Di Lặc

Hiện Tượng "hố Địa Ngục" Trong Năm 2010

11 bài viết trong chủ đề này

Các anh, các bạn Trong thời gian vừa qua trên thế giới và Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng là "Hố Địa Ngục" kỳ lạ thay là hầu hết sau khi sụn lún các hố đều để lại kích thước hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau. Đầu tiên là là ở Guatemala, tiếp theo đó là Trung Quốc và 1 số quốc gia khác và là Việt Nam ta trong những ngày vừa qua

===================================================================

Dân hoang mang sau vụ hố sâu nuốt chửng ao cá

(Dân trí) - Vụ việc hai hố sâu hoắm bất ngờ xuất hiện nuốt chửng cả ao cá của gia đình anh Nguyễn Xuân Hợi (xóm 6, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê) đang khiến hàng trăm người dân địa phương vô cùng hoang mang, lo sợ.

Như Dân trí đã đưa tin vào hồi 8h ngày 9/11, ao cá của gia đình anh Hợi bỗng dưng cạn khô rồi xuất hiện hai miệng hố tròn như miệng giếng có đường kính khoảng 3,5m (nằm cách nhau 2,5m).

Posted Image

Một trong hai hố sâu xuất hiện trong áo cá nhà anh Hợi, màu nước trong hố đổ váng rất lạ.

Sau khi sự việc xảy ra, hàng trăm người dân ở xã miền núi Hương Lâm và các địa phương lận cận đã đổ xô đến nhà anh Hợi để tận mắt chứng kiến sự lạ rồi bán tán xôn xao, trong đó những hộ dân ở xóm 6 tỏ ra hoang mang, lo sợ.

Posted Image

Học sinh trường THCS Hương Lâm đổ xô đến xem hiện tượng lạ.

Gia đình chị Lê Thị Hằng (xóm 6) mấy ngày nay ăn ngủ không yên, không dám ra đồng làm ruộng. “Kinh hoàng quá, chưa khi mô có hiện tượng như thế này cả. Vợ chồng tui và các cháu rất sợ, ai biết có một hố khác xuất hiện ngay chỗ mình đứng thì sẽ thế nào” - chị Hằng lo sợ.

Posted Image

Nhiều người dân hiếu kỳ đến bên miệng hổ đo độ sâu và chụp ảnh bất chấp nguy hiểm

Gia đình anh Hoàng Văn Hải (sát nhà anh Hợi) cũng có một ao thả khoảng 5 tạ cá. Mấy ngày nay vợ chồng anh Hải đang cố gắng kéo lưới bắt cá bán vì lo ao của nhà mình cũng bị nuốt chửng như ao nhà anh Hợi.

“Hai vợ chồng tôi liều mình lội xuống bắt cả mà vẫn nơm nớp sợ các hố như kia bất thình lình xuất hiện” - anh Hải nói.

Posted Image

Ao cá của gia đình anh Hải chung bờ với ao nhà anh Hợi nước vẫn còn đầy.

Ông Đinh Văn Thông, cán bộ Địa chính xã Hương Lâm cho biết, hầu hết người dân ở đây đều có tâm lý hoảng sợ sau khi xuất hiện hiện tượng lạ này. Họ mong muốn các cơ quan chức năng sớm lý giải và có biện pháp đối phó để người dân yên tâm ổn định đời sống và sản xuất.

Chiều 12/11, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Hương Khê cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, các cán bộ Phòng đã vào kiểm tra, yêu cầu chính quyền địa phương và gia đình lập rào chắn bảo vệ không cho người dân qua lại hố để đảm bảo an toàn, đồng thời Phòng đã gửi công văn báo cáo sự việc lên Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh.

Posted Image

Anh Hợi chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc xảy ra trong ao cá nhà mình

Được biết trong ngày 11/12, Chi cục Môi trường, Phòng Khoáng sản và Phòng Tài nguyên nước của tỉnh đã trực tiếp đến làm việc với gia đình anh Hợi và UBND xã Hương Lâm. Tại đây đoàn đã tiến hành đo đạc hiện trường, thị sát tình hình địa chất dọc bờ sông Ma Chơ gần nhà anh Hợi và lập biên bản vụ việc.

Hiện Đoàn kiểm tra chưa có kết luận về nguyên nhân gây sụt lún hai hố nói trên.

Posted Image

Nguyên nhân gây sụt lún hai hố sâu trong ao cá nhà anh Hợi đang cần được các cơ quan chức năng sớm lý giải.

Ông Dũng cho biết thêm, sáng 13/11, Liên đoàn Địa chất Bắc Trung bộ sẽ trực tiếp vào kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân sự việc.

Bá Hải - Minh Chiến - Văn Dũng

===================================================================

Các sự việc xuất hiện hố địa ngục xảy ra đến nay vẫn chưa có lời giải đáp từ các nhà nghiên cứu khoa học hay các nhà địa lý học...Phải chăng sự chuyển động của lõi trái đất đang diễn ra??? Hay sự đứt gãy các lớp vỏ trái đất.Nói đến đây Di Lặc liên tưởng đến bộ phim khá nổi tiếng của 1 đạo diễn người Mỹ Roland Emmerich với phim End Of The World tức Ngày Tận Thế, chắc hẳng anh chị em diễn đàn đã 1 lần xem bộ phim này nội dung của nó cũng xuất phát từ sự ảnh hưởng từ Vùng Núi Tây Tạng Trung Quốc sau đó hình thành 1 tai họa vô cùng khủng khiếp đối với nước Mỹ........

Qua đề tài mới mở , Mong các ACE có kiến thức và ý kiến đóng góp về hiện tượng trên.

Cuối Cùng Chúc ACE ngày nghỉ cuối tuần thật vui!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo cách hiểu của tôi về Lý học Đông phương thì đây là hiện tượng Âm khí suy, Dương xâm phạm vào âm. Nó thường xảy ra ở những vùng khí mạch bị chặn bởi những công trình xây dựng lớn, nhưng trúng vào mạch khí. Nếu vùng đó có nhiều mạch nước ngầm thì dễ xảy ra hiện tượng này. Ở vùng ít, hoặc không có mạch nước ngầm, hang rỗng..... thì cây cối, đất đai khô cằn....

Guatemala bị, chứng tỏ đất nước này cũng đang xuất hiện nhiều công trình xây dựng lớn - tóm lại đây là một đất nước cũng đang phát triển.

Để lý giải điều này rất phức tạp, nhưng đại để vậy.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Sư Phụ!

Đối với trường hợp như ở Hà Tĩnh mà Di Lặc đã trích dẫn thì khu vực này thuần túy là vùng kinh tê VAC( Vườn Ao Chuồng) không ảnh hưởng với các công trình xây dựng, nếu các nhà khoa học cũng như các chuyên gia khác chưa có giải thích chính đáng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đế cuộc sống xã hội ở khu vực đó đặc biệt là các đối tượng di đoan, mê tín lợi dụng để phát triển.....khu vực TP Hồ Chí Minh thì chí ít chúng ta cũng hiểu do sự ảnh hưởng của các đơn vị thi công hệ thống thoát nước của thành phố nhưng riêng đối với trường hợp ở Hà Tĩnh thì hoàn toàn khác.........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông Tin Liên Quan:

Trích nguồn: Dantri.com.vn

Hai “hố tử thần” xuất hiện sát đường ray xe lửa(Dân trí) - Tối 14/11, trên đường Hoàng Văn Thụ (phường 9, quận Phú Nhuận) bất ngờ xuất hiện 2 “hố tử thần” có hàm ếch khá rộng nằm sát ngay đường ray xe lửa.

>> “Hố tử thần” và “hố trách nhiệm”

>> Phó thủ tướng hối thúc TPHCM xóa “hố tử thần”

Posted Image

Vị trí 2 “hố tử thần” xuất hiện nằm sát đường ray xe lửa

Khi sự cố xảy ra ra lực lượng thanh tra giao thông đã có mặt tại hiện trường, đặt biển báo và lập rào chắn cảnh báo các phương tiện qua lại.

Do vị trí “hố tử thần” nằm cách đường ray xe lửa khoảng 2m nên các nhân của công ty thoát nước thành phố cũng khẩn trương được điều đến để kiểm tra hệ thống ống cống các khu vực xung quanh.

Posted Image

Hai cái “bẫy” thông với nhau tạo thành hàm ếch khá rộng

Tại hiện trường 2 “hố tử thần” có miệng rộng gần 1m, sâu 1,5 thông với nhau. Theo người dân nơi đây, trước thời điểm xảy ra sự cố thì mặt đường đã có dấu hiệu bất thường.

Mỗi khi có xe lớn chạy qua thì phát ra những âm thanh kì lạ. Khoảng 19h có một xe container chạy băng qua, mặt đường liền bị sập xuống tạo thành hai cái “bẫy”.

Posted Image

Đến 23h cùng ngày cơ quan chức năng đang gấp rút khắc phục sự cố

Đến 23h cùng ngày các đơn vị chức năng vẫn đang gấp rút khắc phục sự cố. Một thanh tra giao thông cho biết, sẽ khắc phục sự cố này ngay trong đêm vì đây là tuyến đường giao thông quan trọng, có đường ray xe lửa cắt ngang rất dễ xảy ra ùn tắc xe nên cần xử lí nhanh.

Trung Kiên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giải mã 'hố tử thần'

Không biết bao giờ hết 'hố tử thần'

TP - Theo PGS.TS Đặng Hữu Diệp, Giám đốc Liên hiệp Địa chất Công trình Xây dựng & Môi trường (UGCE), hiện tượng sụt lún phổ biến ở TPHCM gần đây là do đặc điểm tự nhiên về cấu trúc đất và nước khá đặc thù. Nhà khoa học này cũng loại trừ nguyên nhân do khai thác nước ngầm.

Theo PGS.TS Đặng Hữu Diệp, “hố tử thần” ở TPHCM phần nhiều là do tự nhiên.

PGS.TS Đặng Hữu Diệp, Giám đốc UGCE - Ủy viên Chủ tịch đoàn Tổng hội Địa chất Việt Nam, cho rằng: Yếu tố quan trọng nhất gây sụt lún trên các đường phố và nhà cao tầng ở TPHCM thời gian qua là đất. Đất ở TPHCM là đất lún ướt tự nhiên phân bố trên một diện tích nhất định. Ngoài ra, còn do đất san lấp bởi con người, đặc biệt là đất san lấp không đạt chất lượng.

Lỗi con người cụ thể nằm ở đâu?

Đất san lấp không đạt được độ chặt cần thiết dọc theo các công trình đào đắp trên các tuyến đường chính là nguyên nhân dẫn đến các hố sụt. Nếu nói đến yếu tố con người, chủ yếu là nói đến lỗi không nhận thức tự nhiên một cách thấu đáo trước khi can thiệp.

Đâu là đặc điểm tự nhiên của đất ở TPHCM?

PGS.TS Đặng Hữu Diệp .

Vùng đất lún ướt hiện diện ở khu vực Thủ Đức, quận 9, Củ Chi, Hóc Môn. Phần lớn nội thành như quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 10, 11, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân có hiện tượng lún ướt, xói ngầm. Hiện tượng này cũng tìm thấy ở các vùng đất san lấp mới hình thành, phân bổ tại các nơi thấp trũng như Nhà Bè, quận 7, quận 2, Bình Chánh, quận 4, quận 8 và đặc biệt dọc theo các tuyến đào đắp.

Đất yếu chiếm phần lớn diện tích quận 2, Bình Thạnh, quận 4, quận 7, Nhà Bè, Bình Chánh, Duyên Hải. Một phần các quận Bình Tân, quận 6, Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, dọc kênh rạch trong nội thành, có thể có hiện tượng nền móng công trình lún lệch, hiện tượng hóa lỏng, cát chảy, sạt lở bờ sông.

Xói ngầm cũng thường xảy ra ở nơi có nhiều vùng có đất dễ hóa lỏng, có đất lún ướt, như đã từng thấy ở quận 9; ở nơi có nền đất san lấp như các khu công nghiệp ở Tân Thuận, quận 7 và Bình Chánh; những phường nằm trên phễu hạ thấp mực nước ngầm công nghiệp do khai thác lượng nước lớn tại một số giếng công nghiệp.

Ở những nơi có phân bố những loại đất trên, khi có nước ngấm vào nền đất sẽ tạo nên những lỗ hổng nhỏ, dần dần mở rộng thành hang hốc. Do không chịu được tác dụng của trọng lực hoặc của tải trọng bên trên, hang sẽ sập đột ngột. Trong địa chất công trình, người ta gọi đó là hiện tượng xói ngầm.

Sau đất, yếu tố tự nhiên nào liên quan đến sụt lún ở TPHCM?

Chính là nước. Tại TP HCM, ta thấy có nhiều kênh rạch, thủy triều lên xuống theo chu kỳ, nước mưa gây ngập úng, nước từ các cơ sở sản xuất và khu dân cư, nước rò rỉ từ các tuyến cấp và thoát nước không đạt chất lượng hoặc cũ, hư hỏng. Những nguồn nước này ngấm vào nền đất, gây xói ngầm, sụt lún.

Ông có thể chỉ ra các can thiệp trong xây dựng ở TPHCM không phù hợp với các đặc điểm nói trên?

Nhiều dự án cấp thoát nước, nâng cấp đô thị, xây dựng công nghiệp ở TPHCM đã tạo nên loại đất san lấp không đạt độ chặt bắt buộc. Chẳng hạn, dùng đất sét và sét pha bão hòa nước, vốn được gọi là đất yếu, càng làm lún trầm trọng hơn trên nền đất lún ướt tự nhiên vốn có.

"Hiện tượng lún và lún sụt tại TPHCM trước mắt chưa liên quan gì đến tình trạng khai thác nước ngầm. Đây là bài toán địa chất công trình và địa chất môi trường, cần chuyên gia lĩnh vực này nghiên cứu thêm " - PGS, TS Đặng Hữu Diệp

Biến dạng lún thường xảy ra ở những vùng hiện diện các nền đất sét hoặc sét pha cát bão hòa nước. Những loại đất như vậy thường kém chịu lực, một khi có tải trọng tác động, dễ bị phá vỡ, mất ổn định. Thứ đất yếu ấy dễ biến dạng gây lún móng công trình đặt trên đó.

Trình độ thi công, áp dụng công nghệ mới không phù hợp do thiết kế không sát, khảo sát địa chất không đầy đủ, hoặc chưa áp dụng công nghệ thích hợp như tạo bê tông đất bằng công nghệ trộn sâu hoặc cao áp, tạo cọc đá... Việc thi công đào đắp không đạt chất lượng còn do kỹ sư, công nhân kỹ thuật, chủ đầu tư, và ban quản lý công trình thiếu trách nhiệm hoặc thiếu kiến thức nền về địa chất công trình ở TPHCM.

Song song với đó, cần nói đến các yếu tố xã hội. Trên các tuyến đường thường xuyên có xe tải trọng lớn (10 - 20 tấn) lưu thông, làm cho nền đường biến dạng, lồi lõm, khiến các tuyến cống bị hư hỏng, rò rỉ nước. Mặt khác, các tuyến đường qua khu dân cư thường bị dân đào, xẻ, san lấp tùy tiện, tạo điều kiện cho nước ngấm qua nền đất, gây biến dạng và xói lở nền đất.

Cảm ơn ông.

Nguồn: Tienphong.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính Sư Phụ!

Đối với trường hợp như ở Hà Tĩnh mà Di Lặc đã trích dẫn thì khu vực này thuần túy là vùng kinh tê VAC( Vườn Ao Chuồng) không ảnh hưởng với các công trình xây dựng, nếu các nhà khoa học cũng như các chuyên gia khác chưa có giải thích chính đáng chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng đế cuộc sống xã hội ở khu vực đó đặc biệt là các đối tượng di đoan, mê tín lợi dụng để phát triển.....khu vực TP Hồ Chí Minh thì chí ít chúng ta cũng hiểu do sự ảnh hưởng của các đơn vị thi công hệ thống thoát nước của thành phố nhưng riêng đối với trường hợp ở Hà Tĩnh thì hoàn toàn khác.........

Khi mạch khí bị tắc, không nhất thiết là cụ thể có công trình xây dựng lớn. Cũng không nhất thiết là phải ở gần công trình xây dựng. Cũng có thể công trình xây ở tỉnh khác, nhưng làm đứt mmach5v khí đi qua vùng đồng bằng của tình này. Cũng có công trình xây dựng cả khu đô thị lại chẳng ảnh hưởng gì cả. Đại để vậy. Cho nên, những hố địa ngục tự nhiên thường hình tròn, hoặc gần như tròn, còn các hố địa ngục do xây dựng ẩu, bị lún sụt bởi nhân họa thường có các hình khác...

Nhưng dù dưới hình thức nào thì Lý học vẫn coi là Âm khí suy. Nếu Âm khí bế theo Lý học thì thường gây ra đứt gẫy, động đất, lở núi.....

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hố địa ngục lại chạy ra tận Hà Nội...Tình hình này chắc Chính Phủ cần có 1 ban nghiên cứu hiện tượng này khi mà chúng ta đang bước gần đến năm 2012, 1 năm được cho rằng sẽ có những biến động lớn bao gồm sóng thần và động đất

================================================

Hoang mang "hố tử thần" xuất hiện tại Hà Nội

Cập nhật lúc 24/12/2010 09:50:37 AM (GMT+7)

Posted Image- Đến xóm 16, thôn Áng Hạ, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội thời điểm này sẽ thấy một không khí náo nhiệt khác thường. Người người, nhà nhà, trẻ con lẫn người già kéo nhau đến nhà một hộ dân trong xóm để xem một hiện tượng khác thường: Một hố sâu gần chục mét, rộng cỡ 30m2 trong một đêm bỗng xuất hiện giữa làng và “nuốt” mất căn bếp của một hộ dân.

Bưng bít thông tin?

Địa điểm xuất hiện “hố tử thần” là nhà ở của một hộ dân tên Kỳ ở xóm 16. Ngay cạnh khu vực nhà ông Kỳ, 2 hàng rào bằng tre đã được thiết lập để canh phòng không cho người lạ vào.

Chuyện sụt hố này diễn ra từ lúc 15h chiều ngày 21/12, nhưng đến bây giờ, hàng chục người dân vẫn hiếu kỳ kéo đến xem tình hình thế nào. Có cụ già gần 90 tuổi ở bên xóm khác cũng đạp xe sang để mong một lần được nhìn thấy cái hố kì lạ đó.

Posted Image

Theo tường thuật của người con trai ông Kỳ tên là Nguyễn Thanh Bình, ngày 21/12, gia đình anh có tổ chức khoan giếng. Tuy nhiên, sau khi khoan được một lúc, nối được 3 đường ống xuống thì thợ không thấy nước chảy ra nữa. Lúc này, tốp thợ bèn gọi nhau tản ra.

Khi họ vừa tản ra xong thì đất bỗng nhiên sụt xuống, kéo theo cả khu bếp của nhà ông Kỳ xuống hố sâu. May mắn là gia đình anh Bình đã kịp thời sơ tán, không ai bị thương.

Anh Bình cho biết: Ngay khi xảy ra hiện tượng sụt đất thì gia đình anh đã cử người chạy ra thông báo với chính quyền xã. Nhưng chưa kịp thông báo xong thì cả căn bếp nhà anh đã bị “hố tử thần” nuốt chửng. Hiện giờ, theo người dân nơi đây, đã có đoàn của xã và của cả Sở Tài nguyên - Môi trường HN xuống làm việc nhưng chưa có kết luận gì.

Một người dân bức xúc cho biết: “Thậm chí, mấy đoàn xuống rồi mà chỉ đứng nhìn loanh quanh rồi về, còn chả thèm thò cái thước xuống đo xem nó thế nào”.

Tại nhà anh Bình, một hố sâu khoảng 6m, rộng khoảng 6m hở toác ra, phía dưới là bê tông, gạch ngói của căn bếp cũ. Hố sâu sụt sát cả đến cổng nhà. Người dân bèn tự lấy gậy chống đỡ để cổng không bị đổ xuống hố. Theo những người có mặt tại hiện trường, thì ước tính có khoảng 200m3 đất đã sụt xuống.

Posted Image

Sau đó, xã đã cho phong tỏa hiện trường và cho người canh giữ, đề phòng nguy hiểm. Thế nhưng, khi nhóm PV đến xin làm việc thì ông chủ tịch xã Phạm Quang Lộ lại cho một anh cán bộ xã tên Thiện ra ngăn cản “không được phép quay phim, chụp ảnh”. Lí do anh Thiện truyền đạt lại với P.V là do “ở trên không cho phép”?!

Người dân hoang mang, phải sơ tán

Sau khi xuất hiện “hố tử thần”, những hộ dân sống xung quanh khu vực này đều tỏ ra hoang mang, lo lắng. Họ chẳng dám ở trong nhà vì nỗi lo sợ chẳng may lại xuất hiện thêm những “hố tử thần khác”. Nhiều người dân đã phải sơ tán đi tìm nơi ở khác để tránh nguy hiểm.

Hiện tại, anh Bình cũng như những hộ dân xung quanh khu vực này đang rất phải khổ sở vì đã mấy ngày trôi qua nhưng vẫn chưa thấy có kết luận nào từ các cơ quan chức năng. Vì thế những hộ gia đình xung quanh phải sống trong thấp thỏm và lo lắng vì không biết mình sẽ đựơc quay trở lại nhà vào lúc nào.

Posted Image

Trong nỗi lo âu, sợ hãi, nhiều người dân xóm 16 đã tình nguyện bảo vệ phóng viên để có thể ghi hình, đưa thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan chức năng có thể lên tiếng, kiểm tra, cho họ biết chuyện gì đã xẩy ra.

“Chúng tôi rất hoang mang, hai đêm rồi chẳng dám ngủ ở nhà, phải dắt díu nhau đến nhà người quen để ở. Vì nếu ở nhà thì sợ, chẳng may nhà mình cũng bị như thế thì rất nguy hiểm. Chúng tôi mong muốn các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng kiểm tra và cho người dân câu trả lời để có thể yên tâm sinh sống”, một người dân xóm 16 nói.

Sau khi từ chối tiếp PV VietNamNet tại hiện trường với lí do bận họp và “phía trên không cho quay phim, chụp ảnh” thì chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Phạm Quang Lộ, chủ tịch xã Lê Thanh với thiện chí muốn đựơc biết rõ tình hình. Tuy nhiên, lúc này ông Lộ lại đòi phải đến xã để gặp thì mới tiếp? Và ông cung cấp thông tin rằng, việc không cho công bố chuyện sụt đất ở xã Lê Thanh là do “bên Sở Tài nguyên Môi trường HN khi xuống làm việc có chỉ đạo như vậy”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cho nên, những hố địa ngục tự nhiên thường hình tròn, hoặc gần như tròn, còn các hố địa ngục do xây dựng ẩu, bị lún sụt bởi nhân họa thường có các hình khác...

- Theo tôi cái này giải thích theo vật lý hiện đại cũng có thể sáng tỏ:

Trong vật lý hiện nay đã chứng minh được sự tác động của ngoại lực vào cấu trúc hình tròn, trụ...lên tất cả các điểm là như nhau và do đó các cấu trúc có dạng hình như vậy ổn định hơn các cấu trúc hình chữ nhật, hình vuông...Dựa trên lý thuyết đó, trên nguyên tắc lực ma sát, thể tích (hình cầu có thể tích lơn hơn các hình khác cùng diện tích, chu vi..) người ta đã thiết kế bồn chở Xăng Dầu là cấu trúc hình trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

- Theo tôi cái này giải thích theo vật lý hiện đại cũng có thể sáng tỏ:

Trong vật lý hiện nay đã chứng minh được sự tác động của ngoại lực vào cấu trúc hình tròn, trụ...lên tất cả các điểm là như nhau và do đó các cấu trúc có dạng hình như vậy ổn định hơn các cấu trúc hình chữ nhật, hình vuông...Dựa trên lý thuyết đó, trên nguyên tắc lực ma sát, thể tích (hình cầu có thể tích lơn hơn các hình khác cùng diện tích, chu vi..) người ta đã thiết kế bồn chở Xăng Dầu là cấu trúc hình trụ.

Như vậy, vật lý hiện đại cũng gần giống Lý học Đông phương nhỉ? Nhưng vật lý hiện đại mới chỉ xác định hiện tượng. Còn Lý học lập luận cho rằng: Âm khí suy sinh ra. Một trong những vì dụ về "Khí" trong lý học có thể so sánh với hiện tượng Âm khí suy là châm cứu. Trong châm cứu, có khoa châm cứu gây tê. Các bác sĩ Trung Quốc và Việt Nam đã phục hồi lại phương pháp này một cách xuất sắc. Nhưng họ vẫn chưa hiểu được, hay giải thích được cơ chế hiện tượng. Bởi vì họ chưa hiểu được bản chất của Khí, mà từ ngàn xưa Lý học đã nói tới. Châm kim vào đúng các huyệt vị là cơ chế bế khí không cho dẫn tới các bộ phận cần gây tê. Nó giống như trong võ thuật Đông phương điểm huyệt làm vô hiệu hóa đối thủ vậy. Bởi vậy, khi dòng khí bị chặn - bởi tương tác tự nhiên hay nhân tạo - thì âm khí suy và thể hiện bằng: Sụt lở đất, hố địa ngục....Tất nhiên phải đúng huyệt. Còn nếu saui huyệt thì châm cứu sẽ không gây tê được. Tương tự như vậy, không phải lúc nào các công trình cũng xây đúng huyệt. Xác xuất xây đúng huyệt gây bế khí rất thấp, nhưng không phải không xảy ra. Chưa nói đến khả năng tác động của thiên nhiên cũng có khả năng gây bế huyệt. Đó là theo khoa Phong thủy Âm trạch thuộc về Lý học Đông phương.

Tuy nhiên, trường hợp này cần có sự nghiên cứu công phu. Sắp tơi tôi có dịp ra Hanoi. Nếu có điều kiện tôi sẽ đến tận nơi xem cụ thể. Tuy nhiên, thấy bài báo nói: Trên không cho quay phim chụp ảnh, lại phóng viên còn thua thì không biết mình đến có phiền gì không?

Anh chị em nào giỏi vi tính, đưa hình bản đồ vệ tinh toàn khu vục -* lấy điểm hố địa ngục làm tâm với bán kính 50 km; * hình cận hơn bán kính 10 km, * hình cận bán kính 2km - có đánh dấu vị trí hố địa ngục - thì cũng có thể nhận xét sơ bộ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh!

Em hiểu những điều đó cho dù em cũng chỉ mới mon men tìm hiểu lý số. Tuy nhiên chỉ giải thích tại sao thường thì các hố đều có hình tròn hoặc tương tự chứ chưa đủ kiến thức lý giải nguyên nhân hình thành sự việc. Cũng như hiện tượng hang các tơ (hang, hố...) tại sao chỉ xảy ra trong 1 số lại đá chứ không hầu hết các loại đá.

Trong công tác sử lý đê điều hiện nay các nhà thuỷ lợi học cũng đã ít nhiều dựa vào nguyên lý của Phong thuỷ. Cụ thể để giảm áp lực của dòng nước người ta xây dựng các Giếng giảm áp phía chân đê đối diện cho nước rò rỉ tạo ra quá trình giảm áp của dòng nước của bên đê đối diện. Trong đông y để cấp cứu tai biến cũng vậy, bằng cách trích máu trong các đâu ngón tay và sau dáy tai 2 bên cũng là để giám áp cho mạch máu. Trong bài báo nói về việc chữa trị ung thư (Ở Hải Dương) khi bệnh viện trả về, rất nhiều trường hợp đã khỏi bệnh. Tất nhiên những trường hợp chưa động dao kéo lại có tỷ lệ thành công cao hơn (Khẳng định của thầy thuốc) phải chăng hệ thống kinh mạch ở những người này chưa bị tổn thương?

Viện sỹ viện hàn lâm khoa học Nga_Lương Ngọc Huỳnh (1 trong 2 người Việt) là ví dụ điển hình về châm cứu khai thông kinh mạch của bà nội sau khi bị bại liệt mấy năm trời. Hiện nay anh ấy cũng là nhà châm cứu nổi tiếng.

Thực ra trong cs và khoa học hiện nay rất nhiều ứng dụng của Lý số đi vào cuộc sống. Tất nhiên nó được sử dụng dưới ngôn từ hiện đại.

Vài lời kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông Tin Liên Quan Ngày 31.12.2010. Có hay chăng 1 các biến cố thiên nhiên đang diễn ra trước thời gian

21.12.2012.. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif .

============================Hai trận động đất liên tiếp tại Sơn La

TTO - Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu) cho biết vào rạng sáng nay (31-12) tại khu vực huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La xảy ra 2 trận động đất có cường độ khá lớn.

Trận đầu tiên xảy ra vào hồi 1g50’19’’ với cường độ 5,2 độ Richter tại vị trí có tọa độ 103,48 độ vĩ Bắc - 20,80 độ kinh Đông với độ sâu chấn tiêu là 17km. Theo đánh giá ban đầu trận động đất gây chấn động cấp VI (theo thang MSK-64). Người dân ở khu vực xảy ra động đất và khu vực thành phố Điện Biên, các khu vực lân cận cảm nhận được sự rung động.

Đến 4g44’01’’ lại tiếp tục xảy ra, một trận động đất cường độ 4 độ Richter tại vị trí có tọa độ 103,37 độ vĩ Bắc - 20,90 độ kinh Đông với độ sâu chấn tiêu là 12km. Trận động đất này được Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần đánh giá là dư chấn của trận động đất lúc 1g50’19’’ trước đó.

TS Lê Huy Minh - Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - cho biết hai trận động đất trên đều nằm trong đới đứt gãy sông Mã. Đây là các đứt gãy đang hoạt động và động đất có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Theo ông Minh, động đất cường độ 5,2 độ Richter được xếp vào động đất có cường độ khá lớn, vùng gần tâm chấn nhà cửa có khả năng bị nứt tường, rơi ngói. Hiện, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần hiện vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này nhưng chưa ghi nhận thêm diễn biến mới.

Theo các nhà khoa học, đứt gãy sông Mã là một đứt gãy khá lớn có khả năng gây động đất ở phía Bắc nước ta. Qua phương pháp xác suất dự báo, động đất ở đây có thể mạnh tới 7 độ Richte.

Tại đứt gãy sông Mã năm nay xảy ra khá nhiều trận động đất như 4 trận ở Quan Sơn (Thanh Hóa) và ngày 10-11 xảy ra động đất cường độ 3,5 độ richter tại huyện Sông Mã (Sơn La) … Vào năm 1935 cũng xảy ra một trận động đất mạnh 6,7 độ richter ở Điện Biên. Dù đến nay không có số liệu quan trắc cụ thể về vị trí nhưng nhiều giả thiết của các nhà khoa học cho rằng đây là trận động đất xảy ra ở đứt gãy sông Mã.

Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cũng đã thông báo tin động đất đến Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh Sơn La, Điện Biên và theo dõi tình hình. Hiện chưa có thông tin về thiệt hại do hai trận động đất này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay