Thiên Sứ

Kinh TẾ Suy ThoÁi - Nghĩ Về Quẻ Di

3 bài viết trong chủ đề này

KINH TẾ SUY THOÁI - nghĩ về Quẻ DI

Thiên Thanh
vn.360plus.yahoo.com/lyso01


Khi kinh tế phát triển thì có hiện tượng suy thoái về đạo đức. Khi kinh tế suy thoái, đôi khi lại là điềm lành cho sự phục hưng của nền đạo đức chân chính.Trong một thế giới mà nền kinh tế không dựa trên cơ sở của những giá trị nhân bản, con người lúc nào cũng cuồng nhiệt đi tìm hạnh phúc theo một thứ chủ nghĩa vật chất, đến nỗi người ta chẳng còn thì giờ để nghĩ xem cách làm ăn của mình có phản ánh được các giá trị đạo đức mà mình trân trọng, để rồi một lúc nào đó con người chợt nhận ra tâm thức của mình đã trở nên hoang dã, khô cằn.. Phải chăng sự mất cân bằng bên trong con người dẫn đến sự mất cân bằng của thế giới, và ngược lại ? Trong một thời điểm mà thế giới đang oằn mình vì thiên tai, chiến tranh, suy thoái kinh tế và nhiều nơi sống trong cảnh đói khổ triền miên, có lẽ mọi người nên dành ít thời gian suy ngẫm về chính mình qua ý ‎nghĩa rất to lớn của quẻ Di.
DI là quẻ thứ 27 trong 64 quẻ của Kinh Dịch, do quẻ dưới là Chấn và quẻ trên là Cấn hợp thành, tượng trưng cho sự nuôi dưỡng (vật chất và tinh thần).
Quẻ Di tuy có nghĩa là nuôi dưỡng, nhưng câu mở đầu của Quái từ đã răn giới ngay là phải biết giữ gìn sự đúng đắn ngay chính. Ý nghĩa “nuôi dưỡng ngay chính” trình bày trong quẻ được thể hiện ở hai điểm : Một là đạo “nuôi mình” thì gốc ở đạo đức, không được bỏ đạo đức mà theo đuổi dục vọng. Hai là “nuôi người” là phải công bằng, giúp mọi người tu dưỡng đạo đức. Về ý nghĩa của 6 hào thì 3 hào dưới đều là “nuôi mình” không đúng đạo là xấu, 3 hào trên là nỗ lực “nuôi người”nên đều được “cát”. Trong Chu dịch chiết trung, viết: “Ba hào Sơ cửu, Lục nhị, Lục tam đều là nuôi lấy thân mình, tư lợi nhỏ nhen. Ba hào Lục tứ, Lục ngũ, Thượng cửu đều là lấy đạo đức để nuôi dưỡng người, công tâm to lớn. Công tâm to lớn thì tốt, đó là đi đúng đạo Di. Tư lợi nhỏ nhen thì xấu, đó là đi sai đạo Di”. Qua đó có thể thấy, nghĩa lớn của 6 hào đều tập trung ca ngợi thịnh đức của đạo Di là “dưỡng nhân”, “dưỡng hiền” và “dưỡng thiên hạ”.
Quái từ viết: “ Di, trinh cát. Quan di, tự cầu khẩu thực”, nghĩa là: quẻ Di tượng trưng cho sự di dưỡng, giữ gìn được sự ngay chính thì thu được tốt lành. Quan sát hiện tượng nuôi dưỡng của ngoại vật thì nên sáng tỏ một điều là, khi cầu thức ăn để bỏ vào miệng thì phải theo đúng chính đạo. Câu “Quan di, tự cầu khẩu thực” là cứ nhìn đạo nuôi dưỡng và việc tìm cầu thức ăn của con người thì mọi điều thiện ác, tốt xấu đều thấy rõ cả.
Thoán truyện viết: “...Thiên địa dưỡng vạn vật, Thánh nhân dưỡng hiền dỉ cập vạn dân, Di chi thời đại hỉ tai !” , nghĩa là : Trời đất nuôi dưỡng muôn vật, Thánh nhân nuôi dưỡng người hiền và muôn dân. Công lao hiệu quả của Thời vận quẻ Di thật là to lớn biết bao !
Đại tượng truyện viết: “Sơn hạ hữu lôi, Di. Quân tử dỉ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực”, nghĩa là : Dưới núi có tiếng sấm vang động (Quẻ Di tạo thành từ quẻ Chấn ở dưới (động) và quẻ Cấn ở trên (tĩnh) là hình tượng của miệng nhai thức ăn để nuôi dưỡng cơ thể ). Bậc quân tử nhìn tượng đó thì phải cẩn thận lời nói để dưỡng đức, tiết chế ăn uống để dưỡng thân.
Sau đây là ý ‎nghĩa các hào :

1.
初九: 舍爾靈龜, 觀我朵頤, 凶.
Sơ cửu:Xã nhỉ linh qui, quan ngã đóa di, hung.


Dịch: hào 1, dương: dứt bỏ con rùa thiêng (tượng trưng phần tinh thần quí báu) của mày mà cứ nhìn ta ăn uống đến nỗi xệ cả mép xuống, xấu.
Giảng: nội quái là Chấn, có nghĩa là động, cho nên cả ba hào đều diễn cái ý mình đi cầu cạnh người .
Hào dương thực (hào1) mà lại cầu lợi dưỡng với hào âm hư (hào 4) ở trên, dưỡng thân như vậy là trái đạo, thèm thuồng cầu ăn ở người khác để nuôi xác thịt, mà quên phần tinh thần của mình (quí như con rùa thiêng ) như vậy rất xấu. Sự tham dục này thể hiện tính xấu xa của những người chỉ ham ăn, tham lam đến mất cả liêm sỉ.

Chu dịch Trình thị truyện
viết: “ Lòng dục một khi đã máy động thì tuy là bậc hiền tài sáng suốt, cuối cùng cũng sẽ thất thố. Vì vậy cái tài ấy cũng không đáng quý”.

2.
六二: 顛頤, 拂經, 于丘 頤, 征凶.
Lục nhị: điên di, phất kinh, vu khâu di, chinh hung .


Dịch: Hào 2, âm: Đã điên đảo hướng xuống dưới để cầu được nuôi dưỡng, lại làm việc trái với đạo lý là hướng đến bậc tôn giả ở trên gò cao mà cầu xin. Cứ đảo lộn như thế là xấu.
Giảng: Hào này âm nhu, không tự sức nuôi mình được, nên phải cầu ăn với hai hào dương 1 và 6, như vậy là người trên xin ăn người dưới, đảo lộn, trái lẽ thường rồi; còn như cầu ăn ở hào trên cùng (ví như cái gò cao), thì hào này không ứng hợp với 2, 2 sẽ bị từ chối, bị khinh nên mang nhục.
Nên để ý: theo lẽ thường hào 2 quẻ Di vốn là hào trung chính, nhưng vì không ứng với hào Ngũ, nên trở thành điên đảo dẫn đến xấu. Đây là quẻ nuôi dưỡng, mà hào này lại không đủ sức tự dưỡng được.

3.
六三: 拂頤, 貞凶.十年勿用无攸利.
Lục tam: Phật di, trinh hung. Thập niên vật dụng vô du lợi.


Dịch: Hào 3 âm: Cách nuôi trái hẳn với chính đạo, xấu. Giữ gìn sự ngay chính để đề phòng hung hiểm. Mười năm (có nghĩa là tới cùng) cũng không được thi thố tài dụng. Nếu thi thố thì sẽ không được lợi ích gì.
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính, lại hay động (vì ở trên cùng nội quái Chấn) không chịu ngồi yên, thấy đâu có ăn là đâm đầu vào.
Chu dịch chú viết: “ Cư xử bất chính để cầu lợi dưỡng ở bề trên là xiểm nịnh vậy, là hoàn toàn trái với chính đạo”. Lời hào vẫn có ý tự mình răn giới.
Chu dịch Trình thị truyện
viết: “ Sở dĩ răn giới rằng cuối cùng sẽ không dùng được, vì đường lối mà mình đi theo là rất trái với đạo lý vậy”.

4.
六四: 顛頤, 吉.虎視眈眈, 其欲逐逐, 无咎.
Lục tứ: điên di, cát. Hổ thị đam đam, kì dục trục trục, vô cữu.

Dịch: Hào 4, âm: Đảo lộn cách nuôi mà tốt. Quay xuống dưới mà cầu được nuôi dưỡng (rồi dùng đó để nuôi dưỡng người) thì tốt đẹp. Như con hổ nhìn một cách chăm chăm, lòng ham muốn không dứt, không có lỗi.
Giảng: Hào này ở vào thời ‘Di”, được âm nhu đắc chính, ở vào địa vị cao, được hào 5 chí tôn tương đắc với mình (cùng là âm cả) lại thêm có hào 1 dương ứng với mình, như vậy là người trên biết trọng đạo nghĩa, biết hạ mình cầu người dưới (hào1) nuôi mình. Tuy là điên đảo, trái lẽ thường nhưng do hào này có đạo đức ở việc “nuôi dưỡng sự ngay chính”, cầu mong đúng đạo để mình giúp đỡ dân chúng, cho nên vẫn là tốt.
Nhưng phải chân thành, tha thiết, chuyên nhất, không gián đoạn (như mắt hổ nhìn chăm chăm, ham muốn không dứt), cứ liên tục cầu hào 1 giúp hoài thì mới có kết quả, không có lỗi.
Cầu nuôi ở hào này khác với cầu nuôi ở hào 2 ở chỗ hào này là cầu nuôi về tinh thần, chứ không phải về thể xác.

Chu dịch Trình thị truyện
viết: “ Quay xuống cầu được lợi dưỡng mà lại được tốt. Đó là vì được hào dương cương ứng hợp giúp đỡ cho. Còn như mình ở trên mà thi hành ân đức, ánh sáng trùm khắp thiên hạ, thì ai còn tốt hơn thế nữa”.

5.
六五: 拂經, 居貞, 吉.不可涉大川.
Lục ngũ: Phật kinh, cư trinh, cát. Bất khả thiệp đại xuyên.


Dịch: Hào 5, âm: Trái lẽ thường, bền chí giữ đạo chính thì tốt. Không thể vượt sông lớn được.
Giảng: Hào này như một vị nguyên thủ, có trách nhiệm nuôi người, nhưng vì âm nhu, kém tài, nên phải nhờ người hiền (tức hào trên cùng) nuôi mình (giúp đỡ mình); như thế là trái với đạo lý “nuôi người hiền và nuôi muôn dân”, nhưng cứ bền chí, giữ gìn sự ngay chính thì sẽ được tốt đẹp; vì nhờ người khác giúp đỡ để mình làm trọn nhiệm vụ nuôi dân.
Tuy nhiên, ở vào thời này tài sức yếu kém (âm nhu), không thể tự mình làm việc lớn , tuy được dựa vào bậc cương hiền (hào trên cùng) nhưng cũng chỉ có thể xử lý những lúc bình thường, chứ không thể xử lý được trong những lúc có biến cố nguy hiểm. Vì thế Hào từ khuyên: không thể qua sông lớn được.
Cầu nuôi ở hào này cũng là cầu nuôi về tinh thần.

Chu dịch Trình thị truyện
viết: “ Kiên trì đi theo bậc hiền giả là hào Thượng cửu để nuôi dưỡng thiên hạ vậy”.

6.
上九: 由頤, 厲吉, 利涉大川.
Thượng cửu: do di, lệ cát. Lợi thiệp đại xuyên.


Dịch: Hào trên cùng, dương. Thiên hạ nhờ mình mà được nuôi, trách nhiệm mình lớn như vậy, mình phải thường lo lắng, cẩn trọng thì được tốt. Qua sông lớn được.


Giảng: Hào này dương cương mà ở trên cùng, như bậc làm thầy cho vị nguyên thủ, vị nguyên thủ nhờ mình mà nuôi được thiên hạ, thì cũng như chính mình nuôi thiên hạ. Trách nhiệm lớn như vậy nên mình phải thường lo lắng, sợ hãi, rất thận trọng thì mới được tốt lành, mà thiên hạ được phúc lớn .
Hào này dương cương có tài, không như hào 5, cho nên làm được việc lớn gian hiểm.

Chu dịch Trình thị truyện
viết: “ Nếu hào Thượng cửu gánh vác nhiệm vụ lớn lao mà biết đau đáu thận trọng, thiên hạ nhờ đó mà đội ơn trạch, thì đó là điều đại phúc khánh vậy”.

Mong mỗi người trong chúng ta tự nhìn lại mình đang đứng ở vị trí nào trong 6 hào của quẻ Di, từ đó có sự tu dưỡng cho đúng với chính đạo, nếu được đứng vào 3 hào trên thì đã là phúc lắm , còn nếu được ở hào trên cùng thì phúc đức cao đẹp không gì bằng .

Mong lắm thay !
5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VietHa

Liêm trinh đang nghiên cứu kinh tế vân tải.Việt Hà cho liêm trinh hỏi giai đoạn 1979-1991 chúng ta nhập khẩu xăng dầu từ đâu,giá bao nhiêu để những đoàn xe có thể đi phân phối hàng hóa khắp đất nước và chở các chàng trai Việt theo tiến gọi của Đảng đi khắp hai đầu đất nước để mang bình yên tới cho cả hai dân tộc anh em ,thật cảm ơn các quốc gia bán xăng dầu lúc đó vì lúc đó nước ta chưa sản xuất xăng dầu

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites