Posted 26 Tháng 11, 2010 Trung hoa Ngũ hành ...sử. Trích Sử ký chương Tần thủy hoàng bản kỷ : ....”Thủy Hoàng xét việc năm đức lần lượt thay đổi nhau nên cho nhà Chu được “hỏa đức” nhà Tần thay đức nhà Chu thì phải theo cái đức mà “hỏa” không thắng được. Từ này là “thủy đức” bắt đầu: đổi đầu năm, việc triều cống, chúc mừng đều bắt đầu từ mồng một tháng 10. Áo, quần, cờ tiết, cờ mao đen, lấy số 6 làm đơn vị, các phù và các mũ đều dài sáu tấc, trục xe sáu thước, sáu thước làm một bộ, đi xe sáu ngựa, đổi tên sông Hoàng Hà là đức Thủy vì cho rằng “thủy đức” bắt đầu. Cai trị thì cứng rắn nghiêm nghị, gay gắt, sâu sắc, mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa. Có thế mới hợp với con số năm đức”.... Những dòng trên cho thấy người Tần đã dùng dịch học để thể hiện các đặc tính của triều đại mình , 5 đức họ nói đến chính là Ngũ hành được vận dụng vào nhiều lãnh vực : - hành Thủy , phương nước tức phương đối lập với hành hỏa phương lửa ở Xích đạo . - màu đen đối với màu đỏ . - mùa đông đối mùa Hạ . - số 6 và 7 là 2 số đối trong Hà thư (đồ) theo trục bắc –nam , số 8 - 9 là trục đông –tây. Trong phần trích trên duy có thông tin nhà Chu đức Hỏa là sai với ngũ hành sở dĩ có sự lầm lẫn này vì âm ‘Chu’ cũng nghĩa là màu đỏ như vậy là thuộc hành ‘Hỏa’ , chính xác phải gọi là nhà Châu nghĩa là sáng như trong châu - ngọc vậy , nhà Châu ở phương tây , ông Cơ xương là Tây bá hầu ; tây biến âm của tư - tứ cũng nghĩa là sáng láng , nhiều thông tin lịch sử khác liên quan tới phương tây đều hàm ý sự sáng như Hạo , Chiêu , Bạch, bạc .v.v.. Sở dĩ vậy vì trong ngũ sắc thì phương tây là màu Trắng . Rất có thể là 3 triều đại đầu của vương quốc Trung hoa không hề xưng danh , bản thân triều đại nào cũng chỉ xưng là ‘vua’ mà thôi ; các danh xưng Hạ Thương Chu là do những nhà viết sử đặt ra vì không định danh thì làm sao phân biệt và kết nối thành lịch sử . Vua tổ nhà Hạ gọi là ông vũ hay đại vũ . Vua khai sáng nhà Thương xưng là võ vương . Vua lập nên nhà Chu lại cũng là vũ vương . Vũ - võ chỉ là 1 và ‘vũ’ chính là ký âm từ ‘vua’ của Việt ngữ , việc thêm chữ vương nghĩa là vua vào sau chữ vũ cũng là vua chỉ ra : sử gia đã không xử lý chính xác các thông tin tư liệu , bản thân chẳng hiểu nghĩa từ ‘vũ’ là gì nên đã biến 1 danh từ chung chỉ thủ lãnh thành tên riêng của thủ lãnh ...; phải chăng đây là sự cố như bao sự cố dở khóc dở cười khác xảy ra khi chuyển thông tin từ kiểu chữ ‘đại triện’ sang kiểu chữ ‘tiểu triện’ ở thời Tần ? Trong Lịch sử Trung hoa Không phải chỉ riêng nhà Tần được biểu hiện bằng những tính chất của Ngũ hành mà toàn thể lịch sử cổ đại đều như thế , tên gọi của cả 3 triều đại Hạ Thương Chu đều là những thuộc tính của ngũ hành : Tóm lược những đặc tính của ngũ hành thể hiện trong các lãnh vực : Trước hết xin lưu ý là hành Kim và Thổ đã bị người Tàu hoán đổi vị trí , chi tiết xin đọc Dịch học họ Hùng nhưng để dễ dàng tiếp nhận cho người đọc ở đây vẫn dùng hệ ngũ hành đang biết : - hành Thổ (Dịch học Tàu ) : Trung tâm , không mùa , màu vàng , quân thiên , số Hà thư là 5-10 . - hành Mộc : Phương đông , mùa xuân ,màu xanh , thanh thiên , số Hà thư :3 – 8 . - hành Hỏa : Phương nam ngày nay (xích đạo ) ,mùa hạ , màu đỏ , Viêm thiên ,số Hà thư : 2-7 . - hành Kim ( Dịch học Tàu ): Phương Tây , mùa thu , màu trắng , Hạo thiên , số Hà Thư : 4 – 9 . - hành thủy : Phương bắc ngày nay , mùa đông , màu đen , Huyền thiên , số Hà Thư : 1 – 6 . Nhà Tần thuộc hành thủy đã qúa rõ vì Sử ký đã chép đầy đủ những thuộc tính như màu đen , mùa đông số chủ đạo là số 6 ...ngoài ra dựa vào Ngũ hành do bản thân tên gọi các triều đại còn có thể đễ dàng nhận ra: - Nhà Hạ thuộc hành Hoả : mùa hạ , hướng Xích đạo nhiệt đới , màu đỏ hay Đào Hồng , ,Viêm thiên , số HT: 2 - 7. Thần bản mệnh là Hoả thần Chúc Dung .v.v... - Nhà Thương hành Mộc : màu xanh hay thanh - thương , muà xuân , phương đông , , Thanh thiên , số HT : 3 – 8 . - Nhà Châu (sáng) hành Kim (DH Tàu) : màu trắng - sáng , Hạo thiên ( vùng trời sáng), mùa thu , phương tây ( tư- tứ : sáng ), số HT 4 – 9 . Sử gia thời cổ Trung hoa đã dựa vào Nền tảng ngũ hành , căn cứ vào chính vị trí địa lý miền đất trung tâm của triều đại đó mà tạo ra tên gọi các triều đại ...nên chỉ với thông tin : nhà Tần đức thủy màu đen cũng đã đủ để khẳng định thời tiên Tần lãnh thổ Trung hoa không thể nào nằm ở bắc Hoàng hà được . Các vùng của mặt phẳng phân theo Ngũ hành : Lưu ý : Lãnh thổ Trung hoa nằm trọn ở bắc bán cầu . Vẽ theo quy tắc bản đồ hiện nay Ứng dụng nguyên tắc ‘mặt phẳng ngũ hành ‘ vào thực địa Trung hoa : Nước Cao dịch sang Hán văn là Sùng là tên nước vua Thành Thang tổ nhà Thương phong cho con thứ của mình , chính vì điều này mà người Canh còn có tên là người Keo ... ; chùa Keo ở Hà nội có tên chữ là Sùng Nghiêm .( xin được bàn chi tiết ở 1 bài khác )Ngoài những thông tin mang tính cơ bản trên còn rất nhiều thông tin khác hỗ trợ cho luận thuyết lịch sử ‘ngũ hành ‘ này tiêu biểu như : - thủ đô thứ 3 của nhà Hạ là Dương thành..., Dương thành nay còn sờ sờ ở Quảng châu sao không thấy nhà sử học nào để ý tới ???, đất Cối kê quay ra Nam hải nơi thờ Hạ vũ cũng vẫn còn đứng đó sao không ai đến vùng núi này tìm bản văn mà Tần thủy hoàng đã khắc ?. - Tư liệu lịch sử nói rõ Vùng Giang tây xưa là lãnh thổ của Từ quốc , ‘Từ’ chỉ là tên dịch sang Hán văn chữ ‘Thương’ của Việt ngữ mà thôi nên chính xác nước ở đây là Thương quốc nước ở phía đông ...ấm ớ ‘từ’ biến thành ‘tây’ như trong giang tây thì chỉ có trời mới hiểu ... - Qúy châu âm Hán Việt phát âm đúng ‘tiếng Tàu’ là Cùi Chu hay Kỳ Chu...đó là tên chính xác của đất tổ nhà Chu , dòng Châu giang vẫn lượn lờ bấy lâu không đủ làm bằng chứng cho sự tồn tại của ‘Trung hoa’ thời nhà Chu hay sao ? - Tứ xuyên , Thục xuyên hay Xuyên thục và Tần xuyên chỉ là 1đất , tứ thục tần – tốn chỉ có nghĩa là phía tây , xuyên là sông chỉ phương nam ,đất tây nam này nơi vua Chu phong cho họ Đinh là cố tổ của Tần thủy hoàng ...., liên quan đến vua Chu và nhà Tần nhiều tư liệu nói đến việc vua Chu ban cho tần vương 1 chiếc trống đồng...hỏi vua Chu nếu ở Thiểm tây thì làm gì có trống đồng mà ban với tặng ? Tóm lại còn rất rất nhiều thông tin liên quan đến “Tứ đại ” Trung hoa nếu đem so chiếu với Ngũ hành thì không còn cách nào khác là ....bắt buộc phải xem xét lại toàn bộ lịch sử từ thượng cổ tới ngày nay . Trước đây người viết bài này đã có lúc nghĩ .... phải viết lại 1 lịch sử khác cho Trung hoa nhưng nay ...thấy không cần như thế mà điều cần là phài ‘hiểu’ lại , hiểu cho đúng những gì đã có sẵn trong sách sử là đủ ./. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 6 Tháng 12, 2010 Tứ Tạng – tứ Linh. Dịch học người Tàu chuyển ngữ tứ Tạng thành tứ tượng . Dịch học họ Hùng đã chỉ ra Luật sóng đôi hay lưỡng lập; tức khi đã có 1 lưỡng nghi thì đồng thời cũng có 1 lưỡng nghi sóng đôi với nó: 4 Tạng = 2 (2 ngôi) Hán Tự : Tứ Tượng = 2 (Lưỡng Nghi) 1 lưỡng nghi là: Thái âm – Thái dương 1 lưỡng nghi là: Thiếu âm – Thiếu dương Đồ hình 4 dạng hay Tạng Về căn bản tứ tượng là biểu hiện 4 trạng thái của sự vật trong 1 chu trình tuần hoàn . Quan niệm của dịch học họ Hùng ngược với Dịch học Tàu : - Dương là những gì hữu hình , vì hữu hình nên hữu hạn được tượng trưng bởi vạch đứt – chấm đen , ngoài ra Dương cũng là sự cô đọng vật chất nghĩa là mật độ đậm đặc hơn , vật thể có trọng lượng nặng hơn , trong thang nhiệt độ là lạnh . - Âm là những gì vô hình , như năng lượng vô hình nhưng vẫn tồn tại Dịch học tượng trưng bằng vạch liền – chấm trắng , Âm cũng là vật chất phát tán nên nhẹ , về nhiệt là sức nóng .v.v. 1 đơn vị của Tứ tượng được xác định bởi liều lượng và chiều vận đông của 2 thứ khí cơ bản là âm và dương : - Thái Âm là thuần âm ,là vị trí khí âm đến đỉnh và bắt đầu đảo chiều vận động đi xuống hay giảm bớt , Dịch học gọi là âm tiêu và dĩ nhiên hễ âm tiêu thì dương trưởng . - Thái Dương tương tự như thái âm nhưng ở tình trạng và chiều vận động ngược lại , Đây là vị trí khí âm đảo chiều bắt đầu đi lên , đặc biệt Thái dương được coi là nơi tiếp nối của 2 chu kỳ trước và sau . - Thiếu âm về liều lượng thì khí âm nhiều hơn nhưng đang tiêu ,khí Dương đang trưởng . - Thiếu Dương ngược lại với Thiếu Âm con số tuyệt đối là Dương nhưng Âm đang trưởng và Dương đang tiêu. Khái niệm Tứ tượng vận dụng vào chu kỳ sống của con người và vạn vật là : - Thiếu Dương là : ban sáng , mùa xuân khí trời mát mẻ , cây cối đâm chồi nảy lộc , mọi sinh vật hăng hái sống động . - Thái Âm là : ban trưa , mùa hè , trời nóng nực vì mặt trời ở thiên đỉnh nên nguồn bức xạ tuôn xuống mặt đất mạnh mẽ nhất . - Thiếu Âm là : ban chiều , mùa thu khí trời dịu , cây rụng lá là lúc vạn vật bắt đầu nghỉ ngơi . - Thái Dương là : ban đêm, mùa đông , trời lạnh gía đây là lúc giao thời kết thúc chu kỳ trước và bắt đầu chu kỳ sau . Thời thái cổ khi ngôn ngữ còn chưa phức tạp tổ tiên người Việt đã đánh dấu và đặt tên Tứ tượng bằng 4 từ mà vết tích còn có thể nhận ra ở ngày nay : - Thiếu dương ban sáng mùa xuân là: rung tức động , sống động . - Thái Âm ban trưa muà hè là : phồng nghĩa là trương nở lớn ra ở đây chỉ khí âm tức sức nóng đến cực đại . - Thiếu Âm ban chiều mùa thu là : lì tức ù lì không hoạt động . - Thái Dương ban đêm mùa đông là : quay nghĩa là trở đầu đảo chiều Âm Dương tiêu trưởng để bắt đầu 1 chu kỳ mới . Xuất phát từ Dịch học 4 từ Việt ngữ của 1 vòng Âm Dương tuần hoàn trở thành Tứ linh trong văn minh Trung hoa . 1- Từ Rung - Long Rung là động biến âm ra rồng trong tiếng Việt ngày nay .. Rung ký âm Hán tự là Lung , phát âm Hán Việt là Long . Điểu thú văn lấy con rồng làm dấu hiệu chỉ tượng Thiếu Dương ,phương Đông , mùa Xuân . Dịch học quan niệm phương đông là phương động cũng nghĩa là sống động , là phương của quẻ Chấn hay Thìn , Chấn là động và Thìn cũng là Rồng , 2 – Từ Phồng – Phụng . Phồng có những biến âm như Phùng như trong phùng mang trợn má ..., Phỏng chỉ chỗ phồng lên do bỏng nhiệt . Trong Điểu thú văn Phồng – phùng biến thành Phụng tức chim Phụng hoàng hay Phượng hoàng là thần điểu tượng trưng cho Thái Âm . Mặt trời ở trên cao được tượng trưng bởi loài chim thần , Phụng hoàng là chủ bầu trời chính là dấu hiệu vật thể tiên khởi của ký hiệu để rồi dần dần sau cùng biến thành ký tự hay chữ viết ngày nay . 3 – Từ Lì – Ly . Động từ Lì chỉ sự bất động là đồng âm của từ Lửa , Hoa ngữ là Hoả , thần thú biểu tượng cho Thiếu Âm , phương tây mùa Thu thần thú biểu tượng là con LY – LỶ - LỬA , nguyên thủy là con ly – lửa , Hoa ngữ là Hỏa biến âm thành Hổ , Cả Việt và Hoa đều gọi là Hổ , Hổ là Hoả , hoả là lửa –lỉ – ly chỉ là một . Tại sao Ly còn gọi là con Lân hay Kỳ Lân ? Theo Phép phiên thiết Hán văn : Lân tri = Ly Người Hoa làm rớt mất âm ‘Tri’ để chỉ còn lại ‘Lân’ thế là con lửa hay Ly biến thành con Lân 1 thần thú thoát thai từ con vật thật là loài Hổ , người Hán đang cố gắng làm chuyện ....nhập nhèm biến Hổ thành sư tử khi mà dân Trung hoa ở nam Dương tử bé tới lớn có lẽ chỉ thấy con sư tử ở sở thú mà thôi . Lân còn gọi là Kỳ lân có học ‘gỉa’ cố ý phịa ra ...Lân là con cái Kỳ là con đực như thế Kỳ Lân là 1cặp chứ không phải 1con thú ....thực ra Kỳ Lân cũng là Kỳ Ly , Ly –lửa ở đây cho ta thông tin về con Hổ loài thú được người LA coi như thần bản mệnh của dân tộc mình , hiện nay người dân ở chung quanh Côn Minh Vân nam vẫn rất kính trọng loài thú này , người La sách vở Tàu viết thành Liêu hay Liêu tử tên khoa học thường dùng là người Kadai , từ Kỳ chỉ đất Kỳ hay đầy đủ là Kỳ Chu – Cùi Chu cách đọc khác của Qúy châu ở miền tây nam Trung hoa , Kỳ chu nơi có Kỳ sơn cũng chính là tên đất gốc tổ của nhà Chu Trung hoa .Chỉ là tên 1 con thú mà người xưa đã ký thác cả tên đất và tên tộc người vào đấy hỏi không là thần sao được . 3 – Từ Quay – quy . Nhiều đền thờ ở Việt nam vẫn dành vị trí trang trọng cho tượng chim Hạc đứng trên lưng Rùa tượng trưng cho trời và đất - âm và dương , con Rùa loài sinh vật rất tầm thường luôn sống ở sát mặt đất sao lại được coi trọng xếp vào hàng tứ linh ? Trong văn minh sử Trung hoa thì con rùa có vị trí rất đặc biệt ; từ đời nhà Thương chữ đã được khắc trên mai và yếm rùa , mang chữ trên người con Rùa đã trở thành công cụ truyền bá văn minh , một nhiệm vụ hết sức cao cả không con vật nào có được vinh dự như thế . Thái âm là vị trí Âm tiêu đến cùng cực là số không và bắt đầu đi lên chính sự quay đầu của khí âm bắt đầu cho chu trình Âm Dương tiêu trưởng mới khiến cổ nhân chọn con Quy làm đại biểu cho tượng Thái âm , chỉ có tên Quy là từ phát âm gần với Quay nhất không có con vật nào gần hơn nữa . Trong văn minh Việt Tứ linh chỉ là 4 chữ của Điểu thú văn mà thôi . Tứ Linh : Long –Ly - Quy - Phụng là biểu tượng sáng chói của nền văn minh Trung hoa , nó bàng bạc ở mọi nơi mọi chỗ trong đời sống từ đền thờ miếu mạo cho tới cái thiệp cưới ...điều không thể ngờ ; khó có ai dám nghĩ là : Long – Ly- Quy – Phụng thực ra chỉ là biến âm của những từ Việt chính gốc : rung –lì – quay – phồng ...những từ này xem ra ...rất tầm thường nhưng cái vỏ tầm thường dân giả Việt nam ấy bên trong lại chứa cái vô cùng vĩ đại là Tứ tượng của Dịch học , cái học uyên thâm tới nỗi bậc thánh nhân như Khổng tử mà phải than sao không sống lâu hơn để tìm hiểu suy gẫm thêm nữa . Từ điều kì lạ mới biết này ta kết luận sao đây về nền văn minh Trung Hoa ??? 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 12, 2010 Côn Minh và Côn Lôn . Ngọc phả nhà Châu vắn tắt : - Đức Vương tổ . - Đức Công Lưu . - Thái vương tức Cổ công Đản phủ người đã đưa dân nhà Châu đến định cư ở Kỳ sơn . - Vương Qúy thủ lãnh dân Châu thời Thương Ân . - Cơ Xương tức Tây bá Hầu của nhà Thương Ân , là người dựng nên nước Châu , sau được phong là Châu văn vương của triều đại Châu . - Cơ Phát tức Châu Vũ vương vua khai sáng triều đại Châu của Thiên hạ . Bài viết này điểm qua 1 số thông tin về lãnh thổ trung tâm nhà Châu . Ông Cơ Xương đã kiến lập nước Bá Thục tức nước của Tây bá hầu nhà Thương Ân , Thục nghĩa là phía mặt trời lặn tức phương tây , Cơ xương mở rộng bờ cõi về phía tây bằng việc đánh chiếm nước Mật tu , mật tu là từ Việt chính xác phải đọc là ‘ Mặt tây’ chỉ quốc gia ở phía tây nước Bá thục , đây là đất của người Bạch nay gọi là tập đoàn Bách Bộc , bạch là màu trắng là sắc chỉ phía tây trong ngũ sắc , sau Cơ xương chiếm thêm nước SÙNG hợp nhất tất cả thành nước Châu , truyền thuyết Việt mô tả việc kiến lập nước nhà Châu 1 cách thi vị và mang tính nhân văn sâu sắc hơn ; ông Cơ Xương được gọi là bà Âu Cơ hay Ô cơ , ô là màu đen sắc của phương Nam trong ngũ sắc , Cơ vừa là họ của Hoàng đế (đế Hoàng) vừa nghĩa là thủ lãnh , Âu Cơ nghĩa là thủ lãnh hay vua phía nam mà thôi ,chuyện bà Ô Cơ kết duyên cùng Sùng Lãm chỉ sự thống nhất 2 nước Tây âu và Lạc Việt thành ra nước ÂU _ LẠC mà sau này khi ông Cơ Xương được phong là Văn vương hay Văn Lang thì Âu –Lạc còn gọi với tên khác là Văn lang tức nước của Văn vương . Từ Lang trong Việt ngữ chỉ thủ lãnh cộng đồng người nho nhỏ cỡ làng bản của dân tộc ít người phía bắc ... dù là nhỏ nhưng cũng hàm ý là thủ lãnh ; đặc biệt trong Hùng triều ngọc phả trừ 2 vị Hùng vương đầu còn đậm chất thần thoại , 16 vị Hùng vương còn lại cùng lúc cũng là 16 vị lang ....với chứng cớ này đủ để kết luận : Lang trong tiếng Việt cổ đồng nghĩa với từ Vương đang dùng ngày nay. Con của CƠ Xương là Cơ Phát hiệu là Ninh vương đã diệt Trụ vương nhà Thương Ân lên ngôi thiên tử lập nên triều đại Châu , Ninh vương trở thành Châu Vũ vương nghĩa là vua khai sáng triều đại Châu , Châu vũ vương chính là đứa con cả của Rồng - tiên trăm trứng lên ngôi Hùng vương đóng đô ở Phong châu theo truyền thuyết Lịch sử Việt . Đất Phong là nơi Cơ Xương định đô nước Âu lạc hay Văn lang , Kinh Thư viết rõ kinh đô ấy gọi là Lạc ấp , Lạc ấp là viết tắt của đại ấp Lạc nghĩa là thủ đô đất Lạc tương tự như có học giả đã chỉ ra không hề có sách cổ nào viết ở Trung hoa có ‘Thương ấp’ chỉ có ‘Đại ấp Thương’ mà thôi , Lạc ở đây đích thị chỉ đất nòi Lạc Việt . Sau khi lên ngôi Châu vũ vương đã dời đô từ đất Phong về đất Cảo hay Kiểu thủ đô mới gọi là Kiểu kinh thực ra Cảo hay Kiểu chỉ là biến âm của CỬU là số 9 con số chỉ phương tây trong Hà thư , Cửu kinh trong ngôn ngữ ngày nay là Tây đô còn Cảo với Kiểu thì ....chẳng ra nghĩa ngọn gì . Châu vũ vương mất bọn qúy tộc triều Thương Ân cũ hợp cùng với rợ Hoài Di – Từ nhung nổi loạn chống lại nhà Châu , ông Châu công phải 3 năm đông chinh mới dẹp yên , Châu công trên nền kinh đô Lạc ấp cũ xây dựng kinh thành mới của nhà Châu gọi là Đông đô và đem đám quý tộc Thương Ân nổi loạn về định cư ở đấy . Đại ấp Lạc với ý nghĩa là trung tâm quyền lực của tộc Lạc Việt chính là thành Cổ loa kinh đô thời An Dương vương nhà Thục trong cổ sử Việt , Cổ Loa chỉ là biến âm của Cả Lỗ , Cả lỗ hay Cao lỗ chỉ ông Châu công người được Vũ vương phong làm vương nước Lỗ cũng là người đã xây dựng nên thành ấy và trấn ngự ở đấy lo việc giáo hóa đám quý tộc nhà Thương ân cũ cho đến cuối đời , đây là toà thành cổ vào bậc nhất Việt Nam được vua Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 ( ? )trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu Lạc , nay thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội. Qua các giai đoạn lịch sử được ghi chép trong nhiều sử liệu khác nhau , Cổ Loa có rất nhiều tên: Loa thành (thành ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành , còn gọi là thành Cổ lũy như trong câu thơ của tiến sĩ Phạm sư Mạnh : .....Kiểu ngoại Bách Man hoàn Cổ Lũy . Quốc Tây cự chấn tráng Chân Đăng .... Trong những tên này ta lưu ý tên thành Côn Lôn . Côn lôn nhiều bậc ‘nho chùm’ giải tự ...sở dĩ gọi là thành ‘côn lôn’ vì thành ấy cao tít tận mây xanh ....y chang kiểu ...Giao chỉ là 2 ngón chân chạm vào nhau ...thực không thể chịu nổi ...kiểu giải tự trần truồng như thế ....vậy mà có khối người tin và lập đi lập lại mới lạ . Cửu kinh nay là nơi nào ? Sử thuyết họ Hùng cho chính là thành phố Côn Minh ở Vân nam ngày nay . Cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã giải thích rằng “Vua Hùng” là phiên âm của một từ Việt cổ: Vua -> Bua -> Bô -> Pô = (bố); Hùng -> Khun = Cun = Thủ lĩnh. Vua Hùng = Bố của các thủ lĩnh = Thủ lĩnh tối cao. Khun – Cun nghĩa là thủ lãnh thực là gợi ý sáng giá . Cun và Khun không gì khác hơn là Càn – Khôn của Dịch học , quẻ Càn có tượng là cha Khôn là mẹ ; người Việt đã chẳng từng gọi vua là “Bố Cái đại vương” đấy hay sao ( Phùng Hưng ) ? . vậy hóa ra dân thiểu số ở đất Việt đã biết đến Dịch học từ hồi nảo hồi nào ...đâu phải chờ đến khi thày Tàu sang khai hoá văn minh như đám mặt trơ tán bóng đã viết trong sách sử .. Côn minh là Kiểu kinh tức Tây đô . Cổ loa hay Đông đô là Côn Lôn ...gợi cho ta điều gì ? - Côn là ký âm Hán tự sai đi của ‘Cun’ nghĩa là thủ lãnh . - Minh chỉ là sự tam sao thất bổn của ‘ Ninh’ chỉ phương tây không đổi theo Dịch học và đó cũng chính là Ninh trong danh hiệu Ninh vương của ông Cơ Phát trước khi lên ngôi thiên tử . ‘Côn Minh’ chính xác là ‘Cun Ninh’ , thành Cun Ninh hoàn toàn tương thông với ý nghĩa ngày nay là ‘Tây đô’ hay kinh đô phía tây . - Lôn là ký âm sai của Long nghĩa là con rồng ; Run →lun →lôn hoặc Rung →lung→long nghĩa là động chỉ phương đông theo dịch học , thành ‘Cun Rung’ biến thành ‘Côn Lôn’ theo phép ghi chép của người Hán ; đây là lối hành văn cổ ngày nay có thể hiểu là Kinh đô phía đông hay Đông đô . Khi đọc câu : “Qúy châu bản Tây Âu - Lạc Việt chi địa” thì người đọc chỉ hiểu là lãnh thổ nước Âu-Lạc xưa bao gồm cả Qúy châu ngày nay , chiều hướng suy nghĩ thiên về thông tin lãnh thổ – địa lí ; trái lại khi đọc là “Cùi Chu hay Kỳ Chu bản tây Âu Lạc Việt chi địa” thì dòng thông tin bật dậy trong não bộ là những thông tin về lịch sử , đoạn văn đã chỉ ra sự liên quan giữa nhà Châu Trung hoa và nước Âu –Lạc trong lịch sử Việt nam , Sự liên quan qúa rõ không thể phủ định vì Kỳ chu là đất gốc của nhà Châu Trung hoa , lại còn thêm thông tin ...cha của Văn vương là Vương Qúy , vương Qúy viết với cú pháp Việt ngữ nghĩa đích xác là vương vùng Qúy châu hay Kỳ Chu , điều này củng cố chắc chắn thêm cho nhận định : nước Châu , nước Âu Lạc hay Văn lang chỉ là một ... Sự khẳng định về mối liên quan giữa nhà Châu và Âu - Lạc giờ còn chắc chắn hơn nữa khi có thông tin về 2 kinh đô Tây và Đông trên đất Âu Lạc này : - Kinh đô phía tây nhà Châu là Côn minh tỉnh Vân nam . - Kinh đô phía đông là Côn lôn tức thành Cổ loa của người Việt thời Thục An dương vương nay thuộc địa phận Hà nội . Rất có thể tên ‘Vân nam’ cũng chỉ là sự tam sao thất bổn của ‘Văn lang’ mà thôi chứ không lẽ cả đám vua quan nhà Hán lại mắc lỗi cú pháp qúa ấu trĩ …Vân nam là phía nam của mây...; mây trôi lang thang khắp nơi thì phía nam của mây là chốn nào không ai đọc thông viết thạo mà lại dùng chữ kỳ cục như vậy . Đây không phải là lỗi cá biệt mà những nhà chép sử Trung quốc sai có hệ thống , đổi nghĩa tráo chữ có công thức rõ ràng như : - Từ nam nghĩa là phương nam hướng nam luôn bị đổi thành Lâm . - Từ Lang nghĩa là Vương - quân thủ lãnh bị đối thành Nam , hướng nam phương nam . Đất Quảng Tây xưa là đất Nam giao hay nam giao-chỉ gọi tắt là đất Nam cũng đọc là Lam....cái tên mang ‘tính lịch sử’ chép trong kinh Thư này không thể để được biết đâu có kẻ man man nhận ra ...thì đám ‘Chệt nho’ lòi mặt chuột , Linh hồn các Khan –Hãn không lẽ phải trở về nơi đồ cúng gồm toàn thịt ngựa và Sữa ngựa chán phèo ...Xét vì lẽ ấy đất này từ nay đổi thành Uất lâm hay lâm ấp ; tuyệt đối không được viết là Lam ấp hay ấp nam như vốn có lúc xưa...... ‘Văn lang’ phải đổi thành ‘Vân nam’ cho chắc ăn bất kể có kẻ bảo vua quan ta dốt chữ ...., thà mang tiếng dốt còn hơn lỡ có kẻ nhìn ra đất Văn lang là đất nhà Châu thì công trình ngàn năm từ thời Mã viện thu và nấu chảy trống đồng đúc ngưạ cho đến Càn long thu đốt bản đồ cạo sửa sách vở ...phút chốc trở nên công cốc ....hệ qủa của Việc này thật kinh khủng ngoài sức chịu đựng ...là nòi giống LU –LƯU lại trở về với dòng LU ( mờ ) không thể nào hoá thân thành LA ( lửa ) VĂN MINH được . ... ngoài Văn lang – Vân nam còn nhiều điều khác như Hải lang hay lang Hải tức triều Hùng Hoa vương – Hải lang biến thành .... Hải nam –nam Hải tên cũ của Quảng đông ?; hay như thời Mông Cổ chia dân Trung hoa thành ...người Hãn – người Lang tức dân gọi vua là Hãn ở bắc Trung quốc , gọi vua là Lang ở Nam trung quốc bị đám ‘cạo sử gia’ thô bỉ ...biến thành Người Hán và người Nam , việc này khiến mọi thông tin như những móc xích nối với qúa khứ lịch sử dòng giống Hùng Việt bị chặt đứt ; Người Lang biến thành người Nam làm dân Hoa nam bỗng ‘tự nhiên’ trở thành đám thất tộc ...mình vẫn sống trong nhà mình nhưng trên bàn thờ tổ tiên ...không hề thấy bài vị ; chỉ thấy khắp nơi trong nhà toàn tượng người ...ngựa ...với ngựa người ... thời gian dài riết rồi nhập tâm thành thực tin rằng quê hương ....xưa là nơi đã thuần hóa loài ngựa chân lùn ...thực đau khổ biết giường nào cho vong hồn các Lang - các Cun ....những người đã dùng mồ hôi và cả máu mình tạo ra vùng lãnh Nam và Giang Nam vậy mà nay đám con cháu mê muội lại coi chính tổ tiên mình là ... giặc ....tệ hơn nữa hàng ngày hàng giờ từ bờ nam Trường giang chúng vẫn thành kính thắp nhang hướng về Hoàng hà tưởng nhớ công lao các Hãn ...; ....mau mau tỉnh lại đi người ơi ....không các cụ nổi giận ...vặn cho mắt nhìn thấy .... mông lúc ấy kêu trời cũng không thấu ...tội ấy thì trời cũng không thương và đất không thể tha . 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2010 Anh Văn Nhân cho tôi xin hỏi: Nếu nhà Châu được chứng minh là thuộc Việt tộc thì thời kỳ lịch sử đó của Trung Quốc thuộc thời đại nào? Quote Ông Cơ Xương đã kiến lập nước Bá Thục tức nước của Tây bá hầu nhà Thương Ân , Thục nghĩa là phía mặt trời lặn tức phương tây , Cơ xương mở rộng bờ cõi về phía tây bằng việc đánh chiếm nước Mật tu , mật tu là từ Việt chính xác phải đọc là ‘ Mặt tây’ chỉ quốc gia ở phía tây nước Bá thục , đây là đất của người Bạch nay gọi là tập đoàn Bách Bộc , bạch là màu trắng là sắc chỉ phía tây trong ngũ sắc , sau Cơ xương chiếm thêm nước SÙNG hợp nhất tất cả thành nước Châu , truyền thuyết Việt mô tả việc kiến lập nước nhà Châu 1 cách thi vị và mang tính nhân văn sâu sắc hơn ; ông Cơ Xương được gọi là bà Âu Cơ hay Ô cơ , ô là màu đen sắc của phương Nam trong ngũ sắc , Cơ vừa là họ của Hoàng đế (đế Hoàng) vừa nghĩa là thủ lãnh , Âu Cơ nghĩa là thủ lãnh hay vua phía nam mà thôi ,chuyện bà Ô Cơ kết duyên cùng Sùng Lãm chỉ sự thống nhất 2 nước Tây âu và Lạc Việt thành ra nước ÂU _ LẠC mà sau này khi ông Cơ Xương được phong là Văn vương hay Văn Lang thì Âu –Lạc còn gọi với tên khác là Văn lang tức nước của Văn vương .Trong lập luận của anh thấy có vài điểm không ổn. Tôi thí dụ: 1 - Quote ông Cơ Xương được gọi là bà Âu Cơ Tại sao ông Cơ Xương lại thành bà Âu Cơ được? 2 - Quote ô là màu đen sắc của phương Nam trong ngũ sắc , Phương Nam sắc đỏ, điều này thì tất cả mọi người tìm hiểu về Lý học đều biết! Anh có nhầm lẫn không? 3 - Quote Cơ vừa là họ của Hoàng đế (đế Hoàng) vừa nghĩa là thủ lãnh. Trong khí đó anh lại dẫn: Quote Cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã giải thích rằng “Vua Hùng” là phiên âm của một từ Việt cổ: Vua -> Bua -> Bô -> Pô = (bố); Hùng -> Khun = Cun = Thủ lĩnh. Vua Hùng = Bố của các thủ lĩnh = Thủ lĩnh tối cao. Khun – Cun nghĩa là thủ lãnh thực là gợi ý sáng giá Vậy đích thực từ nào có nghĩa là "Thủ Lãnh"?Còn rất nhiều lập luận mâu thuẫn và có tính khiên cưỡng trong bài viết này. Cá nhân tôi trước sau như một xác định Việt sử 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương tử. Trải hơn 2000 năm Hán hóa, nên những người Việt ở đây bị Hán hóa. Nhưng vấn đề còn là phương pháp chứng minh. Nếu phương pháp sai sẽ dẫn đến điều mà tổ tiên cấm kỵ. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 12, 2010 Xin trao đổi với anh Thiên sứ vài điều : Trong phần ý kiến của giáo sư Trần quốc Vượng ...tôi chỉ trích dùng đoạn : Cun_ Khun nghĩa là thủ lãnh ...ngoài ra xin miễn ý kiến . Thiên Sứ : Anh Văn Nhân cho tôi xin hỏi: Nếu nhà Châu được chứng minh là thuộc Việt tộc thì thời kỳ lịch sử đó của Trung Quốc thuộc thời đại nào? Bản thân từ ‘Trung quốc’ đã tạo ra 1 ma trận lịch sử , dựa vào nội hàm tôi xác định có 3 Trung quốc như sau : - Trung quốc là quốc gia của cộng đồng Hán -Hoa như ngày nay thì mới chỉ lập quốc 1911 trong cách mạng tân hợi. - Trung quốc của Hán tộc chủng Mongoloid như đa số người đang hiểu thì tương đương thời nhà Châu ...không có nhà nước nào cả , lúc này con cháu các Hãn còn còn đang ở thời kỳ du thủ du thực miệt mài chăn ngựa trên thảo nguyên Hoa bắc . - Trung quốc của người Bách Việt chủng Nam mongoloid ....là nhà Châu như đã viết . Thiên Sứ : Phương Nam sắc đỏ, điều này thì tất cả mọi người tìm hiểu về Lý học đều biết! Anh có nhầm lẫn không? Trong những bài về Dịch học và cả khi viết về sử tôi đã đưa ra nhiều thông tin chứng minh rằng hướng Bắc – nam xưa đã bị lộn ngược , dựa vào ngũ sắc thì màu đen là phương bắc ngày nay , ngược lại màu đỏ chỉ hướng xích đạo , màu đen chỉ thời kỳ còn man dã , màu đỏ tượng trưng cho văn minh , tư liệu lịch sử – văn minh Trung hoa rất nhất qúan trong chỉ định : Nam man – Bắc địch hay Xích địch . - Nam man đã chỉ ra : Phía nam man dã tối tăm tượng trưng bởi màu đen là ý trong câu tôi đã viết , - Bắc địch cũng là Xích địch cho ta : Bắc ═ Xích là hướng xích đạo ,màu đỏ ,nơi nóng bức . xin nhấn mạnh phương nam và bắc tôi dùng là phương hướng cổ xưa dựa trên ngũ hành ngày nay đã lộn ngược , đỏ thành phương Nam , đen thành phương Bắc ( như vậy phải gọi là Bắc man...) Thiên Sứ : Tại sao ông Cơ Xương lại thành bà Âu Cơ được? Trích Thần thoại ‘trăm trứng’ : ....Lạc Long Quân nói: - Ta là loài rồng, nàng là giống tiên, khó ở với nhau lâu dài. Nay ta đem năm mươi con về miền biển, còn nàng đem năm mươi con về miền núi, chia nhau trị vì các nơi, kẻ lên núi, người xuống biển, nếu gặp sự nguy hiểm thì báo cho nhau biết, cứu giúp lẫn nhau, đừng có quên. Hai người từ biệt nhau, trăm người con trai tỏa đi các nơi, trăm người đó trở thành tổ tiên của người Bách Việt. Người con trưởng ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương. Vua Hùng chia ra làm mười năm bộ, đặt tướng văn, võ gọi là lạc hầu, lạc tướng. Con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương. Ngôi vua đời đời gọi chung một danh hiệu là Hùng Vương.... ...... Truyện lạc long quân – Âu cơ đẻ ra trăm trứng phản ánh của sự thực lịch sử: 2 cộng đồng Tây âu và Lạc Việt hay Âu Việt và Lạc Việt kết hợp để tạo thành cộng đồng Âu- Lạc thống nhất . 2 cộng đồng được đại diện bởi 2.thủ lãnh . Âu cơ là thủ lãnh Âu Việt và Lạc long quân Sùng lãm là vua Lạc Việt . Địa bàn của Lạc Việt là Giao Chỉ còn Âu Việt là Quảng Tây , Giao Chỉ nghĩa là ‘chỗ giữa’ nơi trời đất bốn phương giao hội , Quảng tây tên xưa là đất Lâm ...đây là cái sai cố ý ; là đất Lam hay Nam không có đất Lâm , Nam là phía nam Giao chỉ ...kinh Thư rút gọn thành cõi Nam Giao .. -Thực sự : Âu cơ vua cộng đồng Âu Việt ở đất Lâm hay Nam nay là Qủang Tây -Giải tự : Âu biến âm của Ô việt ngữ là màu đen , Cơ biến âm của Cả nghĩa là thủ lãnh . Âu cơ nghĩa là thủ lãnh hay vua phía nam phương màu đen khớp đúng hoàn toàn với thực tế đất Lam hay Nam tức Quảng Tây . Nam ở đây là so chiếu với đất Giao Chỉ . Đất Phong Châu với vua Văn lang trong truyện Âu cơ - Lạc long quân trùng hợp lạ kỳ với ...đất Phong của nhà Châu và vua Văn vương , tôi đã chứng minh từ ‘Lang’ đồng nghĩa với ‘vương’ . Sử Trung hoa viết Ông Cơ xương đã chiếm nước Sùng hợp nhất với đất cũ lập thành nước Châu , tôi cho là nước ‘Sùng’ nói ở đây chính là nước của Sùng Lãm như thế Âu cơ là Cơ xương thủ lãnh đât Lam hay phía Nam nước Sùng . Nước Châu trong sử Trung hoa chính là nước Thục của sử Việt nam , cả Châu và Thục đều có nghĩa là phía Tây , truyền thuyết nước Nam cương của người Tày nói vua nước Nam cương ở lưu vực Tả –Hữu giang là 2 nhánh của Châu giang thuộc Quảng tây và nam Qúy châu là Thục Chế ..., thực ra không có ai tên là Chế , Chế là chữ viết sai của Chúa , Thục chế chính xác là chúa nước Thục ...thông tin này giúp xác định địa bàn gốc nhà Thục là Quảng tây – qúy châu. Qúy Châu còn gọi là Cùi Chu hay Kỳ Chu lại là đất gốc tổ của nhà Châu Trung hoa , tư liệu lịch sử Trung hoa viết : Qúy Châu là thuộc đất Tây âu lạc Việt xưa . Liên kết thông tin lịch sử trong 4 mảng tư liệu : - Chuyện Tiên – Rồng trăm trứng . - Lịch sử nhà Châu trung hoa . - Lịch sử nhà Thục Việt nam . - Hùng Triều ngọc phả . Tôi đưa ra nhận định : Bà Âu cơ , ông Cơ xương - Chu văn vương , Thục An Dương vương , Lang Liêu , ông Cổ Thục và Hùng Chiêu vương –Quốc tiên lang chỉ là 1 nhân vật . Một nhân vật được phản ánh dưới nhiều góc cạnh , nhiều vị trí khác nhau . Văn lang chỉ là quốc hiệu nước ta thời Hùng vương thứ 12 : Hùng Chiêu vương – Quốc tiên lang không phải là quốc hiệu đầu tiên của thời lập quốc . Trước nước Văn lang khoảng 2000 năm ; Hùng Vũ vương Hiền đức lang là đời Hùng vương thứ 5 ; quốc tổ của người Việt ngày nay đã lập ra nước HỌ HÙNG Hán văn viết là HỮU HÙNG quốc, Vũ chỉ là ký âm hán văn của Vua trong tiếng Việt . Dĩ nhiên Đây chưa phải là kết luận chung cuộc mà còn nằm ở dạng sử thuyết , cứ từ từ xử lý những thông tin liên quan , công việc đang tiến tới ...; tôi không hề ngại chữ ‘khiên cưỡng’ vì khi không còn khiên cưỡng tức là việc đã xong ...., sử thuyết đã thành lịch sử rồi . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 12, 2010 Xin bàn vài dòng với các anh. Về từ Cun: người Mường ở Hòa Bình trước cách mạng tháng 8 từng có chế độ lang đạo. Lang lớn nhất gọi là lang Cun. Có thể thấy chữ Cun này là chỉ thủ lĩnh tối cao. Hiện tại ở Hòa Bình còn có dốc Cun, một đèo dốc khá hiểm trở ở gần tỉnh lỵ Hòa Bình. Có thể hiểu dốc này là dốc Vua, hoặc dốc Trời, chỉ sự to lớn và độ cao của nó. Ở đền Thượng Phú Thọ có bức hoành phi "Triệu Cơ vương tích". Nếu dịch theo nghĩa thông thường thì không thể hiểu nổi. Ví dụ sách ở đền Hùng dịch là "Dấu tích nền móng đầu tiên của vua", không sát nghĩa vì từ "Triệu" không hề có nghĩa tính từ "đầu tiên". Tôi đã thử giải thích hoành phi này có nghĩa là "Dấu tích vua chúa họ Cơ", với từ Triệu = Chúa. Đây chính là một vết tích còn ghi lại được rằng đất Phong Châu xưa là đô thành của họ Cơ, tức là nhà Chu. Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa có câu đối: Chiêu lăng tùng bách kim hà xứ Thục quốc sơn hà tự cố cung Câu này cho thấy đền An Dương Vương được gọi là "Chiêu lăng", Chiêu là Châu, là Chu. Điều này phù hợp với nhận định An Dương Vương là vua Chu (vua Chủ) ở Cổ Loa. Có thể thấy không phải ở Việt Nam không còn dấu tích gì (kể cả bằng văn tự) về thời đại Châu Chu này. Vấn đề là cách hiểu của chúng ta đối với các tư liệu này mà thôi. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 1, 2011 trong bài Tứ tạng - Tứ linh . ...phần 3 Quy - quay ... trích đoạn ...: Thái âm là vị trí Âm tiêu đến cùng cực là số không và bắt đầu đi lên chính sự quay đầu của khí âm bắt đầu cho chu trình Âm Dương tiêu trưởng mới khiến cổ nhân chọn con Quy làm đại biểu cho tượng Thái âm , chỉ có tên Quy là từ phát âm gần với Quay nhất không có con vật nào gần hơn nữa . .. 2 chữ Thái Âm xin sửa là Thái Dương ... thành thật xin lỗi ban chủ nhiệm Diễn đàn và bạn đọc . nqn Share this post Link to post Share on other sites