡng nào?

Hôm 21/7, Bộ Tài chính quyết định tăng giá xăng lên 4.500 đồng/lít và dầu lên thêm 3.900 đồng/lít. Gần như ngay lập tức, đã có những hiệu ứng sau đó liên quan đến việc tăng giá xăng.

Chứng khoán cả hai sàn cùng đồng loạt giảm mạnh. Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đột ngột nóng lên do tâm lý mua tài sản dự trữ tăng cao... Một số nhà đầu tư đã tỏ ra lo lắng về quyết định này, cho rằng tình hình sẽ xấu trong trước mắt và báo hiệu một xu thế giảm sâu của thị trường chứng khoán.

Trước tình hình này, chúng tôi xin đưa ra một vài quan sát và nhận định của mình với một cái nhìn cố gắng bao quát hơn, nhằm đưa ra bức tranh tác động rõ ràng của việc tăng giá xăng ra sao.

Những mặt tích cực…

Có thể mức tăng giá xăng hơn 30% là khá cao và gây bất ngờ với không ít người, vì vậy đáng ra việc tăng giá nên được thực hiện một cách có lộ trình từ từ, phù hợp với kỳ vọng của nhiều người. Trong ngắn hạn, việc tăng giá này có thể sẽ tác động nhất định đến thị trường, song với góc nhìn dài hạn đây chưa hẳn đã là tác động tiêu cực.

Thứ nhất, mức tăng hơn 30% gần như sẽ giúp ngân sách giảm gánh nặng trợ giá và được phân bổ vào những việc cần thiết và có ích hơn, nhất là vấn đề an sinh xã hội.

Thứ hai, giá tăng theo sát giá thế giới sẽ theo quy luật kinh tế thị trường. Kết quả lớn nhất thu được là các hành vi kinh tế của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh theo hướng tiết kiệm và có cân nhắc để sử dụng hiệu quả hơn. Tính thị trường của việc này được thể hiện ở chỗ lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình giá xăng dầu thế giới .

Thực tế cho thấy, thời gian qua giá xăng dầu tăng cao gần như không làm ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ ở các nước đang có chính sách trợ giá xăng dầu.

Thứ ba, thời gian qua mức chênh lệch giữa giá xăng dầu tại Việt Nam và thế giới đã cao rất đáng kể, gây áp lực thị trường khá lớn. Lượng tiêu thụ tại Việt Nam theo thống kê đã tăng hơn so với năm trước mặc dù nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại cho thấy việc sử dụng xăng dầu chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều lãng phí. Việc điều chỉnh để cơ cấu lại hành vi sử dụng xăng dầu là cần thiết để phù hợp với tình hình khó khăn chung của thế giới.

Thứ tư, về mặt tiêu dùng khi trợ cấp xăng dầu, người hưởng lợi chủ yếu là những người có thu nhập cao vì nhóm người này sử dụng nhiều ôtô và những phương tiện tiêu tốn năng lượng hơn so với những người nghèo.

Thứ năm, sẽ loại bỏ được việc xuất lậu xăng qua các nước sát biên giới (Campuchia) khi mức giá ở mức cân bằng và không tạo chênh lệch đáng kể.

Lạm phát 5 tháng cuối năm?

Người viết cho rằng việc tăng giá xăng trước hết là xu thế tất yếu, sau nữa là không có sự ảnh hưởng căn bản đến tình hình lạm phát cũng như sự hồi phục của thị trường chứng khoán trong dài hạn.

Tăng giá xăng hay một vài mặt hàng không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến mức lạm phát về dài hạn ở Việt Nam, vì yếu tố tiền tệ mới là tác nhân chính quyết định lên bài toán lạm phát của Việt Nam.

Có thể thấy từ trước đến nay việc tăng giá xăng dầu vẫn xảy ra trong các năm trước cùng với sự leo thang của giá dầu thế giới, tuy nhiên trong những năm trước đó, lạm phát của Việt Nam cũng không hề cao.

Một nghiên cứu về sự liên quan giữa tăng giá xăng và CPI của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, trước kia CPI phản ứng thường trễ so với thời điểm tăng giá xăng từ 1-2 tháng. Hay nói cách khác, sau khi giá xăng tăng 1 đến 2 tháng thì mới tác động mạnh đến CPI, nhưng sau đợt tăng đó, CPI lại về mức ổn định trở lại (hình dưới).

Posted Image

Do vậy có thể thấy xu thế của lạm phát trong dài hạn dường như không bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá xăng mà chỉ ảnh hưởng trong ngắn hạn. Các tác động nhanh và tức thời trong ngắn hạn này có thể được khuyếch đại chủ yếu qua kênh tâm lý.

Chẳng hạn các cửa hàng kinh doanh đồ ăn, uống có thể “sẵn sàng” cho tăng ngay giá khi biết tin xăng tăng giá, thậm chí nhiều nơi còn tăng cao hơn mức cần thiết để “hớt váng”.

Tuy vậy, việc tăng giá xăng sẽ không ảnh hưởng đến mức tăng CPI tháng 7. Do công tác thống kê sẽ không tính đến các ngày sau ngày 20 hàng tháng. Vì vậy, có thể dự đoán việc lựa chọn thời điểm tăng giá xăng sao cho nó có thể kéo được một phần tâm lý ổn định hơn khi công bố CPI tháng 7 (thường vào các ngày 25 hàng tháng) là tương đối hợp lý. Theo nhiều nguồn tin, mức lạm phát tháng 7 chỉ khoảng 1-1,2%.

Đối với sự ảnh hưởng lên lạm phát tháng 8, theo tính toán và ước đoán sơ bộ của BVSC, dựa theo cơ cấu rổ CPI và một số giả thiết về tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của việc tăng giá xăng dầu, ảnh hưởng của tăng giá xăng sẽ làm tăng giá các mặt hàng trong cơ cấu CPI (đặc biệt chú ý đến nhóm phương tiện đi lại và hàng ăn uống) và cho ra kết quả là mức tăng CPI của tháng 8 ước tính tăng khoảng 3,5 - 4%.

Tuy nhiên, cùng với việc trung hoà tác động gây tăng giá bởi chính sách tiền tệ từ đầu năm đã phát huy tác dụng, người viết cho rằng ảnh hưởng của đợt tăng giá này sẽ khiến lạm phát tháng 8 ở vào khoảng 3%. Đây có thể là mức tăng khá cao so với tốc độ tăng trong một tháng, song vẫn có thể chấp nhận được.

Dự báo, lạm phát sẽ dần ổn định từ tháng 9 và các tháng tiếp theo sẽ thấp trở lại ở mức dưới 1-1,5%/tháng đến cuối năm. Do vậy, có thể hy vọng đến cuối năm, lạm phát vẫn sẽ được kiềm chế ở mức dưới 30% so với đầu cùng kỳ năm trước.

*Các tác giả thuộc bộ phận nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Bài viết thể hiện quan điểm của nhóm tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đàn bà không có tình mẫu tử.

Nguyễn Chí Tuấn có lẽ là một người đàn ông bất hạnh mà tôi đã từng gặp. Anh là chồng của “cô giáo Thuận” - ả phù thủy đã gây ra vụ đốt nhà người anh chồng khiến ba người tử vong.

Người đàn bà bị kết tội giết người là mẹ của con anh, Tuấn không còn tình cảm gì với người đàn bà ấy, nhưng anh xót xa khi chứng kiến ả không nỡ ngoái lại nhìn mặt cậu con trai nhỏ bé trong phiên tòa sơ thẩm mới diễn ra hồi tháng 8. Tình mẫu tử! Chao ôi, với người đàn bà đó là một khái niệm nghe sao thật mơ hồ.

Đau lòng con trẻ

“Đêm nằm ru con ngủ, ngày xưa tôi hay hát: “Con cò bay lả bay la/ Bay từ Yên Bái bay về Hưng Yên. Nhưng bây giờ mà hát thế, con tôi sửa lại ngay là: Bay từ Hà Nội bay về Hưng Yên. Yên Bái là quê của Thuận, còn Hưng Yên là quê của tôi” – Nguyễn Chí Tuấn đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế. Đôi mắt người đàn ông này thâm quầng có lẽ là do nhiều đêm mất ngủ. Không phải đến khi Nguyễn Thị Thuận (sn 1975 tại Yên Bái) bị bắt thì Tuấn mới là người ru con ngủ hằng đêm, mà kể cả trước đây, khi cuộc sống hôn nhân của họ vẫn còn suôn sẻ thì người chăm sóc, lo lắng cho cậu con trai không phải là Thuận mà chính là Tuấn. Những đêm bé Hoàng ốm sốt, Thuận vẫn nằm ngủ ngon lành, mặc kệ chồng bế con và loay hoay với thuốc men, khiến anh Tuấn có lần phải cáu. “Hồi bé Hoàng còn nhỏ, đêm hôm cháu khóc đòi bú, bảo thì Thuận mới dậy cho con bú, còn không là cứ ngủ hoặc bắt tôi pha sữa cho con”.

Thế nên hàng xóm nhà anh Tuấn không lạ khi thấy bé Hoàng lúc nào cũng quấn lấy bố. Với gia đình nhà chồng, Thuận cũng không phải là người con dâu thảo hiền, ỷ thế gia đình giàu có, Thuận thường có lối ăn nói cộc lốc, nhấm nhẳng với gia đình nhà chồng. Sau khi vụ án xảy ra, anh Tuấn cho bé Hoàng về ở cùng ông bà nội vì sợ bà không thể chịu nổi cú sốc này mà sinh ra ốm nặng. Và bắt đầu từ thời điểm 1 – 6 – 2008 đến bây giờ, người đàn bà ác độc này chưa một lần hỏi thăm con, không gặp cũng không gọi điện. Bị bắt ngày 31 – 12 – 2008 cho đến khi bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào tháng 8 – 2010, tức là sau hơn 2 năm không gặp con, những người dự phiên tòa cảm thấy thật bất nhẫn và thương bé Hoàng hơn bao giờ hết vì bé cùng bố, bà nội ngồi bên dưới nhưng chưa một lần Thuận đưa mắt về phía con. Thị trơ tráo, nhâng nhâng nháo nháo thách thức gia đình nhà chồng (cũng là gia đình người bị hại) và thách thức cả hội đồng xét xử bằng những lời trả lời cộc lốc, vô lễ khiến hội đồng xét xử luôn phải nhắc nhở và khiến dư luận vô cùng căm phẫn.

“Khi bé Hoàng về ở với bà nội, cháu nói với tôi: Con không ở với mẹ Thuận đâu, mẹ Thuận ác lắm, mẹ Thuận suốt ngày đánh con”- đôi mắt Tuấn đục ngầu giá mà anh có thể khóc được thì tôi tin những giọt nước mắt sẽ làm anh nhẹ lòng hơn rất nhiều. “Anh đã bao giờ góp ý, khuyên vợ nên dành tình cảm cho con nhiều hơn chưa” – tôi hỏi Tuấn. “Có chứ, tôi góp ý nhiều, tôi bảo với cô ta, trẻ con rất nhạy cảm, nó cần được yêu thương, cần tình cảm của người mẹ, nhưng cô ta vẫn lạnh lùng như cũ. Những người phụ nữ hàng xóm nhà tôi lúc nào cũng bế con hôn hít, nựng nịu, nhưng nói thật là tôi chưa từng chứng kiến cô ta làm thế với con đẻ của mình”. “Nói chị không tin chứ từ bé đến giờ chỉ có mỗi tôi ru con ngủ chứ cô ta chưa bao giờ.

Tôi hay lồng vào lời ru những câu chuyện, những lời dạy dỗ, bé Hoàng nghe và hiểu hết. Bé Hoàng bây giờ 7 tuổi rồi nhưng đêm nào cũng vẫn thích được nghe bố ru ngủ. Chính cháu bảo với tôi rằng, từ bây giờ bố đừng hát là: “Bay từ Yên Bái bay về Hưng Yên nữa”. Trẻ con thì không biết nói dối và chúng sống đúng với cảm xúc thật của mình. Có lần anh Tuấn đưa con đi học, có người hàng xóm nhìn cảnh gà trống nuôi con của anh, thương quá, hỏi bé Hoàng: “Con có nhớ mẹ không?”, không ngờ bé Hoàng tụt khỏi xe, chạy biến vào nhà, vừa khóc vừa nói với bố: “Cái bà kia hỏi vớ vẩn. Con không thích nghe đâu”. Có bài báo viết về vụ án mà mẹ nó gây ra, anh Tuấn vô tình để cháu đọc được, bé Hoàng dùng hai ngón tay đặt chéo vào bức ảnh của Thuận cùng hai đồng phạm và nói: “Con ghét những người này”. Lần khác, Hoàng vào mạng, lại thấy người ta đăng ảnh người mẹ bất nhân, cháu gọi bố vào, dùng ngón tay chỉ vào màn hình và quay đi.

Nhói lòng người lớn

Những ngày gần phiên xử là những ngày thật khó khăn đối với anh Tuấn. Anh ngơ ngẩn kể lại: “Thằng Bùi Tiến Hà (một đối tượng trong vụ án được thị Thuận nhờ đốt nhà) có gọi cho tôi vào lúc 3 giờ sáng ngày 25 – 1 – 2008, nói rằng: “Tuấn ơi, nhà anh Hưng (anh trai anh Tuấn) cháy rồi. Có tiếng trẻ con khóc ở trong.”. Tôi đang ở Đào Tấn, (thời gian này tôi đã sống ly thân với Thuận) liền tức tốc nhảy xe taxi về. Đêm ấy trời mưa rét căm căm. Khi xe taxi gần đến nơi thì tôi nghe thấy tiếng hú còi của xe chữa cháy. Tôi chỉ kịp ném tờ 100 nghìn cho anh lái xe là chạy thục mạng. Người dân khi ấy đã tập trung đông lắm rồi.

Tôi mở cửa cho các anh Cảnh sát cứu hỏa vào nhà vì tôi có chìa khóa riêng. Thằng em út nhà tôi chạy bổ vào bế được chị Hà (vợ anh Hưng) ra, còn cháu Thảo Hiền, con vợ chồng anh Hưng thì được một anh Cảnh sát bế ra. Cháu Thảo Hiền bảo với em trai tôi: “Bố cháu chết rồi. Cháu nhìn thấy chân bố cháu ở cầu thang…”. Tôi gào lên như tưởng vỡ cổ. Mọi người đưa mẹ con chị Hà đi cấp cứu, 6 ngày sau thì hai mẹ con đều mất. Bé Hiền mất buổi sáng, chị Hà mất buổi chiều. Đau quá chị ạ!”. “Không hiểu sao, sau ngày vụ án xảy ra, những giấc mơ liên quan tới cái chết của ba con người vô tội cứ ám ảnh các thành viên trong gia đình tôi, có người mơ thấy cô ta quỳ lê lết van xin tha tội, có người mơ thấy Thuận cười ha hả trước đám cháy…”- anh Tuấn kể tiếp.

Có lẽ Tuấn không còn nước mắt để khóc nữa. Đôi mắt anh đục ngầu khô khốc. Tội ác mà thị Thuận gây ra là quá lớn, không gì có thể bù đắp nổi, nguyên nhân vô cùng đơn giản là thị mâu thuẫn với chồng bởi lý do tình cảm, khi anh Hưng ngỏ lời khuyên giải, thị cho rằng anh Hưng bênh em nên nhờ người đốt nhà cho bõ tức. Điều đáng nói chính vợ chồng anh Hưng là những người vun đắp cho cuộc hôn nhân giữa Thuận và anh Tuấn. Tuấn và Thuận gặp nhau trong buổi sinh nhật chị Hà và do được anh trai, chị dâu vun vén nên đã quyết định lấy “cô giáo Thuận” làm vợ. Không những thế, Nguyễn Thị Thuận và chị Hà từng là những người bạn thời chăn trâu cắt cỏ, ở quê Yên Bái, nhà họ lại sát vách nhau, lớn lên cùng học Đại học Sư phạm và để trở thành giáo viên. Thói ích kỷ đã khiến Thuận trở thành ả phù thủy ác độc. Thị đã che giấu hành vi tàn độc của mình được gần một năm, cho đến khi cơ quan điều tra lần tìm được manh mối về một kẻ tên Tiệp – một người quen của Bùi Tiến Hà ( cùng quê Yên Bái) – người đã lưu lại nhà thị chỉ nửa tháng rồi biến mất

Sự dã man của Nguyễn Thị Thuận thể hiện ngay ở hôm đưa tang anh Hưng. Ngồi trên xe tang, trước những giọt nước mắt đau thương của người thân, thị đã cười nói hô hố khi nghe điện thoại cho người nhà ở Yên Bái. Khi ấy, chưa ai nghi ngờ thị là thủ phạm, nhưng họ cảm thấy ở Thuận có điều gì đó thật lạ. Còn chúng tôi thì lại nghĩ khác, có thể đó là cách che giấu tâm lý tội phạm, thị phải cố tỏ ra bình thản, phải cố cười để lấn át đi nỗi sợ hãi đang ngự trị. Nó cũng giống như lúc thị vào thăm chị Hà đang cấp cứu trong viện, sau khi đưa tang anh Hưng về. Ả phù thủy này chỉ lướt qua giường bệnh chưa đầy một phút rồi chuồn mất, thì sợ phải đối mặt với anh mắt trừng trừng của chị Hà, nhìn thị như muốn hỏi: “Tại sao gia đình tôi lại phải chịu cái chết đau đớn như thế này?” Thị cũng không dám vào thăm cháu Thảo Hiền, bởi không đủ dũng cảm để đối diện với gương mặt cô bé vô tội đang thiêm thiếp trên giường bệnh.

Nhưng dù có cố gắng chối tội thế nào thì cuối cùng Thuận cũng không thể thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. Tuy nhiên, mức án mà chị ta nhận ở phiên tòa sơ thẩm là quá nhẹ, gia đình bị hại (trong đó có người chồng của Thuận) không chấp nhận bản án này. Việc thị gây ra cái chết cho 3 con người khiến dư luận hết sức căm phẫn, căm phẫn hơn nữa khi chứng kiến thị thản nhiên trước nỗi đau của gia đình bị hại bằng thái độ ngông nghênh, điệu cười nhếch mép trước phán quyết của tòa. Và nữa, điều khiến người ta thấy đáng sợ nhất ở thị là sự lạnh lùng, vô cảm với cậu con trai bé bỏng trong phiên xét xử. Không một giọt nước mắt, không một lời hỏi thăm, không một ánh mắt tìm kiếm đứa con trai dứt ruột đẻ ra. Thế nên người ta có quyền nghĩ, với tình mẫu tử thị còn không thiết tha thì với những người không máu mủ như anh Hưng, chị Hà thị làm sao có thể dành tình cảm cho họ.

Dù khó khăn nhưng anh Nguyễn Chí Tuấn vẫn phải nói với chúng tôi về những suy nghĩ của anh về Thuận.Thuận vẫn là mẹ của con trai anh, là vợ của anh nhưng tội ác thị gây ra là quá lớn, mẹ anh, gia đình anh không thể nào tha thứ được, anh cũng như mọi người trong gia đình muốn pháp luật xử Nguyễn Thị Thuận với mức án cao nhất. Tôi biết, khi Tuấn buộc phải thốt ra những lời này là anh cũng đau lắm, nhưng có lẽ chỉ như thế mới thế hiện được sự nghiêm minh của pháp luật và thỏa mãn sự bức xúc của dư luận.

nguồn tintuconline

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay