Thiên Sứ

TƯ LIỆU, CHỨNG TÍCH, DI SẢN PHỦ NHẬN 5000 NĂM VĂN HIẾN.

3 bài viết trong chủ đề này

Trong topic này, chúng tôi mong muốn sự công tác của quí vị và anh chị em quan tâm sẽ đưa vào đây những bài viết, hình ảnh thể hiện những tư liệu di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các di vật khảo cổ và những hiện tượng khách quan - mà phương pháp tiếp cận được khoa học thừa nhận - liên quan đến việc phủ nhận nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm.

Mục đích của topic này là tập hợp tất cả những bản văn, chứng tích, di sản và những hiện tượng khách quan có tác dụng phủ nhận lịch sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến và là cơ sở chứng minh cho sự phủ nhận này.

Đề nghị ghi rõ nguồn và tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image
Di vật đèn thuyền Văn hóa Đông Sơn- biểu tượng cho Văn minh lúa nước

Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 10.000 năm tại vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng. Chính sự phát triển của nền văn minh lúa nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của những nền văn hoá đương thời như Văn hóa Hemudu, Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Hòa Bình .v.v. Cũng có những ý kiến cho rằng, chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo, đó chính là văn hóa làng xã.

Quê hương cây lúa nước
Các nhà khoa học như A.G. Haudricourt & Louis Hedin (1944), E. Werth (1954), H. Wissmann (1957), Carl Sauer (1952), Jacques Barrau (1965, 1974), Soldheim (1969), Chester Gorman (1970)... đã lập luận vững chắc và đưa ra những giả thuyết cho rằng vùng Đông Nam Á là nơi khai sinh nền nông nghiệp đa dạng rất sớm của thế giới.

Quê hương của cây lúa, không như nhiều người tưởng là ở Trung Quốc hay Ấn Độ, là ở vùng Đông Nam Á vì vùng này khí hậu ẩm và có điều kiện lí tưởng cho phát triển nghề trồng lúa. Theo kết quả khảo cổ học trong vài thập niên gần đây, quê hương đầu tiên của cây lúa là vùng Đông Nam Á, những nơi mà dấu ấn của cây lúa đã được ghi nhận là khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên. Còn ở Trung Quốc, bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử. Từ Đông Nam Á, nghề trồng lúa được du nhập vào Trung Quốc, rồi lan sang Nhật Bản, Hàn Quốc, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch.

Ngày nay, giới khoa học quốc tế, kể cả các khoa học gia hàng đầu của Trung Quốc đồng thuận cho rằng quê hương của cây lúa nước là vùng Đông Nam Á và Nam Trung Hoa.

Lịch sử phát triển và khảo cổ học
Các cuộc khảo cổ gần đây đã chứng minh sự tồn tại của con người trên lãnh thổ Việt Nam từ thời Đồ đá cũ. Vào thời kỳ Đồ đá mới, các nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn (gần 10.000 năm trước CN) đã chứng tỏ sự xuất hiện của nông nghiệp và chăn nuôi, có thể là cả nghệ thuật trồng lúa nước.

Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch khoảng 9260-7620 năm trước. Nhưng theo nhiều nhà khảo cổ, đa số di tích, di vật tìm thấy ở Thái Lan, khi định tuổi lại thấy muộn hơn nhiều so với tuổi định ban đầu trước đó khi người ta tìm thấy những di tích về văn minh lúa nước.

Posted Image
Tranh mô tả việc trồng lúa nước Nhật Bản-một nhánh từ Đông Nam Á

Vết tích bữa cơm tiền sử nấu với gạo từ lúa mọc hoang xưa nhất thế giới, 13.000 năm trước, được một nhóm khảo cổ Mỹ-Trung Hoa tìm thấy trong hang Diaotonghuan phía nam sông Dương Tử (bắc tỉnh Giang Tây). Cư dân sống trong vùng này đã biết thử nghiệm các giống lúa và cách trồng trong thời gian dài tiếp theo đó. Điều này đă được nhóm khảo cổ chứng minh qua sự tăng độ lớn phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silica) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Tin này đã được đăng trên tạp chí khoa học Science, năm 1998. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch thể lúa - này đă chứng minh rằng từ 9000 năm trước dân cổ ở vùng đó đã ăn nhiều gạo của lúa trồng hơn lúa hoang. Nhóm cư dân bản địa này cũng bắt đầu làm đồ gốm thô xốp bằng đất trộn trấu. Kinh nghiệm về trồng lúa tích tụ tại đấy trong mấy ngàn năm đă đưa đến nghề trồng lúa trong toàn vùng nam Dương Tử. Di tích xưa thứ hai, 9000 năm trước, là Pengtou, gần hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử. Hơn bốn mươi chỗ có di tích lúa cổ hàng ngàn năm đă được tìm thấy ở vùng nam Trường Giang. Gần cửa biển nam Trường Giang, di tích Văn hoá Hemudu (Hà Mỗ Độ) cho thấy văn minh lúa nước trong vùng lên đến trình độ rất cao vào 7.000 năm trước, sớm hơn cả di tích làng trồng kê Banpo (Bán Pha) xưa nhất của dân tộc Hán phương Bắc.

Hemudu là một làng vài trăm người sống trên nhà sàn trong vùng đầm lầy ở cửa sông Tiền Đường. Dân Hemudu đă trồng lúa, ăn cơm, để lại lớp rơm và trấu dày 25-50 cm, có nơi dày đến cả mét, trên diện tích 400 mét vuông. Có thể đó là lớp rác để lại trên sân đập lúa. Di chỉ thực vật củ ấu, củ năng, táo và di cốt động vật hoang hươu, trâu, tê giác, cọp, voi, cá sấu... cho thấy khí hậu vùng Nam sông Dương Tử bấy giờ thuộc loại nhiệt đới, hoàn toàn thích hợp với việc canh tác lúa nước.

Nền văn hoá Hemudu xưa bảy ngàn năm có nhiều điểm gần gũi với văn hoá Phùng Nguyên-Đông Sơn vốn là những văn hoá trẻ hơn nhiều sau hơn 3000 năm. Cư dân vùng nam Trường Giang lúc ấy có lẽ gần với cư dân Bắc Việt về mặt chủng tộc và văn hoá hơn cư dân bắc Trung Hoa. Khuôn mặt đắp từ sọ người Hemudu trưng bày ở Viện Bảo tàng Hemudu cho thấy họ giống người thuộc chủng Nam Mongoloid, tức là chủng của người Việt Nam từ thời Đông Sơn về sau. Sau văn hoá Hemudu, hàng loạt văn hoá lúa nước khác đã sinh ra dọc lưu vực sông Trường Giang khoảng 4000 năm trước như Liangzhu, Majiabin, Quinshanyang, Qujialing, Daxi, Songze, Dadunze.

Điều kiện đồng bằng sông Hồng là nơi rất thích hợp cho lúa hoang và sau này là lúa trồng. Thật là huyền vĩ, người Việt trong cộng đồng chủng Nam Mongoloid là tổ tiên của văn minh lúa nước.
Nguồn Wiki.
http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_minh...C6%B0%E1%BB%9Bc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị.

Chuyên đề này tôi lập ra từ tháng 9 2008. Đến nay - 2015 là đã 8 năm theo Việt lịch. Mục đích của chuyên đề này là sưu tầm tất cả những chứng tích từ văn bản cổ, di tích lịch sử, di vật khảo cổ...vv... và ...vv có tác dụng làm chứng cứ cho luận điểm phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến của "hầu hết những nhà khoa học trong nước" và được "công đồng khoa học thế giới ủng hộ".  Tôi xin lưu ý quý vị là : "Sưu tầm" chứ không phải "thể hiện quan điểm". Những bài viết có tính phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt tộc đã lập thành ở chuyên đề: "Tính bất hợp lý và phi khoa học của những luận điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt".

Nhưng ngoài bài của Lê Diên sưu tầm thì không có một bài nào khác đã 8 năm nay chứng tỏ được quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Điều này đã xác định một cách trực quan rằng: Không hề có một giá trị trực quan nào từ những di sản của quá khứ có đủ sức thuyết phục cho những luận cứ phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt tộc.

Ngược lại, từ những di vật khảo cổ, tư liệu văn bản, di sản văn hóa phi vật thể...vv...ngày càng phát lộ trên mọi phương tiện trực quan; đều chỉ thẳng đến và chứng minh cho sự xác định luận điểm: Cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của văn minh Đông phương huyền vĩ. 

Vậy thì sự ngoan cố đến tận cùng và sử dụng mọi thủ đoạn - kể cả sự nhắc nhở tôi nên lưu ý xe cộ và ăn uống - để phủ nhận Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến có mục đích gì, khi nó gọi là "nhân danh khoa học"?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites