Thiên Bồng

Chuyện Thiền...

66 bài viết trong chủ đề này

TỤNG KINH

Một nông dân nhờ một vị tăng phái Tendai tụng kinh cho vợ anh ta vừa mất...

Sau thời kinh, anh hỏi:

"Ngài có tin rằng vợ tôi hưởng được phước đức của thời kinh không?"

"Chẳng những chỉ vợ của gia chủ mà tất cả chúng sanh đều được hưởng cả" vị tăng trả lời.

"Nếu ngài bảo mọi chúng sanh đều được phước” người nông dân bảo, "vậy thì họ sẽ dành hết vì vợ tôi rất yếu đuối. Xin ngài chỉ tụng kinh cho vợ tôi thôi."

Vị tăng giải thích rằng người Phật tử nào cũng muốn hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh.

"Ðó là một giáo lý cao thượng” anh nông dân kết luận, "nhưng xin ngài dành cho một ngoại lệ. Tôi có tên láng giềng thô bạo hằng xử tệ với tôi. Xin ngài loại nó ra khỏi cái thành phần chúng sinh kia nhé."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

TÁCH TRÀ

Nan-In, một thiền sư Nhật vào thời Minh - Trị (1868- 1912), tiếp một vị giáo sư đại học đến tham vấn về Thiền. Nan-In đãi trà. Ngài chế một tách đầy và vẫn tiếp tục rót.

Vị giáo sư nhìn tách nước tràn cho đến khi không nhịn được, bèn lên tiếng: "Nó đã đầy tràn rồi, không thêm được nữa đâu!"

"Thì cũng như chiếc tách này" Nan-In thong thả nói, "Ông đã mang đầy tư kiến và thành kiến. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền nếu ông không cạn tách của ông?"

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRANH BIỆN TĨNH LẶNG

Các vị tăng khi đi hoằng pháp đó đây, nếu khởi biện và thắng được một cuộc tranh luận về Phật pháp với các vị đang trụ trì ở một tự viện thì được lưu trú, nhưng nếu thua thì lại xách gói ra đi.

Trong một ngôi chùa ở phía bắc nước Nhật, có hai vị tăng sĩ huynh đệ kia cùng tu. Vị sư huynh thì uyên bác, nhưng sư đệ thì dốt nát mà lại chột mắt.

Có một vị tăng du hành đến xin tạm trú, đã nhã nhặn thách thức một cuộc tranh luận về giáo pháp thâm diệu. Vị sư huynh hôm ấy đã mỏi mệt vì nghiên cứu kinh sách nên bảo sư đệ thay thế.

"Hãy ra tiếp và hãy đối thoại trong tĩnh lặng" Sư huynh căn dặn. Rồi vị sư đệ và người lữ khách cùng đến trước điện Phật và ngồi xuống. Một lát sau, người lữ khách đứng dậy vội vã đến thưa cùng vị sư huynh: "Sư đệ của ngài quả là tuyệt. Ông ấy hạ bần tăng rồi."

"Hãy nói lại cho ta nghe chuyện đối thoại" vị sư huynh nói. "À thế này!" người lữ khách kể, "trước tiên bần tăng giơ lên một ngón tay tượng trưng cho Ðức Phật, Ðấng Giác ngộ. Sư đệ liền giơ lên hai ngón, ám chỉ Ðức Phật và giáo pháp của Ngài. Bần tăng giơ lên ba ngón tượng trưng Phật, Pháp và Tăng. Sư đệ liền giơ nắm đấm trước mặt bần tăng, ám chỉ rằng cả ba đều khởi từ nhất thể. Như thế là sư đệ đã thắng và bần tăng không có lý do gì lưu lại đây cả." Nói xong, lữ khách ra đi.

"Lão quái tăng ấy đâu rồi?" vị sư đệ chạy vào phòng sư huynh hỏi.

"Ta biết rằng đệ đã thắng cuộc tranh luận."

"Thắng con khỉ họ. Tôi định nện cho lảo ta một trận."

"Kể cho ta nghe chuyện gì đã xảy ra nào," sư huynh bảo.

"Thế nào ư! vừa gặp tôi là lão giơ một ngón tay lên, ý muốn sĩ nhục tôi bằng cách ám chỉ tôi chột mắt. Nể lão là khách nên tôi ráng lịch sự, nên giơ lên hai ngón, ý mừng rằng lão có hai con mắt. Kế đến tên mắc dịch đó lại giơ lên ba ngón, muốn nói rằng giữa hai người chỉ có ba con mắt. Tôi cáu quá định đấm cho lảo một quả nhưng lão lại chạy mất và chuyện chỉ có vậy!"

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định thành thiền sư sao anh Nòng Nọc, toàn chuyện thiền không hà, khó hiểu quá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Định thành thiền sư sao anh Nòng Nọc, toàn chuyện thiền không hà, khó hiểu quá!

Đọc để cảm...

Đừng đọc để hiểu...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc để cảm...

Đừng đọc để hiểu...

Không hiểu làm sao cảm được hở Nòng Nọc?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu làm sao cảm được hở Nòng Nọc?

Nhạc thính phòng mấy ai hiểu được...

Nhưng cảm được...cũng không ít người...

Chỉ cần như vầy nè...

Hahaha :) :D :D

Tự nhiên cảm thấy sảng khoái...

"Lời quê chắp nhặt dông dài

Mua vui cũng được một vài trống canh"

(Kiều - Nguyễn Du)

Share this post


Link to post
Share on other sites

IM LẶNG MÀ THIỀN

Ðệ tử phái Tendai thường tập quán tưởng trước khi Thiền được du nhập vào Nhật.

Có bốn tăng sinh kết bạn và quyết giữ thanh tịnh trong bảy ngày.

Ngày đầu cả bốn đều im lặng.

Việc trầm tư mặc tưởng của họ khởi đầu tốt đẹp.

Nhưng khi đêm xuống và ngọn đèn dầu tàn dần thì một vị buộc miệng gọi kẻ hầu: "Rót thêm dầu."

Tăng sinh thứ nhì ngạc nhiên khi nghe người thứ nhất lên tiếng. "Chúng ta không nên nói lời nào mới phải" ông phê bình.

"Cả hai vị ngu quá. Tại sao lại nói chuyện?" người thứ ba hỏi.

"Chỉ có tôi là không nói tiếng nào" tăng sinh thứ tư kết luận.

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGƯƠI ĐANG LÀM CÁI GÌ VẬY?

THẦY ĐANG NÓI CÁI GÌ VẬY?

Thiền sư Mu-nan chỉ có một đệ tử kế thừa. Tên của ngài là Shoju. Sau một thời gian dài theo học, Shoju được thầy gọi vào phòng.

"Ta đã già" ngài bảo, "và như ta biết, Shoju, chỉ có con là kẻ sẽ kế thừa giáo pháp này. Ðây là một cuốn kinh. Nó đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời. Ta cũng có thêm vào nhiều điểm theo sự liễu ngộ của ta. Cuốn sách này rất quí, và ta trao lại cho con như ấn chứng."

"Nếu cuốn kinh quan trọng đến thế thì thầy nên giữ lấy" Shoju trả lời. "Con đã được truyền thụ Thiền không nhờ văn tự và con rất thỏa nguyện."

"Ta biết thế!" Mu-nan bảo, "Cho dù như vậy, tập kinh này đã được truyền lại cho các thầy đến bảy đời, con nên giử lấy như là bảo vật chánh truyền giáo pháp. Ðây! Hãy cầm lấy."

Hai thầy trò đang nói chuyện bên lò than. Ngay khi Shoju cầm lấy sách ngài liền quăng ngay vào lò lửa, chẳng một ham muốn sở hữu.

Mu-nan, chưa từng biết giận, hét lên: "Ngươi đang làm cái gì vậy?"

Shoju quát lại: "Thầy đang nói cái gì vậy?"

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN ĐƯỜNG - ĐỊA NGỤC

Một chiến sĩ tên là Nobushinge tìm đến Hakuin hỏi: "Thiên đàng và địa ngục có thực chăng?"

"Ông là ai?" Hakuin hỏi.

"Tôi là một hiệp sĩ đạo" người chiến sĩ trả lời.

"Ông mà là hiệp sĩ à!" Hakuin thảng thốt. "Quan nào mà lại thuê ông hộ vệ? Gương mặt ông trông giống tên hành khất."

Nobushinge liền nổi giận rút kiếm ra.

Hakuin nhận xét: "Ðây là cửa mở ra địa ngục!"

Qua câu nói người võ sĩ đạo ngộ được lời dạy của thiền sư, tra kiếm vào bao và cúi lạy.

"Ðây là cửa mở vào thiên đàng," Hakuin nói.

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Nhất niệm sân tâm khởi

Bá vạn chướng môn khai

Share this post


Link to post
Share on other sites

NẾU YÊU, HÃY YÊU CÔNG KHAI

Hai mươi tăng sinh và một ni sinh tên là Eshun, đang tu thiền với một vị thiền sư. Eshun rất đẹp mặc dù đã cạo đầu và khoác áo nâu sòng. Vài tăng sinh đem lòng yêu trộm. Một tăng sinh viết cho cô một lá thư tình và mong được gặp riêng. Eshun không trả lời. Ngày hôm sau vừa hết buổi giảng của thầy, Eshun đứng dậy nói lớn, ám chỉ vào người đã gởi thư cho cô: "Nếu sư huynh nào đó yêu tôi thực sự thì ngay bây giờ hãy đến đây ôm tôi."

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẤT NHÂN

Tại Trung Hoa, có một bà lão đã tận tình săn sóc cho một vị tăng hơn hai mươi năm. Bà đã xây một thảo am và lo cơm nước cho ông ta để chuyên tọa thiền. Ðến một hôm bà muốn thử xem ông đã tu hành đến đâu. Bà đi tìm được một cô gái xuân tình phơi phới.

"Ðến ôm ổng". Bà bảo cô gái "Rồi hỏi ổng: Bây giờ làm trò gì nữa?"

Cô gái liền tìm đến vị tăng và chẳng bõ công mất thì giờ, nhào vào ôm và vuốt ve ông ta, rồi hỏi ông ta làm gì tiếp.

"Một cổ thụ mọc trên đá lạnh vào mùa đông". Vị tăng trả lời một cách văn hoa. "Còn đâu lửa lòng."

Cô gái trở về thuật lại tự sự.

"Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!". Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y cũng không rũ lòng giải thích cho cô. Ta biết, y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."

Nói liền, bà đến đốt rụi thảo am.

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

AI PHẠM GIỚI?

Một hôm Tanzan và Ekido cùng đi trên một con đường lầy lội. Cơn mưa nặng hạt vẫn còn rơi. Qua một khúc quanh, họ gặp một người thiếu nữ xinh đẹp trong bộ kimono với đai lưng bằng lụa, ngập ngừng không băng qua đường được.

"Này cô bé, để ta giúp cho" vừa nói xong, tức thì Tanzan bế cô gái sang bên kia đường.

Ekido không trò chuyện nữa cho mãi đến đêm khi hai người đến trú ở một ngôi chùa. Không còn chịu được nữa Ekido phàn nàn với Tanzan: "Chúng ta là tăng sĩ, không được đến gần phụ nữ, nhất là con gái trẻ đẹp. Nguy hiểm lắm. Tại sao sư huynh lại phạm giới?"

"Ủa, tôi đã để cô gái ở đấy rồi mà" Tanzan nói. "Sư đệ còn bế cô ấy theo đến đây ư?"

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Nòng Nọc toàn chuyện hay và ý nghĩa

Mình kết nhất chuyện tách trà

Dư mà cái chuyện Bất Nhân thì mình chả hiểu gì sất, tại sao bà lão lại đốt am

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dư mà cái chuyện Bất Nhân thì mình chả hiểu gì sất, tại sao bà lão lại đốt am

Theo cách mình hiểu...(chỉ là cách mình hiểu thôi nha)...

Không biết là tăng đó đạt đạo đến đâu...?

Nhưng đối với người trần...mắt thịt...

Còn nhiều ham muốn...cám dỗ...

Nếu mình không mảy may động lòng...

Cũng nên giải thích cho người ta...

Phải dùng lời dễ hiểu... (tuỳ tính lập ngôn)...

Ở đây lại dùng từ văn hoa...

Nghe thì hay...nhưng sáo rỗng...

Không cần biết kẻ nghe là ai, có hiểu hay không...?

Đó là tự cao, tự đại, "hạ mục vô nhân"...

Nghiã là chưa ngộ, còn tâm phân biệt...

Bà lão tiếc công...

Săn sóc (cúng dường) 20 năm mà không được gì...

Đốt...là phải...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mình không nghĩ vậy

Mình có thi thoảng đi qua 1 vài chùa, thi thoảng vào 1 dịp nào đó thì nhà chùa hay treo 2 câu đối 2 bên cổng, mình đọc mà chả hiểu gì

kể cả gặp những người đi tu họ cũng hay nói kiểu thế

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

kể cả gặp những người đi tu họ cũng hay nói kiểu thế

Bởi vậy, nghe xong bạn cảm giác gì...?

Mình thì cảm giác...ác cảm...

"Cái áo không làm nên thầy tu"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra mình không hiểu, nên mặc định luôn là người đi tu họ như thế, hoặc ngôn ngữ nhà phật cao siêu mình không hiểu hết

Share this post


Link to post
Share on other sites

BÀN TAY CỦA MUKUSEN

Mokusen Hiki trụ trì ở một tự viện thuộc tỉnh Tamba. Một trong nhưng đệ tử than phiền với ngài về tánh bủn xỉn của vợ mình.

Mokusen đến viếng bà vợ của người đệ tử và giơ ra nắm đấm trước mặt người đàn bà.

"Vậy là có ý gì?" bà ta ngạc nhiên hỏi.

"Giả sử nắm tay của ta cứ như thế này mãi. Bà gọi nó là gì?" ngài hỏi.

"Dị dạng" người đàn bà trả lời.

Rồi ngài xòe bàn tay ra trước mặt bà và hỏi: “Giả sử nếu nó cứ như thế này mãi, bà gọi thế nào?"

"Một loại dị dạng khác" bà ta trả lời.

"Nếu bà hiểu được như vậy" Mokusen kết luận, "bà là một người vợ tốt."

Xong ngài ra về. Sau lần viếng thăm đó, người đàn bà hết lòng giúp chồng bố thí và tiết kiệm.

(101 CÂU CHUYỆN THIỀN - Sưu tầm)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn Nòng Nọc toàn chuyện hay và ý nghĩa

Mình kết nhất chuyện tách trà

Dư mà cái chuyện Bất Nhân thì mình chả hiểu gì sất, tại sao bà lão lại đốt am

Ngồi tù 20 năm tức giống như là tu thân 20 năm. Nếu tu thân 20 năm mà thành thánh thành tiên thì các vị lãnh án chung thân chắc hóa thành tiên thành thánh hết rồi còn gì. Bà già thì mục đích là hộ pháp người tu chứ không hộ pháp người thọ án tù. Cho nên khi biết mình đã nuôi một vị tù nhân thì rất chi là tiếc công tiếc của hai mươi năm hộ pháp.

Kiến giải của vị sư sau 20 năm chỉ là biết tu thân mà chưa biết tu tâm, như thế thì dụng công nhiều mà kết quả ít, có kết quả thì cũng chỉ là cái phước có hạn mà thôi. Những gì có giới hạn thì người ta cảm thấy như nó là Có nhưng thật ra nó là Không, bởi vì Có đó là Tạm có, Giả có, cái giả tạm thì sẽ tới lúc hoại diệt.

Câu chuyện Bà lão, Cô gái và vị Thiền giả đó mới chỉ có một nửa, còn một nửa nữa cơ mờ nhể.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngồi tù 20 năm tức giống như là tu thân 20 năm. Nếu tu thân 20 năm mà thành thánh thành tiên thì các vị lãnh án chung thân chắc hóa thành tiên thành thánh hết rồi còn gì. Bà già thì mục đích là hộ pháp người tu chứ không hộ pháp người thọ án tù. Cho nên khi biết mình đã nuôi một vị tù nhân thì rất chi là tiếc công tiếc của hai mươi năm hộ pháp.

Kiến giải của vị sư sau 20 năm chỉ là biết tu thân mà chưa biết tu tâm, như thế thì dụng công nhiều mà kết quả ít, có kết quả thì cũng chỉ là cái phước có hạn mà thôi. Những gì có giới hạn thì người ta cảm thấy như nó là Có nhưng thật ra nó là Không, bởi vì Có đó là Tạm có, Giả có, cái giả tạm thì sẽ tới lúc hoại diệt.

Câu chuyện Bà lão, Cô gái và vị Thiền giả đó mới chỉ có một nửa, còn một nửa nữa cơ mờ nhể.

Ở đấy mình vẫn không hiểu ý của bà già vì bà già nói với cô gái thế này:

"Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!". Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y cũng không rũ lòng giải thích cho cô. Ta biết, y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."

Bà già có nói đến lòng thương, vậy thì "lòng thương" ở đây là gì?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ở đấy mình vẫn không hiểu ý của bà già vì bà già nói với cô gái thế này:

"Cứ nghĩ ta đã nuôi y hơn hai mươi năm!". Bà già kêu lên giận dữ, "Y đã không màng đến nhu cầu của cô, y cũng không rũ lòng giải thích cho cô. Ta biết, y không cần phải đáp ứng dục tình, nhưng ít ra cũng phải có chút lòng thương."

Bà già có nói đến lòng thương, vậy thì "lòng thương" ở đây là gì?

Người sáng đạo thì thường thương chúng sinh chìm đắm trong vô minh. Nếu vị Thiền giả sáng được đạo tâm thì đi đúng con đường giải thoát, khi giải thoát đó thì nhìn lại thấy chúng sinh đang còn trong biển khổ vì vô minh nên sinh lòng thương xót.

Không/chưa có lòng thương thì là hiện tượng Thiền giả chưa có trí tuệ về yếu chỉ tu tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người sáng đạo thì thường thương chúng sinh chìm đắm trong vô minh. Nếu vị Thiền giả sáng được đạo tâm thì đi đúng con đường giải thoát, khi giải thoát đó thì nhìn lại thấy chúng sinh đang còn trong biển khổ vì vô minh nên sinh lòng thương xót.

Không/chưa có lòng thương thì là hiện tượng Thiền giả chưa có trí tuệ về yếu chỉ tu tâm.

Mình không đồng ý với ý kiến của bạn cho lắm, tuy là ý của bạn cũng đã mở toang cánh cửa ra 1 chân lý và 1 hướng nhìn

Tại sao những người đi tu khi nhìn thấy chúng sinh thì lại thấy chúng sinh khổ và tự cho mình là đã vượt qua, nếu mà ai cũng như những ông ấy thì xã hội làm sao mà tồn tại được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Mình không đồng ý với ý kiến của bạn cho lắm, tuy là ý của bạn cũng đã mở toang cánh cửa ra 1 chân lý và 1 hướng nhìn

Tại sao những người đi tu khi nhìn thấy chúng sinh thì lại thấy chúng sinh khổ và tự cho mình là đã vượt qua, nếu mà ai cũng như những ông ấy thì xã hội làm sao mà tồn tại được

Giải thích và lòng thương mà Bà già nói đến là thế này.

Lòng thương là Từ Bi, Từ Bi phải có Trí Tuệ thì mới là Từ Bi, Trí Tuệ phải là Trí Tuệ giải thoát thì mới là Trí Tuệ. Trí Tuệ này nhìn các pháp đúng như thật, các pháp khổ thì Trí Thấy và nói nó là khổ, các pháp vui thì Trí Thấy và nói nó là vui.

Có Trí Tuệ thì mới thấy rõ khổ và vui, giải thoát và trói buộc, minh và vô minh, thường và vô thường. Vô minh thì lầm nhận khổ là vui cho nên giải thích là có trọng điểm, có hướng như thế.

Có nhiều người nói rằng ai cũng thiện lành, ai cũng thanh tịnh thì lấy đâu ra người, vấn đề này đúng hay thế nào đây ?

Thế giới không có chiến tranh thì chẳng lẽ không có hòa bình sao, thế giới mà không có sự ác thì không có sự thiện hay sao. Nhiều người cũng hay nói có thiện có ác, có tốt có xấu thì mới thành xã hội, thật ra thì đó chỉ là trên hiện tượng mà nhận định như thế và sự thật thì đạo học có nói rồi, nhân chi sơ, tính bản thiện. Cái ác cái khổ là do nhận thức sai lầm mà ra, thay vì nói có thiện có ác mới là xã hội thì nên nói đúng là có nhận thức đúng đắn hay sai lầm thì mới có thiện và có ác.

Con người không thai sinh thì cũng có sự hóa sinh siêu việt hơn, chỉ vì bị chìm trong thai sinh nên lý luận theo cách không có thai sinh thì lấy đâu ra nhân loại.

Khả năng trong tương lai, ở một quốc gia nào đó, y học phát triển thì người ta chắc không quan trọng quá sự liên quan quan hệ và sinh sản, khi đó quan hệ chỉ là một thú vui thích, trường hợp đấy thì làm sao lý luận bó chặt sự tồn tại của nhân loại với sự quan hệ hai người ấy.

Edited by Kim Cương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay