Thiên Bồng

Chuyện Thiền...

66 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Khó hiểu quá: có lẽ do mình ngu si nên không hiểu được hết ý bạn, mình chỉ đơn giản thế này thôi

Khi đạo phật ra đời, lúc đó là sơ khai nếu coi sắc giới (quan hệ tình dục) là cái khổ và nếu ai cũng nghĩ rằng như thế là khổ thì sẽ không có chúng sinh cho đến bây giờ, nếu ai cũng 1 lòng hướng thiện và muốn được giải thoát và đi tu để thoát khỏi cái khổ thì bắt buộc phải theo giới luật khi đó 100 năm sau thì sẽ không có con người

Thứ 2 nếu ai cũng như mấy người đi tu thì xã hội sẽ không thể phát triển được, vì có cầu ắt có cung, mà mấy người đi tu thì lúc nào cũng không mang danh lợi tiền tài, nhu cầu con người không lớn thì thế giới tri thức sẽ không thể nào phát triển được (sẽ không có điện, internet) ui nếu sống lại những năm 90 thì mình sẽ ko chơi đâu

Thứ 3: mình có gặp những nhà sư mình nói chuyện với họ là: thấy các bác cứ quanh quẩn ở chùa, không được ăn ngon mặc đẹp thì cuộc sống vậy chán lắm nhỉ: như cháu đây thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm, thích ăn gì cũng được, món ngon vật lạ thưởng thức hết, nữ sắc cũng vậy, nếm đủ mùi đời cháu thấy cuộc sống thật là sướng, nhưng mấy bác đi tu thì lại bảo với mình là sống vậy mới khổ, như các bác ấy mới sướng, các bác nhìn thấy mình thấy mình đang khổ và rất khổ, nhưng bản thân mình lại thấy rất thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, mà lại thấy việc sống như các bác ấy mới là khổ

Thế thì cội nguồn sướng khổ là ở sự cảm nhận của mỗi con người

Có 1 điều mình cảm nhận khi nói chuyện với người tu hành đó là: họ đã đặt ra 1 loạt các quy ước luôn luôn đúng, sau đó từ những cái đó họ suy luận cái biện chứng rồi lấy những quy ước ra để chứng minh, các quy ước ví dụ: "trí tuệ phải là trí tuệ giải thoát mới là trí tuệ" cái này là 1 quy ước luôn luôn đúng, mình không đồng tình với cách quy ước trước rồi nói chuyện sau như vậy, nếu như thế thì lý luận của mình luôn luôn bị thua

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khó hiểu quá: có lẽ do mình ngu si nên không hiểu được hết ý bạn, mình chỉ đơn giản thế này thôi

Khi đạo phật ra đời, lúc đó là sơ khai nếu coi sắc giới (quan hệ tình dục) là cái khổ và nếu ai cũng nghĩ rằng như thế là khổ thì sẽ không có chúng sinh cho đến bây giờ, nếu ai cũng 1 lòng hướng thiện và muốn được giải thoát và đi tu để thoát khỏi cái khổ thì bắt buộc phải theo giới luật khi đó 100 năm sau thì sẽ không có con người

Trí tuệ và Ngu si, thật và không thật. Trí tuệ là thật còn ngu si không thật có, ngu si vốn không thật có mà chỉ là giả có mà thôi. Sự không hiểu của người nghe có phải là cố định hay không, nếu bây giờ không hiểu nhưng khi khác lại hiểu thì rõ cái sự không hiểu đó là không thật, thế tức là Ngu si vốn không thật nhé.

Tất nhiên như thế sau 100 năm thì sẽ không có con người thai sinh. Nhưng đó cũng là nằm trong sự thức tình tưởng tượng của con người. Thế giới không còn thân người báo thân thì cũng có thân người hóa thân tự tại chứ nhỉ.

Thứ 2 nếu ai cũng như mấy người đi tu thì xã hội sẽ không thể phát triển được, vì có cầu ắt có cung, mà mấy người đi tu thì lúc nào cũng không mang danh lợi tiền tài, nhu cầu con người không lớn thì thế giới tri thức sẽ không thể nào phát triển được (sẽ không có điện, internet) ui nếu sống lại những năm 90 thì mình sẽ ko chơi đâu

Người tu cũng có thể làm nhà khoa học, nhiều nhà khoa học và chính trị củng phải bí mật tu tâm thì mới thành công trên con đường của họ. Người tu tùy duyên chứ không phải không có nhu cầu, họ làm việc hết sức mình chứ không làm quá sức mình, với cách làm việc như thế lại lo một xã hội không phát triển hiện đại hay sao.

Thứ 3: mình có gặp những nhà sư mình nói chuyện với họ là: thấy các bác cứ quanh quẩn ở chùa, không được ăn ngon mặc đẹp thì cuộc sống vậy chán lắm nhỉ: như cháu đây thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm, thích ăn gì cũng được, món ngon vật lạ thưởng thức hết, nữ sắc cũng vậy, nếm đủ mùi đời cháu thấy cuộc sống thật là sướng, nhưng mấy bác đi tu thì lại bảo với mình là sống vậy mới khổ, như các bác ấy mới sướng, các bác nhìn thấy mình thấy mình đang khổ và rất khổ, nhưng bản thân mình lại thấy rất thỏa mãn với cuộc sống hiện tại, mà lại thấy việc sống như các bác ấy mới là khổ

Nói vậy thì mình hãy xem những sinh vật trong đống rác ấy, ta thấy chúng nó khổ, còn nó thấy chúng nó vẫn sướng.

Thế thì cội nguồn sướng khổ là ở sự cảm nhận của mỗi con người

Sướng khổ phân biệt cái sự này thì đứng ở Thức tình hay ở Trí tuệ. Người tu chuyển Thức thành Trí và nhìn sự kiện bằng Trí tuệ chứ không nhìn băng Thức tình, ví như người ta chuyển sức lạo động chân tay sang lao động trí óc và họ làm ra những phương tiện, cụ thể là họ đi đó đi đây bằng máy bay chứ không phải đi bằng hai chân. Chuyển thức thành trí rõ ràng là siêu việt và tân tiến hơn chứ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nói vậy thì mình hãy xem những sinh vật trong đống rác ấy, ta thấy chúng nó khổ, còn nó thấy chúng nó vẫn sướng.

Hic nói thế thì khi nói chuyện, bạn vẫn coi trí tuệ bạn ở phía trên mất rồi, đó là 1 quy ước bạn đã đặt ra mất rồi, mình không chơi theo kiểu này, nếu suy luận ngược lại, mình đặt trí tuệ mình cao hơn trí tuệ người tu hành, thì mình sẽ nhìn thấy họ như những sinh vật trong đống rác (đây là cách suy luận ngược lại thôi nhé)

Mình nghĩ đơn giản thế này: Đạo phật, thiên chúa giáo, nho giáo, hồi giáo, tất cả đều hướng đến việc thống trị con người về mặt tư tưởng

Càng nói chuyện với bạn mình càng cảm thấy đi lạc vấn đề và càng ngày càng thấy không thực tế cho lắm

Mình nghĩ thế này, cội nguồn của cái ác đó chính là: Tham, sâm, si

Khi hình thành nên xã hội nó luôn luôn có 2 mảng sáng và tối, nếu mà chỉ có mảng sáng như suy nghĩ của bạn thì điều này không thể có, vì đó là điều phi thực tế, đối với xã hội ngày ngay và hàng mấy ngàn năm trước thì cái chân lý mảng sáng và mảng tối vẫn không thay đổi

Vì mảng tối luôn luôn có xu hướng phát triển mạnh hơn vì nhu cầu con người, cũng như tham, sâm, si luôn luôn tồn tại trong mỗi con người vì thế mà các đạo giáo ra đời để giúp phần nào cân bằng được 2 mảng đó, giúp xã hội không chỉ có 1 mảng sáng, hoặc 1 mảng tối mà là giúp cân bằng

Sướng khổ phân biệt cái sự này thì đứng ở Thức tình hay ở Trí tuệ. Người tu chuyển Thức thành Trí và nhìn sự kiện bằng Trí tuệ chứ không nhìn băng Thức tình, ví như người ta chuyển sức lạo động chân tay sang lao động trí óc và họ làm ra những phương tiện, cụ thể là họ đi đó đi đây bằng máy bay chứ không phải đi bằng hai chân. Chuyển thức thành trí rõ ràng là siêu việt và tân tiến hơn chứ.

Người tu nhìn nhận sự việc theo hướng của người tu, cái này bạn lại bạn lại lẫn lộn rồi, thức tình là gì mà trí tuệ là gì, tôi đảm bảo nếu bạn mà đi giải thích 2 cái này thì bạn lại đặt suy nghĩ của mình lên suy nghĩ người khác cho mà coi

Việc bạn ví chuyển sức lao động chân tay sang lao động trí óc như thế là không đúng, nếu tôi mang suy nghĩ của tôi áp đặt ngược lai với bạn thì sao, Tôi sẽ coi suy nghĩ của tôi như lao động trí óc, còn suy nghĩ của bạn là lao động chân tay thì cách bạn đưa ra ví dụ như thế sao mà hợp được

Khi nói chuyện với bạn tôi lại có lại cái cảm giác khi nói chuyện với những nhà tu hành: đó là luôn luôn đặt suy nghĩ của mình trên cao suy nghĩ người khác, đưa ra các quy ước của mình, rồi sau đó dựa vào quy ước của mình để biện chứng, nếu mà phân tích như thế, tôi cũng coi tôi lai vị trí suy nghĩ của bạn thì không thể giải thích được

Nói chung là mình cũng buồn ngủ lắm rồi, hẹn bạn hôm sau

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hic nói thế thì khi nói chuyện, bạn vẫn coi trí tuệ bạn ở phía trên mất rồi, đó là 1 quy ước bạn đã đặt ra mất rồi, mình không chơi theo kiểu này, nếu suy luận ngược lại, mình đặt trí tuệ mình cao hơn trí tuệ người tu hành, thì mình sẽ nhìn thấy họ như những sinh vật trong đống rác (đây là cách suy luận ngược lại thôi nhé)

Mình nghĩ đơn giản thế này: Đạo phật, thiên chúa giáo, nho giáo, hồi giáo, tất cả đều hướng đến việc thống trị con người về mặt tư tưởng

Càng nói chuyện với bạn mình càng cảm thấy đi lạc vấn đề và càng ngày càng thấy không thực tế cho lắm

Mình nghĩ thế này, cội nguồn của cái ác đó chính là: Tham, sâm, si

Khi hình thành nên xã hội nó luôn luôn có 2 mảng sáng và tối, nếu mà chỉ có mảng sáng như suy nghĩ của bạn thì điều này không thể có, vì đó là điều phi thực tế, đối với xã hội ngày ngay và hàng mấy ngàn năm trước thì cái chân lý mảng sáng và mảng tối vẫn không thay đổi

Vì mảng tối luôn luôn có xu hướng phát triển mạnh hơn vì nhu cầu con người, cũng như tham, sâm, si luôn luôn tồn tại trong mỗi con người vì thế mà các đạo giáo ra đời để giúp phần nào cân bằng được 2 mảng đó, giúp xã hội không chỉ có 1 mảng sáng, hoặc 1 mảng tối mà là giúp cân bằng

Nói chung là mình cũng buồn ngủ lắm rồi, hẹn bạn hôm sau

Thức tình thì có sự phụ thuộc, trói buộc, có cao thấp hơn thua.

Trí tuệ thì giải thoát và bình đẳng.

Bình đẳng là đẳng cấp không còn phân biệt được hơn thua, không phải chỗ mình đến được mà người khác không đến được. Ai buồn ngủ cũng có thể đi ngủ, bỉnh đẳng như nhau, chỉ có bị phụ thuộc sao đó thì mới có sự đói thì không chịu ăn, mệt thì không chịu ngủ, rơi vào cảnh giới không bình đẳng.

...

Có 1 điều mình cảm nhận khi nói chuyện với người tu hành đó là: họ đã đặt ra 1 loạt các quy ước luôn luôn đúng, sau đó từ những cái đó họ suy luận cái biện chứng rồi lấy những quy ước ra để chứng minh, các quy ước ví dụ: "trí tuệ phải là trí tuệ giải thoát mới là trí tuệ" cái này là 1 quy ước luôn luôn đúng, mình không đồng tình với cách quy ước trước rồi nói chuyện sau như vậy, nếu như thế thì lý luận của mình luôn luôn bị thua

Nếu gọi đó là quy ước thì đó là quy ước bình đẳng, vô đẳng đẳng, tức là đứng ở vị trí đẳng cấp không còn phân biệt đẳng cấp và không có đẳng cấp nào cao hơn được nữa. Đứng ở vị trí như thế quan sát và thấy chính xác ví như là người sáng mắt xem voi ý.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đứng ở vị trí như thế quan sát và thấy chính xác ví như là người sáng mắt xem voi ý

Nhưng mà khi nói chuyện với mình bạn luôn nghĩ bạn đang ở mức độ trên cao, luôn luôn ở đẳng cấp khác, và nhìn thấu tất cả, như thế sao gọi là trí tuệ được, nếu mặc định mình ở 1 vị trí nào trước rồi, sau đó từ đó suy luận theo cái nhìn của mình từ vị trí đó thì sao gọi là bình đẳng

Khi giải thích cái gì mà không giải thích được bạn luôn lấy cái thật thật hư hư ra để biện chứng, thế thì ai cũng chịu không thể lý luận lại bạn được

Mình không đồng tình với cách giải thích thức tình và trí tuệ của bạn

Với mình trí tuệ là: Trí tuệ là chất xám (trí thông minh), trí tuệ là 1 thứ vô hình, là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình thức như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý; giống cây trồng...

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng mà khi nói chuyện với mình bạn luôn nghĩ bạn đang ở mức độ trên cao, luôn luôn ở đẳng cấp khác, và nhìn thấu tất cả, như thế sao gọi là trí tuệ được, nếu mặc định mình ở 1 vị trí nào trước rồi, sau đó từ đó suy luận theo cái nhìn của mình từ vị trí đó thì sao gọi là bình đẳng

Khi giải thích cái gì mà không giải thích được bạn luôn lấy cái thật thật hư hư ra để biện chứng, thế thì ai cũng chịu không thể lý luận lại bạn được

Vị trí là vị trí bình đẳng, trí tuệ là trí tuệ không có thầy. Người mở mắt nhìn voi thì họ đâu cần phải có trí nào khác nữa nhỉ, đâu cần thầy dậy họ nữa, tự họ thấy voi là voi thôi, đâu cần phải tiếp sau phân biệt con voi nó giống con gấu hay con hổ nữa.

Trên cao mà có sự đối đãi với dưới thấp thì đó không phải là trên cao đâu, trí tuệ mà phải có sự chọn lựa phân tích so sánh suy luận thì không phải trí tuệ. Biện chứng thì phải tìm phải mò, chứ nhìn thế nào thì theo đúng như thế thì đâu phải ôm thêm sự biện chứng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

Với mình trí tuệ là: Trí tuệ là chất xám (trí thông minh), trí tuệ là 1 thứ vô hình, là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người được biểu hiện dưới nhiều hình thức như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý; giống cây trồng...

Nếu trí tuệ là trí tuệ theo kiến thức thì cần gì phải thiền định. Thiền định là sống trở về với kho tàng trí tuệ sẵn có còn học thức thì ngược lại toàn là phải đem những kiến thức từ bên ngoài vào, những kiến thức có thầy dậy, có trò học, đó là trí thức không phải trí tuệ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu trí tuệ là trí tuệ theo kiến thức thì cần gì phải thiền định. Thiền định là sống trở về với kho tàng trí tuệ sẵn có còn học thức thì ngược lại toàn là phải đem những kiến thức từ bên ngoài vào, những kiến thức có thầy dậy, có trò học, đó là trí thức không phải trí tuệ.

Nếu nói trí tuệ như bạn, thì bạn mang 1 người thiểu năng trí tuệ ra thiền định xem họ có thể thêm trí tuệ được không

Càng nói chuyện với bạn mình càng thấy nó xa vời mãi đâu mà không thực tế cho lắm

Bạn nói trí tuệ theo cách của bạn như thế thì mặc định rồi còn đâu, bạn dựa vào đâu để chứng minh trí tuệ theo cách của bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Nếu nói trí tuệ như bạn, thì bạn mang 1 người thiểu năng trí tuệ ra thiền định xem họ có thể thêm trí tuệ được không

Càng nói chuyện với bạn mình càng thấy nó xa vời mãi đâu mà không thực tế cho lắm

Bạn nói trí tuệ theo cách của bạn như thế thì mặc định rồi còn đâu, bạn dựa vào đâu để chứng minh trí tuệ theo cách của bạn

Người điên cũng có Trí tuệ, nhưng cái nghiệp của họ là ác nghiệp. Do quên Trí tuệ mà sinh ra ác nghiệp, vì Trí tuệ là chân thật cho nên dù điên nhưng họ vẫn có Trí tuệ. Trí tuệ này chính là Tính Biết. Người hành khất hay Ông tổng thống cũng có Trí tuệ như nhau, bình đẳng trí, quan sát trí, thể tính trí...Ngũ trí như lai đều từ sự chuyển hóa tham sân si mà trờ lại đó.

Thiền định phải giác ngộ Trí tuệ thì mới là chính định. Trước khi thiền Trí tuệ không mất, sau khi thiền Trí tuệ không thêm, đây là sự vô sở đắc, không phải do tu mà được đâu. Ở chúng sinh trí này không thiếu ở Phật trí này không thêm.

Tính Biết thì đâu có thêm bớt gì, đâu phải là học cao học thì mới có Tính Biết. Tính Biết là sẵn có, sẵn có nhưng không diệt, không diệt thì không sinh, lìa hết sự đối đãi sinh diệt.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay phải nói là bạn đưa ra cho mình rất nhiều khái nhiêm mới, bị giờ lại thêm 1 khái niệm là nghiệp, mình không đi xa như thế đâu, câu chuyện và vấn đề đang được lái đi rất xa

Theo mình trí tuệ đơn giản là sự hiểu biết của mỗi con người, khi mà trí tuệ phát triển thì sự hiểu biết của con người phát triển

1 người có trí tuệ là người có hiểu biết về xã hội, văn hóa, khoa học, ... nên bây giờ mới có luật sở hữu trí tuệ

Để mà có trí tuệ thì bắt buộc con người ta phải động não, phải trải qua kinh nghiệm của bản thân, của 1 quá trình tiến hóa lâu dài của loài người để hình thành nên trí tuệ, trí tuệ có trí tuệ cao và trí tuệ thấp

Có lẽ bạn đang giải thích trí tuệ của bạn theo cách hiểu của bạn trong phật pháp, nhưng 1 người ở đạo giáo khác họ sẽ giải thích theo cách khác của họ

Với mình mình giải thích theo cuộc sống hiện tại, theo nghĩa hiểu dân gian

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hôm nay phải nói là bạn đưa ra cho mình rất nhiều khái nhiêm mới, bị giờ lại thêm 1 khái niệm là nghiệp, mình không đi xa như thế đâu, câu chuyện và vấn đề đang được lái đi rất xa

Theo mình trí tuệ đơn giản là sự hiểu biết của mỗi con người, khi mà trí tuệ phát triển thì sự hiểu biết của con người phát triển

1 người có trí tuệ là người có hiểu biết về xã hội, văn hóa, khoa học, ... nên bây giờ mới có luật sở hữu trí tuệ

Để mà có trí tuệ thì bắt buộc con người ta phải động não, phải trải qua kinh nghiệm của bản thân, của 1 quá trình tiến hóa lâu dài của loài người để hình thành nên trí tuệ, trí tuệ có trí tuệ cao và trí tuệ thấp

Có lẽ bạn đang giải thích trí tuệ của bạn theo cách hiểu của bạn trong phật pháp, nhưng 1 người ở đạo giáo khác họ sẽ giải thích theo cách khác của họ

Với mình mình giải thích theo cuộc sống hiện tại, theo nghĩa hiểu dân gian

Bà già chẳng bẩu là sao vị Thiền giả đó không thương tình mà giải thích cho cô gái đó sao. Tớ giải thích gồi còn gì, sát với chủ đề không cách một li.

Sau đó một thời gian vị Thiền Sư quay lại xin Bà già hộ pháp, ok lun.

Bà gia sai cô gái vào ôm Thiền Sư và bảo hỏi: Thiền Sư cảm thấy thế nào ?

Thiền Sư đáp: chỉ có tôi biết, cô biết, chớ cho Bà ta biết.

Đúng thế, mở mắt thì tự thấy voi là voi nếu còn miêu tả cho người nhắm mắt thì họ củng chẳng thấy được như thật. Cách thương xót và trí tuệ là chữa cho họ hết bệnh mù thì tự nhiên họ sẽ thấy cái thấy bình đẳng.

Bà già gật đầu ok, vị này đã giác ngộ, không chấp vào hình thức tu thân nữa, thân tâm viên thông.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau 1 hồi nói chuyện dài dòng, mình đã hiểu gần như toàn bộ ý của bạn: trí tuệ của bạn đó là sự hiểu biết vốn sẵn có của mỗi con người, ai cũng có trí tuệ, đó là nhìn, nghe, hiểu biết sự vật, biết tính toán, biết lo nghĩ, ...

Bây giờ mình mới đi lật lại tất cả các vấn đề vừa nói chuyện: bạn nói trí tuệ thì ai cũng có trí tuệ, không phân biệt cao thấp, trí tuệ không tu mà được, chúng sinh không thiếu mà phật cũng không thêm, thế tại sao bạn lại nghĩ rằng người tu hành thì có thể nhìn được cả con voi còn người không tu không đắc đạo thì không nhìn thấu được hết các vấn đề

Nếu nói là nhìn được toàn bộ con voi có phải là thiên lệch rồi không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sau 1 hồi nói chuyện dài dòng, mình đã hiểu gần như toàn bộ ý của bạn: trí tuệ của bạn đó là sự hiểu biết vốn sẵn có của mỗi con người, ai cũng có trí tuệ, đó là nhìn, nghe, hiểu biết sự vật, biết tính toán, biết lo nghĩ, ...

Nhất tinh minh sinh ra Lục hòa hợp.

Mốt cái Tính Biết sinh ra Sáu Tính hòa hợp. Tính biết ở mắt, tính biết ở tai, tính biết ở mũi, tính biết ở miệng, tính biết ở thân, và thứ sáu là tính biết ở ý.

Bây giờ mình mới đi lật lại tất cả các vấn đề vừa nói chuyện: bạn nói trí tuệ thì ai cũng có trí tuệ, không phân biệt cao thấp, trí tuệ không tu mà được, chúng sinh không thiếu mà phật cũng không thêm, thế tại sao bạn lại nghĩ rằng người tu hành thì có thể nhìn được cả con voi còn người không tu không đắc đạo thì không nhìn thấu được hết các vấn đề

Nếu nói là nhìn được toàn bộ con voi có phải là thiên lệch rồi không

Người tu hành nhìn người với trí không có tham sân si.

Người thường nhìn nhau với thức tham sân si.

Chồng nhìn vợ bằng thức sân giận thì vợ sớm vô bệnh viện gồi.

Vợ nhìn chồng băng thức sân ghen thì liền hất bát nước sôi vào mặt để hủy vẻ điển trai...thông tin cập nhật.

Trong phòng tối, người ta lầm cuộn dây là con rắn, còn trong ánh sáng người ta thấy cuộn dây là cuộn dây. Chỗ nào lệch nhỉ ?

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí Tuệ phải là Trí Tuệ giải thoát thì mới là Trí Tuệ

Trí tuệ giải thoát là trí tuệ gì đây hả bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí Tuệ phải là Trí Tuệ giải thoát thì mới là Trí Tuệ

Trí tuệ giải thoát là trí tuệ gì đây hả bạn

Giải thoát phiền não, đập vỡ cái sự vô minh cạn dòng phiền não.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Giải thoát phiền não, đập vỡ cái sự vô minh cạn dòng phiền não.

Đã ra rồi, thế thì tất cả các trí tuệ như: nhìn, nghe, ngửi, cảm nhận, ... lại không phải là trí tuệ

Thế bây giờ cái trí tuệ mà bạn nói lúc trước, là ai cũng có trí tuệ, khi tu không thêm, người thường ko thiếu, còn đức phật có tu thành quả cũng không thêm thì nó lại là cái gì đây

Mình đã gần đủ dữ kiện để lật lại vấn đề rồi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đã ra rồi, thế thì tất cả các trí tuệ như: nhìn, nghe, ngửi, cảm nhận, ... lại không phải là trí tuệ

Nếu đem sự suy luận mà bảo cái này là cái kia, cái này không phải cái kia thì vẫn luẩn quẩn trong thức tình. Khi chuyển thức thành trí thì mới nếm được đạo vị, nhìn cái gì đúng là cái đó, mới có được chính kiến.

Trí này lìa sắc trần và căn mắt, lìa hương trần và căn mũi, lìa vị trần và căn lưỡi, lìa thanh trần va căn tai, lìa xúc trần và căn thân, lìa pháp trần và căn ý, lìa hết thẩy sự phân biệt của nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tị thức, thân thức, và ý thức.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hic lại thêm 1 khái niệm trí, ở đây bạn đang hướng mình đến những quy tắc, những nguyên tắc mà bạn đặt ra, nếu mà ta lìa hết mọi thứ rồi thì còn gì nữa đâu, sẽ là hư vô, hư không

Nếu đem sự suy luận mà bảo cái này là cái kia, cái này không phải cái kia thì vẫn luẩn quẩn trong thức tình. Khi chuyển thức thành trí thì mới nếm được đạo vị, nhìn cái gì đúng là cái đó, mới có được chính kiến.

Trí này lìa sắc trần và căn mắt, lìa hương trần và căn mũi, lìa vị trần và căn lưỡi, lìa thanh trần va căn tai, lìa xúc trần và căn thân, lìa pháp trần và căn ý, lìa hết thẩy sự phân biệt của nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tị thức, thân thức, và ý thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đã ra rồi, thế thì tất cả các trí tuệ như: nhìn, nghe, ngửi, cảm nhận, ... lại không phải là trí tuệ

Thế bây giờ cái trí tuệ mà bạn nói lúc trước, là ai cũng có trí tuệ, khi tu không thêm, người thường ko thiếu, còn đức phật có tu thành quả cũng không thêm thì nó lại là cái gì đây

Mình đã gần đủ dữ kiện để lật lại vấn đề rồi

Tính Biết là Phật Tính.

Giác ngộ Phật tính là Nhân Phật

Chứng ngộ Phật tính là Quả Phật.

Giác ngộ và Chứng ngộ không hai, Tính biết là chỗ bắt đầu và là chỗ kết thúc của sự tu hành. Trong khoảng giữa nếu lìa ngoài sự sống trở về với Tính Biết thì liền rời vào cấp bậc có sự phân biệt đẳng cấp vô minh vi tế.

Giác ngộ > lìa tất cả cảnh giới > Chứng ngộ.

Y nơi Tính Biết Viên Chiếu hằng đoạn Vô Minh thì sẽ thành Phật Đạo.

Hic lại thêm 1 khái niệm trí, ở đây bạn đang hướng mình đến những quy tắc, những nguyên tắc mà bạn đặt ra, nếu mà ta lìa hết mọi thứ rồi thì còn gì nữa đâu, sẽ là hư vô, hư không

Không là Chân Không

Có là Diệu Hữu.

Quên Chân Không nên không dùng được Diệu Hữu mà từ đó sinh ra thế giới, nghiệp quả và chúng sinh. Ở cảnh giới chúng sinh rồi lại sinh đoán Chân Không là hư vô mới hư không thì sai lầm gồi.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bây giờ đặt ngược lại vấn đề, nếu ai cũng là chân không thì như thế là cực lạc, là viên mãn là tối thượng, là không còn gì nữa

để được cái gì, để được thoát khỏi tham, sân, si chăng

Nếu lúc đầu ta quy ước tham, sân, si không phải là cái xấu, không phải là cái mà ta phải né tránh, không phải là cái ta ruồng bỏ thì lên tới cực lạc có còn ích gì nữa đâu

Ở đây đang có sự phân biệt cao thấp giữa các cảnh giới, nếu bạn nói cảnh giới tối thượng là cảnh giới cao nhất, cảnh giới chúng sinh là cảnh giới thứ 2, hay thứ 3 gì đó thì sao gọi là khách quan được, ở đây bạn lại đặt ra các quy tắc mất rồi

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Bây giờ đặt ngược lại vấn đề, nếu ai cũng là chân không thì như thế là cực lạc, là viên mãn là tối thượng, là không còn gì nữa

để được cái gì, để được thoát khỏi tham, sân, si chăng

Nếu lúc đầu ta quy ước tham, sân, si không phải là cái xấu, không phải là cái mà ta phải né tránh, không phải là cái ta ruồng bỏ thì lên tới cực lạc có còn ích gì nữa đâu

Cảnh giới nầy không thể nghĩ bàn.

Nếu chẳng hạn, một người khát nước, uống nước xong rồi họ hết khát. Cái khát hết nhưng họ cũng biến mất luôn sao ?

Tứ thánh Lục phàm, hết phàm thì thành thánh. Một thế giới toàn là hóa thân Phật, biến hóa tự tại, tâm tịnh độ tịnh, không bị sự trói buộc của sinh tử. Tưởng thế cũng được vậy. Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng là bể học vô biên, tôi cũng còn nhiều vấn đề chưa thông, hiện tại tôi cũng không nghĩ gì ra thêm được nữa, nhưng cũng hiểu thêm được đạo pháp là gì và tại sao lại cứ phải đi tu, rất cám ơn bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi cứ nghĩ đơn giản thế này: bây giờ bạn đi hỏi 100 người là: các bạn có ai muốn lên tới cảnh giới niết bàn không?

Thì sẽ có tầm 98 người suy nghĩ kỹ rồi nói là không

Theo mình nghĩ, đạo phật hay bất cứ 1 đạo nào khác nên hướng người ta đến cái thiện, cái chân ly, để đẩy lùi những cái xấu phát sinh, hoặc giữ thế cân bằng giữa cái xấu và cái tốt, khơi dậy tâm tính ở mỗi con người, không để tham, sâm, si lấn át, còn nếu lên cảnh giới cao nhất thì mình cũng xin, mình sống ở xã hội này thích hơn, có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thế này, có lúc thế kia, có lúc ốm đau, có lúc bệnh tật, có lúc đau khổ, ... cuộc sống như thế mình thích hơn, còn lên niết bàn thì mình thấy vô cùng khổ cực (ở đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi nhé, không áp đặt với suy nghĩ người khác)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi cứ nghĩ đơn giản thế này: bây giờ bạn đi hỏi 100 người là: các bạn có ai muốn lên tới cảnh giới niết bàn không?

Thì sẽ có tầm 98 người suy nghĩ kỹ rồi nói là không

Theo mình nghĩ, đạo phật hay bất cứ 1 đạo nào khác nên hướng người ta đến cái thiện, cái chân ly, để đẩy lùi những cái xấu phát sinh, hoặc giữ thế cân bằng giữa cái xấu và cái tốt, khơi dậy tâm tính ở mỗi con người, không để tham, sâm, si lấn át, còn nếu lên cảnh giới cao nhất thì mình cũng xin, mình sống ở xã hội này thích hơn, có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thế này, có lúc thế kia, có lúc ốm đau, có lúc bệnh tật, có lúc đau khổ, ... cuộc sống như thế mình thích hơn, còn lên niết bàn thì mình thấy vô cùng khổ cực (ở đây chỉ là suy nghĩ của mình thôi nhé, không áp đặt với suy nghĩ người khác)

Người nằm mộng thấy được ăn khi đói. Đến giờ ăn người tỉnh lay người mộng dậy ăn, người mộng lơ mơ bẩu đang ăn đây nè rồi chìm sâu vào mộng chịu sự no đói trong mộng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Đó là trẻ con thích kẹo hơn châu báu, thính đá hơn kim cương.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Người nằm mộng thấy được ăn khi đói. Đến giờ ăn người tỉnh lay người mộng dậy ăn, người mộng lơ mơ bẩu đang ăn đây nè rồi chìm sâu vào mộng chịu sự no đói trong mộng. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif Đó là trẻ con thích kẹo hơn châu báu, thính đá hơn kim cương.

Mình không nghĩ như bạn, nếu trên đời này, ai cũng quan niệm kẹo mới là quý, châu báu không có tác dung, đá mới là quý, kim cương không có tác dung, chỉ là đồ rẻ tiền mà thôi, thì vấn đề sẽ nhìn ngược lại, ở đây bạn vẫn tư duy theo lối mòn cũ đó chính là lấy 1 cái quy ước là đúng rồi sau đó nhìn sự vật kia để soi lại, như thế không thể được

Ví dụ đơn giản: trên thế gian này ai cũng 1 mắt mà chị Hằng 2 mắt người ta sẽ goi là dị nhân

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay