Di Lặc

Bắc Hàn Tấn Bắn Pháo Sang Nam Hàn

31 bài viết trong chủ đề này

@Vitieubao : đoán sai hay đúng thì chưa biết đc vì đó là 1 tương lai xa vời.

nhưng trước mắt và quá khứ thì sao ?

VD như nước mỹ khi đc sự quản lý của Ông Busch thì sao ? sau khi ban giao cho Obama thì là 1 đóng đổ nát và 1 khoản nợ khổng lồ. nợ đó từ đâu ra ?có fải dùng để nuôi chiến tranh k ?

Đó là nhận thức non kém của mình nếu có gì sai mong lượng thứ.

Mình xin rút lại đoán sai hay đúng, nhưng có 1 thực tế là, ko biết trước được, và chắc gì đã sướng như bạn nghĩ

Về mỹ là 1 đống đổ nát và khoản nợ khổng lồ thời Obama không riêng gì tại Busch mà đó là khủng hoảng kinh tế, và nguyên nhân sâu xa là từ lâu rồi, đó là khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi cấu trúc kinh tế bị sụp đổ, cái này rất nhiều bài báo đã phân tích rồi, mình không nói thêm nữa

Nói chung là bám sát vào thực tế hiện tại, không biết bạn nói VN hiện nay khổ là khổ về cái gì, mình thấy có khổ gì đâu, với lại mỗi nước mỗi điều kiện khác nhau, sự phát triển khác nhau, việc Triểu Tiên ko phát triển đó là sai lầm trong chính sách của họ, 1 người đứng đầu nhà nước mà có những quyết sách sai lầm thì dẫn tới cả nước phải chịu hậu quả, vì thế rất cần người đứng đầu phải có cái tầm, cái tâm, và cái tài

Kể cả Mỹ nếu đưa vào tay 1 người vô tài, ko có tầm nhìn thì kinh tế, xã hội, ... sẽ phát triển như thế nào là biết ngay, Việt Nam nếu mở cửa sớm 10 năm, và có những người lãnh đạo kiệt xuất xem, giờ có hơn Tàu Khựa không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

CHDCND Triều Tiên đưa tên lửa lên bệ phóng

(Nguồn: Tuổi Trẻ)

TT- – TTO CẬP NHẬT LIÊN TỤC - Hàn Quốc nã pháo "nhầm" vào vùng phi quân sự * Tiếng đạn pháo nổ, người dân sơ tán ở đảo Yeonpyeong * Nội thành Seoul đã chuẩn bị 3.900 nơi trú nạn khẩn cấp.

Sáng nay 28-11, CHDCND Triều Tiên đã triển khai nhiều tên lửa đất đối không SA-2 đến gần biên giới trên biển Hoàng Hải với Hàn Quốc trong khi cuộc tập trận Mỹ - Hàn bắt đầu diễn ra.

>> Thư Hàn Quốc: Dân Hàn vừa giận vừa sợ >> Người Việt tại Hàn Quốc cần làm gì nếu chiến sự xảy ra?

Các nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc nói “những tên lửa này dường như nhằm bắn các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc nếu chúng bay gần đường giới tuyến trên biển Hoàng Hải”.

Cũng theo nguồn tin trên, tên lửa SA-2 do Liên Xô thiết kế, có tầm bắn 13-30km. Các tên lửa khác như Samlet và Silkworm có tầm bắn lên đến 95 km cũng đã được đưa lên bệ phóng.

Tổng thống Lee Myeong Bak đã chỉ thị tăng cường các lực lượng vũ khí tối tân và tổ chức quân sự trên 5 hòn đảo của khu vực Hoàng Hải. Ngoài ra, Tổng thống Lee còn ra chỉ thị nghiêm ngặt rằng “Toàn lực quân sự phải ở trong tư thế sẵn sàng đối phó, không loại trừ khả năng CHDCND Triều Tiên sẽ tiếp tục các đợt pháo kích”, và “Nếu trường hợp pháo kích diễn ra thì Hàn Quốc sẽ chống trả mạnh mẽ”.

Câu trả lời từ các nhà quân sự Hàn Quốc là có. Chính vì thế mà cuộc tập trận liên minh Mỹ - Hàn, mặc dù là theo kế hoạch từ trước, sẽ được tiến hành với quy mô lớn nhất, cùng những vũ khí và trang thiết bị quân sự tối tân nhất từ trước đến nay để đồng thời đối phó với những tình huống đột xuất có thể xảy ra.

Chương trình tập trận sẽ có thêm các phần như đánh trận mô phỏng vào khu căn cứ Hyeanpo của CHDCND Triều Tiên, bắn đạn thật và pháo kích đạn thật.

Phát biểu về lần tập trận này, ông Lee Bong Woo - Trưởng phòng báo chí - Bộ phận tham mưu Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cho biết: “Đợt tập trận này nhằm mục đích tăng cường lực khống chế đối với CHDCND Triều Tiên và bảo vệ anh ninh quốc gia. Đồng thời cũng nhằm tăng cường sức mạnh liên minh quân đội Hàn - Mỹ và thể hiện sự quyết tâm cao độ của đồng minh Hàn - Mỹ”.

Cùng với đợt tập trận này, Hàn Quốc còn tăng cường mọi lực lượng quân sự ở vào trạng thái đối phó cao nhất để phòng khi CHDCND Triều Tiên sẽ chuyển hướng sang tấn công bằng không quân hay lục quân.

Giữa lúc CHDCND Triều Tiên đưa ra các tuyên bố “mạnh miệng”, cảnh báo sẽ tấn công “không thương tiếc” nếu bị khiêu khích, hôm nay 28-11, ông Đới Bỉnh Quốc - Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, đã tới Seoul để hội ý với Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak xung quanh tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

AP dẫn nguồn tin Văn phòng Tổng thống Lee cho hay tại cuộc gặp, ông Đới Bỉnh Quốc cam kết Trung Quốc sẽ gắng sức để ngăn tình hình tồi tệ thêm.

Trong khi đó Tân hoa xã đưa tin ông Choe Thae Bok - Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng lao động Triều Tiên, sẽ có chuyến thăm Bắc Kinh vào ngày thứ ba tới (1-12). Nội dung chuyến thăm không được tiết lộ, nhưng có thể cũng liên quan đến tình hình tại bán đảo Triều Tiên.

Trước đó cả Seoul lẫn Washington đều kêu gọi Trung Quốc - đồng minh và là nước đóng góp từ thiện chủ yếu cho CHDCND Triều Tiên, giúp xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang có nguy cơ bùng phát chiến tranh. Phía Bắc Kinh đã kêu gọi tất cả các bên kềm chế.

HƯƠNG SEN - THANH SỬ (tường trình từ Hàn Quốc) - MINH ANH

Nín thở chờ phản ứng của Bình Nhưỡng

(Nguồn: Tuổi Trẻ)

TT- – TT - Hôm nay 28-11 là ngày Mỹ và Hàn Quốc tập trận chung bốn ngày trên biển Hoàng Hải. Theo Yonhap, CHDCND Triều Tiên tiếp tục phản ứng cứng rắn: "Quân đội và nhân dân CHDCND Triều Tiên đang vô cùng tức giận trước sự khiêu khích của nhóm con rối (Hàn Quốc) và sẵn sàng rải pháo làm tan xác kẻ thù nếu chúng dám xâm phạm dù chỉ một chút ít phẩm giá và lãnh thổ của mình".

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc một lần nữa lên tiếng khuyến cáo việc tập trận sẽ chỉ gây thêm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Trung Quốc luôn được cung cấp đầy đủ thông tin về cuộc tập trận và cuộc tập trận này không nhằm vào Trung Quốc.

Mỹ kêu gọi Trung Quốc cần phải làm nhiều hơn nữa để gây áp lực lên chính quyền Bình Nhưỡng và ngăn không cho các tai nạn bất ngờ xảy đến trên bán đảo Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn của CNN, chỉ huy quân đội Mỹ - đô đốc Mike Mullen - cho rằng Trung Quốc có vai trò không thể thay thế được trong việc tạo ảnh hưởng tới chính quyền Bình Nhưỡng. Trung Quốc tới nay vẫn khẳng định “ưu tiên hàng đầu” là kiểm soát được tình hình và đã hội đàm con thoi với các bên để giảm căng thẳng.

Dư luận quốc tế đang “nín thở” chờ xem phản ứng tiếp theo của CHDCND Triều Tiên khi cuộc tập trận chung chính thức diễn ra.

Hôm qua 27-11, Hàn Quốc đã tổ chức lễ tang cho hai người lính bị thiệt mạng trong vụ CHDCND Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeong hôm 23-11. Lễ đưa tiễn Seo Jeong Woo và Moon Kwang Wook được truyền hình trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia.

“Chắc chắn chúng ta sẽ trả thù CHDCND Triều Tiên - tờ Korea Times dẫn lời thiếu tướng You Nak Jun, chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Hàn Quốc, khẳng định - Chắc chắn chúng ta sẽ đáp trả gấp hàng trăm, hàng ngàn lần thiệt hại (kẻ thù) đã gây ra”.

“Sự kiện tập trận chung và phản ứng khó đoán định của CHDCND Triều Tiên đang khiến các nhà đầu tư ngày càng lo ngại - Kim Hyoung Ryoul, nhà phân tích thị trường tại Ngân hàng Investment Securities, nhận định - Nỗi lo ngại chính là liệu Bình Nhưỡng có hành xử gì bất ngờ và vội vàng tiếp theo không?".

Tiềm năng quân sự của Hàn Quốc được đánh giá tiên tiến hơn nhiều so với CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên, Hàn Quốc theo đuổi chính sách không thể để một đốm lửa nhỏ thổi bùng lên thành cơn hỏa hoạn thiêu rụi tất cả, dập tắt nỗ lực thống nhất hai miền. Nếu chiến tranh xảy ra, một quốc gia công nghiệp phát triển như Hàn Quốc có khả năng thiệt hại hơn nhiều so với đất nước CHDCND Triều Tiên bế quan tỏa cảng với bên ngoài.

Cuộc tập trận hôm nay diễn ra ở ngoài khơi thị trấn Taean, cách xa nơi xảy ra vụ đấu pháo hai miền và là nơi tàu chiến Cheonan bị “CHDCND Triều Tiên bắn” (theo kết luận của ủy ban điều tra) chìm khiến toàn bộ 46 thủy thủ thiệt mạng. Các quan chức của tham mưu trưởng liên quân Mỹ (JSC) cho biết họ đang theo dõi mọi động thái của quân đội Bình Nhưỡng.

“Các ụ pháo tầm xa triển khai dọc bờ biển phía tây nam của CHDCND Triều Tiên vẫn ở vị trí sẵn sàng hoạt động” - một quan chức JSC giấu tên nói.

Hãng tin Yonhap cho biết cuộc tập trận hôm nay có sự trở lại của tàu sân bay vận hành bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington và 10 tàu chiến tùy tùng. Đây là lần thứ hai tàu này trở lại Hoàng Hải trong năm 2010, lần trước là khi tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị chìm. Sự hiện diện của nó đưa ra nhiều thông điệp: trấn an người Hàn Quốc và dằn mặt CHDCND Triều Tiên.

Câu hỏi đầu tiên mà bất kỳ tổng thống Mỹ nào cũng hỏi khi có khủng hoảng quân sự ở nước ngoài là: “Chiếc tàu sân bay gần nhất đang đậu ở đâu nhỉ?”. Mỹ đã triển khai chiếc USS Enterprise tới vịnh Bengal trong chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971. Năm 1981, chiếc tàu chiến cũng tới ngoài khơi Libya. Năm 1996, khi căng thẳng với Bắc Kinh xung quanh vấn đề Đài Loan nổ ra, tổng thống Bill Clinton đã cử hai chiếc tới khu vực.

Trong suốt những năm 1990, chính quyền Mỹ đã đưa ba tàu sân bay tới vùng Vịnh.

KHỔNG LOAN

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các ACE,

Tình hình hôm nay là ông Đại Lục lại muốn mở cuộc họp khẩn cấp để bàn về vấn đề Bắc Hàn, hình như nắm được ý đồ của

lão To Béo kia nên Nam Hàn tuyên bố không chấp nhận cuộc họp....cũng không chừa khả năng vụ việc nã pháo trên có

kịch bản từ (Nam Hoa Tình Báo Cục :P :(

Mỹ triển khai tàu Sân Bay vào vùng biển Nam Hàn, khiến tình hình ở bán đảo này như cục than đang trong thời kỳ nhiệt độ

cao nhất, chỉ cần 1 chút, 1 chút gió thôi, nó sẽ thành ngọn lửa khốc liệt. :lol:

Chúng ta hãy chờ xem diễn biến mấy ngày đến. Di Lặc chỉ mong Hòa Bình - Ổn Định trên trái đất này. :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mời mọi ngưòi tham khảo một tài liệu đã cũ ( từ 2006 )

Egon Bahr nói chuyện ở Hà Nội

Ngày 5.5.2006, nhà chính trị danh tiếng Egon Bahr đã có một buổi nói chuyện dài tại Viện Goethe Hà Nội. Đây là chương trình do Viện Goethe, Viện Friedrich-Ebert (FES) và Cơ quan Hỗ trợ phát triển Đức ở Việt Nam (DED) phối hợp tổ chức. Egon Bahr (sinh năm 1922) từng giữ các chức Bộ trưởng Liên bang và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đặc biệt của CHLB Đức. Ông được coi là cha đẻ của các chính sách ngoại giao với Đông Đức và Đông Âu, góp phần dẫn tới sự thống nhất nước Đức. Xét về ảnh hưởng lịch sử, Bahr có thể được ví như một Henry Kissinger của nước Đức.

Buổi nói chuyện của Egon Bahr ở Hà Nội đã cho công chúng một cái nhìn tổng thể và cô đọng về những diễn biến ngoại giao quan trọng của Đức và châu Âu thời Chiến tranh Lạnh. Trong phần thảo luận, đặc biệt khi đề cập đến những vấn đề liên quan đến thực trạng và tương lai chính trị của Việt Nam, Egon Bahr đã chứng tỏ ông là một nhà chiến lược lão luyện khi đưa ra những câu trả lời sắc sảo, rất đáng để tất cả những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam phải suy ngẫm.

Dưới đây là những phần quan trọng nhất của buổi nói chuyện.

Phần 1: Bài nói chuyện của Egon Bahr

Chính sách giải toả căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh và dọn đường cho việc thống nhất nước Đức

18h15': Egon Bahr bước vào Phòng hội thảo của Viện Goethe Hà Nội. Ở tuổi 84, ông vẫn còn rất nhanh nhẹn với những bước đi dài, dứt khoát. Nhà chính trị lão luyện, người đã từng có mặt ở những phòng họp và bàn đàm phán quan trọng nhất ở Berlin, Washington và Moskva, hướng cái nhìn đầy hấp lực xuống cử toạ. Ông Franz Xaver Augustin, Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội, kéo ghế mời Egon Bahr ngồi.

Franz Xaver Augustin: Thật là vui mừng và vinh hạnh cho Viện Goethe khi được chào đón một nhân chứng nổi tiếng của lịch sử chính trị Đức tại Hà Nội. Egon Bahr không chỉ là người đồng đạo, người cộng sự tin cẩn và là người bạn thân thiết của nhà hoạch định chính trị Đức Willy Brandt, Egon Bahr còn là kiến trúc sư của Chính sách phía Đông (Ostpolitik). Ông đã triển khai những ý tưởng lớn thành chính sách cụ thể và đã thực hiện các cuộc đàm phán để hướng tới mục đích có tính lý tưởng lớn: sự thống nhất nước Đức. Từ rất sớm, sự nghiệp chính trị của Bahr đã song hành với con đường của Willy Brandt. Khi Brandt là Thị trưởng Berlin thì Bahr giữ chức Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí của thành phố - khi ấy ông còn là một phóng viên. Trong chính phủ liên hiệp hai đảng lớn năm 1966, Egon Bahr chuyển sang làm ở Bộ Ngoại giao. Năm 1969, ông được gọi về Văn phòng Thủ tướng để đảm nhiệm chức Thư kí nhà nước và là người được ủy nhiệm đặc trách Chính sách giải tỏa căng thẳng (Entspannungspolitik) và Chính sách phía Đông của Willy Brandt. Từ 1972 đến 1974, Bahr giữ chức Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đặc biệt. Từ 1974 đến 1976, dưới thời của Thủ tướng Helmut Schmidt, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Hợp tác kinh tế. Sau đó Bahr chuyển sang tập trung vào các cuộc đàm phán giải trừ vũ trang và ông là thành viên của Hội đồng Giải trừ vũ trang quốc tế dưới sự lãnh đạo của Olof Palme . Ông là người phê phán cái gọi là Nghị quyết Đôi của NATO dưới thời Thủ tướng Helmut Schmidt. Chắc chắn sẽ có nhiều lý do để Egon Bahr được lưu danh trong các sách lịch sử, mà một trong những lý do lớn là khẩu hiệu"Chuyển đổi bằng cách xích lại gần nhau" (Wandel durch Annäherung), khái niệm lần đầu xuất hiện trong một bài phát biểu của ông năm 1963.

Thưa ông Bahr, ông không muốn có một bài phát biểu dài mà sẽ chỉ đề cập một số điểm chính và để cơ hội cho những câu hỏi của khán giả...

Egon Bahr: Tôi muốn giới hạn vào một số điểm quan trọng, những điểm mà tôi cho là cần thiết để hiểu được tổng thể Chính sách phía Đông và Chính sách giải toả căng thẳng. Tất cả bắt đầu với sự xuất hiện của bức tường Berlin năm 1961, khi mà chúng tôi hiểu ra rằng, sẽ chẳng có ai giúp chúng tôi phá nó đi hết. Cả bốn cường quốc đều hài lòng vì rốt cuộc họ cũng có được một status quo - nhờ vào việc bê tông hoá đường biên giới chia cắt Berlin, chia cắt nước Đức và châu Âu - bởi lẽ điều này sẽ mang lại ổn định và hoà bình. Lạy Chúa, đừng có chiến tranh vì Berlin! Nhất là đừng có vì cái bọn Đức điên rồ này! Điều đó thật cay đắng cho những công dân của thành phố. Thậm chí chúng tôi đã phải huy động cả cảnh sát Tây Berlin để bảo vệ bức tường, bởi những sinh viên tuyệt vời của chúng tôi sẵn sàng tuyên bố rằng: “Những gì mà các bạn của chúng ta làm được ở Alger , chúng ta cũng có thể làm; chúng ta có thể dùng thuốc nổ bọc trong túi nhựa để làm nổ tung cái bức tường chết tiệt ấy, trước khi họ kịp xây lại”. Nhưng điều đó sẽ gây mất ổn định. Thế là chúng tôi đã bảo vệ bức tường. Và chúng tôi bắt đầu suy nghĩ: nếu chẳng có ai giúp chúng ta cả, vậy thì chính chúng ta phải tự mình nghĩ xem, liệu có cách nào để đưa được vài người qua bên kia bức tường, dù chỉ vài tiếng đồng hồ thôi, để họ thăm thân nhân. Như vậy, việc dám nghĩ về những khả năng của riêng mình và dám đảm nhận những lợi ích của riêng mình chính là sự khai sinh của cái mà sau này được gọi là Chính sách phía Đông và Chính sách giải tỏa căng thẳng.

Nó được triển khai thành phương pháp:"Chuyển đổi bằng cách xích lại gần nhau", có nghĩa là, hãy xích lại gần những người mà chúng ta cần gì đó ở họ. Ta chỉ nhận được điều gì đó từ người khác khi ta đối thoại với anh ta. Khi ta kí kết được những thoả thuận. Tiếp theo, phương pháp "Chuyển đổi bằng cách xích lại gần nhau" được triển khai thành hai tập hồ sơ lớn tại Ủy ban Kế hoạch của Bộ Ngoại giao. Hồ sơ thứ nhất miêu tả những bước dọn hành lang cần thiết - nghĩa là những bước cần thiết cho việc bình thường hoá tất cả các mối quan hệ với các nước Đông Âu. Nếu đạt được điều đó, chúng ta có thể đi bước tiếp theo, đó là giải toả căng thẳng quân sự.

Chúng tôi ý thức rất rõ rằng, giải pháp cho vấn đề nước Đức là một câu hỏi về cân bằng sức mạnh. Nếu một ngày kia nước Đức có tái thống nhất thì điều đó phải được diễn ra sao cho nước Đức thống nhất ấy sẽ không thể là một mối đe doạ với các nước khác. Hồi đó CHLB Đức đã là một quốc gia mạnh về kinh tế còn CHDC Đức là một quốc gia mẫu mực trong khối cộng sản. Chỉ cần hình dung về việc hai quốc gia ấy sáp nhập với nhau... Lạy Chúa! Chẳng ai muốn điều đó cả. Vì thế, vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đưa ra được một thoả thuận về an ninh để không ai phải sợ hãi trước nước Đức. Sau này, vấn đề ấy đã được hai nhân vật giải quyết, hai nhân vật duy nhất có đủ sức mạnh để làm điều đó: Tổng thống Mỹ Bush và Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev. Như vậy là vấn đề an ninh đã được hai vị này quyết định riêng, không có sự tham gia của François Mitterand, không có Margaret Thatcher, không có Helmut Kohl và không có Erich Honecker. Điểm mấu chốt là, Bush nói: "Nếu Liên Xô rút quân khỏi CHDC Đức thì các vị sẽ quá yếu để có thể kiểm soát nước Đức. Chỉ có chúng tôi mới đảm nhiệm được việc này - với những công cụ của NATO". Luận điểm này có sức thuyết phục mạnh mẽ - bởi nó đúng. Đối lại, Gorbachev nói: "Được, nhưng các vị không được lấn sân chúng tôi". Bush hứa với ông ta rằng sẽ không có vũ khí nguyên tử và sẽ không có những đội quân nước ngoài đóng tại các vùng đất thuộc CHDC Đức cũ. Gorbachev đồng ý với thoả thuận này. Bởi vậy cho đến hôm nay chúng ta vẫn có những chế độ an ninh khác nhau giữa các khu vực của nước Đức thống nhất. Ở khu vực phía Tây có sự hiện diện của các đội quân nước ngoài và một số loại vũ khí nguyên tử của Mỹ, còn ở phía Đông chỉ có quân đội vũ trang Đức mà không có quân đội nước ngoài lẫn vũ khí nguyên tử. Nhưng điều đó chẳng gây đau đớn gì cho ai, nó chẳng có ý nghĩa gì hết. Đấy là điều kiện tiên quyết, bởi đã rõ: NATO sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát tới sông Oder và sông Neiße, tới tận biên giới giữa Đức và Ba Lan, và thế là tất cả đều mãn nguyện. Mà không chỉ có người Pháp đâu nhé! Kiểm soát nước Đức bằng NATO ư? Tuyệt vời! Nhưng kiểm soát nước Pháp bằng NATO? Không đời nào! Người Ba Lan cũng thoả mãn, vì đối với họ, một nước Đức bị kiểm soát bởi quân đội Mỹ là quan trọng hơn tất thảy. Và người Tiệp cũng thỏa mãn, người Đan Mạnh cũng thế, người Ý thì tất nhiên rồi.

Kiểm soát nước Đức chính là vấn đề trung tâm, bởi bằng cách đó, vấn đề an ninh cho châu Âu có thể được giải quyết, và nhờ đó mà chúng tôi có thể đạt được sự thống nhất nước Đức. Tôi đã rất chú trọng việc phải làm cho mọi người hiểu rõ điều này: vấn đề an ninh là vấn đề then chốt. An ninh có nghĩa là: an toàn trước nước Đức và an toàn cho nước Đức. Bởi sau thoả thuận đó, sẽ không một ai có thể tấn công nước Đức được nữa. Nước Đức không là một mối đe doạ và nó cũng không bị đe doạ. Đấy là những điểm quan trọng thứ nhất làm tiền đề cho kết quả của Chính sách giải tỏa căng thẳng.

Để đi tới kết quả ấy, chúng tôi đã phải tìm mọi cách để định nghĩa quyền lợi của Đức khi mà nước Đức không có chủ quyền. Đấy là điều mà nhiều người mới chỉ đánh giá được một phần nào mà thôi. Với sự đầu hàng vô điều kiện ngày 8.5.1945, nước Đức đã đánh mất chủ quyền. Mọi thẩm quyền đều được trao vào tay những cường quốc chiến thắng. Một phần trong số những thẩm quyền ấy được trao lại cho các cơ quan hành chính. Nhưng ở một điểm, cả hai nước Đức đều giống nhau: Cả hai đều không có thẩm quyền với các vấn đề quốc gia. Với cả hai nước Đức, bốn cường quốc chiến thắng giữ thẩm quyền về toàn bộ nước Đức - cộng với Berlin. Điều đó là hiển nhiên đến mức chẳng ai trong chúng ta cảm thấy phải nghĩ ngợi, lo lắng hoặc thấy thiếu hụt cả. Sở dĩ tôi nói thế là vì chúng ta đã quên mất khả năng suy nghĩ độc lập. Bốn mươi năm, chúng ta đã quen với tình trạng là những vấn đề lớn thì được quyết định bởi các ông lớn. Trong suốt thời gian đó, chúng ta chỉ có duy nhất một quyết định độc lập, đó là năm 1955 ở Moskva, Adenauer đã chống lại lời khuyên của tất cả các cố vấn khi ông quyết định đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Bằng cách đó, ông muốn nhận lại các tù binh chiến tranh.

Ngoại lệ lớn thứ hai là Chính sách giải toả căng thẳng của Willy Brandt. Năm 1967, khi đảm nhận vị trí lãnh đạo Uỷ ban Kế hoạch của Bộ Ngoại giao, câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra là: Có những văn bản nào về vấn đề chủ quyền nước Đức? Kết quả là một số không tròn trĩnh. Không có gì hết. Những đồng nghiệp của tôi bảo: "Đấy không phải thẩm quyền của chúng ta. Đấy là chuyện của bốn cường quốc". Đáp lại, tôi nói: "Chúng ta cứ thử bắt đầu xem nào, cứ thử nghĩ, như thể chúng ta đang nằm trên thảm cỏ xanh và được quyền tự do nghĩ về mọi điều ấy". Sau hơn một năm, chúng tôi có tập hồ sơ đầu tiên, dày hơn 900 trang với tất cả các vấn đề. Nó được chọn lọc dần. Rồi chọn lọc nữa. Rốt cuộc chỉ còn lại một tập 27 trang. Kẹp ở đầu tập là một văn bản vỏn vẹn một trang rưỡi mà chúng tôi có thể tin rằng nó sẽ được đọc. Rồi khi đọc xong, nếu thấy quan tâm thì người ta có thể sẽ đọc cả 27 trang kia. Từ tập hồ sơ này đã hình thành cái mà sau này chúng tôi gọi là Chính sách phía Đông và Chính sách Giải toả căng thẳng.

Nội dung là: Không sử dụng vũ lực (Verzicht auf Gewalt). Khi chúng tôi mới công bố một phần nhỏ chính sách đó, nhiều người đã cười và nói: "Chà, thật là khôi hài! Chúng ta không sử dụng vũ lực, khi mà chúng ta chẳng có gì trong tay và chẳng làm gì được ai, thế thì ổn rồi. Nhưng còn đại cường quốc Liên Xô? Bảo họ không sử dụng vũ lực ư? - Thật là khôi hài".

Khi chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, tức là thời điểm 1969 khi tôi nhậm chức ở Văn phòng Thủ tướng, tôi có chuyến đi đầu tiên tới Washington. Tại đó tôi đã nói thẳng tất cả với Henry Kissinger, cố vấn an ninh cho Tổng thống Nixon, về việc chúng tôi muốn gì, chúng tôi đang có kế hoạch gì và chúng tôi nhắm tới mục đích gì. Ông ấy tỏ ra rất thiếu tin tưởng - điều có thể hiểu được. Người Đức lại bắt đầu muốn đàm phán độc lập với người Nga ư, thật đáng lo ngại. Ông ấy cứ hỏi đi hỏi lại, tới khi tôi nói với ông ấy: Henry, tôi không đến đây để tham vấn, tôi đến đây để thông báo. Chúng tôi biết mình muốn gì, và chúng tôi sẽ hành động.

Tại sao người Mỹ đã để chúng tôi hành động? Họ có thể ngăn chặn chúng tôi, ngăn chặn toàn bộ Chính sách phía Đông. Họ để chúng tôi hành động chỉ vì một lý do duy nhất: lý do của sức mạnh. Họ nói: "Ừ, cứ để cho bọn điên ấy thử xem sao, đằng nào thì cũng chẳng thiệt hại gì. Chúng ta có sức mạnh, chúng ta có thể ngăn chặn những chuyện tệ hại xảy ra. Còn Liên Xô, họ biết rằng chúng ta có sức mạnh ấy - nghĩa là chẳng có gì nguy hiểm cả". Chúng tôi đã bắt đầu những cuộc đàm phán như thế đấy, và thật kinh ngạc, chúng tôi đã đạt được một kết quả mà chẳng ai có thể tin được cả. Liên Xô đã kí một hiệp ước về việc không sử dụng vũ lực với chúng tôi - vì một lý do chính trị. Những người Xô-viết đã tính toán thế này: Nếu CHLB Đức kí kết một hiệp ước mà theo đó, tất cả các đường biên giới của châu Âu đều tuân thủ điều luật tối cao là không có đường biên giới nào được thay đổi bằng vũ lực, thì điều đó cũng sẽ được áp dụng cho đường biên giới giữa CHDC Đức và CHLB Đức. Và cho đường biên giới là hai con sông Oder - Neiße nữa. Đấy là status quo! Và thế là chúng ta thoát được cái bọn khủng khiếp này. Còn tại sao ba cường quốc kia cũng đồng ý? Thì cũng vì chính cái lý do ấy: Họ tin rằng rốt cuộc vấn đề thống nhất của cái bọn Đức khốn kiếp ấy đến đây là xong. Đó sẽ là dấu chấm hết cho sự thống nhất nước Đức! Ngay cả đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa (CDU) cũng lợi dụng điều đó - vì họ sợ điều đó hay vì họ thật sự tin như vậy - để nói rằng: Đấy là dấu chấm hết cho việc thống nhất nước Đức. Nhưng, tất cả đã lầm. Dự tính của chúng tôi khác hẳn. Chúng tôi tính thế này: Đấy chính là điểm khởi đầu của một quá trình và ở điểm cuối của quá trình đó, tình thế sẽ thay đổi. Khi đó chúng tôi sẽ quay trở lại nói về việc thống nhất. Và tiền đề để thực hiện việc ấy là chúng tôi phải giải quyết được vấn đề an ninh.

Bước thứ hai thì không phải do chúng tôi thực hiện nữa, mà như đã nói, do Bush và Gorbachev. Điều khó khăn nhất với chúng tôi là vận động Gromyko , để ông ấy tin rằng chúng tôi vốn không có khả năng công nhận CHDC Đức và cũng không thể vạch định đường biên giới - bởi chúng tôi không có chủ quyền để làm việc ấy. Chúng tôi không có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề lãnh thổ của nước Đức. Chủ quyền của nước Đức và Berlin vẫn nằm trong tay bốn cường quốc. Nên tôi có thể nói với Gromyko rằng: Ông có muốn công nhận ngay bây giờ những điều mà chúng tôi đề nghị về vấn đề biên giới thì cũng phải chờ cho tôi trở lại CHLB cái đã. Sau đó thì mời ông đàm phán với ba đồng nghiệp của ông - tôi chẳng có thẩm quyền gì để làm điều đó. (Còn tôi có muốn làm điều đó hay không lại là chuyện khác - mà thực ra tôi cũng chẳng muốn.) Tôi chẳng có quyền hạn gì để đàm phán về việc các đường biên giới bất khả xâm phạm, không được thay đổi, không được bị đe doạ. Điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm là bảo đảm việc bất khả xâm phạm. Các đường biên giới không được phép thay đổi bằng vũ lực. Đúng, nhưng chúng vẫn có thể thay đổi - thì sự thật là chúng tôi muốn thay đổi đường biên giới giữa CHDC Đức và CHLB Đức! - có điều sự thay đổi ấy chỉ được phép diễn ra với sự đồng ý của cả hai phía. Rốt cuộc thì họ cũng chấp nhận điều khoản đó. Chấp nhận dưới hình thức thế này: Tất cả các đường biên giới ở châu Âu đều được đặt dưới Luật không sử dụng vũ lực, cả biên giới giữa CHDC Đức và CHLB Đức cũng vậy, và cả biên giới giữa Đức với Ba Lan nữa (Hiệp ước Moskva). Và liệu rằng có khi nào chúng ta sẽ thống nhất được với nhau về điều đó hay không, thật khó mà tin được. Nhưng - chúng tôi đã tin. Với kết quả là, năm 1975 tại Helsinki, nó đã được đưa vào điều khoản cuối cùng dưới tên gọi "Điều luật về sự ổn định và hoà bình tại châu Âu", và năm 1990, chính điều khoản này cũng được chuyển nguyên văn vào Hiến chương Paris (Charter of Paris) . Như vậy là việc thống nhất nước Đức đã được thực hiện bằng luật pháp. Sau này, việc tách Tiệp Khắc thành Czech và Slovakia cũng diễn ra trong hoà bình như thế. Ngoại lệ duy nhất ở châu Âu là Nam Tư (cũ), khi mà chẳng còn ai muốn tuân thủ Hiến chương Paris nữa, còn người Mỹ thì nói bằng cái cách cục cằn của họ: "Thì chúng ta hãy vạch một đường biên giới mới!". Và thế là người ta đã làm ra một đường biên giới mới. Và nó không được công nhận. Nó cũng chẳng an toàn và cũng chẳng có gì đảm bảo. Tuy chúng ta đã có thỏa ước ngừng bắn, nhưng ở Nam Tư (cũ), chúng ta không có những đường biên giới được quốc tế công nhận và đến nay, chúng ta vẫn phải nỗ lực để sửa chữa. Sửa chữa những sai lầm chúng ta đã gây ra.

Không sử dụng vũ lực là khái niệm then chốt để châu Âu vươn tới hoà bình và giải toả căng thẳng. Không sử dụng vũ lực cũng có thể là nguyên tắc mà người ta có thể áp dụng cho các khu vực khác trên thế giới... nếu muốn.

Phần 2: Thảo luận: Egon Bahr trả lời câu hỏi của cử tọa

Đường lối hoà bình trong bối cảnh xung đột trên thế giới

19h00: Egon Bahr đã nói liên tục 45 phút. Không nghi ngờ gì cả, ông là một diễn giả phi thường. Từng câu từng chữ của ông, tất cả đều có sức nặng của sự mạch lạc và chính xác. Ông Augustin hỏi, liệu ông có muốn nghỉ giải lao một chút không? Egon Bahr nói, không cần. Hãy bắt đầu ngay vào phần thảo luận. Đây là phần dành cho những câu hỏi của cử toạ, khoảng 50 người.

Franz Xaver Augustin: Thưa ông Egon Bahr, ông nói, không sử dụng vũ lực là nguyên tắc cơ bản cho đường lối hoà bình (Friedenspolitik) và cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các khối và các bên xung khắc. Theo ông, trong các cuộc xung đột lớn hiện nay, như ở trường hợp của phong trào bảo căn (fundamentalism) tại các nước Hồi giáo chẳng hạn, nguyên tắc này có triển vọng gì không? Trong bối cảnh của chủ nghĩa khủng bố, chủ đề "không sử dụng vũ lực" có thể được xem xét như thế nào?

Egon Bahr: Không thể được. Vì hai lý do. Lý do thứ nhất: Những cuộc đàm phán của chúng tôi với Moskva thuở ấy là những cuộc đàm phán với những con người có óc duy lý và biết điều, những người sẵn lòng trao đổi, sẵn lòng kí kết hiệp ước, và sau khi đã kí kết thì họ cũng tuân thủ hiệp ước ấy. Nhưng tôi chẳng biết ông Bin Laden đang ở đâu. Tôi không thể gặp ông ấy để đàm phán, và ngay cả khi tôi và ông ấy có ngồi cùng bàn đi chăng nữa, giữa chúng tôi cũng chẳng có gì để đàm phán với nhau cả. Chủ nghĩa bảo căn tin rằng nó có sứ mệnh tiễu trừ cái Ác ra khỏi thế giới này. Mà trong hình dung của nó, cái Ác ấy lại chính là lối sống phương Tây của chúng ta. Đấy là chiến tranh, và cuộc chiến ấy không thể kết thúc bằng một hiệp ước hoà bình mà chỉ có thể kết thúc theo cách có kẻ thắng người bại.

Lý do thứ hai, tại sao hai việc đó không thể so sánh với nhau được, còn nằm ở phía Mỹ. Chính xác hơn là nằm ở một vị Tổng thống, kẻ, về phần mình cũng đã tuyên bố tiến hành một cuộc chiến chống lại cái Ác. Rõ ràng là với hai thế lực này thì không thể có đàm phán gì hết. Từ quan điểm của Mỹ, cuộc chiến này cũng chỉ có thể kết thúc bằng việc thắng trận mà thôi. Thêm nữa, với cái học thuyết về phòng thủ chiến lược tháng 9 năm 2002, vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm này đã cho mình cái quyền tự quyết định việc ông ta muốn gây chiến với ai. Ông ta đứng trên đầu thiên hạ mà nói rằng: "Ta thích làm gì thì làm. Cóc cần luật lệ gì hết. Ừ, đúng đấy, đúng là ta đã kí hiệp ước không phát triển vũ khí tên lửa đấy, nhưng mà, ôi dào - ta muốn có vũ khí tên lửa thì sao nào. Không hẳn là cần thiết cho việc chống lại Bin Laden, nhưng cần thiết cho sức mạnh của ta. Thế thì vi phạm hiệp ước nhé. À, không, ta không vi phạm, ta cho hiệp ước nghỉ luôn".

Thế là chiến tranh Iraq xảy ra mà không do Liên Hợp Quốc ủy nhiệm, và bây giờ, đáng lo là với Iran mọi việc có thể cũng sẽ như vậy. Tôi không thể ngăn ông ấy làm điều đó. Chẳng ai ngăn được ông ấy. Bush tự hào vì được gọi là "Tổng thống Chiến tranh". Về điểm này thì ông ấy khác hẳn cha mình. Khi xung đột Đông-Tây chấm dứt, Bush Cha đã tuyên bố: "Mỹ là cường quốc duy nhất có đủ sức mạnh để dẫn dắt thế giới đến một trật tự mới". Điều đó đúng. Nhưng trật tự thế giới mới có nghĩa là tất cả các quốc gia đều tuân thủ trật tự mới ấy - kể cả Mỹ, quốc gia đứng đầu trong các quốc gia bình đẳng; primus inter paris. Điều đó ổn, điều đó cũng đúng và hiển nhiên, bởi Mỹ là kẻ mạnh nhất. Họ có thể trở thành thế lực giữ gìn ổn định mạnh nhất. Nhưng hiện nay họ lại là thế lực gây mất ổn định mạnh nhất. Tóm lại, vì hai lý do trên mà bối cảnh hiện nay là không thể so sánh được.

Một người Đức trong cử toạ: Đâu là giải pháp của ông cho các thế lực thù địch lớn trên thế giới hiện nay?

Egon Bahr: Chờ. Chờ đến kì bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo. Để xem thế giới sẽ ra sao khi những đám bụi đã chìm xuống. Và thử bắt đầu nghĩ lại từ đầu.

Sự tan vỡ của khối Đông Âu

Một người Đức trong cử toạ: Có phải cuộc chạy đua vũ trang thời Reagan và hệ quả là sự tan rã của hệ thống kinh tế kế hoạch của Khối Đông Âu là tiền đề khiến Nga sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và do đó đã dẫn tới sự thống nhất nước Đức?

Egon Bahr: Không có lý do nào là lý do đơn nhất. Đơn nhất chỉ là vấn đề sức mạnh. Hẳn là có nhiều lý do dẫn tới sự sụp đổ của Khối Đông Âu. Một trong những lý do đó là chủ nghĩa cộng sản tin rằng nó có thể cải tạo được con người. Điều đó thì Jesus Christus đã nỗ lực vô vọng, và tất cả các tôn giáo khác cũng thế. Đến lượt những người cộng sản, họ cũng muốn làm thế - vô vọng.

Lý do thứ hai: Tất nhiên là ngay sau Chiến tranh thế giới thứ Hai người Mỹ đã nhận ra rằng, về tiềm năng họ mạnh hơn Liên Xô. Họ đã gia tăng sức mạnh của họ một cách có hệ thống và đẩy Liên Xô vào một guồng chạy đua vũ trang mà nó không thể kham nổi. Liên Xô đã chạy đua đến mức không còn gượng được nữa - kể cả chạy đua trong vũ trụ. Gorbachev nhận ra rằng, ông ta đã nghẹt thở...

Điểm tiếp theo: Từ giữa những năm 1950, chúng tôi đã nhận được những báo cáo về các số liệu kinh tế của CHDC Đức. Việc phân tích những tờ báo địa phương đã cung cấp một bức tranh rất chính xác về tình trạng dự trữ và thiếu hụt. Vào nửa sau của những năm 50, các chuyên gia của chúng tôi dự đoán: hệ thống CHDC Đức sẽ sụp đổ. Nếu cứ nửa năm bạn lại nhận được một báo cáo, dự đoán rằng hệ thống ấy sẽ sụp đổ, mà nó vẫn không sụp đổ - thì rốt cuộc bạn sẽ phải nghi ngờ rằng, liệu dự đoán đó có đúng không. Hệ thống không sụp đổ. Chỉ có dân chúng là sống khổ hơn - hoặc ít nhất thì cũng chẳng sướng hơn. Nhưng hệ thống thì vẫn tồn tại. Có điều lòng tin bên trong của dân chúng với hệ thống thì bắt đầu lung lay. Rồi Adenauer xuất hiện và tuyên bố: "Chúng tôi mong sự khác biệt về kinh tế giữa hai nước Đức không đi quá xa, gây khó khăn cho việc thống nhất sau này". Thế là ông quyết định giúp đỡ CHDC Đức. Khi bức tường Berlin được xây, Adenauer vẫn quyết định là việc giúp đỡ này sẽ không thay đổi. Trên thực tế, CHDC Đức đã nhận được từ phía Tây Đức những khoản vay không lãi mà ai cũng phải ghen tị - kể cả những đồng minh phương Tây của Tây Đức cũng như những đồng minh phía Đông của CHDC Đức. Tôi đã thông báo cho Liên hiệp châu Âu ở Brussel rằng chúng tôi đã kí một hiệp ước nền tảng với CHDC Đức, theo đó chúng tôi sẽ duy trì việc trợ giúp này. Nghĩa là, ngày nào vẫn còn tồn tại hai nhà nước Đức, sẽ vẫn còn trợ giúp đặc biệt từ phía Tây Đức. Trên thực tế, nhờ đó mà CHDC Đức đã gián tiếp đặt được một chân vào Liên hiệp châu Âu, và có một mức sống cao biệt lệ so với các nước XHCN khác. Một trong những nhà ngoại giao cuối cùng của Liên Xô tại CHDC Đức đã viết trong hồi kí: "Chúng tôi đã cảnh báo CHDC Đức. CHLB Đức đang nhử họ bằng một con kì lân vàng và họ nuốt nấy nuốt để". Tóm lại tôi không thể nói rằng sự sụp đổ của hệ thống kinh tế kế hoạch đã dẫn tới sự sụp đổ của CHDC Đức. Tôi không biết một hệ thống nào lại bị sập vì lý do kinh tế cả.

Chiến tranh Việt Nam

Franz Xaver Augustin: Trở lại khu vực mà chúng ta đang ngồi đây. Năm 1969 khi Brandt trở thành Thủ tướng và ông là Thư kí nhà nước, sau đó là Bộ trưởng phụ trách các vấn đề đặc biệt, ở Việt Nam đã xảy ra sự kiện Mậu Thân 1968. Một mặt, đây là thất bại quân sự của Mặt trận Giải phóng Miền Nam và Quân đội Miền Bắc, nhưng mặt khác nó lại là một chiến thắng về phương diện thiện cảm quốc tế. Ở phương Tây người ta bắt đầu nghi ngờ tính chính đáng cũng như ý nghĩa của tham vọng của Mỹ tại Việt Nam. Dưới thời Nixon, Mỹ xích lại gần Trung Quốc...

Xin hỏi ông, những diễn biến ở Đông Nam Á đã có ảnh hưởng như thế nào tới "Chính sách phía Đông" của CHLB Đức? Liệu những gì xảy ra ở đây có mở ra những khoảng trống giúp các ông có thể hành động tự do hơn, hoặc tự chủ hơn?

Egon Bahr: Hồi đó tôi chỉ cảm thấy Kissinger khó chịu với chúng tôi ở một điểm nào đó, nhưng tôi không hiểu tại sao. Bởi nếu chỉ là vấn đề giải toả căng thẳng thì ông ta đã sẵn sàng làm. Nhưng ông ta không muốn bị người Đức quấy rầy khi ông ta đàm phán với Liên Xô về vũ khí xuyên lục địa, hoặc ở đâu đó về các vấn đề "Cận đông", "Viễn đông" hoặc "Đông Nam Á". Hồi đó người Mỹ còn nói rằng, họ có thể cùng lúc đàm phán hoặc giải quyết hai hoặc ba chảo lửa một cách riêng rẽ và chuyên biệt. Sở dĩ họ để mặc chúng tôi hành động vì họ muốn được nghỉ ngơi một chút ở mặt trận châu Âu.

Những diễn biến ở Việt Nam chẳng gây cho chúng tôi thiệt hại gì, nhưng cũng chẳng đem lại lợi lộc gì. Dĩ nhiên là chúng tôi có theo dõi tình hình ở đây, và chúng tôi còn chưa quên Điện Biên Phủ. Sự kiện này đã khiến chúng tôi kinh ngạc, bởi lần đầu tiên một đất nước lạc hậu đã chiến thắng một cường quốc thực dân, chiến thắng đúng nghĩa, cả về kĩ thuật lẫn chiến lược. Chúng tôi đã theo dõi việc người Mỹ bị kéo vào cuộc như thế nào, và điều này lần đầu tiên đã dẫn tới một thứ phong trào chống Mỹ ở CHLB Đức. Bởi về cơ bản thì những gì xảy ra ở Việt Nam đúng là sự huỷ diệt một dân tộc: Một siêu cường khủng khiếp ném bom một đất nước lạc hậu thành bình địa.

Năm 1968 và 1969, cùng với Willy Brandt, tôi đã gặp McNamara ở Washington. Ông ta giải thích với chúng tôi về những tấn bom, những máy bay chiến đấu và 500.000 lính Mỹ có mặt tại Việt Nam. Ông ta giải thích rất tuyệt và thuyết phục rằng Mỹ phải thắng cuộc chiến này, hoặc, nói thế này thì đúng hơn: Mỹ không thể thua được. Khi chúng tôi đi khỏi, chúng tôi nói với nhau rằng, những điều ông ấy nói là thuyết phục nhưng có một sai lầm: Họ đã không tính đến yếu tố con người. Họ đã tính toán các yếu tố vật chất, nhưng yếu tố con người thì thiếu, và điều đó khiến chúng tôi nghi ngờ. Dù sao thì ít nhất tôi cũng tin rằng, Mỹ chẳng thể nào thua được. Chưa bao giờ trong lịch sử của nó, nó lại thua cả, vậy thì có lý do gì để nó phải thua một dân tộc nghèo nàn lạc hậu đây? Tôi hỏi Brandt, người chống lại cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam và đồng thời biết rằng đa số dân Đức cũng vậy, rằng tại sao ông đã không một lần đưa ra nhận định phản đối Mỹ. Và ông ấy nói thế này: khi một người bạn lâm vào cảnh khó khăn, ta nên tha cho hắn. Người ta có thể nhìn ra kết cục của chiến tranh Việt Nam trước đó vài tuần, nhưng vài tháng trước đó thì không. Đó là lần đầu tiên Mỹ bị đánh bại.

Việt Nam ngày nay

Một người Việt trong cử toạ: Ông nghĩ thế nào về tình hình hiện nay ở Việt Nam? Liệu có thể xảy ra một cuộc cách mạng dân chủ được không?

Egon Bahr: Nếu tôi có một giải pháp hay một hình dung về sự phát triển tiếp theo của đất nước này thì có lẽ tôi cũng không nói ra ở đây, và không nói trong buổi tối hôm nay. Tôi không đến đây để đưa ra những lời khuyên mà đến để học hỏi và thu thập kinh nghiệm. Tôi xin trả lời bằng một hình ảnh thế này: Cách đây 400 năm, nước Đức chúng tôi có một vị mục sư nhỏ bé tên là Martin Luther. Ông ta chẳng muốn gì hơn là cải cách Nhà thờ Cơ đốc đang suy đồi - ông ta không hề muốn dựng nên một Nhà thờ mới. Thế nhưng, kết quả là ông ta đã dựng nên một Nhà thờ mới. Ai muốn cải cách, người đó phải hiểu rất rõ rằng, liệu anh ta có phá đi những gì mà anh ta vốn không muốn phá hay không. Cải cách vốn khó thế đấy, bởi vì với người này thì như thế là chưa đủ nhưng với người khác thì lại là quá đà. Và trong việc này cũng thế: người ta phải thuyết phục và vận động dân chúng.

Thêm một hình ảnh nữa: Năm 1984 chúng tôi đã chứng kiến một nhân vật mới trong hàng ngũ chóp bu của Liên Xô: Gorbachev. Chúng tôi ngưỡng mộ ông ấy một phần vì ông ấy đã coi trọng những ý tưởng của chúng tôi tại Ủy ban Palme (Palme-Commision) về vấn đề an ninh chung và về việc nhất thiết phải giải trừ vũ trang. Công lao thế kỉ của Gorbachev là kết thúc được Chiến tranh Lạnh. Song ngược lại, với những cải cách trong nước, ông ta chẳng có chương trình gì hết ngoài hai từ: Perestroika và Glasnost. Đó là định hướng chứ không phải chương trình. Helmut Schmidt đến gặp Gorbachev và khi trở về đã đưa ra nhận định: Gorbachev chẳng biết mô tê gì về kinh tế cả. Sau đó chúng tôi có tranh luận với những người bạn Nga. Người thì bảo, Gorbachev làm thế chưa được, chậm quá. Người khác lại bảo: nhanh quá. Còn tôi thì nói thế này: Nếu ta phóng một tên lửa lên quỹ đạo, ta phải tính toán chính xác vận tốc của nó. Nếu chậm quá nó sẽ rơi trở lại mặt đất và bốc cháy, còn nếu nhanh quá, nó sẽ vĩnh viễn biến mất trong vũ trụ. Có nghĩa là: Xác định được một lực đẩy phù hợp - đấy là yếu tố quyết định.

Một người Đức trong cử toạ: Trong những năm 70, thuyết Domino có ảnh hưởng lớn. Ông thấy nó thế nào? Và câu hỏi thứ hai: Năm 1986 bắt đầu chương trình cải cách kinh tế của Việt Nam. Tôi nghĩ là thành công, nghĩa là đạt được mức tăng trưởng cao dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ về mức sống của dân chúng. Phải chăng ông đã đánh giá thấp khả năng cải cách và chuyển đổi của chính quyền cộng sản?

Egon Bahr: Tôi không ưa thuyết Domino, vì tôi không tìm ra được logic nào để chống lại nó. Ừ, thì nó có thể đúng đấy! Nhưng nó đã không đúng. Rất khó có cách gì để bác lại cái lý-thuyết-gây-sợ-hãi ấy.

Về khả năng cải cách của chính quyền cộng sản: Chẳng có cuốn sách giáo khoa nào chỉ giáo về việc làm thế nào để một hệ thống cộng sản độc đảng với nền kinh tế kế hoạch chuyển sang một hệ thống đa nguyên với nền kinh tế thị trường hết. Liên Xô đã đi con đường hoàn toàn khác Trung Quốc, và Rumani đi con đường khác hẳn Việt Nam. Mỗi quốc gia đều cố gắng trong khả năng và điều kiện riêng của mình để thích nghi với cái hiện thực là cái hệ thống cũ của Khối Hiệp ước Warsawa đã không còn hoạt động nữa. Đấy là sự bắt buộc phải thích nghi, sao cho nền kinh tế có thể hoạt động được. Thời hoàng kim của các nhà kinh tế kế hoạch đã qua rồi. Hẳn nhiên là các hệ thống cộng sản có khả năng chuyển đổi. Song tôi không tin là chúng có khả năng cải cách. Một cuộc cải cách cộng sản là điều không thể có được. Không phải chủ nghĩa cộng sản, mà các quốc gia dân tộc sẽ phải cải cách dưới sức ép của những quy luật thép của kinh tế và toàn cầu hoá.

Một khía cạnh nữa: Có một xu hướng, nói hơi thô một chút, là thiết lập trật tự thế giới theo luật "lợi nhuận là trên hết". Đấy là "triết lý sống kiểu Mỹ" (The American Way of Life) và ngược lại, chúng tôi có một "triết lý sống kiểu châu Âu" (The European Way of Life) với quan niệm là: lợi nhuận không thể là trên hết. Phải có thêm ý thức cộng đồng, ý thức rằng xã hội cần phải mở rộng vòng tay với những người sa cơ lỡ vận. Tôi không thể chấp nhận được cái kiểu tự do vô chừng mực, tự do vô giới hạn, nếu rốt cuộc chỉ là tự do để mà chết đường chết chợ. Trong tương quan với câu hỏi của ông, điều đó có nghĩa là: Liệu có những cơ hội nào để các nền kinh tế quốc gia riêng lẻ hoặc các khối liên kết kinh tế có thể đi con đường riêng? EU chính là một trong những nỗ lực như thế. Theo cảm nhận của tôi, Trung Quốc cũng đang thử đi con đường riêng ấy. Nước Nga thì còn lập bập chưa rõ đi đường nào. Và cả Việt Nam nữa cũng đang nỗ lực đi một con đường riêng, và theo tôi thì Việt Nam hiện đang có đầy đủ điều kiện để đi một con đường cách tân hướng tới sự ổn định.

Một người Việt trong cử toạ: Ông từng là một nhà báo. Ông đánh giá thế nào về tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay và liệu việc cải cách kinh tế có làm tình hình thay đổi không?

Egon Bahr: Câu hỏi của quý vị đang mỗi lúc một nhạy cảm hơn! Và tôi sẽ phải cẩn thận hơn khi trả lời. Tôi lại xin bắt đầu bằng một câu chuyện: Khi Yeltsin tuyên bố nước Nga theo chế độ dân chủ, thì lúc đó Nga vẫn chưa có tự do báo chí. Lời tuyên bố đó là sai, bởi Nga chưa từng là một nước dân chủ, bởi dân chủ không thể được tuyên cáo bằng pháp lệnh được. Dân chủ cần phải được nuôi dưỡng dần dần, nó đòi hỏi sự hình thành một cộng đồng những người dân chủ, đòi hỏi những công dân của nó phải có khả năng sống với ý thức trách nhiệm cá nhân. Tôi xin nói, hai mươi năm nữa nước Nga vẫn chưa phải là một nước dân chủ, bởi nó thiếu truyền thống ấy. Và bây giờ nước Nga vẫn còn khổ sở vì hồi đó phương Tây đã tin theo những lời tuyên bố của Yeltsin để rồi hôm nay, chúng ta nhìn vào thực trạng của nước Nga và gào toáng lên: Đấy chẳng phải là dân chủ! Thì đúng thế. Mà cũng chẳng thể nào khác được. Sau khi kết thúc xung đột Đông-Tây, Bush Cha đã nói rằng nước Nga cần phát triển theo truyền thống của riêng nó. Mà trong truyền thống ấy thì không có dân chủ. Rốt cuộc thì ít ra dưới thời Yeltsin cũng đã có một kiểu tự do báo chí. Nó có nghĩa là, bất kì kẻ nào đủ giàu cũng có thể mua phắt một tờ báo hoặc một kênh truyền hình để viết bừa hoặc phát sóng bừa theo ý mình. Không có quan tâm gì tới quốc gia hay xã hội, miễn cứ ra tiền là được. Ở một đất nước thiếu dân chủ, tự do báo chí tuyệt đối có thể gây ra những hậu quả chết người. Cả hai phải phát triển song song.

Dĩ nhiên tôi biết có nhiều nhà báo đã mạo hiểm trong việc viết lách và sau đó, thậm chí độc giả cũng đọc ra những điều họ giấu giữa hai hàng chữ. Và tôi biết rằng báo chí không chỉ có nhiệm vụ là truyền đạt những gì bên trên muốn mà còn phải phản ánh cả những gì bên dưới muốn nữa. Nghĩa là, trong cuộc đối thoại giữa bên trên và bên dưới, báo chí có một vai trò không thể thay thế. Xét theo nghĩa này, tôi không thể nói rằng điều kiện báo chí ở Việt Nam hiện nay là lý tưởng. Nhưng có thể nó sẽ có những bước tiến từ từ. Và tôi hi vọng thế.

Một người Việt trong cử toạ: Cũng như Đức, Việt Nam là một quốc gia bị chia cắt, nhưng đã vượt qua được sự chia cắt này trước khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Ông đánh giá thế nào về tình hình Triều Tiên hiện nay?

Egon Bahr: Không so sánh được. Việt Nam đã thống nhất bằng cách chiến thắng Mỹ. Đức thống nhất nhờ việc Mỹ và Nga đi đến luận rằng: Chúng ta chẳng thể ngăn cản họ thống nhất. Người dân Đông Đức đã làm dấy lên phong trào thống nhất nước Đức và phong trào ấy đã kết thúc bằng "tự do lựa chọn" - đúng theo Hiến pháp. Họ đã hành động bằng cách trèo qua bức tường. Chẳng có người dân Tây Đức nào làm thế. Sự thống nhất đã đến, bởi không kẻ nào có thể ngăn cản được một dân tộc khi nó vùng dậy. Helmut Kohl là người đã có đủ dũng cảm và may mắn để tận dụng cơ hội đó mà tuyên bố với bốn cường quốc: Thế đấy, không thể khác được, dân chúng họ muốn thế, chẳng phải tại tôi - cũng chẳng phải các vị... Đấy là công lao của Kohl.

Về Triều Tiên: Chúng tôi đã từng đến đó và quan sát tình hình. Sự chia cắt ở đó sâu hơn nhiều so với Đức hay Việt Nam. Ở Việt Nam, sự chia cắt đã không kéo dài, còn ở Đức, chúng tôi vẫn có những liên hệ với nhau, ít nhất là qua radio và tivi. Bên này có thể nhìn thấy bên kia sống thế nào. Và với chủ trương xích lại gần nhau, giữa hai bên đã có hàng triệu cuộc thăm viếng thân nhân thường xuyên. Nghĩa là chúng tôi không phải là những kẻ xa lạ với nhau. Cuối những năm 50, một sử gia đã phát biểu ở Hannover rằng, một dân tộc có thể bị tách làm hai nếu nó bị giữ ở tình trạng chia cắt đủ lâu. Dân tộc Đức đã may mắn thống nhất được đúng vào thời điểm mà thế hệ những người cuối cùng từng biết đến sự thống nhất trước đó vẫn còn sống. Ở Triều Tiên thì khác. Tôi cho rằng, Triều Tiên sẽ không tái thống nhất được. Có chăng thì sẽ là một kiểu kết hợp mới. Bắc và Nam Triều Tiên hiện nay là hai quốc gia hoàn toàn xa lạ với nhau. Trong kí ức tập thể, có lẽ họ vẫn còn một hình dung về một quốc gia thống nhất - nhưng hiện tại họ chẳng biết gì về nhau cả. Họ cần phải tập làm quen lại với nhau, có thể là qua nhiều hình thức cộng tác. Có thể một khối liên hiệp sẽ được thành lập. Nhưng tất cả những việc đó đều cần thời gian. Tóm lại, sự chia cắt ở Triều Tiên là trường hợp khác hẳn so với những gì chúng ta đã từng biết. Không thể so sánh được.

Một người Việt trong cử toạ: Việt Nam bị giằng co giữa hai cường quốc bá chủ là Trung Quốc và Mỹ. Việt Nam cần phải làm gì trong thế cờ này?

Egon Bahr: Có một câu châm ngôn châu Phi nổi tiếng thế này: Khi bọn voi nhảy múa thì đám chuột nhắt hãy khôn hồn mà tránh ra xa. Việt Nam là một con chuột nhắt và Đức cũng là một con chuột nhắt. Nhưng sự ổn định của Việt Nam có giá trị đối với cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Giữ được sự ổn định và nhờ đó, giữ được giá trị đối với cả hai - tôi cho rằng đấy là mục tiêu quốc gia quan trọng của Việt Nam. Chiến lược đó sẽ vẫn còn hữu hiệu, trừ phi đến một lúc nào đó một trong hai ông lớn không còn quan tâm đến điều đó nữa. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ khó có thể làm gì để chống lại. Nếu là một người Cơ đốc ngoan đạo, bạn nên bắt đầu cầu Chúa.

Một người Đức trong cử toạ: Cắt giảm phúc lợi xã hội ở Đức và nổi loạn ở Pháp - liệu cái gọi là "The European Way of Life" có còn giữ được nữa không?

Egon Bahr: Tôi thì lại nghĩ khác về cái mà ông gọi là "cắt giảm phúc lợi". Tôi xem đó là một khả năng để giữ lại những gì còn có thể giữ được về phúc lợi xã hội. Nếu các vị quan sát những gì mà người Thuỵ Điển, người Na Uy và người Đan Mạch đã làm, thì đó phần nhiều là tấm gương cho người Đức, bởi vì họ vẫn giữ được một nhà nước phúc lợi cho dù họ không còn nhiều ngân sách như cách đây mười năm nữa. Nhưng tôi thì vẫn thích nó hơn gấp chục lần lựa chọn sống như ở Mỹ.

Rối loạn ở Pháp hiện nay không phải là do cắt giảm các chính sách xã hội mà là do nhà nước đã không thoả mãn được những hứa hẹn với giới trẻ trong việc giúp họ thâm nhập xã hội. Cuộc nổi loạn của giới trẻ là cuộc nổi loạn chống lại sự không thể thâm nhập thị trường lao động. Nếu tôi quan sát Anh, Tây Ban Nha hoặc Ý, thì tôi nhận ra rằng ở khối EU cũ đã có một "European Way" (xã hội với mức sống cao, tương đối đồng đều cho mọi người), mà cái "European Way" này đang ít nhiều bị đe doạ bởi sự gia nhập của Ba Lan, Rumani và Bulgaria. Điều đó có nghĩa là, các quốc gia giàu có kia của EU sẽ phải chờ đợi thêm chút nữa nếu họ muốn có một sự cân bằng về mức sống trong khối. Sự chờ đợi này chẳng hay ho gì, nhưng sự khác biệt đạt được thì sẽ vô cùng lớn - đó là sự khác biệt giữa một bên là xã hội sung túc kiểu châu Âu và bên kia là xã hội sung túc kiểu Mỹ hay nhiều quốc gia châu Á khác. Chúng tôi đưa ra mô hình của mình, còn các quốc gia có thể lựa chọn nó hay mô hình Mỹ hoặc mô hình Trung Quốc thì tùy. Cứ lựa chọn, nếu các bạn muốn. Sự khác biệt giữa Mỹ và châu Âu là: châu Âu sẽ không bao giờ là một mối đe doạ với bất kì ai. Châu Âu chắc chắn sẽ giữ đường lối hoà bình, và điều đó có thể sẽ rất hấp dẫn với các nước khác.

Franz Xaver Augustin: Xin cảm ơn ông Egon Bahr.

http://www.goethe.de/ins/vn/han/ges/pok/vi1870457.htm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các ACE,

Tình hình hôm nay là ông Đại Lục lại muốn mở cuộc họp khẩn cấp để bàn về vấn đề Bắc Hàn, hình như nắm được ý đồ của

lão To Béo kia nên Nam Hàn tuyên bố không chấp nhận cuộc họp....cũng không chừa khả năng vụ việc nã pháo trên có

kịch bản từ (Nam Hoa Tình Báo Cục http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/cool.gif http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/cool.gif

Mỹ triển khai tàu Sân Bay vào vùng biển Nam Hàn, khiến tình hình ở bán đảo này như cục than đang trong thời kỳ nhiệt độ

cao nhất, chỉ cần 1 chút, 1 chút gió thôi, nó sẽ thành ngọn lửa khốc liệt. :ph34r:

Chúng ta hãy chờ xem diễn biến mấy ngày đến. Di Lặc chỉ mong Hòa Bình - Ổn Định trên trái đất này. :ph34r:

Tôi cũng muốn Hòa Bình và Ổn định trên thế giới này. Nhưng nói như ông Egon Bahr là:

Đôi lúc chúng ta cũng cần phải cầu viện đến Chúa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm Ơn Bác Làng Xưa đã cung cấp bài viết khá hay và tổng quan !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay