Thiên Sứ

SƯU TẦM LUẬN ĐIỂM MINH CHỨNG LỊCH SỬ VIỆT 5000 NĂM

15 bài viết trong chủ đề này

Trong topic này, chúng tôi mong muốn sự công tác của quí vị và anh chị em quan tâm sẽ đưa vào đây những bài viết sưu tầm được có quan điểm minh chứng cho lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 văn hiến nhân danh khoa học. Mục đích của topic này là tập hợp tất cả các luận cứ minh chứng cho quan điểm thừa nhận văn hóa sử truyền thống Việt của các nhà nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước - dù họ ở bất cứ học vị nào - để làm cơ sở chứng minh cho tính chân lý và tính phi khoa học của luận điểm này.

Đề nghị ghi rõ nguồn và tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình Nguyên Lộc

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam

(Với hơn hai trăm biểu đối chiếu sơ về ngôn ngữ Việt-Mã và nhiều khám phá mới lạ về thượng cổ 5000 năm của dân tộc Việt Nam)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

Không có nền văn hóa nào tự thẹn, cũng không có nền văn hóa nào được phép khinh bỉ các nền văn hóa khác. Cũng như các sinh vật, các nhóm dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn tiến triển y hệt như nhau. Đôi khi chỉ nhờ những nguyên nhơn địa phương và ngẫu nhiên nó giúp vài dân tộc trội hẳn các dân tộc khác. Nhưng luôn luôn, ở tỷ độ lịch sử, những thành tích ấy, lớn hay nhỏ, dài hay ngắn hạn, không bao giờ ổn cố, và những nền văn minh tàn lụi, không còn làm sao mà đếm cho xiết nữa.

Vậy, người ta đi đến cái quan niệm là có một sự đồng đẳng căn bản nào ban đầu, chung cho cả nhân loại, đó là cái thực thể hạ tầng của những chênh lệch phụ thuộc khác.

Ở đây, cũng như ở các vấn đề khác, tự ty hoặc tự tôn mặc cảm đều không chính đáng.

Bác sĩ P. HUARD

Giáo sư Y khoa Hà Nội (Tiền chiến)

(Les chemins du ralsonnement et de la logique en E.O.)

Nguyên văn:

Aucune culture ne doit avoir honte d’elle-méme, pas plus qu’elle ne saurait mépriser les autres. Comme les êtres vivants, les groupes ethniques ont passé par les mémes phases de développement. Souveni, ce sont des causes locales et fortuites qui ont permis à certains de dépasser franchement les autres. Presque toujours, à l’échelle historique, cette performance, plus ou moins réussie, ou plus on moins longue, ne s’est jamais definitivement stabilisée et on ne compte plus les civilisations mortes.

On arive donc à la notion d’une certaine égalité de base, commune à tous les hommes, substrat sous-jacent à une foule d’inégalites.

Le complexe d’infériorité, ici comme ailleurs, n’est done pas plus justifié que le complexe de supériorité.

*

Ngữ vựng riêng của sách này

Về vài danh từ, mỗi sách mỗi dùng khác nhau, nên chúng tôi xin trình ra những danh từ của chúng tôi và đối chiếu với danh từ Pháp, Anh, Mỹ, Đức nếu cần, để khỏi gây ngộ nhận.

Ấn học: Hindianisme

Trung Hoa học: Sinologie

Chủng tộc học: Anthropologie physique và Raciologie (thay cho danh từ Nhân chủng học dùng hồi tiền chiến).

Dân tộc: Ethnologie, Ethnographie, Social anthropology, Cultural anthropology – Volkskunde (thay cho danh từ Nhân chủng học tiền chiến).

Nhơn thể tính: Caractères anthropologiques

Thị tộc: Clan

Bộ lạc: Tribu

Chỉ số sọ: Indice crânien

Dung lượng sọ: Capacité crânienne

Giả thiết: Conjecture

Giả thuyết: Hypothèse

T.K.: Trước Kitô kỷ nguyên

S.K.: Sau Kitô kỷ nguyên.

*

Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam

Chương I

Ba cuộc sa lầy tinh thần khoa học và ba chứng tích chủ lực

Công trình khảo cứu về địa chất và tiền sử ở Việt Nam đã được các nhà khoa học Âu Mỹ làm xong.

Về địa chất, những công trình ấy được ba nhà trí thức Việt Nam là quý vị Trần Kim Thạch, Lê Quang Sáng và Lê Thị Đính rút tỉa đại cương để soạn thành một quyển sách mà chắc không có quyển nào khác nữa thay cho, tuy quá sơ lược, và có nhiều điểm không đúng lắm, nhưng vẫn giúp người đọc có ý niệm tổng quát và đại khái về đất đai của nước Việt Nam từ thời Hồng hoang đến ngày nay.

Đó là quyển Lịch sử thành lập đất Việt, phát hành đầu năm 1971. Đọc quyển sách ấy, ta thấy đất nước cổ hàng tỷ năm. Đất thì đã được biết đích xác, còn người?

Lòng đất của ta xưa đã được biết rõ. Người xưa cũng được biết rõ không kém, nhưng nguồn gốc của tổ tiên ta thì lại chưa thể biết được, vì tổ tiên ta ở nơi khác mà đến (mà tổ tiên của dân tộc nào hiện nay cũng thế cả). Hơn thế, chưa từng có nhà bác học nào ráp nối được những cái sọ cổ và đồ vật cổ với sọ của ta và đồ vật của ta, để chỉ người cổ nào là tổ tiên của ta vì trong lòng đất có hàng chục thứ người cổ khác nhau.

Muốn biết tổ tiên ta là ai thì chỉ có một phương pháp độc nhứt mà khoa học nhìn nhận, đó là đối chiếu các thứ sọ người cổ và sọ của ta hiện nay.

Đó là công việc của sử gia chớ không phải của nhà khảo tiền sử, nên công việc khảo tiền sử đã xong, nhưng cũng chưa ai biết gì hết, vì không có sử gia nào làm cái công việc đối chiếu đó, bởi phải biết rằng đó là phương pháp độc nhứt rồi còn phải đo sọ của ta ngày nay nữa, hai yếu tố căn bản ấy, không được các sử gia kể đến.

Sách này có tham vọng là sách chuyên môn, nhưng chúng tôi lại làm một công việc trái lẽ là phổ thông vài điểm về khoa chủng tộc học (Raciologie – Anthropologie physique).

A. Chỉ có cái sọ mới giúp ta phân biệt chủng này với chủng khác.

B. Cái sọ của các chủng, qua 7, 8 ngàn năm không hề thay đổi.

C. Nếu có lai với chủng khác, mà lai một lần hay cứ lai đi lai lại mãi, khoa chủng tộc học cũng biết được vì hai yếu tố chủng tộc cứ tồn tại mãi trong những cái sọ ấy.

Trong khi đó thì dưới lòng đất ta có 7, 8 loại sọ cổ khác chủng với nhau, mà sử gia lại không đo sọ để đối chiếu thì làm thế nào để biết tổ tiên ta là ai vào thời thượng cổ?

Cả các nhà bác học Âu Mỹ làm việc cho ta hồi tiền chiến, cũng đã quên mất phương pháp đó, trừ một người độc nhứt là ông Madrolle, nhưng ông ấy chỉ mới đo bề cao, rồi kết luận ngay, mà chưa kịp đo sọ, hay tưởng rằng không cần đo sọ thì ta không rõ được.

Ta đã tiếp tục công trình của Âu Mỹ đang làm dở dang, cả Bắc lẫn Nam đều có tiếp tục, nhưng ta vẫn bất kể cái căn bản khoa học đó, tức là ta đã đi tìm giờ Ngọ hồi 14 giờ (nói theo Pháp).

Viết thượng cổ sử khác xa với viết sử. Viết sử chỉ cần sử liệu, còn viết thượng cổ sử thì lại cần rất nhiều khoa học khác mà không cần sử liệu, bởi làm gì mà có sử liệu vào thời cổ tổ tiên ta còn ăn lông ở lổ.

Thế mà các sử gia Pháp Việt lại dùng sử liệu của một nước văn minh trước ta là sử Tàu. Kể ra thì cũng tạm được. Nhưng sử Tàu lại mù mờ, và chỉ có thể dùng được để kiểm soát lại coi nó có ăn khớp với các khoa học căn bản hay không mà thôi.

Phương chi ta chỉ đọc tới Sử ký của Tư Mã Thiên đến ba ngàn năm, thì làm thế nào mà biết được sự thật.

Chúng tôi làm việc lại, khác hơn tất cả mọi người, là dùng khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học, mà là khoa khảo tiền sử đúng, chớ không phải là khảo tiền sử dở dang của Colani, Mansy, Golubew, Jansé, những vị ấy đã đưa các sử gia Pháp và ta đến những sai lầm không lối ra từ nửa thế kỷ nay.

Ngày nay, trên thế giới không còn chủng tộc nào là thuần chủng nữa hết. Trên Cao nguyên của ta có những người Thượng mà ta cứ ngỡ là thuần chủng được, vì họ sống biệt lập bộ lạc này với bộ lạc khác, vậy mà họ vẫn bị lai giống đến ba bốn lần rồi.

Xin lấy thí dụ người Bà Nàng Hơ Roy. Họ là người Bà Nàng, nhưng họ lại lai giống người Giarai. Những người lai giống ấy, lại lai giống một lần nữa với người Chàm. Thế là đã ba lần lai giống. Nhưng chưa chắc cái gốc Bà Na đã là gốc thuần của Bà Nàng, vì họ lại nói tiếng Cao Miên, chớ ít dùng ngôn ngữ riêng của họ là Mã Lai ngữ.

Còn các thành kiến cho rằng chủng này tài giỏi hơn chủng khác cũng đã bị xô ngã từ lâu rồi.

Như vậy trong thời đại ta, chỉ có vấn đề dân tộc mới là đáng kể, còn vấn đề chủng tộc, chỉ là chuyện phù phiếm.

Tuy nhiên, sử học cứ tiếp tục tìm tòi về các chủng tộc, vì không sao phân biệt được dân tộc này với dân tộc khác bằng các bằng chứng thật khoa học, thì đành phải ngược nguồn về tới chủng tộc vậy, vì chủng tộc thì phân biệt được, bằng một khoa học chính xác, mà ở đây, chúng tôi gọi là Chủng tộc học (Anthropologie physique), thay cho danh từ nhân chủng học mà nhiều vị giáo sư đại học cho là không đúng và muốn thay đổi như thế đó.

Dân Việt Nam hơi giống dân Tàu chẳng hạn, mà họ có phải là người Tàu hay chăng, thì chỉ có chủng tộc học mới trả lời đích xác được.

Ông H. Maspéro, một nhà bác học mà chúng tôi rất khâm phục, đã phất cờ đi trước hơn hết để về cái nguồn ấy, vào năm 1918.

Nhưng vào năm đó, khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học lại làm việc chưa xong ở Á châu, thành thử ông và bao nhiêu ông Tây, ông Tàu, ông Việt khác đều sa lầy, cho tới năm nay là năm 1970.

Ông L. Anrousseau làm lại cái công việc đó năm 1923, nhưng vẫn cứ thất bại.

Có thể hai nhà bác học ấy, thuở đó, chưa biết cái căn bản này cũng nên, là muốn phân biệt các chủng tộc thì chỉ có việc đo sọ mới cho biết rõ cái gì, nên quý vị ấy mới làm việc với chỉ độc một nguồn tài liệu là cổ sử Tàu.

Năm 1923 thì ông Aurousseau đã bốn năm mươi tuổi rồi, bởi một người Pháp mà leo lên tới địa vị Giáo sư Hán văn cũng phải mất vài mươi năm học hỏi sau cái bằng Tú tài hoặc Cử nhân.

Như vậy, quý vị đó thuộc vào trường phái thế kỷ XIX mà việc đo sọ là căn bản phân biệt chủng tộc, chưa được khoa học xác nhận một cách quả quyết vào thế kỷ XIX đó.

Người Tàu, mãi cho đến nay, viết về nguồn gốc của chính họ, họ còn chưa biết sử dụng chủng tộc học, thì dùng sử Tàu cách đây hai ngàn năm, hẳn là không thể đi tới đâu hết.

Những sai lầm của quý vị đó, mặc dầu là sai lầm, cũng cần được nhắc lại, để so sánh với sự thật trình bày trong sách này, có thế mới rõ trắng đen.

Năm 1923, ông L. Aurousseau, giáo sư Hán văn, đã viết: “Lịch sử của nguồn gốc dân tộc Việt Nam, còn phải viết. Nếu những gì xảy ra sau cuộc chinh phục của Lộ Bác Đức vào năm 111 T.K. có thể dễ dàng sắp xếp, thì trái lại cho tới nay (1923) chưa có công trình nghiên cứu nào về những việc xảy ra trước đó, được thực hiện với tinh thần có tính cách phê phán (Aucun travail critique n’a été effectué).

Và ông L. Aurousseau bắt đầu, ngay sau câu đó. Than ôi, chỉ là hoài công, bởi mặc dầu ông làm công việc ấy với tài liệu lạ của Trung Hoa mà các sử gia ta chưa đọc vào năm đó, nhưng có đủ đâu nào. Ông chỉ hơn các sử gia ta ở cái chỗ có nghĩ đến, và có làm việc cho thượng cổ sử Việt Nam, nhưng sự thành công rất ít vì mặc dầu chúng tôi khen các ông Tây đọc sử Tàu nhiều hơn ta nhưng quả thật họ vẫn đọc chưa đủ.

Hơn thế, sử Tàu lại mơ hồ và xuôi ngược, rất khó dùng nó để tìm ra một sự thật chắc chắn.

Nói về một nước kia, Sử ký của Tư Mã Thiên gọi là Âu Lạc, Hàn thư của Ban Cố gọi là Tây Âu, rồi ông H. Maspéro lại hiểu lầm chữ nho, tân tạo ra một danh xưng mới nữa là Tây Âu Lạc thì tưởng cũng khó biết đích xác cái nước đó tên thật là gì lắm thay, và nhứt là khó biết vị trí của nó lắm thay!

Ông L. Aurousseau, chắc có ý ám chỉ ông H. Maspéro hơn là ám chỉ các sử gia ta là những người chưa khảo cứu gì cho thượng cổ sử Việt Nam cả vào năm đó, mà chỉ chép lại truyền thuyết dân gian mà thôi. Ông H. Maspéro đã bắt đầu từ năm 1918 nhưng xem ra thì cái tinh thần có tánh cách phê phán của ông L. Aurousseau lại kém hơn của ông H. Maspéro.

Và chính ông L. Aurousseau lại đã làm cho rối nùi thêm những gì xảy ra sau năm 114 T.K. mà ông cho là dễ dàng sắp xếp.

Sự thật thì đoạn sử sau Lô Bắc Đức vốn đã rối bòng bong rồi lại bị ông làm rối thêm cái nữa thì chẳng còn ai biết đường đâu mà mò nữa.

Nhưng dầu sao ta cũng phải nhìn nhận rằng những ông H. Maspéro và L. Aurousseau đọc cổ sử Trung Hoa nhiều hơn và kỹ hơn các sử gia từ xưa đến thời của các ông và phải nhìn nhận rằng các ông có sáng kiến nghĩ đến công việc tìm nguồn quan trọng đó.

Sử Tàu thiếu sót, mơ hồ và bí hiểm, lắm câu các ông Nghè của ta cũng không hiểu thì các ông Tây làm thế nào mà hiểu được.

Thế nên cả hai ông Tây có công lớn là ông L. Aurousseau và ông H. Maspéro đều sa lầy trong cái đầm cổ sử Trung Hoa, không thoát được mà cũng không giúp chúng ta thoáng thấy được sự thật nào đáng kể.

Cuộc sa lầy thứ nhì, xảy ra từ năm 1920, kể từ biến cố Đông Sơn, biến cố ấy lại là một vũng lầy thứ nhì nó làm cho các nhà bác học Âu Á mất đến 50 năm mà cũng chẳng biết được gì hết.

Năm 1920, những cuộc phát kiến ngẫu nhiên của dân chúng ở Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa bỗng làm cho các nhà bác học Pháp chú ý đến. Ở đó có nhiều cổ vật lạ lùng bằng đồng thau, không giống của ta hay của Tàu gì hết.

Mấy năm sau, vùng Đông Sơn được xem xét kỹ và từ năm 1925 đến năm 1970, nhiều cuộc khai quật kế tiếp nhau, ở các lưu vực những con sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Cả, sông Mã, sông Đà, sông Nhị, sông Đáy, đã cho giới khảo cứu thu lượm được vô số cổ vật bằng đồng pha.

Nghiên cứu sơ khởi cổ mộ Đông Sơn, người ta thấy người chết có đồ tùy táng nhứt là trống bằng đồng thau khá rực rỡ. Đó là người thời xưa được chôn trước hai bà Trưng năm 32 năm, và cái thời xưa ấy, được định tuổi thật đích xác là 1915 tuổi, tính đến năm 1924.

Tuy nhiên, vẫn chưa chắc lắm là người dưới mồ lại là người bổn xứ, theo khoa học thì phải dè dặt như vậy, bởi họ có thể là chiến sĩ của nước ngoài, thua trận chạy sang xứ ta rồi bỏ mình vì chết bịnh hay tử thương trễ muộn.

Trong lần khai quật thứ nhì tìm được một sườn nhà bằng gỗ và tre đã hóa thạch. Nhà ấy có lối kiến trúc giống như hình nhà khắc nơi trống đồng. Bấy giờ thì đã chắc một trăm phần trăm là người có trống chôn theo, là đồng bào với người có nhà, nghĩa là tất cả đều là người bổn xứ.

Y là người bổn xứ, vâng, nhưng cổ vật mà y có, y mua của nước nào, hay do chính y chế tạo? Người ta phân chất một mảnh đồng thau của cổ vật và thấy đó là một hợp kim đặc biệt, chắc chắn của bổn xứ, bởi nó khác hẳn hợp kim của Tàu hay của Ấn Độ, của Tây phương thời đó.

Hợp kim đồng thau (bronze) của Tàu, đã được tả rõ trong cổ thư Chu Lễ, còn hợp kim của Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ cũng được tả rõ trong cổ thư của các dân tộc ấy, nhờ thế mà so sánh, đối chiếu được.

Thế là đã rõ. Người ta vừa phát kiến được một trung tâm của một nền văn minh mới lạ.

Trước đó một trăm năm, người ta đã tìm được trống ở nhiều nơi tại Đông Nam Á, kể cả ở Việt Nam nữa, nhưng người ta chưa hề biết chắc một trung tâm nào cả của nền văn minh đó, nó nằm trong một khu vực rộng lớn từ sông Dương Tử cho đến quần đảo Nam Dương, vì trống tìm thấy, nằm trên mặt đất, có thể ở nơi khác lưu lạc tới, lại không có những món khác như cổ tiền chẳng hạn để chứng minh tuổi và nguồn gốc của trống, nhứt là không có ngôi nhà cổ hóa thạch nói trên.

Đông Sơn là trung tâm chắc chắn được phát kiến lần đầu, vì không phải chỉ có trống, mà có bao nhiêu vật khác nữa, đồng tánh cách, và vì đó là cổ vật không bị di chuyển bởi đó là đồ đào được trong cổ mộ, người ta biết chắc rằng nó vẫn nằm tại đó từ xưa đến nay, chớ không phải lượm được trên mặt đất, hay đào thấy nằm riêng rẽ một mình như bao nhiêu trống đã tìm thấy, mà nghĩ rằng nó lưu lạc, không thể biết chắc từ đâu trôi dạt đến nơi lượm được.

Nhưng nguồn gốc của dân tộc Việt Nam làm thế nào mà nằm ở gần giai đoạn Đông Sơn được kia chớ, nếu quả người Đông Sơn là tổ tiên của ta (nhưng các nhà bác học Âu Mỹ chưa nhìn nhận, chỉ trừ có ông O. Jansé là nhìn nhận mà không chứng minh được).

Đó là thời mà dân ấy đã có vua chúa, có Lạc Tướng, Lạc Hầu, đã biết kỹ thuật đồng pha, và giỏi nghệ thuật chế tạo đồ đồng pha, tức đã văn minh rồi.

Nguồn gốc của dân tộc phải cổ hơn giai đoạn ấy hai ba ngàn năm, vào thời mà ta còn sống dưới kỹ thuật cựu thạch và tân thạch kia.

Sự thật sơ đẳng ấy, không hiểu vì lý do nào mà cho đến cả các nhà bác học Âu Mỹ cũng không biết mà tất cả đều sa lầy tại đó, cứ cố tìm nguồn gốc dân tộc ta ở đó mà thôi, nó làm cho ta mất thì giờ đến nửa thế kỷ (1920-1970).

Giáo sư Kim Định đã mắng bọn nghiên cứu Đông Sơn bằng một giọng tự thị: “Thế là giới tân học đã ùa theo mấy nhà khảo cổ, nghĩa là căn cứ trên mấy nắm xương của người Mã Lai Á, Anh Đô Nê-diêng đi nhận họ hàng dọc chủng tộc, lẫn hàng ngang văn hóa với mấy thổ dân này. Văn minh Mã Lai Á là cái chi, nó nói lên được những gì với tâm hồn người Việt? Nó giải nghĩa thế nào cả một khối văn chương bình dân…”

Thấy rõ là giáo sư đại học Kim Định chưa học khoa khảo tiền sử về Á Đông mà chỉ học vụ Đông Sơn là một cuộc sa lầy, nên ông mới quả quyết rằng ta không phải là Mã Lai mà đích thị là Tàu. Theo giáo sư thì ta lập ra nền văn minh Tàu ở bên Tàu rồi bị người Tàu cướp đi nói là của họ. Ta văn minh lắm, chớ không kém như mấy thổ dân đó mà ông gọi là Mã Lai Á = Malaiaie (!)

(Với danh xưng Mã Lai Á, thật không biết giáo sư muốn chỉ ai, vì Mã Lai là một chủng tộc rất lớn, còn Mã Lai Á là một quốc gia nhỏ xíu, hơn thế các nhà bác học nghiên cứu Đông Sơn cũng chẳng bao giờ thốt ra ba tiếng Mã Lai Á cả.)

Còn chủng Mã Lai thì chính những nhà bác học đó phủ nhận rằng dân Việt Nam là hậu duệ của chủng Mã Lai Đông Sơn, không hiểu do đâu mà bao nhiêu trí thức ta đều cho rằng họ bảo rằng dân ta là Mã Lai.

Đó là một bí mật mà chúng tôi tìm mãi mà không vỡ lẽ.

Vậy xin mời giáo sư khoa khảo tiền sử đúng, chớ không phải sai như bọn học về Đông Sơn và ông sẽ thấy cái gì khác hơn ông tưởng tượng nhiều lắm.

Ông sẽ thấy văn bình dân ta đầy dẫy tiếng Mã Lai mà ông không hiểu.

Thí dụ:

Tua Rua đã xế ngang đầu

Em còn đứng đó làm giàu cho cha.

Tua Rua là tiếng Mã Lai đó ông ạ.

Ông không biết rằng thành ngữ “Tay chơn bộ hạ” của ta là thành ngữ Mã Lai, họ nói Tay cẳng bộ hạ đấy. Ông không biết:

Bắc thang lên hỏi ông Trời

Thang = Tangga (Mã Lai), và Trời cũng là tiếng Mã Lai mà cả Mã Lai và Phù Tang Nhựt Bổn cũng còn dùng hiện nay.

Dưới đây là một câu 8 từ, gồm toàn từ Mã Lai:

Hắn lấy ná (nỏ) bắn chim làm rụng lá

Không có lấy một danh từ, động từ nào mà là danh từ, động từ của chủng Viêm, hay chủng Hoa trong đó hết. Toàn là tiếng Mã Lai.

Và điều chắc chắn hơn hết là ông không biết Mã Lai chủng phát tích tại đâu, nên tưởng rằng nó phát tích tại Mã Lai Á (Malaisie) nên khuyên ta đứng tìm nguồn gốc dân tộc ở phương Nam. Nó đã tự xưng là Mã Lai cách đây ngàn năm tại Hoa Bắc và Ấn Độ, được Tàu phiên âm là Ló (Lạc) nhưng với bộ Mã, tức Mạ Ló, còn Aryen thì phiên âm là Mlechia.

Ông bảo bọn cựu học quá tin vào truyền thuyết, còn tân học không tin gì cả. Ông sẽ thấy rằng bọn tân học tin toán học và về thượng cổ sử Việt Nam, họ sẽ viết đúng 2 + 2 = 4, y như toán học, chớ không ghép đủ thứ tài liệu hỗn loạn để mà đoán mò.

Nhưng bọn nghiên cứu nền văn minh Đông Sơn bị ông mắng thật là đáng đời, đã bảo nguồn gốc của một dân tộc không làm sao mà nằm tại giai đoạn đồng pha được, mà phải nằm trước giai đoạn tân thạch lận kia.

Hơn thế, đồ vật không cho ta biết đích xác được cái gì, mà chỉ có sự đối chiếu sọ của dân ta ngày nay với sọ của đủ thứ người cổ đào được ở Bắc Việt mới giúp ta biết được ta là hậu duệ của chủng nào mà các nhà bác học Âu Mỹ ở Đông Sơn lại không có ông nào nghĩ đến sự thật căn bản đó hết.

Nói ông L. Aurousseau thuộc trường phái thế kỷ XIX, các nhà bác học Đông Sơn trẻ hơn, nhưng vẫn không hơn L. Aurousseau một gờ ram.

*

Biến cố Đông Sơn lại xô thiên hạ vào một cuộc sa lầy phụ thuộc mà chúng tôi tạm đặt tên là cuộc sa lầy II bis. Trước hết vì một danh từ bác học mà cả một số nhà bác học Âu Mỹ cũng không hiểu. Đó là danh xưng Indonésien.

Nghiên cứu hình khắc ở các cổ vật đó, và kiến trúc của ngôi nhà đào được, biết rõ danh tánh của nó, người ta kết luận rằng người chết chôn dưới mồ thuộc một chủng tộc mà danh xưng khá bí hiểm đối với người Việt, danh xưng đó là danh xưng Indonésien.

*

Các nhà bác học vẫn tiếp tục gọi họ là người Anh Đô Nê-diêng, nền văn minh của họ là nền văn minh Đông Sơn, mặc dầu nhiều dân tộc khác cũng có cổ vật cùng tách cách, trong một địa bàn rất lớn ở Đông Nam Á, từ Hoa Nam, cho tới Nam Dương quần đảo. Nếu đó là duy vật Việt Nam đi chăng nữa thì nền văn minh đó không riêng gì là của Việt Nam.

Vì đó là công việc khoa học, mà khoa học thì phải chính xác, mà một yếu tố chính xác là sự chính danh, thành thử các nhà bác học đó bắt buộc phải dùng một thuật ngữ qua chuyên môn là danh xưng Anh Đô Nê-diêng.

Anh Đô Nê-diêng, một thuật ngữ của khoa chủng tộc học (raciologie) chỉ có nghĩa là Cổ Mã Lai, chớ không có gì lạ. Là nhà chuyên môn, các nhà bác học ấy phải dùng danh từ chuyên môn, mặc dầu đã có danh từ thường. Danh từ thường là Proto-Malais.

(Quyển sách nhỏ này có tham vọng là sách chuyên môn.)

Hình nhà khắc ở trống đồng Đông Sơn, nóc oằn, mái túm.

Hình thuyền khắc ở binh đồng Đào Thịnh.

Thuyền của người Mã Lai Nam Dương hiện kim. Hai đầu nóc nhà và hai đầu của hai thứ thuyền giống nhau.

Nếp nhà hóa thạch đào được ở Đông Sơn, cổ gần hai ngàn năm, được ông V. Goloubew hồi phục lại theo tưởng tượng với vật liệu chưa mục nát. Mái nhà xuống tới sàn tre nên phải trổ cửa vách hồi.

Ngói khác.

Một nếp nhà của người Mã Lai sơn cước hiện kim ở Nam Dương, mái cũng xuống tới sàn và cửa cũng trổ vách hồi, cả ba nếp đều nóc oằn và mái túm. Nhưng chúng tôi dùng danh từ thường là Cổ Mã Lai, chứ không nói Anh Đô Nê-diêng là một danh từ mà đại đa số dân ta chưa quen). Danh xưng Anh Đô Nê-diêng được chúng tôi dịch ra là Cổ Mã Lai, chớ nhiều học giả khác còn dịch khác nữa, chẳng hạn ông Phạm Việt Châu dịch là Cựu Mã Lai, có ông khác lại dịch là Tiền Mã Lai. (Sau sẽ có thống nhứt, và Cổ hay Cựu, hay Tiền gì, còn tùy ở đa số nhà chuyên môn).

Nhà của người Mã Lai hiện kim, tiến bộ hơn và mái không xuống tới sàn, nên trổ cửa dưới mái được.

Nhà của người Mã Lai hiện kim, y như nhà số 7, cả hai đều còn nóc oằn, nhưng ở đây có thêm điểm mái cong quớt lên, chớ không túm lại.

Một kiểu nhà tranh của Nhựt Bổn (gốc Mã Lai) nhưng nóc nhà mô chớ không thẳng. Mô là biến dạng của oằn, hễ không oằn thì mô, chớ không ưa thẳng.

Kiểu cổng nhà điển hình của Nhựt Bổn (gốc Mã Lai) nhại theo nóc nhà oằn của chủng tộc. Tóm lại tánh cách Mã Lai thật rõ rệt nơi các cổ vật Đông Sơn.

Danh xưng quá chuyên môn Indonésien, chẳng những làm rối trí người thường mà còn làm cho cả đến học giả lầm lẫn nữa.

Nhưng chẳng những ta lầm lẫn về cái danh xưng ngây ngô nhận là danh xưng Indonésien, ta lại còn lầm lẫn về một danh xưng khác, không có gây ngộ nhận, đó là danh xưng Mélanésien. Thế nên những sách khảo cứu của ta rất xuôi ngược về mặt chủng tộc học. Ở cái điểm ấy, ta hiểu lầm người Âu châu, rồi ta lại hiểu lầm ta.

Một vài học giả của ta lầm lẫn chủng Mã Lai với chủng Mê-la-nê-diêng (Mélanésien) chẳng hạn như sử gia Nguyễn Phương và học giả Lê Văn Siêu, có lẽ vì từ Mã Lai hơi giống từ Mê La về giọng đọc.

Trong Việt Nam thời khai sinh, trang 46, sử gia họ Nguyễn viết: “Như thế chủ trương rằng giống Mê-la-nê đã từ miền biển du nhập vào vùng cổ Việt, không phải là không có lịch sử. Chẳng những họ đã từ đại dương tràn vào cổ Việt, mà còn tràn vào cả lục địa Trung Hoa nữa. Ngày nay sử sách Trung Quốc vẫn nói rằng “Mã Lai chủng” đã chiếm nước đó trước khi nòi giống Trung Hoa bắt đầu xuất hiện”.

Câu trên đây cho thấy rõ rằng sử gia Nguyễn Phương hiểu rằng Mê-la-nê = Mã Lai chủng.

Nhà học giả Lê Văn Siêu, trong Việt Nam văn minh sử cương, trang 17 viết: “Căn cứ vào những đồ đá trau để dấu vết ở Hòa Bình và Bắc Trung Việt, Lào, Thái Lan, Mã Lai, và những xương sọ người đào thấy ở hang động Hòa Bình và Bắc Sơn có nhiều triệu chứng đó là giống Úc châu và Mã Lai (Papou-Mélanésien), thì nhiều nhà bác học lại cho rằng giống dân ở hải đảo Mã Lai đã di cư lên đất liền”.

Sự sai lầm, trong câu trên đây, không phải ở lời phỏng đoán của các nhà bác học được ám chỉ đến trong câu văn đó, mà là ở lối dịch:

Papou Mélanésien = Úc Mã Lai

Danh xưng Mê-la-nê-diêng gốc Hy Lạp, chỉ có thể dịch là hắc-nhân-đảo (Homme noir de iles), nhưng vì không đúng nên không ai dịch làm gì. Đó là dân thuộc chủng da đen hoàn toàn và tóc quăn quíu, còn chủng Indonésien tức Mã Lai không thuộc chủng da đen còn tóc thì dợn sóng chớ không quăn quíu.

Về mặt chủng tộc học, Mélanésien chỉ có một nghĩa: đó là Mê-la-nê-diêng, không dịch ra tiếng Việt được, ngoài ra, không có nghĩa nào khác hơn, nhứt là không có nghĩa là Mã Lai bao giờ.

Cũng cứ về mặt chủng tộc học thì Indonésien (Anh Đô Nê-diêng) cũng có một nghĩa duy nhứt: đó là Proto Malais, nên dịch là Cổ Mã Lai hơn là Tiền hay Cựu Mã Lai như đã có người dịch. Cổ, ở đây là có vóc dáng văn hóa thời kỳ đầu của một chủng tộc, chớ không phải là sống vào thời cổ, Tiền Mã không ổn, bởi chưa có Hậu thì không thể nói đến Tiền. Cựu có thể, không có Tân thì không nên nói đến Cựu.

Một nhà chủng tộc học Mỹ cho biết rằng hiện nay những người mà ta gọi là Kim Mã Lai đều là người đã bị lai giống với các chủng khác hết cả rồi, mà có đến 70 nhóm bị lai giống khác nhau, lai Tàu, lai Ấn, lai da trắng, nhưng lai Tàu là phần đông.

Người Kim Mã Lai thuần chủng chỉ có thể thấy được lần cuối cùng vào thế kỷ thứ 10 S.K. mà thôi.

Nhưng những Mã Lai thuần chủng hiện còn sống sót, đang sống vào thời kỳ cổ, tức họ là Cổ Mã Lai (Indonésien) đấy.

Tuy nhiên, theo riêng chúng tôi thì còn người Kim Mã Lai thật sự. Theo chúng tôi thì người Giarai ở Cao nguyên ta là Kim Mã Lai. Ngôn ngữ của họ rất thuần Mã Lai, họ có kết hôn với các dân tộc khác, nhưng cũng là Mã Lai với nhau cả, như Chàm chẳng hạn, chớ không phải là khác chủng. Và họ không sống theo Cổ Mã Lai vì họ đi lính cho Tây rất đông trước năm 1945, họ biết mặc Âu phục, biết địa lý, biết đó biết đây, chớ không phải chỉ biết có cái địa bàn nhỏ hẹp của họ, và tuy cứ giữ phong tục của họ, họ vẫn biết có nhiều dân khác có phong tục khác, tôn giáo khác, tóm lại họ không sống vào thời kỳ cổ sơ, mà vóc dáng của họ cũng không cổ sơ. Ta nhìn vào một anh địa phương quân ở Phú Bổn, ta cứ ngỡ anh ấy là người Việt Nam.

Nhưng họ quá ít, nên không ai biết họ, trừ các nhà chủng tộc học có làm việc ở “Đông Pháp”, nên thế giới kể như không còn Kim Mã Lai.

Nhưng Cổ Mã Lai thì lại còn nguyên vẹn ở khắp Đông Nam Á, trong núi rừng.

Thật ra thì danh xưng Indonésien rắc rối này có hai nghĩa, một nghĩa thông thường, có ghi trong các từ điển ngôn ngữ: đó là dân của xứ Indonésien (Nam Dương quần đảo).

Nhưng trong khoa chủng tộc học, nó lại mang nghĩa khác là Nê-Diêng là người “Mọi” trên Cao nguyên.

Họ nói đúng, nhưng không rành mạch khiến ta ngộ nhận và giẫy nẩy lên, chối bây bẩy rằng tổ tiên ta là “Mọi”.

Nhưng thử hỏi có tổ tiên của dân tộc nào lại không Trãi qua thời kỳ dã man, rồi thời kỳ kém cỏi hay không chớ?

Các ông Tây đó là các ông Tây dốt khoa chủng tộc học, chẳng biết Indonésien là gì hết, nghe các ông Tây không dốt, nói người Thượng là Indonésiens, các ông bèn hiểu rằng Indonésiens = Mọi.

Nhưng người Thượng, y hệt như người Jarai, là Kim Mã Lai đấy, vì họ đã tiến đến thời đại sắt, còn Cổ Mã Lai khi di cư đến Đông Nam Á chỉ mới tiến tới thời đại tân thạch thượng.

Vậy các ông Tây không dốt vẫn ăn nói hàm hồ. Không phải hễ biết mặc Âu phục mới được gọi là Kim Mã Lai mà hễ bước sang thời đại sắt rồi thì phải được xem là Kim Mã Lai.

Dụng cụ sắt của người Thượng, không phải là được chế tạo bằng sắt mà họ mua được của Ai Lao, Cao Miên hay Việt Nam đâu. Người Sơ Đăng tự lực đi tìm quặng sắt trong các núi của tỉnh Kontum rồi nấu thành sắt, rồi luyện sắt đó thành thép, một công việc mà chính người Việt Nam đã quên mất rồi vì ta đã quen mua sắt và thép trên thị trường thế giới từ một trăm năm nay.

Nếu vì một lý do nào mà ta bị cô lập, không hiểu ta còn nhớ kỹ thuật nấu quặng nữa hay chăng? Nhưng người Sơ Đăng thì lại rất thạo kỹ thuật đó.

Nhưng vì nông nghiệp của người Thượng còn ở giai đoạn hỏa canh và luân canh nên tạm gọi họ là Cổ Mã Lai cũng chẳng sao, nhưng xin đừng tưởng rằng Anh Đô Nê = Mọi.

Cổ Mã Lai đã là tên của một chủng tộc rồi thì còn đặt tên nào khác cho họ nữa làm gì? Và Mọi là gì? Danh xưng Mọi hoàn toàn vô nghĩa về khoa chủng tộc học mà tưởng sách khoa học không được phép dùng.

Trong ngôn ngữ Việt Nam, mi tương đương với Man di của Tàu, với Yuavana của Phạn ngữ, chỉ bất kỳ chủng nào mà còn kém mở mang đến mức chưa biết cất nhà. Như thế thì Papou, Négrito gì cũng là Mọi được hết, chớ không riêng chủng nào, còn riêng chủng Mã Lai thì bọn Cổ vẫn biết cất nhà.

Người thường muốn dùng danh từ bậy bạ thế nào cũng được, chớ khoa học thì không. Khoa học phải gọi đúng tên chủng tộc, gọi đúng tên dân tộc.

Như đã nói, các ông Tây không dốt khoa học, gọi người Thượng là Cổ Mã Lai, chớ không bao giờ gọi họ là Mọi. Nhưng khi họ gọi người Đông Sơn là Cổ Mã Lai thì không được ổn lắm. Theo Hậu Hán thư thì người Lạc Việt ở vùng Giao Chỉ làm ruộng đã giỏi có dư thóc bán cho Hợp Phố và Cửu Chơn. Thế nghĩa là họ đã biết cày, không còn làm hỏa canh và luân canh nữa thì họ là Kim Mã Lai đứt đi rồi.

Người Thượng kia mà chúng tôi còn cho là Kim Mã Lai, huống hồ gì là người Lạc Việt Đông Sơn.

Tuy nói thế chứ biên giới giữa Cổ và Kim cũng không có gì rõ rệt cho lắm. Hiện nay ở Phi Luật Tân có ba nhóm người mà khoa học rất bối rối, không biết sắp họ vào hạng Cổ hay Kim. Chính vì tình trạng hỏa canh và luân canh của họ. Đó là ba nhóm Igorotes, Ifugaos và Bontok mà ông O. Jansé cho là đồng bào của hai bà Trưng di cư sang, sau cuộc tàn sát của Mã Viện (nhưng ông O. Jansé dù có chuyên môn nhưng nói vô bằng chứng).

Nhưng như đã nói, không có biên giới rõ rệt thì ta cứ tạm xem người Đông Sơn là Anh Đô Nê-diêng vậy, cho dứt khoát vấn đề, trong giai đoạn này cái đã, rồi sẽ hay.

Cả hai nghĩa của danh xưng Indonésien đều sai về mặt khoa học. Thế mới chết!

Trong danh xưng Anh Đô Nê-diêng nghĩa thứ nhứt, tức nghĩa thông thường, có ngữ căn Ấn Độ. Mà ngữ căn ấy sai. Ở xứ đó, không có người dân Ấn Độ nào hết, hay chỉ có leo heo như Sài Gòn vậy thôi, họ là Ấn kiều chớ không phải dân.

Số là khi người Âu châu tới đó, thấy dân xứ ấy theo văn hóa Ấn Độ, họ bèn gọi gộp xứ ấy và nước Ấn Độ là “Những xứ Ấn Độ” (Les Indes).

Về sau, biết rõ hơn, họ phân biệt xứ đó (Nam Dương) với Ấn Độ, nhưng vẫn cứ còn giữ ngữ căn Ấn Độ và gọi Nam Dương là Indonésien tức cứ còn vô lý hoài.

Nhưng nếu chỉ có một nghĩa ấy mà thôi, thì có sai cũng chẳng sao. Phiền lắm là còn một nghĩa thứ nhì nó khiến cho cả một số học giả Âu châu cũng lầm vì cái ngữ căn Ấn Độ sai đó.

Nghĩa thứ nhì, như đã nói, là Cổ Mã Lai.

Người đặt danh xưng với cái nghĩa đầu, đã đặt sai như đã giải thích trên đây. Rồi nhà bác học nào đó, đã cho nó cái nghĩa thứ nhì mà giới bác học đã trót nhìn nhận, lại không mát tay chút nào hết.

Đa số dân ở xứ Nam Dương thuộc chủng Mã Lai, trong đó có cả Cổ Mã Lai và Kim Mã Lai.

Khi muốn tìm một danh xưng chỉ các nhóm Cổ Mã Lai thì nhà bác học khuyết danh ấy nghĩ ngay đến cái xứ mà họ gọi sai là Indonésie, và cho danh xưng Indonésien cái nghĩa là Cổ Mã Lai. Ông ấy đã từ một danh xưng sai, tạo ra một thuật ngữ chuyên môn sai.

Đành rằng khó lòng mà khi đặt ra danh từ mới, một nhà khoa học không nghĩ đến cái gì, trường hợp đặt tên đâu thì họ nghĩ đến tên xứ đó. Ở đây hẳn ông đó đã nghĩ đến xứ Indonésie, ở đó có rất đông dân Cổ Mã Lai. Nhưng đó là một ý nghĩ phất phơ, không có tánh cách đồng hóa xứ và dân, và nếu ông ấy giàu tưởng tượng, ông ấy đã thấy rằng người ta sẽ ngộ nhận bởi ở Việt Nam cũng có Cổ Mã Lai, ở Cao Miên, ở Thái Lan, Miến Điện, Trung Hoa cũng thế thì ông ấy nên tránh cho người ta sự ngộ nhận có thể xảy ra, không nên dùng danh xưng sai có sẵn đó với một nghĩa thứ nhì nữa, nghĩa thứ nhứt vốn đã sai rồi.

Nhưng cái nghĩa khoa học của danh xưng Indonésien đã trót có từ lâu, đã được trước bạ khắp thế giới khoa học thì ta cũng đành phải hiểu đúng như giới khoa học đã hiểu, không mong sửa lại được, phương chi những người lầm, không phải vì muốn sửa đổi, mà chỉ lầm bởi ngộ nhận thôi.

Giáo sư Lê Văn Hảo lại có một định nghĩa khác, không biết vì ngộ nhận hay vì muốn dịch khác đi. Nhưng ta nên xem như là giáo sư không có ngộ nhận, chỉ dịch khác mà thôi.

Trong quyển Hành trình vào dân tộc học giáo sư Lê Văn Hảo viết: “Chủng Anh Đô Nê-diêng là chủng tộc Ấn Độ Nam Dương”, ý giáo sư muốn nói đó là dân bổn xứ của quần đảo Nam Dương, hay Ấn Độ nào ở đó? Sự thật thì chẳng hề có dân Ấn Độ ở đó bao giờ, còn dân bổn xứ ở đó mà thuộc hạng cổ, thì ở đâu cũng có cả, không riêng gì ở đó.

Lại còn một sự lầm lẫn rối bòng bong nữa, do Anh ngữ tạo ra. Trong Anh ngữ có hai danh xưng Indonésia và Indonésian.

Indonésia là tên nước, cái nước Nam Dương ngày nay. Còn Indonésian mới là tên chủng tộc tương đương với danh xưng Indonésien của Pháp. Sử gia Phạm Văn Sơn đã lầm lẫn hai danh xưng đó, nó chỉ khác nhau có một chữ n sau cùng.

Trong Việt sử tân biên, ở trang 54, sử gia Phạm Văn Sơn có viết: “Một số trí thức Việt Nam cũng thắc mắc rằng người Việt ta nay chưa chắc đã là một nhóm trong gia đình Bách Việt. Nếu chúng tôi không lầm, các vị đó đã chịu ảnh hưởng của ý kiến do cô M. Colani, H. Mansuy, Patte, Par mentier, cùng một số học giả Thụy Điển, Hòa Lan, chủ trương rằng thánh tổ cơ bản của dân tộc Việt Nam chính là thánh tổ “Indonésia”.

Ý sử gia muốn nói: “Thánh tổ Indonésian” đấy vì sử gia đang nói đến chủng tộc chớ không hề nói đến xứ nào hết, mà các ông Tây bà đầm mà sử gia ám chỉ đến cũng chỉ nói đến chủng Indonésian mà không hề nói đến xứ Indonésia, vì đã bảo người Cổ Mã Lai có mặt khắp nơi chớ không riêng gì ở nước Indonésia.

Đó là nói về sự lầm lẫn danh xưng chớ “bên trong còn lắm điều hay”, vì:

- Indonésian – Bách Việt

đó, chớ không phải là hai thứ khác nhau đâu. Đó là nội dung của quyển sách này với hàng trăm chứng tích cụ thể và khoa học.

Kể cả một số nhà học giả Âu châu cũng chẳng biết Indonésian là gì, nên họ mới lập ra cái thuyết dân Hoa Nam tràn xuống lưu vực Hồng Hà và đồng hóa dân Indonésian ở đó, rồi biến thành dân Việt Nam.

Thuyết này được ông Hoàng Trọng Miên (V.N.V.H.T.T.) lặp lại.

Người Hoa Nam thuở xưa đích thị là Cổ Mã Lai, như chúng tôi sẽ chứng minh ở những chương sau, và khi dân ở lưu vực Hồng Hà cũng là Cổ Mã Lai thì không thể có sự kiện nhóm Mã Lai này “đồng hóa” nhóm Mã Lai khác.

Hơn thế, khoa khảo tiền sử đã cho thấy rằng người Indonésien ở lưu vực Hồng Hà chỉ mới tới đó từ sau, chớ không phải là dân thổ trước nằm sẵn đó để đợi dân Hoa Nam tới để mà bị “đồng hóa”.

Nhà bác học G. Cocdès nguyên Viện trưởng Viện Viễn Đông bác cổ cũng thấy nhiều nhà học gia Âu Mỹ dốt, nên ông đã nhiều lần nói khéo cho họ biết rằng Indonésien là Cổ Mã Lai, đừng có hiểu bậy bạ mà làm rối ren vấn đề. Nhưng ông G. Cocdès rất khiêm tốn, ăn nói rất kín đáo, chớ không hò hét vô lễ như chúng tôi.

Sở dĩ chúng tôi có thái độ vô lễ là vì phải hò hét như vậy thiên hạ mới hết ngộ nhận chớ nói thầm như ông G. Cocdès thì các nhà bác học Âu Mỹ cứ tiếp tục ăn nói hồ đồ hỗn độn rối trí người đọc, chẳng ai hiểu gì cả.

Chúng tôi sẽ bị mắng, bị ghét, nhưng chúng tôi tự hy sinh, cốt làm ổn định một tình trạng loạn xà ngầu.

Nhưng ông G. Cocdès đã biết Indonésien rồi, đã chỉnh thiên hạ rồi, vẫn không biết sự thật lịch sử vì rồi ông viết: “Dân Việt Nam tràn đến, đuổi dân Anh Đô Nê-diêng lên Cao nguyên”.

Ấy, họ là ai, ở đâu tràn đến hở ông G. Cocdès? Nói như sử gia Nguyễn Phương mà còn nghe được: Người Tàu tràn đến, đuổi người Indonésien đi mất, chớ nói như ông thì bí mật quá. Dân Việt Nam thuộc chủng nào mà đuổi Cổ Mã Lai đi?

Ngữ căn Anh-đô này còn gây ngộ nhận ở nhiều nơi khác, rất là buồn cười.

Thuở xưa ông Kít Tốp Cô Long đi tìm Ấn Độ về ngã hướng Tây. Ông gặp Châu Mỹ với dân thổ trước ở đó và ông ngỡ đã gặp dân Ấn Độ, nên ông đặt tên họ là Indien.

Báo hại mấy trăm năm sau, khi Âu Châu biết Ấn Độ thật sự rồi thì phải bày ra danh xưng thứ nhì là Hindou để chỉ người Ấn Độ. Họ đã lầm, nhưng rồi đã xoay xở để không gây ngộ nhận.

Indien = Thổ dân Mỹ Châu

Hindou = Ấn Độ

Thế mà cho đến năm nay, các sách dịch của ta về Mỹ Châu cứ tiếp tục dịch Indien là Ấn Độ, khiến học trò phải điên đầu, tự hỏi tại sao mà ở Châu Mỹ lại có dân Ấn Độ?

Chưa bao giờ mà một ngữ căn lại gây ngộ nhận nhiều đến thế, sâu rộng đến thế, và sự ngộ nhận lao vào cả giới văn nghệ và bác học nữa, tức lan vào toàn khối trí thức ta.

Các nhà bác học Âu Mỹ, tuy nói thế chứ không phải ông nào cũng dốt. Và họ dùng danh xưng bí hiểm không cố ý. Nó chỉ bí hiểm với người không chuyên môn, chớ các nhà bác học thế giới thì hiểu rất đúng. Tại ta không thông ngoại ngữ đó thôi.

Nguồn: Bách Bộc xuất bản. Giấy phép xuất bản số 3650/BTT/PHNT ngày 2/8/1971.

Nguồn: http://www.phamthihoai.org

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề nguồn gốc văn hóa Việt Nam

Tác giả: Kim Định

Nguồn: www.dunglac.org

Với bất cứ dân tộc, hay tôn giáo nào, hễ đã nói tới nguồn gốc là trở thành vấn đề nghĩa là nói đến những khó khăn, những nghi ngờ, do dự, tìm kiếm rồi nhân đó nẩy ra rất nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết. Nước Việt Nam tất nhiên không nằm ngoài thông lệ đó được: vì nguồn gốc thường bị chôn sâu dưới những dĩ vãng hỗn tạp: ai dám tự hào biết đích xác và biết hết cả được. Thành ra mỗi thuyết chỉ nói lên được một vài điểm nào đó. Người sau thấy có những điều thiếu sót thì lại đưa ra một thuyết mới, để cố nói lên những điều bỏ sót nọ, và đấy là trường hợp Việt Nho, nó dựa trên một số sự kiện hoặc bị các thuyết trước bỏ quên hoặc để lu mờ sau đây:

- Trước hết là mối liên hệ giữa Việt Nam và Bách Việt bị bỏ lơ là, nhiều người còn cho là không liên hệ chi cả với người Việt Nam này.

- Không đặt nổi được sự dị biệt giữa hai thứ Nho Giáo, một của thị dân, một của thôn dân, nên không nhìn ra trận tuyến văn hóa đích thực nằm giữa Hán Nho và Nho sơ khởi mà lại đặt lầm sang địa hạt chính trị giữa Tàu và Việt.

- Bởi thế thay vì nhìn nhận mối liên hệ thâm sâu giữa văn hóa Việt Nam với Nho Giáo, thì lại đặt chúng trên hai trận tuyến chống nhau.

- Do đó không thể nói lên cách lí giải đâu là nét đặc trưng của văn hóa nước nhà, ít ra những nét cơ bản nhất.

- Vì vậy không thể thiết lập nổi cho nước một chủ đạo thích hợp tính tình phong thổ và trình độ tiến hóa riêng biệt.

Đấy là những khuyết điểm mà Việt Nho muốn bổ cứu. Có thể nói năm điểm trên thuộc đối tượng. Ngoài ra nó cũng muốn đóng góp cả về phương pháp. Là vì trong làng văn hoá quốc tế đã có những phương pháp mới rất đáng chú ý mà cho tới nay chưa thấy được áp dụng ít ra cách triệt để vào việc tìm hiểu văn hóa nước nhà. Thế mà với bất cứ nền văn hóa nào thì những phương pháp nọ cũng rọi nhiều tia sáng mới lạ rất đáng chú ý, huống nữa với nền văn hóa Việt Nam có hai điểm khác văn hóa Tây phương: một là nó ưa lối không nói mà nói, gọi là “ý tại ngôn ngoại”. Hai là có sự tham dự của dân chúng vào việc hình thành văn hóa, thế mà dân chúng không “viết sách” dài nhưng chỉ nói vắn tắt qua ca dao, qua thể chế, thói tục, lễ lạy, huyền thoại… Vậy cần một phương pháp chú ý tới tất cả những cái đó, và đấy là điều chúng tôi thử làm với thuyết Việt Nho và gọi là huyền sử. Huyền sử là kết tinh bởi những phương pháp của các khoa nhân văn mới như xã hội học đặt nặng trên thói tục, thể chế uyên tâm chú ý đến huyền thoại được coi như tiếng nói của tiềm thức, cơ cấu chú ý hơn hết đến các con số tiêu biểu, khảo cổ dựa trên các di tích thám quật được.

Đó là những yếu tố mới lạ, khác với phương pháp quen dùng tới nay nặng tính chất hàn lâm hoặc duy sử. Vì có sự khác biệt cả về đối tượng lẫn phương pháp nên tất nhiên Viêt Nho đưa ra một lối nhìn khác xưa cùng với những đề quyết nhiều khi động trời khiến một số học giả bỡ ngỡ. Vậy với quyển này tuy chưa là tận cùng nhưng đã là thứ chín trong toàn bộ nên chúng tôi đã có thể nói rõ hơn về lập trường riêng, đồng thời đưa ra một vài kiểm điểm để gọi là mời độc giả cùng chúng tôi nghỉ giải lao để nhìn trở lại những bước đã kinh qua. Con đường tìm về nguồn gốc văn hóa dân tộc là đường bất tận, chẳng bao giờ tới cùng, nên lâu lâu phải dừng lại để kiểm điểm. Xong lại lên đường.

Chữ viết tắt

------------------------------

Archeo: The archeology of ancient china, by Kwang - chih – chang. Yale University Press. New haven. 1968.

Bezacier: L’art Vietnamien par L. Bezacier. Ed. Union Francaise. Paris 1954

Caedes: Les états himdouisés d’lndochine et d’lndonésie par G. Caedes. éd. de Boccard. Paris. 1948

Escara: Les institutions de la Chine par Henri Maspéro et Jean Escara P.U.F 1952

Eberhard: A History of China by Wolfram Eberhard. London 1955. Bản dịch Pháp của nhà Payot Paris.

Huard: Connaissance du Vietnam. EFEO 1954

Keim: Panorama de la Chine par Jean Keim Hachette 1951

Marg: La langue et l’écriture chinoises par Georges Margoulies. Payot Paris 1943.

Terrien: The languagas of China before he chinese by Terrien de La Couperie. Tapel 1970.

Chú ý: Các ký hiệu đã cho trong các quyển trước cùng bộ không nhắc tới.

I. Nền móng của Việt Nho

A. Những yếu tố văn minh của Lạc Việt

Trong “Việt lý Tố nguyên” có hai đề thuyết động trời một là Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu, hai là chính người Bách Việt đã chủ xướng ra Nho giáo, người Tàu chỉ làm cho hoàn bị cũng như làm sa đoạ ra Hán Nho. Chủ đề nhất kể như được kiện chứng rồi. Ở đây tôi chỉ chú ý đến chủ đề hai có tính chất thuần túy văn hóa.

Đó quả là một chủ đề quá táo bạo; nên có người cho rằng người Tàu sẽ không thèm cãi mà chỉ cười, cười khinh. Còn học giả ta thì một vài vị mới nói ngầm là ái quốc quá khích, là chủ quan…, ngoại giả còn chờ xem (wait and see). Tôi không chú ý đến người Tàu hay những người cho là quá khích, hay vội vàng, vì mỗi người có quyền nói lên cảm nghĩ của mình, nhưng đó mới là cảm nghĩ chưa xài được. Muốn xài (tức là đưa ra tranh luận) phải kê khai ra điểm nào là quá khích, điểm nào là chủ quan. Điều đó chưa ai làm, nên những bài sau đây chưa hẳn nhằm trả lời ai mà chỉ có ý đáp ứng sự chờ đợi của một số độc giả mong tôi minh định thêm về chủ trương Việt Nho.

Vậy việc trước hết phải làm là xem thuyết Việt Nho có nền tảng nào chăng. Muốn thế thì cần xét xem khi hai chủng gặp gỡ thì ai hơn, ai kém: nếu Hoa tộc hơn hẳn Việt tộc thì thuyết Việt Nho thiếu nền, ngược lại là có nền. Dấu hiệu để xét đoán hơn kém là sự vay mượn: ai vay là kém. Nếu người Tàu vay mượn Lạc Việt nhiều thì ta có quyền đưa ra thuyết như trên.

Vậy mà có nhiều việc chứng tỏ người Việt hơn. Tất nhiên không hơn vì có tài đặc biệt nhưng hơn vì vào nước Tàu trước, chiếm cứ miền tốt nhất là Hồ quảng, nên có dịp đi trước về một số điểm thí dụ về đóng thuyền bè đã giỏi đủ để vượt trùng dương đến các đảo xa xôi. Thứ đến là Lạc Việt hơn Tàu về cái nỏ. Trung Hoa đã tiếp xúc với Việt ở Kinh man từ đời nhà Hạ, mà mãi đến đời Tần, Tàu vẫn còn kém về nỏ; ẩn tích sự vụ đó còn để lại trong câu truyện huyền thoại nỏ thần của An Dương Vương chống Triệu Đà.

Tàu học của Việt ở đất Kinh man rất nhiều nhưng it ai chú ý đến là vì không chú ý đến sự kiện Lạc Việt đã vào nước Tàu trước cả hàng ngàn năm, khiến cho Tàu đến sau phải mượn của Việt khá nhiều cái, ta hãy lên sổ tạm:

1. Trước hết là cái nỏ. Người Tàu dùng cung thiếu cây dọc nên không bắn nhiều tên một trật được như nỏ.

2. Thứ đến là nhà nóc oằn góc mái cong lên trời người Tàu mới làm tự đời nhà Đường, trước kia mái nhà của họ thẳng như khoa khảo cổ chứng minh (xem L’art Vietnamienne tr. 32 Bezacier. Hoặc Archéo tr. 99).

3. Đôi đũa ăn cơm. (Naissance de la Chine tr. 307. Hoặc Huard tr. 198).

4. Làm thuyền.

Về điểm này Việt nổi hơn quá nhiều. Lúc Si Vưu thua Hiên Viên thì Lạc Việt đã vượt được biển mà người Tàu mãi tới đời nhà Hạ mới vượt sông Hà ở quãng hẹp nhất nơi cửa sông Vị, chứ chưa dám vượt phía đông rộng hơn.

5. Thủy vận và nghề đánh cá của dân Việt ông Huard (tr.227) nhận xét ngôn ngữ Việt đầy tiếng về thuyền bè…

6. Cách lợi dụng nước thủy triều để làm ruộng của dân Lạc Việt. Đây là điểm được người Tàu đặc biệt chú tâm coi như liên hệ tới vận số quốc gia của họ* thế mà còn phải mượn của Việt thì còn có thể nói đến nhiều cái khác như sơn mài mà người Thái ở Thục hơn Tàu. Nói chung thì trong hai ngàn năm đầu chỉ thấy có Tàu mượn Việt mà không thấy Việt mượn Tàu. Tàu hơn Việt được cái xe, nhưng Việt không mượn vì chuyên về thuyền.

------------------

* Có thể nhận thấy điều đó qua luận án Key economic in Chinese history, as revealed in the development of public works for water control của Chi Chao Tinh, London, 1936. Chủ thuyết trong cuốn này là khi nào Tàu săn sóc sông ngòi thì nước cường thịnh, đó là lối giải nghĩa thượng tầng văn hóa chính trị bằng hạ tầng kinh tế. Chúng ta không theo lối giải nghĩa đó, nhưng công nhận rằng tác giả nhìn thấy tầm quan trọng của việc trị thủy.

B. Người Tàu có thu nhận những yếu tố văn hóa Lạc Việt chăng?

Đó là phần văn minh. Bây giờ chúng ta bước sang phần văn hóa và hỏi người Tàu có mượn chi chăng? Thưa có nhiều. Hãy đi từ hình thức đến nội dung. Về hình thức thì nên chú ý đến ngôn ngữ là đầu, vì vay mượn ngôn ngữ của ai là đầu phục văn hóa của họ, coi là cao hơn. Thế mà trong vụ này thì cổ Mã lai có cho Trung Hoa vay. Thế mà cổ Mã lai với Bách Việt đồng tông (xem Việt Lý tr. 341). Việt chỉ học với Tàu về sau. Còn lúc mới gặp gỡ thì Tàu mượn của ta nhiều tiếng như đậu do đỗ, bản do ván, vân do mây... Về điễm này tôi không chuyên môn mà chỉ đọc ít nhiều tài liệu nói đến chuyện Hoa tộc vay nhiều tiếng của Lạc Việt đến nỗi cả cú pháp của họ cũng có thay đổi (Xin xem chi tiết trong quyển The languages of China before the Chinese của Terrein de Lacouperie mới được Chieng Wen tái bản tại Đài Bắc 1970) vì là ngành chuyên môn nên tôi xin thông qua để bàn sang các chuyện khác nhất là triết.

C. Ba cột cái của Nho.

Nói đến triết thì quan trọng không còn nằm trong hình thức (ngôn ngữ, chữ viết) mà là trong nội dung: “từ đạt nhi dĩ hĩ”. Vậy xét nội dung thì thấy trong Nho Giáo có những yếu tố sau đây của Lạc Việt là đạo thờ trời, lễ gia tiên và ngũ hành.

1. Đạo thờ trời là của Bách Việt về sau Tàu mượn và dành cho vua, dân không được thờ, đang khi bên ta đến năm 1945 có nơi đến 80% gia đình trong nhà có bàn thờ ông Thiên.*

-------------

* Chỗ này Võ phiến có một bài nhận xét nhan đề là ” Đất của con người” đăng trong Bách Khoa số 376 tháng 9-12 nói về miền Nam. Đại khái: “Đâu cũng có dấu tín ngưỡng: ngoài sân thờ ông Thiên, trong nhà thờ ông Địa và khắp cùng nơi dong chơi các ông Đạo… Đất miền Nam cơ hồ thuộc các đấng thần linh. Thế mà lạ: không ở đâu con người được đề cao bằng ở đây. Đây mới chính thị là đất của con người…”

Đây là bài tôi cho là sâu sắc và rất hợp với thuyết nhân chủ của tôi, con người hòa hợp với trời đất, mà vẫn giữ được nhân chủ tính… cũng như chủ trương coi miền Nam phản chiếu Việt Nho hơn hết (xem Vấn đề Quốc học).

------

Trời mà Việt Nho thờ rất bao dung như mẹ hiền. Có lẽ sau này Tàu đổi ra ông Trời, còn trước kia với Lạc Việt là bà Trời. “Ông trăng mà lấy bà trời”. Cùng với Thái dương thần nữ của Nhật, hay Cửu thiên huyền nữ của ta là một gốc. Chính đạo thờ trời này liên hệ với nhân chủ tính (xây trên tam tài) mà biểu hiện là gia tiên.

2. Vậy lễ gia tiên cũng là của Lạc Việt, Tàu mượn và dành cho quý tộc, chứ dân chúng không được thờ. Có người nhận xét là gia đình Tàu không có bàn thờ tổ tiên khác hẳn với Việt Nam nhà nào cũng có. Như vậy đã rõ nơi phát xuất phải là Việt thì người Việt mới thấm nhuần nhiều hơn được như vậy.

3. Còn ngũ hành thì đến nay các học giả cho là phát xuất tự đông nam kể cả tử vi căn cứ trên ngũ hành. Còn ý kiến bảo tự Tây Âu bị bác bỏ vì Tây thường là tứ hành với khí và gió lửa, đất (xem Need 11.244,246,355). Cũng như Âm Dương không thể do Perse vì không có tốt xấu, âm không xấu… (Need 11.277). Vì thế có thể coi là do Kinh sở tức do Lạc Việt, cả ngũ hành lẫn âm dương.

Đó là những cột cái hay là cơ cấu của Nho giáo sơ khởi và có thể coi như là những lẽ chứng minh tức căn bổn, còn lý do tùy để kiện chứng thì có thể đưa ra hai điểm sau:

Trước hết là việc Khổng Tử tuyên bố “thuật nhi bất tác” tức chỉ thuật lại đạo cổ xưa chứ ông không sáng tác và nếu cần xác định là đạo cổ ở phương nào thì ông bảo ở phương Nam. Trong câu: ”Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo. Nam phương chi cường dã, quân tử cư chi.” Trung dung 10. Vì những lý do trên chúng ta nên từ bỏ hai thói quen: trước hết là coi Khổng Tử như người sáng lập ra Nho giáo. Công của Khổng Tử là làm cho đạo Nho phục hồi sức mạnh mà thôi.

Hai là trung tâm văn hóa của Tàu luôn luôn ở Hồ Quảng, tức miền của Lạc Việt hoặc thời Khổng Tử là Sơn Đông (Tề, Lỗ) cũng là miền có sự hiện diện lâu đời của Lạc Việt.

Với ba lý chứng lớn lao, với hai lẽ kiện chứng cụ thể tôi cho là không những có nền để đặt giả thuyết Việt Nho, mà thuyết đó còn đáng nâng lên bậc chủ thuyết.

D. Khả năng tiếp xúc.

Có người căn cứ trên sự kiện là không có sọ Lạc Việt ở vùng Hoa Bắc mà chối từ giả thuyết trên, nhưng giả sử là cuộc thám quật đã đầy đủ đi nữa thì vẫn còn nhiều lối khác như Viêm Việt ở hai phía Hoa Bắc là Sơn Đông (Đông di) và phía Tây (Khuyển nhung) ép Hoa tộc vào giữa, còn phía Nam thì nắm trọn. Nếu người Tàu chưa vượt được Hoàng Hà thì đã có người Việt: chữ Việt có nghĩa cụ thể là vượt Hà: vượt xuống Nam cũng như vượt lên Bắc. Vì thế mà năm 672 trước kỷ nguyên, nhà Chu còn phải xuống chiếu phủ dụ sở Thành vương phải chế phục và bình định những rợ Nam man, để cho lũ man di Việt đừng xâm phạm Trung Nguyên. Vả lại về ảnh hưởng văn hóa đâu có cần sự ở chen kẽ, chỉ cần tiếp xúc, mà Hoa tộc thì tự lúc vào nước Tàu đã liên tục tiếp xúc với Lạc Việt cả ba phía Đông, Tây, Nam. Vả lại Nho giáo chỉ kết tinh vào đời Chu thì không nên gảy bỏ ảnh hưởng miền dưới sông Hoàng Hà mà sức ảnh hưởng lớn lao đến nỗi đổi cả tâm hồn trí não, tâm tình vóc dáng và màu da của người Tàu đến cư ngụ ở miền Kinh Việt, cả chỉ số của họ cũng đổi đến nỗi có người nghĩ phải đặt ra cho họ một chủng riêng là Nam Mông gô lích. Tất cả những sự việc này xảy ra thời chung đúc Việt nho với Hoa nho làm nên Vương nho. Việt nho thuần chủng là tự đầu đến Hiên viên. Vương nho tự Hiên viên tới thời Xuân Thu, rồi Đế nho thời Ngũ Bá. Sau đó là Hán nho. Vì những lý do trên mà tôi cho là Tàu đã vay mượn cả văn hóa Lạc Việt nữa. Văn hóa đó tôi gọi là Nho giáo đang thai nghén tức mới cảm thấy lơ mơ nên diễn bằng huyền thoại. Có ý thức đủ để diễn ra bằng ngôn từ, văn tự, ý tưởng thì sẽ được người Tàu (hay lai Tàu) làm về sau đời nhà Chu, nhất là với Khổng Tử, tức là lối hai ngàn năm sau khi người Tàu đặt chân vào nước Tàu, nên quá đủ lâu dài để gồm cả ảnh hưởng Lạc Việt ở Kinh man vào đó. Vậy nói người Tàu vay mượn văn hóa Việt là có quá nhiều tang chứng, chứ không phải vô bằng chủ quan hay vội vàng như có người nghĩ đâu.

E. Thiếu sòng phẳng

Trong phạm vi văn hóa việc chủng này vay mượn chủng kia là quá thường không cần phải khai ra cũng chẳng sao, nhất là đối với Tàu là kẻ mạnh hơn Việt thì trước việc khai ra càng có lý do. Thế hỏi tại sao lại bảo người ta ăn cướp. Thưa rằng đó chẳng qua là lối nhấn mạnh cho câu văn mang tính chất kích động vậy thôi. Tuy nhiên vì là những danh từ có vẻ dao búa thì cũng phải có lý do nào đó mới được phép xài, và lý do đó ở tại việc Tàu có vay mượn của Việt mà lại khi dể người ta cho là Man di Bách Việt, thế cho nên tôi mới đi tìm thử coi Man di đáng khinh chăng thì té ra không hẳn như vậy, mà trái lại Tàu có vay mượn lại còn có cả cạo số nữa chứ. Thí dụ Lạc bộ chuy mà Tàu đã vay mượn tôn giáo thì lại viết với bộ thủy, thành ra Lạc bộ chuy mất tích luôn. Thế mà Lạc bộ chuy là Môn tức tổ tiên xa nhất của ta và còn để ẩn tích lại trong danh hiệu Hồng Bàng (chữ Hồng với chuy có liên hệ Điểu) thế mà sự cạo số đã thành công đến nỗi người Việt về sau mất trọn ý thức về mối liên hệ với Môn với Điểu, đến nỗi ngày nay nhiều người còn cho truyện Hồng Bàng thị là hoang đường thì đủ biết đã có sự cố tâm xóa bỏ gốc tích người ta.

Đấy là những chuyện lặt vặt, chắc còn nhiều mà ta chưa kịp truy tầm, nhưng đây chỉ cần nêu ra một việc quan trọng là trong khi lên sổ những chủng tộc làm thành dân tộc nước Tàu thì họ chỉ kể tới có Mông, Mãn, Hồi, Tạng còn Bách Việt thì quên ắng đi. Đang khi ấy thì chính Bách Việt vừa đông người nhất vừa đóng góp văn hóa nhiều nhất.

Đông nhất đến nỗi có thể nói là 60 hoặc 70% dân Tàu hiện nay là người Bách Việt. Vì thế tôi coi đó là một cuộc cạo số to nhất mà chúng ta có thể kiểm kê xuyên qua lối phát âm và được khoa ngôn ngữ tỉ giảo cho biết có đến 7, 8 phần mười người Tàu nói theo giọng Việt, hay nói theo phương âm là 9 trên 10.

F. Chín phần mười người Tàu nói theo giọng Việt.

Đó là căn cứ trên phương âm của Tàu hiện nay mà nói. Theo các nhà ngôn ngữ thì Tàu có tất cả 10 phương âm, trong đó Trung Nguyên của Tàu chính cống chỉ là một gồm Đông Thiểm Tây, Nam Hà Bắc, Nam Sơn Tây. Ngoại giả toàn là Tàu đọc giọng Lạc Việt gồm:

1. Tần ngữ: Ở Thiểm Tây được coi như tiếng tiền quan thoại.

2. Thục ngữ: là âm của người Thái xưa.

3. Yên, Tề ngữ: Đông Di (Sơn Đông) hay là Lạc Địch.

4. Sở ngữ: Kinh Man, Lạc Việt. Trung tâm văn hóa nước Tàu.

5. Mân ngữ: Mân Việt ở Phúc Kiến.

6. Việt ngữ: Quảng Đông, Quảng Tây.

7. Giang Hoài ngữ: Bắc Giang Tô, Việt Chiết Giang.

8. Ngô, Việt ngữ: Giang Tô, Chiết Giang - Việt xưa.

9. Điền Kiềm ngữ: Vân Nam.

Với một sự đóng góp cả về nhân số lẫn văn hóa lớn lao như vậy mà lại bỏ quên thì có dùng chữ cướp tưởng không quá khích chi cả.

Thế là tạm xong, người Tàu có mượn của Việt cả văn minh (nỏ, đũa, thuyền, thủy vận) lẫn văn hóa: đạo thờ trời, gia tiên, ngũ hành, giọng nói… Vậy thuyết cho rằng người Việt đã đóng góp vào việc hình thành Nho giáo có nền tảng.

G. Phần đóng góp của dân gian.

Đề quyết trên càng rõ hơn khi ta chú ý đến điều này là văn hóa trong các xã hội Việt nho được kiến tạo đầu tiên do dân gian, nhất là dân gian nước Sở, tức là Kinh Việt của tiền nhân ta dưới triều đại Kinh Dương Vương mà chúng tôi đã nói nhiều nơi về phần đóng góp quan trọng của dân gian, cũng như việc nhà Hán dùng dân nước Sở làm chủ lực thế mà dân Sở là Hoa gốc Việt, nên Hán chính là dân Kinh Việt.

Xét như trên thì những câu kết luận táo bạo của chúng tôi có đầy căn cứ, phương chi sự táo bạo cũng nhiều khi rất cần thiết trong phạm vi khoa học, dầu có sai đi nữa nhưng chính chúng mới làm cho khoa học tiến bước. Giá trị của chúng là khơi dậy sự chú ý, tạo dịp cho những chống đối, bắt phải điều chỉnh… Đấy là những tác động hợp khoa học vậy.

II. Thử ước lượng một độ số đóng góp của Lạc Việt.

A. Những phân biệt cần thiết.

Trước hết cần nói về nội dung hai chữ Hán nho và Việt nho. Đó là bộ danh từ tôi đặt ra để chỉ hai thứ nho khác nhau. Tôi rất lấy làm lạ tại sao các cụ xưa đã không chú ý tới sự phân biệt nền tảng này, chỉ bằng lòng với hai bộ danh từ Vương Đạo, Bá Đạo, mà không bàn tới nguồn gốc , cũng như những sự kiện lịch sử lớn lao có chứng tích như vụ Thạch Cừ, càng không kê khai ra những dị biệt căn bản giữa hai thứ nho. Theo tôi đó là sự thành công của nhà Hán trong việc xuyên tạc Nho giáo, xuyên tạc tài tình đến độ người sau không chú ý tới việc xuyên tạc nên đó cũng là dấu chỉ sự thất bại của Nho giáo đã không vươn lên được trải hàng ngàn năm. Mãi cho tới thời hiện đại mới được các nhà nghiên cứu Tây phương chú ý tới và phân ra cẩn thận hơn, thí dụ ông René Grousset cũng như ông Demiéville thì phân ra confucéisme là Hán nho (La Chine et son art, p.42). Tuy nhiên học giả Tây phương có phân biệt nhưng chưa một ai khai thác sự phân biệt đó đến cùng triệt nguồn ngọn, nên vẫn còn là một thiếu sót trầm trọng và vì thế chúng tôi thử làm để bù đắp.

Sở dĩ tôi không chấp nhận những bộ danh xưng trên vì quá hẹp chưa bao quát nổi vấn đề nguồn gốc cũng như sự sâu xa của triết nho mà Hán nho đã không nhìn ra. Vì thế mới phải đặt ra cặp danh xưng Hán nho và Việt nho. Với danh từ Hán nho tôi không những muốn chỉ cái nho tự đời Hán đã bị xuyên tạc mà chứng tích là thư viện Thạch Cừ (xem Cửa Khổng chương II) và tính chất là pháp hình tức quá nặng lý sự đến át tình người, mà còn muốn gộp vào đó cả yếu tố du mục như là nguồn gốc, dầu sau này có hoàn toàn nông nghiệp nhưng nếu còn đặt quá nặng lý trí, đề cao tù trưởng (vua) đến độ chuyên chế, đàn áp đàn bà, đặt ra các đặc quyền kèm theo giai cấp… thì vẫn cứ là du mục. Về điểm này độc giả tham khảo trong hai quyển “Cơ cấu Việt nho” và “Triết lý cái Đình” chúng tôi đã giải thích tường tận và sẽ bàn thêm ở dưới. Còn bên vương đạo thì chúng tôi gọi là Việt nho đi với nông nghiệp vì có những đức tính khác như nặng tình cảm, không đàn áp đàn bà, óc công thể thay cho đẳng cấp hay đặc ân, đề cao kinh nghiệm (trọng xỉ) hơn là sức mạnh tức đặt văn trên võ. Những điểm này được phân tích tới cùng triệt và được trình bày theo lối tổng hợp Đông Tây và tôi gọi là Việt nho, theo nghĩa nho siêu việt, siêu hình. Kèm theo đó còn một nghĩa nguồn gốc: Việt nho đó là của người Việt hiểu cả về xưa lẫn nay: xưa là tổ tiên Lạc Việt đã đặt nền móng, còn nay là có người Việt khai quật lên. Giả thuyết này được đưa ra là cốt để bơm sinh khí cho làng văn học Việt Nam mà thôi, nên danh nghĩa hai này rất là tùy phụ, nghĩa siêu hình trên mới là chính cốt. Tôi sẽ trở lại điểm này sau.

Bây giờ xin tiếp tục bàn đến phương pháp mới gọi là “chỉ số văn hóa” tức là lên sổ những yếu tố căn bản của nho rồi cho số điểm của Hán nho và Việt nho để xem hơn kém. Vậy trước hết xin phân tích Việt nho ra các điểm then chốt. Có hai tiểu đề lớn một là cơ cấu hai là nội dung. Mỗi đàng chỉ xin lấy 5 điểm làm mẫu.

B. Nội dung.

1. - Nhân chủ.

2. - Dân chủ.

3. - Bình quyền mọi người.

4. - Bình quyền nam nữ.

5. - Bình quân tình lý.

Cơ cấu gồm các số sau:

6. - Nhất = Thái cực.

7. - Nhị = Lưỡng nghi.

8. - Tam = Tam tài.

9. - Ngũ = Ngũ hành.

10. - Cửu = Cửu nữ.

Thế là có 10 mục mẫu. Tất nhiên có thêm được nhiều nhưng lấy 10 cho gọn. Mỗi đề cho tối đa 10 điểm cộng cả là 100 điểm, 50 điểm là trung bình, đỗ hạng thứ; 60 bình thứ, 70 ưu… Vậy bây giờ chúng ta đi vào chi tiết.

1. Điểm nhất là nhân chủ: Nhân chủ là khi xem con người đứng độc lập với trời và đất và tự làm chủ lấy bản thân mình, nghĩa là những thể thái sinh động giao liên được căn cứ trên bản tính con người hơn là trên những qui luật phát xuất tự trời hay đất. Và đó là thái độ độc lập căn bản làm nên nhân chủ tính, đưa lại cho con người qui chế vương giả, đường hoàng trong cõi riêng của mình. Nhưng độc lập mà không cô lập vì vẫn giữ liên hệ với trời với đất, bởi vậy gọi là nền nhân bản thái hòa. Nó khác với duy thiên là đi hẳn với trời (bái vật) cũng như duy địa đi hẳn với đất (duy vật) mà còn khác cả duy nhân nữa, vì thuyết này đối lập với trời cùng đất, coi người là trung tâm duy nhất. Ngược lại nhân chủ của Việt nho đứng trong thể tam tài tức có liên hệ mật thiết với trời cùng đất. Vậy phải gọi là nhân chủ, mà lý tưởng là phụng sự con người khi sống cũng như lúc chết, và do đó mà có lễ gia tiên kể được như biểu hiệu của nhân chủ tính, nên gia tiên chỉ có ở những nơi nào có nhân chủ tính. Đó là nét đặc trưng của Lạc Việt y như tam tài cũng là nét đặc trưng vì nó đặt con người ngang hàng cùng trời đất. Vì trong đó con người được tự do không phải nô lệ cho ý hệ nào. Không có chuyện giết người hay bắt người hi sinh cho những tư tưởng Tàu còn chôn người theo kẻ chết chứ Việt Nam thì không. Bách Việt cũng giống như tất cả mọi chủng tộc, ban đầu cũng đi qua bái vật: hi sinh người cho thần minh như giết người tế thần, nhưng rồi Việt bỏ tục man rợ đó trước Tàu, vì mãi tới thời Chiến Quốc mà Tàu còn giữ tục dã man đó. Vậy thì nhân chủ tính nên quy cho Hán hay Việt? Hán nho xét như là du mục nơi nhà cai trị quen xem bị trị như kiểu đoàn vật, thì không thể nào chịu để cho nảy sinh óc nhân chủ: sợ sẽ khó bảo. Vì thế mà tôi cho nhân chủ là của Lạc Việt đến 80%. Bây giờ bàn đến dân quyền.

2. Dân quyền: Đây là hệ quả của nhân chủ. Vì hễ đã là nhân chủ chân thực thì quyền bính được đặt trong tay nhân quyền nghĩa là ai nhân đức nhất tức thực hiện được nhân tính nhất thì nắm quyền bính. Đây là nói lý thuyết mà không kể hiện thực ít khi đạt. Tuy nhiên vẫn đáng nói vì có tiến trên lý thuyết rồi mới tiến được trên thực hiện. Lý thuyết là tiền hô nên thắng trên lý thuyết cũng là chuyện rất cam go phải cả từng ngàn năm mới đạt. Vậy dấu hiệu của dân quyền chân thực là trong xã hội không còn thiên quyền địa quyền. Thiên quyền là thần quyền, theo cái nghĩa là có hàng tăng lữ nắm chính quyền hay ra lệnh cho những người nắm chính quyền như trong xã hội Âu Ấn thời Trung cổ vua phải tuân lệnh quyền đạo. Còn địa quyền là những thế lực tài chính như bên Âu Châu sau cách mạng 1789 cho tới ngày nay. Cả hai thời đó chưa có dân quyền. Cái gọi là dân quyền ngày nay chỉ là hình thức, trong thực trạng là các thế lực kim tiền nắm trọn. Về điểm này thì Việt Nam vẫn hơn Tàu, thí dụ xã thôn Việt Nam dân chủ hơn hẳn xã thôn Tàu* cũng như lễ gia tiên không bao giờ dành cho quý tộc như bên Tàu. Đằng khác bên Tàu pháp gia (thương gia) đã ảnh hưởng khá mạnh vào chính quyền. Tức là để cho thế quyền (địa) nắm chính quyền mà không còn là nhân quyền. Vì thế ở điều này ta cũng có thể quy cho Việt Nam đến 70%.

-----------

* Về điểm này nên đọc quyển Việt Nam sociologie d’une guerre có thể nói toàn quyển đặt nền trên cái làng Việt Nam. Nhất là những trang 280. Tây cố phá làng Việt Nam ra sao… trang 330.

3. Bình quyền: là hết mọi người đều được hưởng quyền lợi như nhau: cùng ăn cùng chịu, không có đặc ân đặc quyền. Bởi vì nhân chủ coi mọi người đều là người nên mọi người đều được quyền lợi như nhau. Vì thế không có đặc quyền làm người dành cho một thiểu số, ngoại giả là nô lệ. Cũng không có đặc quyền tài sản dẫn đến tư sản tuyệt đối, nhưng ai cũng được tham dự vào tài sản chung gọi là bình sản. Về điểm này tuy tôi chưa để tâm nghiên cứu tỉ mỉ, nhưng có thể nói chung là Việt Nam trội vượt hơn bên Tàu. Bên Tàu không kể đến những triều ngoại quốc như Mông Cổ thì tài sản tích luỹ lại quá nhiều trong tay triều đại và thân thích, đến như những nhà bổn quốc thì sự chênh lệch cũng đầy. Tôi đọc thấy chẳng hạn đời Tống ruộng công chỉ còn 4% so với bên ta năm 1940 còn được đến 20% (tất cả những chi tiết này xin dành lại cho những người đang đi tìm đề tài luận án cao học hay tiến sỹ…) vậy điểm này có thể quy cho Việt Nam ít ra 60%.

4. Bình quyền nam nữ: Điều này chỉ là hệ luận của điểm 3. Nhưng vì địa vị đàn bà có một nét biểu tượng rõ ràng hơn nên chúng ta để riêng ra một số. Nói chung từ trước đến nay đàn bà ở đâu cũng bị lép vế, và mãi tận ngày nay vẫn còn phải có những mặt trận tranh đấu cho nữ quyền. Nhìn trong chiều hướng chung đó ta có thể nói ở Việt Nam thì tương đối đàn bà được tự do tuy sau bị ảnh hưởng Hán nho có sứt mẻ nhiều nhưng nói chung đàn bà vẫn tự do hơn bên Tàu, đến nỗi có những học giả cho rằng điểm duy nhất Việt Nam nổi vượt không những hơn Tây mà còn hơn cả Tàu là địa vị đàn bà ngang hàng với đàn ông (La Femme Annamite P: 16 Lustéguy). Không nên nói rằng xưa kia đâu đâu cũng như vậy, vì lúc ấy kể như chưa có văn hóa. Có văn hóa tự lúc con người can thiệp sắp xếp sao đó, và tự lúc ấy thì ta thấy rõ là có sự khác nhau giữa Tàu và ta mãi tự xa xưa rồi. Mãi tự đó ta đã thấy phụ nữ Việt Nam nắm quyền tư tế (các bà đồng) hay ít nữa là đồng tế trong lễ gia tiên. Về tài sản tuy chồng làm chủ nhưng đó là tự nhiên, trong nhà một chủ mới ổn, người đó tất nhiên là chồng nhưng khi chồng chết thì đến lượt vợ, chứ không có chuyện bà góa không được quyền hành chi trên tài sản như bên Tây phương. Có người xin tha cho thuyết “văn minh cồng gặp văn minh lệnh” nhưng tôi có nói gì khác hơn là đưa ra một số quyền lợi mà phụ nữ Viễn Đông vẫn giữ được trội vượt hơn hai nền văn minh Âu Ấn? Và cả bên Tàu nơi người chồng xem vợ con như nô lệ? Vì thế điểm này tôi cho Lạc Việt 70%

5. Quân bình tình lý: Hay nói khác là văn võ song hành. Văn đi với tình người, võ đi với lý sự. Tôi thích nhìn bên chiêu là biểu thị tình người vì đi về tay trái là bên có trái tim, nên là bên tâm linh, còn bên mục là tay mặt là sức mạnh. Đại khái thuyết chiêu mục chỉ nói có thế không hiểu vì lý do nào có người muốn bác đi mà vẫn đồng thời công nhận “tả nhậm” là nét đặc trưng của Lạc Việt, đang khi người Tàu nhiều thời trọng bên mục: nhà Thương, Chu, Tần… Còn chuyện người Tàu nặng lý trí, còn tâm tình cằn cỗi thì hiển nhiên. Vì thế nhiều khi chiêu được coi trọng như mục hay có khi còn hơn thì là biểu thị cho vị trí tình vẫn được duy trì cân đối với lý làm nên nét đặc trưng là tình lý tương tham và tôi cho là sự quân bình này thuộc Viêm Việt đến 80%.

Bây giờ bàn đến cơ cấu tức là cái khuôn tiên thiên dùng để diễn tả những ý tưởng chính. Đó là những lược đồ, những biểu tượng như tròn vuông, kinh vĩ v. v… hay là những huyền số. Có tất cả 10số trong đó quan trọng hơn cả là 1, 2, 3, 5 ,9. Ta sẽ lần lượt bàn:

6. Số một: Trong cổ sử Tàu có hai lối biểu thị con số quan trọng này là vòng tròn phẳng, đôi khi có lỗ ở giữa, hai vòng tròn gắn liền với âm dương và gọi là vòng thái nhất. Về vòng một không có gì đáng nói lắm vì là của chung nhân loại đâu đâu cũng có và câu nói Thượng Đế là một vòng tròn là thí dụ (xem bài Thái cực trong chữ Thời). Vậy thì điều đáng chú ý ở đây là cái thái nhất hay vòng thái cực mà cũng gọi là nhất nguyên lưỡng cực được dùng tới nhiều nhất và được coi là đặc trưng của Viễn Đông và tôi cho là thuộc Bách Việt đến 80% như sẽ bàn rõ hơn ở số 2 sau, vì một đàng thích nghi với tiềm thể gọi là âm, một đàng thích nghi với xuất lộ gọi là dương. Đó là hai mối thích nghi bao quát, không bao giờ được li lìa, bởi đó là đạo. Kinh dịch viết “nhất âm nhất dương chi vi đạo”. Câu ấy nói lên sự bao quát của đạo cả âm lẫn dương. Cả trời cả đất cùng với người làm nên nhất thể. Có lẽ đây là chỗ phải nói đến mái nhà cong và thuyền cong mũi của Lạc Việt thì hầu chắc là do ảnh hưởng này, bởi xét về đàng thực tế thì mái cong nóc oằn thật là vô ích. Vì không phải để tránh tuyết. Người Tàu còn ở mạn Bắc hơn nghĩa là gần tuyết hơn vậy mà góc mái nhà của họ lại thẳng, cho nên góc mái cong nóc oằn chỉ có thể do triết. Vì mái cong là của Lạc Việt nên tôi cho vòng thái nhất là của Lạc Việt đến 80%.

7. Số hai: Trên kia mới là vài dấu bên ngoài, cái nét đi đôi nền tảng hơn hết là âm dương. Hai nét này tôi cho là của Lạc Việt đã được kiểu thức hóa từ đạo phong nhiêu mà nghi lễ căn bản là các bà tư tế xin mời trời giao hợp với. Do đó sau này gọi là lễ tế giao đã được lý tưởng hóa; còn nguồn gốc là sự giao hợp được biểu thị trong hai nét âm dương, một cơ một ngẫu. Các nhà nghiên cứu Âu Mĩ đầu tiên cứ bị ám ảnh vì chuyện này và cho rằng âm dương chỉ là đạo phong nhiêu tức là cơ quan sinh dục trá hình. Tôi cho đúng như thế, nhưng không là trá hình mà là được kiểu thức hóa để theo nhịp tiến của con người. Những bức chạm trổ hình bà Nữ Oa và Phục Hi cuốn lấy đuôi nhau có thể được xem như những khoen trung gian. Còn chặng đầu thì dấu cụ thể như hai thần Nam Nữ ôm nhau trong thể giao hợp gặp đầy bên Tây Tạng, hay trong những tượng rời nhận thấy trên những bình đồng đào được ở Đào Thịnh (Lao Kay) có 4 đôi nam nữ giao hợp. Rồi tiến đến đợt nhì là hình Nữ Oa Phục Hi quấn lấy đuôi nhau; ở đây đuôi thay cho cơ quan sinh dục. Chặng cuối cùng sẽ là một nét âm đứt với một nét dương liền nên âm dương chính là tiếp nối đạo phong nhiêu. Vậy mà tôn giáo phong nhiêu (fécondité) là nét đặc trưng của Viêm-Việt nên tôi cho số hai là thuộc Việt đến 90%. Có hai số sinh chỉ đất là 2 và 4. Xem ra Lạc Việt chú trọng đặc biệt số 2 như có thể thấy những liên hệ ngầm nào đó với số 2, được kể như đạo (nhất âm nhất dương chi vi đạo) mà đã là đạo thì không thể li lìa dù một giây. Vì thế sử mệnh đã trao vào tay Lạc Việt con số hai để biểu lộ ra trong những việc căn bản hơn hết của con người là ở, ăn, nói.

Ở là nhà nóc oằn mái cong (cong do ảnh hưởng lưỡng nghi).

Ăn là đôi đũa…

Nói là thích dùng nhị âm: như chiếu chăn, non nước, chợ búa, viết lách, quan kiếc. Người Tàu độc âm.

Làm thì có thể biểu thị bằng “Tị dực điểu” sách nhĩ nhã nói phương Nam có loài chim liền cánh không bao giờ bay mà không liền cánh, gọi là kiêm kiêm. Đó là điều biểu thị cho mọi việc làm đều có lưỡng tính.

Vì thế số hai thuộc Lạc Việt đến 90% và do đó Lạc là chủ Kinh dịch một quyển kinh xây trọn vẹn trên hai biểu tượng âm dương.

8. Tam tài: Đây là hệ quả của hai nét trước, nó làm nền móng cho nhân bản, cũng gọi là nhân chủ. Đó là điều tôi khám phá thấy trong Nho giáo, một nền nhân bản tâm linh trung thực nhất, vì được xây trên nền siêu hình là tam tài. Và chính vì thế mà tôi chú ý đến số 3 lâu trước khi chú ý đến câu “tham thiên” trong kinh Dịch, với hai hướng Đông Nam. Có người cho rằng: sở dĩ hai hướng Đông Nam cũng như hai số 3, 2 được quan trọng vì đó là hai hướng người Tàu thấy mầm ăn được nên coi trọng chứ chẳng có triết lý nào hết. Đó là nói phỏng chừng. Xưa nay rất nhiều dân đã thiên di tự Bắc xuống Nam, tự Tây sang Đông mà sao lại chỉ có văn hóa Tầu mới quan trọng hóa hai hướng đó thì không thể quyết đoán suông kiểu duy vật, tức là do việc làm ăn được, mà phải giải nghĩa theo lối tâm linh, vì đó là bầu khí văn hóa với hệ thống các con số trong đó có số ngũ hành, hồng phạm, cửu trù, cũng như thuyết địa lý, phong thủy, coi hướng, coi giờ… có thể là những biến thể của một niềm tin nào đó. Niềm tin đó chính nền tảng đã được hệ thống và kiểu thức hóa như thấy rõ trong nguyệt lệnh: phương Đông đi với số 3, màu xanh v.v… thì không còn là một sự tin thường mà là một nền triết lý tức đã được những phần tử sáng suốt nhất trong dân nước chấp nhận, phát huy và hệ thống hóa. Vì thế mà tôi cho là của Lạc Việt đến 80%.

9. Số ngũ: Bây giờ đến số 5 thì rõ rệt đây là con số nổi của Đông Nam; của văn minh mẹ. Tuy đâu cũng có dùng biểu hiệu số 5 nhưng không đâu nó được quan trọng hóa như ở vùng Lạc Việt. Vì ngự ở trung cung của ngũ hành và do đó trở nên then chốt cho nguyệt lệnh rồi Hồng Phạm, Cửu Trù là cái lý tưởng uyên nguyên của Lạc Thư. Vì thế mà ta có thể gặp lu bù số 5 ở phía Nam hơn ở phía Bắc: ngũ lĩnh, ngũ khê, ngũ hồ, ngũ cốc, ngũ âm… tất cả đều phát xuất tự ngũ hành. Thế mà riêng ở Viễn Đông thì ngũ hành xuất hiện trước hết ở miền Đông và Kinh Việt (xem Need II 244, 246, 355), rồi sau người Tàu mượn. Mượn từ lúc nào? Chắc không phải thời nhà Chu mà ít ra ngay từ đời nhà Hạ “Lúc trời ban cho Hạ vũ Lạc thư” (Xem bài Qui lịch và Ngũ hành trong Chữ thời).

Còn có thể kể ra phận dã nước Việt có sao tỉnh là nguyên ủy khung Lạc thư, vì thế mà tôi cho Lạc thư chính là điền chương của dân Lạc Việt và số 5 thuộc Lạc Việt đến 80%.

10. Số cửu: Đây là con số hơi khó nói vì nhiều nới xài, như Mông Cổ v.v…tuy nhiên xem gần ta nhận ra một sự khác biệt là nó được Lạc Việt chú ý đặc biệt bằng hệ thống hóa: như tự Tam miêu lên ngũ hành rồi cửu Lê và tự nhân lên thành 81 chi hội của Si vưu (9 x 9) thì đó là dấu rõ của việc hệ thống hóa mấy số trên. Còn Hiên viên tù trưởng của Hoa tộc khi đầu chia nước thành 6 châu thì cũng không là 6 châu mà hầu chắc chỉ tâm hồn hướng theo lối du mục ưa số chẵn là số biểu thị triết học vòng ngoài chạy theo lưu tục (một chiều) thường là của phương Bắc được ám chỉ trong câu “con sông lục đẩu sáu khúc nước chảy một chiều anh ơi” tuy sau Hoàng Đế có dùng số 9 nhưng là sau khi thắng Si Vưu mới dùng và cũng chỉ dùng phất phơ, còn cách triệt để thì phải kể từ ông Hạ Vũ, đến nỗi người ta cho văn minh Tàu có tự lúc biết xây nhà, có thế tập và chia nước làm 9 châu. Vì thế nước Tàu kể là có nhà vua cũng như Kế tập tự ông Hạ Vũ. Tuy nhiên đó chỉ là huyền sử tức không có thực mà chỉ có thật nghĩa là có như một lý tưởng tiên thiên.Vì thế bản đồ cửu châu hình học theo kiểu Lạc thư phải vẽ theo hình Lạc thư mới đúng ý nghĩa thâm sâu của nó. Đón xem bài “Vũ chú cửu đỉnh” trong quyển “Cơ cấu Việt nho”. Thiên đó nói về đào sâu sông thì ít mà đào sâu triết (tuấn triết) thì nhiều. Triết nào? Thưa là nền triết tàng ẩn trong Hồng Phạm của Lạc Thư, diễn bằng các số 2, 3, 5 ,9, v.v… và như thế tôi có quá đủ lý do mà bảo số 9 thuộc Viêm Việt đến 70%.

Kết.

Thế là tạm xong cuộc “đo chỉ số văn hóa” ta hãy tóm lại một bảng để nhìn bao trùm xem mỗi điểm Viêm Việt được bao nhiêu:

A. 1. Nhân chủ được 80% ………………………..hay là 8 điểm

2. Dân quyền được 70%................................ hay là 7 điểm

3. Bình quyền được 60% ………………………hay là 6 điểm

4. Bình quyền nam nữ được 70%................... hay là 7 điểm

5. Tình lý tương tham được 90%......................hay là 9 điểm

B. 6. Thái nhất được 80% ………………………...hay là 8 điểm

7. Lưỡng nghi được 90% …………………….. hay là 9 điểm

8. Tam tài được 70% …………………………. hay là 7 điểm

9. Ngũ hành được 80% ………………………. hay là 8 điểm

10. Cửu lê được 70% …………………………… hay là 7 điểm

Tổng số là 72 vo tròn lại là 70. Có nhiều số cho điểm còn quá ngặt. Chẳng hạn mục Tam tài lẽ ra phải cho đến 8, 9 điểm, vậy mà lại được có 7 thì hơi oan cho Viêm Việt. Nhưng việc cho điểm số rất dễ chủ quan. Mỗi độc giả thử cho điểm lấy xem sao. Riêng phần tôi muốn cho điểm hơi ngặt là cốt để ăn chắc.

Bây giờ ta đi đến kết luận, thường thì chỉ cần 50 điểm đã đỗ, tức đã đủ lý do lập ra một giả thuyết, vậy mà đây đạt 72 thì kể là ưu hạng, tức giả thuyết có đủ nền tảng để lên bậc chủ thuyết: rằng trong Nho giáo sơ khai người Lạc Việt đã đóng góp lối quá bán phần vậy.

Kim Định

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lí lịch sinh học của heo và dấu vết văn minh nông nghiệp Đông Nam Á

Nguyễn Văn Tuấn

Lịch Việt Nam và các nước có liên quan đến văn hóa Trung Hoa dùng 12 con vật làm biểu tượng cho chu kì 12 năm. Có lẽ lịch này có nguồn gốc từ nền văn minh nông nghiệp Đông Nam Á cổ xưa, khi mà con người và các loài vật còn sống gần nhau. Mười hai con vật được sắp xếp thứ tự theo 6 cặp dương (+) âm (-): chuột (+), trâu (-); cọp (+), mèo (-); rồng (+), rắn (-); ngựa (+), dê (-); khỉ (+), gà (-); và chó (+), heo (-). Không biết người xưa đã căn cứ trên cơ sở nào để sắp xếp 12 con vật theo thứ tự trên, nhưng cứ mỗi độ Tết về, chúng ta có dịp để chiêm nghiệm, suy nghĩ về chúng. Theo tuần tự đó, năm hợi hay nói nôm na là năm con heo, một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi; một con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Bài này sẽ bàn về nguồn gốc của con heo và ý nghĩa nguồn gốc con người qua những nghiên cứu khoa học mới nhất.

Heo là con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả Âu châu. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du kí. Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh. Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài “chức năng” cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường. Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia có địa vị như con người có danh xưng, được mặc áo nghiêm chỉnh, và mặt còn được trang điểm. Heo thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn. Ở Âu châu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thần Demeter (thần sinh sản trong truyền thuyết Hi Lạp) ưa thích, và do đó heo còn là con vật biểu tượng cho sự thịnh vượng, trù phú. Người thổ dân da đỏ ở Mĩ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỉ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới [1].

Posted Image

Hình Thái cực đồ trên do chúng tôi cắt ra từ trang “Đàn Lợn” của làng tranh Đông Hồ

Dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến heo là ngừơi ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu (ngu như heo), v.v... Đó là chưa kể đến hình tượng nhục dục (phim con heo)! Nhưng đứng trên phương diện sinh học mà nói, heo không ngu; trái lại, heo rất thông minh, dễ dạy, và thân thiện.

Trong ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v... Thuở sinh thời, cựu thủ tướng Anh từng tuyên bố “con chó ngước lên nhìn chúng ta, con mèo thì nhìn xuống chúng ta, còn con heo thì ngang hàng với chúng ta”. Có lẽ đúng như thế. Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Nhưng trong bối cảnh và môi trường nào đã dẫn đến mối liên hệ mật thiết giữa con người và heo như ngày nay. Tất nhiên là heo nuôi bây giờ có nguồn gốc từ heo rừng. Nhưng chúng được thuần hóa từ hồi nào và ở đâu?

Đây là những câu hỏi quan trọng, vì thuần hóa cây cối và thú vật rừng là một phát triển rất quan trọng trong lịch sử tiến hóa và văn minh của con người. Thuần hóa là yếu tố khởi động và thúc đẩy văn minh, có ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, cấu trúc, và phân bố của dân số trên thế giới. Thuần hóa động vật hoang dã là một phần quan trọng trong sự thay đổi hành vi và cách sống của con người, chuyển biến từ cuộc sống hái lượm và săn bắt sang cuộc sống canh tác nông nghiệp và ổn định. Cuộc sống nông nghiệp có lẽ bắt đầu từ thời Pleisteocene (tức khoảng 12 đến 14 ngàn năm về trước) và cuộc sống này có lẽ do hệ quả của tình trạng bất định thời tiết, suy giảm về số động vật rừng làm mồi, và sự bành trướng các cộng đồng ổn định.

Quê hương của heo: Đông Nam Á

Trong quá khứ (trước khi công nghệ sinh học ra đời), các nhà khảo cổ học dựa vào những di chỉ khảo cổ học (chủ yếu là xương xọ) được khai quật từ nhiều vùng khác nhau để đặt giả thuyết và tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Theo các di chỉ này, heo được thuần hóa vào khoảng 9000 năm về trước ở vùng mà ngày nay thuộc miền Đông Thổ Nhĩ Kì [2]. Ngoài ra, cũng có các di chỉ khảo cổ học cho thấy (hay được diễn dịch) là heo cũng từng được thuần hóa vào khoảng thời gian này tại Trung Quốc ngày nay [3].

Nhưng vài thập niên gần đây, với sự phát triển phi thường của di truyền học và sinh học phân tử, giới khoa học đã có một phương tiện mới, chính xác hơn, và đáng tin cậy hơn để truy tìm nguồn gốc heo. Phương tiện đó chính là gen, hay nói chính xác hơn là DNA. Cũng như trong con người, đơn vị cấu trúc cơ bản của heo là DNA. Khác với con người chỉ có 23 nhiễm sắc thể, heo chỉ có 20 nhiễm sắc thể. Vì đặc tính di truyền của DNA, qua phân tích sự phân bố và đồng dạng của các chuỗi DNA giữa các giống heo, các nhà khoa học có thể truy tìm chính xác nguồn gốc của heo.

Một nghiên cứu qui mô nhất từ trước đến nay về nguồn gốc heo được tiến hành với sự hợp tác giữa các nhà di truyền học Mĩ và Thụy Điển. Qua phân tích xu hướng phân bố và đồng dạng DNA của các giống heo (700 con) trên thế giới, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng tổ tiên của heo ngày nay chính là heo rừng, và quê hương của heo rừng nguyên thủy này chính là vùng Đông Nam Á ngày nay [4]. Sau khi được thuần hóa ở Đông Nam Á, heo tản mát theo con người đến các vùng Âu Á (Eurasia), vượt biển đến Âu châu, và ra các bán đảo Thái Bình Dương [4]. Sau khi tản mát ra khỏi Đông Nam Á, heo được tiếp tục thuần hóa nhiều lần ở nhiều vùng tại Trung Quốc, vùng cận đông, và Âu châu [4].

Một nghiên cứu di truyền mới nhất qua phân tích DNA các giống heo thuộc các hải đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là heo không lông thuộc đảo Vanuatu, các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ khẳng định rằng heo tại các hải đảo này cũng xuất phát và được thuần hóa từ lục địa Đông Nam Á (đặc biệt là từ Việt Nam) khoảng 3000 năm trước đây [5]. Sau đó, chúng theo con người “di dân” ra khỏi lục địa và đến các hải đảo như Vanuatu và Ryukyu. Ngoài ra, các giống heo tại các hải đảo này cũng có “hồ sơ” DNA rất giống với heo ở Âu châu.

Cũng thú vị không kém là các nhà nghiên cứu Úc và Mĩ nhận xét rằng Việt Nam (quê hương của heo ở các bán đảo Thái Bình Dương) là một trong những vùng ở lục địa Đông Nam Á mà ngôn ngữ Nam Á (Austronesian) vẫn còn khá phổ biến. Điều này cho thấy có thể có một mối liên hệ huyết thống giữa các dân tộc hải đảo này và các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam.

Ước tính về thời điểm thuần hóa và tản mát trên cũng khá phù hợp với các di chỉ khảo cổ tìm thấy ở Việt Nam. Theo các di chỉ này thì nghề chăn nuôi heo ở nước ta được phát triển khá vào thời Hùng Vương. Trong các di chỉ khảo cổ học thuộc thời kì Hậu Đồ Đá Mới (tức khoảng 8000 đến 3000 năm trước đây) ở khu vực Phùng Nguyên, Đồng Đậu, và Hoa Lộc, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy nhiều xương cốt các con vật nuôi trong nhà như heo, chó, trâu bò nuôi, gà, vịt, v.v… [6]. Tại Đồng Đậu, di chỉ khảo cổ học cho thấy nuôi heo khá thịnh hành vào thời Hùng Vương, vì tỉ lệ xương heo trong tầng văn hóa ở đây cao hơn xương heo rừng và các gia cầm khác.

Trong sách Việt Nam thời cổ đại, tác giả Bùi Thiết thuật truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc [7].

Dấu tích văn minh nông nghiệp

Trước đây vài năm, cũng qua phân tích DNA, các nhà khoa học khẳng định rằng gà và chó trên thế giới ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Heo, gà, trâu, v.v… là các con vật thuộc nền văn minh nông nghiệp. Các bằng chứng mới này càng phù hợp với giả thiết rằng nền nông nghiệp và quê hương nguyên thủy của cây lúa nước là ở chung quanh vùng Đông Dương - Mã Lai - Miến Điện (chứ không phải Trung Quốc, nơi mà bằng chứng về cây lúa lâu đời nhất chỉ 5.900 đến 7.000 năm về trước, thường thấy ở các vùng xung quanh sông Dương Tử). Văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch [8]. Vài ngàn năm trước Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã đưa cây lúa đến vùng Đông Á và Tây Á, những nơi mà cư dân chỉ quen với nghề trồng lúa mạch. Nhận xét này cũng hợp lí bởi vì với khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á là môi trường thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

Như vậy có thể suy luận rằng trước khi tiếp xúc và chịu ảnh hưởng hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, vùng Đông Nam Á đã hình thành một nền văn hóa lúa nước, và cư dân cổ ở đây (dân Bách Việt) đã phát triển một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trong đó có cả văn minh châu thổ sông Hồng, hay văn minh Đông Sơn. Theo Trần Quốc Vượng, chính nghề trồng lúa nước (một ngành nghề đòi hỏi người dân phải nắm vững và thích nghi với thời tiết, môi trường sông nước) đã dẫn người cư dân cổ Đông Nam Á sáng tạo ra lịch dùng 12 con vật gần gụi với nền văn minh lúa nước làm biểu tượng. Do đó, có khả năng lịch 12 con giáp có nguồn gốc từ Đông Nam Á, chứ không phải từ Trung Hoa [9]. Có thể qua giao lưu văn hóa, người Trung Hoa cổ đã vay mượn lịch Đông Nam Á và cải tiến lại. Do đó, 12 con vật trong lịch của Ta không giống với 12 con vật trong lịch của Trung Hoa (thử, ngưu, hổ, miêu, long, xà, mã, dương, hầu, kê, khuyển, trư).

Nhận xét trên có cơ sở. Qua phân tích mối tương quan di truyền giữa các sắc dân trên thế giới, giới khoa học có thể khẳng định rằng con người hiện đại di dân ra khỏi Phi châu và đến Á châu vào khoảng 100.000 năm trước đây. Trong đợt di dân đầu tiên họ đến vùng Trung Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á châu và định cư tại đây [10]. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa: nhóm một đi về hướng nam ra Úc châu và Tân Guinea; nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản, và cuộc di dân này xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay, nhất là người Trung Hoa ở phía nam Trung Quốc rất gần và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á châu [11-12] . Một nghiên cứu mới nhất [13] phân tích DNA trong 2332 người từ các vùng Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc một lần nữa khẳng định nguồn gốc con người là Đông Nam Á. Họ còn ước tính cuộc di dân về phương Bắc xảy ra vào khoảng 3000 đến 25000 năm về trước.

Tất cả những bằng chứng này cho thấy Đông Nam Á có thể là một cái nôi văn minh nông nghiệp đầu tiên của con người [12], và cư dân tại đây rất có thể là những người phát minh ra kĩ thuật trồng lúa nước, chăn nuôi, và truyền các kĩ thuật này lên phía Bắc (tức miền Nam Trung Quốc ngày nay). Phát hiện mới nhất về quê hương Đông Nam Á của loài gà da cầm cho chúng ta thêm một cơ sở để suy luận rằng trong quá trình định cư và phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á cổ đã thuần dưỡng giống gà rừng, và từ đây giống gà này được truyền bá đến miền Nam Trung Quốc, và từ Trung Quốc “di cư” sang Âu châu. Những phát hiện này, cộng với những di chỉ khảo cổ học và di truyền học mới nhất củng cố thêm cho giả thuyết Đông Nam Á là một trung tâm văn minh nông nghiệp cổ xưa nhất của thế giới [14].

Tài liệu tham khảo:

[1] A. McElroy và P K Townsend. Medical Anthropology. Colorado: Wadsworth 1996.

[2] J. Epstein, M Bichard, trong cuốn “Evolution of Domesticated Animals” do I L Mason biên soạn. Longman, New York, 1984, trang 145-162.

[3] G Giuffra, et al. Genetics 2000; 154:1785-1791.

[4] G Larson, et al. Science 11/3/2005; 307:1618-1621.

[5] J K Lum, et al. Proc Natl Acad Sci USA 2006; 103:17190-17195.

[6] Lê Xuân Diệm, Hoàng Xuân Chinh. Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu. Viện khảo cổ học, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội: 1983, trang 81.

[7] Bùi Thiết. Việt Nam thời cổ xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên (không thấy đề năm in!)

[8] Chesnov Ja. V. Dân tộc học lịch sử các nước Đông Nam Á. 1976. (Trích dẫn theo Trần Ngọc Thêm, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

[9] Trần Quốc Vượng. Văn hóa Việt Nam: Tìm tòi và suy ngẫm. Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. Hà Nội, 2000.

[10] Nguyễn Văn Tuấn. Nhân năm khỉ bàn chuyện nguồn gốc con người. Tạp chí Diễn đàn, số xuân Nhâm Thân 2004.

[11] Chu JY, et al. Proc Natl Acad Sci USA 1998; 95: 11763-11768.

[12] Su B, et al. Am J Hum Genet 1999; 65:1718-1724

[13] Shi et al. Am J Hun Genet 2005; 77:408-419

[14] Trong cuốn Agriculture; origin and dispersal, Giáo sư C. O. Sauer viết: “… Tôi đã chứng minh rằng những động vật gia cầm được thuần dưỡng đầu tiên ở Đông Nam Á, và đây chính là trung tâm nông nghiệp quan trọng của thế giới”.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài luận về sự chuyển thân của Tam Đảo của cố G.S Nguyễn Đoàn Tuân

Trích phần liên quan đến Sử Địa

“… ..”

“Bằng chứng: Lịch sử đã nói về sự mất đất qua các đời:

1. Thế kỷ 25 t.cn Hòang Đế đánh Xi Vưu – mất các đất Trác Lộc – Bản Tuyền. Tức là các đồ cục: Sơn Tây và Tam Xuyên. Gồm đất của ít bộ Cửu Chân, Hòai Nam.

2. Thế kỷ 21 t.cn. Đời Nghiêu Thuấn Đại Vũ :mất thêm vùng Tứ xuyên và một phầ bắc Tam Đảo tới Động Đình Hồ.

3. Thế kỷ 2 t.cn. Đờ Tần Thỉ Hòang: mất thêm vùng Tứ Xuyên xuống tới Trường Giang. Tức là bắt đầu lấy đất Ngũ Lĩnh.

4. Năm 206 t.cn. Đời Hán: mất một phần đất Quảng tây và một phần Quảng Đông. Sau Phân ranh bằng cột Đồng Trụ.

5. Năm 705 Đòi Đường :mất trọn Quảng Tây và Quảng Đông

6. Năm 1594 Đời Minh mất thêm đất Cao Bằng, Lạn Sơn do Mạc Đăng Dung cắt 6 động phía Bắc Cao Bắc Lạng đẻ cầu cống.

Luận về Ngũ Lĩnh con đường di dân vào Tam Đảo.

Nói Ngũ Lĩnh theo sử đời sau còn chứng tỏ việc Việt nam đã mất đất như thế nào.

Trong Tấn Sử chép về Giao Châu chí rằng: (phỏng theo Phương Đình Dư Địa Chí của Nguyễn Siêu – sách dịch của Ngô Mạnh Nghinh,NXB tự do nắm 1961, trang 111)

“ Vua Tần Thủy Hòang sai đem 500.000 lính trích thú giữ đất Ngũ Lĩnh. Từ Bắc Sang Nam đường vào đất Việt, phải qua năm dãy núi cho nên gọi là Ngũ Lĩnh.

Sách Qảng Châu ký của Bùi Thị chép rằng: Ngũ Lĩnh là Đại Dữu, Thủy An, Lâm Hạ, Quế Dương, Yết Dương, hoặc nhân tên quận, tên huyện để đặt tên quãng núi đó, không phải dãy núi khác nhau vậy.

Sách Nam Khang Chí của Đặng Đức Minh chép rằng:

Dãy núi Đài Lĩnh là đệ nhất lĩnh ở đất Đại Dữu.

Dãy núi Kỳ Điền là đệ nhị lĩnh ở Quế Dương.

Dãy núi Đô Bàng là đệ tam lĩnh ở đất Cửu Châu.

Dẫy núi Mang Chử là đệ tứ lĩnh ở đất Lâm Hạ.

Dẫy núi Việt Thành là đệ ngũ lĩnh ở đất Thủy An.

Sách Nhất Thống Chí đời Thanh chép:

Đại Dữu ở phủ Lâm An tỉnh Giang tây (giáp giới và ở bắc Quảng Đông)

Lâm Nguyên ở huyện Hưng Yên phủ Quế Lâm tỉnh Quảng Tây giáp phủ Quế Châu tỉnh Hồ Quảng. Hưng Yên tức là Thủy Yên.

Đô Bàng ở huyện Vĩnh Minh phủ Vĩnh châu tỉnh Hồ Nam.

Kỵ Điền ở phủ Liễu Châu ỉnh Hồ Nam

Mạch Chử ở huyện Gianh Hoa phủ Vĩnh Châu

Từ Kỵ Điền trở về phía đông là Đại Dữu Lĩnh ở Giang Tây.

Từ Mạnh Chử trở về phía Tây là Lâm Nguyên tỉnh Quảng Tây, nam bắc chạy dài đến gần nghìn dặm, phong khí không cùng, nóng lạnh khác nhau. (Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc ở phía Bắc, Đông Việt, Tây Việt, Nam Việt ở phía Nam)”

Xét theo những sách dẫn chứng ở trên về Ngũ Lĩnh, ta thấy có khác nhau (vì mỗi đời đã có sư thay đổi tên gọi hoặc chỗ này, lộn qua chỗ khác). Chính sự khác nhau đó là một bằng chứng chắc chắn rằng Ngũ Lĩnh là đất cua nước Văn Lang mà bị mất dần, và để khỏi có kẻ nhận ra dễ dàng thì thay tên đổi họ đi mà thôi. Bởi thế nhiều nhà Sử Địa phải thắc mắc và bối rối không dám xác nhận lại đất Ngũ Lĩnh là của Việt nữa. Đành chấp nhận vậy thôi.

Chúng ta bàn thêm một ít dòng về các lối đi qua các đèo trên Ngũ Lĩnh để thấy rõ hơn Tam Đảo xưa, vào đời Kinh Dương Vương chưa được bồi lấp để nối liền đảo lại như Quảng Đông liền với Quảng Tây, từ Tứ Xuyên ra tới biển và xuống Nam, lên Bắc chưa thàh Ngũ Nhạc, Ngũ Hồ như ngày nay.

Nhất là Cửu Châu thấy ở vùng Hồ Nam, dọc theo dãy Đô Bàng, điều đó làm nhiều nười chới với như mất chân đứng.Vì sử chép thì Cửu Chân khi trở thành quận lại nằm ở Thanh Hóa. (Từ đời Đường mới chia cắt ra đất ta thành quận huyện the nền hành chính của nhà Đường và nước ta bị dẹp yên được hân hạnh nhà Đường cho cái tên “tốt đẹp” quí hóa là AN NAM ĐÔ HỘ PHỦ.)

Tin vào Sử đuợc vua chúa công nhận sự mất đất thì Cửu Chân dược đặt lại ở vùng cực nam Bắc Việt là tỉnh Thanh Hóa. (Thực tế là dân Cửu Châu sau này di dân về vùng Thanh Hóa và việc di dân lón đó xẩy ra suốt 20 thế kỷ. Cùng cả một phong trào di dân Việt từ Băc tiến xuống Nam từ đời Hán đến dòng Đinh Tiên Hòang, dến dòng Lý, dòng Trần mới tạm dừng lại. Một vài bằng chứng rõ ràng là dòng Đinh Bộ Lĩnh thời đó là kết quả của một thời thập nhị sứ quân. Nghĩa là lúc đó số dân Việt ở phương Bắc và Tây Bắc di tản sau các việc thất trận cua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương – nghĩa là mất nước, mất đất- họ không chịu ở lại đồng hóa với Tàu,mà di tản xuống phía đông nam, lúc ấy đất phù sa đã bồi đắp thành các giao châu mới, nghĩa là các cánh đồng bằng mới, bên cạnh các cánh rừng dẫy núi cùng chi,cán, tổ tông phụ mẫu tức là Hữu Cung Tiên nói trong Ngọc Phả.

Rồi dân di cư đến đâu lại tụ họp thành đòan người mới, chung lưng đấu cật, xây cất đền thờ chung, lấy tên làng cũ, tên cố hương đặt cho đất mới khai phá đểnhớ nguồn gốc. Và lấy tên quê cũ đăt cho tên mình. Như Đinh Ti6en Hòang lấy tên nước là Đại Cồ Việt là nhớ tới đất Cồ Đàm. Dòng Cồ Đàm là tổ tông của ông đã mấy chục đời rồi. (Cồ đàm Việt chứ không phải Cồ Đàm Ấn – vì Gautama là một chi phái của Đại Cồ Đàm xa xưa. Điều đ1 càng chứng tỏ Bách Việt đã ở dẫy Quân Luân và thông thạo tiếng Zend, tiếng Phạn, cùng là giáo lý Đức Bụt Tổ - Tiên Tổ (Bean Po).

Phong trào di dân xảy ra khắp vùng Tả Cung Tiên – nghĩa là vùng TamĐảo. Chính vì thế mà dân di cư phần lớn là dòng Mân Việt, Âu Việt, Nam Việt và Đông Việ từ Bắc núi Kinh (Bắc Kinh) tìm vào lập cư sống nghề chài lẫn nông trại các vùng phía Nam sông Dương Tử, phía Tây giáp Thủy Phủ, Chung Kinh, Lâm Thao (Thiếu Lâm), Phong Châu (Đô Bàng). Phía Đông là Triều Châu, PhúcKiến (bản đồ xưa gọi vùng này là Phúc Châu (fon chow), đi xuống Tây Giang (Si Kiang) và Quảng Đông (Can ton).

Họ di dân theo các đèo băng qua Ngũ Lĩnh như dèo Yết Dương. Đèo Lâm Yên cũng gọi là Việt Thành.Đèo Lâm Nguyên sát Trường Sa.

Đèo gọi Lâm Nguyên là do Sử Lộc tướng Tần Thủy Hòang mở xuống qua châu Lương. Bà Lũ Hậu lại sai Chu Báo đánh Triệu Đà cùng đi qua đấy, nhưng Triệu Đà đắp Việt Thành để chống lại, cho nên còn gọi đèo Lâm Nguyên là Việt Thành. Đời Vũ Đế đánh họ Triệu, một cánh quân từ Linh Lăng kéo ra suối sông Ly Thủy (I Achang) xuống Trường Sa (chang sha) cùng đi theo đường đèo Lâm Nguyên.

Đèo Đại Dũ, rặng Đài Lĩnh đi từ Giang Tây xuống Quảng Đông, được nhà Đường sử dụng cho mở thêm để đem quân xuống nam, do lời xin của Trương Cửu Linh.

Đèo núi Tường Kha qua đất Thục vào tới Thành Đô (Tứ Xuyên) và sang đông nam vào Giang Nam – tức Hữu Giang hay Tây Giang. Cả vùng này tức là phía Nam sông Dương Tử trở xuống đều gọi chung là một quận của đời Tấn đấy là Tượng Quận, hay Tượng Lâm.

Sau này mất thêm đất đến đời Tề thì thành Giao Châu. Giao Châu là dư địa của Tượng Lâm.Và thế cục GIAO CHỈ từ đó biến mất ngầm hiểu là trấn Giao Châu. Nhưng lúc đó Tam Đảo còn dấu vết là vùng phía nam Trường Giang. Xin đọc mấy dòng trong Nam Tề Châu quận chí (trích của Nguyễn Siêu sách P.Đ.Đ. D chí trang 22).

“Giao Chỉ thuộc Giao Châu trấn là một đảo giữa bể, trong bài châm của Dương Hùng viết rằng : Giao Châu xa cách, nứoc, lẫn chân trời, ngòai giáp nam di, châu báu sản nhiều, không đâu sánh kịp…”

Kết luận: Vậy tóm tắt lại thì đồ cục Tam Đảo thời Kinh Dương Vương là ba hòn đảo đột lên giữa các vùng đầy nước, rộng lớn như bể. Qua một thời địa chấn biến đổi, mặt đất được bồi lấp, người sinh sôi nẩy nở, phải di dân vì chiến tranh cướp đất xẩy ra. Đấy là mở ra cuộc Nam tiến, đông nam tiến. Từ đó địa đồ nước thay đổi.

Hơn nữa theo ngôn từ khoa Phong thủy Địa ly Nước là Dương, cho nên Tam đảo ở giữa Tam Dương. Mà Nước Dương đang thay đổi từ biển sang hồ, hoặc bị phủ đất lên trên thành Bình Dương do phần lớn hệ thống Cửu giang mà Dương Tử cầm trịch.

Vậy Đông Dương xưa là Tam Đảo, nhưng vì Tam Đảo biến thành Bình Dương còn lại núi và đất thì Tam Đảo còn lại chỉ núi Tam Đảo.

Như thế Núi Tam Đảo hiện nay là chứng ứng tinh của Tam Đa – Tam Dương thời 18 vua Hùng, hoặc là kết tác xứ của Dương Đương Đạo.”

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Gia Nhân rất nhiều.

Đây là những tài liệu quý minh chứng cho luận điểm của tôi về sự rút lui của giống nòi Lạc Việt về phía Nam Ngũ lĩnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giai đoạn huyền sử trong ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (1697) và KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (1884)

Trần Xuân An

Nguồn: http://c.1asphost.com/TrXuanAn/an/suy_nvms...tlscdnta_b1.htm

1

<h5 style="margin: 0in 0in 0pt; text-indent: 0in; line-height: normal;">Huyền sử và quan niệm về việc viết lịch sử</h5>

Các nhân vật và sự kiện lịch sử một khi được ghi nhận như những con người trần phàm với những sự việc cũng trần phàm nhưng rất đáng kể, cần ghi lại trong kí ức dân tộc, trong sách sử, khi ấy, sử kí đã thật sự bước hẳn sang giai đoạn phi huyền sử. Tuy nhiên, trước khi xuất hiện các sử gia tỉnh táo, sáng suốt như vậy với các ghi chép, các bộ sử, lịch sử những dân tộc, đất nước hình thành tự lâu đời, cách đây khoảng bốn ngàn (4.000) năm như Việt Nam ta, không thể khác được, cũng phải trải qua một giai đoạn huyền sử khá dài.

Huyền sử là sự thật lịch sử xen lẫn với nhiều yếu tố thần thoại, truyền thuyết khá mơ hồ, phi thực, huyễn hoặc và cũng rất bay bổng. Điều này cũng tương ứng với giai đoạn loài người nói chung đang sống và tư duy, cảm xúc theo khả năng nhận thức, lí giải mọi sự một cách hư hư thực thực, chưa phân biệt rạch ròi thần thánh, ma quỷ với con người trần tục.

Trên mặt đất chưa hề được những nhát thuổng, chiếc bay của giới khảo cổ học hiện đại chạm đến, giai đoạn huyền sử hàng ngàn năm trước công nguyên .

Tình trạng giai đoạn huyền sử như thế, nên các sử gia đời Trần như Lê Văn Hưu (1230 – 1322) không thể xem di tích tín ngưỡng – lịch sử, truyền thuyết lịch sử, ca dao lịch sử đích thực là sử. Đã đành như vậy. Nhưng xem đó là tài liệu lịch sử để tham cứu, đãi lọc, hầu như Lê Văn Hưu cũng từ chối. “Nhâm thân, [Thiệu Long] năm thứ 15 (1272), (Tống Hàm Thuần năm thứ 8, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng sắc soạn xong Đại Việt sử kí từ Triệu Vũ đế đến Lý Chiêu Hoàng, gồm 30 quyển” (1). Rõ ràng Lê Văn Hưu và Quốc sử viện chỉ biên soạn về giai đoạn phi huyền sử, từ Triệu Đà (ở ngôi: 207 – 136 tr. c. ng.) đến Chiêu Hoàng, nữ hoàng duy nhất và cuối cùng của triều Lý (1225). Giai đoạn huyền sử từ Lạc Long quân đến An Dương vương không được Đại Việt sử kí (1272) đề cập đến.

Huyền sử chỉ được ghi chép vào chính sử bởi Ngô Sĩ Liên (không rõ năm sinh và năm mất), một sử gia lớn, từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), đỗ tiến sĩ thời Lê Thái Tông (1434 – 1442), được Lê Thánh Tông (1460 – 1497) trao trọng trách biên soạn Đại Việt sử kí toàn thư (bản 1479) (2).

Về sau, cho đến thời Nguyễn, bộ sử lớn thứ hai trong ba bộ sử lớn của nước ta, sau bộ Toàn thư (1697) và trước bộ Đại Nam thực lục (kể cả các kỉ thuộc nửa sau thế kỉ XIX (*)), là Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1884) (3). Cương mục, các sử gia Quốc sử quán (từ 1856 đến 1884) cũng ghi chép, khảo cứu lại giai đoạn huyền sử này. Tất nhiên, Quốc sử quán triều Nguyễn còn duy lí hơn cả Sử quán nhà Hậu Lê, nên gạt bỏ một phần các truyền thuyết lịch sử đã được Ngô Sĩ Liên ghi chép, bình luận.

Phải chăng sự duy lí ấy là rất đáng tiếc? Phải chăng thần thoại, truyền thuyết, ca dao lịch sử không phải không xứng đáng là tài liệu lịch sử?

2

Sự bàn luận về việc chép sử giữa các sử gia và giữa sử gia với nhà vua qua từng thời kì, từ các triều Trần, Lê đến Nguyễn

Đại Việt sử kí toàn thư được khắc in, ban hành trong cả nước, vào tháng trọng đông (tháng 11) năm Đinh sửu (1697), niên hiệu Chính Hoà thứ 18, đời vua Lê Gia Tông, đời chúa Trịnh Tạc, với tên gọi trong Cương mụcQuốc sử thực lục (4). Đó là bộ sử được biên soạn nối tiếp bởi các sử quan thuộc Quốc sử viện triều Trần, Sử quán triều Lê cùng các sử gia chủ biên: Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Tung (viết tổng luận), Phạm Công Trứ, Lê Hy. Trong đó, Ngô Sĩ Liên là người trực tiếp biên soạn quyển I của ngoại kỉ, viết về kỉ Hồng Bàng thị (2878 – 256 tr. c. ng.) và kỉ Nhà Thục (257 – 208 tr. c. ng.). Và chính ông là người duy nhất được đề tên ngay trên quyển I này: “Triều Liệt đại phu, Quốc tử giám tư nghiệp, kiêm sử quan tu soạn, thần Ngô Sĩ Liên biên”, xem như quyển I đó là công trình riêng của ông. GS. Phan Huy Lê cũng đã lưu ý về điều đó (5).

Trong bản Phàm lệ về việc biên soạn sách ĐVSKTT. (1479), Ngô Sĩ Liên trình bày gián tiếp và trực tiếp quan điểm của ông về giai đoạn huyền sử, trước hết là để “nối đại thống của Hùng vương” (6):

“- Kinh Dương vương là vua bắt đầu được phong của nước Đại Việt, cùng với Đế Nghi [Trung Hoa – TXA. chua thêm (ct.)] đồng thời, cho nên chép năm đầu ngang với năm đầu của Đế Nghi.

- Những việc chép trong ngoại kỉ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép. Từ Hùng vương trở về trước, không có niên biểu, thứ tự các đời vua truyền nhau không thể biết được, có thuyết nói là 18 đời, sợ chưa chắc đã đúng” (6).

Nhưng Lê Tung vẫn là người được dịp bàn sâu viết rộng hơn cả, bởi ông được phép viết bài “Việt giám thông khảo tổng luận” vào năm Giáp tuất (1514), niên hiệu Hồng Thuận thứ 6, với s lượng trang chữ đáng kể. Chả là Lê Tương Dực muốn được đọc bài rút gọn, chỉ gom nhặt điều cốt yếu, có lời bình, khi Vũ Quỳnh làm xong Đại Việt thông giám thông khảo, nên Lê Tung được dịp phát huy trí tuệ của mình (7). Về sau, bài tổng luận được các sử gia kế tục đánh giá tốt, và giữ lại, trang trọng đặt ở vị trí cuối của phần đầu sách.

Qua bài tổng luận, Lê Tung viết về giai đoạn huyền sử như sau:

“Kể từ khi Kinh Dương vương, họ Hồng Bàng nối dòng dõi Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình, sáng rõ đạo vợ chồng, theo đúng nguồn phong hoá, vua thì lấy đức mà cảm hoá dân, giũ áo khoanh tay (8). Dân thì cày ruộng, đào giếng, ra ngoài thì làm lụng, trở về thì nghỉ ngơi, chẳng phải là phong tục thái bình cổ của Viêm Đế ư?

Lạc Long quân nối đời Hồng Bàng, lấy con gái họ Âu Lạc [Âu Việt? – ct.] mà có điềm lành sinh trăm con trai, tổ của người Bách Việt thực bắt đầu từ đấy, hưởng nước trải nhiều năm, rất là lâu dài, đã giàu thọ lại nhiều con trai, từ xưa đến nay chưa từng có.

Hùng vương nối nghiệp của Lạc Long, chăm ban đức huệ vỗ yên dân, chuyên nghề làm ruộng, chăn tằm, không lo can qua chinh chiến, con cháu nối đời đều gọi là Hùng vương, phúc 18 đời, trải hơn hai nghìn năm, buộc nút thắt dây mà làm chính sự, dân không gian dối, có thể thấy được phong tục thuần hậu quê mùa vậy. Đến vua sau đức kém, lười chính sự, bỏ sửa sang vũ bị, ham mê tửu sắc làm vui, binh nước Thục vừa đến thì quốc thống bèn mất.

An Dương vương, phía tây thì dời sang Ba Thục, phía nam thì diệt vua Hùng Vương, đóng đô ở Loa Thành, giữ nước Âu Lạc, nhờ được nỏ móng rùa, đánh lui quân nhà Tần, quen mui đánh thắng, yên vui sinh kiêu, quân Triệu đến đánh mà cõi bờ không giữ được” (9).

Đến triều Nguyễn, ngày 15 tháng 12 năm thứ 8 (22. 01. 1856), khi ban dụ chỉ về việc khởi công biên soạn lịch sử dân tộc, Tự Đức cũng đã đề cập đến “nước Việt ta từ thời Hồng Bàng” (10), không thể không biên soạn về giai đoạn huyền sử, từ Hồng Bàng đến An Dương vương. Tuy vậy, cũng có sự tranh luận với những ý kiến khác nhau. Trong đó, có ý kiến mặc dù đơn độc như của Đặng Quốc Lang nhưng cũng được bảo lưu và tấu nghị lên nhà vua.

Tổng tài, phó tổng tài Phan Thanh Giản, Phạm Xuân Quế cùng các toản tu trong Việt sử cục đã tham khảo các bộ chính sử của Trung Hoa biên chép về giai đoạn huyền sử của họ và nhận thấy, họ gạt bỏ Bàn Cổ, Tam Hoàng, chỉ chép bắt đầu từ Phục Hi hoặc muộn hơn, từ đời Đường Nghiêu. Tấu nghị viết: “Nay tra cứu Sử cũ của nước ta chép về thời Hồng Bàng thị, có danh hiệu Kinh Dương vương, Lạc Long quân, nhưng lúc ấy là thời đại thượng cổ, hãy còn hỗn độn lờ mờ, tác giả chỉ dựa vào chỗ bâng quơ mà biên soạn ra, rồi e rằng không có gì là căn cứ để cho người ta tin, lại phụ hoạ theo truyện Liễu Nghị đời Đường của nhà tiểu thuyết để làm chứng cứ” (11). Việt sử cục triều Nguyễn chỉ căn cứ vào những tư liệu khả tín. Tấu nghị viết tiếp: “Xét về thời Hùng vương lập quốc, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô đóng ở Phong Châu, chia nước ra 15 bộ, từ đấy mà đi, trong nước mới dần có chế độ, cha truyền con nối trải 18 đời, kể hai ngàn năm có lẻ. Trong các đời ấy có một vài dấu vết chép trong sử Trung quốc […]. Những việc kể trên còn có chứng cứ để tin. Như thế thì sử nước ta chép từ đời Hùng vương […]. Vậy nghĩ định bộ Việt sử này, về việc gây dựng quốc thống, nên bắt đầu từ đời Hùng vương. Còn những việc về Kinh Dương và Lạc Long thì sẽ theo sự truyền văn chua phụ ở dưới, như thế có thể hợp với cái nghĩa “dĩ nghi truyền nghi” (11). Và, ý kiến về một kỉ khác: “An Dương vương là người nước ngoài…” (11)!

Ý kiến đơn độc của Đặng Quốc Lang cũng được bản tấu nghị ghi rõ: “Trong bọn chúng tôi duy có Đặng Quốc Lang trộm nghĩ rằng niên kỉ Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương vương, Lạc Long quân, Hùng vương, dầu rằng thế đại cách nay đã quá xa, không có văn tự lưu truyền lại, những việc chép phần nhiều hoang đường quái dị, nhưng bấy giờ đã đặt kinh đô, đã dựng nước, trải qua năm tháng khá dài lâu, các ông vua ấy đều là vua mở đầu của nước ta. Năm Hồng Đức thứ 10, sử thần triều Lê là Ngô Sĩ Liên biên tập Đại Việt sử kí. Lúc ấy Thánh Tông Thuần hoàng đế là một ông vua yêu chuộng văn học, hạ chiếu cho tìm sách dã sử và truyện kí xưa nay lưu trữ ở các nhà tư, để việc tham khảo được đầy đủ. Bộ sách ấy Ngô Sĩ Liên dứt khoát chép từ đời Hồng Bàng, nhận định Kinh Dương vương là vua mở đầu quốc thống. Bấy giờ bọn bầy tôi vào hạng nho học rất nhiều, mà không có một người nào chê là không hợp lẽ. Vả lại, bộ sách soạn xong đã hơn ba trăm năm nay, trải qua đời Hồng Thuận và Cảnh Trị, lại hai lần kén chọn bọn nho thần biên soạn, khảo cứu, đính chính, trong khoảng các năm ấy không thiếu gì những bậc học rộng thấy xa, mà cũng không thay đổi gì khác cả. Thế thì bộ sử do Sĩ Liên biên soạn trước đây, tưởng cũng không phải soạn ra bằng cách hão huyền không thực. Nay nếu bộ Việt sử này chỉ bắt đầu chép từ đời Hùng vương, còn những việc về đời Kinh Dương và Lạc Long chỉ chua ở cuối phần chép đời Hùng vương, e rằng không thể nào làm cho đầy đủ thế thứ và sáng tỏ gốc nguồn được” (12).

Bản tấu nghị kết thúc: “Về niên kỉ Hồng Bàng thị, nên chép bắt đầu từ đời vua Kinh Dương và Lạc Long, cần định xem việc gì hợp với lẽ phải thì chép, rồi sẽ chép tiếp đến Hùng vương, để tỏ rõ chỗ mở đầu quốc thống, còn những việc hoang đường quái dị, cũng hãy cứ ghi lại những truyền thuyết mà chua phụ ở dưới phần “mục” (13).

Trong dụ chỉ II (12. 9. 1856), vua Tự Đức nêu một câu hỏi khá sắc lạnh để nhắc nhở phương châm của sử gia: “Vậy thì, đối với nghĩa ‘bỏ việc quái dị, nói việc bình thường’ của nhà làm sử, có thể chép như thế được không?” (14). Tự Đức viết dụ tiếp, với sự “chuẩn y cho chép bắt đầu từ đời Hùng vương, để nêu rõ quốc thống nước ta từ đấy. Còn hai kỉ Kinh Dương và Lạc Long thì chuẩn cho chua phụ ở sau việc đời Hùng vương, để hợp với việc ‘dĩ nghi truyền nghi’” (14). Tất nhiên, về An Dương vương, dụ chỉ của Tự Đức vẫn chuẩn cho chép vào phụ lục, không xem là chính thống… (14).

Trải qua nhiều đời tổng tài Quốc sử quán, từ Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, cuối cùng đến Nguyễn Văn Tường, với sự duyệt nghị của phó tổng tài Lê Bá Thận (1871), duyệt kiểm của toản tu Phạm Huy (1872), phúc kiểm của tế tửu Bùi Ước (1876), duyệt đính của Quản Hàn lâm viện ấn triện Nguyễn Tư Giản (1878), cuối cùng là duyệt kiểm của phó tổng tài Phạm Thận Duật, toản tu Vũ Nhự (1881) cùng các tập thể sử quan tên tuổi được ghi lại, mãi đến năm Kiến Phúc nguyên niên (1884), Phạm Thận Duật cùng Vũ Nhự đã dâng tiến biểu để khắc in. Tiến biểu (1884) viết về giai đoạn huyền sử: “Bắt đầu chép từ lúc dựng nước Văn Lang, nêu rõ gốc nguồn vương thống; chép việc sai quan của Đường đế làm tỏ tên cõi Nam Giao. […] Người đặt tên nước Âu Lạc […] chép ngang như liệt quốc” (15).

3

<h5 style="margin: 0in 0in 0pt; text-indent: 0in; line-height: normal;">Huyền sử từ Toàn thư đến Cương mục</h5>

Về giai đoạn huyền sử, Sử quán nhà Hậu Lê đã biên soạn, lưu giữ lại những gì từ các huyền thoại, truyền thuyết, ca dao lịch sử trong Toàn thư? Ngô Sĩ Liên đã ghi lại huyền thoại của một vị vua gọi là Hoàng Đế, một danh từ chung được sử dụng như danh từ riêng (như thể Thượng Đế) (16). Hoàng Đế đã định bờ cõi cho Bắc (Trung Hoa) và Nam (Việt Nam), một cách công bằng để cùng đối sánh. Nước ta bấy giờ có tên gọi là Giao Chỉ (đất của xứ Giao Long (17)) và Việt Thường thị, cuối cõi Bách Việt. Kỉ Hồng Bàng thị khởi đầu từ đó, với ba niên hiệu: Kinh Dương vương (Lộc Tục), Lạc Long quân (Sùng Lãm), Hùng vương (không rõ tên huý, trải 18 đời đều xưng là Hùng vương [hoặc Lạc vương]). Toàn thư ghi cả chuyện Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở ra trăm con trai, tổ của Bách Việt (trăm xứ Việt), và lời chia tay, chia con giữa mẹ Âu [Việt] – cha Lạc [Việt], người lên núi, kẻ về biển. Và vua Hùng lên ngôi, đóng đô ở Phong Châu, đặt quốc hiệu là Văn Lang, chia nước ra làm mười lăm bộ, đặt Lạc hầu, Lạc tướng, hoàng tử gọi là quan lang, công chúa gọi là mị nương, quan coi việc là bồ chính (bồ chính được thế tập, với thể chế phụ đạo). Toàn thư viết về tục vẽ mình, đặc biệt là truyện Thánh Gióng vào đời Hùng vương thứ 6, chuyện biếu chim trĩ trắng cho vua Phương Bắc nhà Chu, và huyền thuyết Sơn Tinh – Thuỷ Tinh. Đó là những huyền thoại, truyền thuyết hầu như người Việt Nam nào cũng biết. Tất cả đã trở thành kí ức mãi mãi không phai mờ của dân tộc.

“Trở lên là (kỉ) Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương vương được phong năm Nhâm tuất, cùng thời với Đế Nghi [Phương Bắc – ct.], truyền đến cuối thời Hùng vương, ngang đời Noãn vương nhà Chu năm thứ 57 (258 t. c. n.) là năm Quý mão thì hết, tất cả 2.622 năm (2879 – 258 t. c. n.)” (16).

Đó là đoạn Toàn thư kết lại để chuyển sang kỉ Hùng vương (18).

Cương mục hầu như cũng chép y nguyên như Sử cũ (ở đây là Toàn thư), chỉ khác cách sắp xếp như tấu nghị, dụ chỉ, phàm lệ đã bàn khá cụ thể. Do cách quan niệm về sử, nên truyền thuyết Mẹ Âu Cơ và Trăm trứng (trăm con trai) chỉ được đặt vào phần lời chua thêm, lại lược bỏ hẳn hai truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh; nhưng lại căn cứ vào sách Cương mục tiền biên của Lý Kim Tường và Thông chí của Trịnh Tiều để chép việc sứ thần Việt Thường thị sang Trung Hoa tiến rùa thần, trên lưng có chữ khoa đẩu (kiểu chữ thời nhà Chu, 1134 – 250 tr. c. ng.), khiến vua Nghiêu phải sai quan chép lấy, gọi là Quy lịch (lịch rùa) (19).

Không chỉ thời Hùng vương, huyền sử còn là giai đoạn Thục Phán An Dương vương trị vì nước Âu Lạc (Âu Việt + Lạc Việt) (*).

So với Toàn thư, rõ ràng Cương mục thể hiện một tinh thần duy lí, khoa học ở mức độ cao hơn. Ở Toàn thư, phần phụ chỉ có lời bình của sử gia, còn ở Cương mục là những tiểu mục cẩn án, lời chua rất chi tiết, cụ thể, có đối chiếu với nhiều thư tịch cổ của Trung Hoa, sách sử của danh sĩ trong nước, có trích dẫn nguyên văn các sách ấy, do Quốc sử quán biên soạn. Riêng sách đối chiếu, có đến hàng chục bộ: Đường thư địa lí chí; Thái Bình hoàn vũ kí của Nhạc Sử triều Tống; Kinh Thi; An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng; Lịch sử cương mục bổ; Thông giám tập lãm; Dư địa quận quốc thiên hạ; Đại Thanh nhất thống chí; Địa dư chí của Nguyễn Trãi (đời Hậu Lê); Kinh Thư; Tập truyện kinh Thư của Thái Trừng; Thông chí của Trịnh Tiều; Cương mục tiền biên của Lý Kim Tường; Sử kí của Tư Mã Thiên; Phương dư kỉ yếu… Đặc biệt, lại có thêm lời châu phê của Tự Đức.

Xin dẫn một phần của một lời chua tiêu biểu như sau: “Truyền mười tám đời: ‘An Nam chí nguyên’ của Cao Hùng Trưng chép: “Giao Chỉ khi chưa đặt làm quận huyện, bấy giờ có ruộng Lạc, theo nước triều lên xuống mà làm ruộng; khai khẩn ruộng ấy là Lạc dân, thống trị dân ấy là Lạc vương, người giúp việc là Lạc tướng, đều dùng ấn đồng, thao xanh. Nước gọi là Văn Lang. Phong tục thuần hậu, mộc mạc, chưa có chữ nghĩa, còn dùng lối thắt dây làm dấu ghi nhớ; truyền được mười tám đời”” (20).

Nói đúng hơn, huyền sử với các thần thoại, truyền thuyết, kể cả ca dao có dấu vết lịch sử (như Chàng về thiếp một theo mây, Con thơ để lại đất này ai nuôi) là sự thật lịch sử được phản ánh bằng thi pháp đặc trưng của tư duy cổ đại. Nhưng không chỉ thế. Các thư tịch cổ Trung Hoa và Việt Nam thuở xa xưa được tra cứu nói trên cũng đã góp phần quan trọng để chứng minh giai đoạn huyền sử này: lịch sử thời Hùng vương dựng nước là có thật, chứ không phải là huyền hoặc.

Sự thật lịch sử thời Hùng vương dựng nước này và cả thời Thục Phán An Dương vương cũng còn được chứng minh một cách không thể bác bỏ bằng các ngành khoa học hiện đại về sau: khảo cổ học, nhân chủng học, dân tộc học, ngôn ngữ học (phân môn ngữ âm lịch sử); địa lí học nhân văn, cổ sinh vật học với sự vận dụng các thành tựu của các khoa học thực nghiệm như hoá học, vật lí học, địa chất học… Văn học cũng có sự đóng góp nhất định cho sử học. Cho đến nay, các công trình sử học của các nhà nghiên cứu sử đã đi sâu vào việc này.

4

Tinh thần khoa học đích thực đối với huyền thoại, truyền thuyết và ca dao lịch sử

Không thể nói khác được, rõ ràng các sử gia Trần – Lê – Nguyễn đã dần dà đẩy các huyền thoại, truyền thuyết, ca dao lịch sử về phía văn học, ngành khoa học chuyên nghiên cứu các sản phẩm của nghệ thuật hư cấu! Không những Cương mục thẳng thừng gạt bỏ những truyền thuyết lịch sử thuần chất hoặc pha đậm yếu tố cắt nghĩa hiện tượng thiên nhiên – xã hội cực kì tuyệt vời như Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh mà cả những cổ tích phản ánh tự nhiên – xã hội thời Lạc Long quân như chùm truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh, thời Hùng vương như An Tiêm, Chử Đồng Tử – Tiên Dung, Trầu cau, Bánh chưng bánh dầy cũng bị gạt nốt ở Toàn thư! Không nghi ngờ gì nữa về hiện thực phản ánh, đó là thời Hùng vương dựng nước, khi mỗi câu chuyện cổ ấy đều bắt đầu: “Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng thứ 6…”; “ngày xửa ngày xưa, vào thời Hùng vương thứ 18…” (21). Tất nhiên văn học không bao giờ từ chối những di sản quý báu đến thế! Đó là di sản cổ không có gì có thể thay thế nổi.

Khi nhận định rằng có sự tiến bộ về tinh thần khoa học lịch sử của các thế hệ sử gia từ triều Trần, đến

Hậu Lê và kế tiếp sau đó là triều Nguyễn, không thể không nhớ lại câu nhắc nhở của Tự Đức trong bản dụ chỉ II (12. 9. 1856) về việc biên soạn Cương mục. Bấy giờ, vua Tự Đức nêu một câu hỏi khá sắc lạnh để nhắc nhở phương châm của sử gia: “Vậy thì, đối với nghĩa ‘bỏ việc quái dị, nói việc bình thường’ của nhà làm sử, có thể chép như thế được không?” (14).

Tuy nhiên, thế là khoa học nhưng thật sự chưa phải khoa học. Gạt bỏ phần quái dị, thực thực hư hư của các yếu tố hoang đường, thần thánh, ma quỷ xen lẫn với nhân vật, sự kiện lịch sử trần phàm là do ý thức duy lí của nhà nho. Tuy nhiên, nói một cách khái quát, mức độ khoa học ấy còn hạn chế, ở chỗ chưa bảo lưu toàn vẹn vốn cổ thời hồng hoang, cổ đại của nhân loại nói chung, tổ tiên người Việt Nam chúng ta nói riêng. Ở trình độ khoa học hiện đại, phát triển đến mức cao hơn thế kỉ XIX trở về trước, các nhà nghiên cứu lịch sử chính trị – xã hội (bao gồm cả kinh tế, văn hoá…) và các nhà nghiên cứu văn học đều khai thác bằng phương pháp giải mã các yếu tố hoang đường, thần tiên và quái dị, để tìm thấy những dấu tích của sự thật lịch sử vốn đã được mã hoá. Trào lưu giải huyền thoại hiện nay lại thô bạo, phá phách, tục tĩu, thực chất là phản khoa học và vô ơn đối với cổ nhân. Tôi chợt nhớ một câu danh ngôn: “Bắn vào quá khứ bằng súng lục, quá khứ sẽ nã vào hiện tại và tương lai bằng đại bác”.

Tp. HCM., khởi thảo vào 15 giờ 12’ chiều ngày 19. 06. 2004 (02. 05. Giáp thân HB4);

viết xong : 15 giờ 59’, 20. 06. HB4 (03. 05. G. thân HB4).

Cước chú của bài Giai đoạn huyền sử trong Đại Việt sử kí toàn thư…:

(1) Đại Việt sử kí toàn thư, (gọi tắt là Toàn thư), bản in nội các quan bản (1697), bản dịch (3 tập), tập 2, Nxb. Văn hoá – Thông tin, 2003, tr. 55 (BK. [bản kỉ], q. V, tờ 33a – 33b). TXA. in nghiêng (ing.) và in đậm (iđ.) tên bộ sử (chỉ gồm bốn chữ: Đại Việt sử kí) do Lê Văn Hưu và Quốc sử viện triều Trần soạn.

(2) Xin phân biệt với bộ sử hoàn chỉnh, cũng lấy lại nguyên tên sách (ĐVSKTT.), khắc in về sau, vào năm 1697. ĐVSKTT. (1697), thường được gọi tắt là Toàn thư (1697) vốn đã chỉnh lí, tục biên từ bộ sử hoàn thành năm 1479 bởi Ngô Sĩ Liên và Sử quán triều Hậu Lê. Xin xem thêm bài khảo cứu “ĐVSKTT., tác giả, văn bản, tác phẩm” của GS. Phan Huy Lê, được đặt ở phần giới thiệu đầu bản dịch Toàn thư, tập 1, sđd., tr. 13 – 110.

(*) Những thời điểm hoàn tất và khắc in các kỉ tiền biên và các kỉ chính biên (từ kỉ thứ nhất đến kỉ thứ ba chính biên) của bộ Đại Nam thực lục, là trước 1879. Ba kỉ chính biên kế tiếp, từ kỉ thứ tư [1847 – 1883] đến kỉ thứ năm [1884 – 1885], kỉ thứ sáu [1885 – 1888], được biên soạn và khắc in trong thập kỉ cuối của thế kỉ mười chín (XIX), thập kỉ đầu của thế kỉ hai mươi (XX).

(3) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1884) (gọi tắt là Cương mục), tiền biên và chính biên, bản dịch, 2 tập, Nxb. Giáo Dục, 1998.

(4) Cương mục, sđd., tập 2, tr. 378 (Chb. [chính biên] XXXIV, tờ 40 – 41).

(5) Toàn thư, bản dịch, tập 1, sđd., bài giới thiệu của GS. Phan Huy Lê, “ĐVSKTT., tác giả, văn bản, tác phẩm”, tr. 46.

(6) Toàn thư, sđd., tập 1, tr. 127 & 128 (Phl. [phàm lệ], tờ 1a & tờ 1b – 2a).

(7) Toàn thư, sđd., tập 3, tr. 114 (BK., q. XV, tờ 24b). Xem thêm cước chú của hai dịch giả Hoàng Văn Lâu & Ngô Thế Long về ghi nhận của Phan Huy Chú: để tiện đọc!

(8) Xem cước chú (9): Cước chú của dịch giả Ngô Đức Thọ: Ý nói, vua chỉ cho phép thường mà trị nước, không bày đặt chính lệnh phiền nhiễu.

(9) Toàn thư, sđd., tập 1, tr. 150 (Tl. [tổng luận], tờ 3b – 4a). TXA. in đậm (iđ.), in nghiêng (ing.) & chua thêm (ct).

(10) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 17 (Dch. [dụ chỉ] I, tờ 1).

(11) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 21 – 23 (Tng. [tấu nghị], tờ 3 – 4).

(12) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 25 – 26 (Tng., 6 – 7).

(13) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 27 (Tng., 8). Mỗi tiểu mục có 2 phần: cương (tiêu đề, cốt yếu) và mục (diễn giải chi tiết).

(14) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 29 – 30 (Dch. II, 9 – 10).

(15) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 55 (Tnb. [tiến biểu], 3). Trong những ngày sau cuộc Kinh đô quật khởi và bị thất thủ (05. 7. 1885), “… cái đã làm cho chính Nguyễn Văn Tường cũng phải khóc là việc thiêu huỷ kho lưu trữ ở hầu hết các Bộ và của Thư viện Quốc gia; những thiệt hại của các phòng viết sử biên niên (Quốc sử quán), của Quốc gia ấn quán, các bản gỗ rời khắc lịch sử bằng chữ Hán đã biến mất” (Jean Chesneaux [dẫn lời thú nhận của linh mục Pène-Siefert, kẻ đi theo đoàn quân xâm lược], “Đóng góp vào lịch sử dân tộc Việt Nam” [Contribution à l’Histoires de la Nation Vietnamiene], tr. 134), dẫn lại từ: Nguyễn Đắc Xuân, Hỏi đáp về triều Nguyễn và Huế xưa, tập 6, Nxb. Trẻ, 2003, tr. 56 – 57. May thay, bản thảo gốc Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1884), Đại Nam thực lục, tiền biên & ba kỉ chính biên (I, II, III [từ Gia Long đến Thiệu Trị]), và phần lớn châu bản thời Tự Đức – Hàm Nghi vẫn còn tồn tại, nên hôm nay giới sử học có được tư liệu gốc để nghiên cứu!

(16) Toàn thư, sđd., tập 1, tr. 171 – 178 (NK., q. I, tờ 1a – 5b). TXA. ct..

(17) Chỉ: vùng đất; giao: giao long. Không phải theo cách giải thích sai lầm: hai ngón chân cái giao nhau. Xem: Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hoá – Thông tin tái bản, 2002, tr. 35: Vùng đất của nhân tộc xem Giao Long là vật tổ (tô-tem): Con rồng cháu tiên.

(18) Toàn thư, sđd., tập 1, tr. 174 (NK., q. I, tờ 2b): Trong kỉ Hồng Bàng thị, Ngô Sĩ Liên có lời bình về hôn nhân đồng huyết: “Xét sách ‘Thông giám ngoại kỉ’ nói: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng?”. Cước chú của dịch giả: “Thông giám ngoại kỉ” là phần ngoại kỉ thuộc bộ sách “Tư tri thông giám” của Tư Mã Quang (đời Tống).

(19) Theo chú thích của dịch giả Ngô Đức Thọ: Về Việt Thường thị, sách Thuỷ kinh chú, Cựu Đường thư cho là ở quận Cửu Đức (tức Hà Tĩnh nước ta hiện nay); nhưng các sách Văn hiến thông khảo, Minh sử, Minh nhất thống chí lại cho là thuộc vùng đất về sau thành nước Lâm Ấp (Chiêm Thành).

(*) Xin xem bài “An Dương vương, ‘giặc Thục’ hay anh hùng bi tráng?” (Trần Xuân An).

(20) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 73 (Tb.I, 2). TXA. iđ..

(21) Có người cho rằng các cổ tích này được gia công về sau (thời Lý – Trần: Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp; thời Trần: Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên)! Đó không phải là ý kiến thoả đáng.

(14) Cương mục, sđd., tập 1, tr. 29 – 30 (Dch. II, 9 – 10). TXA. iđ..

TRầN XUÂN AN Ngày đăng: 12.4.2008 - Số lượt xem : 478

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tình cờ trong khi tìm tư liệu về "Bà Mụ" Phoenix bắt gặp thông tin này ở trang web của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định. Ai có thêm thông tin về chi tiết bôi đậm dưới đây vui lòng chia sẻ. Trân trọng cảm ơn!

"..

Quan Thánh Đế Miếu thờ ba vị: Quan Vân Trường ở giữa, mặt đỏ, râu dài. Bên trái là Châu Thương (còn gọi là Châu Xương), mặt đen, tướng dữ tợn. Bên phải là Quan Bình mặt trắng hiền từ. Đó là những nhân vật lịch sử đời Tam Quốc ở Trung Hoa (219 - 265 SCN). Người Hoa ở miền Nam Trung Quốc và người Hoa ở các nước vùng Đông Nam Á đều thờ 3 vị này. Người Hoa ở vùng Hoàng Hà không thờ...."

Link: Mời xem tại đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bốn ngàn năm Văn Hiến

ĐÔNG BIÊN

Nguồn:taphopdongtam.org

Người Việt Nam vẫn tự hào có “bốn ngàn năm Văn Hiến”. Trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi cáo tri: “Như nước Việt Nam ta từ trước - Vốn xưng Văn Hiến đã lâu..” Đến vua Thái Tổ nhà Minh, nước Tàu cũng gọi Việt Nam là “Văn Hiến chi bang”. Bản Đăng Đàn Cung, quốc ca thời nhà Nguyễn tấu mỗi khi có đại lễ với lời ca : “ Bốn ngàn năm Văn Hiến nước Nam khang cường là nhờ công đức người xưa…”

Có người căn cứ vào 4 chữ “Văn Hiến Chi Bang” do vua Thái Tổ nhà Minh viết tặng cho sứ thần nhà Trần khi đi sứ sang Tàu là Doãn Thuấn Thuần mà cho rằng danh xưng nước Việt Nam Văn Hiến có từ đấy. Nhưng chính Nguyễn Trãi đã viết rõ trong Bình Ngô Đại Cáo “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đã lâu…”, chứng tỏ dân ta tự xưng Văn Hiến đã lâu chứ không phải ai tặng cho, ban cho và vua Thái Tổ nhà Minh tặng 4 chữ Văn Hiến chi bang chỉ là công nhận một cách công khai danh xưng vốn đã được dân ta tự xưng từ lâu. Vả lại, nếu tên Việt Nam Văn Hiến chỉ mới bắt đầu từ khi Minh Thái Tổ viết tặng 4 chữ “Văn Hiến chi bang” vào năm 1368 thì quả là quá mới, tính đến nay, năm 2006, chỉ mới có 638 năm. Mà dân ta thì đã tự xưng bốn ngàn năm Văn Hiến từ lâu. Tính từ thời lập quốc với họ Hồng Bàng của Kinh Dương Vương, tên nước là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công Nguyên đến thời nhà Lý vào năm 1010-1225 là được khoảng 4000 năm. Vậy thì cụm từ “Bốn ngàn năm Văn Hiến” được truyền tụng có từ thời nhà Lý hoặc trước đó khi dân ta dành được chủ quyền. Đến nay, năm 2006, tính từ thời Kinh Dương Vương lập quốc đã gần 5000 năm, đúng ra là 4885 năm.

Vậy thì căn cứ vào đâu mà dân ta tự nhận là dân tộc có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Tổ tiên, cha ông ta đã có thành tích gì đễ đáng được gọi là Văn Hiến ?

Kể từ thời lập quốc ở vùng Trường Giang, Bắc giáp Động Đình Hồ, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Đông Hải, Nam giáp Hồ Tôn, rồi cứ lần lần “co rút lại như miếng da trâu” (Kim Định), mất đất cho Hoa tộc. Từ thời Xuy Vưu mất Hoa Bắc cho Hiên Viên, đến thời Hùng Vương thứ 6, Hoa tộc do Ân Cao Tông cầm đầu lại xâm lăng Văn Lang, rồi từ đó cho đến đời Hùng Vương thứ 18, nước Văn Lang chỉ còn lại vùng Bắc Việt và Bắc Trung Việt ngày nay.

Vậy thì có gì hãnh diện để tự nhận có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến? Chúng ta truy nguyên để tìm xem Tổ Tiên đã làm gì cho con cháu được tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến.

Một xã hội được gọi là Văn Hiến là một xã hội quy tụ được tiến bộ của nền văn minh thực dụng và nền văn hóa trừu tượng cùng sánh đôi thực hiện có lợi ích cho xã hội.

Về văn minh thực dụng xã hội ta từ thời tối cổ đã biết trồng lúa nước, thuần hóa súc vật, đóng ghe thuyền vượt sông vượt biển đánh cá, nung đất làm những đồ sành sứ, khai thác mỏ đồng tạo tác trống đồng tuyệt vời v.v… Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết các công trình sáng tạo đó.

Chúng ta sẽ tìm hiểu nền văn hóa trừu tượng như thuyết Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch Pháp, Hồng Phạm Cửu Trù, mà người Trung Hoa tự nhận là của dân tộc họ sáng tạo. Có thực như thế không ? Nhưng trước hết hãy tìm về nguồn để xem tộc Hoa và tộc Việt ai là chủ đất Trung Hoa ngày nay và xem ai là chủ của nền văn hóa gọi là Lý Số đó.

THỜI LẬP QUỐC

Dân tộc Việt Nam phát tích từ Hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam) do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh trăm con, gốc tích Bách Việt. Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và Long Nữ. Kinh Dương Vương là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông. Thần Nông là một trong Tam Hoàng thời thượng cổ. ( Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông). Kinh Dương Vương, họ Hồng Bàng, lấy quốc hiệu là Xích Quỷ vào năm 2879 trước Công nguyên. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Lạc Long Quân, Lạc Long Quân truyền ngôi cho con là Hùng Vương, đổi tên nước là Văn Lang.

Thần Nông là một trong Tam Hoàng, có hiệu là Viêm Đế. Thần Nông sanh Đế Khôi, Đế Khôi sanh Đế Thừa, Đế Thừa sanh Đế Minh. Họ Thần Nông truyền đến Đế Minh là cháu 3 đời thì chia làm hai ngành vì Đế Minh đi xuống phương Nam lấy Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục trong khi đó đã có con lớn là Đế Nghi. Đế Minh truyền cho Đế Nghi làm vua phương Bắc và Lôc Tục làm vua phương Nam, hiệu Kinh Dương Vương.

1-THẦN NÔNG BẮC : Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi.

Đế Nghi (2889-2844 TCN)

Đế Lai (2843-2794 TCN)

Đế Ly (2795-2751 TCN)

Đế Du Võng (2752-2696 TCN)

Ngành Thần Nông Bắc đến đây chấm dứt vì bị Hiên Viên xâm lăng cướp ngôi, lấy hiệu Hoàng Đế (2697 TCN). Đó là ông vua khởi thủy cùa dòng Hoa tộc.

2- THẦN NÔNG NAM : Đế Minh truyền ngôi cho Lộc Tục.

Lộc Tục hiệu Kinh Dương Vương (2879 TCN). Lập ra họ Hồng Bàng. Tên nước là Xích Quỷ. Dân Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Tính đến nay, (2006) được 4885 năm.

Lạc Long Quân, sinh trăm con (2794 TCN)

Hùng Vương (2745-258 TCN), 18 đời, tên nước là Văn Lang.

Lĩnh Nam Trích Quái viết về việc Hiên Viên cướp ngôi của Đế Du Võng như sau : “Đế Nghi (2889-2844) truyền ngôi cho Đế Lai cai trị phương Bắc. Nhân khi thiên hạ vô sự bèn sai quân thần là bọn Xuy Vưu thay mình coi quốc sự rồi đi tuần xuống nước Xích Quỷ ở phía Nam…Truyền đến đời Du Võng thì Xuy Vưu làm loạn. Vua nước Hữu Hùng là Hiên Viên đem chư hầu tới đánh không được. Xuy Vưu mình thú mà nói tiếng người, có sức khỏe dũng mãnh. Có người dạy Hiên Viên dùng trống da thú làm lệnh. Xuy Vưu sợ hãi chạy về đất Trác Lộc. Đế Du Võng xâm lăng chư hầu cùng Hiên Viên giao binh ở Phàn Tuyền, đánh ba trận đều thua, bị giáng chức ở đất Lạc ấp rồi chết ở đó. Giòng họ Thần Nông tới đây thì hết.”

Theo đó thì :

Họ Thần Nông đến đời Đế Minh truyền ngôi cho 2 con:

Đế Nghi cai trị phương Bắc,

Lộc Tục cai trị phương Nam.

Phương Bắc ở vùng sông Hoàng Hà, nơi Hiên Viên (Hoa tộc) xâm lăng đánh Xuy Vưu (Việt tộc) để chiếm đất đai. Phương Nam ở vùng sông Dương Tử tức là vùng đất châu Kinh châu Dương, Lộc Tục dùng để đặt đế hiệu là Kinh Dương Vương.. Như thế, vào thời thượng cổ toàn thể nước Tàu đều thuộc về họ Thần Nông Viêm Đế, tổ của dòng Việt tộc.

2- Mãi đến đời Đế Du Võng (2696 TCN) Xuy Vưu làm tướng quốc thì Hoa tộc cầm đầu bởi Hiên Viên mới từ sa mạc tràn vào đánh chiếm phần đất của dòng Thần Nông phương Bắc, tức là vùng sông Hoàng Hà. Những từ Xuy Vưu làm loạn hay Đế Du Võng xâm lăng chư hầu chỉ là danh từ của kẻ chiến thắng (Hoa tộc) gán cho người thua (Việt tộc) kiểu được làm vua thua làm giặc! Sau này các nhà viết sử của ta nhiều khi cũng bị ảnh hưởng mà dùng lối nói của Hoa tộc.

3- Về dòng Thần Nông, đến đời Đế Minh thì chia làm hai ngành, một ở phương Bắc, một ở phương Nam. Từ lâu, dân ta thường nói phương Bắc để chỉ nước Tàu do tộc Hoa cai trị và phương Nam để chỉ nước Việt. Vì vậy mà có sự hiểu lầm về Thần Nông và Phục Hy, cho rằng Phục Hy và Thần Nông là người Tàu gốc Hoa. Xét ra như vậy không đúng vi mãi đến đời Du Võng là cháu 7 đời Thần Nông thì tộc Hoa mới từ vùng sa mạc Tây Bắc tràn vào đánh chiếm vùng đất Hoàng Hà của dòng Thần Nông Bắc. Vậy thì có lẽ nào Phục Hy và Thần Nông là tổ tiên của Hoa tộc được ?

Về nguồn gốc Hoa tộc, theo ông Bình Nguyên Lộc trong cuốn “Nguốn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam” thì Hoa tộc là thứ người lai căn của giống người Trung Á Tokarien (Tocharian, Nhục Chi) và Mông Cổ, vì không có đất sống nên mới tràn vào miền bắc nước Tàu đánh chiếm đất cùa Việt tộc, Theo sử Tàu thì khoảng 3000 năm tr.CN. dân du mục Mông Cổ vượt sông Hoàng Hà đánh Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương Tử của Đế Du Võng…

Khi Hoa tộc chiếm trọn nước Tàu rồi thì đồng hóa dân Việt còn ở lại thành người Hoa hay Hán. Họ cũng đồng hóa các nhân vật huyền sử của Việt tộc, các kinh điển, sử sách Việt tộc làm của họ. Ngay cả đến ông Bàn Cổ của tộc Miêu họ cũng nhận là tổ tiên của Hoa tộc. Vì sự mạo nhận đó mà bao nhiêu sách vở, kinh điển, đã trở thành của tộc Hoa hết mà họ gọi là Thiên Thư do thần tiên truyền cho. Sau ngàn năm bị đô hộ, khi dành lại được tự chủ thì Việt tộc trắng tay, phải đi học lại với kẻ thống trị những vốn liếng của Tổ Tiên bị chiếm đoạt. Nhưng rất may, có những truyền thuyết, những di vật được lưu lại để con cháu ngày sau nhận được di sản của tổ tiên cao quý xứng đáng với danh xưng Văn Hiến ngàn đời. Chúng ta lần tìm từng chứng tích. Nhưng ở đây sẽ không

bàn đến các chứng tích cụ thể như Trống Đồng, như Lúa Nước v.v..hay những di chỉ các nền văn minh Hòa Bình, Đồng Đậu, Đông Sơn v.v.. mà chỉ chú trọng đến các lý thuyết về sáng tạo vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, đó là phần Lý Số đang chi phối xã hội Á Châu và hiện ảnh hưởng tới Tây phương.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Vua Kinh Dương Vương nối nghiệp con cháu Thần Nông, lấy con gái vua Động Đình Quân, tỏ rõ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân…đó chẳng là phong tục thái cổ từ Viêm Đế ư ?” Theo đó nền tảng Văn Hiến Việt tộc đã có từ thời thái cổ.

ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH.

Đời Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh đuổi giặc Ân xâm lăng, vua Hùng tính việc truyền ngôi, mới bảo các con tìm món ngon vật lạ mà có ý nghĩa nhất để dâng lên Tổ Tiên thì sẽ được truyền ngôi cho. Các hoàng tử, Quan Lang, đổ xô đi tìm trân châu hải sản của ngon vật lạ dâng lên vua. Trong khi đó, hoàng tử Lang Liêu đã dùng một thứ ngũ cốc bình thường để làm một thứ bánh có ý nghiã nhất dâng lên vua cha. Lang Liêu dùng gạo nếp giã nhuyễn nắn thành hình tròn gọi là Bánh Dầy để tượng hình trời, lại lấy gạo nếp gói hình vuông để tượng đất, gọi là Bánh Chưng. Bánh Dầy Bánh Chưng tượng trưng cho Âm Dương. Bánh chưng ở trong có nhân thịt, đậu xanh, gạo nếp, gói bằng lá dong, nấu trong nước tượng trưng cho Ngũ Hành.

Lĩnh Nam Chích Quái viết về bánh dầy bánh chưng: “Trong trời đất không có vật gì quý bằng gạo vì gạo là của để nuôi dân, người ta ăn mãi không chán, không có vật gì đứng trước được, nếu lấy gạo nếp hoặc gói hình tròn để tượng trời, hoặc gói làm hình vuông để tượng đất, ở trong làm nhân cho thật ngon, bắt chước hình trạng trời đất bao hàm vạn vật, ngụ ý ơn trời đất phát dục vạn vật”.

Bánh dầy tròn tượng trời chỉ Dương.

Bánh chưng vuông tượng đất chí Âm.

Câu tục ngữ dân ta hằng nói, nhất là để chúc sản phụ khi sanh : “Mẹ Tròn Con Vuông” là để nhắc nhở nguyên lý Âm Dương của trời đất.

Bánh chưng giữa có thịt, kế đến đậu xanh, rồi gạo nếp, bọc bằng lá, nấu trong nước.

Thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Gạo nếp trắng chỉ Kim, Bánh luộc tiết ra dịch chất (nhựa) hợp với diệp lục tố tạo ra màu xanh dính trên mặt bánh chỉ Thủy. Lá dong màu xanh gói ở ngoài chỉ Mộc, năm thứ đó tượing trưng cho Ngũ Hành.

Dây lạt buộc ngoài nhuộm đỏ gồm 4 sợi buộc từng cặp song song và vuông góc chia bánh thành 9 ô vuông, chỉ cửu cung của Lạc Thư Hà Đồ.

Chiếc bánh theo thứ tự từ trong ra ngoài, ta thấy ở giữa có thịt màu đỏ chỉ Hỏa. Hỏa sanh Thổ, đậu xanh màu vàng chỉ Thổ. Thổ sinh Kim, gạo nếp trắng là Kim. Kim sinh Thủy, dịch chất do nước nấu gạo sinh ra chỉ Thủy. Thủy dưỡng Mộc, lá dong bọc ngoài chỉ Mộc.

Ta có Ngũ Hành Tương Sinh : Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy dưỡng Mộc.

Bánh chưng được sắp xếp ngũ hành tương sinh theo hướng tương sinh của trái đất.

Lòng trái đất là một lò lửa đỏ rực, theo đó nhân bánh là thịt màu đỏ tượng cho Hỏa.

Vỏ trái đất là đất (thổ), tương ứng với lớp đậu xanh của bánh màu vàng tượng cho Thổ.

Đất sinh ra kim loại nên bánh theo đó mà có gạo nếp trắng tượng cho Kim.

Từ lòng đất nước chảy qua kim khí mà ra ngoài, bánh cũng được nấu trong nước tượng cho Thủy.

Các giòng suối, giòng sông nước nuôi cây cối, lớp lá bọc ngoài của bánh tượng cho Mộc.

Theo đó thì ngay từ thời thái cổ, cha ông chúng ta đã biết cấu trúc của trái đất và theo đó đặt ra luật Ngũ Hành.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẵn là đã có từ lâu nhưng đến đời Hùng Vương thứ 6 thì được cụ thể hóa bằng Bánh Chưng Bánh Dầy. Thật là tuyệt vời, với thứ ăn đơn giản ngon miệng mà thể hiện được ý niệm cao siêu của một thuyết bao trùm vũ trụ, trời đất vạn vật.

Dân ta mỗi năm đến ngày tết lại nấu bánh chưng bánh dầy để dâng lên Tổ Tiên, cũng như dâng lên bàn thờ Quốc Tổ vào dịp Giỗ Tổ. Tập tục đó được truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận ngày nay. Nhờ đó qua các cuộc thăng trầm của đất nước với hàng ngàn năm bị đô hộ, vẫn với cắp bánh chưng bánh dầy đó làm chứng tích để nhận ra nguồn gốc Âm Dương Ngũ Hành là của các bậc tiền nhân từ thời thượng cổ lập thuyết truyền lại. Dù Bắc phương có dùng võ lực để cướp đất, để đoạt thành tích trí óc thì vật sở hữu vẫn là đích thực của Việt tộc.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có từ bao giờ ?

Cổ thư Trung Hoa viết vua Đại Vũ đi trị thủy đến sông Lạc gặp con rùa thần nổi lên, trên lưng rùa có những chấm đen trắng gọi là Lạc thư, nhân đó mà làm ra 9 trù lớn (Hồng Phạm cửu trù) mà trù thứ nhất là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Theo Kinh Thư thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành được nói đến trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù do ông Cơ Tử nói với vua Vũ nhà Chu. Hồng Phạm Cửu Trù có 9 Trù mà trù thứ nhất nói về Ngũ Hành : một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Cơ Tử là một hiền thần cùa nhà Thương/Ân bị vua Trụ bỏ tù được Vũ vương nhà Chu diệt nhà Thương/Ân cứu ra.

Theo sách Chu Dịch thì khái niệm Âm Dương do Khổng Tử (500 TCN) viết ở Thập Dực khi diễn giải Chu Dịch. Hệ từ Thượng, chương V - tiết thứ nhất, có đoạn viết : “Nhất Âm Nhất Dương chi vị đạo” . Hệ từ Thượng, chương thứ XI viết : “Thị cố Dich hữu Thái Cực, Thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”.

Lại có người nói (theo Sử Ký và Lã Thị Xuân Thu) thì thuyết Âm Dương Ngũ Hành do Trâu Diễn sống thời Chiến Quốc (350-270 TCN) là người hoàn chỉnh và lập ra phái Âm Dương gia.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành được phổ biến ở Trung Hoa vào thời Hán Vũ Đế (156-87 TCN) do ông vua này truyền các nhà chiêm tinh, lý học đến để hỏi xem ngày đó tháng đó cưới vợ tốt không ? Người theo thuyết “Ngũ Hành” nói được, người theo thuyết “Kham Dư” nói không được, người theo thuyết “Kiến Trừ “bảo là xấu, người theo thuyết ”Tùng Thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch Gia” nói hơi xấu, người theo thuyết “Thiên Nhân” nói tốt vừa, lại người theo thuyết “Thái Nhất” nói đại cát. Các ông tranh nhau cãi đến đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Sau cùng Hán Vũ Đế bảo : “mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết Ngũ Hành là chính. Kể từ đó, thuyết Ngũ Hành được phát triễn”. (Sử Ký, Nhật Giả Liệt Truyện)

Xem như thế thì truyền thuyết, sách vở Trung Hoa nói về xuất xứ Âm Dương Ngũ Hành rất lộn xộn. Thuyết lâu đời nhất do Cơ Tử đời vua Vũ nhà Chu (1122 TCN) trong thiên Hồng Phạm Cửu Trù.

Truyền thuyết của ta nói đời Hùng Vương thứ 6, Lang Liêu đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng để tượng cho Âm Dương Ngũ Hành. Đời Hùng Vương thứ 6 tương đương với đời Ân Cao Tông (1740 TCN) khi ông vua này đem binh xâm lấn đất Văn Lang bị Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi. Như vậy thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã có trước nhà Chu lâu đời khoảng 600 năm. Hơn nữa, Hồng Phạm Cửu Trù là sách của họ Hồng Bàng, dẫn chứng ở sau.

(Chu Dịch trong quẻ Ký Tế, phần tượng truyện, hào 3 có nói :”Cửu Tam : Cao Tông phạt Quỉ phương tam niên, khắc chi, tiểu nhân vật dụng” (Cao Tông đánh nước Quỷ phương, ba năm mới được, chớ dùng tiểu nhân).

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành hẳn là đã được lưu truyền lâu đời trước Hùng Vương thứ 6. Lang Liêu thấm nhuần, thấu hiểu nên mới cụ thể hóa trong chiếc Bánh Dầy Bánh Chưng. Nhờ Bánh Dầy Bánh Chưng được lưu truyền từ đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ mà thuyết Âm Dương Ngũ Hành chứng tỏ là xuất xứ của dân Việt, do các bậc thánh nhân Lạc Việt lập thuyết.

ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH.

Thiên Hệ Từ thượng truyện, chương II của Kinh Dịch viết : “Thi cố thiên sinh thần vật, thánh nhân tắc chi, thiên địa biến hóa, thánh nhân địa chi, thiên thủy tương, hiện cát hung, thánh nhân tượng chi. Hà Đồ xuất, Lạc Thư xuất, thánh nhân tắc chi.”

(cho nên trời sinh ra thần vật, thánh nhân áp dụng theo, trời đất biến hóa thánh nhân bắt chước. Trời bày ra hình tượng, hiện ra sự tốt xấu, thánh nhân phỏng theo ý tượng. Bức đồ hiện ra ở sông Hoàng Hà, hình chứ hiện ra ở sông Lạc, thánh nhân áp dụng theo).

Hai chữ thánh nhân ở đây mọi người cho là Phục Hy phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vẽ bát quái.

Hạ từ truyện, chương II chép rõ hơn : “Ngày xưa họ Bào Hy (tức Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngửng đấu lên thì xem hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem phép tắc ờ dưới đất. Xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền) gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái để thông suốt cái đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật.”

Chu Dịch toàn bộ của Ngô Tất Tố viết : “…Kinh Dịch bắt đầu từ vua Phục Hy, một ông vua về đời thần thoại, cũng gọi là Bào Hy, không biết cách đây mấy nghìn năm hay mấy vạn năm. Lúc ấy Hòang Hà có con Long Mã hiện hình, lưng nó có khoáy thành đám, từ 1 đến 9, vua coi những khoáy đó mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch ra từng nét. Đầu tiên vạch một nét liền, tức là “vạch lẽ” để làm phù hiệu cho khí Dương và một nét đứt, tức là “vạch chẵn” để làm phù hiệu cho khí Âm. Hai cái vạch đó gọi là Lưỡng Nghi, Trên mỗi Nghi thêm một nét nữa, thành ra bốn cái “hai vạch” gọi là Tứ Tượng, Trên mỗi tượng lại thêm một vạch nữa thành ra tám cái “ba vạch” gọi là Bát Quái (8 quẻ). Sau cùng vua ấy lại đem Quẻ nọ chồng lên Quẻ kia điên đảo khắp lượt thành ra 64 cái “sáu vạch” gọi là 64 Quẻ.”

Các nhà nghiên cứu về nguồn gốc của hai ký hiệu Âm _ _ Dương __ đưa ra ý kiến như sau :

1- Thời kỳ sùng bái bộ phận sinh dục dùng gạch dài __ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nam chỉ Dương và gạch đứt _ _ tượng trưng cho bộ phận sinh dục nữ chỉ Âm.

2- Lúc đầu dùng ống trúc 1 đốt __ để tượng trưng cho dương tính và loại ống trúc 2 đốt _ _ tượng trưng cho âm tính.

3- Tập tục kết giây thừng, sợi giây thừng giữa thắt nút tượng cho Âm sau biến thành _ _ , một loại giây thừng không kết nút tượng cho Dương sau biến thành __ .

.

4- Nguồn gốc Dịch Quái là ở Quy bốc (bói mai rùa). Mai rùa gồm có 2 lớp. Lớp ngoài vỏ cứng, lớp trong mềm. Lớp vỏ cứng ngoài có hoa văn phân thành 9 vảy. Lớp trong mềm chia thành 12 vảy, lại có đường chỉ nhỏ phân đều mỗi bên 6 vảy. Lớp ngoài cứng số lẻ 9. Lớp trong mềm số chẵn 6. Số 9 đại diện cho Dương. Số 6 đại diện cho Âm. (Lưu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, nxb Thông Tin Văn Hóa, Hà Nội)

Các lối giải thích nguồn gốc Dịch như trên đều cho thấy Dịch bắt nguồn ở nền Văn Hiến Văn Lang :

1- Sùng bái bộ phận sinh dục là tập quán của dân Nam Á (AustroAsian) tức Việt Tộc. Tại nhiều vùng ở Miền Bắc và Trung Việt Nam còn có tục lệ cúng bái, rước sách bộ phận sinh dục (Ông Đùng Bà Đà, Nõn Nường).

2- Vùng đất nhiều tre nứa thuộc vùng sinh sống của Việt tộc, từ phía nam sông Dương Tử đổ xuống vì thế chỉ có người Việt mới có hứng khởi dùng tre nứa để tượng cho Âm Dương.

3- Sử cổ viết về người Lạc Việt : “Chính sự dùng lối kết nút”. Kết nút để phân biệt Âm Dương, sợi giây thừng giữa thắt nút là Âm, sợi không thắt nút là Dương. Điều này chứng tỏ vạch định ra Âm Dương là của nền Văn Hiến Văn Lang.

4- Qui bốc là của dân Việt. Sách Tàu viết bộ Việt Thường đem biếu vua Nghiêu con rùa trên lưng có ghi lịch pháp gọi là Qui Lịch. Bói mai rùa cần phải có rùa lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử mới có. Sông Dương Tử có Động Đình Hồ. Động Đình Hồ là cái nôi của Việt tộc. Âm Dương Ngũ Hành, Dịch số, Lịch pháp, Lạc Thư Hà Đồ, Hồng Phạm Cửu Trù đều phát xuất từ Động Đình Hồ, từ Châu Kinh Châu Dương. Lý số là sản phẩm trí óc của những bậc thánh nhân Việt tôc.

Theo cổ thư thì Phục Hy là người lập ra Kinh Dịch căn cứ vào Âm Dương mà vạch ra Quẻ Lưỡng Nghi, Bát Quái. Phục Hy là một trong Tam Hoàng. Tam Hoàng là thủy tổ cùa Việt tộc như triết gia Kim Định đã phân chất : “Phục Hy làm ra Kinh Dịch. Oa Hoàng làm ra phép linh phối. Thần Nông làm ra nông nghiệp. Hữu Sào làm ra nhà sàn. Bàn Cổ xếp đặt trời đất….Xưa rày người ta vẫn nghĩ rằng bấy nhiêu vị là người Tàu cả. Nhưng đến nay khoa học khám phá ra rằng các ngài không phải là Tàu. Hỏi vậy là ai ? Các học giả chưa nói ra ngã ngũ… Xin đem các vị đi thử máu, xem là máu Tàu hay máu Việt….Đến lúc thử xong thì ra toàn loại máu T.R. (Tiên Rồng).

“Phục Hy có tên là Thanh Tinh : Rồng Xanh, đúng là máu R đã thế lại giao chỉ với bà Nữ Oa tức hai vị quấn đuôi nhau làm sao không lây máu nhau được. Vì thế xin bà tí huyết để phân tích, mới rút ra thì đã thấy là máu T (chim) vì khi bà chết thì hóa ra chim Tinh Vệ (tức máu T : chim) tha đá lấp bể.”

Giáo sĩ người Pháp tên là Bai-Chin (1656-1730) trong thư từ với Lép-Nít (1646-1716) cho rằng Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp chỉ là một người. Chu Bá Ôn trong Dịch Học Toàn Tập viết : “…Từ trong bức thư của Lép-Nít (Leibniz) trả lời Bai-Chin (Bouvet) có thể thấy rõ, điều quan tâm hơn cả là làm thế nào để vận dụng các ký hiệu trong Kinh Dịch để phát triển hai vấn đề ngôn ngữ phổ thông và thần học. Trong thư của Bai-Chin trả lời ông có nói, Phục Hy và Te-li-chít trong thần thoại Hy Lạp có thể chỉ là một người, vì thế ngôn ngữ trong Kinh Dịch có thể là ngôn ngữ trong Kinh Thánh được các học giả sử dụng chung trong thời đại mông muội…” (Chu Bá Ôn, Dịch Học Toàn Tập, Nguyễn Viết Dần biên dịch, Nguyễn Bích Hằng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn Hóa –Thông Tin, Hà Nội, 2003)

Theo Nguyễn Xuân Quang trong Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt thì thần thoại Hy Lạp có tới 2 vị là hình bóng của Phục Hy. Đó là thần Hermes và thần Cecrops. Thần Hermes là người nho nhả dáng dấp nhanh nhẹn giống hệt con người văn vẻ Phục Hy. Hermes có cây gậy thần caduceus có con rắn quấn biểu tượng cho y học Tây phương. Còn Phục Hy được mô tả đầu quấn vòng kết bằng lá tượng trưng cho y học Đông phương.

Còn thần Cecrops được coi như người đã lập ra hôn phối như Phục Hy với Nữ Oa lập ra linh phối. Cecrops lập ra chữ viết giống như Phục hy vạch ra các hào âm dương được xem như là người lập ra chữ viết. Cecrops thường được vẽ hình phần trên là người phần dưới là giống rồng rắn, giống như linh vật rồng của dòng giống Việt tộc.

Ông Nguyễn Xuân Quang còn cho Phục Hy cũng liên hệ với Thần Cò Ibis Thoth của Ai Cập. Thần Cò Thoth phát minh ra chữ viết giống Phục Hy lập ra hào âm dương được coi như chữ viết thời sơ khai. Thần Cò Thoth còn gọi là thần Khôn Ngoan giống Phục Hy là người văn vẻ thông minh. Thần cò Thoth là Kẻ Đo Thời Gian giống Phục Hy Thắt Nút Kết Thằng và làm Lịch Rùa. Thần Cò Thoth là một chiêm tinh gia giống với Phục Hy vạch ra Bát Quái của Kinh Dịch, nguyên thủy là một thứ bói toán. Phục Hy được coi như thánh nhân áp dụng Hà Đồ tìm hiểu tinh tú.

HÀ ĐỒ LẠC THƯ

‘Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Hà Đồ do vua Phục Hy (4480-4369 TCN) phát hiện khi đi tuần thú ở sông Hoàng Hà thấy con Long Mã từ dưới sông hiện lên trên lưng có Hà Đố ghi chép việc trời đất mở mang.

Còn Lạc Thư do vua Đại Vũ (2205 TCN) đi trị thủy thấy con rùa thần nổi lên trên mình vẽ Lạc Thư.’

Theo đó thì vua Phục Hy thấy long mã mà làm ra Hà Đồ rồi mãi đến một ngàn năm sau vua Đại Vũ mới thấy rùa thần ở sông Lạc mà làm ra Lạc Thư. Tại sao lại có sự cách biệt một thời gian cả ngàn năm mà cái đáng lẽ có trước là Lạc Thư rồi mới dựa theo đó để phác họa ra Hà Đồ thì lại cho Hà Đồ có trước và Lạc Thư có sau? Sự gán ghép cho ông vua này tìm ra Hà Đồ ông vua kia tìm ra Lạc Thư một cách lúng túng chứng tỏ Lạc Thư Hà Đồ không phải của Hoa tộc.

Âm Dương Ngũ Hành là sự giải thích về việc hình thành trời đất và từ đó ứng dụng vào việc ảnh hưởng đến con người. Còn Lạc Thư Hà Đồ là tìm hiểu sự vận hành của những ngôi sao trong thiên hà và giải thích các hiện tượng vũ trụ.

Tại sao lại gọi là Lạc Thư ? Truyền thuyết nói về thời Hùng Vương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, dân gọi là Lạc dân, ruộng gọi là Lạc điền. Như thế Lạc Thư hẳn là sách của dân Lạc Việt.

Còn Hà Đồ là đồ hình miêu tả sự vận động của giải ngân hà hay thiên hà.

Cụm từ Lạc Thư Hà Đồ có nghĩa là sách của dân Lạc Việt nói về những sự hiểu biết về các liên quan đến giải ngân hà, vũ trụ.

Ngày xưa người Lạc Việt thường viết chữ Khoa đẩu (chữ con nòng nọc hay con quăng) vào lưng rùa, có lần đem biếu cho Đế Nghiêu làm lịch gọi là Quy Lịch, điều đó chứng tỏ người Lạc Việt đã có chữ viết. Triết gia Kim Định nói về việc đó như sau “Có lưu truyền kể rằng, vào đời Đường nước Việt Thường biếu vua Nghiêu rùa thần trên mu có chữ con quăng ghi việc từ khai thiên lập địa về sau. Đế Nghiêu ra lệnh ghi chép và gọi là “Quy Lịch” Quy Lịch cũng gọi là Lac Thư, tức sách của Lạc dân thành bởi 9 bộ số, nhưng 9 cũng quy vào hai là số 2 đất và 3 trời, trong truyện nói bóng là ghi truyện tự khai thiên lập địa… Sự thực đó là đạo trời, đạo đất, đạo người. Lý do nền tảng tại sao tìm hiểu về nguồn gốc văn hóa Việt mà phải nghiên cứu các phó sản của nó là Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Lạc Thư, Sách ước. Vì tất cả đều do Việt tộc chính, về sau Tàu có lẽ thêm vào được ít chút bằng sự tô chuốt trang hoàng bề ngoài mà thôi, chứ cái nõn thì đã có sẵn rồi.” (Kim Định, Việt Lý Tố Nguyên)

HÀ ĐỒ LẠC THƯ và THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN

Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam nói Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc có một trăm trứng nở ra trăm con. Hùng Vương được truyền ngôi chia nước ra làm 15 bộ, đặt tên nước là Văn Lang, truyền được 18 đời.

Lạc Long Quân tên húy Sùng Lãm là con của Lộc Tục Kinh Dương Vương và Long Nữ. Lộc Tục là con của Đế Minh và Vụ Tiên. Vì gốc tích Tiên và Rồng nên dân Việt được gọi là “Con Rồng cháu Tiên”. Rồng biểu tượng cho sức mạnh vũ trụ vật chất. Tiên biểu tượng cho trí óc, sự sáng suốt, thông thái, tâm linh.

Lộc Tục Kinh Dương Vương họ Hồng Bàng. Lạc Long Quân gốc Lạc nên dân Việt cũng được gọi là “Con Hồng cháu Lạc” cũng gọi là Lạc Việt.

Âu Cơ đẻ ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 con. Cái Bọc trứng của mẹ Âu Cơ tượng trưng cho Trứng vũ trụ trong quá trình tạo sinh là nguyên thủy Thái Cực. Tượng của Thái Cực hình tròn phân cực thành Âm và Dương.

Từ bọc Thái Cực Âm Dương nở ra 100 con. Tại sao lại 100 ? Vì tổng số của Lạc Thư Hà Đồ là 100. Độ số Lạc Thư cộng là 45. Độ số Hà Đồ là 55. Cộng chung là 100.

Trong Lạc Thư Hà Đồ có 50 vòng đen thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Tổ Mẩu Âu Cơ lên núi và 50 vòng trắng thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Tổ Phụ Lạc Long Quân xuống biển.

Lạc Thư có độ số ma phương cộng dọc công ngang cộng xéo đều ra số 15. Đó là số 15 bộ của nước Văn Lang. Số 15 bộ có lẽ chỉ là con số tượng trưng cho sự vận dụng quy luật vủ trụ Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ trong việc điều hành đất nước.

Bánh chưng lễ có 4 sợi giây lạt nhuộm đỏ buộc từng cặp song song nhau và vuông góc chia chiếc bánh thành 9 ô vuông. 9 ô vuông này có liên quan đến cửu cung và độ số của Lạc Thư Hà Đồ. Bánh chưng buộc bằng giây lạt (cũng đọc là lạc) nhuộm đó (hồng) nhắc nhở ta nhớ đến nguồn gốc dòng giống Lạc Hồng. (giây Lạc (lạt) màu Hồng)

Hình vẽ Củu cung Lạc Thư Hà Đồ và độ số ma phương 15 và 100

ĐỘ SỐ LẠC THƯ = 45

Số Ma Phương =15

4 9 2

3 5 7

8 1 6

Các số cộng ngang cộng dọc cộng xéo đều ra 15 gọi là số ma phương

Số ma phương 15 tương ứng với 15 bộ của nước Văn Lang

Độ số Lạc Thư : 15 x 3 = 45

ĐỘ SỐ HÀ ĐỒ = 55

2 7 4

3 5-10 9

8 1 6

Tổng độ số Lạc Thư 45 + Hà Đồ 55 = 100

Lạc Thư có các số 9+3+7+5+1 = 25 thuộc Dương

Lạc Thư có các số 4+2+6+8 = 20 thuộc Âm

Hà Đồ có các số 7+9+5+1+3 = 25 thuộc Dương

Hà Đồ có các số 2+4+10+6+8 = 30 thuộc Âm

Tổng số Dương của Lạc Thư và Hà Đồ = 50

Tổng số Âm của Lạc Thư và Hà Đồ = 50

50 thuộc Dương tương ứng với 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống biển

50 thuộc Âm tương ứng với 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi.

Tổng độ số 100 tương ứng với 100 con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân.

( Lưu ý : Các số lẻ thuộc Dương, các số chẳn thuộc Âm)

Huyền thoại Con Rồng Cháu Tiên và Một Bọc nở Trăm Con là do Tiền Nhân muốn nhắn gởi con cháu biết rằng Thái Cực, Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là sản phẩm của Việt Tộc do Tổ Phụ thời thượng cổ lập ra với độ số chính xác sự vận hành của vũ trụ và các sao trong giải Thiên Hà.

HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

Theo các nhà lý học Trung Hoa cho Hồng Phạm Cửu Trù là của vua Đại Vũ (nhà Hạ) đi trị thủy đến sông Lạc gặp một con rùa thần nổi lên, trên mai có vòng tròn đen trắng gọi là Lạc Thư, ông dựa vào đó mà làm ra 9 trù lớn, gọi là Hồng Phạm Cửu Trù rồi diễn giải và truyền lại cho đời sau. Đoạn văn này phải hiểu là vua Đại Vũ (Hoa Hạ) đã lấy được sách hay học được với dân Lạc Việt về cách xem thiên văn nên gọi là Lạc Thư và cùng lúc học được Hồng Phạm Cửu Trù của họ Hồng Bàng.

Lại một thuyết nữa theo Kinh Thư nói Vũ Vương nhà Chu đánh thắng nhà Thương mới mời ông Cơ Tử là một tội phạm của Trụ vương để hỏi đạo trời. Cơ Tử bèn đem đạo đó là Hồng Phạm Cửu Trù mà báo lên cho Vũ Vương. Ông Cơ Tử này cũng chỉ là người đã học được Hồng Phạm Cửu Trù từ đời trước nay đem truyền lại cho Vũ Vương mà thôi. (Kinh Thư nói là của Khổng Tử nhưng chính thực là của cháu 12 đời của Khổng Tử là Khổng An Quốc đời Hán Cảnh Đế viết dựa vào cổ thư lấy được trong vách nhà Khổng Tử.)

Trong Kinh Thư thiên quan trọng nhất là Hồng Phạm Cửu Trù lại mang nội dung của người Lạc Việt. Triết gia Kim Định nhận định như sau : Trong mấy thiên đầu Kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng đọc là “Việt nhược kê cổ” ( ). Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mã Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lý do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn…vì vậy mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mã Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. Vì thế câu trên có nghiã rằng : “Người Việt thuận theo ý vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói viết nhược kê cổ thì câu văn thiếu chủ từ. Còn khi thay vào bằng chữ Việt thì có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu Kinh Thư thì không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với viết” như nhau…”

Như chúng ta đã biết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ là của dân Việt thì Hồng Phạm Cửu Trù cũng là của dân Việt. Hồng Phạm Cửu Trù là 9 trù của họ Hồng Bàng làm ra để theo đó mà điều hành việc nước. Hồng Phạm Cửu Trù là bản Hiến Pháp cổ nhất của dân Việt do họ Hồng Bàng lập ra cho việc trị nước.

Hồng Phạm Cửu Trù có 9 trù tức 9 loại, 9 mục :

Trù 1 : Ngũ Hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

Trù 2 : Ngũ Sự : Mạo (dung mạo), Ngôn, (nói năng) Thị (nhìn xem), Tư (suy nghĩ), Thính (nghe).

Trù 3 : Bát Chính : Thực (ăn), Hóa (tiền bạc), Tự (tế tự), Tư không (canh tác), Tư Đồ (giáo dục), Tư khấu (hình phạt), Tân (ngoại giao), Sự (binh bị).

Trù 4 : Ngũ Kỷ : Năm, Tháng, Ngày, Tinh Tú, Lịch pháp.

Trù 5 : Hoàng Cực : (Hoàng là vua, ở ngôi cao nhất gọi là cực). Người làm vua phải dựng nên mực thước cho dân theo. Tóm lại là lẽ công bằng chính trực mà vua phải theo và cũng là người lãnh đạo phải làm, mà như thế là theo lẽ trời.

Trù 6 :Tam Đức : Ngay Thẳng, Cứng rắn, Ôn Hòa.

Trù 7 : Kê Nghi : Tra cứu nghi ngờ. Khi có sự hồ nghi do dự thì dùng bói toán để biết ý trời.

Trù 8 : Thứ Trung : Các “điềm trời”.

Mưa nhiều : vua làm việc rồ dại.

Đại hạn : vua sai lầm.

Nóng nhiều : lười biếng, bê trễ chính sự.

Rét nhiều : Làm việc tính cách nóng nảy.

Gió nhiếu : ngu tối, mờ ám.

Trù 9 : Phú Cực : Ngũ Phúc và Lục Cực :

Ngũ Phúc : Thọ, Giàu, Khỏe mạnh, Đức tốt, Sống trọn đời, Không rủi ro.

Lục Cực : Chết do tai nạn, chết non. Đau ốm tật bệnh. Lo buồn. Nghèo

đói. Ác nghiệt. Nhu nhược.

Câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh mà Hùng Vương thứ 18 ra điều kiện ai muốn cưới công chúa Mỵ Nương thì sính lễ phải có là :

“Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” (Nam Hải Dị Nhân, Phan Kế Bính)

Đây là những giá trị tinh túy nhất của nền văn hiến Văn Lang mà họ Hồng Bàng tạo lập được từ thời thượng cổ cho đến thời bấy giờ, vua Hùng Vương đòi hỏi người con rể và cũng có thể là người kế vị phải thông suốt và có trách nhiệm gìn giữ.

* Voi chín ngà : Trù thứ nhất: đó là trạng thái ban đầu của vũ trụ theo quan niệm của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là : Kim, Môc, Thủy, Hỏa, Thổ và 4 trạng thái tương tác của nó là Tứ Tượng : Tương sinh, Tương khắc, Tương thân ,Tương cụ, tổng cộng là 9. Đây là căn bản của hệ tư tưởng, chủ thuyết của nền Văn Hiến Văn Lang được mở đầu trong Hồng Phạm Cửu Trù : Bản Hiến Pháp của họ Hồng Bàng.

* Gà chín cựa : (Kê Nghi) trù thứ 7 của Hồng Phạm Cửu Trù. Khi nhà vua có điều gì nghi ngờ thì trước hết mưu tính trong lòng rồi mưu với các khanh sĩ, khi cần thì mưu vớii thứ dân, mưu với bói toán. Đó là hình thức dân chủ ngày nay, không độc đoán mà lấy ý kiến dân chúng.

* Ngựa chín Hồng Mao : Ngựa ngày xưa tượng trưng cho sức mạnh, chiến tranh và quyền bính. Ngựa chín hồng mao là hình ảnh của Hồng Phạm Cửu Trù, là những giá trị mà người lãnh đạo phải noi theo trong việc điều hành quốc gia, giữ vững biên cương.

Truyền thuyết kể rằng: Sơn Tinh là Tản Viên Sơn Thần đã giải đúng và cưới được Mỵ Nương nhưng không màng ngôi vua mà quyết chí theo Chử Đồng Tử ngao du sơn thủy tu tiên nên nhường ngôi vua cho Thủy Tinh Thục Phán. An Dương Vương đã không giữ được cơ nghiệp của họ Hồng Bàng truyền lại mà để mất trong tay Triệu Đà (Hoa tộc). Thời kỳ rực rỡ của nền Văn Hiến Văn Lang đã khép lại khi An Dương Vương trên lưng thần Kim Quy đi xuống biển.

Quy Lịch

Sách Thông Chí của Trịnh Tiều chép: “Đời Đào Đường (Vua Nghiêu 2253 TCN) Phương Nam có bộ Việt Thường cử sứ bộ qua lại hai lần phiên dịch sang chầu, dâng con rùa thần có lẽ đã sống trên 1000 năm, mình dài hơn 3 thước, trên lưng có khắc văn khoa đẩu ghi việc trời đất mở mang. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.

Đoạn văn ngắn đó cho ta nhiều điểm đáng lưu ý :

Bộ Việt Thường : đây là một bộ của nước Văn Lang 15 bộ.

Trên lưng rùa có khắc chữ khoa đẩu : chữ khoa đẩu cũng gọi là chữ nòng nọc hay chữ con quăng. Điều này chứng tỏ tộc Việt đã có chữ viết ghi các sự việc. Chữ viết khắc trên lưng rùa nên cần phải có rùa to lớn. Rùa lớn chỉ ở vùng sông Dương Tử là nơi tộc Việt sinh sống mới có. Tộc Hoa ở vùng Hoàng Hà không có rùa lớn. Những mu rùa người ta tìm thấy sau này ở kinh đô nhà Thương có khắc chữ khoa đẩu hẳn là của dân Lạc Việt, có thể do dân Lạc Việt đem tặng, có thể là do tộc Hoa xâm lăng đánh cướp được ( nhà Thương/Ân xâm lăng Văn Lang thời Hùng Vương thứ 6). Rùa lại đến với dân Việt khi thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho móng vuốt làm lẫy nỏ để giữ nước nhưng đã bị Trọng Thủy của tộc Hoa ăn trộm tức đoạt mất tinh hoa của nền văn hiến Việt tộc. Do đó Hoa tộc đã học được thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng như Lạc Thư, Hà Đồ, Kinh Dịch, Lịch pháp cùa tôc Việt.

- Ghi việc trời đất mở mang : là việc tạo thành trời đất từ Thái cực đến Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch và Lạc Thư Hà Đồ.

- Sai chép lấy gọi là Quy Lịch : chứng tỏ Việt tộc đã biết coi thiên văn địa lý để làm ra lịch. Dân Việt sống bằng nghề trồng lúa nước (Lạc dân, Lạc điền) cần biết thời tiết để canh tác trong năm nên cần có lịch. Hoa tộc đã học làm lịch với Việt tộc.

Kinh Thư viết là vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch. Như đọan văn trên nói rõ là khi được rùa thần trên lưng có khắc chữ khoa đẩu nói về việc trời đất mở mang do bô Việt Thường đem tặng nên mới sao chép lấy gọi là Quy Lịch chứ không phải do vua Nghiêu sai hai ông Hy Hòa làm ra lịch.

Lại nữa, dân ta có câu ca dao độc đáo nói về việc hai ông Hy Hòa làm lịch:

Ai về nhắn họ Hy Hòa

Nhuận năm sao chẳng nhuận và (vài) trống canh.

Nó chứng tỏ hai ông Hy Hòa Làm lịch này là người Lạc Việt trong thời nước Văn Lang đang rực rỡ với nền Văn Hiến dựa trên nền tảng Âm Dương, Ngũ Hành, Lạc Thư, Hà Đồ và Hồng Phạm Cửu Trù cũng như Kinh Dịch.

Các sách Tàu như Giao Châu Ký, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa lý, PhươngThảo Mộc Trang xác nhận 12 con giáp của lịch pháp là của Việt tộc như sau : “..họ (Lạc Việt) đem tính tình các con vật mà so sánh với người rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba sinh con cọp v.v..” …“Dân Lạc Việt trồng lúa mà ăn, dùng trà mà uống”… “dùng đá màu làm men gốm”…”Họ biết tìm hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lể giác bầu) lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh…” chứng tỏ dân Lạc Việt đã làm ra lịch, đã áp dung âm dương trị bệnh, căn bản của nền y học.

Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm viết : “Mã Viện tâu vua Tàu: Giao chỉ ép mía làm đường…Giao Chỉ làm giấy mật hương. Giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao Chỉ, giấy mềm. giai và thơm, ngâm nước không bở không nát.” Điều đó chứng tỏ từ đời Hùng Vương chúng ta đã có chử viết vì làm giấy không để viết chữ hay vẽ thì để làm gì?

TÌM LẠI BẢN GỐC.

Kể từ thời thượng cổ các Tổ Phụ dân Lạc Việt đã biết ngửng lên nhìn trời xem sự vận chuyển của tinh tú trên giải thiên hà, lại nhìn xuống đất xem xét sự vật mà hình thành thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Lạc Thư Hà Đồ. Từ đó làm ra Kinh Dịch, Lịch Pháp rồi Hồng Phạm Cửu Trù để điều hành việc nước và các sản phẩm của Âm Dương Ngũ Hành như Y Học, Thái Ất Thần Kinh, Tử Vi, Phong Thủy…

Để lưu truyền hậu thế các ngài đã cụ thể hóa các lý thuyết cao siêu trong các huyền thoại, ca dao hay sự vật khi nước mất chủ quyền.

Về thuyết Âm Dương Ngũ Hành, Kinh Dịch các ngài đã làm ra Bánh Dầy Bánh Chưng cùng với câu tục ngữ tuyệt vời “Mẹ Tròn Con Vuông”

Với Lạc Thư Hà Đồ, các ngài đã lưu truyền huyền thoại “Con Rồng Cháu Tiên”. với 100 con, 50 theo Mẹ lên núi, 50 con theo Cha xuống biển, đất nươc chia làm 15 bộ.

Về việc điều hành đất nước và các đức tính người lãnh đạo phải noi theo là Hồng Phạm Cửu Trù thì đã có câu truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” với lời thiệu: Voi Chín Ngà, Gà Chín Cựa, Ngựa Chín Hồng Mao.

Các ngài đã làm ra lịch để dân ta biết năm tháng mùa màng mưa nắng cho việc cày cấy lúa nước với câu ca dao bất hủ : Ai về nhắn họ Hy Hòa - Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh”.

Về chữ viết thì chính người Tàu đã công nhận dân Lạc Việt có chữ khoa đẩu (con quăng, nòng nọc) và dùng lối thắt nút để cai trị dân.

Kể từ khi bộ Việt Thường đem Rùa Thần có khắc chử khoa đẩu ghi việc mở mang trời đất (Âm Dương Ngũ Hành Lạc Thư Hà Đồ, Lịch Pháp) tặng cho vua Nghiêu để xiền dương nền Văn Hiến tuyệt vời của dân Việt cho đến thời An Dương Vương bị Hoa tộc (Triệu Đà) đánh bại, đã giáng nhát gươm oan nghiệt xuống đầu Mỵ Châu rồi cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Thần (Kim Quy) đi xuống biển thì trang sử hào hùng chói lọi Văn Hiến Lạc Việt đã khép lại. Kẻ thống trị đã cưỡng đoạt các giá trị văn hóa của Việt tộc làm của mình. Hàng ngàn năm bị đô hộ, nền văn hóa dân tộc bị kẻ xâm lăng tước đọat. Chỉ trong vỏng 14 năm thời nhà Minh xâm lăng cai trị mà tất cả sách vở đều bị tịch thu, bắt nhân tài qua phục vụ mẫu quốc, bắt dân chúng theo phong tục tập quán Tàu, thì hàng ngàn năm bị đô hộ nền tảng văn hóa dân tộc còn gì nữa. Sĩ Nhiếp được tiếng là giáo hóa dân Việt, thực ra đã bắt dân ta học chữ Tàu, bỏ chữ khoa đẩu, bắt cưới hỏi theo lề lối Tàu, bỏ chế độ mẫu hệ, bắt ăn mặc theo Tàu cài vạt áo bên phải nghĩa là bắt theo phong tục của Hoa tộc.

May mắn dân ta còn lưu truyền truyện tích mang tính chất huyền sử, còn ca dao tục ngữ, còn bánh dầy bánh chưng để chứng nhận di sản văn hóa của Tổ Tiên mà ngày nay tưởng như là của Tàu. Những chiếc chìa khóa để mở cửa vào nền Văn Hiến bất diệt của dân tộc còn nằm rải rác trong dân gian, cần nhiều khai thác.

Nền Văn Hiến Việt tộc khởi đi từ thượng cổ, ít ra là từ Kinh Dương Vương, sánh ngang với các nền văn minh nhân loại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Ấn Độ… Bởi vậy khi dành được tự chủ, chậm nhất từ thời nhà Lý, ông cha ta đã hân hoan hãnh diện công bố đất nước “Bốn Ngàn Năm Văn Hiến”. Đến nay trải qua ngàn năm tự chủ, đất nước Việt Nam, dân tộc Lạc Việt đã có “Năm Ngàn Năm Văn Hiến”. Chúng ta hãnh diện là con dân của nước Việt Nam Văn Hiến.*

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ninh Bình: Phát hiện di vật cổ của người tiền sử 08:13 10/08/2009

(ĐCSVN) - Theo tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình, mới đây, các cán bộ của Sở đã phát hiện một số di vật cổ bước đầu được cho là của người tiền sử tại hang Son nằm trong quần thể Cố đô Hoa Lư- xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.

Dưới lớp trầm tích trong lòng hang, đoàn công tác đã phát hiện xương động vật cùng vỏ nhuyễn thể nước ngọt như ốc núi, ốc suối. Đây là sự tích tụ trầm tích gồm những gì con người thời tiền sử đến đây sinh sống để lại, thuộc thời hậu kỳ Pleitocene cách ngày nay trên 10.000 năm. Trong lòng hang còn xuất lộ rất nhiều vỏ nhuyễn thể biển như ngao dầu, ốc bù giác, hàu biển... Đây là loài nhuyễn thể biển xuất lộ trên địa bàn này khá phổ biến trong giai đoạn biển tiến Holocene, cách đây từ 5.000 đến 7.000 năm.

Bước đầu, các nhà khoa học cho biết tại hang Son có thể có sự cư trú của con người thời tiền sử ở cả hai giai đoạn có môi trường khá khác biệt nhau. Giai đoạn đầu là môi trường sống quanh những thung lũng đá vôi, sông suối nước ngọt; giai đoạn sau là môi trường vịnh biển, do đợt biển tiến Holocene tạo ra.

Phát hiện dấu ấn người Tiền sử ở hang Thúi Thó

Ngày gửi: Thứ hai, 09:22, 10/1/2011

Posted Image

Hình ảnh, ký tự còn khắc trên đá.

Hang Thúi Thó nằm ở núi Mèo Cào, trong Khu bảo tồn vùng đất ngập nước Vân Long, trên địa bàn hành chính xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình

Hang này đã được nhắc đến trong: “Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp khai thác tiềm năng hang động Karst phục vụ phát triển du lịch khu vực Tam Điệp-Yên Mô-Kênh Gà-Vân Trình-Vân Long, tỉnh Ninh Bình, 2006” do thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên chủ trì đề tài.

Những ngày đầu tháng 9 năm 2010, chúng tôi những người làm công tác ở Phòng Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cùng với những người làm công tác trong ngành ở địa phương đã trở lại hang Thúi Thó. Hang có cửa rộng 9m quay theo hướng tây nam, lòng hang sâu 13m, trần hang cao từ 7 đến 8m trên đó có nhiều nhũ đá đẹp. Nền hang có độ cao bằng mực nước trung bình và thường bị ngập vào mùa lũ. Trên nền hang còn một số tảng trầm tích lớn bám đầy vỏ hầu biển đây là dấu tích, là tàn dư của đợt biển tiến Holocen cách chúng ta ngày nay từ 5.000 đến 7.000 năm. Điều đặc biệt đáng chú ý là trên vách hang ở độ cao từ 2 đến 3m so với nền hang còn sót lại một số mảng trầm tích thuộc thế Pleistocen, cách ngày nay trên 10.000 năm ken dầy vỏ ốc suối, vỏ trai nước ngọt, ốc núi, xương thú, một số mảnh đất sét có mầu đỏ do tác động của lửa...

Posted Image

Cửa hang Thúi Thó trên vùng đất ngập nước Vân Long.

Như vậy vào thời điểm cách ngày nay trên 10.000 năm có người cổ sinh sống ở nơi đây có thể là cư dân thuộc nền Văn hóa Khảo cổ học Hòa Bình thường sống trong những hang động và khai thác nguồn thức ăn ở những thung lũng lân cận. Việc phát hiện này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu văn hóa thời Tiền sử cũng như sự tác động của biển tiến đối với cư dân cổ thời đó. Nó có ý nghĩa cho việc nghiên cứu biển tiến hiện tại tác động đối với chúng ta. Trước mắt hang Thúi Thó cần được bảo tồn nguyên trạng và tiếp tục nghiên cứu.

Hang Thúi Thó cùng với các di tích quanh đó như những hình vẽ cổ trên mái đá Cửa Chùa, Vườn Thiên, đền Bến Nổi…là những dấu ấn về văn hóa trong cảnh quan thiên nhiên đẹp và kỳ vỹ nằm giữa lưu vực sông Đáy (ở phía đông bắc) và lưu vực sông Hoàng Long (ở phía tây nam) chắc sẽ ngày càng thu hút các nhà khoa học, khách du lịch đến với Khu du lịch sinh thái Vân Long.

Cao Tấn

(Phòng Di sản Văn hóa, Sở VH,TT&DL Ninh Bình)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với đám tư duy ở trần đóng khố thì di chỉ tiền sử như bài này chỉ có tác dụng chứng minh dân tộc Việt từ thời nguyên thủy tiến đến đồ đá, đồ đồng và - nhờ văn hoa Hán - mới có tiến bộ như ngày nay. Phamhung từ nay ko đưa nhưng bài vớ vẩn này lên.

Những thứ tư duy đó sẽ liên hệ trực tiếp những di vật khảo cổ người tiền sử này với dân tộc Việt ngày nay và chính đó là sự ngu dốt của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với đám tư duy ở trần đóng khố thì di chỉ tiền sử như bài này chỉ có tác dụng chứng minh dân tộc Việt từ thời nguyên thủy tiến đến đồ đá, đồ đồng và - nhờ văn hoa Hán - mới có tiến bộ như ngày nay. Phamhung từ nay ko đưa nhưng bài vớ vẩn này lên.

Những thứ tư duy đó sẽ liên hệ trực tiếp những di vật khảo cổ người tiền sử này với dân tộc Việt ngày nay và chính đó là sự ngu dốt của họ.

Dạ vâng thưa Sư phụ, con xin rút kinh nghiệm, và sẽ đọc kỹ trước khi post bài ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ vâng thưa Sư phụ, con xin rút kinh nghiệm, và sẽ đọc kỹ trước khi post bài ạ.

Cảm ơn Phạm Hùng đã xác định.

Tôi xin nói rõ việc này như sau:

Những kẻ tự nhận mình là học giả và nhà nghiên cứu với bằng cấp đầy mình, tự đắc với chức danh giáo sư, tiến sĩ, thực chất không thiếu những kẻ tầm nhìn hạn chế, trực quan, trực kiến một cách rất dốt nát. Chính thứ tư duy này đã ủng hộ một cách có ý thức, hay vô ý thức sự phủ nhận giá trị văn hiển sử trải gần 5000 năm của Việt sử. Đối với họ - thứ đầu robo đó - cập nhật vào bộ nhớ của họ cái gì thì nó phản ánh đúng như vậy, không hề có khả năng suy luận, tổng hợp và tự nhân thức (Thua cả robo cao cấp). Cụ thể: Họ đào được những di vật xương người tiền sử ở Việt Nam thì lập tức họ liên hệ ngay tới những người Việt hiện nay chính là hậu duệ của những người tiền sử này. Di vật khảo cổ tìm được là một hiện tượng khách quan. Nhưng để xác định di vật đó nói lên cái gì trong một giai đoạn lịch sử cần một hệ luận hợp lý với hiện tượng đó. Chính vì vậy, một thứ logic cục bộ của bộ não lưỡng tính người - robo sẽ giải thích là: Do ảnh hưởng của gen Trung Quốc nên người Việt mới đẹp như ngày nay. Và từ đó họ cho rằng: Nền văn minh Việt là kết quả của việc xâm nhập của văn minh Hán, phủ nhận Việt Sử 5000 năm văn hiến.

Tôi viết những lời lẽ nặng nề, những kẻ có đầu robo đó chắc sẽ phản ứng và tức giân sau lưng tôi, những kẻ tiểu nhân nhung nhúc đó có thể sẽ gây hại cho tôi. Nhưng chính tôi cũng rất tự ái và tôi nghĩ dân tộc Việt không thiếu những người con tinh hoa cũng đang rất tự ái khi bị phủ nhận truyền thống văn hiến sử của Việt tộc. Tôi tin rằng anh linh tổ tiên linh thiêng thì cũng rất tự ái.

Bởi vậy, với một bài viết có nội dung như trên, chỉ thích hợp với website mang tính thông tin. Nhưng website của chúng ta mang tính học thuật nó chọn lọc thông tin. Hơn nữa topic này có tựa: "Sưu tầm luận điểm minh chứng Việt sử 5000 năm" , cho nên tất cả những cái gì có thể phủ nhận Việt sử 5000 năm không thể đưa vào topic này (Đã có topic riêng dành sưu tầm những luận điểm phủ nhận Việt sử 5000 năm văn hiến và dùng để nâng cấp bộ nhớ cộng tính năng cho loại não lưỡng tính người /robo).

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Với đám tư duy ở trần đóng khố thì di chỉ tiền sử như bài này chỉ có tác dụng chứng minh dân tộc Việt từ thời nguyên thủy tiến đến đồ đá, đồ đồng và - nhờ văn hoa Hán - mới có tiến bộ như ngày nay. Phamhung từ nay ko đưa nhưng bài vớ vẩn này lên.

Những thứ tư duy đó sẽ liên hệ trực tiếp những di vật khảo cổ người tiền sử này với dân tộc Việt ngày nay và chính đó là sự ngu dốt của họ.

...chứng minh dân tộc Việt từ thời nguyên thủy tiến đến đồ đá, đồ đồng và - nhờ văn hoa Hán (đồ đểu) - mới có tiến bộ như ngày nay.

Share this post


Link to post
Share on other sites