wildlavender

Hành Trình Nhất Bộ Nhất Bái.

21 bài viết trong chủ đề này

Hành trình của Thầy Thích Tâm Mẫn. Từ Hoằng Pháp TP HCM đến Yên Tử.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết Thầy đã đi đến đâu rồi nhỉ. Ý chí của Thầy thật kiên cường.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết Thầy đã đi đến đâu rồi nhỉ. Ý chí của Thầy thật kiên cường.

Hình như Thầy đã đến địa phận Quảng Ngãi. Ngày khởi hành vào tháng 1/2009 tính đến nay đã là 22 tháng. Tam bộ nhất bái còn đỡ chứ nhất bộ thì Kính Phục thật!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐĐ Thích Tâm Mẫn – vị tu sĩ đáng kính phục!

Phát đại nguyện “nhất bộ nhất bái” từ Chùa Hoằng Pháp – Hóc Môn, T.P Hồ Chí Minh đến núi Yên Tử - Quảng Ninh từ ngày mồng 4 tết Kỷ Sửu, đại đức Thích Tâm Mẫn đã đến Bình Định vào ngày 05 tháng 04 năm 2010. Hiện đang nghỉ tại chùa Liên Hoa (dốc Ông Phật, Thị Trấn Phú Tài, Tp Qui Nhơn, tỉnh Bình Định) vào những giờ nghỉ ngơi.

Buổi sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn lắng đọng trên những chiếc lá non, ánh ban mai vẫn chưa hiện rõ thì thời khóa “nhất bộ nhất bái” của ĐĐ Thích Tâm Mẫn đã diễn ra. Khi được diện kiến cảnh tượng hùng tráng ấy, không ai không khởi lên những ý niệm cảm phục; phục vì sự khiêm tốn, phục vì hạnh nguyện, phục vì nhờ Thầy mà các giới học sinh, sinh viên cho đến chính quyền nhà nước đã biết thêm về một Phật giáo của hòa bình và an lạc, phục vì Thầy đã để lại nhiều những ấn tượng đẹp của một người tu sĩ Phật giáo trong lòng mọi người; “bước vân du trong khắp nơi Ta Bà, chúng sanh bạn vũ trụ đó nhà ta”, và phục vì Thầy có một niềm tin, một ý chí vững chãi vượt bao khó khăn không chùn bước thực hiện chí nguyện của mình.

Chú thị giả cho biết, mỗi ngày đều có những thời khóa “lạy” thích hợp, bước chân phải một bước lạy một lạy, bước chân trái một bước lạy một lạy, cử chỉ khoai thai, yên lặng, trầm hùng và đầy đủ ý nghĩa, ĐĐ Thích Tâm Mẫn thực hiện sở nguyện của mình bằng cách cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình, lạy để sám hối những nghiệp chướng oan khiên cho những vong hồn chết ngoài đường hay còn gọi là “bất đắc kỳ tử” và Thầy sẽ rước những vong hồn đó về những ngôi chùa nào có đầy đủ nhân duyên để an vị.

Cảm phục Thầy một phần và cũng cảm phục những vị thị giả, những người đi theo hộ pháp cho thầy; tất cả đều không mang dép và đều tịnh khẩu như thể hiện sự cung kính khi vào thời khóa “nhất bộ nhất bái”. Mỗi mỗi những hành động và lời nói đều không thiếu không thừa, vì một điều chắc chắn diễn ra trong lúc vân du chiêm bái đó chính là sự hiếu kỳ của mọi người, sẽ có bao nhiêu câu hỏi của mọi người, và sẽ phải trả lời cho bao nhiêu câu hỏi đó … vô hình chung ta lại tạo nên sự ồn ào không cần thiết, thậm chí nếu không nói là bị dính mắc vào chữ danh vì sự khoe khoan của mình.

Ngoài những người xem vì sự hiếu kỳ, có khoảng 30 Phật tử tháp tùng theo sau, cùng dõi theo và cùng cảm phục để lấy đó làm tấm gương sáng cho sự tinh tấn trên bước đường tu tập. Chắc chắn sẽ còn nhiều nhiều những Phật tử Bình Định diện kiến chiêm ngưỡng, đảnh lễ Thầy trong suốt cuộc hành trình trên tỉnh của mình.

Dọc dài tỉnh lộ Bình Định khoảng hơn 200km và còn nhiều hơn thế khi đến Yên Tử, mong sao sở nguyện của Thầy được thành tựa viên mãn!

Bài viết và ảnh: Hoanice

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐĐ. Thích Tâm Mẫn "nhất bộ nhất bái" trong mưa gió qua đèo Cả (Phú Yên)

GNO-Khánh Hòa, Phú Yên): Trong những ngày này, dù là cuối mùa mưa gió của miền Trung nhưng hành trình “nhất bộ nhất bái” (đi 1 bước, lạy 1 lạy) của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn vẫn được thực hiện như đã định và đang cần mẫn vượt từng cây số một trên đèo Cả.

Posted Image

Hành trình "nhất bộ nhất bái" đi qua đèo Cả heo hút -

Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Cho đến trưa ngày 22-11, ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã tiến gần sát đến giữa đèo Cả, khu vực ranh giới tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên dưới những cơn mưa nặng hạt kèm theo gió mạnh và khí lạnh từ miền Bắc tràn vào. Theo quan sát của chúng tôi, do mưa kéo dài và tiết trời khá lạnh nên toàn thân Đại đức ướt sũng kể cả bộ y Tỳ kheo khoát phía ngoài, mỗi bước lạy là mỗi sự cố gắng càng lướt trước những cơn gió giật mạnh nơi ngọn đèo heo hút này. Tháp tùng cùng Đại đức còn có khoảng gần 10 vị Phật tử địa phương niệm Phật đi theo phía sau và vài vị thanh niên giữ trật tự đồng thời báo hiệu cho các phương tiện giao thông đang qua đèo.

Posted Image

Kiên trì những bước lạy -

Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Anh Phạm Thành, một người dân địa phương thuộc huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã theo chân Đại đức trong suốt đoạn đường dài từ đầu tỉnh Khánh Hóa cho biết, mặc dù thời tiết không được thuận lợi nhưng trung bình hàng ngày Đại đức vẫn "nhất bộ nhất bái" khoảng 8 tiếng, giống ngày bình thương. “Tuy nhiên do đường lên đèo Cả dốc cao và có những ngày gió mạnh thổi ngược chiều kèm theo mưa nặng hạt nên Thầy chỉ có thể đi được trên dưới 1km/ngày trong khi với đoạn đường bằng phẳng có thể đạt được 2km.”, anh Thành nói.

Posted Image

Giữa cơn mưa và gió giật mạnh trên ngọn đèo

hùng vĩ nhất miền Trung - Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Posted Image

ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã đi qua chặng đường dài

gần 540km khi đang ở giữa đèo Cả - Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn bắt đầu từ mùng 2 Tết Kỷ Sửu (2009), xuất phát tại chùa Hoằng Pháp (TP.HCM) đi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh). Dự kiến hành trình sẽ được hoàn tất viên mãn trong thời gian 4 năm. Kể từ khi thực hiện đến nay, tâm nguyện của Đại đức đã gây xúc động mạnh đến cộng đồng cư dân mạng cũng như quần chúng địa phương tại mỗi nơi đi qua. Tâm sự với chúng tôi, anh Thành bộc bạch: “Bản thân gia đình có thờ Phật nhưng không thuần thành nhưng khi biết được hạnh nguyện của Thầy tôi vô cùng cảm phục vì mình không thể nào làm được như thế. Tự đáy lòng, tôi đã phát tâm tham gia giữ trật tự để hỗ trợ cho Thầy trong suốt đoạn đường xuyên qua tỉnh Khánh Hòa. Trong thời gian đến, vì bận công việc làm ăn không thể tiếp tục cùng Thầy đi các tỉnh, thành khác nhưng có điều kiện tôi sẽ có gắng tìm đến để vấn an sức khỏe Thầy.”

Đèo Cả là một con đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất tại miền Trung Việt Nam, nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Đỉnh đèo có cao độ 333m vượt dãy núi Đại Lãnh với chiều dài tổng cộng 12km trong đó 9km thuộc địa phận Phú Yên và 3km thuộc địa phận Khánh Hòa. Đèo nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn). Nếu như đi qua khỏi đèo Cả, Đại đức Thích Tâm Mẫn sẽ "nhất bộ nhất bái" được 542km tính từ TP.HCM.

Sau đây là những hình ảnh tiếp theo mà phóng viên Giác Ngộ ghi nhận được ở giữa đèo Cả (thuộc tỉnh Phú Yên) vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 22-11 vừa qua về hành trình "nhất bộ nhất bái" của ĐĐ. Thích Tâm Mẫn. Xin giới thiệu đến quý độc giả:

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bài và ảnh Bảo Thiên

nguồn giacngovn.online

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là những hình ảnh xúc động!

Nhưng mà hình như phóng viên ghi nhầm ngày thì phải. Bài viết và hình ảnh này nói về hành trình của thầy Thích Tâm Mẫn diễn ra trong ngày 22/11, nhưng hiện giờ mới là 8:42 AM ngày 22/11.

Hay là lệch múi giờ? hic

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chắc Thầy được sự gia trì, che chở của Tam Bảo chứ làm sao mà Nhất bộ Nhất bái đáng kinh ngạc thế nhỉ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là những hình ảnh xúc động!

Nhưng mà hình như phóng viên ghi nhầm ngày thì phải. Bài viết và hình ảnh này nói về hành trình của thầy Thích Tâm Mẫn diễn ra trong ngày 22/11, nhưng hiện giờ mới là 8:42 AM ngày 22/11.

Hay là lệch múi giờ? hic

Không nhầm đâu, tính từ Oh ngày 22/11 Thầy đã đến địa phận trên Lan Anh ah!Nhưng phóng sự đã minh họa nhầm về thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là phóng viên bị nhầm rồi chị ah. Đây này:

Cho đến trưa ngày 22-11, ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã tiến gần sát đến giữa đèo Cả, khu vực ranh giới tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên dưới những cơn mưa nặng hạt kèm theo gió mạnh và khí lạnh từ miền Bắc tràn vào. Ảnh chụp lúc 8 giờ 30 ngày 22-11

Bài và ảnh Bảo Thiên

nguồn giacngovn.online

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải nói là ơn khấn cầu cho chúng sinh được trợ lực bởi Tam bảo làm nên chuyện phi thường. Vì nhất bộ Thầy lại có một chú tâm thanh tịnh, thần hướng về sự phát nguyện tạo nên nhất bái. Đáng kính phục!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hixx,thật không có gì để diễn tả được hết. Ý chí con người thật không tưởng tưởng hết được, đáng kính, đáng khâm phục thầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ĐẠI ĐỨC THÍCH TÂM MẪN ĐÃ VƯỢT 50% HÀNH TRÌNH “NHẤT BỘ NHẤT BÁI”

Đại đức Thích Tâm Mẫn đã hoàn thành 50% lộ trình hành hương trong đại nguyện về nguồn: cuộc hành hương nhất bộ nhất bái, dài hơn 1.800km từ chùa Hoằng Pháp (Tp.HCM) đến núi Yên Tử (Quảng Ninh).

Những ngày này, rất quan trọng đối với Đại Đức Thích Tâm Mẫn:

- Thực hiện hành trình lễ nhất bộ nhất bái ngay trên quê hương.

- Đón sinh nhật của mình.

- Hòa cùng niềm hân hoan của Dân tộc nhân Đại Lễ Kỷ Niệm Năm Thăng Long - Hà Nội.

- Vượt qua mốc 50% của cuộc hành trình.

Đại đức Thích Tâm Mẫn đang tiến gần về thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), địa danh có điểm trung tâm của nước Việt; cách chùa Hoằng Pháp (Tp.HCM) 900km trên tổng số hơn 1.800km hành trình.

Xin nói thêm về địa danh Tam Kỳ: Trên bản đồ hình chữ S của Việt Nam, ta dễ dàng nhận ra Tam Kỳ nằm ngay điểm trung tâm (giữa).

Tam Kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ;

Tam Kỳ cách Hà Nội khoảng 900km (về phía Bắc); cách Tp.HCM 900km (về phía Nam).

Sau gần 08 tháng (từ Mồng 2 (Tết) tháng Giêng năm Canh Dần đến nay, 22.08.Canh Dần), Đại Đức Thích Tâm Mẫn đã Lễ Bái và Niệm Phật trên đoạn đường 900km.

(Kế hoạch của hành trình: Vượt 1.800km trong vòng 04 năm).

Tính phản biện xã hội sự kiện là khá cao. Đồng cảm, tôn vinh, ngưỡng mộ có; đã kích cũng có.

Khen - chê thì lắm nhưng có một điều ta không thể phủ nhận là công đức hóa độ chúng sanh trên suốt dặm đường thiên lý mà đoàn đã đi qua (nhất là ở những nơi “Cung Đường Tử Thần” trên quốc lộ 1A (AH1).

Nhân dịp này, kính chúc Đại Đức Thích Tâm Mẫn và các Thị Giả dồi dào sức khỏe, thượng lộ bình an, thực hiện thành công đại nguyện.

Cầu xin Ơn Trên gia hộ cho Đại Đức Thích Tâm Mẫn và các Thị Giả!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Thienphu.

Edited by wildlavender
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những bài viết của thienphu11 đã đăng trên các trang web khác

Hôm nay, ngày 02.10.2010, là ngày thứ tư liên tiếp những cơn mưa to liên tục trút xuống miền Trung, đặc biệt là tỉnh Quảng Nam.

Một vùng thấp trên Biển Đông tiếp tục mạnh lên, phát triển và tiến gần vào đất liền, gây nên tình trạng mưa phùn kéo dài suốt ngày đêm, nhiệt độ vì thế mà mỗi ngày mỗi hạ thấp.

Một lần nữa, đoàn hành hương Nhất Bộ Nhất Bái của Đại Đức Thích Tâm Mẫn lại phải trải qua hoàn cảnh nhẫn nại đi dưới cơn mưa phùn, gió lạnh. (Tình trạng hôm nay tệ hơn lúc vượt qua Đèo Cả (Khánh Hòa - Phú Yên) vì mưa nặng hạt hơn và nhiệt độ đã hạ thấp).

Những người yêu nước Việt, yêu Hà Nội đang mong ngóng một thời tiết thích hợp cho Đại Lễ Kỷ Niệm Thăng Long - Hà Nội.

Phải chăng vì thế mà mây mưa, vần vũ đã phải chuyển quân xuống oanh tạc miền Trung?! Phải chăng Bề Trên đang thử sức chịu đựng của Đại Đức?!

Đoàn hành hương Nhất Bộ Nhất Bái của Đại Đức Thích Tâm Mẫn vẫn cần mẫn vượt từng mét đường dưới mưa để cán mốc 50% chặng đường hành hương.

Chỉ còn 6-8km nữa đoàn sẽ đến thành phố Tam Kỳ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vào lúc 9 giờ 20 phút thứ tư ngày 1 tháng 9 năm 2010 (nhằm ngày 23/07/Canh Dần) bước chân đầu tiên của Đại Đức Thích Tâm Mẫn bước vào địa phận Thành phố Quảng Ngãi, đông đảo Phật tử, Đạo hửu Quảng Ngãi đã chào đón ngưỡng mộ Đại Đức.

Đại đức Thích Tâm Mẫn, sinh ngày 6/10/1977 tại Quảng Nam tục danh là Lê Minh. Xuất gia tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn từ năm 2004, bổn sư truyền giới thượng tọa Thích Chân Tính trụ trì Chùa .

Nhận thấy con đường tu tập kèm các công phu thiền học của các bậc Thiền sư Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Tạng, Việt Nam Thầy Phát Nguyện hành trình về nguồn nhất bộ nhất bái để tìm lại các giá trị văn hóa, lịch sử, Phật Giáo. Cuộc hành hương dài hơn 1.800km từ Chùa Hoàng Pháp (TP.HCM) đến núi Yên Tử (Quảng Ninh).

Chuyến đi có thể kéo dài 4 năm, nhưng cũng có thể ngắn hoặc dài hơn vì tùy theo hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên (Thời tiết hay sức khỏe) và Thầy cần giữ sức và giữ vững chí nguyện hơn là đưa ra chỉ tiêu nhất định về thời gian.

Khởi hành từ chùa Hoằng Pháp vào hôm mùng 2 Tết Kỷ Sửu, đến ngày mùng 1 tháng 09 năm 2010, Thầy đã đến Thành phố Quảng Ngãi, trung bình mỗi ngày, Thầy di chuyển được hơn 2km.

Hộ trì thầy trong suốt cuộc hành trình còn có các chú tập sự xuất gia trẻ tuổi, một vị theo sát thầy và một vị dắt xe hành lý (gồm tấm bạt trải nằm, chiếc lều nhỏ, hai bộ đồ nâu, một ít vật dụng cần thiết khác) và một số Đạo hửu Phật tử trên đường Thầy đã đi qua cũng đã tháp tùng cùng đi, lịch trình trong ngày của Thầy chia làm 3 lần đi, lần I khởi hành khoảng 3 giờ đến 6giờ thì nghỉ để dùng buổi điểm tâm sáng, lần II bắt đầu từ 6 giờ đến 9 giờ sáng, lần III buổi chiều Thầy tiếp tục từ khoảng 15 giờ đến 17 giờ thì nghỉ.

Chuyến hành hương lễ lạy của thầy tuy mới đến Quảng Ngãi gần nữa cuộc hành trình, song cũng đã gặp không ít khó khăn. Ngoài việc dầm mưa dãi nắng dẫn đến đau bệnh một vài lần , nhưng đến nay, sức khỏe Thầy vẫn tốt và việc một số ít người cảm thấy “chướng tai gai mắt” tìm cách gây hấn, khiêu khích, rất đông Phật tử và người hiếu kỳ đến xem Thầy lễ bái thì số người đi theo quá đông cũng gây không ít trở ngại như huyên náo, ùn tắc giao thông…

Trong suốt cuộc hành trình, Thầy và các vị thị giả không nhận bất kỳ vật phẩm nào do người khác hiến cúng. Việc ăn uống của các vị đều do Phật tử chùa Hoằng Pháp lo liệu.

Mỗi nhất bộ nhất bái, Thầy niệm được từ 1 - 2 câu Nam mô A Di Đà Phật. Hai chú tập sự đi theo, một chú niệm Lục tự hồng danh còn chú kia niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát với Lộ trình trên 1800 km. Đó là một hành trình dài đầy gian khổ, khó thực hiện.

Có những lúc Thầy Thích Tâm Mẫn phải tạm dừng “ Nhất bộ nhất bái” vài ngày vì hai đầu gối của thầy bị xưng to nên phải nghỉ ngơi tịnh dưỡng, Nguyên nhân là do thầy lễ lạy quá nhiều, đốt năng lượng mỗi ngày trong cái nóng chang chang và gió nắng của Miền Trung khắc nghiệt.

Trong màn đêm giới Phật tử mặc áo Tràng tuần tự xếp hàng đi theo thầy, vừa đi vừa niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Một số thanh niên Phật tử tay cầm đèn pin ở xa thường xuyên làm tín hiệu giảm tốc độ. Một số phương tiện xe Honda được lắp đặt thêm đèn báo hiệu xanh đỏ, đèn sạc thắp sáng, đèn pha …

Trong kinh Phật có ghi Phật pháp bất ly thế gian pháp. Phải đem ánh sáng Phật pháp nhiệm màu ứng dụng vào trong cuộc sống đời thường của đại chúng thì mới thành công được. Người tu phải vào trong thế gian pháp. Quán chiếu âm thanh để từ đó lắng lọc, duyên khởi, tùy duyên chọn lọc mà hóa độ người. Người tu phải dấn thân vào thế gian để hoằng pháp độ sanh. Tứ oai nghi của người tu phải công khai minh bạch rõ ràng.

Công hạnh tu tập của Thầy cùng với lộ trình đại nguyện, đại chúng đều biết rõ. Thầy thường từ chối giảng pháp để đảm bảo thời gian, sức khỏe. Tránh làm ảnh hưởng đến công phu tu tập và thời gian giữ gìn sức khỏe cần thiết để hành lễ của Thầy là một lý do chính đáng, Thầy quán sát những âm thanh và hình ảnh của đại chúng đang ngày đêm trợ duyên cho thầy hành lễ một cách lặng thầm.

Điều gì khiến đại chúng phải thức khuya dậy sớm, quét đường cho thầy đi…? Thầy và thị giả hành lễ trong đêm trên Quốc lộ 1A tại Quảng Ngãi với một ngọn đèn nhỏ không đủ để thắp sáng trong đêm những âm thanh của đại chúng trợ duyên cho thầy nhưng lòng không hoan hỷ, tạp niệm, thầy cần nên có một thời gian nhất định trong một ngày, một tuần, một tháng gặp gỡ trực tiếp với đại chúng, quán sát âm thanh, để chọn lọc, tùy duyên hóa độ chúng sinh.

Nhẩm tính, chặng đường từ TP.HCM đến Yên Tử dài khoảng 1.800km. Nếu đến đích, thầy sẽ lạy được khoảng 3 triệu lạy và niệm được khoảng 6 triệu câu hồng danh A Di Đà Phật. Con số này, nếu so với những hành giả nhập thất lễ lạy, có người lạy đến 5.000 lạy mỗi ngày, thì quả không nhiều. Tuy nhiên, có lẽ không nên đem con số ra để tính kể, bởi lẽ hình thức lễ lạy này là một lối tu hết sức gian khổ… mà thầy đã chọn, nhưng với thầy thì: “sự lễ lạy đối với chúng tôi lại là phương tiện của thiền định.

Phương pháp này dẫn đến sự tập trung tư tưởng hơn hết, vì nó không đòi hỏi suy nghĩ hay nói năng gì. Những động tác chầm chậm nhẹ nhàng, lặp đi lặp lại mới chính là sự luyện tập trong hiểu biết, với chủ ý làm dừng lại những loạn tưởng trong tâm thức”.

Posted Image

Con đường phía trước còn xa vời vợi - Hà Nội 888 km

Posted Image

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lộ trình thầy tâm mẫn tại huế

ĐĐ. Thích Tâm Mẫn đã đến địa phận Thũy Phù thị xã Hương Thũy Thừa Thiên Huế

Thì hôm qua chúng tôi cũng đã nhận thêm một vài hình ảnh từ Phât Tử Vĩnh Thao ( Pháp danh : Tâm Luyện ) . Về tình hình và lộ trình tiếp theo của Thầy Tâm Mẫn .

Nhiều ngày qua, thời tiết ở TT-Huế có phần thuận lợi nên Thầy thựchiện mỗi bước mỗi lạy trong 3 khoãng thời gian khác nhau trong ngày,tương đương 8 tiếng đồng hồ; bắt đầu từ 3g sáng và chấm dứt lúc 5gchiều.Lộ trình hôm nay ngày 10/03/2011, Thầy đã đi thẳng về hướng TP chứkhông rẽ sang đường tránh Huế như đã đưa thông tin.Thầy trở lui về chùa nghĩ dưỡng để lại 13km phía trước là trung tâmTP Huế (hoặc đi thêm 200m nữa là đến ngã 3 rẽ vào sân bay Phú Bài).Xin kính thông tin đến quý đạo hữu.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Những đạo hữu đã theo sát Đại Đức trong một tháng nay cho hay sức khỏe của Đại Đức rất tốt do được sự trợ nguyện của các đệ tử Phật giáo thuần thành đến từ khắp nơi như Sài Gòn, Phan Rang, Quảng Ngãi, Nha Trang, Phú Yên. Ước tính nếu thời tiết tốt mỗi ngày thấy bái lạy 3 thời , di chuyển một ngày trung bình được 1,5km. Dự tính lộ trình sắp tới, Đại Đức cho hay sẽ đi vào đường tránh Huế (xem ảnh – click để xem ảnh lớn hơn) chứ không đi thẳng qua hướng trung tâm thành phố Huế để tránh giao thông phiền nhiễu và ồn ào.

Mời các bạn xem bộ ảnh mới nhất chụp ngày 09/03/2011. Do vấn đề kỹ thuật nên ngày tháng trên hình ảnh không chính xác. Theo Minh Triết nguyên nhân do lỗi cài đặt ngày tháng trong máy ảnh.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Minh Triết

nguồn Giadinh Báo Ân Phật Tử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Nhom-thap-tung-nhat-bo-nhat-bai-danh-nguoi-Phat-hien-them-nan-nhan/212443.gd

Nếu đúng như bài báo phản ánh, mấy tay hộ tống bảo vệ thầy nhất bộ nhất bái này không biết ở đâu ra mà có hành động phản cảm quá. Bảo vệ gì mà cứ tung chưởng phi thân đánh người dân thế này thì chết rồi. Không biết thầy Thích Tâm Mẫn có nhờ vã mấy tay côn đồ này không hay chúng nó tự phát ??

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://giaoduc.net.v...-nhan/212443.gd

Nếu đúng như bài báo phản ánh, mấy tay hộ tống bảo vệ thầy nhất bộ nhất bái này không biết ở đâu ra mà có hành động phản cảm quá. Bảo vệ gì mà cứ tung chưởng phi thân đánh người dân thế này thì chết rồi. Không biết thầy Thích Tâm Mẫn có nhờ vã mấy tay côn đồ này không hay chúng nó tự phát ??

Đại Nguyện sắp thành thì có ma chướng thử thách đấy thôi! Đường tam tạng cũng thế nay Đại đức Thích Tâm Mẫn cũng trở thành Tam tạng VN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Yêu quái" đang quyết tâm cản "Đường Tăng VN" về đích thiêng Yên Tử?

Sự việc những người “đệ tử” Đại đức Thích Tâm Mẫn đánh bể đầu người dân lại một lần nữa làm “nóng” dư luận trong mấy ngày qua. Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh hành trình vạn dặm “ một bước, một lạy” của vị sư này.Trong sự việc trên, đa số các ý kiến là phê phán theo cảm tính dựa trên hiện tượng.

Đại đức Thích Tâm Mẫn là ai?

Đại đức Thích Tâm Mẫn tên thật là Lê Minh sinh ngày 6-10-1977 tại Quảng Nam. Ông xuất gia, tu học tại chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn.

Năm 2009 ông quyết tâm thực hiện chuyến hành nguyện bắt đầu từ mồng 2 tết từ Sài Gòn đi Yên Tử (Quảng Ninh) hơn 1800 km.

Mỗi ngày ông đi 3 ca, sáng từ 03h - 06h, từ 08h - 10h, chiều từ 15h - 17h., trung bình đi được 2km. Về lý do thì ông xin được giữ kín những ước nguyện cá nhân, chỉ cho biết ông vừa hành hương vừa cầu nguyện cho Quốc thái dân an.

Phương pháp lễ lạy hành hương này vốn quen thuộc đối với phật tử ở Tây Tạng, Trung Quốc, Ấn Ðộ, nhưng còn khá lạ lẫm với người Việt Nam nên hành trình của thầy Tâm Mẫn kéo theo nhiều sự hiếu kỳ và lời đồn thổi gây lo ngại là ông sẽ tự thiêu sau khi đến đích (!?)

“Chơi nổi”, đó là từ mà những người phản đối dùng để chỉ trích ông, họ cho rằng hành động của ông để gây sự chú ý. Ngoài ra họ còn cho rằng việc làm của ông gây ảnh hưởng đến giao thông, làm mất trật tự xã hội, rằng có khi có người mải nhìn mà gây tai nạn thì ông đã tạo nghiệp chướng.

Những người ủng hộ ông phản biện lại rằng nếu chỉ muốn nổi tiếng thì ông chỉ cần đi từ chùa Hoằng Pháp đến Bến Thành là đã tạo được sự kiện, làm sao phải chọn cách gian khổ như thế. Bộ hành vạn dặm đòi hỏi một ý chí , sự kiên nhẫn và nghị lực rất lớn, vượt lên mọi ham muốn thông thường. Họ cho rằng, điều này tạo nên một sự cộng hưởng của những trái tim nhân ái, giúp cho mọi người trong xã hội bớt đi sự vô cảm và sống tốt với nhau hơn.

Mời xem lại video "Yêu quái" bỗng dưng tung chưởng, ném nón cối vào hư không

Dim lights Embed

Anh Nguyễn Văn Phi, một người dân Khánh Hòa đã theo chân ông suốt 15 ngày cho biết : “ anh đã từng ứa nước mắt khi nhìn Thầy “nhất bộ nhất bái” qua địa phận Khánh Hòa. Anh trở về nhà với những suy nghĩ khôn nguôi về một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Theo kinh điển của Đức Phật thì làm người rất khó. Gặp một vị sư đi 1 bước lại vái lạy dọc từ Nam ra Bắc thì quá khó, rất ít người làm được. Điều đó khiến tôi rất ngưỡng mộ, chắc là nhiều đời mới có một người. Mình sinh ra gặp được người như vậy mà không đi cùng được thì thật là tiếc”

Anh cho biết thêm: “dọc đường đi có rất nhiều lần trời đang nắng gắt lại đổ mưa rào. Nhiều người sẽ tránh mưa nhưng thầy vẫn đi, đó là động lực để mọi người cùng bước tiếp. Việc có tiếp tục đến Yên Tử thì không ai dám nói trước, nếu biết được tương lai thì đã thành thánh nhân rồi.

Mỗi đoạn đường theo Thầy đã giúp tôi hiểu ra rất nhiều điều sướng khổ ở đời, khi đã hiểu thì càng thấy tâm hồn thanh thản hơn”.(1)

Những “đệ tử đi” theo là ai?

Cùng đi với ông có hai “đệ tử” được cử đi theo xách hành lý. “Chú tiểu” ném nón cối ở Quảng Bình có tên là Nhuận Hải. Và việc có những thái độ tục tĩu và hành hung người dân là cố tình biến hành trình “nhất bộ nhất bái” của thầy thành một trò hề tôn giáo.

Posted Image

"Đệ tử" Nhuận Hải phóng nón cối vào người đi đường, nhưng sự thật là vào hư không (ảnh chụp từ clip)

Posted Image

"Đệ tử" Nhuận Hải kiêm tài xế? (ảnh chụp từ clip)

Theo như những người ủng hộ ông cho rằng hành trình này đã làm cho chính quyền (CQ) lo ngại vì nó thu hút sự chú ý của nhiều người dân, dễ gây ra tình trạng mất kiểm soát, nên có lẽ họ (CQ) phải dùng nhiều thủ đoạn để ngăn chặn.

Một người lấy tên Trần Sơn trên trang youtube cho biết: “Thầy đã từng bị bọn "côn đồ tự phát" đánh đập thành thương tích. Thầy phải gián đoạn cuộc hành trình hơn 2 tháng , nằm viện tại bệnh viện Trung ương Huế. Sau khi đỡ, thầy lại tiếp tục lên đường. Biết là không ngăn nổi chuyến hành hương của thầy , thì chúng làm một thủ đoạn đê tiện là làm xấu hình ảnh thầy trong con mắt dân chúng (như đã thấy trong video trên ). Đến mỗi địa phương nào, chúng cũng cử ra một vài tên lưu manh , ăn mặc giả làm người nhà Phật , theo tháp tùng thầy , bọn này chuyên có hành vi rất côn đồ, hung hãn, cốt làm xấu mặt thầy. Ai phản ứng lại bọn này, công an nhảy vào cuộc ngay, "Mời" tất cả về đồn. Bọn chúng đang tìm mọi cách ngăn không cho thầy đi đến đích.

Tôi dã chứng kiến tận mắt cảnh thầy qua địa phận cầu Bến Thủy. Thầy lặng lẽ vừa đi vừa bái. Đệ tử đi theo thì có 2 , 3 người ( có một cô đứng tuổi nói giọng Nam Bộ). Phật tử người địa phương dắt xe máy, xe đạp, đi bộ đi theo khoảng gần trăm. Nhưng dẫn đường lại là một người đàn ông lùn, mặc áo nâu ngắn (giả đệ tử) tay cầm dùi cui, vung lên loạn xạ, miệng chửi thề tục tĩu, ra vẻ dọn đường cho thầy đi .” (2)

Posted Image

"Đệ tử" Nhuận Hải trao đổi với công an địa phương? (ảnh chụp từ clip)

Posted Image

Sau đó chỉ đạo dẹp đường? (ảnh chụp từ clip)

Một sự việc khác diễn ra vào ngày 02/6/2012 trong hành trình đến Ninh Bình, khi rất đông phật tử và người dân Tam Hiệp, chờ sư Thích Tâm Mẫn đến thuyết pháp tại chùa Trung Sơn. Trước đó người dân đã khó hiểu vì sự xuất hiện của rất nhiều công an sắc phục.

Khi sư Mẫn đến thì 10 phút sau đó mọi người được thông báo là buổi thuyết pháp không được phép diễn ra theo yêu cầu từ phía chính quyền. Một bạn có nick rubi dona cho biết “Rất nhiều phật tử đã khóc khi không được nghe thầy ban pháp nhũ. Nhìn thầy con thấy một " đường tăng " trên đường thỉnh kinh đi qua các nước láng giềng không được vua nước nọ đón tiếp.

A di đà phật! trên con đường tu tập gặp rất nhiều trông gai và thử thách đó coi như là 1 kiếp nạn mà thầy , đệ tử và phật tử phải trải qua”. (3)

Theo triết gia Immanuel Kant thì “ Một ý định tốt không phải do những gì nó tác động hay thực hiện. Nó tốt trong chính bản thân nó, cho dù có thành công hay không. Ngay cả nếu ý định này thiếu quyền năng để đạt đến mục đích; nếu đã nỗ lực tối đa vẫn không thực hiện được bất cứ điều gì cả…thì nó vẫn sẽ tỏa sáng như một viên ngọc quý vì chính bản thân nó đã có giá trị đầy đủ”.

Posted Image

Dư luận cho rằng kẻ côn đồ mang áo thun trắng là "đệ tử" Nhuận Hải? (ảnh :giaoduc.net.vn)

Hành trình vạn dặm này căn bản là một ý định tốt đẹp của một người tu - hành. Việc chúng ta đón nhận nó bởi tự thân nó đã là điều tốt chứ không do những yếu tố bên ngoài tạo nên.

Hầu như rất ít người hiểu rõ tường tận sự việc mà chỉ biết việc này qua một số sự kiện được thông tin trên mạng. Điều cần thiết lúc này là sự lên tiếng của chính sư Thích Tâm Mẫn và giáo hội Phật giáo nên tìm hiểu rõ sự việc trên. Vì sự kiện này ngoài việc sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và uy tín của giáo hội Phật giáo còn làm giảm giá trị đức tin về đạo đức con người vốn dĩ đang suy đồi trong xã hội hiện nay.

Facebook: Paulo Thành Nguyễn (19.8.2012)

* Thắc mắc không biết hỏi ai:

Ngày 17-8-2012, Báo Giáo dục VN nói: "Họ (nhóm bặm trợn tháp tùng nhà sư nhất bộ nhất bái") cấm không cho người dân quay phim, chụp ảnh Đại đức Thích Tâm Mẫn". Thế sao PV Quang Tuệ lại chụp được nhiều hình ảnh thế? PV có chi tiền cho nhóm này chăng? hay là có sự ưu ái từ ai đó?

nguồn chuaphuclam.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Riêng những người đeo kính đen, xăm hình, có tướng bặm trợn trong những bức ảnh mà báo chí đã đăng tải, tôi khẳng định, họ tự ý đi theo và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết, gây bất bình trong xã hội, trái ngược với lý tưởng chuyến đi" - Đại đức Thích Tâm Mẫn nói

“Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa" -Đại đức Thích Tâm Từ - Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) khẳng định

Vậy là yên tâm, đám tặc tử này chắc bị khìn hoặc "sếp" nó bị khìn

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Dai-duc-Thich-Tam-Man-noi-gi-ve-nhom-thap-tung-bam-tron/212998.gd

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy thằng đầu cọ đi theo Đại đức nếu không là CA hay người của An ninh thì cái kiểu bố láo, vênh váo thì có mà vỡ mồm ra hết rồi.Posted ImagePosted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhóm tháp tùng nhà sư "một bước một lạy" tiếp tục đánh người

Posted Image

Hành trình “nhất bộ nhất bái” của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã bước vào giai đoạn cuối, khi nhà sư chỉ còn cách địa phận tỉnh Quảng Ninh chưa đầy 10km. Thế nhưng câu chuyện đánh người của nhóm tháp tùng nhà sư này vẫn đang tiếp diễn.

Hành trình “nhất bộ nhất bái” của Đại đức Thích Tâm Mẫn đã bước vào giai đoạn cuối, khi nhà sư chỉ còn cách địa phận tỉnh Quảng Ninh chưa đầy 10km. Thế nhưng câu chuyện đánh người của nhóm tháp tùng của nhà sư này vẫn đang tiếp diễn.

Mới đây, qua số điện thoại đường dây nóng của tòa soạn báo điện tử Giáo dục VN đã nhận được phản ánh của anh Đỗ Đức Thanh (SN 1974, trú tại thôn Hữu Bằng, Ngọc Xá, Quế Võ, Bắc Ninh) về việc anh bị nhóm hộ tống Đại đức Thích Tâm Mẫn hành hung khi đi làm qua nơi nhà sư hành lễ.

Theo lời anh Thanh, khoảng 5h20' sáng 14/9/2012, khi vừa kết thúc ca đêm ở khu công nghiệp trở về nhà, qua địa phận xã Việt Hùng, anh nhìn thấy một đám đông trên đường. Khi đi tới nơi, chưa kịp biết chuyện gì đang xảy ra, anh bị một thanh niên đầu trọc chửi thề rồi quát “Thằng kia, đi nhanh lên”. Bất ngờ vì bị quát nạt, anh Thanh hỏi lại: “Mày làm gì mà ghê thế?”.

Ngay lập tức, thanh niên này đạp đổ xe của anh Thanh, sau đó hai bên xảy ra xô xát. Anh Thanh cho biết thêm, có thêm 2 nam thanh niên nữa trong đoàn cũng lao vào đánh hội đồng anh. Đáng chú ý là một người phụ nữ trung niên, mặc áo phật tử cầm gậy lao vào, vừa đánh vào đầu anh, vừa chửi thề.

Posted Image

Anh Thanh là nạn nhân mới nhất của nhóm tháp tùng nhà sư Thích Tâm Mẫn.

Nhóm tháp tùng đẩy anh Thanh rơi xuống mương nước gần đó. Sự việc đã được Công an xã Việt Hùng (Quế Võ, Bắc Ninh) phát hiện, đồng thời, đơn vị này đã đưa một thanh niên trong nhóm tháp tùng và anh Đỗ Đức Thanh về trụ sở làm việc. Còn Đại đức Thích Tâm Mẫn lên xe máy của những đệ tử còn lại đi về phía thành phố Bắc Ninh. Trong ngày 14/9, đoàn “nhất bộ nhất bái” không hành lễ.

Thông tin này được nhiều người dân tại xã Việt Hùng chứng kiến, xác nhận.

Theo lời kể của anh Thanh, trong quãng thời gian ở UBND xã Việt Hùng, anh biết được người thanh niên này tên Sơn, sinh năm 1994, quê ở Hà Tây (cũ). Anh cho biết, sau khi làm việc với Công an xã Việt Hùng, người thanh niên này nói với anh: “Cháu xin chú đừng kiện”.

Tuy nhiên, công an xã chỉ nói với anh Thanh rằng, cứ về nhà đi, có chuyện gì sẽ gọi anh sau. Từ đó tới nay, anh chưa hề nhận được cuộc điện thoại, hay thông báo gì từ cơ quan này.

Khi phóng viên đến trụ sở Công an xã Việt Hùng, ông Lê Xuân Long, Trưởng Công an xã đề nghị phóng viên làm việc với Công an huyện Quế Võ. Phóng viên tiếp tục đến trụ sở Công an huyện để liên hệ làm việc, tuy nhiên, theo lời trực ban, các ông Trưởng và Phó công an huyện đều không có mặt ở cơ quan.

Posted Image

Nhóm người đi theo Đại đức Thích Tâm Mẫn.

Trước đó, phóng viên đã nhiều lần liên hệ với Công an huyện Quế Võ và Công an xã Việt Hùng để tìm hiểu thêm thông tin, nhưng đều không nhận được câu trả lời từ các cơ quan này.

Về phía nhóm tháp tùng nhà sư "nhất bộ nhất bái", theo thông tin từ người dân xã Ngọc Xá (nơi nhà sư mới đi qua), từ khi xảy ra xô xát với anh Thanh, bị kháng cự, đồng thời bị công an xã "tóm", nhóm người này đã bớt hung dữ. Tới thời điểm này, chưa có vụ xô xát nào khác với người dân địa phương.

Cách đây khoảng 1 tháng, khi đi qua địa phận xã Liên Bão, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, nhóm tháp tùng Đại đức Thích Tâm Mẫn đã đánh một vài người dân hiếu kỳ đến xem nhà sư hành lễ.

Theo Thảo Lăng - GDVN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay