Lốc Cốc Tử

Theo DÒng ThỜi Gian TÌm VỀ CỘi NguỒn DÂn TỘc

2 bài viết trong chủ đề này

THEO DÒNG THỜI GIAN

TÌM VỀ CỘI NGUỒN DÂN TỘC

-***-

Đó là một buổi sáng mùa thu năm 2007, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Vũ Tuấn Anh bước vào nhà tôi hớn hở nói: “Em được tin từ một phóng viên ở báo Thanh Niên cho biết ở Việt Trì có nhà giáo Đỗ Văn Xuyền tức nhà văn Khánh Hoài là người đã dầy công nghiên cứu và đã tim ra chữ Việt cổ tồn tại từ thời Hùng Vương! Em rất mừng vì việc tìm ra chữ Việt cổ từ xa xưa ở đất Con Rồng Cháu Tiên này là một bằng chứng quan trọng đẻ chứng minh đát nước Việt Nam đã có 5.000 năm Văn Hiến! “. Thế là anh em chúng tôi lên đường.

Posted Image
Nhà nghiên cứu văn hóa Tuấn Anh đang chụp hình trước Thiên Cổ Miếu.

Nơi ở của nhà giáo Đỗ Văn Xuyền nằm trong một một con hẻm cách đại lộ Hùng Vương -Con đường dài nhất xuyên suốt Thành phố Việt Trì –chỉ vài chục mét. Chúng tôi đươc một cháu gái ân cần mời vào nhà. Gian phòng khách được bố trí như nhiều căn nhà khác, cũng một bộ Salon kiểu cổ, một tủ lớn nhìn ra cửa có ngăn để TiVi và từng ngăn để ly chén , sách báo . Trên tường treo một bức ảnh lớn hiện rõ một ngôi chùa cổ ẩn sau hai cây cổ thụ cành lá xum xuê .Treo bên cạnh là những khung giấy khổ to được viết những dòng chữ mà tôi đoán ngay là chữ Việt cổ - Tôi tưởng tượng nếu những chữ này được viết băng mực đỏ thì nó chẳng gì những ngọn lửa nhấp nháy ẩn hiện của một vụ cháy đồng cỏ trên một thảo nguyên được nhìn từ xa. Giám đốc Lý Học Đông Phương, Nguyễn Vũ Tuấn Anh chăm chú nhìn và nói:”Chữ Khoa Đẩu! Rât giống với chữ anh em mình nhìn thấy ở bãi đá cổ SA PA nâm 1999! “ .
( *) Không phải chờ đợi lâu, từ trong nhà bước ra một người cao lớn quắc thước , khoảng trên 70 tuổi với mái tóc dầy, mắt lanh lợi sau cặp kính cận. Gập chúng tôi , sau khi biết mục đích cuộc gặp gỡ ông như tìm được người tri âm tri kỷ thổi vào ông thêm một sức sống , ông say sưa kể lại quá trình qua hơn 40 năm tìm tòi nghiên cứu . Ông tự bỏ tiền ra để làm kinh phí đi khấp nơi đẻ tìm dấu tích của những dòng chữ bí ẩn mà người dân địa phương không hiểu nổi xuất xứ của nó. Ông khảng định: “Qua quá trình nghiên cứu , tôi đã giải mã được những dòng chữ bí ẩn chữ này, đó là chữ Việt cổ đã tồn tại từ 5.000 năm nay!”. Ông trải dài ra tấm bản đồ miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra và chỉ vào từng địa phương đã được ông đánh dấu .

Posted Image
Bản đồ đánh dấu các khu vực có dấu tích chữ Khoa Đẩu

Chúng tôi khâm phục trươc công sức và thời gian mà ông đã bỏ ra . Đúng là một con người đày tâm huyết. Sau khi được biết chúng tôi là con một nhà thơ- Nữ sĩ Ngân Giang-Ông nói vẻ kính trọng:”Tôi đươc biết bà từ lâu , và đã được gặp bà thời gian bà sống ở bãi Nghĩa Dũng. Bà là một nhà thơ lớn đại diện điển hình cho thơ Đường luật” . Tôi nẩy ra ý định và đưa một bài thơ làm từ năm 2006, bài “Ơn mẹ” và nói:”Anh dịch bài này ra chữ Việt cổ nhé!”. Ông hăng hái lấy giấy bút và dịch ngay. Theo bàn tay ông, dưới nét bút những dòng chữ Việt Cổ hiện ra nhanh như chúng ta viết chữ Việt hiện nay.

Posted Image

Dịch xong, Ông cầm bản dịch say sưa đọc đúng như nội dung bài thơ của tôi làm, chúng tôi càng thêm quý trọng con người đầy tâm huyết này, chứng tỏ 40 năm trời ông bỏ ra không hề uổng phí.
Ông đã góp phần khơi dậy một nền văn minh ẩn dấu từ xa xưa của tổ tiên ta, nền văn minh đó đã một thời gian dài bị quên lãng vì bị ngoại xâm vùi dập, nay đã hiện ra đầy sức sống mãnh liệt.


Posted Image
Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền( mặc bộ vét màu xẫm) và Nhà Nghiên cứu văn hóa: Nguyễn Vũ Tuấn Anh( mặc bộ vét màu trắng) trong Thiên Cổ Miếu.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám Đốc Trung Tâm Lý Học Đông Phương cũng trân trọng tặng ông 5 tác phẩm lần lượt đươc cho ra đời từ năm1998 cũng cùng mục đích như ông tìm ra nguồn gốc của Kinh Dịch , thuyết Âm Dương Ngũ Hành là nguồn gốc của dân tộc Lạc Việt , của ông cha ta từ gần 5.000 ngàn năm nay . Cả hai người đều đi đến thống nhất khẳng định dân tộc ta đã có thời kỳ là cái nôi văn minh của thế giới .Nghe hai người say sưa đàm đạo, tôi rất cảm phục hai tâm hồn , hai con người đó dù ở rất xa nhau , kẻ Bắc người Nam nhưng cùng chung một mục đích là tôn vinh dân tộc Việt , dòng giống Lạc Hồng. Chúng tôi còn lên thăm ông 3 lần nữa. Lần nào cũng đươc ông đón tiếp nhiêt tình, ân cần. Những lần sau chúng tôi còn đươc ông dẫn đi thăm những di tích lich sử khác đang được tôn tạo hoặc đang trùng tu. Chúng tôi trân trọng mời ông xuông Hà Nội để thuyêt trình công trình này của ông tại Hội Người Cao Tuổi , Trụ sở đặt tại đường Đặng Văn Ngữ . –“Tôi sẵn sàng đi các nơi trên khắp miền của đất nước với mục đích tìm ra những dấu tích của chữ Việt cổ và để công bố di sản vô cùng quý giá này!” Ông khẳng định .

Tháng 8/ 2009.

NGUYỄN THỨC
T. T.NC&PT VĂN HÓA LẠC VIỆT.

==================================
*Tháng 11/ 1999 tôi cùng nhà Nghiên cứu Văn Hóa Nguyễn Vũ Tuấn Anh lên bãi Đá cổ ở SA PA . Một cuộc hành trình đầy gian nan và thú vị

==================================
MIẾU THIÊNG

Thoai thoải đường xưa dẫn tới Đền,
Miếu thiêng thiên cổ sáng bừng lên.
Thầy , cô đôn hậu kiên trì dậy,
Chữ Việt cổ xưa đã khắc tên.
Thục Nữ hai nàng chăm chỉ học,
Râm ran tiếng vọng cả làng bên.
Bạc vàng phủ kín hai cây quý.
Văn hiến ngàn năm mãi vững bền.

Hè Mậu Tý

NGUYỄN THỨC

post-15445-1289705865_thumb.jpg

post-15445-1289705981_thumb.jpg

post-15445-1289706243_thumb.jpg

post-15445-1289706343_thumb.jpg

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHÙA LINH ỨNG , MỘT NGÔI CHÙA CẦN ĐƯỢC TRỢ GIÚP.

Tỉnh Bắc Ninh có nhiều di tích văn hóa giá trị từ hàng nghìn năm nay, trong đó huyện Thuận Thành giáp với Hà Nội là nơi lịch sử đã để lại nhiều di tích văn hóa nổi tiếng.Chúng ta đã nghe nói nhiều về cụm văn hóa: Chùa Dâu, Chùa Keo, chùa Bút Tháp và làng tranh Đông Hồ . . .Chỉ nằm trên mộy diện tích khiêm tốn 600 mét vuông, chùa Linh Ứng nằm ở ngay ven lộ 182, thuộc địa bàn thôn Ngọc Khám , xã Gia Đông .

Chùa có ba pho tượng Phật bằng đá, theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì ba pho tượng này có từ thế kỷ X!!! . Tính từ đáy tòa sen , ba pho tượng đá này cao gần 2 mét , được đục đẽo công phu , đường nét mềm mại , nét mặt cả ba pho tượng này lộ rõ vẻ từ bi , thanh thoát .

Bước qua cổng chùa rẽ phải , ta còn thấy một tấm bia nguyên khối bằng đá xanh đựoc đặt trên lưng một con Rùa , tổng chiều cao đến 1 mét 96,5 m , rộng 1mét 24,5 được tạo ra từ năm 1612 thời Lê ,Trịnh . Chữ Hán khắc trên bia đá rất sắc sảo , ghi công đức của các vị đóng góp sửa chữa chùa và những lời dặn dò của Thanh Đô Vương Trịnh Tráng về những viêc làm cần thiết để trùng tu xây dựng chùa Linh Ứng .

Từ xưa nhân dân quanh vùnh đã có câu :” Mùng bẩy hội Khám , mùng tám hội Dâu , mùng chin đâu đâu cũng về hội Gióng ! “

Ba Pho Tượng Phật bằng đá

Những ngày mùng Một , ngày Rằm , nhất là trong ngày Hội ,nhân dân quanh vùng đến lễ rất đông .

Từ năm 1964 ngôi chùa này đã được Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa lúc bấy giờ là ông Hoàng Minh Giám công nhận là di tích Văn Hóa cấp cần được bảo vệ . Sau vì chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ kéo dài liên miên nên ngôi chùa bị xuống cấp nhiều . Năm 1993 , chùa lại công nhận là khu di tích Văn Hóa cấp Quốc gia do Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa Trần Hoàn ký . Từ năm 1999, nhà giáo Hoàng Đạo Chúc sau nhiều lần đi lại đã xin được quỹ Văn hóa Thụy Điển ủnh hộ 2000 USD , sau đó Ban lãnh đạo Huyện, Xã và nhân dân trong vùng đã đóng góp nhiều công của để xây dựng chùa như hiện nay .

Nhưng với một di tích có giá trị như vậy , chùa LINH ỨNG cần có được sự quan tâm hơn nữa của chính quyền các cấp và các nhà hảo tâm để tu bổ và nhất là cần mở rộng diện tích của chùa . Hiện nay chùa chỉ dưới sự

Nhà Giáo Hoàng Đạo Chúc (mặc áo trắng)Và ông Nguyễn Xuân Lời.

trông coi chăm sóc của người đứng đầu thôn là ông Nguyễn Xuân Lời và một số cán bộ về hưu có tâm huyết với nền văn hóa dân tộc như bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu , nguyên là bác sĩ trưởng của bệnh viện Huyện Thuận Thành . Nguyện vọng của nhân dânđịa phương và các vùng xung quanh rất mong muốn có vị sư trụ trì để hàng ngày được đến tụng kinh , niệm Phật .

Người viết bài này tin tưởng rằng với lòng yêu quê hương , lòng tự hào với truyền thống văn hóa dân tộc , nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm , các cấp chính quyền sẽ có nhiều quan tâm và ngôi chùa sẽ xứng đáng với tầm vóc là một di tích văn hóa cấp quốc gia .

NGUYỄN THỨC

TRƯỞNG ĐẠI DIỆN MIỀN BẮC

T . T N. C & P . T VĂN HÓA LẠC VIỆT

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites