Congly

Phải chăng linh hồn và thế giới tâm linh cũng là vật chất

164 bài viết trong chủ đề này

Tôi không học và nghiên cứu về lĩnh vực này, chỉ cảm nhận qua thực tế và qua báo chí và nhất là sau khi học qua kỹ thuật và tin học!.Tuy vậy, cho đến bây giờ tôi vẫn có suy nghĩ của mình về việc này hình như có khác rất nhiều người mong được chia sẽ ý nghĩ của mình và hy vọng qua đây biết thêm nhiều điều mới.

Tóm tắt một số ý như sau:

- Theo tôi Linh hồn và thế giới tâm linh tồn tại, đó cũng là vật chất.

- Nếu theo cách nghỉ trên thì tôi có thể giải thích được nhiều điều từ việc định mệnh, trục hồn, luân hồi, nhân quả, sự đầu thai,...

- Cuối cùng thì thế giới, vũ trụ ta đang sống là thế giới thực đối với chúng ta và là ảo đối vói những thế giới khác:Ảo là tuyệt đối, thực chỉ là tương đối!

Lần lượt tôi sẽ nêu từng vấn đề.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

...

- Theo tôi Linh hồn và thế giới tâm linh tồn tại, đó cũng là vật chất.

- Cuối cùng thì thế giới, vũ trụ ta đang sống là thế giới thực đối với chúng ta và là ảo đối vói những thế giới khác:Ảo là tuyệt đối, thực chỉ là tương đối!

Rubi trao đổi với Congly đôi chút vấn đề.

Thực hay Ảo đều là sinh diệt thay phiên lẫn nhau, cho nên không thể nói Ảo là tuyệt đối. Ảo đối đãi với thực, nhưng nó không dẫn đến khái niệm tuyệt đối đối với tương đối.

Cái thực còn không tuyệt đối thì sao lại có thể nói cái ảo là tuyệt đối chứ. Trước khi nghĩ rằng thế giới vô hình cũng là vật chất, thì cần biết những cái gì bị thấy thì đều gọi chung là có hình có tướng, tướng có vô hình và hữu hình. Thấy được thế giới vô hình hay chỉ thấy được thế giới hữu hình, đó chỉ là do tác dụng của các Căn nơi con người.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi Linh hồn và thế giới tâm linh tồn tại, đó cũng là vật chất.

Tại sao cái gì cũng qui về vật chất vậy? Chẳng nhẽ ngoài vật chất ra không còn cái gì khác nữa hay sao?

Theo tôi, Linh hồn và thế giới tâm linh là ... Linh hồn và thế giớ tâm linh, vậy thôi. Và là đó định nghĩa chính xác nhất.

Theo học thuyết ADNH, bản thể Vũ trụ là Đạo, trùm chứa và bao hàm tất cả. Cái tướng của nó là vạn tượng, cái lý của nó là các tương tác âm dương ("Cơ sở học thuyết ADNH" - Vô Trước). Do đó, thế giới vật chất hay tâm linh, Linh hồn, ... cũng không thể ngoài nó. Đó chẳng qua là những "tượng" trong vạn tượng mà thôi. Hoạt động của chúng cũng phải tuân thủ theo những qui luật tương tác âm dương ngũ hành. Chúng ta quen nhìn thế giới vật chất và tưởng rằng chỉ có vật chất mà thôi và cái gì cũng qui về vật chất cả. Và do đó, chúng ta không thể giải quyết được hết những mâu thuẫn nảy sinh từ tính khiên cưỡng đó.

Học thuyết ADNH, về nguyên tắc, có khả năng giải quyết rốt ráo tất cả các vấn đề trong Vũ trụ này, kể cả các vấn đề bạn Congly nêu ra vì đó là học thuyết tổng quát, bao trùm vũ trụ. Còn giải quyết như thế nào thì lại là vấn đề khác, phụ thuộc vào mức độ am hiểu học thuyết đó của chúng ta. Phải nói là, trong thời điểm hiện nay, còn vô cùng khiêm tốn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nói một cách tổng quát và sâu xa hơn thì,

Vật chất là hữu hình, hữu hình này đối với con mắt, con mắt làm sáng tỏ các sắc tướng ví như có ngọn đèn ở trong nhà tối.

Vật chất là vô hình, vô hình này chỉ là đối với con mắt nhưng mọi thứ đều hữu hình đối với Tánh Thấy, con mắt với khả năng giới hạn nên không làm sáng tỏ được các sắc tướng. Song, để làm sáng tỏ được tất cả, hay tất cả sẽ được làm sáng tỏ thì con người cần tu hành và chứng quả chánh giác viên mãn. Khi đó, Tánh Thấy với đầy đủ diệu dụng để thấy hết tất cả mà không ngăn ngại.

Vật chất là sắc tướng, song tướng không chỉ gồm có sắc mà Tướng gồm có sắc tướng, thọ tướng, tưởng tướng, hành tướng và thức tướng. Như vậy, nói rằng Linh Hồn và Tâm Linh phải chăng cũng là vật chất thì không chính xác cho lắm, mà thay vào đó có thể đặt một câu hỏi, phải chăng Thần Thức và Nghiệp Thức đều là các Tướng và phải chăng tất cả các Tướng đều có thể bị phát hiện ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều ý kiến không thuận, cũng xin được trình bày tiếp mong được nhiều sự quan tâm tham gia ý kiến.

Tôi nghe người ta phân chia ra vật chất và ý thức, tâm linh,... Vật chất thì vốn dĩ đã rõ ràng, nhưng ý thức tâm linh thì mỗi người một ý, riêng tôi nhận thấy:

Ngày xưa, khi học vật lý, tôi biết vật chất chỉ tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí ngoài ra điện từ trường được xem là dạng vật chất đặc biệt. Sau này lại xuất hiện trạng thái mới của vật là plasma. Tới đây thì tôi tạm kết luận, khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người. Tóm lại, khái niệm vật chất là "mở" và sẽ còn tiếp tục.

Tôi tự hỏi, tại sao ta thừa nhận có tồn tại ý thức, tâm linh hoặc hiện tượng gì đó mà ta gọi là tâm linh và nhiều nhười tin rằng có thế giới tâm linh. Nếu bạn bác bỏ thằng thừng điều đó thi tôi cho rằng đó là cực đoan, theo tôi nếu bạn không tin hoặc chưa tin thì hãy tạm tôn trọng ý kiến của nhiều người để lý giải hoặc bác bỏ bằng nhưng ý kiến xác đáng mà nhiều người chấp nhận được.

Thật ra riêng tôi thì chấp nhận có sự tồn tại của tâm linh, tuy nhiên tôi hiểu và giải thích tâm linh theo một cách riêng của mình..."tâm linh cũng là một trạng và một đặc biệt của vật chất" bởi vì tôi thừa nhận nó tồn tại!.(còn tiếp)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có nhiều ý kiến không thuận, cũng xin được trình bày tiếp mong được nhiều sự quan tâm tham gia ý kiến.

Tôi nghe người ta phân chia ra vật chất và ý thức, tâm linh,... Vật chất thì vốn dĩ đã rõ ràng, nhưng ý thức tâm linh thì mỗi người một ý, riêng tôi nhận thấy:

Ngày xưa, khi học vật lý, tôi biết vật chất chỉ tồn tại ở 3 trạng thái rắn, lỏng, khí ngoài ra điện từ trường được xem là dạng vật chất đặc biệt. Sau này lại xuất hiện trạng thái mới của vật là plasma. Tới đây thì tôi tạm kết luận, khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người. Tóm lại, khái niệm vật chất là "mở" và sẽ còn tiếp tục.

Tôi tự hỏi, tại sao ta thừa nhận có tồn tại ý thức, tâm linh hoặc hiện tượng gì đó mà ta gọi là tâm linh và nhiều nhười tin rằng có thế giới tâm linh. Nếu bạn bác bỏ thằng thừng điều đó thi tôi cho rằng đó là cực đoan, theo tôi nếu bạn không tin hoặc chưa tin thì hãy tạm tôn trọng ý kiến của nhiều người để lý giải hoặc bác bỏ bằng nhưng ý kiến xác đáng mà nhiều người chấp nhận được.

Thật ra riêng tôi thì chấp nhận có sự tồn tại của tâm linh, tuy nhiên tôi hiểu và giải thích tâm linh theo một cách riêng của mình..."tâm linh cũng là một trạng và một đặc biệt của vật chất" bởi vì tôi thừa nhận nó tồn tại!.(còn tiếp)

Trong tiểu luận "Định mệnh có thật hay không?" (Nxb Tôn Giáo 2006 xuất bản với tựa là: "Đức Phật khai ngộ về tính thấy") tôi đã phát biểu:

Ý thức là một dạng tồn tại của vật chất.

Tôi đồng ý với quan điểm của Congly:

Tới đây thì tôi tạm kết luận, khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người.

Theo tôi không phải tạm kết luận mà là một kết luận chính xác. Tôi định nghĩa vật chất là:

Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất.

Với định nghĩa này thì nếu tâm linh chưa năng lượng và tương tác với con người và các dạng tồn tại của vật chất thì tâm linh cũng chính là một dạng tồn tại của vật chất. Bởi nếu Tâm linh phi vật chất và phi năng lượng thì chúng sẽ không thể điều khiển và tương tác với chúng ta. Chúng ta sẽ không thể nghiên cứu tìm hiểu một cái gì đó và không là gì cả. Tôi đồng ý là khả năng nhận thức tự thân phổ biến của con người là có giới hạn qua phương tiện nhận biết là các giác quan. Nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển thì phương tiện nhận biết nhân tạo ra đời giúp cho con người nhận biết nhiều hơn về bản thể vật chất. Nhưng cũng chính do giới hạn của phương tiện mà con người mới chỉ nhận biết tới như hiện nay. Thực tại còn nhiều bí ẩn. Nhưng những bíii ẩn này đã được tri thức người xưa khám phá và đã khái niệm về nó và ứng dụng nó. Thí dụ như khái niệm khí trong lý học Đông phương.....

Hy vọng được xem tiếp những ý tưởng của Congly

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ viết

Bởi nếu Tâm linh phi vật chất và phi năng lượng thì chúng sẽ không thể điều khiển và tương tác với chúng ta.

Tại sao? Điều này liệu có chắc không?

Có cái gì còn huyền ảo, khó nắm bắt hơn cả tâm linh nữa không?

Nếu coi năng lượng là khả năng sinh công thì phải chăng mọi tương tác thì phải chứa năng lượng tức là sinh công?

Theo tôi, những vấn đề này chưa chắc khẳng định ngay được. Chẳng qua chúng ta biết mỗi một dạng tương tác là năng lượng nên nghĩ rằng đã có tương tác thì phải có trao đổi năng lượng mà thôi. Thế nếu tồn tại những tương tác mà không cần thông qua năng lượng thì sao? Liệu có khả năng này không? Tại sao lại không nhỉ?

Nếu quan niệm như vậy thì có lẽ bản thể của vũ trụ là một cái gì đó chứa đầy năng lượng. Nói cách khác ta đồng nhất khái niệm Đạo của học thuyết ADNH với năng lượng. Liệu điều đó có chắc là chân lý hay không?

Theo tôi, bản thể của Vũ trụ là Đạo (thể), không thể định nghĩa chính xác, nằm ngoài mọi diễn đạt, vô thủy, vô chung, chỉ gượng mà mô tả, trùm chứa và bao hàm tất cả. Những khái niệm vật chất, tâm linh, năng lượng, ... chỉ là những biểu hiện khác nhau của nó trong những điều kiện nhất định của chính nó, và những biểu hiện khác còn vô số, không thể kể hết. Những biểu hiện đó (tướng) là do tương tác âm dương (dụng) mà ra. Tương tác âm dương vô cùng rộng lớn, bao gồm cả tương tác trao đổi năng lượng và nhiều thứ khác nữa mà ta còn chưa biết.

Tuy nhiên, trong khi còn chưa nắm rõ bản chất những tương tác khác, tôi cũng ủng hộ các nghiên cứu qui tương tác về năng lượng cho đến khi chúng ta gặp những mâu thuẫn không thể giải quyết được do quan niệm này gây ra. Nhưng khi đã xuất hiện các mâu thuẫn ấy thì phải mạnh dạn thay đổi tư duy. Ngày nay đã xuất hiện lác đác những mâu thuẫn như vậy trong các nghiên cứu khoa học đỉnh cao và rất nhiều trong cuộc sống mà, hoặc người ta gọi là mê tín, hoặc giải thích một cách khiên cưỡng nhân danh khoa học hay thần quyền. Do đó, lúc này cũng là lúc cần có những quan niệm mới đúng đắn hơn.

Phải chăng những tương tác mà ta chưa biết đó không có qui luật? Không, chúng có qui luật và qui luật đó được mô tả trong học thuyết ADNH - học thuyết tổng quát bao trùm vũ trụ - bởi vì đối tượng nghiên cứu của học thuyết ADNH là Đạo - bản thể vũ trụ - vả các vận động tương tác của nó (tương tác âm dương).

Vì vậy, tôi tin tưởng sâu sắc luận điểm của anh Thiên Sứ rằng, học thuyết ADNH chính là học thuyết mà nhân loại cần trong tương lai, và do đó, chắc chắn nó sẽ được phục hồi và phát triển rực rỡ xứng đáng với tầm cỡ của nó.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

ĐẠO ĐỨC KINH viết về Đạo:

"Đón nó thì không thấy đầu, theo nó thì không thấy đuôi, ở trên không sáng, ở dưới không tối,thâm viễn bất tuyệt" ."Nhưng nó (Đạo) có thực và rất đáng tin".

Có thực tức là hiện hữu . Như vậy ngay bản thể của Đạo là một sự hiện hữu dưới dạng nào đó. Chính đức Phật cũng nói:

"Không có hư không tuyệt đối. Cái hư không chẳng qua là sự đối đãi với cái không phảii hư không mà thôi. Trong ngay cả hư không cũng có tính Thấy. nếu trong hư không không có tính Thấy thì lấy cái gì để thấy hư không?".

Tính Thấy trong Phật Pháp chính là Đạo của Lão Tử vậy. Cũng chính là Thái Cực của Lý học Đông phương.

Trong diễn đàn của chúng ta có một bài viết của một vị giáo sư nào đó đặt vấn đề:

"Một lý thuyết thống nhất phải giải thích được cả vấn đề tâm linh" (Tôi tìm lại bài này không được. Anh chị em nào post bài này hoặc giỏi vi tính xin tìm giúp. Trân trọng cảm ơn).

Tất nhiên là như vậy! Nó còn giải thích đến cái gì ấy nữa chứ!

Nếu không có năng lượng thì không thể có tương tác. Tâm linh sẽ không thể tương tác nếu không có năng lượng.

Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất.

Vấn đề còn lại là dạng tồn tại đó như thế nào? Trước đây ngót 100 năm, khoa học đương thời cho rằng: "Nguyên tử là dạng tồn tại cuối cùng của vật chất". Đến bây giờ, ngay cả các nhà vật lý hàng đầu cũng ngơ ngác , vì với họ thì ngay cả các hạt cơ bản hình như cũng biến mất. Hic!

Bởi vậy Congly rất chính xác khi cho rằng:

khái niệm vật chất là không giới hạn, có giới hạn chăng thì chính là giới hạn về trình độ của con người. Tóm lại, khái niệm vật chất là "mở" và sẽ còn tiếp tục.

Congly thân mến!

Anh hãy nghiên cứu Lý học Đông phương đi. Tri thức của nền văn minh huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm đã giải thích tất cả những mục tiêu mà anh đang tìm hiểu.

Không phải ngẫu nhiên mà tôi tiên tri rằng: "Cuộc thí nghiệm khoa học lớn nhất của nhân loại sẽ thất bại trong việc tìm kiếm sự tồn tại của một dạng tồn tại nào đó (Tôi quên mất tên)". Nếu lời dự báo của tôi đúng thì tôi sẽ giải thích điều này nhân danh Lý học Đông phương (Xin xem : Lời Tiên tri 2008 - bài cuối cùng tính tới ngày hôm nay). Tạm thời tôi giải thích rằng:

Họ đã làm một cuộc thí nghiệm bắt đầu từ một ý niệm sai về nguồn gốc vũ trụ.

Nếu dự báo của tôi đúng thì hy vọng rằng sẽ có ai đó báo với các nhà khoa học khả kính ấy rằng:

Ở đây, đã có người biết trước sự thất bại của họ.

Nếu họ muốn biết tại sao họ thất bại thì hãy học tiếng Việt - ngôn ngữ cao cấp nhất của nhân loại - và tôi sẽ giải thích cho họ. Tôi tự tin như vậy.

Rất tiếc! Nhà khoa học - Vật lý thiên văn - Trần Quang Vũ đã mất quá sớm. Nếu không ông ấy sẽ xác nhận tôi đúng, mà không cần phải thông qua lời tiên tri!

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thầy, Chú Vo Truoc,

Xin cho VinhL hỏi theo Lý học Đông phương, học thuyết ADNH, vật chất được định nghỉa như thế nào? Làm sao xác định là vật chất và phi vật chất?

Theo khoa học, thì vật chất có trọng lượng (mass) và khối lượng (volume), tâm linh thì không có trọng lượng và khối lượng cho nên là phi vật chất. Nay theo Lý học Đông phương, và học thuyết ADNH, tâm linh củng là vật chất, thế thì xin Thầy và chú Vo Truoc giải thích và định nghỉa cho VinhL được thông đạt Vật Chất là gì theo Lý học Đông Phương và học thuyết ADNH.

Kính Mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thầy, Chú Vo Truoc,

Xin cho VinhL hỏi theo Lý học Đông phương, học thuyết ADNH, vật chất được định nghỉa như thế nào? Làm sao xác định là vật chất và phi vật chất?

Theo khoa học, thì vật chất có trọng lượng (mass) và khối lượng (volume), tâm linh thì không có trọng lượng và khối lượng cho nên là phi vật chất. Nay theo Lý học Đông phương, và học thuyết ADNH, tâm linh củng là vật chất, thế thì xin Thầy và chú Vo Truoc giải thích và định nghỉa cho VinhL được thông đạt Vật Chất là gì theo Lý học Đông Phương và học thuyết ADNH.

Kính Mến

VinhL thân mến.

Ngay từ thời cổ sơ trong lịch sử văn minh hiện đại đã có khái niệm vật chất trong minh triết Hy La. Trong quá trình hội nhập văn hóa Đông Tây khái niệm này xuất hiện trong văn hóa Đông phương. Trong quá trình nhận thức của nhân loại với khái niệm vật chất thì con người cũng đã nhiều lần thay đổi nội dung khái niệm này. Thí dụ - đã có một thời kỳ vật chất được khái niệm là tất cả những gì tác động đến giác quan của con người. Nhưng đến nay rõ ràng khái niệm này phải thay đổi, khi khoa học đã xác định được những dạng tồn tại của vật chất mà không hể tác động trực tiếp tới các giác quan của con người. Hay nói cách khác là giác quan của con người - những phương tiện nhận biết mà tự nhiên ban cho con người - không nhận thức được một số dạng tồn tại của vật chất mà phải thông qua những phương tiện nhân tạo.

Bởi vậy, vấn đề được đặt ra là: liệu những phương tiện của nền khoa học hiện đại tạo ra đã nhận thức được hết tất cả các dạng tồn tại của vật chất không? Tất nhiên câu trả lời là không! Hay chính xác hơn là chưa! Vậy thì chúng ta có quyền đặt ra một giả thuyết hợp lý tiếp theo là: Có hay không những dạng tồn tại khác của vật chất mà khoa học cần khám phá.

Trên thực tế, có những hiện tượng khách quan đang tồn tại mà con người quen gọi là "tâm linh" tác động đến cuộc sống của con người. Sự tác động đó đa số coi là "vô hình", là "phi vật chất". Nhưng quan niệm vô hình và phi vật chất đó có đúng là vô hình và phi vật chất không - Khi mà còn có những dạng tồn tại mà khoa học cần khám phá?

Câu hỏi xâu chuỗi liên hệ được đặt ra là:

Con người chúng ta là con người vật chất đang hoạt động, tại sao lại có thể chịu tác động bới những cái "vô hình" và "phi vật chất"? Liệu những cái "vô hình" và "phi vật chất" đó có năng lượng để tác động đến vật chất không? Trong vũ trụ này - đứng về vật lý học - thì có cái gì "phi vật chất" nhưng lại có năng lượng tác động vào vật chất?

Vậy thì cái gọi là "vô hình" đó phải chăng vì chúng ta chưa thấy được nó bằng giác quan và các phương tiện hiện đại nên gọi nó là vô hình? Cái gọi là "phi vật chất đó" phải chăng vì quan niệm hạn hẹp của chúng ta về vật chất?

Trong Lý học Đông phương không thấy có khái niệm "vật chất" nhưng có khái niệm "vật" và "chất" riêng rẽ. Và trong Lý học Đông phương có hàng loạt những khái niệm diễn tả những dạng tồn tại của vật chất mà khoa học hiện đại chưa xác minh được , mặc dù đã xác minh sự hiện hữu gián tiếp của nó thí dụ như "Khí' (*). Khoa học hiện đại thì chưa xác minh được bản chất của "Khí', nhưng lý học Đông phương thì đã ứng dụng trên thực tế - Thí dụ như khoa châm cứu trong Đông y.

Chỉ cần hiện tượng này đủ cho thấy tính cao cấp và vượt trội của Lý học Đông phương với khoa học hiện đại. Bởi vậy, trên con đường phục hồi lại tri thức cổ Đông phương từ tri thức hiện đại, tôi định nghĩa lại vật chất như sau:

Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất.

Trên cơ sở định nghĩa này thì không có cái gì là phi vật chất cả.

-------------------------------

* Chú thích:

1) Vào giữa những năm 60 của thế kỷ trước, những nhà khoa học Pháp đã đưa chất đồng vị phóng xạ vào các đường kinh Lạc trên cơ thể người theo quan niệm của Đông y và dùng tia quang tuyến X để theo quan sát và họ đã thừa nhận sự tồn tại của những đường kinh lạc này. Bởi vậy, nước Pháp là nước phương Tây có khoa châm cứu phát triển hơn cả. Đây cũng một phần do công lao của giáo sư Nguyễn Văn Nghị - Phó chủ tịch hội Đông y quốc tế đóng góp cho sự phát triển Đông y ở quốc gia Tây phương này.

2) Trong Phong thủy Lạc Việt có định nghĩa về Khí. VinhL sẽ biết điều này khi tham gia khóa Phong Thủy Lạc Việt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

Theo tôi, học thuyết ADNH không nghiên cứu chỉ có vật chất mà nó nghiên cứu bản thể vũ trụ (thể) cùng tất cả các biểu hiện của nó (tướng) trong tương tác Âm dương (dụng) và do đó, nó là học thuyết bao trùm Vũ trụ. Học thuyết ADNH không định nghĩa cụ thể vật chất mà coi những cái ta vẫn thấy như là vật chất chỉ là một biểu hiện của thực tướng vũ trụ mà thôi và còn rất nhiều những biểu hiện khác nữa mà có khi hiện nay ta chẳng có tý khái niệm nào về chúng. Không phải chúng không tồn tại mà do ta chưa biết đó thôi. Khái niệm vật chất là những khái niệm do con người đặt ra trong quá trình nghiên cứu tự nhiên không theo phương pháp của học thuyết ADNH và thay đổi rất nhiều theo thời gian tùy theo nhận thức của con người lúc đó. Ví dụ như khái niệm vật chất khá rộng của anh Thiên Sứ đưa ra ở trên. Nhưng nếu cho rằng:

Trên cơ sở định nghĩa này thì không có cái gì là phi vật chất cả

thì không chính xác. Tôi cho rằng, năng lượng cũng chỉ là một biểu hiện bản thể Vũ trụ mà thôi và các tương tác không nhất thiết phải bao hàm trao đổi năng lượng. Còn vô số những tồn tại mà không cần có năng lượng. Câu nghi vấn của anh Thiên Sứ:

Con người chúng ta là con người vật chất đang hoạt động, tại sao lại có thể chịu tác động bới những cái "vô hình" và "phi vật chất"? Liệu những cái "vô hình" và "phi vật chất" đó có năng lượng để tác động đến vật chất không? Trong vũ trụ này - đứng về vật lý học - thì có cái gì "phi vật chất" nhưng lại có năng lượng tác động vào vật chất?

tôi cho rằng hoàn toàn có thể. Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH phủ nhận những tương tác ấy cả. Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH đòi hỏi phải có đều kiện năng lượng cho các tương tác âm dượng.

Còn khoa học đương đại thì coi điều kiện tiên quyết của tương tác là phải có năng lượng bởi vì nó không phải là học thuyết ADNH và tỏ ra lúng túng khi vấp phải những thực tế tương tác phi vật chất. Khi không tìm thấy vai trò năng lượng trong các tương tác mà thực tế sảy ra thì hoặc cho là mê tín, hoặc cho là có năng lương nhưng rất nhỏ hay ở dưới dạng nào đó mà sau này họ sẽ tìm ra!

Một ngày nào đó, toàn bộ nền khoa học đương đại sẽ được viết dưới dạng học thuyết ADNH thì VinhL sẽ thấy, cái gọi là lực chẳng qua là một trong các cách mô tả những tương tác âm dương mà thôi, và do đó, năng lượng cũng chỉ là cách một trong những hệ quả của phép mô tả đó. Năng lượng không phải là bản chất của vũ trụ mà chỉ là một trong những biểu hiện của bản thể vũ trụ mà thôi. Do đó, tồn tại những cái phi năng lượng mà vẫn tương tác với nhau và với chúng ta tức là tồn tại phi vật chất, thậm chí còn nhiều hơn cái gọi là vật chất nhiều lần (bởi vì năng lượng hay vật chất chỉ là một trong vô số biểu hiện của bản thể vũ trụ).

Theo quan điểm này thì dự báo sự không thành công của thí nghiệm về vật lý mà các nhà khoa học đang dự định thực hiện của anh Thiên Sứ là hoàn toàn dễ hiểu.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi xem và ngẫu hứng viết thêm vài lời.

Thứ nhất, vật chất và phi vật chất hay sắc và vô sắc, hoặc là sắc và không. Sắc là hình tướng, không là hư không. Như vậy, qua phương tiện là con mắt có thể thấy biết có sắc và vô sắc.

Thứ hai, Kinh và Khí. Kinh thì có đó nhưng khoa học không thấy được trực tiếp, nhưng cũng bằng cách này hoặc khác "họ" đã gián tiếp thấy được là có các đường Kinh. Theo một số nhận định khác, Kinh là sự giao thoa của tập hợp hệ thống các cơ thể vô hình. Các cơ thể vô hình cũng được khoa học gián tiếp thấy được nó dưới dạng từ trường.

Trong vấn đề thứ hai nói trên, Rubi hình dung Kinh và Khí ứng với quỹ đạo và chất điểm. Ví dụ, quỹ đạo của trái đất giống như là Kinh (hoặc hơn thế có thể giống như là một Đại Chu Thiên và/hoặc Tiểu Chu Thiên); trái đất giống như là chất điểm. Trong trường hợp sự so sánh trên là hợp lý, giống nhau, vậy thì "chúng ta" không cần phải đợi đến khi thấy được những thứ ở trong thân thì mới có thể tiếp cận với cái "thế giới" tưởng như vô hình đó; Mà ngay đó, dựa vào sự quan sát Mặt Trời, Mặt trăng, các Hành Tinh, và các Vì Sao, đặc biệt là Hệ Mặt Trời; tiếp đó liên hệ với đường đi, quỹ đạo của chúng trong không gian, "chúng ta" có thể thấy được môi trường Kinh và Khí qua phương tiện bình thường nhất ngay nơi con người (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đặc biệt là Mắt và Ý). Hoặc nói một cách khác, không cần đợi đến khi trở thành siêu nhân có những khả năng nhìn thấy những cái mà bình thường không thấy được, mà ngay nơi thấy biết bình thường này, "chúng ta" có thể quan sát thế giới (Thiên Hà) để thấy biết về Kinh và Khí.

Hai vấn đề trên, có lẽ cũng liên quan đến chủ đề, nhưng không liên quan đến sự hỏi đáp trực tiếp. Rubi ngẫu hứng, đặt vấn đề vậy thôi ạ.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH phủ nhận những tương tác ấy cả. Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH đòi hỏi phải có đều kiện năng lượng cho các tương tác âm dượng.

Còn khoa học đương đại thì coi điều kiện tiên quyết của tương tác là phải có năng lượng bởi vì nó không phải là học thuyết ADNH và tỏ ra lúng túng khi vấp phải những thực tế tương tác phi vật chất.

Anh Votruoc thân mến:

Tiêu chí khoa học phát biểu:

Một lý thuyết được coi là khoa học sẽ không phủ nhận những chân lý được khoa học phát hiện trước đó.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết khoa học trước khi là lý thuyết thống nhất thì nó phải tuân thủ tiêu chí này. Bởi vậy khi khoa học đã xác định rằng : "Không thể có cái gì phi vật chất nhưng lại chứa đựng năng lượng để tương tác với vật chất" thì đó là chân lý, mà thuyết AD Ngũ hành không thể phủ nhận - nếu xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết khoa học.

Bởi vậy, Không thể căn cứ rằng:

Không một luận điểm nào của học thuyết ADNH đòi hỏi phải có điều kiện năng lượng cho các tương tác âm dượng.

Thuyết Âm Dương Ngũ hành đúng là không đặt vấn đề năng lượng và cũng không có khái niệm năng lượng. Năng lương là một khái niệm hiện đại so với văn minh Đông phương. Nhưng bản thân quan niệm "thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh" mới chỉ là sự xác định định tính và là giai đoạn đầu cho sự phục hồi học thuyết này - khi nó đã thất truyền trải hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở Nam Dương tử. Chứ bản thân những cơ sơ lý luận của học thuyết phản ánh mối liên hệ nhận thức thực tại của học thuyết này vẫn còn rời rạc và chưa hoàn chỉnh.

Do đó, không thể vì nó "không luận điểm nào của học thuyết ADNH đòi hỏi phải có năng lượng cho các tương tác" mà cho rằng thế giới vô hình và phi vật chất là có thật.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi Congly nên mở một topic khác để trình bày quan điểm của mình. Còn topic này coi như hành lang để trao đổi những ý tưởng của Congly. Hoặc Congly tiếp tục viết ở đây là tùy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi xem và ngẫu hứng viết thêm vài lời.

Thứ nhất, vật chất và phi vật chất hay sắc và vô sắc, hoặc là sắc và không. Sắc là hình tướng, không là hư không. Như vậy, qua phương tiện là con mắt có thể thấy biết có sắc và vô sắc.

Thứ hai, Kinh và Khí. Kinh thì có đó nhưng khoa học không thấy được trực tiếp, nhưng cũng bằng cách này hoặc khác "họ" đã gián tiếp thấy được là có các đường Kinh. Theo một số nhận định khác, Kinh là sự giao thoa của tập hợp hệ thống các cơ thể vô hình. Các cơ thể vô hình cũng được khoa học gián tiếp thấy được nó dưới dạng từ trường.

Trong vấn đề thứ hai nói trên, Rubi hình dung Kinh và Khí ứng với quỹ đạo và chất điểm. Ví dụ, quỹ đạo của trái đất giống như là Kinh (hoặc hơn thế có thể giống như là một Đại Chu Thiên và/hoặc Tiểu Chu Thiên); trái đất giống như là chất điểm. Trong trường hợp sự so sánh trên là hợp lý, giống nhau, vậy thì "chúng ta" không cần phải đợi đến khi thấy được những thứ ở trong thân thì mới có thể tiếp cận với cái "thế giới" tưởng như vô hình đó; Mà ngay đó, dựa vào sự quan sát Mặt Trời, Mặt trăng, các Hành Tinh, và các Vì Sao, đặc biệt là Hệ Mặt Trời; tiếp đó liên hệ với đường đi, quỹ đạo của chúng trong không gian, "chúng ta" có thể thấy được môi trường Kinh và Khí qua phương tiện bình thường nhất ngay nơi con người (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Đặc biệt là Mắt và Ý). Hoặc nói một cách khác, không cần đợi đến khi trở thành siêu nhân có những khả năng nhìn thấy những cái mà bình thường không thấy được, mà ngay nơi thấy biết bình thường này, "chúng ta" có thể quan sát thế giới (Thiên Hà) để thấy biết về Kinh và Khí.

Hai vấn đề trên, có lẽ cũng liên quan đến chủ đề, nhưng không liên quan đến sự hỏi đáp trực tiếp. Rubi ngẫu hứng, đặt vấn đề vậy thôi ạ.

Rubi xin phép (các hội viên) được độc thoại (trong vấn đề của chủ đề).

Trở lại với vấn đề thứ nhất:

Từ vấn đề này có thể phát triển tư duy theo hai hướng. Hướng thứ nhất là tư duy về "khẩu quyết" "sắc tức là không, không tức là sắc". Hướng thứ hai là tư duy về tính chất, khái niệm "tương đối".

Sắc tức là Không, Không tức là Sắc:

Sắc nói đến ở đây là vật chất thấy được bằng mắt, Không ở đây tức là Hư Không, Hư Không cũng thấy được bằng mắt. Nhưng thế nào là Sắc tức là Không, Không tức là Sắc ?( Lấy khẩu quyết này đặt thành câu hỏi và tự tư duy theo cách riêng) Sắc tức là Không có thể hiểu, đó là một môi trường có 1% là Hư Không và 99% là Vật Chất (Sắc), như vậy là trong Sắc có Hư Không. Không tức là Sắc, đó là một môi trường có 1% là Vật Chất và 99% là Hư Không, đây là trong Hư Không có Sắc.

Sự phân tích trên có thể liên hệ với manh nha sự thật. Với một thân Hư Không thì có thể đi xuyên qua Sắc, ngược lại, bình thường đây Sắc đi xuyên qua Hư Không.

Có thể tiếp, Sắc có trọng lượng thì Hư Không cũng phải có trọng lượng. Sắc và Không, tương phản về mọi đăc tính nhưng thực chất chúng là một nên nói "đối lập mà không mâu thuẫn" là do đó (chăng ?)

Tạm phân tích ngắn gọn như vậy và giới hạn trọng sự thấy bằng mắt hoặc kính hiểm vi. Để đi sâu hơn vào sự thấy thì phải đề cập đến khái niệm "tương đối" tiếp theo đây. (Tức là thấy bằng những con mắt có thể có trong sự duyên hợp siêu việt hơn).

Tương Đối:

Bắt đầu từ Sắc, Không đối với Con Mắt thường, hay là đối với Con Mắt thịt.

Sắc, Không hay Sắc Đại và Không Đại sẽ là tương đối đối với khả năng của Con Mắt Siêu Việt trên một Thân Hình Siêu Việt. Ví dụ, một thân hiện hữu ở trạng thái vô hình, hay một Thân Hư Không. Khi đạt được một thân Hư Không thì Sắc thông thường lại là Hư Không, còn Hư Không thông thường lại là Sắc. Với mỗi một Thân Tướng Siêu Việt khác nhau thì sẽ tồn tại những sự thấy về Sắc và Không khác nhau. Từ đó có thể thấy rõ được rằng Sắc , Không thật sự có một sự tương đối vậy thôi.

Đối với một Thân Sắc Thông Thường; Khi thấy một cách thông thường thì Sắc là Sắc, Không là Không, khi thấy với một tư duy cũng thông thường nhưng sâu hơn thì Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Đối với một Thấn Hình Siêu Việt, cũng như vậy. Tức là Không là Không, Sắc là Sắc; Không tức là Sắc, Sắc tức là Không.

p/s: Độc thoại về vấn đề thứ nhất (Sắc, Không, và sự thấy không vượt ra ngoài Tánh Thấy), Rubi tạm dừng ở đây. Ngoài ra, Rubi nói đến "%" với tỉ lệ xác định mang tính chất tượng trưng.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến!

Chính tác phẩm đầu tiên của anh xuất bản "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" là nguồn cảm hứng cho em nghiên cứu học thuyết ADNH mà trước kia em không có ý định này. Do đó em rất biết ơn và kính trọng anh. Nhưng vì học thuật mong anh thông cảm cho những gì em có thể không thống nhất với anh.

Bởi vậỵ, khi nghiên cứu học thuyết ADNH, em không cho rằng luận điểm:"Không thể có cái gì phi vật chất nhưng lại chứa đựng năng lượng để tương tác với vật chất" là chân lý hiển nhiên và điều này không mâu thuẫn với tiêu chí: Một lý thuyết được coi là khoa học sẽ không phủ nhận những chân lý được khoa học phát hiện trước đó, bởi vì nó ra đời sau học thuyết ADNH. Hơn nữa, hoàn cảnh ra đời của nó là khi học thuyết ADNH đã bị thất truyền.

Em cũng không cho rằng khi mình nói tồn tại phi vật chất là do học thuyết ADNH không định nghĩa vật chất. Chẳng qua là khi nghiên cứu học thuyết ADNH em không thấy sự cần thiết có định nghĩa về vật chất, và do đó sự tồn tại của phi vật chất là kết luận rút ra trong nghiên cứu mà thôi (nếu cách đây 2 năm thì em không thể hình dung đến điều này và chắc chắn đồng ý với quan điểm trên của khoa học). Cũng giống như một nhả khoa học khi xưa trả lời Hoàng đế Napoleon khi ngài không thấy Thượng đế trong lý thuyết của ông này: "Tâu bệ hạ, thần không cần giả thiết này (Thượng đế) trong lý thuyết của thần".

Học thuyết ADNH đã bị thất truyền và muốn phục hồi nó phải hết sức cẩn trọng đặc biết đối với những khái niệm cơ bản nhất, nếu không, sai một ly sẽ đi một dặm.

Em vẫn cho rằng, vật chất, phi vật chất, năng lượng, tâm linh, ... là những biểu hiện khác nhau của bản thể vũ trụ là Đạo trong vận động tương tác âm dương ở những điều kiện khác nhau, những qui ước khác nhau tuân thủ những qui luật của học thuyết ADNH mà thôi. Những nguyên lý của học thuyết ADNH đúng cho tất cả mọi đối tượng dù nó là vật chất hay phi vật chất, hữu hình hay vô hình, khoa học hay phi khoa học, tự nhiên hay xã hội, vật lý hay toán học, .... Chỉ có như vậy, học thuyết ADNH mới có thể là học thuyết thống nhất vũ trụ.

Mong anh tham khảo và lượng thứ.

Kính anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thầy, Chú Vo Truoc,

VinhL xin cám ơn Thầy đã định nghĩa Vật Chất rõ ràng. “Tất cả các dạng tồn tại có năng lượng và tương tác với nhau đều là vật chất”, nhưng VinhL lại chưa hiểu “Trên cơ sở định nghĩa này thì không có cái gì là phi vật chất cả”. Để hiểu vấn đề này chi tiết hơn, VinhL xin được hỏi thầy theo như vậy thì những sự suy luận, ý nghỉ của con người có được coi là vật chất không? Nếu được coi là Vật Chất thì các ý nghỉ, suy luận phải có năng lượng, như vậy Năng Lượng củng là một vấn đề cơ bản của Lý Học Đông Phương cần được định nghỉa. Vậy VinhL mong Thầy định nghỉa Năng Lượng theo Lý Học Đông Phương là gì?

Theo chú Vo Truoc giản giải, thì Vật Chất chỉ là một biểu hiện của thực tướng Vũ trụ, thế trong thuyết ADNH cái gì được gọi là phi Vũ trụ?

Kính Mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo chú Vo Truoc giản giải, thì Vật Chất chỉ là một biểu hiện của thực tướng Vũ trụ, thế trong thuyết ADNH cái gì được gọi là phi Vũ trụ?

Chào VinhL, trước lạ sau quen, Rubi có ý đối thoại với VinhL.

Với một câu hỏi có vẻ Phi Phi Thường (đại loại giống như Phi Phi Tưởng ấy nhỉ) thì cách phát kiến cũng phải đột phá một chút thì mới đối thoại được. Câu hỏi có thể đúng, có thể sai, cho nên, nếu trả lời thì cũng có thể đúng hoặc sai. Đó là chuyện có thể xảy ra.

Trong Phật Giáo có nói đến Thất Đại (7 Chất) là :

Sắc Đại

Thủy Đại

Phong Đại

Hỏa Đại

Không Đại

Thức Đại và Kiến Đại.

7 Đại theo Rubi, có thể chia thành hai phần là:

Phần 1 gồm 5 Đại: Sắc, Thủy, Phong, Hỏa, Không.

Phần 2 gồm 2 Đại : Kiến và Thức.

Phần 1 ứng với Âm Dương Ngũ Hành-Vũ Trụ.

Phần 2 ứng với Phi Âm Dương Ngũ Hành-Phi Vũ Trụ.

Tạm thời đại cương như thế, có thể Rubi sẽ giải thích sâu về Phần 1 tiếp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năng lượng là khái niệm của tri thức khoa học hiện đại và chúng ta hiểu theo nghĩa đó. Trong Lý học Đông phương chỉ có khí lực. Khái niệm khí lực trong lý học Đông phương là sự tương tác, tác động có định hướng, có thể coi như gần tương đương với khái niệm năng lượng.

Chúng ta dùng tri thức của khoa học hiện đại để làm sáng tỏ những khái niệm còn bí ẩn trong lý học Đông phương nên chúng ta có thể dùng khái niệm thay thế, không nhất thiết Lý học Đông phương không có thì điều đó là không có, khi bản thân môn lý học đã thất truyền nên còn nhiều khiếm khuyết, chỗ trống để chúng ta phải bổ sung, hoàn chỉnh.

Câu hỏi của VinhL với anh Vô Trước thì tôi không biết anh Vô Trước sẽ trả lời thế nào. Nhưng với cách hiểu của tôi về thuyết Âm Dương Ngũ hành liên hệ với tri thức khoa học hiện đại thì không có "phi vũ trụ", không có "phi vật chất" mà chỉ có những dạng tồn tại khác nhau của vật chất đã được khám phá , hoặc chưa được khám phá. Không thể lấy cái không hiểu, không biết của con người để báo nó không có và "phi vật chất". Theo định nghĩa của tôi thì Thượng Đế cũng sẽ là một hiện tượng vật chất nếu Ngài tương tác với vật chất và lúc đó Ngài sẽ là đối tượng nghiên cứu khoa học.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL hỏi:

Theo chú Vo Truoc giản giải, thì Vật Chất chỉ là một biểu hiện của thực tướng Vũ trụ, thế trong thuyết ADNH cái gì được gọi là phi Vũ trụ?

Đây chỉ là một trò chơi của chữ nghĩa. Không có khái niệm "phi vũ trụ". Thực ra là "vũ trụ" là danh từ tôi "gượng" dùng để chỉ tất cả những cái gì "tồn tại" mà thôi. Nếu VinhL lại hỏi cái gì là "phi tồn tại" thì biết trả lời ra sao? Chẳng nhẽ lại bảo "phi tồn tại" là cái "phi tồn tại"! Cái tồn tại phải thể hiện được sự tồn tại của nó thông qua khả năng tương tác với những cái khác.

Anh Thiên Sứ viết:

chỉ có những dạng tồn tại khác nhau của vật chất đã được khám phá , hoặc chưa được khám phá

Nếu hiểu theo nghĩa vật chất là tất cả những cái gì tồn tại, có thể tương tác được với những cái khác (không đưa ra điều kiện năng lượng) thì em nhất trí. Như vậy, nếu vật chất được định nghĩa như sau thì em hoàn toàn thống nhất:

Tất cả các dạng tồn tại tương tác được với nhau đều là vật chất.

(Ở đây, "tương tác" được hiểu theo nghĩa là "làm thay đổi")

Với định nghĩa này thì em hoàn toàn nhất trí với những diễn giải ở trên của anh về vật chất. Em chỉ kỵ cái chữ "năng lượng" mà thôi. Theo em, năng lượng không phải là đều kiện tiên quyết của vật chất. Nhưng tương tác là điều kiện tiên quyết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Vô Trước viết:

Tất cả các dạng tồn tại tương tác được với nhau đều là vật chất.

(Ở đây, "tương tác" được hiểu theo nghĩa là "làm thay đổi")

Với định nghĩa này thì em hoàn toàn nhất trí với những diễn giải ở trên của anh về vật chất. Em chỉ kỵ cái chữ "năng lượng" mà thôi. Theo em, năng lượng không phải là đều kiện tiên quyết của vật chất. Nhưng tương tác là điều kiện tiên quyết.

Tôi đã suy ngẫm rất kỹ trước khi tham luận ý kiến của anh. Cuối cùng tôi vẫn phải giữ quan niệm của tôi trong định nghĩa về vật chất trên cơ sở thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt:

“Tất cả các dạng tồn tại chứa năng lượng và có khả năng tương tác với nhau đều là vật chất”,

Tại sao phải chứa đựng năng lượng là điều kiện tiên quyết ? Bởi vì trong quá trình hình thành vũ trụ có một giai đoạn không có tương tác - nhưng không thể coi là "phi vật chất" . Đó chính là Thái Cực theo quan niệm của Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Đây chính là "Tính thấy"; là "Đạo"; là "Giây /O/ trước bicbang(*); là cái tuyệt đối: không thời gian, không không gian và không lượng số. Bởi vậy, nếu vật chất được định nghĩa chì là tương tác thì trạng thái này sẽ phải coi là "phi vật chất". Phi vật chất thì không thể tương tác với vật chất, nếu bản thể nó không có năng lượng hay là một trang thái tồn tại chứa năng lượng.

Ngay Đức Phật cũng chỉ rõ:

Hư không chỉ là sự đối đãi với cái có, với cái không phải hư không. Không có Hư Không tuyệt đối vì trong Hư không còn chưa đựng tính thấy.

(Thần chú Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm)

Sự thiếu hiểu biết của con người về vũ trụ, nên con người đã huyền bí hóa nó, gọi nó là "tâm linh", là "khoa học huyền bí". Và với những người không tin sự huyền bí thì coi đó là duy tâm, là phi khoa học, là huyền bí.

Nhưng tất cả đều do sân chấp mà ra.

-------------------

* Khái niệm Bicbang là tôi tạm dùng như một thuật ngữ phổ biến trong giới khoa học hiện đại giải thích khởi nguyên vũ trụ. Trong thuyết Âm Dương Ngũ hành phục hồi nhân danh nền văn hiến Việt không có bicbang.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ kính mến.

Tại sao phải chứa đựng năng lượng là điều kiện tiên quyết ? Bởi vì trong quá trình hình thành vũ trụ có một giai đoạn không có tương tác - nhưng không thể coi là "phi vật chất" . Đó chính là Thái Cực theo quan niệm của Thuyết Âm Dương Ngũ hành được phục hồi nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt. Đây chính là "Tính thấy"; là "Đạo"; là "Giây /O/ trước bicbang(*); là cái tuyệt đối: không thời gian, không không gian và không lượng số. Bởi vậy, nếu vật chất được định nghĩa chì là tương tác thì trạng thái này sẽ phải coi là "phi vật chất". Phi vật chất thì không thể tương tác với vật chất, nếu bản thể nó không có năng lượng hay là một trang thái tồn tại chứa năng lượng.

Thái cực tồn tại nhưng không thể Thái cực là vật chất. Nó là cái không thể mô tả, diễn đạt bằng ngôn từ. Thái cực không phân biệt, không có không gian, không có thời gian, không có tương tác, và cũng không có năng lượng, nhưng Thái cực chứa mầm mống của tất cả những thứ đó và những thứ khác nữa. Rõ ràng Thái cực không phải là là vật chất nhưng không có nghĩa là không tồn tại. Thái cực vẫn là tồn tại nhưng không phải là vật chất và cũng không phải là phi vật chất. Tất cả những mô tả về Thái cực đều là "gượng" mà nói, tức là tương đối gần giống thôi. Do đó, em không thể đồng ý coi Thái cực là một thể chứa đầy năng lượng.

Em đã trình bày trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" như sau:

Bản thể của vũ trụ là “Đạo” hay “Chân như” vốn vô thuỷ, vô chung, bất khả tư nghị, hàm chứa và bao trùm tất cả mà không phân biệt.

Do hàm chứa và bao trùm tất cả nên Đạo tràn đầy, viên mãn.

Do không phân biệt nên Đạo vô cùng thông biến.

Do bất khả tư nghị nên không thể dùng lời mà có thể định nghĩa hay diễn tả chính xác, chỉ có thể cảm thấy, nhận thức được, mô tả một cách tương đối, người xưa “gượng” mà diễn đạt Đạo một cách hình tượng là hình tròn.

Do Đạo không phân biệt nên nó chí tịnh, đồng thời, do hàm chứa tất cả nên nó hàm chứa tính động – âm. Khi tính âm thể hiện cái dụng của nó là động, dù còn vô cùng nhỏ, nhưng ở trong cái chí tịnh của Đạo, nên vẫn xuất hiện sự phân biệt của phần Đạo còn lại với nó được gọi là tính dương.

Tính âm và tính dương chỉ là những thuộc tính nên chúng thể hiện mình ra thông qua những lực lượng tương ứng, xuất hiện cùng với chúng gọi là lực lượng âm, lực lượng dương.

Do có sự phân biệt âm dương, nên lực lượng âm, lực lượng dương tương tác nhau hình thành Vạn tượng. Trong quá trình tương tác âm dương đó, Vạn tượng sinh sinh hoá hoá liên miên từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp … tạo nên thế giới, vũ trụ ngày nay.

Như vậy, bản thể của vũ trụ là Đạo hay Chân như vốn bất khả tư nghị. Cái Tướng của nó là Vạn tượng cùng cái Dụng của nó là cái lý tương tác âm dương. Quán về vũ trụ ta phải quán trên cái thế chân vạc Thể - Tướng – Dụng của nó như thế.

Như vậy, Vạn tượng sinh ra từ Đạo, là kết quả của tương tác âm dương, người xưa diễn đạt nó một cách hình tượng là hình vuông, phân biệt với hình tròn là Đạo. Âm được ký hiệu là một nét đứt, còn dương – một nét liền.

Posted Image

Điều kiện đầu tiên và duy nhất của tương tác là có sự phân biệt, nghĩa là có âm, dương. Trong quá trình tương tác mới xuất hiện năng lượng và những thứ khác nữa và gọi chung là Vạn tượng.

Những thứ xuất hiện trong tương tác âm dương đó mà có năng lượng thì gọi là vật chất, những thứ cũng xuất hiện trong tương tác âm dương đó mà không có năng lượng gọi là phi vật chất. Tất cả chúng đều tương tác âm dương với nhau.

Như vậy, trong vạn tượng, cái gì hàm chứa năng lượng gọi là vật chất. Cái gì không hàm chứa năng lượng gọi là phi vật chất. Chúng đều tồn tại và có thể tương tác được với nhau vì có sự phân biệt.

Theo quan niệm này, định nghĩa của anh về vật chất hoàn toàn phù hợp, và em rất thống nhất:

Tất cả các dạng tồn tại chứa năng lượng và có khả năng tương tác với nhau đều là vật chất,

Nhưng:

Trên cơ sở định nghĩa này thì không có cái gì là phi vật chất cả

và:

"Không thể có cái gì phi vật chất nhưng lại chứa đựng năng lượng để tương tác với vật chất"

thì em không đồng ý.

Trên cơ sở em đã trình bày ở trên, em vẫn cho rằng "phi vật chất" vẫn tồn tại và vẫn tương tác với Vật chất mà không cần năng lượng, miễn là có phân biệt âm dương. Vật chất, phi vật chất chẳng qua là những biểu hiện khác nhau của Thái cực - bản thể của Vũ trụ (tồn tại) - trong quá trình tương tác âm dương mà thôi. Chúng đều hàm chứa âm dương và do đó chúng phải tương tác với nhau

Học thuyết ADNH không định nghĩa vật chất cũng như không định nghĩa năng lượng không phải cổ nhân không biết về nó mà là vì nó không có vai trò quan trọng trong với các vị ấy trong nghiên cứu của mình. Cái mà cổ nhân quan tâm hơn, cho là mấu chốt là các tương tác âm dương và những phát triển của nó là ngũ hành, bát quái, ...

Kính anh!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Votruoc thân mến.

Không có chi. Chúng ta cứ giữ quan điểm của mình trong định nghĩa về vật chất. Vấn đề còn lại là ứng dụng khái niệm đó trong việc giải thích vũ trụ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vo Truoc,

Theo thuyết ADNH, đã có vật chất và phi vật chất, vũ trụ bao hàm chứa đựng vật chất và phi vật chất, nhưng đã có vũ trụ, thì phải có phi vũ trụ, nếu vũ trụ không có phi vũ trụ vậy ta có thể cho vũ trụ là thái cực vì chỉ có thái cực mới không có sự phân chia có và không. Nếu vũ trụ không phải là thái cực thì vũ trụ phải có phi vũ trụ vì ngoài thái cực ra tất cả đều từ thái cực mà ra. Đã từ thái cực mà ra thì đã có âm và dương, có bất phi và phi, vũ trụ và phi vũ trụ, cho nên VinhL nghĩ, theo thuyết ADNH, đã có vũ trụ thì phải có phi vũ trụ.

Kính Mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

Tôi đã nói rồi, Vũ trụ chỉ là danh từ tôi "gượng" mà dùng để chỉ tất cả những cái gì tồn tại. Nếu nói phi vũ trụ nghĩa là nói phi tồn tại thì hiển nhiên là không tồn tại nghĩa là không có. Vũ trụ (hay tất cả tồn tại) là cái tướng, hay cái thể hiện của Thái cực chứ không phải Thái cực. Nói cho cùng cũng không có cái gọi là Thái cực hay Thái cực không phải là một "cái". Thái cực là bản thể, Vũ trụ (hay tất cả mọi thứ tồn tại) là tướng (hay là những biểu hiện), tương tác âm dương là dụng (cái nguyên tắc vận động) của chân lý tối thượng (Chân như). Đó là cái thế chân vạc không thể tách rời. Nhà Phật nói:" Ly bàn thể vô hiện tướng"," Ly hiện tướng vô bản thể" là thế. Diễn đạt nôm na như thế này cũng được: Gọi "Chân như" là chân lý tối thượng, tuyệt đối thì "Thái cực" là bản thể của "Chân như", Vũ trụ (hay tất cả mọi thứ tồn tại) là biểu hiện của "Chân như" (tướng), tương tác âm dương là dụng của "Chân như". Chúng không tách rời nhau được, thiếu một trong 3 cái thì hai cái kia trở nên vô nghĩa, không tồn tại. Do đó, cách đặt vấn đề của VinhL là không có ý nghĩa trong quan điểm này. Nếu VinhL có cách nhìn theo thế chân vạc Thể Tướng Dụng của nhà Phật như thế chắc chắn VinhL hiểu rõ ý tôi trình bày.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay