Thiên Bồng

Chuyện Thiền...

66 bài viết trong chủ đề này

Mình không nghĩ như bạn, nếu trên đời này, ai cũng quan niệm kẹo mới là quý, châu báu không có tác dung, đá mới là quý, kim cương không có tác dung, chỉ là đồ rẻ tiền mà thôi, thì vấn đề sẽ nhìn ngược lại, ở đây bạn vẫn tư duy theo lối mòn cũ đó chính là lấy 1 cái quy ước là đúng rồi sau đó nhìn sự vật kia để soi lại, như thế không thể được

Ví dụ đơn giản: trên thế gian này ai cũng 1 mắt mà chị Hằng 2 mắt người ta sẽ goi là dị nhân

Người thông minh qua ví dụ mà hiểu được vấn đề, không nên suy luận theo vị dụ mà bỏ rơi vấn đề.

Còn Phật nói chúng sinh điên đảo thì thật rồi nhé, rõ ràng sự giới hạn của chúng sinh nhìn các vấn đề vượt tầm kiểm soát thì vấn đề có đúng chăng nữa thì cũng không khẳng định được huống chi là sai.

Ai có một mắt nhưng khi gặp việc được chị Hằng giải quyết song thì họ sẽ có thêm có mắt trí tuệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình nghĩ đơn giản thế này: bây giờ 100 người đi lễ chùa, thì đảm bảo sẽ có 90 người cầu xin đức phật được bình an, được may mắn,được nhiều tài lộc, được thăng quan tiến chức

Như thế thì thực tế là tham, sâm, si đã tồn tại cả mấy ngàn năm nay rồi và sẽ không bao giờ mất đi, và luôn tồn tại trong cuộc sống của nhân loại, thế tại sao ta cứ đi theo đuổi 1 cái cao siêu làm gì, mà không chấp nhận nó để đưa ra 1 hướng giải quyết phù hợp hơn

Khi ta chấp nhận nó là 1 phần của cuộc sống ta sẽ dễ dàng hướng nó về điểm tốt hơn, ta tập trung toàn bộ trí lực để kiềm chế đó, soay nó từ xấu thành tốt, biến xã hội thành 1 xã hội ngày 1 phát triển và văn minh, biến cái xấu vào trong 1 cái khung bó buộc, ràng buộc nó với các mối quan hệ của xã hội, khi nó phát triển lên thì mình biết để đấu tranh nó như thế có phải tốt hơn không

Ví dụ 1 đơn giản thôi: ai cũng biết cảnh sát giao thông là chuyên ăn tiền mãi lộ của các lái xe, các quan chức của tất cả các nước đều ăn hối lộ, ai cũng biết điều đó, nhưng để biến nó thành không còn nữa thì ai cũng biết đó là điều không tưởng, chỉ có thể chấp nhận nó và tìm cách để dung hòa nó vào cuộc sống hàng ngày, cũng như tìm cách hạn chế nó như 1 số nước phát triển đang làm như: Sing, Hà Lan, Thụy Sỹ, ... có phải tốt hơn là cố gắng đánh bật nó ra khỏi xã hội hay không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mình nghĩ đơn giản thế này: bây giờ 100 người đi lễ chùa, thì đảm bảo sẽ có 90 người cầu xin đức phật được bình an, được may mắn,được nhiều tài lộc, được thăng quan tiến chức

Như thế thì thực tế là tham, sâm, si đã tồn tại cả mấy ngàn năm nay rồi và sẽ không bao giờ mất đi, và luôn tồn tại trong cuộc sống của nhân loại, thế tại sao ta cứ đi theo đuổi 1 cái cao siêu làm gì, mà không chấp nhận nó để đưa ra 1 hướng giải quyết phù hợp hơn

Khi ta chấp nhận nó là 1 phần của cuộc sống ta sẽ dễ dàng hướng nó về điểm tốt hơn, ta tập trung toàn bộ trí lực để kiềm chế đó, soay nó từ xấu thành tốt, biến xã hội thành 1 xã hội ngày 1 phát triển và văn minh, biến cái xấu vào trong 1 cái khung bó buộc, ràng buộc nó với các mối quan hệ của xã hội, khi nó phát triển lên thì mình biết để đấu tranh nó như thế có phải tốt hơn không

Ví dụ 1 đơn giản thôi: ai cũng biết cảnh sát giao thông là chuyên ăn tiền mãi lộ của các lái xe, các quan chức của tất cả các nước đều ăn hối lộ, ai cũng biết điều đó, nhưng để biến nó thành không còn nữa thì ai cũng biết đó là điều không tưởng, chỉ có thể chấp nhận nó và tìm cách để dung hòa nó vào cuộc sống hàng ngày, cũng như tìm cách hạn chế nó như 1 số nước phát triển đang làm như: Sing, Hà Lan, Thụy Sỹ, ... có phải tốt hơn là cố gắng đánh bật nó ra khỏi xã hội hay không

Như vậy thì Bà già Bất nhân là hợp lý với cái xã hội thực hành một cách khác biệt với mục đích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy thì Bà già Bất nhân là hợp lý với cái xã hội thực hành một cách khác biệt với mục đích.

Ở đây bạn lại đang đề cập thêm 1 khái niệm nữa là thực hành và mục đích

Thế theo bạn xã hội mục đích ở đây theo ý bạn là gì?, mình đoán không lầm thì bạn sẽ nói là "mục đích của xã hội là loại bỏ được tham, sâm, si" con người thoát được vòng luẫn quẩn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ở đây bạn lại đang đề cập thêm 1 khái niệm nữa là thực hành và mục đích

Thế theo bạn xã hội mục đích ở đây theo ý bạn là gì?, mình đoán không lầm thì bạn sẽ nói là "mục đích của xã hội là loại bỏ được tham, sâm, si" con người thoát được vòng luẫn quẩn

Vị thiền giả tu hành giải thoát, mục đích giải thoát nhưng hành động không đưa đến giải thoát, đúng không ?

Chúng sinh sống an lạc, vui hưởng cảnh thái bình, nơi nơi dưt đao binh, mỗi mỗi đều bình đẳng. Mục đích xã hội đó nhưng vấn đề là trí tuệ điều khiển hành động, trí tuệ bất biến thì hành động mới tùy duyên. Trí tuệ con người còn đang phát triển thì sẽ lẫm lẫn sự thực hiện, dính mắc vào hình thức, lao lực tốn công mà hiệu quả chưa phải là tương thích với mục đích.

Edited by Kim Cương
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vị thiền giả tu hành giải thoát, mục đích giải thoát nhưng hành động không đưa đến giải thoát, đúng không ?

Chúng sinh sống an lạc, vui hưởng cảnh thái bình, nơi nơi dưt đao binh, mỗi mỗi đều bình đẳng. Mục đích xã hội đó nhưng vấn đề là trí tuệ điều khiển hành động, trí tuệ bất biến thì hành động mới tùy duyên.

Hay, nếu được như thế này sẽ thế giới này sẽ vô cùng hạnh phúc

Đến đây thì mình đã hiểu tại sao, tất các các triều đại ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như 1 số nước lại bị sụp đổ, vì khi cầm quyền, ông vua nào cũng nghĩ rằng sẽ làm cho xã hôi thanh bình, và xã hội đang là thanh bình, đi ra ngoài đường ko có người nghèo, tối ngủ không cần khóa cửa, nhưng để được thế chỉ là mơ ước và phi thực tế, vì thế tất cả các triều đại đều sụp đổ vì không bám vào thực tế, không biết là xã hội ngày càng phát triển, tất cả các mối quan hệ sẽ nảy sinh, xã hội là luôn vận động và biến hóa

Trong tất cả mọi vấn đều đều tồn tại theo quy luật sau: khởi đầu, phát triển, suy thoái, và diệt vong đây là 1 quy luật bất biến, nếu ai bán sát với thực tế thì sẽ duy trì được trạng thái phát triển lâu hơn

Bạn có nói đến mục đích của xã hội là giải thoát, nhưng mục đích xã hội chưa chắc đã là giải thoát, mục đích của xã hội là giải thoát có thể đó chỉ là theo phật nói, nhưng mà đã có ai phản biện lại đâu

Mình chỉ thấy 1 điều rằng là: Xã hội luôn luôn vận động không ngừng nghỉ, các vấn đề luôn luôn nẩy sinh, nếu theo sát và nắm bắt được các vấn đề xã hội, sau đó đưa ra những hành động đúng đắn, hạn chế cái xấu, phát huy cái tốt đó mới là thượng sách

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay, nếu được như thế này sẽ thế giới này sẽ vô cùng hạnh phúc

Đến đây thì mình đã hiểu tại sao, tất các các triều đại ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như 1 số nước lại bị sụp đổ, vì khi cầm quyền, ông vua nào cũng nghĩ rằng sẽ làm cho xã hôi thanh bình, và xã hội đang là thanh bình, đi ra ngoài đường ko có người nghèo, tối ngủ không cần khóa cửa, nhưng để được thế chỉ là mơ ước và phi thực tế, vì thế tất cả các triều đại đều sụp đổ vì không bám vào thực tế, không biết là xã hội ngày càng phát triển, tất cả các mối quan hệ sẽ nảy sinh, xã hội là luôn vận động và biến hóa

Trong tất cả mọi vấn đều đều tồn tại theo quy luật sau: khởi đầu, phát triển, suy thoái, và diệt vong đây là 1 quy luật bất biến, nếu ai bán sát với thực tế thì sẽ duy trì được trạng thái phát triển lâu hơn

Bạn có nói đến mục đích của xã hội là giải thoát, nhưng mục đích xã hội chưa chắc đã là giải thoát, mục đích của xã hội là giải thoát có thể đó chỉ là theo phật nói, nhưng mà đã có ai phản biện lại đâu

Mình chỉ thấy 1 điều rằng là: Xã hội luôn luôn vận động không ngừng nghỉ, các vấn đề luôn luôn nẩy sinh, nếu theo sát và nắm bắt được các vấn đề xã hội, sau đó đưa ra những hành động đúng đắn, hạn chế cái xấu, phát huy cái tốt đó mới là thượng sách

Xã hội tây phương cũng có ý tưởng trường sinh bất tử, dù cho có tìm được đến hành tinh nào xa xôi thành lập thế giới mới thì mục đích cao nhất vẫn là sự bất tử. Đó là mục đích còn hành động thì...phải xảy ra như chuyện Bà già Bất nhân đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xã hội tây phương cũng có ý tưởng trường sinh bất tử, dù cho có tìm được đến hành tinh nào xa xôi thành lập thế giới mới thì mục đích cao nhất vẫn là sự bất tử. Đó là mục đích còn hành động thì...phải xảy ra như chuyện Bà già Bất nhân đó.

Có lẽ bạn đã sai lầm khi nghĩ rằng mục đích cao nhất là trường sinh bất tử, tôi đảm bảo với bạn 1 điều là mục đích cao nhất của xã hội không phải là trường sinh bất tử, có lẽ bạn đã ngâm cứu phật giáo và đi theo tư duy này mất rồi

"Chết có gì vui, sống có gì khổ" không biết tôi đã nghe câu này từ đâu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ bạn đã sai lầm khi nghĩ rằng mục đích cao nhất là trường sinh bất tử, tôi đảm bảo với bạn 1 điều là mục đích cao nhất của xã hội không phải là trường sinh bất tử, có lẽ bạn đã ngâm cứu phật giáo và đi theo tư duy này mất rồi

"Chết có gì vui, sống có gì khổ" không biết tôi đã nghe câu này từ đâu

Xã hội tuy chỉ có 5% là người giàu, song có lẽ mục đích của xã hội nằm trong thành phần này. Khi mà khoa học y khoa tây phương thử nghiệm thành công thuốc trường sinh thì thử hỏi có người giàu nào không dám bỏ nửa số tài sản để được trường sinh cơ chứ. Tuy nhiên theo ba chuẩn Lộc Phúc Thọ thì Lộc đứng hàng đầu Thọ đứng sau cùng, nhưng cái Thọ này là thế thường trăm năm thôi, khi mà khả năng khoa học đạt đến chữ Thọ thì mục đích xã hội sẽ theo đó và người giàu sẽ đại diện cho tiếng nói về mục đích nhân loại.

Nói chung thuyền lên thì nước lên, ba chữ này vẫn dẫn đầu trong top mục đích của xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm một giấc... sáng ra vô lại chủ đề của mình...

Một trời thương đau...

Híc... http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif :D :)

Một câu chuyện tặng 02 bạn...

SÁT SINH

Một ngày nọ, Gasan giáo huấn môn đồ: "Ai khuyên không nên sát sinh và ai tha chết cho mọi sinh linh đều rất phải. Lành thay khi bảo tồn đời sống của cả súc vật và côn trùng!

Nhưng phải làm gì với những kẻ giết thì giờ, những kẻ tiêu hủy tài sản, những kẻ gây thiệt hại kinh tế?

Chúng ta không thể nào bỏ qua họ được.

Lại nữa, phải làm gì với kẻ chuyên thuyết pháp mà không giác ngộ? Y đang giết chết Phật giáo."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

"Ngôn giả bất tri

Tri giả bất ngôn"

Share this post


Link to post
Share on other sites

NÓNG GIẬN

Một thiền sinh đến than phiền cùng Bankei: "Bạch thầy, Con mắc cơn nóng giận không kềm được. Con phải làm sao để chửa?"

"Con có cái lạ lùng quá" Bankei trả lời. "Nào cho ta xem cái mà con có."

"Ngay bây giờ thì con không thể chỉ cho thầy thấy được" người kia trả lời.

"Khi nào thì con có thể chỉ nó cho ta?" Bankei hỏi.

"Nó nổi lên thật bất chừng" thiền sinh trả lời.

"Vậy thì" Bankei kết luận, "nó không đúng là thật tướng của con. Nếu nó là thật tướng thì con đã có thể chỉ cho ta thấy nó bất cứ lúc nào. Khi con mới sinh con không có nó, và cha mẹ con đã không giao nó cho con. Hãy suy nghĩ đến điều đó."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

HẠNH PHÚC THỰC SỰ

Một phú hộ đến nhờ thiền sư Sengai viết cho một câu hoành phi nói đến sự giàu có của gia đình y để truyền lại cho các thế hệ sau.

Sengai lấy một tờ giấy thật lớn rồi viết: "Cha chết, con chết, cháu chết."

Người phú hộ nổi giận. "Tôi nhờ ngài viết cho câu gì nói đến hạnh phúc của gia đình tôi! Sao ngài lại giễu cợt thế này?"

"Chẳng có ý giễu cợt đâu" Sengai giải thích. "Này nhé, nếu con của ông chết trước ông, thật là một điều bất hạnh. Nếu cháu của ông chết trước con ông, có phải là cả hai cha con đau khổ lắm không? Nếu mỗi thế hệ trong gia đình ông đều theo tuần tự mà qua đời thì đó mới đúng là giòng đời tự nhiên. Ta gọi đó là hạnh phúc thực sự."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

VÂNG LỜI

Khi thiền sư Bankei thuyết pháp, thính giả không những chỉ là thiền sinh mà còn có mọi hạng người của các tông phái khác. Ngài không bao giờ trích dẫn kinh sách hoặc say sưa biện luận. Thay vào đó, lời ngài giảng đi thẳng vào tâm người nghe. Thính chúng đông đảo của ngài làm cho một vị tăng của phái Nichiren tức giận, bởi vì ngay cả đồ đệ của ông ta cũng bỏ đi nghe thiền.

Vị tăng cao ngạo kia quyết định tìm đến thiền đường để tranh biện với Bankei. "Này, ông giáo thiền kia!" vị tăng gọi lớn. "Ðợi một chút. Ai kính phục ông đều nghe lời ông cả, nhưng một kẻ như ta đây không hề phục ông. Vậy ông có thể làm cho ta vâng lời ông được chăng?”

"Hãy đến gần đây, ta sẽ chỉ cho" Bankei nói.

Với vẻ tự đắc, vị tăng nọ vạch đám đông bước đến.

Bankei mĩm cười bảo "Ông hãy sang bên trái ta."

Vị tăng làm theo.

"Không" Bankei nói, "Chúng ta có thể nói chuyện dễ hơn nếu ông bước sang bên phải. Hãy qua đây."

Ông tăng lại vênh váo bước sang bên phải.

"Ông thấy không" Bankei nhỏ nhẹ, "ông đang tuân theo lời ta và ta nghĩ ông cũng là một người rất tốt. Bây giờ hãy ngồi xuống và lắng nghe."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯỜI NGHỆ NHÂN THAM LAM

Gessen là một vị tăng họa sĩ. Trước khi vẽ ngài luôn đòi hỏi phải được trả tiền trước và lệ phí rất cao. Ngài bị mang tiếng là "Nghệ nhân tham lam."

Có một lần, một cô đầu geisha đặt hàng cho một bức tranh. "Cô trả được bao nhiêu?" Gessen hỏi.

"Với giá ông đòi," cô gái trả lời, "nhưng tôi muốn ông vẽ trước mặt tôi."

Một ngày kia cô đầu gọi Gessen đến. Nàng đang mở tiệc đãi khách. Gessen với ngòi bút tài tình hoàn tất bức tranh, và đòi cái giá cao nhất.

Cô gái trả tiền và nói với khách quí: "Nghệ nhân này chỉ chú ý đến tiền. Tranh của y đẹp đấy nhưng tâm hồn của y thì nhơ bẩn; đồng tiền đã làm cho nó thành bùn lầy. Vẽ với tâm hồn nhớp nháp như vậy, tranh của y không đáng để triển lãm. Nó chỉ đáng cho cái quần lót của tôi thôi."

Nói liền, nàng vén váy bảo Gessen vẽ bức khác phía sau quần lót của nàng.

"Cô sẽ trả bao nhiêu?" Gessen hỏi.

"Ổ, thì bất cứ giá nào," cô gái trả lời.

Gessen đòi một giá thật cao, vẽ xong bức tranh theo yêu cầu, rồi bỏ đi.

Về sau người ta biết được lý do vì sao Gessen tham tiền:

Trận đói thường xảy ra ở vùng ngài ở. Kẻ giàu không muốn cứu giúp người nghèo, nên Gessen lập một nhà kho bí mật không ai biết, gạo lúa luôn đầy ấp để phòng cứu đói.

Con đường từ làng của ngài đến ngôi Quốc tự hư hỏng quá nặng và nhiều khách thập phương khốn khổ vì nó. Ngài muốn xây một con đường tốt hơn.

Sư phụ của ngài qua đời mà không biết ước nguyện của Gessen là xây cho thầy một tự viện, và Gessen quyết xây cho xong.

Sau khi hoàn tất ba điều ước nguyện, ngài vứt bút cọ và vật liệu, về ở ẩn trong núi, không bao giờ vẽ lại nữa.

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay