VULONG

"nghe Gì Về "manh Phái" (phái Thầy Mù)?" Của Vdtt Trong Mục Tử Bình Bên Tuvilyso.net

6 bài viết trong chủ đề này

Chủ đề: "Nghe gì về "manh phái" (phái thầy mù)?" của VDTT trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net như sau:

"Nhân vì thấy ông PhieuDieu (tôi theo văn phong giả sử là ông, nếu là bà xin cho biết để xin lỗi) đề cập vài lá số ngoại tình do ông Đoàn Kiến Nghiệp giải, tôi xin hỏi một câu tò mò, chẳng hiểu làng Tử Bình VN -ở mọi nơi trên thế giới- có biết rằng ông Nghiệp đang cố làm một cuộc cách mạng Tử Bình ở Hoa lục hay không?

Đại khái ông Nghiệp đang xiển dương cách xem của các ông thầy mù mà ông kể là ông học được của thầy Hác và phát triển thêm ra. Điểm hết sức "cách mạng" của cách xem này là không luận cường nhược, lại bỏ hẳn hỉ kị dụng thần.

Cứ theo trang web www.mangpai.com thì "manh phái" đang thành công rực rỡ, nhưng dĩ nhiên có ai uổng công làm web để xưng là mình thất bại bao giờ."

Tôi mới nghiên cứu về Tài Quan Ấn nên chưa có khả năng nhận xét về lĩnh vực này nhưng xét các tai hoạ thì OK. Do vậy nếu có ai nhiệt tình dịch giúp một vài ví dụ về tai hoạ (nặng hay tử vong) của ông Đoàn Kiến Nghiệp thì tôi có thể chứng minh được trường phái mới này của ông ta đúng hay sai.

Xin cám ơn trước.

(Những ai không có khả năng tham gia viết bài ở đây xin sang bên mục Tử Vi - Tứ Trụ của Lý Số Việt Nam để đăng ký nick và tham gia viết bài tự do với chủ đề này cũng như chủ đề: "Tuvilyso.net khiếp sợ chủ đề "Các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng trong Tử Bình"" và với tất cả các chủ đề khác tại đó).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chủ đề: "Nghe gì về "manh phái" (phái thầy mù)?" của VDTT trong mục Tử Bình bên tuvilyso.net có viết như sau:

"Thiết nghĩ giới nghiên cứu cần nắm vững các trào lưu. Khoảng mười năm trở lại đây ở Hoa Lục nảy ra một phái Tử Bình mới gọi là “manh phái” do ông Đoàn Kiến Nghiệp, sinh năm 1967, chủ xướng.

Theo lời ông Nghiệp tự thuật thì “manh phái” thực ra đã có từ rất nhiều đời, là phái của các ông thầy mù học để làm kế mưu sinh. Cũng theo lời kể của ông Nghiệp, thì mặc dù luật của “manh phái” là không truyền cho người sáng mắt, nhờ một đại cơ duyên ông đã được thầy mù Hác Kim Dương phá luật nhận làm đệ tử.

Trước khi theo học thầy Hác ông Nghiệp cũng đã tương đối có tên tuổi trong làng Tử Bình, từng mở lớp dạy Tử Bình, và đã viết hai quyển sách có khả năng gây tranh luận, tối thiểu là có tính thách đố.

Nguyên ông Tống Anh Thành, một cao thủ Tử Bình có tiếng của Đài Loan, trong thập niên 90’s có viết bộ “Mệnh lý chân quyết khải thị lục” gồm bốn tập mang tên Phong, Hỏa, Lôi, Điện (nxb Vũ Lăng, Đài Bắc) phân tích những lá số người thật việc thật. Ông Nghiệp dựa theo đó viết hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” mang tên Phong, Hỏa nội dung nhằm “sửa sai” các bài luận trong hai tập Phong, Hỏa của ông Tống Anh Thành và đề xướng cách luận của riêng mình cho các lá số trong hai sách đó.

Ông Nghiệp viết lại: “Ông Tống Anh Thành là bậc sư trưởng tôn kính. Quyển ‘Phong tập đạo độc’ của tôi đến tay ông ấy qua một học viên. Ông ấy biểu thị cái lòng đại độ và khoan dung hoan ngưỡng giao lưu…” (trích lời tựa: Mệnh lý chân quyết đạo độc: Phong-Hỏa hợp đính bản).

Dĩ nhiên cái học của ông Nghiệp trước khi thành đệ tử thầy Hác là khoa Tử Bình truyền thống, phương pháp là luận tứ trụ cường nhược, định hỉ kị dụng thần v.v… Những gì ông viết trong hai tập “Mệnh lý chân quyết đạo độc” đã kể trên phản ảnh sự thật ấy.

Vậy thì lý do gì khiến ông Nghiệp học “manh phái Tử Bình” của thầy Hác. Hãy nghe ông tự thuật (trích chương 5, Manh phái tử bình, tu đính bản, hoa Lục, 2009):

“Ở nước Trung Hoa có truyền lại hai hệ mệnh lý là hệ manh phái và hệ truyền thống. Mệnh lý truyền thống chủ yếu giảng dụng thần và cách cục, tư tưởng cơ bản là đạt sự bình hành của nhật chủ, tìm dụng thần và kị thần. Vậy là đặt vấn đề mệnh chủ vượng suy vào vị trí tối trọng yếu, thành thử làm mất đi rất nhiều yếu tố của mệnh lý, chẳng hạn “tượng”; mệnh lý truyền thống rất ít khi đoán được chi tiết của các sự việc cụ thể.

“Không phải là nói mệnh lý truyền thống hoàn toàn không đúng, nó có thể giải thích chân tướng mệnh lý ở cấp bộ phận, nhưng không phải là sự lý giải tối chính xác hoàn chỉnh của mệnh lý. Từ sự hiểu biết của cá nhân tôi mà nói, học mệnh lý truyền thống đã lâu, đã đọc hầu như hết cả thư tịch cổ truyền, nhưng khi đoán mệnh thực tế thì toàn toàn chẳng như thầy tôi Hác Kim Dương đoán đặc biệt chi li, đặc biệt “thần” (dgc: Lời khen ở cấp cao nhất, ta có thể nói đoán như thần), thậm chí những lời đoán như đinh đóng cột của thầy tôi chẳng hiểu do đâu mà có. Nếu những lời đoán của người khác lý do tại sao bạn đều không biết, thì bạn không thể nào đoán như họ được.

“Về sau tôi tìm ra nguyên nhân, thì ra cái mệnh lý mà tôi đã học nhiều năm là một thứ rất nông cạn, hệ thống không đúng, công cụ xử dụng cũng không đúng.”

Đến đây là hết lời phân giải của ông Đoàn Kiến Nghiệp về lý do tại sao ông bỏ cách luận truyền thống của Tử Bình mà học theo cách luận của thầy ông là cụ Hác Kim Dương (đã quá cố).

Vài dòng đóng góp."

Quả thực là bất ngờ khi một cao thủ về Tử Bình đã bỏ phương pháp luận truyền thống để chuyển sang một phương pháp luận hoàn toàn khác để dự đoán vận mệnh bởi lý do như ông ta viết : “Về sau tôi tìm ra nguyên nhân, thì ra cái mệnh lý mà tôi đã học nhiều năm là một thứ rất nông cạn, hệ thống không đúng, công cụ xử dụng cũng không đúng.”

Tôi chỉ cần có khoảng vài ba ví dụ của ông ta luận về các tai hoạ nặng theo "Manh Phái" này là có thể hình dung được nền tảng của phương pháp này dựa trên nguyên lý gì.

Không biết có ai giúp tôi được không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Intenso bên tuvilyso.net (cùng chủ đề) đã viết:

"Theo như lời trích của ông Nghiệp như trên, không cần suy vượng của nhật chủ, chẳng cần dụng hỉ của tứ trụ, thì tất nhiên phải lấy sinh khắc chế hóa của ngũ hành mà luận, vì không còn lí lẽ nào khác trong môn Tử bình này...

Có thể gọi là luận "chay" , nghĩa là cứ mộc sinh hỏa, mộc không có gốc thì sinh kém, hỏa không gốc hay bị xung mất thì hỏa cũng mất phần hưởng thụ...

Suy vượng của nhật chủ, dụng hỉ kị của tứ trụ... theo như truyền thống đã gọi là "mệnh" , mệnh tốt thì cuộc đời tối đa là tốt, mệnh kém thì làm gì cũng kém, có lên chăng rồi cũng suy.

Nếu không có "mệnh" thì đúng là người ta giống nhau, chỉ cần suy ra hành nào chế ngự hành nào, nó là thập thần gì thì suy ra mà luận. Vậy thì sẽ giống hệt như Bói dịch mà thôi, hôm nay hành nào chủ đạo thì hành đó thắng!

Con người có thể chỉ sống và hành động theo ngày giờ hiện tại được không? đấy là vấn đề...

Tuy nhiên, những gì vừa suy đoán chỉ là dựa vào hai trọng điểm của Manh Phái mà thôi (bất luận vượng nhược và dụng thần của tứ trụ), tôi chưa đọc kĩ lí thuyết này nên đoán vậy, bởi vì môn Tử Bình nói gì thì nói, rốt ráo chỉ là ngũ hành của thiên can và địa chi, ngoài ra, nếu không luận sinh khắc của ngũ hành thì còn điểm nào mà dùng để lí luận?

Tóm lại, tôi nghĩ rằng Manh Phái có lẽ cũng dễ học, mà cũng phải là một áp dụng từ truyền thống, nhưng đơn giản hóa, bỏ được vấn nạn tìm dụng thần cho tứ trụ mà bao lâu nay đã làm nhức đầu nhiều người..."

Sau đây là một ví dụ chứng minh cho nhận định của Intenso ở trên là đúng.

Trang 121 trong cuốn "Đàm Thiên - Thuyết Địa - Luận Nhân" của Ngô Bách có viết:

"Sách "Đông Ba chí lâm" có ghi:

Tứ Xuyên có một vị tên là Dương Cấn, giỏi về đoán mệnh, tuy mù loà nhưng rất uyên bác, giao du rộng rãi với các vị công khanh ở phương nam. Dương Cấn chỉ dựa vào Ngũ Hành mà đoán cát hung, lời lẽ vô cùng sắc bén. Năm Tân Dậu đời Hỷ Thái, Dương Cấn đến Cửu Giang, thái thú Dịch Văn Xương lưu ông lại khoản đãi, đưa các vị quan trong quận đến gặp ông. Vừa hay ta cũng gặp Chương Mộng Dư ở đó. Bấy giờ Hàn Bình Nguyên đang được nhà vua sùng bái, quyền lực chấn động thiên hạ. Chu Mộng Dư bèn hỏi Dương Cấn về mệnh của Hàn Bình Nguyên. Dương Cấn bảo những người khác ra ngoài, rồi lo ngại đáp: "Người này sẽ gặp nạn. Năm sinh Nhâm Thân thuộc Kim, Thân cũng là Kim, có Khôn thổ ở đó bồi đắp, nên Kim trở nên cứng rắn vô tỉ. Do đó người này là Kiếm Phong Kim. Kim này không sợ lửa (Hoả), chỉ có Bính Dần mới khắc chế được nó. Bởi vì can chi Bính Dần khi nạp âm sẽ là Hoả, mà là Hoả mạnh nhờ có Dần mộc sinh cho Bính Hoả, thành thử Hoả bốc rất mạnh, không thể bị tắt, đủ nung chẩy mọi thứ Kim. Giờ sinh của người này chủ về văn niên (lúc tuổi già), hiện tại đã ứng vào tuổi của Hàn Bình Nguyên. Huống hồ ông ta sinh vào tháng Tân Hợi, ngày Kỷ Tị, tương hợp với giờ sinh Bính Dần và năm sinh Nhâm Thân, có đủ Tứ mạnh (Tứ mạnh là tên của bốn tháng đầu mỗi quý, như Mạnh Xuân là tháng Giêng (Dần), Mạnh Hạ là tháng Tư (Tị), Mạnh Thu là tháng Bẩy (Thân), Mạnh Đông là tháng Mười (Hợi)), nhị khí giao chiến, tuy nhờ đó mà thành Đại Phúc nhưng cũng nhờ đó mà thành đại hoạ. Điều này những người đoán mệnh đều biết. Song họ cho rằng ông ta sẽ bị chết vào năm Bính Dần, thì lại chưa đúng. Bởi vì Hoả viêm, Kim bị nung chẩy, ngoài cương trong khô, cương gặp liệt, cả thiên địa thành một chiếv lò rừng rực, vạn vật đều tiêu rụi, còn ai dám đến gần? Đến năm Mão, Hoả là Mộc Dục, khí nhỏ mà bại, tro bụi tan hoà, không thể thừa thụ được nữa. Những vật thừa tải (Mệnh) quá lớn, không thể không tận dụng. Nhất dương sẽ nảy sinh (chỉ tháng 12) chắc là thời gian ông ta qua đời".

Chu Mộng Dư nghe vậy thì thất sắc, đem lời nói của Dương Cấn ghi lại thành sách, không dám nói ra.

Sau quả đúng như vậy."

Đây đích thực là một ví dụ điển hình về "Manh Phái" này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta xét hạn của Hàn Bình Nguyên vào năm Bính Dần và Đinh Mão.

Nam mệnh: Nhâm Thân - Tân Hợi - ngày Kỷ Tị - Bính Dần

Điểm vượng trong vùng tâm của ngũ hành như sau:

Thuỷ........Mộc.........Hoả........Thổ.........Kim

10,8........2,92........4,97........3,28.......7,88

Các đại vận và thời gian của chúng:

Nhâm Tý/Quý Sửu/Giáp Dần/Ất Mão/Bính Thìn/Đinh Tị/Mậu Ngọ....

......5...........15...........25.........35..........45..........55.........65

Theo sự phỏng đoán thời gian của các đại vận ở trên thì năm Bính Dần và Đinh Mão sẽ thuộc vào đại vận Bính Thìn hay Đinh Tị. Tiểu vận của năm Bính Dần là Canh Thân và Tân Dậu còn năm Đinh Mão là Tân Dậu và Nhâm Tuất.

Mệnh này Thân nhược mà Tài tinh Thuỷ là kỵ thần số 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Mậu tàng trong Thân trụ năm.

Các thông tin chính gây ra điểm hạn ở năm Bính Dần thuộc đại vận Bính Thìn như sau:

1 - 2 Bính tuế vận hợp với Tân trụ tháng (và Tân tiểu vận ở tiểu vận Tân Dậu) là tranh hợp thật nên các can này coi như không xuất hiện. Do vậy không có thiên khắc địa xung giữa lưu niên Bính Dần và trụ năm Nhâm Thân.

2 - Thân trụ năm khắc và hình thái tuế Dần và Tị trụ ngày hại Dần thái tuế, vì vậy tổng điểm hạn được giảm 1/2.

3 - Lửa trong lò trụ giở và lưu niên khắc Kim lưỡi kiếm trụ năm và Kim trang sức trụ tháng.

Tổng điểm hạn khoảng 7 đến 8. Tổng điểm hạn được giảm 1/2 còn lại khoảng 3 đến 4 đh, vì vậy năm Bính Dần người này không có hạn

Nếu đại vận là Đinh Tị thì có Nhâm hợp Đinh đại vận không hoá còn Bính hợp Tân trụ tháng hoá Thuỷ (còn ở tiểu vận Tân Dậu thì Bính hợp với 2 Tân không hoá). Tị đại vận hợp với Thân hoá Thuỷ và Hợi hợp với Dần không hoá, vì vậy tổng điểm hạn quá thấp (chủ yếu của nạp âm) mặc dù tổng điểm hạn không được giảm. Do vậy ở đại vận này cũng không có tai hoạ.

Xét tai hoạ năm Đinh Mão thuộc đại vận Bính Thìn. Ta thấy Nhâm trụ năm hợp với Đinh lưu niên hoá Mộc, vì vậy tam hội Dần Mão Thìn mới hoá được Mộc. Điểm hạn của 2 nạp âm khắc 2 nạp âm không thay đổi mà Mộc là hung thần khắc dụng thần Thổ. Ở đây lại thêm 2 Mộc cục trong khi tổng điểm hạn không được giảm nên đã gây ra tử vong cho Hàn Bình Nguyên.

Nếu ở đại vận Đinh Tị thì Nhâm hợp với 2 Đinh và Hợi hợp với Mão không hoá nhưng có Tị đại vận hợp với Thân hoá Thuỷ.... mặc dù không được giảm nhưng tổng điểm hạn quá thấp (chủ yếu của nạp âm) nên không có hạn ở đại vận này. Điều này khẳng định năm Đinh Mão không thể thuộc đại vận Đinh Tị.

Qua đây tôi có nhận xét : Như Dương Cấn nói: "Điều này những người đoán mệnh đều biết. Song họ cho rằng ông ta sẽ bị chết vào năm Bính Dần, thì lại chưa đúng." chứng tỏ vào thời đó nhiều cao thủ Tử Bình không biết đến khả năng Tổng điểm hạn được giảm còn dĩ nhiên Dương Cấn biết rất rõ điều này nhưng không cho thiên hạ biết để.... kiếm ăn, giống như tuvilyso.net đã xoá chủ đề "Các Tuyệt Chiêu Nổi Tiếng trong Tử Bình" thì có gì là lạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

VDTT viết tiếp bên tuvilyso.net như sau:

“Kế tiếp ông Nghiệp đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa manh phái và Tử Bình truyền thống.

Khác biệt giữa manh phái và mệnh lý truyền thống (tiếp theo message 6)

Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT

“Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần, cách cục bản lai cũng không dùng. Đương nhiên, nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này.

“Vậy manh phái làm sao xem mệnh? Đầu tiên phải khẳng định rằng manh phái có khẩu quyết; nhưng những khẩu quyết này không phải là chìa khóa vạn năng, bởi vì thầy Hác có rất nhiều sư huynh đệ, cùng học những thứ giống nhau, nhưng các sư huynh đệ ấy không đoán chuẩn bằng thầy Hác. Học với thầy Hác một thời gian tôi mới biết, rất nhiều thứ trong mệnh lý là do thầy tự phân tích ra, còn khẩu quyết chỉ là một số khái niệm cơ bản; phần hơn là dựa vào “ngộ tính” của thầy. Cái mà hệ thống này giảng là “ngộ tính”. Ở đây (dgc: Ý nói trong sách “Manh phái mệnh lý: Tu đính bản”) chỉ giảng một số lý luận căn bản và phương pháp, những gì thâm sâu hơn ở tầng sau đòi hỏi “ngộ tính” của chúng ta, mỗi người tự mình lần hồi hiểu ra thôi.

“Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà có thể đoán được mệnh? Điểm này liên hệ đến vấn đề cơ bản của mệnh lý. Bản chất của mệnh lý là gì? Bản chất của mệnh lý là biểu thuật đời sống. Cái lý đằng sau mệnh lý và đời sống của chúng ta như nhau, là cái bóng thu nhỏ rồi lại hiện ra của đời sống chúng ta. Nhật chủ vượng suy chẳng thuyết minh được gì, cũng chẳng đại biểu năng lực của mệnh chủ lớn nhỏ hoặc thân thể tốt xấu, càng không thể giải thích quỹ tích mệnh vận của mệnh chủ, chẳng có ý nghĩa thực tế nào cả. Đơn thuần tìm kiếm dụng thần và kị thần khiến sự lý giải của chúng ta đối với mệnh lý trở thành phiến diện và cứng ngắc. Mất đi khả năng nắm bắt cái mặt phong phú nhiều sắc thái của mệnh vận. Bởi vì đời sống vốn phức tạp và biến hóa, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ địch vĩnh viễn; sao lại có thể tưởng tượng một hai dụng thần bầu bạn chúng ta đến hết cả đời?”

(dgc: Đến đây là hết phần so sánh manh phái với cách xem Tử Bình truyền thống. Kế tiếp là phần giới thiệu các kỹ thuật xem số của manh phái).“

Đại khái ông Nghiệp muốn nói: "...manh phái có khẩu quyết; nhưng những khẩu quyết này không phải là chìa khóa vạn năng,..." do vậy muốn đoán đúng, chính xác cần phải có khả năng “ngộ tính” cao hay thấp của mỗi người. Điều này chứng tỏ "Manh Phái" này vẫn chưa đạt tới trình độ "Khoa Học" là lý thuyết hoàn chỉnh thì không còn phụ thuộc vào trình độ người sử dụng nó.

Ông Nghiệp viết:

“Nhật chủ vượng suy chẳng thuyết minh được gì, cũng chẳng đại biểu năng lực của mệnh chủ lớn nhỏ hoặc thân thể tốt xấu, càng không thể giải thích quỹ tích mệnh vận của mệnh chủ, chẳng có ý nghĩa thực tế nào cả. Đơn thuần tìm kiếm dụng thần và kị thần khiến sự lý giải của chúng ta đối với mệnh lý trở thành phiến diện và cứng ngắc. Mất đi khả năng nắm bắt cái mặt phong phú nhiều sắc thái của mệnh vận. Bởi vì đời sống vốn phức tạp và biến hóa, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ địch vĩnh viễn; sao lại có thể tưởng tượng một hai dụng thần bầu bạn chúng ta đến hết cả đời?”

Ông Nghiệp đã phải thừa nhận: "…thầy Hác có rất nhiều sư huynh đệ, cùng học những thứ giống nhau, nhưng các sư huynh đệ ấy không đoán chuẩn bằng thầy Hác…". Có nghĩa là thầy Hác được sư phụ của ông ta truyền cho hết các Bí Kíp còn các thầy khác (cũng mù) không được truyền. Vậy thì ông Nghiệp không mù mà hy vọng có được các bí kiếp này thì thật là hão huyền.

Ông Nghiệp phát biểu như trên chứng tỏ ông ta thật sự thất vọng về Tử Bình truyền thống cũng như đang hy vọng vào "Manh Phái" mới này. Vậy thì thử hỏi "Manh Phái" này đã đạt tới trình độ chính xác như tôi đã viết ra từ ngày 17/12/2006 như sau hay chưa ?

“Chủ đề: Uyen Hai TU BINH-THIEU VI HOA trang 5 trong mục Tử Bình cũng trang 5 bên tuvilyso.net (Vào Đọc Bài Trong Diễn Đàn Cũ).

VU LONG

Hội viên

Đã tham gia: 29 November 2006

Nơi cư ngụ: Vietnam

Hiện giờ: Offline

Bài gửi: 182

Msg 82 of 156: Đã gửi: 17 December 2006 lúc 11:40am | Đã lưu IP

Giải mã tứ trụ

Qua trang web Uyên Hải Tử Binh - Thiệu Vĩ Hoa tôi thấy đa số các bạn hỏi về thân nhược thân vượng và tìm dụng thần. Điều đó nói lên tinh phức tạp của môn Tử Bình này. Tôi may mắn đã tìm ra được một cách dễ dàng cho mọi người. Hiện giờ tôi đang gặp khó khăn cần có vài trăm ví dụ thực tế để kiểm nghiệm phương pháp tiếp theo là xác định từng năm hạn nặng nhẹ đến mức độ nào bằng con số cụ thể như sau ( qua tứ trụ - đại vận - tiểu vận - lưu niên của năm đó để tính):

Nếu điểm từ 4 đến 4,4 là có hạn nhẹ.

Từ 4,4 đến 4,6 hạn nặng phải nằm viện, phá tài hay lao tù. (phụ thuộc vào thông tin trong mệnh cục).

Từ 4,6 đến 4,8 hạn khá nặng có thể phải cấp cứu, phá sản hay lao tù nặng.

Từ 4,8 đến 4,9 hạn rất nặng có thể ngất.

Từ 4,9 đến 4,99 hạn cực nặng tim có thể ngừng đập chốc nát (chết lâm sàng).

Từ 5,0 trở đi tim ngừng đập vĩnh viễn nếu không được giải cứu? (Tu đắc đạo?).

Tôi có ý định kiểm tra xong phương pháp này (định luật sống và chết) sẽ công bố nó vào khoảng tháng 8 năm 2007. Vì vậy tôi mong muốn tất cả hội viên cũng như bạn đọc giúp đỡ cung cấp cho tôi những ví dụ thực tế chính xác.“

Theo tôi thì "Manh Phái" này cũng như phương pháp của tôi nếu tôi không nói tới "Điểm vượng trong vùng tâm của ngũ hành và xác định dụng thần" mà chỉ nói tới các thông tin xấu 1 -; 2 -; 3 -... đã gây ra tai họa mà thôi.

Do vậy tôi đang hy vọng qua "Manh Phái" này tôi sẽ bổ xung được rất nhiều cái mà tôi thường gọi là các thông tin xấu giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận đã gây ra các điểm hạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông VDTT viết tiếp:

(Tiếp theo message 11)

Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT

Phần 2: Những đặc điểm của hệ thống manh phái

“Hệ thống manh phái cho rằng mệnh lý diễn tả đời sống. Thế mệnh lý diễn tả đời sống bằng gì? Lại nữa, nó diễn tả đời sống như thế nào? Chúng ta cần hiểu một số công cụ mà các vị thầy mù (dgc: dịch nghĩa từ “manh sư”) xử dụng để diễn tả đời sống. Vì thầy mù đa số dạy theo lối khẩu thụ tâm truyền (dgc: Người trước nói, người sau nghe mà lĩnh ý), không để lại văn tự thành hệ thống, thành ra chúng ta phải sáng tạo ra một số khái niệm trước đây chưa có để tìm hiểu hệ thống này.

“Một: Khái niệm ‘chủ khách’

(dgc: Có lẽ trong ý hướng cải cách ông Nghiệp muốn tránh hai từ cũ “chủ khách”, nên trong nguyên tác Hán tự ông viết “tân chủ” cho mới mẻ. Dịch đúng thứ tự mà khỏi sợ hiểu lầm thì chỉ có “khách chủ”, nhưng vì người Việt quen “chủ khách” hơn nên mạn phép dịch như thế để khỏi vô tình tạo ra những lấn cấn ngôn từ không cần thiết. Xin lỗi ông Nghiệp vậy.)

“Khái niệm này trong manh phái có ý nghĩa đặc biệt. Chủ khách cho chúng ta biết cái gì là ta, cái gì là người khác. Rất nhiều thuật đoán mệnh của Trung quốc có luận ‘chủ khách’. Trong lục hào thì hào thế là chủ, hào ứng là khách. Hào trong quẻ là chủ, ngày tháng và hào biến là khách. Phong thủy, kỳ môn, lục nhâm, mai hoa dịch số v.v… thảy đều luận ‘chủ khách’, khác nhau chẳng qua là họ có thể gọi khái niệm là ‘chủ khách’, ‘thể dụng’, ‘thiên địa nhân’ v.v… nhưng đều cốt diễn tả cái quan hệ ‘chủ thể tự ta’ và ‘khách thể ngoại vật’. Kỳ thật đời sống chúng ta cũng như thế, những quan hệ phát sinh giữa chúng ta và thế giới bên ngoài cấu tạo thành mệnh vận của chúng ta.

“Chủ khách là một khái niệm có tính tầng thứ. Mọi người đều biết nhật chủ là ta, những can chi khác là người khác, là những thực thể mà ta đối diện, là ‘khách’. Nhưng mỗi một can chi cũng có ý nghĩa riêng. Dưới nhật chủ đại biểu người hôn phối, tháng đại biểu cha mẹ, anh chị em, năm đại biểu ông bà, giờ đại biểu con cháu, đều là những thực thể mà ta đối diện. Hiểu bấy nhiêu rồi, thì có thể phân tầng thứ: Trụ ngày là ta và vợ hoặc chồng ta, đại biểu gia đình của ta. Gia đình của ta cũng đối diện những gì ở ngoài, có gia đình của cha mẹ, có gia đình của con cháu, có gia đình của anh, của chị, của em v.v… Như vậy trụ ngày là chủ, các trụ khác là khách. Rồi ta và con cháu ta là gia đình ta, đối diện với những gì ở ngoài; như vậy trụ ngày và trụ giờ là chủ, trụ năm và trụ tháng là khách. Rồi toàn thể bát tự là đại gia tộc của ta, đại vận và lưu niên là ngoại lai, từ bên ngoài đến tác dụng vào bát tự, sinh ra ảnh hưởng trên bát tự. Như vậy, bát tự là chủ, đại vận lưu niên là khách.

“Đó là khái niệm chủ khách.

“Tỷ như nói quý vị muốn làm quan hay là muốn có tiền thì xem tài, quan ở vị trí nào trong bát tự. Như quả tài, quan ở vị chủ thì là tài, quan của ta. Còn như tài, quan ở vị khách thì là tài, quan của người khác. Định vị như vậy xong rồi lại xem chủ và khách quan hệ thế nào, thông qua những tác dụng quan hệ mà luận xem tài, quan có quan liên đến ta không, có thể trở thành của ta không. Như thế quý vị thấy rõ, việc luận bát tự và nhật chủ vượng hoặc suy kỳ thật chẳng có liên hệ trọng đại nào cả. Chỉ có trong quan hệ chủ và khách, tức là sự giao vãng của cá nhân trong xã hội, mới thể hiện cái năng lực lớn hoặc nhỏ cũng như phú quý bần tiện.

“Chủ..............................Khách

“Nhật chủ.................Các can chi khác

“Trụ ngày.................Trụ năm, tháng, giờ

“Trụ ngày, giờ.......... Trụ năm, tháng

“Tứ trụ.....................Đại vận và lưu niên

Nguyên tác (bạch thoại): Đoàn Kiến Nghiệp

Dịch: VDTT

(còn tiếp)

.

Share this post


Link to post
Share on other sites