wildlavender

Cận Cảnh Thảm Hoạ Giẫm đạp Tại Campuchia

3 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Cận cảnh thảm hoạ giẫm đạp tại Campuchia

Đến tối 23/11, hàng trăm người dân vẫn tụ tập đầu cầu Koh Pich – nơi xảy ra thảm hoạ làm chết 375 người và hàng trăm người khác bị thương. Nhiều người đến viếng, đặt vòng hoa cho những nạn nhân xấu số. Chiều tối 23/11, PV VietNamNet có mặt tại Thủ đô Phnom Penh, Campuchia sau thảm hoạ giẫm đạp khiến ít nhất 375 người chết, hàng trăm người khác bị thương.

Tại cây cầu Koh Pich nối đảo Kim Cương với Phnom Penh - nơi xảy ra thảm hoạ, hàng trăm người dân hiếu kỳ vẫn tụ tập hai bên bờ sông, khu vực đầu cầu để theo dõi sự việc. Hàng rào bảo vệ được lập bao quanh cây cầu, cảnh sát Campuchia được huy động bảo hiện trường, điều tiết giao thông... Vòng hoa viếng các nạn nhân được đặt phía trước cầu Koh Pich vào đảo Kim Cương.

Posted Image

Hàng trăm người dân hiếu kỳ tụ tập trước cây cầu Koh Pich nơi tối ngày 22/11 xảy ra thảm hoạ giẫm đạp tại Lễ hội nước ở Campuchia khiến 375 người thiệt mạng.

Không khí tang tóc bao trùm khu vực đảo Kim Cương với những nén nhang nghi ngút đang cháy dở. Một số người dân mang đèn nhang, trái cây đến cúng viếng những người xấu số tại khu vực xảy ra thảm hoạ. Khách du lịch đến từ nhiều người như Trung Quốc, Nga… cũng tham gia viếng, cầu siêu cho các nạn nhân trước cây cầu.

Những hình ảnh PV VietNamNet ghi lại tại hiện trường và bệnh viện Calmette - một trong những bệnh viện lớn nhất tại Phnom Penh. Hiện đã có 188 người chết đang được lưu ở nhà xác bệnh viện này chờ người thân đến nhận.

Posted Image

Posted Image

Cầu Koh Pich nối đảo Kim Cương với Thủ đô Phnom Penh được xây dựng cách đây không lâu. Nhiều người dân cho biết do đây là cầu treo, người dân ở các tỉnh lên Thủ đô không đi quen nên đã hoảng sợ khi có tin đồn “cầu sập”, hàng ngàn người đã chen lấn, xô đẩy lên nhau dẫn đến thảm hoạ.

Posted Image

Tấm bảng giới thiệu “lễ hội tại đảo Kim Cương” nằm một góc bên trong hiện trường. Từ lễ hội lớn nhất đất nước Campuchia đã trở thành ngày Quốc tang bởi quá nhiều người thiệt mạng trong ngày cuối cùng của lễ hội.

Posted Image

Trước cầu, vòng hoa, nhanh đèn được người dân, khách du lịch đến viếng những nạn nhân xấu số.

Posted Image

Một người dân Campuchia mang nhang, đèn tới viếng những người bị nạn. Rất đông khách du lịch đến từ các nước cũng có mặt tại hiện trường để viếng người xấu số.

Posted Image

Phóng viên từ nhiều nước cũng có mặt ở hiện trường để tác nghiệp

Posted Image

Phong toả hiện trường quanh khu vực xảy ra sự cố.

Posted Image

CSGT được huy động để phong toả hiện trường và điều tiết giao thông quanh khu vực xảy ra sự cố

Posted Image

Người dân xem ảnh những nạn nhân trước cổng bệnh viện Calmette.

Posted Image

Nhiều người vẫn chưa tìm được người thân sau thảm hoạ tối 22/11

Posted Image

Posted Image

Hàng chục bệnh nhân khác phải nằm ngoài hành lang do không có giường bệnh

Thái Phương (từ phnompenh Campuchea)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vụ giẫm đạp ở Campuchia làm 378 người chết.

Có ít nhất 378 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương vào ngày cuối cùng của lễ hội té nước ở Campuchia. Dịp vui hàng năm của đất nước Chùa Tháp đột ngột biến thành thảm kịch. Chiếc cầu rất hẹp dẫn đến trung tâm vui chơi, giải trí vừa được khánh thánh trên một hòn đảo tại thủ đô là nơi đã diễn ra thảm họa này. Tối thứ Hai 22/11 ngày cuối cùng của ngày hội té nước hàng năm kéo dài 3 ngày đã trở thành một buổi tối bị thảm nhất trong lịch sử Cam Bốt tính từ sau khi chế độ Khmer Đỏ sụp đổ đến nay.

Vào lúc 9 giờ tối, trên cây cầu có đầu con rồng, kiểu cầu dây treo, dẫn vào đảo Koh Pich hay đảo Kim Cương có đến hàng chục ngàn người đi chơi kéo vào đảo nghe ca nhạc, ăn uống và nhiều trò chơi khác. Khi số lượng người quá đông đã gây cảnh ứ nghẹt ngay trên cầu chỉ cách mặt sau Tòa Đại Sứ Úc khoảng 100 mét. Theo một người bán hàng rong trên đảo nói lúc đầu có khoảng 10 người do bị chen lấn quá mệt nên ngất xỉu. Có tin nói mấy người bị điện giựt. Theo một nguồn tin khác chưa được chính quyền xác nhận thì sau khi thấy 10 người ngất xỉu có người la hoảng lên là cầu sắp sập khiến ai nấy hoảng sợ càng cố chen nhau đi, chạy và rồi dậm lên nhau tìm lối sống bằng bất cứ giá nào. Hơn hàng chục người gồm nam nữ quá sợ đã nhảy xuống lạch nước dưới cầu tìm lối thoát. Tình trạng chen lấn, xô đẩy nhau, đạp lên nhau, dậm lên nhau, nhưng không có lối ra, kéo dài hơn một tiếng đồng hồ. Hậu quả gây nên cảnh bi thương chưa từng có làm cho 378 người chết tại chỗ và hơn 700 người bị thương. Nạn nhân phần lớn là nam nữ ở độ tuổi 20 đến 30. Nguyên nhân chết là do nghẹt thở, và bị đè, bị đạp mạnh lên mặt, lên cổ, lên đầu, lên thân thể gây chấn thương bên trong.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Vụ việc xảy ra trong ngày cuối cùng của lễ hội nước. Dự kiến có tới 3 triệu người tới tham dự lễ hội nước tại đảo Kim Cương, phía tây Phnom Penh.

Posted Image

Cơn hoảng loạn xảy ra sau buổi hòa nhạc và một cuộc đua thuyền trên sông Tonle Sap - được cho là điểm nhấn của lễ hội.

Posted Image

Xác người chết nằm ngổn ngang trên cây cầu hẹp. Phần lớn trong số họ bị ngạt thở và nội thương.

Posted Image

Sean Ngu - một người Australia tới thăm họ hàng ở Campuchia - cho biết nhiều người chết bị điện giật. "Cơn hoảng loạn bắt đầu và ít nhất 50 người nhảy xuống sông. Người ta cố trèo lên cầu, tay tóm lấy dây điện, khiến nó đứt", anh nói.

Posted Image

Nhân viên cứu hộ đưa một người bị thương ra khỏi hiện trường

Posted Image

Thủ tướng Hun Sen cho biết đây là thảm kịch kinh hoàng nhất Campuchia kể từ thời Khmer Đỏ.

Posted Image

Thi thể người chết được xếp thành hàng chờ người thân tới nhận diện.

Posted Image

Những chiếc dép, kinh, vương vãi trên cây cầu dẫn vào đảo Kim cương.

Posted Image

Cảnh sát Campuchia trên cây cầu còn đầy dép của những người đi dự lễ hội.

Ảnh: AFP.

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không ai bị trừng phạt vì thảm kịch ở Campuchia

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm nay tuyên bố thảm kịch trên cầu trong lễ hội nước ở Phnom Penh là "lỗi chung" và không ai bị trừng phạt.

Posted Image

Thủ tướng Campuchia Hun Sen lau nước mắt trong lễ quốc tang tưởng nhớ nạn nhân vụ giẫm đạp ở Phnom Penh. Ảnh: AP.

Sẽ không ai bị trừng phạt vì vụ việc đó. Chúng ta đã bất cẩn và đây là lỗi chung mà không ai muốn", AFP dẫn lời Hun Sen cho hay. "Thảm họa xảy ra vì chúng ta đánh giá sai tình hình", Hun Sen thừa nhận.

Giới chức Campuchia cho biết báo cáo đầy đủ về biến cố này sẽ được công bố trong vài ngày tới. Điều tra ban đầu cho biết những người đi dự hội, chủ yếu đến từ các tỉnh, đã xô đẩy và giẫm đạp lên nhau khi cây cầu mang tên Cầu vồng rung lắc và có tin đồn rằng cầu sắp sập. Các nhà điều tra loại bỏ khả năng khủng bố hay điện giật.

Cầu vồng nối từ đất liền sang đảo Kim cương vừa được xây dựng trong năm nay. Câu cầu treo dài khoảng 40 m này mới chỉ được đưa vào sử dụng cho ba ngày lễ hội.

Posted Image

Hoa đặt trên Cầu vồng, tưởng nhớ những nạn nhân vụ giẫm đạp. Ảnh: Đức Quang

Lễ hội nước là một trong những sự kiện hội hè lớn nhất của Campuchia, đánh dấu thời điểm kết thúc mùa mưa và sự đổi dòng chảy giữa sông Tonle Sap và Mekong. Đây cũng là một cách để người dân cảm ơn dòng sông đã cung cấp cá và làm đất đai phì nhiêu.

Lễ hội vào cao điểm khi màn đua thuyền diễn ra trên sông, trước sự cổ vũ của dân chúng trên bờ. Sự kiện này thường thu hút khoảng hai triệu người tham dự mỗi năm, chủ yếu đến từ các miền nông thôn của Campuchia.

Bất chấp thảm họa mà Hun Sen từng mô tả là thảm kịch đẫm máu nhất tại Campuchia kể từ thời Khmer Đỏ, giới chức nước này tuyên bố sẽ tiếp tục tổ chức lễ hội này vào năm sau.

Ngọc Sơn

nguồn vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay