Liêm Pha

Ngày Tận Thế Theo Kinh Veda

23 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Bốn chu kỳ sinh diệt của Vũ trụ

Kinh điển của người Ấn Độ cổ quan niệm: một thế giới hình thành, tồn tại và hủy diệt đi phải qua bốn chu kỳ là Satya Yuga, Treta Yuga, Dvapara Yuga và Kali Yuga. Các chu kỳ này kết nối và đi theo hướng giảm dần về sau cho đến khi tan rã hoàn toàn; và trên đống tro tàn của đổ nát, sự sống lại nảy mầm chuẩn bị cho sự tái sinh; cứ thế, vòng quay vũ trụ tiếp nối nhau đến vĩnh hằng. Họ xác định, vòng tròn vũ trụ có thời gian từ 4,1 đến 8,2 tỷ năm; tương đương một ngày Phạm Thiên, trong khi cuộc đời của một Brahma là 311 nghìn tỷ và 40 tỷ năm.

Từng chu kỳ Yuga liên quan đến một giai đoạn đạo đức tâm linh của con người, sự chi phối này do sự lôi kéo bởi chuyển động của các vì sao xung quanh mặt trời. Từ đó nền văn minh đạo đức con người, và các biển chuyển về vũ trụ đi theo xu hướng từ cao đến thấp. Người Ấn tượng trưng đạo đức (Pháp) bằng hình ảnh một con bò đực. Vào chu kỳ Satya Yuga, con bò có 4 chân; và xuống đến các chu kỳ kế tiếp, nó mất dần từng chân một; cho đến thời điểm cuối cùng, Kali Yuga, nó chỉ còn một chân.

- Satya Yuga: Cực thịnh (gold)

- Treta Yuga: Thịnh (sliver)

- Dvapara Yuga: Suy tàn (bronze)

- Kali Yuga: Đồi trụy và tan rã (iron)

* Bốn chu kỳ của Yuga có tổng thời gian là 12.000 năm Thiên Thần (Devas), tương đương với 1 cung; trong khi đó để hoàn thành một vòng tròn, cần thời gian 24.000 năm Thiên Thần.

- Satya Yuga = 4.800 năm Thiên Thần

- Treta Yuga = 3.600 năm Thiên Thần

- Dvapara Yuga = 2.400 năm Thiên Thần

- Kali Yuga = 1.200 năm Thiên Thần

* Một năm của Thiên Thần bằng 360 năm Âm Lịch:

- Satya Yuga = 4.800 * 360 năm AL = 1.728.000 năm AL

- Treta Yuga = 3.600 * 360 năm AL = 1.296.000 năm AL

- Dvapara Yuga = 2.400 * 360 năm AL = 864.000 năm AL

- Kali Yuga = 1.200 * 360 năm AL = 432.000 năm AL

* Mỗi chu kỳ Yuga dài trung bình 432.000 năm * thời gian giảm dần từng chu kỳ:

- Satya Yuga = 4 * 432.000 năm = 1.728.000 năm.

- Treta Yuga = 3 * 432.000 năm = 1.296.000 năm.

- Dvapara Yuga = 2 * 432.000 = là 864.000 năm.

- Kali Yuga = 1 * 432.000 = là 432.000 năm

* Khi mỗi chu kỳ thay đổi, có sự suy giảm dần về đạo đức, trí tuệ, kiến thức, năng lực trí tuệ, tuổi thọ, tình cảm và sức mạnh thể chất.

- Satya Yuga: Đạo đức tinh khiết; chiều cao trung bình: 9,6 mét; tuổi thọ: 400 năm.

- Treta Yuga: Còn ¾ đức hạnh, 1 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 6,4 mét; tuổi thọ: 300 năm.

- Dvapara Yuga: Còn 1 đạo đức, ½ tội lỗi; chiều cao trung bình: 3,2 mét; tuổi thọ: 200 năm.

- Kali Yuga: Còn 1 đạo đức, 3 phần tội lỗi; chiều cao trung bình: 1,6 mét; tuổi thọ: 100 năm.

Người Ấn Độ cổ sử dụng cả cách tính lịch theo mặt trăng và mặt trời, Âm lịch của họ trung bình một năm 354,36 ngày, còn Dương lịch là 365,24 ngày.

Cách tính chu kỳ Yuga như trên được Đại Đức Yukteswar Giri (thầy của Yogananda Paramahansa) giải thích vào thế kỷ 19, trong quyển “The Holy Science”. Ông cho biết thời điểm suy giảm của Kali Yuga đã bắt đầu vào tháng 9 năm 499 TCN, và thời điểm tiến lên khi đi của chu kỳ Dwapara đã bắt đầu vào tháng 9 năm 1699. Ông viết, “Hoàng đế Maharaja Yudhisthira nhìn thấy bóng tối Kali Yuga bắt đầu giăng phủ đất trời, Ngài truyền ngôi cho Thái tử, và cùng với những nhà Thông thái đi ẩn cư ở dãy Himalaya. Do đó, không ai trong hoàng cung biết rõ nguyên tắc nào xác định cách tính Yuga”.

Yukteswar nói, chu kỳ Yuga này được tính trên sự chuyển động của các thiên thể. Ví dụ: Trái đất quay quanh trục và ảnh hưởng bởi ánh sáng Mặt trời; hay sự thay đổi mùa màng do Trái đất quay quanh Mặt trời. Sự chuyển động của toàn bộ Thái Dương Hệ tạo ra một điểm năng lượng cực lớn (gọi là Vishnunabhi), mà Mặt Trời quay quanh nó. Đây là trung tâm của quyền năng sáng tạo của Thượng Đế, nó tạo ra sức hút ảnh hưởng đến đạo đức tinh thần của thế giới.

Hiện có nhiều tranh cải về cách tính thời gian của chu kỳ Yuga, cũng như chu kỳ cuối Kali. Hai ông Yukteswar Giri và Sri Aurobindo, nhận định chúng ta đang ở trong chu kỳ Dwapara Yuga, và thời gian của chu kỳ Kali Yuga là 2.400 năm Thiên Thần. Còn ông Kullu Bhatta cho biết, chu kỳ Kali Yuga là 432.000 năm, tính đến năm 1894 đã qua 4.994 năm, và còn lại 427.600 năm.

Còn trong quyển thuật chiêm tinh Siddhanta Surya, nền tảng của cách tính lịch Phật và lịch Ấn có ghi: Chu kỳ Kali Yuga bắt đầu vào lúc nửa đêm (00:00), tính từ ngày 28/2/3102 TCN (theo lịch Julian), hoặc 23/1/3102 TCN (lịch Gregorian).

Posted Image

VÒNG TRÒN MỘT CHU KỲ YUGA

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Posted Image

VÒNG TRÒN YUGA

Ma Vương Asuras tái sinh vào chu kỳ Kali Yuga

Kinh sách Ấn Độ nói, khi vào chu kỳ Kali Yuga Đức Krishna rời trái đất trở về cõi Thiên, cũng trong thời điểm này Ma Vương Asuras đội mồ sống dậy, tham gia trong cuộc ác đấu kinh hoàng với nữ thần Kali.

Đại diện cho chu kỳ Kali là vị thần Kali hủy diệt, tay cầm thanh kiếm, là hóa thân cuối cùng của thần Vishnu, người hiện thân của sự hủy diệt vũ trụ. Nhiều người tin rằng, cuối chu kỳ này Kali sẽ trở lại trên một con ngựa trắng cùng với bộ hạ của mình để gây chiến. Thế giới sẽ phải chịu một trận chiến bốc lửa, tất cả điều ác bị tiêu diệt, kỷ nguyên thịnh vượng Satya Yuga sẽ bắt đầu.

Kali mặc dù được gọi là thần, nhưng Ngài cũng là chúa tể của ác ma, người cai trị cai trị địa ngục và quyết định vận mệnh con người.

Các vị thần và lực lượng hắc đạo tham gia một trận chiến lớn. Nhưng với sức lực yếu hơn, các vị thần nhỏ đã bị đánh bại. Durga, mẹ của các nữ thần đã được kêu gọi đến để trợ giúp. Với gương mặt Ngài tĩnh lặng vô cùng, từ cõi Thiên Ngài cởi con sư tử xuống trợ chiến, mười cánh tay Ngài cầm mười bảo bối huyền môn, Ngài trở thành trung tâm của một lực xoáy chứa sự hủy diệt.

Trong cuộc giao chiến, Durga làm Ma Vương bị thương, từ những giọt máu chảy xuống của tên ác ma, chúng sinh ra vô vàn những tiểu ma khác; Nhưng với sức mạnh của vị Thần tối cao, Ngài nhanh chóng định đoạt số mạng của chúng.

Ngài chiến đấu với kẻ thù trong sự hứng khởi mạnh mẽ, khi sức mạnh tinh thần đạt đến đỉnh cao, từ trán Ngài phát ra Kali của hủy diệt. Kali có nghĩa là bóng tối của ánh sáng, nó khoát lớp áo bên ngoài của một con hổ, đeo chiếc vòng cổ xâu bằng những hộp sọ. Với sự giận dữ hoang dại, và cơn thịnh nộ của một bạ mẹ điên cuồng trong lúc bảo vệ con, Ngài bắt đầu nhai ngấu ngiến đội quân ma. Trong cơn đói dữ dội, và sự ham muốn nhuộm máu để tô màu chiến thắng, Ma vương bị bà nhai sống. Đội quân ma bị đánh bại và tinh thần hoản loạn, chúng bỏ chạy và hòa bình được khôi phục trên vương quốc các vị thần.

Khi hoa nở trong hoa, trái sinh trong trái, thì Yuga kết thúc. Những cơn mưa trái mùa xuất hiện. Thần Vishnu sẽ tái sinh, Ngài trở lại Trái đất, và mọi thứ lại bắt đầu.

Posted Image

Posted Image

NỮ THẦN HỦY DIỆT KALI

Kali Yuga, ngày tận thế của Đạo Đức

Người Hindu tin tưởng con người đang ở thời điểm Kali Yuga, thời điểm suy đồi tâm linh, xa rời Thượng đế. Theo tiếng Phạn, “Kali” có nghĩa là xung đột, bất hòa, cãi nhau, hoặc tranh chấp”

Trong quyển Mahabharata, ông Markandeya lý giải về chu kỳ Kali Yuga như sau:

* Sự thay đổi thể chế chính trị:

- Sự cai trị trở nên bất hợp lý: sự công minh dần biến mất.

- Người cai trị không ý thức được nhiệm vụ của mình, họ không quan tâm đến thúc đẩy phát triển tâm linh, ngược lại để bảo vệ quyền lợi của mình: họ trở thành nguy hiểm cho thế giới.

- Con người bắt đầu di cư đến những vùng đất có nguồn lương thực chủ yếu.

* Mối quan hệ với con người:

- Con người trở nên tham lam và hung hăng, họ công khai thể hiện thái độ thù địch nhau.

- Sự vô minh và thiếu niềm tin vào chánh pháp xảy ra.

- Thói dâm ô được ưa chuộng, và người ta cho rằng tình dục là lý tưởng sống.

- Tội ác tăng theo cấp số nhân, trong khi đạo đức con người mờ dần và người ta bắt đầu điên loạn.

- Người ta hãi hùng và bắt đầu cầu nguyện Thượng Đế.

- Con người đắm chìm trong cơn say sưa chè chén.

- Người ta thấy đầu óc mình sắp tan chảy, họ mong ước tìm đến sự tĩnh tâm.

- Những bậc Đạo Sư không còn được tôn trọng, và các môn đồ liều lĩnh làm sai giáo huấn của thầy mình.

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Kali Yuga và “ngày tận thế” của người Maya

Bỏ qua những rắc rối do sự thiếu thống nhất trong cách tính chu kỳ Yuga, ta tiếp tục tìm hiểu thời đại Kali trong các kinh sách của người Hindu.

Trong kinh Brahma Purana, Ngài Krishna tiên tri: Sau 5.000 năm của kỷ nguyên Kali sẽ có một chu kỳ phát triển cực thịnh về tâm linh và kéo dài đến 10.000 năm. Đem thời gian này so sách với cách tính lịch của người Maya thì thấy có nhiều điều tương đối trùng khớp.

Người Maya nói Đại chu kỳ thứ năm của họ bắt đầu vào năm 3114 trước TCN, và kết thúc vào ngày 21/12/2012. Còn trong sách chiêm tinh Siddhanta Surya viết, chu kỳ Kali Yuga đã bắt đầu vào ngày 18/02/3102 TCN. Nếu tính theo Dương Lịch thì đến năm 2012 ta ở vào năm thứ 5113 của chu kỳ Kali, hay theo Âm Lịch là 5270 năm.

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào liêm pha

Kali Yuga và “ngày tận thế” của người Maya

Bỏ qua những rắc rối do sự thiếu thống nhất trong cách tính chu kỳ Yuga, ta tiếp tục tìm hiểu thời đại Kali trong các kinh sách của người Hindu.

Trong kinh Brahma Purana, Ngài Krishna tiên tri: Sau 5.000 năm của kỷ nguyên Kali sẽ có một chu kỳ phát triển cực thịnh về tâm linh và kéo dài đến 10.000 năm. Đem thời gian này so sách với cách tính lịch của người Maya thì thấy có nhiều điều tương đối trùng khớp.

Người Maya nói Đại chu kỳ thứ năm của họ bắt đầu vào năm 3114 trước TCN, và kết thúc vào ngày 21/12/2012. Còn trong sách chiêm tinh Siddhanta Surya viết, chu kỳ Kali Yuga đã bắt đầu vào ngày 18/02/3102 TCN. Nếu tính theo Dương Lịch thì đến năm 2012 ta ở vào năm thứ 5113 của chu kỳ Kali, hay theo Âm Lịch là 5270 năm.

Nếu tôi chấm luận văn của bạn thì luận văn của bạn đạt 1 điểm (1 điểm cho khuyến mại vì có suy nghĩ liên hệ dẫu lệch lạc) trong thang điểm mà điểm 20 là cao nhất.Suy nghĩ của bạn sai toét giữa lý luận và thực tiễn:

Một dân tộc có nền văn hóa cao thì dân tộc đó không thể biến mất trên bản đồ nhân chủng học thế giới khi bao dân tộc khác vẫn tồn tại.Nền văn hóa của Người maya đã không dữ được cho người maya khỏi suy vong vậy mà bạn vẫn tin đó là một nền văn hóa có thể để lại những dự báo đúng cho toàn nhân loại.

Một nền văn hóa lớn là một nền văn hóa trường tồn cùng thời gian không thể bị đồng hóa dù chịu bao dập vùi vẫn giữ nguyên bản sắc. Trong các nền văn hóa đó thì có nền Văn Hóa Việt Nam.Bạn hãy tìm ngay trong nền văn hóa Việt Nam có cái lời tiên tri về ngày tận thế của nhân loại không?chắc chắn không có.Như vậy với văn hóa Việt Nam là toàn bộ nhân loại cùng tồn tại để cùng nhau xây dựng cuộc sống hòa bình thịnh vượng trong tình thương yêu con người, cho tới khi mặt trời sắp hết nhiên liệu thì toàn bộ dân cư lên phi thuyền du hành tới một hàng tinh khác đã được các nhà khoa học chuẩn bị để đẩm bảo con người sống được.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra bài này không phải anh Liêm Pha viết, mà chỉ là tài liệu cổ được đăng lại. Có rất nhiều tài liệu cổ và hiện đại nói về ngày Tận Thế , gần đây người ta gán cho bà Vanga cũng nói vậy. Chứ không riêng tư liệu của anh Liêm Pha. Bởi vậy, bác Liêm Trinh không đồng quan điểm thì phân tích cái sai của nội dung thôi. Tuy tôi đồng ý với bác là không có ngày Tận thế - ít nhất trong thời đại của chúng ta. Nhưng luận cứ đưa ra là - nền văn minh Maya văn minh thế thì làm sao bị tiêu diệt thì lại không chắc chắn. Có rất nhiền xã hội văn minh bị tiêu diệt bởi những đoàn quân xuất xứ từ một nền văn minh thấp hơn. Thí dụ như quân Nguyên thế kỷ XII, tấn công cả thế giới.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

Thực ra bài này không phải anh Liêm Pha viết, mà chỉ là tài liệu cổ được đăng lại. Có rất nhiều tài liệu cổ và hiện đại nói về ngày Tận Thế , gần đây người ta gán cho bà Vanga cũng nói vậy. Chứ không riêng tư liệu của anh Liêm Pha. Bởi vậy, bác Liêm Trinh không đồng quan điểm thì phân tích cái sai của nội dung thôi. Tuy tôi đồng ý với bác là không có ngày Tận thế - ít nhất trong thời đại của chúng ta. Nhưng luận cứ đưa ra là - nền văn minh Maya văn minh thế thì làm sao bị tiêu diệt thì lại không chắc chắn. Có rất nhiền xã hội văn minh bị tiêu diệt bởi những đoàn quân xuất xứ từ một nền văn minh thấp hơn. Thí dụ như quân Nguyên thế kỷ XII, tấn công cả thế giới.

Liêm trinh cũng chưa đọc loại tài liệu này nên cứ Nghĩ là của bạn Liêm Pha viết thành thử đã vào trận đôi khi cũng phải dương lê giáp chiến.

Đúng cụ nhỉ.Văn hóa Việt Nam, bản lĩnh dân tộc Việt Nam đến lạ khi bình yên thì trầm lặng sâu lắng thấm đẫm mọi tâm hồn Người Việt Nam, khi gặp cường địch thì vùng dạy tỏa sáng mãnh liệt.Cụ nhắc lại câu chuyện 3 lần thắng quân Nguyên Mông làm liêm trinh nhớ lại câu chuyện mới đọc trên mạng gần đây đại ý là:Môt Người Việt Nam kể cho một người Mỹ nghe về lịch sừ dân tộc Việt Nam đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông.Nghe song người Mỹ nói "Thôi!thôi!với chúng tôi một lần là đã quá đủ".

Tới ngày nay lịch sử đã chứng minh Dân tộc Việt Nam đã ba lần giành chiến thắng trên đất nước mình góp phần khởi đầu làm sụp đổ các hệ thống đế quốc dân tộc nô dịch dân tộc để nhân dân các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng với nhau.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Gửi Bác Liêm Trinh!

Tài liệu trên tui chỉ type lại của nước ngoài thôi, chỉ khác là có giật tít để câu view tí. Mấy anh Tây họ đồn chuyện này rất sôi nổi ấy chứ.

Từ khi nhiều người biết đến sự kiện 2012 của người Maya, để có thêm nhiều bằng chứng, người ta đã tìm kiếm thêm tài liệu cổ để đối chiếu như Kinh Thánh, Kinh Veda chẳn hạn. Nếu tìm thấy thông tin tương đối trùng khớp, bước kế tiếp là quy chụp hay áp đặt cũng dễ hiểu.

Với lại người Ấn Độ không nói đến chuyện "tận thế" đến nỗi con người chết rụi hết, họ chỉ nói đến cái tận thể của đạo đức con người trụy lạc trong sự ham mê vật chất và dâm dục. Sự "tận thế" này bị ảnh hưởng và chi phối bởi các hành tinh trong Thái Dương Hệ, nó giống như mùa màng vậy, hết Xuân thì đến Hạ thôi... Mùa xuân trong lòng phơi phới, đến mùa hè nóng nực thì bản tính trở nên cộc lốc, sức khỏe suy giảm...

Thêm nữa, có sự tương đồng nào đó trong trình độ chiêm tinh của người Maya và người Ấn trong quá khứ, khi mà cách tính chu kỳ của họ chỉ chênh lệch 12 năm.

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào liêm pha

Tài liệu trên tui chỉ type lại của nước ngoài thôi, chỉ khác là có giật tít để câu view tí. Mấy anh Tây họ đồn chuyện này rất sôi nổi ấy chứ.

Chuyện thường ngày của thị trường để bán báo mà thôi,cái gì lạ hiếm thì tò mò cho là quý mà bạn.

Từ khi nhiều người biết đến sự kiện 2012 của người Maya, để có thêm nhiều bằng chứng, người ta đã tìm kiếm thêm tài liệu cổ để đối chiếu như Kinh Thánh, Kinh Veda chẳn hạn. Nếu tìm thấy thông tin tương đối trùng khớp, bước kế tiếp là quy chụp hay áp đặt cũng dễ hiểu.

Chúng ta là những người làm khoa học, tất cả các tài liệu của mọi nhà khoa học và trong mọi thời đại trong chuyên ngành chúng ta tìm hiểu chúng ta đều quan tâm để tham khảo, để kiểm chứng xem tài liêu đó có đúng với thực tế thời đại chúng ta hay không và xem xét sự vận động của các vấn đề trong đó theo thời gian. Những tài liệu bạn nói trên nều tính toán trùng khớp với tài liệu của niutơn, anhxtanh,hackinh, Nasa,cơ quan không gian Nga,cơ quan không gian châu Âu thì cũng có thể cần suy nghĩ

Với lại người Ấn Độ không nói đến chuyện "tận thế" đến nỗi con người chết rụi hết, họ chỉ nói đến cái tận thể của đạo đức con người trụy lạc trong sự ham mê vật chất và dâm dục. Sự "tận thế" này bị ảnh hưởng và chi phối bởi các hành tinh trong Thái Dương Hệ, nó giống như mùa màng vậy, hết Xuân thì đến Hạ thôi... Mùa xuân trong lòng phơi phới, đến mùa hè nóng nực thì bản tính trở nên cộc lốc, sức khỏe suy giảm...

Thêm nữa, có sự tương đồng nào đó trong trình độ chiêm tinh của người Maya và người Ấn trong quá khứ, khi mà cách tính chu kỳ của họ chỉ chênh lệch 12 năm.

Văn hóa Ấn Độ thì cần có lời cảnh báo như thế (bạn cứ tìm hiểu về văn hóa Ấn thì rõ).Còn văn hóa Việt Nam lời cảnh báo như thế chỉ có tác dụng ở một bộ phận nhỏ thái quá về đam mê vật chất và dâm dục.

Đạo đức mà được quy định bởi mấy cái hành tinh ấy thì cả thế giới phải giống nhau chung một tiêu chuẩn đạo đức hết bạn ạ.

Với lý học đông phương thuộc văn hóa Việt Nam có gần 500 sao để giải trong tất cả các bộ môn thì mấy hành tinh ấy không ăn thua gì.

Mà cũng lạ bạn ạ cái nền văn minh maya sao bỗng dưng con người lại mất tích hết thì lạ thật,có khi giả thiết thế này:có thể do đến một lúc nào đó toàn bộ người maya lại dừng không sản suất của cải vật chất nữa dùng toàn bộ thực phẩm có được khăn gói mang theo đi du lịch môt chuyến lúc quay về không có gì ăn nữa nên toàn bộ bị chết đói hết cũng nên.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

chào liêm pha

Chuyện thường ngày của thị trường để bán báo mà thôi,cái gì lạ hiếm thì tò mò cho là quý mà bạn.

Chúng ta là những người làm khoa học, tất cả các tài liệu của mọi nhà khoa học và trong mọi thời đại trong chuyên ngành chúng ta tìm hiểu chúng ta đều quan tâm để tham khảo, để kiểm chứng xem tài liêu đó có đúng với thực tế thời đại chúng ta hay không và xem xét sự vận động của các vấn đề trong đó theo thời gian. Những tài liệu bạn nói trên nều tính toán trùng khớp với tài liệu của niutơn, anhxtanh,hackinh, Nasa,cơ quan không gian Nga,cơ quan không gian châu Âu thì cũng có thể cần suy nghĩ

Văn hóa Ấn Độ thì cần có lời cảnh báo như thế (bạn cứ tìm hiểu về văn hóa Ấn thì rõ).Còn văn hóa Việt Nam lời cảnh báo như thế chỉ có tác dụng ở một bộ phận nhỏ thái quá về đam mê vật chất và dâm dục.

Đạo đức mà được quy định bởi mấy cái hành tinh ấy thì cả thế giới phải giống nhau chung một tiêu chuẩn đạo đức hết bạn ạ.

Với lý học đông phương thuộc văn hóa Việt Nam có gần 500 sao để giải trong tất cả các bộ môn thì mấy hành tinh ấy không ăn thua gì.

Mà cũng lạ bạn ạ cái nền văn minh maya sao bỗng dưng con người lại mất tích hết thì lạ thật,có khi giả thiết thế này:có thể do đến một lúc nào đó toàn bộ người maya lại dừng không sản suất của cải vật chất nữa dùng toàn bộ thực phẩm có được khăn gói mang theo đi du lịch môt chuyến lúc quay về không có gì ăn nữa nên toàn bộ bị chết đói hết cũng nên.

Thân mến

Người Maya , họ có thể chiêm tinh tiên đoán ra vận mệnh dân tộc họ và sự suy tàn của đất nước họ , 1 phần hiểu biết người Maya chỉ là 1 phần nhỏ trong khoa học thiên văn ,nhưng nền văn minh thì họ chưa có ,văn minh cần có hiểu biết về khoa học và phát triễn về kỷ thuật 2 điều nầy cần phải song hành thì mới tồn tại ,họ hiểu biết về khoa học chiêm tinh nhưng nền văn minh còn quá kém khi họ biết được dân tộc của họ sẽ bị thiên tai về hạn hán và đói khát ,nhưng chưa có điều kiện kỷ thuật và để bảo tồn giống nòi dân tộc ,hiện nay người Maya họ chỉ còn lại khoảng dưới 300 người nối dõi .
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

cho tới khi mặt trời sắp hết nhiên liệu thì toàn bộ dân cư lên phi thuyền du hành tới một hàng tinh khác đã được các nhà khoa học chuẩn bị để đẩm bảo con người sống được.

Thân mến

Liệu những cư dân trên trái đất hiện nay có từng sảy ra trong quá khứ như cách giải thích của bạn? Có thể lắm chứ?

Tôi đã từng đọc trong cuốn "101 câu chuyện bí ẩn"(tôi ko nhớ chính xác) trong đó có 1 câu chuyện kể về 1 vùng cư dân ở Nam Mỹ họ thường xuyên nhìn về chòm sao Bắc Đẩu và nói đó là quê hưong của họ và họ đến trái đất trên 1 phi thuyền (đại thể giống như thế vì lâu lắm rồi tôi không nhớ chính xác). Tuy nhiên điều trên cũng khó giải thích nền văn minh hiện tại vì với khoa học phát triển như vậy thì tại sao nền văn minh của chúng ta hiện nay vẫn còn thua họ? CHỉ có cách giải thích theo các tài liệu cổ về trận Đại hồng thủy và nền văn minh đó bj diẹt vong và nền văn minh của cúng ta hiện nay chỉ là hậu duệ của nền văn vinh đó

Kính bạn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái Ất của Việt Nam * cũng chia thời gian vận hành của vũ trụ thành các chu kỳ lớn, phù hợp với chu kỳ của các chòm sao Thiên cực Bắc mà khoa học hiện đại nhận thức được:

* Khoa học hiện đại: 26.000 năm

* Thái Ất Việt: 25. 920 năm.

* Nay thấy trong tư liệu mà anh Liêm Pha dẫn cũng có chu kỳ tương đương như vậy.

===============================

* Thái Ất thần kinh và Kỳ Môn độn giáp là hai cuốn sách không có tác giả Tàu nhận bản quyền :rolleyes: .

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu những cư dân trên trái đất hiện nay có từng sảy ra trong quá khứ như cách giải thích của bạn? Có thể lắm chứ?

Tôi đã từng đọc trong cuốn "101 câu chuyện bí ẩn"(tôi ko nhớ chính xác) trong đó có 1 câu chuyện kể về 1 vùng cư dân ở Nam Mỹ họ thường xuyên nhìn về chòm sao Bắc Đẩu và nói đó là quê hưong của họ và họ đến trái đất trên 1 phi thuyền (đại thể giống như thế vì lâu lắm rồi tôi không nhớ chính xác). Tuy nhiên điều trên cũng khó giải thích nền văn minh hiện tại vì với khoa học phát triển như vậy thì tại sao nền văn minh của chúng ta hiện nay vẫn còn thua họ? CHỉ có cách giải thích theo các tài liệu cổ về trận Đại hồng thủy và nền văn minh đó bj diẹt vong và nền văn minh của cúng ta hiện nay chỉ là hậu duệ của nền văn vinh đó

Kính bạn!

Lại cái đại hồng thủy, Lối tư duy khảo cổ tán tụng cái cổ là tốt là văn minh đã bóp ngẹt châu âu thời trung cổ với những nhà khoa học bị thiêu sống.

Liêm trinh đã bàn cái này kỹ lắm rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đạo đức mà được quy định bởi mấy cái hành tinh ấy thì cả thế giới phải giống nhau chung một tiêu chuẩn đạo đức hết bạn ạ.

Người Ấn họ quan niệm linh hồn mỗi người bao hàm nhiều Nghiệp (Karma); mà nghiệp này là Khí (Prana) được lưu trữ từng lớp bên ngoài và bao bọc Thần-ngã (Atma).

Khi linh hồn được đầu thai làm người, nó bị nhốt trong thể xác vật chất gọi là cơ thể; cái xác (hay Thể phách) này có đến 84 (hay 86) nghìn kinh mạch vi tế, và bên trong những kinh mạch này là những dòng Khí của Nghiệp di chuyển liên tục. Khi các dòng khí này đi qua bộ óc (cơ quan sáng tạo), nó tạo nên những Sự suy nghĩ của con người.

Bằng cách nào đó (của Thượng Đế), tùy theo nghiệp lực của mỗi linh hồn, các kinh mạch không liên quan được chặn lại để dòng khí này không lưu chuyển (hoặc hạn chế) lên bộ não.

Có một số lý do của môn Yoga Kunladini không cho phép môn đồ khai mở Hỏa xà là bởi lý do các dòng khí của nghiệp lực. Khi Hỏa xà khai mở nó sẽ khai thông các kinh mạch này, làm cho các Nghiệp xấu đi lên và gây hại cho người kích hoạt. Vì vậy, các bậc Đạo sư thường hay giúp đệ tử của mình dồn trả nghiệp trước khi nhập môn.

Các dòng khí này cũng chịu áp lực vật chất của từng vì sao (sức hút) mỗi khi nó di chuyển; bằng cách này con người bình thường luôn phải chịu sự kiểm soát của Nghiệp; chứ không hẳn có một vị thần Nam Tào, Bắc Đấu có hình dạng một cá nhân cầm quyền sinh sát trong tay.

Nghiệp gây ra bởi hành động của bản Ngã, ví dụ: Anh cười hả hê trên sự đau khổ tật nguyền của kẻ khác, chính sự đắc chí này sẽ ghi nhớ vào bên trong Tâm trí anh, đến kiếp sau anh sẽ bị người ta cười chê trở lại. Ngược lại một hành động được tiến hành bởi sự Vô Ngã, anh không phải gánh nghiệp báo đó (Bhagavad Gita).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

* Thái Ất thần kinh và Kỳ Môn độn giáp là hai cuốn sách không có tác giả Tàu nhận bản quyền :rolleyes: .[/color][/font]

Kính Bác Thiên Sứ!

Cháu cũng cảm thấy hình có vấn đề gì đó với "nền văn minh" Tàu cổ:

- Khổng Tử là của ảnh là chắc chắn rồi, vì hợp với tính cách ham muốn bành trướng và nô lệ tinh thần con người.

- Lão Tử chưa chắc là người của ảnh, bởi vì lời lẽ trong Đạo Đức Kinh là của một người đã đắc đạo, đầy lòng nhân ái, đã thấu hiểu lẽ trời. Chỉ tiếc rằng, nếu anh Tàu sớm sử dụng tư tưởng Vô Vi thì có lẽ tình hình thế giới đến nay đã khác.

- Hoa Đà: có thể là người của ảnh, nhưng kiến thức Đông Y về kinh mạch và khí không phải là của người Hán; bởi vì để nhìn và vẽ lại được các kinh mạch và có được quan niệm về Khí thì không thể dùng mắt thường, hay bất cứ sự thể nghiệm trên cơ thể nào. Trong khi đó, kinh sách cổ của người Ấn đã nói đến các dòng khí và kinh mạch này vào thế kỷ thứ 3-4 TCN trong kinh Veda.

- Chiêm tinh học và Tử vi: cháu cũng ghi ngờ của Ấn Độ.

Dưới đây cháu tóm tắt về Chiêm tinh học dự đoán của người Ấn:

Chiêm tinh học Ấn Độ là một trong sáu bộ môn thuộc kinh Veda, được đề cập sớm nhất trong Upanishad (Áo Nghĩa Thư). Có thể xuất hiện trước Triều đại Mauryan, thế kỷ thứ 4 TCN, bắt đầu từ việc quan sát sự chuyển động của Mặt trăng và Mặt trời.

Chiêm tinh học dự đoán dựa trên nền tảng niềm tin, có sự liên hệ giữa linh hồn người và các ngôi sao, sự liên kết này thể hiện cả trên hai bình diện nội tâm bên trong và hành vi bên ngoài (Nghiệp báo).

Từ lâu chiêm tinh học dự đoán có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Hindu, như trẻ em được đặt tên theo các vì; các lựa chọn cho quyết định về hôn nhân, tổ chức khai trương, dời nhà… Thậm chí ngày nay nó còn len lõi vào các nghành khoa học hiện đại của người Ấn.

Chiêm tinh dự đoán có hai phần chính là Ganita (Siddhanta), Phalita (Samhita và Hora). Ganita có nghĩa lá toán học, nhưng thực tế nó không bao hàm việc tính toán chiêm tinh, mà là kiến thức của thiên văn học Hindu được sử dụng làm nền tảng căn bản cho chiêm tinh học Veda. Trong đó, Samhita và Hora, được tách ra làm hai hệ phái do mục đích dự đoán của nó mang tính chất cá nhân và tổng thể.

* Siddhanta: Chiêm tinh học cơ bản.

* Phalita bao gồm:

- Phần Samhita:

+ Medini Jyotisha: Dự đoán dự các sự kiện như động đất, thời tiết, chiến tranh, chính trị, kinh tế… trong một quốc gia hay trên thế giới.

+ Vaastu Shaastra: Phong thủy dự đoán.

+ Varaha Mihira: Kiến trúc tạo hình.

+ Muhurta: Dự đoán các sự kiện như kết hôn, khởi hành, tìm kiếm giờ tốt…

- Hora: Tử vi dự đoán

+ Jaataka (janma kundali): Dự đoán lá số tử vi dựa trên thông số ngày sinh, vị trí vùng đất sinh ra bằng cách phối chiếu tọa độ.

+ Prashna: Dự đoán lá số dựa trên giờ sinh.

(Chương trình lấy lá số tử vi Ấn Độ: http://www.mykundali.com/)

Posted Image

LÁ SỐ TỬ VI CỦA MIỀN BẮC ẤN ĐỘ

Posted Image

LÁ SỐ TỬ VI CỦA MIỀN NAM ẤN ĐỘ

Edited by Liêm Pha
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào liêm pha

Toàn bộ cáo gọi "nghiệp" của bạn viết trên bạn xem có phù hợp với câu ca dao này và thực tiễn vận dộng của cuộc sống không:

"Có phúc lấy được vợ già, đã sạch cửa nhà lai dẻo cơm canh.

Vô phúc lấy phải trẻ ranh, nó ăn nó đái hôi tanh cửa nhà"

Các cụ chúng ta ngày xưa cứ theo câu này và trọn lựa "gái hơn hai trai hơn một" để nên đôi lứa,còn bây giờ cách nhau 5-7 tuổi như thế không thể nói phần lớn các cụ chúng ta ngày xưa đều có "nghiệp" phải lấy vợ lớn hơn hay kém mình một tuổi.Còn thế hệ ngày nay đều có nghiệp lấy vợ trẻ hơn trung bình 5-7 tuổi cả.Đấy là ví dụ chung còn đi vào cụ thể từng con người thì mới thấy môi trường cuộc sống tạo ra các chọn lựa chủ động ở mỗi người khác nhau.

Tiện thể nói về phần thiên văn học của Ấn Độ thì có thể nói trên cơ sở quan trắc thiên văn thì hai dân tộc Việt Nam và Ấn độ do cùng vĩ độ nên kiến thức có thể hoàn toàn giống nhau về quan trắc chỉ lệch giờ tý chút.Có lẽ chính từ phần văn hóa thiên văn này cũng tạo nên một phần văn hóa Việt Nam, Ấn Độ giống nhau là cơ sở cho tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ được các tinh hoa tiêu biểu của hai dân tộc như các cụ :Hồ Chí Minh,Nê -ru,Gan-đi xây dựng và vun đắp.

Người Việt Nam chúng ta có câu nói: "một miếng khi đói bằng một gói khi no" chắc bạn còn nhớ món mì hột (bo bo) hay cao hơn là món bột mỳ thời đất nước còn gian lao chứ.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại cái đại hồng thủy, Lối tư duy khảo cổ tán tụng cái cổ là tốt là văn minh đã bóp ngẹt châu âu thời trung cổ với những nhà khoa học bị thiêu sống.

Liêm trinh đã bàn cái này kỹ lắm rồi.

Những nhà khoa học như bạn hoặc Cộng đồng khoa học khi muốn chứng minh điều gì cũng đòi bằng chứng kể cả nền văn hiến Việt. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng sờ sờ ra đó thì bạn lại phủ nhận. Kim tự tháp là 1 bằng chứng, ngày nay cho dù chúng ta có tự hào rằng nền văn minh khoa học của chúng ta đã phát triển vượt bậc so với cổ nhân, nhưng cũng chính từ những cái miệng đã từng phát biểu ấy lại thừa nhận bó tay với việc xây dựng và khám phá Kim tự tháp. Có lẽ do TỰ NHIÊN tạo ra hoặc theo phương Tây là do chúa. Kim tự tháp là cái hiên hữu mà bất cứ ai cũng có thể chiêm ngưỡng chứ nó không mơ hồ như kiểu tam Giác quỉ BAMUDA hay thế giới siêu hình hoặc các hiện tượng tâm linh đang sảy ra trên mọi miền của ngay đất nước nhỏ bé này. Qui luật phát triển của XH loài người và mọi thứ trên trái đất này đều có sinh có diệt (Sinh, mạnh, lão, tử) giống như hình SIN mà các nhà khoa học đã từng công nhận. Không có gì được gọi là vĩnh cửu trong vũ trụ này, có chăng chỉ là thời gian dài hay ngắn. Tuy nhiên cũng theo các nhà KH thì chúng ta sẽ phát triển mãi mãi và không ngừng có nghĩa lúc nào chúng ta cũng trong tình trạng đang leo đến đỉnh hình SIN và chúng ta cứ leo lên 1 bước thì hình SIN lại cao thêm 1 bước. Thế giới đang tồn tại những điều mà đến nay khoa học của nền Văn Minh hiện đại chưa giải thích 1 cách thuyết phục, nhưng không vì thế chúng ta lại chỉ với những định kiến của mình phủ nhận điều đó.

Trong bài bàn về dựng quả trứng trên mặt gương có nhà khoa khọc (GS_TS) vì hổ thẹn mà tuyên bố "Đó là cân bằng phiếm định" giống như người đi thăng bằng trên dây và còn khẳng định ai cũng có thể dựng được như vậy. Dù sao cũng phải khẳng định việc dựng quả trứng trên gương thường chỉ sảy ra và thành công với những người có liên quan đến thế giới tâm linh và siêu hình ở ít nhất 1 góc độ nào đó.

Kính bạn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Bác Thiên Sứ!

Cháu cũng cảm thấy hình có vấn đề gì đó với "nền văn minh" Tàu cổ:

- Khổng Tử là của ảnh là chắc chắn rồi, vì hợp với tính cách ham muốn bành trướng và nô lệ tinh thần con người.

- Lão Tử chưa chắc là người của ảnh, bởi vì lời lẽ trong Đạo Đức Kinh là của một người đã đắc đạo, đầy lòng nhân ái, đã thấu hiểu lẽ trời. Chỉ tiếc rằng, nếu anh Tàu sớm sử dụng tư tưởng Vô Vi thì có lẽ tình hình thế giới đến nay đã khác.

- Hoa Đà: có thể là người của ảnh, nhưng kiến thức Đông Y về kinh mạch và khí không phải là của người Hán; bởi vì để nhìn và vẽ lại được các kinh mạch và có được quan niệm về Khí thì không thể dùng mắt thường, hay bất cứ sự thể nghiệm trên cơ thể nào. Trong khi đó, kinh sách cổ của người Ấn đã nói đến các dòng khí và kinh mạch này vào thế kỷ thứ 3-4 TCN trong kinh Veda.

- Chiêm tinh học và Tử vi: cháu cũng ghi ngờ của Ấn Độ.

Dưới đây cháu tóm tắt về Chiêm tinh học dự đoán của người Ấn:

Chiêm tinh học Ấn Độ là một trong sáu bộ môn thuộc kinh Veda, được đề cập sớm nhất trong Upanishad (Áo Nghĩa Thư). Có thể xuất hiện trước Triều đại Mauryan, thế kỷ thứ 4 TCN, bắt đầu từ việc quan sát sự chuyển động của Mặt trăng và Mặt trời.

Chiêm tinh học dự đoán dựa trên nền tảng niềm tin, có sự liên hệ giữa linh hồn người và các ngôi sao, sự liên kết này thể hiện cả trên hai bình diện nội tâm bên trong và hành vi bên ngoài (Nghiệp báo).

Từ lâu chiêm tinh học dự đoán có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người Hindu, như trẻ em được đặt tên theo các vì; các lựa chọn cho quyết định về hôn nhân, tổ chức khai trương, dời nhà… Thậm chí ngày nay nó còn len lõi vào các nghành khoa học hiện đại của người Ấn.

Chiêm tinh dự đoán có hai phần chính là Ganita (Siddhanta), Phalita (Samhita và Hora). Ganita có nghĩa lá toán học, nhưng thực tế nó không bao hàm việc tính toán chiêm tinh, mà là kiến thức của thiên văn học Hindu được sử dụng làm nền tảng căn bản cho chiêm tinh học Veda. Trong đó, Samhita và Hora, được tách ra làm hai hệ phái do mục đích dự đoán của nó mang tính chất cá nhân và tổng thể.

* Siddhanta: Chiêm tinh học cơ bản.

* Phalita bao gồm:

- Phần Samhita:

+ Medini Jyotisha: Dự đoán dự các sự kiện như động đất, thời tiết, chiến tranh, chính trị, kinh tế… trong một quốc gia hay trên thế giới.

+ Vaastu Shaastra: Phong thủy dự đoán.

+ Varaha Mihira: Kiến trúc tạo hình.

+ Muhurta: Dự đoán các sự kiện như kết hôn, khởi hành, tìm kiếm giờ tốt…

- Hora: Tử vi dự đoán

+ Jaataka (janma kundali): Dự đoán lá số tử vi dựa trên thông số ngày sinh, vị trí vùng đất sinh ra bằng cách phối chiếu tọa độ.

+ Prashna: Dự đoán lá số dựa trên giờ sinh.

(Chương trình lấy lá số tử vi Ấn Độ: http://www.mykundali.com/)

Posted Image

LÁ SỐ TỬ VI CỦA MIỀN BẮC ẤN ĐỘ

Posted Image

LÁ SỐ TỬ VI CỦA MIỀN NAM ẤN ĐỘ

Chào bạn!

Hôm qua tôi đọc ở đâu đó (kô nhớ được) nói về sử Ca của Ấn độ, theo tác giả thì đó là dị bản của Sử thuyết Họ hùng.

Thân chào!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Chiêm tinh miền Nam Ấn Độ có cấu trúc giống hệt cấu trúc về hình thức thiên bàn so với Tử Vi được công bố và lưu hành vào đời Tống ở Trung Quốc, vốn được coi là do Trần Đoàn Lão tổ là tác giả. Bởi vậy, từ lâu tôi đã xác định rằng: Trần Đoàn Lão tổ chẳng bao giờ là tác giả của khoa Tử Vi Đông phương; rằng: Các cái gọi là tác giả Kinh Dịch, Hà đồ, Lạc thư...vv....chỉ là mạo nhận khi nền văn minh Việt sụp đổ ở Nam Dương tử và về căn bản, nó thuộc về một nền văn minh toàn cầu đã mất.

Cảm ơn Liêm Pha đã cung cấp một tư liệu rất sinh động minh chứng rõ hơn cho điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Anh Thiên Địa Nhân

Hôm qua tôi đọc ở đâu đó (kô nhớ được) nói về sử Ca của Ấn độ, theo tác giả thì đó là dị bản của Sử thuyết Họ hùng.

Xin cho đường link về nội dung trên.

Cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Liệu có phải người Việt từ xưa đã biết TÂM của con người do KHÍ điều chuyển?

Các bác nào rành chữ Hán có thể cho biết mấy từ như: KHÍ chất, KHÍ khái, KHÍ phách... là chữ Hán hay chữ thuần Việt?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thiên Đia Nhân

Những nhà khoa học như bạn hoặc Cộng đồng khoa học khi muốn chứng minh điều gì cũng đòi bằng chứng kể cả nền văn hiến Việt. Tuy nhiên có nhiều bằng chứng sờ sờ ra đó thì bạn lại phủ nhận. Kim tự tháp là 1 bằng chứng, ngày nay cho dù chúng ta có tự hào rằng nền văn minh khoa học của chúng ta đã phát triển vượt bậc so với cổ nhân, nhưng cũng chính từ những cái miệng đã từng phát biểu ấy lại thừa nhận bó tay với việc xây dựng và khám phá Kim tự tháp. Có lẽ do TỰ NHIÊN tạo ra hoặc theo phương Tây là do chúa. Kim tự tháp là cái hiên hữu mà bất cứ ai cũng có thể chiêm ngưỡng chứ nó không mơ hồ như kiểu tam Giác quỉ BAMUDA hay thế giới siêu hình hoặc các hiện tượng tâm linh đang sảy ra trên mọi miền của ngay đất nước nhỏ bé này. Qui luật phát triển của XH loài người và mọi thứ trên trái đất này đều có sinh có diệt (Sinh, mạnh, lão, tử) giống như hình SIN mà các nhà khoa học đã từng công nhận. Không có gì được gọi là vĩnh cửu trong vũ trụ này, có chăng chỉ là thời gian dài hay ngắn. Tuy nhiên cũng theo các nhà KH thì chúng ta sẽ phát triển mãi mãi và không ngừng có nghĩa lúc nào chúng ta cũng trong tình trạng đang leo đến đỉnh hình SIN và chúng ta cứ leo lên 1 bước thì hình SIN lại cao thêm 1 bước. Thế giới đang tồn tại những điều mà đến nay khoa học của nền Văn Minh hiện đại chưa giải thích 1 cách thuyết phục, nhưng không vì thế chúng ta lại chỉ với những định kiến của mình phủ nhận điều đó.

Trong bài bàn về dựng quả trứng trên mặt gương có nhà khoa khọc (GS_TS) vì hổ thẹn mà tuyên bố "Đó là cân bằng phiếm định" giống như người đi thăng bằng trên dây và còn khẳng định ai cũng có thể dựng được như vậy. Dù sao cũng phải khẳng định việc dựng quả trứng trên gương thường chỉ sảy ra và thành công với những người có liên quan đến thế giới tâm linh và siêu hình ở ít nhất 1 góc độ nào đó.

Kính bạn!

Kim tự tháp thì mọi người đã từng bàn luận.Tuổi của kim tự tháp theo các tài liệu thì thấp nhất cũng vượt xa tuổi của bất cứ tôn giáo lớn nào trên thế giới nên mọi gán nghép đều buồn cười.Các đất nước có kim tự tháp chắc chắn không muốn các bí ẩn của kim tự tháp được sáng tỏ đơn giản vì kinh tế dụ lịch thu ngoại tệ vô cùng quý báu và có thể các nhà kinh doanh còn vẽ thêm màu sắc huyền bí vào.

Với các vấn đề khoa học chưa làm tròn phận sự thì các nhà khoa học khi tham gia vào chắc chắn sẽ công bố những cái khoa học có thể giải thích dược (một phương pháp trong số các phương pháp)điều đó là hoàn toàn phù hơp vì có nhiều phương pháp để đạt được cùng một kết quả.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào liêm pha

Liệu có phải người Việt từ xưa đã biết TÂM của con người do KHÍ điều chuyển?

Theo liêm trinh thì dân tộc Việt Nam là một trong các dân tộc sinh sống trên vị trí địa lý ưu đãi để phát triển nền văn minh từ xưa.

Tổ tiên dân tộc Việt Nam biết tất cả những gì mà các dân tộc khác biết chỉ tiếc chẳng thấy còn chữ viết riêng để lưu truyền mà thôi.

Khí chạy vào tâm làm tâm hoạt động.Tâm sáng gặp khí sáng thì tỏa sáng,tâm sáng gặp khí sấu thì tâm kiềm chế khí sấu.Tâm sấu gặp khí sấu thì hợp nhất thành sự sấu sa.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Anh Thiên Địa Nhân

Hôm qua tôi đọc ở đâu đó (kô nhớ được) nói về sử Ca của Ấn độ, theo tác giả thì đó là dị bản của Sử thuyết Họ hùng.

Xin cho đường link về nội dung trên.

Cảm ơn.

Mình không nhớ nổi, vừa đọc hôm kia mà đã quên. Khi nào tìm thấy mình sẽ dẫn link.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay