Thiên Sứ

Hòn Ðá Ném Ði:

21 bài viết trong chủ đề này

HÒN ĐÁ NÉM ĐI.

Có một người hành khất nọ đến trước cửa nhà của một người giàu có để xin bố thí. Một đồng xu nhỏ hay một miếng bánh vụn, đó là tất cả những gì người ăn xin chờ đợi nơi người giàu có. Nhưng, mặc cho người khốn khổ van xin, người giàu có vẫn ngoảnh mặt làm ngơ. Ðến một lúc không còn chịu nổi những lời van xin của người hành khất, thay vì bố thí, người giàu đã lấy đá ném vào con người khốn khổ.

Người hành khất lặng lẽ nhặt lấy hòn đá cho vào bị rồi thì thầm trong miệng: "Ta mang hòn đá này cho đến ngày nhà người sa cơ thất thế. Ta sẽ dùng nó để ném trả lại ngươi".

Ði đâu, người hành khất cũng mang theo hòn đá ấy. Tâm hồn ông lúc nào cũng cưu mang sự báo thù.

Năm tháng qua đi. Lời chúc dữ của người hành khất đã thành sự thật. Vì biển lận, người giàu có bị tước đoạt tất cả tài sản và bị tống giam vào ngục. Ngày hôm đó, người hành khất chứng kiến cảnh người ta áp giải người giàu vào tù ngục. Nỗi căm hờn sôi sục trong lòng ông. Ông đi theo đoàn người áp tải. Tay ông không rời bỏ hòn đá mà người giàu đã ném vào người ông cách đây mười mấy năm. Ông muốn ném hòn đá đó vào người tù để rửa sach mối nhục hằng đeo đẳng bên ông. Nhưng cuối cùng, nhìn thấy gương mặt tiều tụy đáng thương của kẻ đang bị cùm tay, người hành khất thả nhẹ hòn đá xuống đất rồi tự nhủ: "Tại sao ta lại phải mang nặng hòn đá này từ bao nhiêu năm qua? Con người này, giờ đây, cũng chỉ là một con người khốn khổ như ta".

Tha thứ là điều khó khăn nhất nhưng cũng là điều cao cả nhất.

Leon Tolstoi

15 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chiếc khăn tắm...

Năm ấy anh đã lấy cô gái xinh đẹp, kiêu ngạo đó làm vợ. Cô vợ hỏi anh: “Anh định yêu em như thế nào?”. Thực ra trong lòng cô nghĩ rằng anh sẽ trả lời mình là: “Anh sẽ yêu em đến lúc chết”. Đây là câu mà cô thích nghe nhất.

Posted Image

Nhưng anh đã không nói như vậy, anh chỉ nói: “Anh thường dùng một đôi khăn tắm, một chiếc to và một chiếc nhỏ. Anh hay dùng khăn to để rửa mặt còn khăn nhỏ thì để lau chân. Bây giờ lấy em rồi thì anh sẽ nhường cho em dùng khăn to và khăn nhỏ để anh dùng. Em sẽ mãi mãi dùng cái to còn anh sẽ mãi mãi dùng cái nhỏ có được không?”.

Cô cười ngặt nghẽo và coi đó như là lời hứa của tình yêu vậy! Nhưng vì mới lấy chồng nên cô cảm thấy đó là những lời nói tình cảm ngọt ngào.

Sau đó đúng là anh luôn dùng chiếc khăn nhỏ bé còn đưa cho cô những chiếc khăn to mềm mại, mới mẻ.

Còn nữa, những lúc nhà nấu món cá thì cô luôn ăn khúc giữa còn anh thì luôn ăn khúc đầu và khúc đuôi. Anh nói rằng anh thích ăn như vậy.

Khi đi bên nhau anh luôn đi bên ngoài, còn cô luôn đi bên tay phải của anh. Cô không hề biết rằng đó là những cử chỉ yêu thương nhất anh dành cho cô. Thời gian trôi qua, lâu dần tình cảm của cô đã bị tê liệt nên cảm thấy những cử chỉ ấy của anh chỉ là tính cách của anh mà thôi.

5 năm trôi qua, cô đã quen với sự yêu thương, sủng ái của anh. Lâu dần thì cô lại thấy chán những điều ấy. Người đàn ông nhỏ nhặt ấy có ý nghĩa gì cơ chứ? Cô bỗng thấy anh sao mà chậm chạp, đờ đẫn đến vậy. Anh chẳng biết lãng mạn là gì, không biết đến phong nhã tài hoa... Vì vậy, cô đã có nhân tình. So với nhân tình của cô thì anh còn thiếu sự nhiệt tình, nóng hổi và hoang dã. Anh thiếu mất sự hư hỏng đầy hấp dẫn đối với phụ nữ.

Cũng vì vậy mà cô đã quyết định rời xa anh.

Đi du lịch cùng người tình thì cô bỗng thấy so với anh thì người tình của cô sao mà ích kỷ đến thế. Khi ăn cá, anh ta luôn thò đũa gắp lấy khúc giữa, thoạt đầu cô cứ tưởng anh ta gắp cho mình ai ngờ anh ta lại gắp vào bát của anh ta rồi thưởng thức một cách ngon lành. Anh ta chẳng thèm để ý, hỏi han cô một lời.

Khi đi leo núi, anh ta cứ leo một mạch chẳng để ý gì đến cô, lại còn than thở cô leo chậm nữa chứ. Anh ta cũng chẳng buồn đeo ba lô giùm cô. Cô nhớ những lúc leo núi cùng chồng thì anh luôn vác cho cô tất cả mọi thứ và còn luôn leo đằng sau để ngắm lưng cô. Anh thường nói với cô rằng: “Lưng em rất đẹp!”.

Anh ta mang theo 2 chiếc khăn tắm, một chiếc mới và một chiếc cũ. Khi đi tắm anh ta dứt khoát cầm chiếc khăn mới còn chiếc khăn cũ thì để lại cho cô. Cô ngồi thừ người và chẳng hiểu tại sao nước mắt cứ chảy dài. 5 năm qua sao mà cô ích kỷ đến như vậy. Tại sao hồi đó cô nghĩ rằng đó là những việc anh ấy phải làm. Hoá ra những gì mà cô cho là cúi đầu và nhường nhịn ấy là tình yêu.

Kết thúc chuyến đi du lịch cùng người tình trước dự kiến, cô xách túi về đến cửa nhà thì anh đang đứng đợi ở đó.

Cô đề nghị ly hôn và không ngờ là anh đã thu xếp gọn gàng đồ đạc của cô. Trong chiếc túi xách đó có rất nhiều chiếc khăn tắm to, đó là những chiếc khăn tắm màu hồng, màu trắng, màu vàng đẹp đẽ. Anh nói rằng, em đã dùng quen khăn tắm to rồi nên em cứ mang hết đi.

Cô cầm một chiếc khăn tắm to lên ôm vào mặt... Lát sau cô ngẩng đầu lên nói: “Sau này chúng ta cùng dùng khăn tắm to anh nhé?”.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những chiếc khăn tắm...

Năm ấy anh đã lấy cô gái xinh đẹp, kiêu ngạo đó làm vợ. Cô vợ hỏi anh: “Anh định yêu em như thế nào?”. Thực ra trong lòng cô nghĩ rằng anh sẽ trả lời mình là: “Anh sẽ yêu em đến lúc chết”. Đây là câu mà cô thích nghe nhất.

Posted Image

[/size]

Nhưng anh đã không nói như vậy, anh chỉ nói: “Anh thường dùng một đôi khăn tắm, một chiếc to và một chiếc nhỏ. Anh hay dùng khăn to để rửa mặt còn khăn nhỏ thì để lau chân. Bây giờ lấy em rồi thì anh sẽ nhường cho em dùng khăn to và khăn nhỏ để anh dùng. Em sẽ mãi mãi dùng cái to còn anh sẽ mãi mãi dùng cái nhỏ có được không?”.

Cô cười ngặt nghẽo và coi đó như là lời hứa của tình yêu vậy! Nhưng vì mới lấy chồng nên cô cảm thấy đó là những lời nói tình cảm ngọt ngào.

Sau đó đúng là anh luôn dùng chiếc khăn nhỏ bé còn đưa cho cô những chiếc khăn to mềm mại, mới mẻ.

Còn nữa, những lúc nhà nấu món cá thì cô luôn ăn khúc giữa còn anh thì luôn ăn khúc đầu và khúc đuôi. Anh nói rằng anh thích ăn như vậy.

Khi đi bên nhau anh luôn đi bên ngoài, còn cô luôn đi bên tay phải của anh. Cô không hề biết rằng đó là những cử chỉ yêu thương nhất anh dành cho cô. Thời gian trôi qua, lâu dần tình cảm của cô đã bị tê liệt nên cảm thấy những cử chỉ ấy của anh chỉ là tính cách của anh mà thôi.

5 năm trôi qua, cô đã quen với sự yêu thương, sủng ái của anh. Lâu dần thì cô lại thấy chán những điều ấy. Người đàn ông nhỏ nhặt ấy có ý nghĩa gì cơ chứ? Cô bỗng thấy anh sao mà chậm chạp, đờ đẫn đến vậy. Anh chẳng biết lãng mạn là gì, không biết đến phong nhã tài hoa... Vì vậy, cô đã có nhân tình. So với nhân tình của cô thì anh còn thiếu sự nhiệt tình, nóng hổi và hoang dã. Anh thiếu mất sự hư hỏng đầy hấp dẫn đối với phụ nữ.

Cũng vì vậy mà cô đã quyết định rời xa anh.

Đi du lịch cùng người tình thì cô bỗng thấy so với anh thì người tình của cô sao mà ích kỷ đến thế. Khi ăn cá, anh ta luôn thò đũa gắp lấy khúc giữa, thoạt đầu cô cứ tưởng anh ta gắp cho mình ai ngờ anh ta lại gắp vào bát của anh ta rồi thưởng thức một cách ngon lành. Anh ta chẳng thèm để ý, hỏi han cô một lời.

Khi đi leo núi, anh ta cứ leo một mạch chẳng để ý gì đến cô, lại còn than thở cô leo chậm nữa chứ. Anh ta cũng chẳng buồn đeo ba lô giùm cô. Cô nhớ những lúc leo núi cùng chồng thì anh luôn vác cho cô tất cả mọi thứ và còn luôn leo đằng sau để ngắm lưng cô. Anh thường nói với cô rằng: “Lưng em rất đẹp!”.

Anh ta mang theo 2 chiếc khăn tắm, một chiếc mới và một chiếc cũ. Khi đi tắm anh ta dứt khoát cầm chiếc khăn mới còn chiếc khăn cũ thì để lại cho cô. Cô ngồi thừ người và chẳng hiểu tại sao nước mắt cứ chảy dài. 5 năm qua sao mà cô ích kỷ đến như vậy. Tại sao hồi đó cô nghĩ rằng đó là những việc anh ấy phải làm. Hoá ra những gì mà cô cho là cúi đầu và nhường nhịn ấy là tình yêu.

Kết thúc chuyến đi du lịch cùng người tình trước dự kiến, cô xách túi về đến cửa nhà thì anh đang đứng đợi ở đó.

Cô đề nghị ly hôn và không ngờ là anh đã thu xếp gọn gàng đồ đạc của cô. Trong chiếc túi xách đó có rất nhiều chiếc khăn tắm to, đó là những chiếc khăn tắm màu hồng, màu trắng, màu vàng đẹp đẽ. Anh nói rằng, em đã dùng quen khăn tắm to rồi nên em cứ mang hết đi.

Cô cầm một chiếc khăn tắm to lên ôm vào mặt... Lát sau cô ngẩng đầu lên nói: “Sau này chúng ta cùng dùng khăn tắm to anh nhé?”.

"Người đàn ông chính trực có thể yêu như một kẻ điên, nhưng đừng bao giờ yêu như một thằng ngu"

Người đàn ông này cao cả quá...cao cả đến không thật...

Rất may, mình không là như thế...?

Hay...

Rất tiếc mình không thể như thế...?

"Người ta chỉ tha thứ cho lỗi lầm, không ai tha thứ cho sự lừa dối"

Lầm lỡ chăng...?

Lừa dối chăng...?

Nghĩ đi nghĩ lại, cảm giác thật khó chịu...

Có lẽ "Tham, sân, si" trong ta còn quá là nhiều...!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người đàn ông này cao cả quá...cao cả đến không thật... >> Phải không ah??? Vậy mà làm bao cô khốn khổ đi tìm...

:)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy mà làm bao cô khốn khổ đi tìm...

Khốn khổ là đúng thôi...!

Đi tìm...cái không thật...thì sao tìm ra...?

Không những "khốn khổ" mà sẽ "khùng" luôn...

"Người ta khổ vì thương không phải cách...

Yêu sai duyên...và mến chẳng nhằm người...

Có kho vàng nhưng tặng chẳng tùy nơi...

Người ta khổ...vì xin không phải chổ...

Đường êm quá...ai đi mà nhớ ngó...

Đến khi hay...gai nhọn đã vào xương....

Vì thả lòng...không kiềm chế dây cương...

Người ta khổ...vì lui không được nữa...

Những mắt cạn cũng cho rằng sâu chứa...

Những tim không mà tưởng tượng tràn đầy...

Muôn nghìn đời...tìm cớ dõi sương mây...

Dấn thân mãi...đến kiếm trời dưới đất...

Người ta khổ vì cố chen ngõ chật...

Cửa đóng bưng nên càng quyết xông vào...

Rồi bị thương...người ta giữ gươm dao...

Không muốn chữa...không chịu lành thú độc..."

Dại khờ - Xuân Diệu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Người đàn ông chính trực có thể yêu như một kẻ điên, nhưng đừng bao giờ yêu như một thằng ngu"

Người đàn ông này cao cả quá...cao cả đến không thật...Và không có bao giờ!

Rất may, mình không là như thế...?

Hay...nên cố gắng như thế để được đưa vào danh sách "chuyện khó tin...."

Rất tiếc mình không thể như thế...?

"Người ta chỉ tha thứ cho lỗi lầm, không ai tha thứ cho sự lừa dối"

Lầm lỡ chăng...?

Lừa dối chăng...? Cả hai và khó vì khi ấy tỉ lệ dân số phụ nữ chênh vênh 1/9

Nghĩ đi nghĩ lại, cảm giác thật khó chịu...

Có lẽ "Tham, sân, si" trong ta còn quá là nhiều...! Tham , ái, Dục còn cả trong mỗi chúng ta.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng thực tế tôi đã gặp một người đàn ông gần như vậy. Nhưng vì không phải trong chuyện - hơi bị cách điệu - nên anh ấy rất buồn và tha thứ. Đây cũng chỉ là câu chuyện sưu tầm thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Nòng nọc: Có đấy anh ah. Em đã từng gặp, là Thầy của em...Cực phẩm của cực phẩm nhân gian...Best of the best :)

Nhưng khác câu chuyện này là cả 2 vợ chồng đều là cực phẩm nhân gian :D

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ Nòng nọc: Có đấy anh ah. Em đã từng gặp, là Thầy của em...Cực phẩm của cực phẩm nhân gian...Best of the best :)

Nhưng khác câu chuyện này là cả 2 vợ chồng đều là cực phẩm nhân gian :D

Khẳng định: Có...!

Nếu như dzầy...

Cả 2 vợ chồng đều là cực phẩm nhân gian :D

Ngay cả Nòng Nọc này...cũng sẽ 99% như thế... :D

1% bắt buộc còn lại là...

Bà xã Nòng Nọc phải được cỡ 98%...(thua Nòng Nọc 1%...không chấp...)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về người kỳ lạ ở Viện lão khoa Trung ương

Tác giả: A Sáng

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước

Tôi muốn kể lại một cách trung thực câu chuyện này và bất lực khi muốn lý giải bản chất của nó. Cái gì đang diễn ra trong đời sống chúng ta? Cái gì đã làm cho chữ Hiếu và tiền bạc lại trở nên đối nghịch đến độ không thể cắt nghĩa?

Nhiều lúc tôi lại rùng mình nghĩ rằng, một ngày nào đó chính cái thân xác của tôi già nua, bệnh tật, rồi nằm liệt một chỗ. Thế rồi một bàn tay ai đó bắt đầu chăm sóc cái thân xác bệnh tật của tôi, và rồi đến một ngày tôi biết sự thật...

Câu chuyện bắt đầu từ phòng điều trị số 303, tầng 3, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Sở dĩ tôi có mặt ở đây vì đến trông nom ông anh cả. Sức khỏe bác cả nhà tôi chưa đến nỗi phải cần người chăm sóc từng ly từng tí khi nằm điều trị. Ông anh cả tôi chỉ bị viêm dây thần kinh mắt nên cần nằm truyền kháng sinh liều cao. Những lúc nằm truyền như vậy, tôi muốn ngồi cùng bác ấy trò chuyện cho đỡ buồn.

Và trong vòng hơn 7 ngày ngồi trò chuyện với bác ấy tôi đã chứng kiến câu chuyện này. Trong phòng điều trị còn hai bệnh nhân, đều mắc căn bệnh tai biến mạch máu não, nằm liệt hoàn toàn. Cụ thứ nhất có tới 6 người con cả trai cả gái. Họ đến mỗi ngày 3 người, ngồi kín cả hành lang, trò chuyện rôm rả về bệnh tật của cụ, thỉnh thoảng họ cũng tranh cãi nhau về cách chăm sóc một người liệt.

Posted Image

Tôi đã có một bài học - bài học tuyệt vời về lòng hiếu thảo của con người. Ảnh: tintuc.xalo.vn

Tôi quan sát và thật sự cảm động, thầm nghĩ rằng, người cha này có phúc lớn, lúc ốm đau con cháu kéo đến cả đàn, tranh nhau chăm sóc. Có lẽ đời người như thế là viên mãn. Khi bệnh tật đang dần cướp đi tất cả thì cái "năng lượng" của con cháu trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết. Cụ nằm thở thoi thóp, hình như không còn biết gì nhưng tôi thấy rõ sự yên bình trong cách "ngủ" của cụ. Chỉ cần tay cụ động một chút thì ngay lập tức một người con reo lên: "Tay bố động rồi này, gọi bác sỹ ngay!", thế rồi họ chạy rầm rầm, í ới gọi bác sỹ...

Khuôn mặt của mấy đứa con cụ thật rạng ngời, chứa chan hi vọng về sự hồi phục của cha mình. Đôi lúc một trong số họ quay sang cười nói với tôi: Cụ nhà tôi lúc còn khỏe là tham việc lắm, chẳng bao giờ cụ chịu ngồi yên, 84 tuổi mà vẫn cứ đòi ra đồng, nếu không bị tai biến thì giờ này cụ đang ngoài ao cá... Họ nói hồn nhiên, say sưa như muốn quên đi hiện tại - quên đi rằng cha mình đang bị liệt. Có lẽ họ muốn quay về quá khứ, về cái ngày mà cha họ còn khỏe, đơn giản vì họ yêu cha mình thật sự.

Đó là chuyện của cụ thứ nhất, ngay bên cạnh cũng một cụ nằm liệt như thế nhưng xem chừng nặng hơn bởi cụ hầu như không cử động chút nào, chỉ khò khè thở. Chỉ nhìn qua cũng biết được cụ thuộc tầng lớp giàu có vì xung quanh giường của cụ toàn những thứ đắt tiền: đệm đặc chủng cho người bị liệt (loại này bệnh viện không có), máy thở đặc chủng (nghe nói họ thuê riêng) và vô vàn thứ đặc biệt khác.

Nhưng đặc biệt hơn chính là người chăm sóc cụ - chỉ duy nhất một thiếu phụ chừng 40 tuổi. Trái ngược với sự đông đúc, ầm ĩ của người nhà bệnh nhân bên cạnh, người thiếu phụ này chăm sóc bệnh nhân một cách kỳ lạ. Sự kỳ lạ ở chỗ chị ấy hết sức thành thạo mọi việc: lau rửa, cho ăn, kiểm tra, bôi thuốc... nhưng kỳ lạ hơn chính là cách trò chuyện cực kỳ thân mật của chị. "Con cho ông ăn nhé! Trời ơi, chân ông lại loét rồi này, từ từ nhé con cho ông nằm nghiêng nhé! Ông thấy thoải mái hơn không!?" - cứ thế vừa làm chị ấy vừa nói thật âu yếm.

Posted Image

Tình yêu thương lẫn nhau là món quà lớn nhất của cuộc sống. Ảnh: tin247.com Tôi xúc động với bệnh nhân kia bao nhiêu thì thán phục đến rớt nước mắt với chị ấy bấy nhiêu. Tôi tự nhủ rằng, cụ này còn phúc hơn cụ kia trăm lần. Có được một cô con gái thế này trên đời thật hiếm. Đám con cháu của cụ bên kia chỉ chiếm số đông, nhưng đa phần vụng về không thành thạo việc chăm sóc người nằm liệt, đặc biệt là công đoạn thay "bỉm", hoặc ống nước tiểu được gắn liền với bộ phận sinh dục của cụ. Họ loay hoay, tranh cãi, đôi lúc làm rối tung mọi việc.

Những lúc như thế người thiếu phụ ở giường bên kia liền hướng dẫn, hoặc tự tay giúp họ. Chị vừa làm vừa giải thích: Muốn thay phải nâng người cụ lên thế này, lúc lau phải dùng khăn thế này, dùng loại dung dịch này, cái ống nước tiểu phải lắp thế này... Bàn tay khỏe mạnh và rất khéo léo của chị thật thành thạo công việc. Đám con cháu chiếm số đông ấy cứ ngượng nghịu đứng ngẩn tò te.

Tôi cũng ngẩn tò te nhìn chị làm cái công việc hết sức khó khăn ấy. Tôi lại thầm nghĩ rằng, có lẽ cha chị ấy đã nằm liệt lâu nên mới có nhiều kinh nghiệm chăm sóc như vậy. Nhưng đó mới chỉ là kinh nghiệm, cái làm tôi xúc động chính là cách chị trò chuyện với người bệnh. Có một cái gì đó thật sự yêu thương - tình yêu thương kiên trì vô cùng của chị. Tôi cũng tò mò hỏi chị về cụ: "Ông nằm liệt bao lâu rồi chị?". "3 năm rồi, đây là lần đột quỵ thứ hai..." - chị trả lời thản nhiên.

Tôi rất thắc mắc rằng vì sao đã 5 ngày liền tôi không thấy bất cứ ai ngoài chị đến chăm nom cụ, nhưng tôi lại nghĩ chuyện này không nên hỏi. Nhưng tò mò quá không đừng được, tôi thốt lên: "Có mỗi mình chị chăm sóc cụ thôi à?". "Ừ, họ bận cả..." - chị trả lời nhát gừng ý như không muốn nói chuyện này, tôi đành im lặng và tiếp tục quan sát người phụ nữ đáng ngưỡng mộ này.

Ngày hôm sau, vẫn một mình thiếu phụ ấy bên cụ. Lần này chị đang loay hoay chuyển tư thế nằm cho cụ. Dù khá khoẻ mạnh, nhưng việc vần một bệnh nhân nằm liệt hoàn toàn và khá béo như thế cũng khiến chị toát mồ hôi. Tôi nhanh nhảu đến giúp chị thì ôi thôi! Cái lưng của cụ đã bị loét ra nhiều chỗ, đặc biệt là hai cái mắt cá chân thì gần như thối rữa dù người bệnh nằm trên cái đệm đặc biệt có tác dụng chống loét.

Khi đã vần được cụ nằm nghiêng, chị bắt đầu dùng thuốc khử trùng cẩn thận lau những chỗ loét ấy. Thú thực tôi phải cố gắng lắm mới đủ sức đứng nhìn chị lau rửa. Chị vừa làm vừa nói âu yếm: Khổ thân chưa, chắc đau lắm ông nhỉ!? Con đã bảo rồi, lúc nào đau thì mở mắt để con biết... Khổ thân ông của con quá...! Cứ thế chị nỉ non, như nói cho người bệnh, như nói cho chính mình nghe. Người bệnh thì hoàn toàn như không biết gì, ngoài việc ngậm cái ống bơm thức ăn ở miệng, đôi mắt vẫn nhắm nghiền, những vết loét kia hình như không phải trên da thịt mình...

Tôi bắt đầu chuyển từ sự xúc động sang thắc mắc. Đã 6 ngày nay chỉ một mình chị ấy chăm sóc cha mình, mà đã 3 năm nay như vậy thì thật đáng khâm phục. Có lẽ anh chị em nhà chị ấy bận hoặc giao phó công việc không muốn làm này cho mình chị. Tôi đã từng chứng kiến nhiều gia đình đông anh chị em có cha mẹ bị ốm. Họ đùn đẩy nhau, trách móc nhau, tố cáo nhau... tất cả chỉ muốn tránh cái việc chăm sóc bậc sinh thành ra mình. Có người còn trốn biệt như việc đó không liên quan đến mình. Và đôi khi chính tôi cũng cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với cha mẹ. Tôi thật sự khâm phục người thiếu phụ này.

Bỗng chốc căn phòng điều trị vốn nhiều sự não nề trở nên ấm cúng lạ thường. Ông cả nhà tôi cứ ngồi trầm ngâm nhìn người thiếu phụ. Đôi mắt giàu kinh nghiệm của ông hình như cũng đang có cùng suy nghĩ như tôi. Nhiều lúc bẵng đi vài tháng tôi thật sự quên rằng mình đang có một người mẹ già ở quê, tất nhiên chính tôi lại tự biện hộ ngay rằng, mẹ mình còn khoẻ, mình bận rộn thỉnh thoảng quên cũng chẳng hề hấn gì, công việc mà...

Thỉnh thoảng mẹ tôi chủ động gọi điện hỏi thăm tôi mới giật mình thấy xấu hổ. Có lẽ lâu quá tôi không gọi về nên mẹ lo lắng, câu đầu tiên bao giờ mẹ tôi cũng hỏi: Con bận lắm à? Mỗi lần như vậy tôi lại thấy mình thật tồi tệ, chưa làm tròn chữ Hiếu với bậc sinh thành.

Và bây giờ tôi chứng kiến những con người này: một đàn con đông đúc, tranh nhau chăm sóc cha; một người thiếu phụ kỳ lạ, lúc nào cũng âu yếm chăm sóc người bệnh, tôi chưa hề thấy một dấu hiệu nào về sự chán nản, thất vọng, hay cáu gắt trên khuôn mặt chị ấy suốt 6 ngày liền. Bằng ấy đủ để chứng minh rằng, sự cẩn trọng, tỉ mỉ, âu yếm của chị là thật.

Tôi suy nghĩ miên man về điều này. Tự nhiên thấy mình thật sự bé mọn vì luôn hoài nghi những điều xung quanh. Báo chí đã viết nhiều về những sự bất hiếu, vô đạo đức, đối xử lạnh lùng... với người thân khi họ mắc bệnh, hoặc quá già. Vì thế tôi luôn mang trong đầu óc phán xét, hoài nghi mỗi khi tiếp cận những hoàn cảnh tương tự vậy. Nhưng lần này tôi đã có một bài học - bài học tuyệt vời về lòng hiếu thảo của con người.

Tôi vẫn miên man suy nghĩ và ngắm nhìn người thiếu phụ đầy ngưỡng mộ này thì đột nhiên từ cửa phòng bệnh xuất hiện một người phụ nữ. Chị ta ăn mặc sang trọng, trang sức đeo khắp người, chỉ nhìn qua cũng biết là người giàu có. Chị ta đi thẳng đến giường bệnh, một tay bịt mũi hất hàm hỏi người thiếu phụ: "Cụ thế nào? Có khá hơn không?". Người thiếu phụ nhoẻn cười: "Vẫn thế, được cái không bị trớ lúc ăn...". Chị ta cũng không thèm ngồi xuống chỉ đứng từ xa nhìn người thiếu phụ đang lau rửa chỗ loét, tay vẫn bưng lấy mũi, khuôn mặt sang trọng hằn rõ sự khó chịu.

Cũng chỉ vài phút sau chị rảo bước ra ngoài, rồi đi thẳng. Lúc này người thiếu phụ mới nói: "Con gái cụ đấy, thỉnh thoảng mới đảo qua, họ bận lắm...". Tôi trố mắt hỏi dồn: "Thế còn chị?". Người thiếu phụ mắt vẫn không rời những chỗ loét, bàn tay mạnh khoẻ và khéo léo của chị vẫn lau rửa và thủng thẳng trả lời: "Không, tôi là người làm thuê thôi. Tôi làm nghề này lâu rồi, nhưng chắc sang năm nghỉ, họ nói mãi tôi mới ở lại đấy...". Tôi thấy mình như bị một cái tát vào mặt! Hoá ra là vậy, tôi đã nhầm và tôi không có được bất cứ bài học gì. Tôi nhầm! Lạy Phật tôi nhầm lẫn!

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Sự thật về người kỳ lạ ở Viện lão khoa Trung ương của bác Thiên Sứ post lên đọc song mà đau lòng quá

Mình cũng đâu đã làm tròn bổn phận 1 người làm con, mỗi lần gọi điện về nhà, bố mẹ lại hỏi: "Dạo này con bận lắm à" trời ơi sao mà giống với mình thế không biết

Edited by Vi Tiểu Bảo

Share this post


Link to post
Share on other sites

Món quà kính tặng những ai là Thầy, Cô nhận dịp 20/11

CÔ GIÁO VÀ HỌC TRÒ LỚP 5

ntpt giới thiệu

Câu chuyện đã xảy ra từ nhiều năm trước. Lúc đó, cô Thompson đang dạy tai trường tiểu học của một thị trấn nhỏ tại Hoa Kỳ. Vào ngày khai giảng năm học mới, cô đứng trước những em học sinh lớp 5, nhìn cả lớp và nói cô sẽ yêu thương tất cả các học sinh như nhau. Nhưng thực ra cô biết mình sẽ không làm được điều đó bởi cô đã nhìn thấy cậu học sinh Teddy Stoddard ngồi lù lù ngay bàn đầu. Năm ngoái cô đã từng biết Teddy và thấy cậu bé chơi không đẹp với bạn bè, quần áo thì lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì lại quá bẩn thỉu.

"Teddy trông thật khó ưa".

Chẳng những thế, cô Thompson còn dùng cây bút đỏ vạch một chữ thập rõ đậm vào hồ sơ cá nhân của Teddy và ghi chữ F đỏ chói ngay phía ngoài (chữ F là hạng kém).

Ở trường này, vào đầu năm học mỗi giáo viên đều phải xem thành tích học tập của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Cô Thompson đã nhét hồ sơ cá nhân của Teddy đến cuối cùng mới mở ra xem, và cô rất ngạc nhiên về những điều đọc được.

Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 đã nhận xét Teddy như sau:

"Teddy là một đứa trẻ thông minh và luôn vui vẻ. Học giỏi và chăm ngoan... Em là nguồn vui cho người chung quanh".

Cô giáo lớp 2 nhận xét:

"Teddy là một học sinh xuất sắc, được bạn bè yêu quý nhưng có chút vấn đề vì mẹ em ốm nặng và cuộc sống gia đình thật sự là một cuộc chiến đấu".

Giáo viên lớp 3 ghi:

"Cái chết của người mẹ đã tác động mạnh đến Teddy. Em đã cố gắng học, nhưng cha em không mấy quan tâm đến con cái và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng đến em nếu em không được giúp đỡ".

Giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nhận xét:

"Teddy tỏ ra lãnh đạm và không tỏ ra thích thú trong học tập. Em không có nhiều bạn và thỉnh thoảng ngủ gục trong lớp".

Đọc đến đây, cô Thompson chợt hiểu ra vấn đề và cảm thấy tự hổ thẹn.

Cô còn thấy áy náy hơn khi đến lễ Giáng sinh, tất cả học sinh trong lớp đem tặng cô những món quà gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, ngoại trừ món quà của Teddy. Em đem tặng cô một gói quà bọc vụng về bằng loại giấy gói hàng nâu xạm màu mà em tận dụng lại từ loại túi giấy gói hàng của tiệm tạp hóa. Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp. Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên chiếc vòng giả kim cương cũ đã sút mất vài hột đá và một chai nước hoa chỉ còn lại một ít. Nhưng cô đã dập tắt những tiếng cười nhạo kia khi cô khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào tay và xịt một ít nước hoa trong chai lên cổ tay. Hôm đó Teddy đã nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô:

"Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa".

Sau khi đứa bé ra về, cô Thompson đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ. Và chính từ hôm đó, ngoài dạy học cô còn lưu tâm chăm sóc cho Teddy hơn trước. Mỗi khi cô đến bàn em để hướng dẫn thêm, tinh thần Teddy dường như phấn chấn hẳn lên. Cô càng động viên em càng tiến bộ nhanh.

Vào cuối năm học, Teddy đã trở thành học sinh giỏi nhất lớp. Và trái với phát biểu của mình vào đầu năm học, đã không yêu thương mọi học sinh như nhau. Teddy là học trò cưng nhất của cô.

Một năm sau, cô tìm thấy một mẩu giấy nhét qua khe cửa. Teddy viết: "Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong đời em".

Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp và "Cô vẫn là người thầy tuyệt vời nhất trong đời em".

Bốn năm sau, cô lại nhận được một lá thư nữa. Teddy cho biết dù hoàn cảnh rất khó khăn khiến cho cậu có lúc cảm thấy bế tắc, cậu vẫn quyết tốt nghiệp đại học với hạng xuất sắc nhất, nhưng "Cô vẫn luôn là cô giáo tuyệt vời mà em yêu quý nhất trong đời".

Rồi bốn năm sau nữa cô nhận được bức thư trong đó Teddy báo tin cho biết cậu đã đậu tiến sĩ và quyết định học thêm lên. "Cô vẫn là người thầy tuyệt nhất của đời em", nhưng lúc này tên cậu đã dài hơn. Bức thư ký tên Theodore F. Stoddard - giáo sư tiến sĩ.

Câu chuyện vẫn chưa kết thúc tại đây. Một bức thư nữa được gửi đến nhà cô Thompson.

Teddy kể cậu đã gặp một cô gái và cậu sẽ cưới cô ta. Cậu giải thích vì cha cậu đã mất cách đây vài năm nên cậu mong cô Thompson sẽ đến dự lễ cưới và ngồi ở vị trí vốn thường được dành cho mẹ chú rể.

Và bạn thử đoán xem việc gì đã xảy ra? Ngày đó, cô đeo chiếc vòng kim cương giả bị rớt hột mà Teddy đã tặng cô năm xưa, xức thứ nước hoa mà Teddy nói mẹ cậu đã dùng vào kỳ Giáng sinh cuối cùng trước lúc bà mất.

Họ ôm nhau mừng rỡ và giáo sư Stoddard thì thầm vào tai cô Thompson: "Cám ơn cô đã tin tưởng em. Cám ơn cô rất nhiều vì đã làm cho em cảm thấy mình quan trọng và cho em niềm tin rằng mình sẽ tiến bộ".

Cô Thompson vừa khóc vừa nói nhỏ với cậu: "Teddy, em nói sai rồi.Chính em mới là người đã dạy cô rằng cô có thể sống khác đi. Cô chỉ biết thế nào là dạy học kể từ khi cô được gặp em".

--------------------

“Đang trong quá trình học hỏi, xem đúng hay sai feedback lại dùm nhé. Xin củm ơn ^^”

- ntpt-

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về người kỳ lạ ở Viện lão khoa Trung ương

Tác giả: A Sáng

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước

Tôi muốn kể lại một cách trung thực câu chuyện này và bất lực khi muốn lý giải bản chất của nó. Cái gì đang diễn ra trong đời sống chúng ta? Cái gì đã làm cho chữ Hiếu và tiền bạc lại trở nên đối nghịch đến độ không thể cắt nghĩa?

Nhiều lúc tôi lại rùng mình nghĩ rằng, một ngày nào đó chính cái thân xác của tôi già nua, bệnh tật, rồi nằm liệt một chỗ. Thế rồi một bàn tay ai đó bắt đầu chăm sóc cái thân xác bệnh tật của tôi, và rồi đến một ngày tôi biết sự thật...

Câu chuyện bắt đầu từ phòng điều trị số 303, tầng 3, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Sở dĩ tôi có mặt ở đây vì đến trông nom ông anh cả. Sức khỏe bác cả nhà tôi chưa đến nỗi phải cần người chăm sóc từng ly từng tí khi nằm điều trị. Ông anh cả tôi chỉ bị viêm dây thần kinh mắt nên cần nằm truyền kháng sinh liều cao. Những lúc nằm truyền như vậy, tôi muốn ngồi cùng bác ấy trò chuyện cho đỡ buồn.

Và trong vòng hơn 7 ngày ngồi trò chuyện với bác ấy tôi đã chứng kiến câu chuyện này. Trong phòng điều trị còn hai bệnh nhân, đều mắc căn bệnh tai biến mạch máu não, nằm liệt hoàn toàn. Cụ thứ nhất có tới 6 người con cả trai cả gái. Họ đến mỗi ngày 3 người, ngồi kín cả hành lang, trò chuyện rôm rả về bệnh tật của cụ, thỉnh thoảng họ cũng tranh cãi nhau về cách chăm sóc một người liệt.

Posted Image

Tôi đã có một bài học - bài học tuyệt vời về lòng hiếu thảo của con người. Ảnh: tintuc.xalo.vn

Tôi quan sát và thật sự cảm động, thầm nghĩ rằng, người cha này có phúc lớn, lúc ốm đau con cháu kéo đến cả đàn, tranh nhau chăm sóc. Có lẽ đời người như thế là viên mãn. Khi bệnh tật đang dần cướp đi tất cả thì cái "năng lượng" của con cháu trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết. Cụ nằm thở thoi thóp, hình như không còn biết gì nhưng tôi thấy rõ sự yên bình trong cách "ngủ" của cụ. Chỉ cần tay cụ động một chút thì ngay lập tức một người con reo lên: "Tay bố động rồi này, gọi bác sỹ ngay!", thế rồi họ chạy rầm rầm, í ới gọi bác sỹ...

Khuôn mặt của mấy đứa con cụ thật rạng ngời, chứa chan hi vọng về sự hồi phục của cha mình. Đôi lúc một trong số họ quay sang cười nói với tôi: Cụ nhà tôi lúc còn khỏe là tham việc lắm, chẳng bao giờ cụ chịu ngồi yên, 84 tuổi mà vẫn cứ đòi ra đồng, nếu không bị tai biến thì giờ này cụ đang ngoài ao cá... Họ nói hồn nhiên, say sưa như muốn quên đi hiện tại - quên đi rằng cha mình đang bị liệt. Có lẽ họ muốn quay về quá khứ, về cái ngày mà cha họ còn khỏe, đơn giản vì họ yêu cha mình thật sự.

Đó là chuyện của cụ thứ nhất, ngay bên cạnh cũng một cụ nằm liệt như thế nhưng xem chừng nặng hơn bởi cụ hầu như không cử động chút nào, chỉ khò khè thở. Chỉ nhìn qua cũng biết được cụ thuộc tầng lớp giàu có vì xung quanh giường của cụ toàn những thứ đắt tiền: đệm đặc chủng cho người bị liệt (loại này bệnh viện không có), máy thở đặc chủng (nghe nói họ thuê riêng) và vô vàn thứ đặc biệt khác.

Nhưng đặc biệt hơn chính là người chăm sóc cụ - chỉ duy nhất một thiếu phụ chừng 40 tuổi. Trái ngược với sự đông đúc, ầm ĩ của người nhà bệnh nhân bên cạnh, người thiếu phụ này chăm sóc bệnh nhân một cách kỳ lạ. Sự kỳ lạ ở chỗ chị ấy hết sức thành thạo mọi việc: lau rửa, cho ăn, kiểm tra, bôi thuốc... nhưng kỳ lạ hơn chính là cách trò chuyện cực kỳ thân mật của chị. "Con cho ông ăn nhé! Trời ơi, chân ông lại loét rồi này, từ từ nhé con cho ông nằm nghiêng nhé! Ông thấy thoải mái hơn không!?" - cứ thế vừa làm chị ấy vừa nói thật âu yếm.

Posted Image

Tình yêu thương lẫn nhau là món quà lớn nhất của cuộc sống. Ảnh: tin247.com Tôi xúc động với bệnh nhân kia bao nhiêu thì thán phục đến rớt nước mắt với chị ấy bấy nhiêu. Tôi tự nhủ rằng, cụ này còn phúc hơn cụ kia trăm lần. Có được một cô con gái thế này trên đời thật hiếm. Đám con cháu của cụ bên kia chỉ chiếm số đông, nhưng đa phần vụng về không thành thạo việc chăm sóc người nằm liệt, đặc biệt là công đoạn thay "bỉm", hoặc ống nước tiểu được gắn liền với bộ phận sinh dục của cụ. Họ loay hoay, tranh cãi, đôi lúc làm rối tung mọi việc.

Những lúc như thế người thiếu phụ ở giường bên kia liền hướng dẫn, hoặc tự tay giúp họ. Chị vừa làm vừa giải thích: Muốn thay phải nâng người cụ lên thế này, lúc lau phải dùng khăn thế này, dùng loại dung dịch này, cái ống nước tiểu phải lắp thế này... Bàn tay khỏe mạnh và rất khéo léo của chị thật thành thạo công việc. Đám con cháu chiếm số đông ấy cứ ngượng nghịu đứng ngẩn tò te.

Tôi cũng ngẩn tò te nhìn chị làm cái công việc hết sức khó khăn ấy. Tôi lại thầm nghĩ rằng, có lẽ cha chị ấy đã nằm liệt lâu nên mới có nhiều kinh nghiệm chăm sóc như vậy. Nhưng đó mới chỉ là kinh nghiệm, cái làm tôi xúc động chính là cách chị trò chuyện với người bệnh. Có một cái gì đó thật sự yêu thương - tình yêu thương kiên trì vô cùng của chị. Tôi cũng tò mò hỏi chị về cụ: "Ông nằm liệt bao lâu rồi chị?". "3 năm rồi, đây là lần đột quỵ thứ hai..." - chị trả lời thản nhiên.

Tôi rất thắc mắc rằng vì sao đã 5 ngày liền tôi không thấy bất cứ ai ngoài chị đến chăm nom cụ, nhưng tôi lại nghĩ chuyện này không nên hỏi. Nhưng tò mò quá không đừng được, tôi thốt lên: "Có mỗi mình chị chăm sóc cụ thôi à?". "Ừ, họ bận cả..." - chị trả lời nhát gừng ý như không muốn nói chuyện này, tôi đành im lặng và tiếp tục quan sát người phụ nữ đáng ngưỡng mộ này.

Ngày hôm sau, vẫn một mình thiếu phụ ấy bên cụ. Lần này chị đang loay hoay chuyển tư thế nằm cho cụ. Dù khá khoẻ mạnh, nhưng việc vần một bệnh nhân nằm liệt hoàn toàn và khá béo như thế cũng khiến chị toát mồ hôi. Tôi nhanh nhảu đến giúp chị thì ôi thôi! Cái lưng của cụ đã bị loét ra nhiều chỗ, đặc biệt là hai cái mắt cá chân thì gần như thối rữa dù người bệnh nằm trên cái đệm đặc biệt có tác dụng chống loét.

Khi đã vần được cụ nằm nghiêng, chị bắt đầu dùng thuốc khử trùng cẩn thận lau những chỗ loét ấy. Thú thực tôi phải cố gắng lắm mới đủ sức đứng nhìn chị lau rửa. Chị vừa làm vừa nói âu yếm: Khổ thân chưa, chắc đau lắm ông nhỉ!? Con đã bảo rồi, lúc nào đau thì mở mắt để con biết... Khổ thân ông của con quá...! Cứ thế chị nỉ non, như nói cho người bệnh, như nói cho chính mình nghe. Người bệnh thì hoàn toàn như không biết gì, ngoài việc ngậm cái ống bơm thức ăn ở miệng, đôi mắt vẫn nhắm nghiền, những vết loét kia hình như không phải trên da thịt mình...

Tôi bắt đầu chuyển từ sự xúc động sang thắc mắc. Đã 6 ngày nay chỉ một mình chị ấy chăm sóc cha mình, mà đã 3 năm nay như vậy thì thật đáng khâm phục. Có lẽ anh chị em nhà chị ấy bận hoặc giao phó công việc không muốn làm này cho mình chị. Tôi đã từng chứng kiến nhiều gia đình đông anh chị em có cha mẹ bị ốm. Họ đùn đẩy nhau, trách móc nhau, tố cáo nhau... tất cả chỉ muốn tránh cái việc chăm sóc bậc sinh thành ra mình. Có người còn trốn biệt như việc đó không liên quan đến mình. Và đôi khi chính tôi cũng cảm thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm với cha mẹ. Tôi thật sự khâm phục người thiếu phụ này.

Bỗng chốc căn phòng điều trị vốn nhiều sự não nề trở nên ấm cúng lạ thường. Ông cả nhà tôi cứ ngồi trầm ngâm nhìn người thiếu phụ. Đôi mắt giàu kinh nghiệm của ông hình như cũng đang có cùng suy nghĩ như tôi. Nhiều lúc bẵng đi vài tháng tôi thật sự quên rằng mình đang có một người mẹ già ở quê, tất nhiên chính tôi lại tự biện hộ ngay rằng, mẹ mình còn khoẻ, mình bận rộn thỉnh thoảng quên cũng chẳng hề hấn gì, công việc mà...

Thỉnh thoảng mẹ tôi chủ động gọi điện hỏi thăm tôi mới giật mình thấy xấu hổ. Có lẽ lâu quá tôi không gọi về nên mẹ lo lắng, câu đầu tiên bao giờ mẹ tôi cũng hỏi: Con bận lắm à? Mỗi lần như vậy tôi lại thấy mình thật tồi tệ, chưa làm tròn chữ Hiếu với bậc sinh thành.

Và bây giờ tôi chứng kiến những con người này: một đàn con đông đúc, tranh nhau chăm sóc cha; một người thiếu phụ kỳ lạ, lúc nào cũng âu yếm chăm sóc người bệnh, tôi chưa hề thấy một dấu hiệu nào về sự chán nản, thất vọng, hay cáu gắt trên khuôn mặt chị ấy suốt 6 ngày liền. Bằng ấy đủ để chứng minh rằng, sự cẩn trọng, tỉ mỉ, âu yếm của chị là thật.

Tôi suy nghĩ miên man về điều này. Tự nhiên thấy mình thật sự bé mọn vì luôn hoài nghi những điều xung quanh. Báo chí đã viết nhiều về những sự bất hiếu, vô đạo đức, đối xử lạnh lùng... với người thân khi họ mắc bệnh, hoặc quá già. Vì thế tôi luôn mang trong đầu óc phán xét, hoài nghi mỗi khi tiếp cận những hoàn cảnh tương tự vậy. Nhưng lần này tôi đã có một bài học - bài học tuyệt vời về lòng hiếu thảo của con người.

Tôi vẫn miên man suy nghĩ và ngắm nhìn người thiếu phụ đầy ngưỡng mộ này thì đột nhiên từ cửa phòng bệnh xuất hiện một người phụ nữ. Chị ta ăn mặc sang trọng, trang sức đeo khắp người, chỉ nhìn qua cũng biết là người giàu có. Chị ta đi thẳng đến giường bệnh, một tay bịt mũi hất hàm hỏi người thiếu phụ: "Cụ thế nào? Có khá hơn không?". Người thiếu phụ nhoẻn cười: "Vẫn thế, được cái không bị trớ lúc ăn...". Chị ta cũng không thèm ngồi xuống chỉ đứng từ xa nhìn người thiếu phụ đang lau rửa chỗ loét, tay vẫn bưng lấy mũi, khuôn mặt sang trọng hằn rõ sự khó chịu.

Cũng chỉ vài phút sau chị rảo bước ra ngoài, rồi đi thẳng. Lúc này người thiếu phụ mới nói: "Con gái cụ đấy, thỉnh thoảng mới đảo qua, họ bận lắm...". Tôi trố mắt hỏi dồn: "Thế còn chị?". Người thiếu phụ mắt vẫn không rời những chỗ loét, bàn tay mạnh khoẻ và khéo léo của chị vẫn lau rửa và thủng thẳng trả lời: "Không, tôi là người làm thuê thôi. Tôi làm nghề này lâu rồi, nhưng chắc sang năm nghỉ, họ nói mãi tôi mới ở lại đấy...". Tôi thấy mình như bị một cái tát vào mặt! Hoá ra là vậy, tôi đã nhầm và tôi không có được bất cứ bài học gì. Tôi nhầm! Lạy Phật tôi nhầm lẫn!

Tại sao lại là "nhầm lẫn" và "Không có được bài học gì"? Dù người phụ nữ đó chỉ là người làm thuê, chị ở lại làm việc là vì tiền, nhưng trong cách làm việc của chị cũng toát lên tình cảm giữa con người với con người cơ mà. Chị chăm sóc ông cụ để lấy tiền. Nhưng chị tận tâm, xuýt xoa khi ông cụ đau..có phải là để lấy tiền đâu..!?!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Ông lão ăn xin ...

Có một ông lão ăn xin nọ , luôn luôn mang theo 1 cái hộp gỗ . Một hôm ông lão ngồi ở một gốc cây nọ và như thường lệ ông để cái hộp ở bên cạnh . Lúc sau có người khách đi qua ông lão , ông lão cất lời :

+ Xin cho tôi ít đồng !

Người khách trả lời :

+ Tôi thực sự không mang theo tiền .

Rồi người khách nhìn thấy bên cạnh ông có một chiếc hộp gỗ . Người khách hỏi :

+ Trong hộp gỗ kia có gì vậy ?

Ông lão trả lời :

+ Chẳng có gì đâu , chỉ là một cái hộp cũ kỹ thôi mà , tôi đã mang theo nó cả một cuộc đời nhưng chưa bao giờ mở nó vì chẳng có gì trong đó .

Người khách tò mò :

+ Vậy ông thử mở ra xem ?

Sau một hồi nài nỉ ,chiều lòng ông khách , ông lão mở chiếc hộp ra ...

Ồ thật đáng ngạc nhiên , trong chiếc hộp có rất nhiều vàng ...

Sưu tầm + chỉnh sửa :rolleyes:

Câu chuyện này tôi rất thích vì nó mang tính nhân văn cao... ?

Edited by PhươngHồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

@PhuongHong cái câu chuyện của bạn chả có cái tính nhân văn nào cả, đọc cái chuyện của bạn tôi thấy nó chả thực tế tí nào, mà mang mầu sắc thần thánh, may mắn gì ấy, cuộc sống ko thể dựa vào may mắn được, vì may mắn thì ít lắm, trừ khi trúng giải đặc biệt, mà tôi gặp nhiều người trúng giải đặc biệt rồi, sau thì lại quay trở về cái máng lợn thui

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài người giống như gã ăn mày. Suốt cuộc đời cứ mãi đi ăn mày, đi xin xỏ. Họ không có, cũng xin như chẳng có gì trong hộp. Họ có, cũng xin, như mặc dù có đầy vàng ở trong hộp. Cho nên thể xát và tinh thần của họ như một kẻ ăn mày. Họ có cái quý như vàng mà họ không biết và nếu họ biết là không có gì trong hộp thì họ cũng không biết vứt bỏ thứ vô dụng đó đi. Họ dính mắc đủ thứ từ cái có hay cái không có. Họ ăn mày tất cả mà không biết phải ăn mày cái nào để hết kiếp ăn mày.

Thiên Đồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông lão ăn xin ...

Sưu tầm + chỉnh sửa :rolleyes:

Câu chuyện này tôi rất thích vì nó mang tính nhân văn cao... ?

Có 2 người ăn mày là A và B, ngồi nói chuyện với nhau.

A hỏi: hôm nay B có xin được nhiều tiền không ?

B nói: tiền xin được ít lắm, cũng đủ sài

A nói: ước gì tao trúng số 50 tr đồng

B hỏi: nếu có tiền mày làm gì?

A hãnh diện trả lời: tao sẽ mua cái vòng vàng đeo ở tay, để khi xin tiền, mọi người xem chơi.

Bình luận: với tư duy của A thì suốt đời cũng chỉ là . .. mà thôi,

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài người giống như gã ăn mày. Suốt cuộc đời cứ mãi đi ăn mày, đi xin xỏ. Họ không có, cũng xin như chẳng có gì trong hộp. Họ có, cũng xin, như mặc dù có đầy vàng ở trong hộp. Cho nên thể xát và tinh thần của họ như một kẻ ăn mày. Họ có cái quý như vàng mà họ không biết và nếu họ biết là không có gì trong hộp thì họ cũng không biết vứt bỏ thứ vô dụng đó đi. Họ dính mắc đủ thứ từ cái có hay cái không có. Họ ăn mày tất cả mà không biết phải ăn mày cái nào để hết kiếp ăn mày.

Thiên Đồng

Theo Thiên Đồng thì ăn mày cái gì thì hết kiếp ăn mày.Liêm trinh nghĩ có một cách chắc chắn nhất để Thiên Đồng dùng khi không ăn mày ở đâu đươc nữa là ăn mày váy vợ.

Hích..hích....

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Loài người giống như gã ăn mày. Suốt cuộc đời cứ mãi đi ăn mày, đi xin xỏ. Họ không có, cũng xin như chẳng có gì trong hộp. Họ có, cũng xin, như mặc dù có đầy vàng ở trong hộp. Cho nên thể xát và tinh thần của họ như một kẻ ăn mày. Họ có cái quý như vàng mà họ không biết và nếu họ biết là không có gì trong hộp thì họ cũng không biết vứt bỏ thứ vô dụng đó đi. Họ dính mắc đủ thứ từ cái có hay cái không có. Họ ăn mày tất cả mà không biết phải ăn mày cái nào để hết kiếp ăn mày.

Thiên Đồng

bác Thiên Đồng nói hay quá http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/smile.gif

@PhuongHong cái câu chuyện của bạn chả có cái tính nhân văn nào cả, đọc cái chuyện của bạn tôi thấy nó chả thực tế tí nào, mà mang mầu sắc thần thánh, may mắn gì ấy, cuộc sống ko thể dựa vào may mắn được, vì may mắn thì ít lắm, trừ khi trúng giải đặc biệt, mà tôi gặp nhiều người trúng giải đặc biệt rồi, sau thì lại quay trở về cái máng lợn thui

"Ăn mày" ở đây không phải là ăn mày ... :rolleyes: Edited by PhươngHồng

Share this post


Link to post
Share on other sites

”Sự bất hiếu ngọt ngào “

In Sống và Suy Nghĩ on 02/04/2010 at 5:02 PM

“Đức Phật dạy: Tội lớn nhất của đời người là bất hiếu. Có những kẻ đánh đập, nhiếc mọc mẹ mình, có những kẻ bỏ đói, bỏ rét mẹ mình, có những kẻ xưng “bà” xưng “tôi” với mẹ mình… Tất cả những kẻ đó đều là kẻ có tội. Và những kẻ vẫn cho mẹ mình ăn ngon, mặc đẹp nhưng bỏ quên mẹ mình trong thế giới tình cảm của họ thì họ cũng mang tội như những kẻ nói trên. ”

Có một sự thật là: tình thương yêu và hy sinh vô bờ của người mẹ cho những đứa con từ khi có loài người đến nay chẳng hề thay đổi, nhưng lòng hiếu thảo của những đứa con đối với mẹ mình càng ngày càng trở thành một nguy cơ trầm trọng.

Posted Image

Những năm gần đây, chúng ta phải đau đớn chứng kiến những chuyện bất hiếu. Và có những chuyện bất hiếu đã trở thành những tội ác man rợ. Đó là những câu chuyện bất hiếu đã được các phương tiện truyền thông đại chúng đưa tin và lên tiếng cảnh báo. Nhưng còn có một phía khác của sự bất hiếu mà chúng ta chưa lên tiếng hoặc chưa ý thức rõ về nó mà có người gọi nó bằng một cái tên “Sự bất hiếu ngọt ngào”. “Sự bất hiếu ngọt ngào” là chỉ những đứa con có đủ điều kiện vật chất để nuôi những người mẹ. Nhưng những đứa con đó không cho mẹ mình được tham gia vào những sinh hoạt tinh thần của gia đình. Sự thật là có những bà mẹ chỉ sống giữa những đứa con như một thực thể sống tự nhiên chứ không phải là một trung tâm của tình cảm. Với lý do công việc và với muôn vàn lý do khác, những đứa con đã để mẹ mình sống cô độc ở một làng quê gần, xa nào đó hoặc ngay trong chính thành phố mà họ đang sinh sống.

Thay cho sự hiện diện của họ trước mẹ mình trong những ngày nghỉ là sự hiện diện của một gói quà và những đồng tiền. Thay cho những lời tâm sự của những đứa con với mẹ mình trong những buổi tối khó ngủ của người già là những người giúp việc được trả lương cao. Với đức hạnh của sự hy sinh vô bờ của mình, những người mẹ lại một lần nữa đã ghánh chịu một cuộc sống cô đơn như vậy cho đến khi chết.

Posted Image

Có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Có những người mẹ trong những năm cuối đời chỉ mơ một giấc mơ giản dị nhưng thật đau đớn và thương cảm là có một cái Tết được ăn Tết với con cháu mình. “Con bận lắm. Nhiều khách khứa đến làm việc lắm. Mà nhà cửa bỏ đấy trộm nó vào nó khuân hết. Tết con không về được. Bà cần gì thì cứ bảo. Con sắm sửa đầy đủ cho bà”. Đấy là những ngôn từ càng ngày càng trở lên quen thuộc của những đứa con nói với mẹ mình trong một ngày cuối năm về thăm mẹ vội vã. Những lý do trên chỉ là sự bao biện cho thói ích kỷ và sự hoang hoá tình thương yêu của những đứa con đối với mẹ mình. Còn vị khách nào quan trọng hơn mẹ mình nữa? Còn của cải nào quí hơn mẹ mình nữa? Và đối với những bà mẹ, tài sản duy nhất có ý nghĩa là những đứa con.

Nhưng những đứa con đó không bao giờ hiểu được người mẹ của chúng không cần bất cứ quyền chức hay tiền bạc chúng đang có mà chỉ cần chúng ngồi xuống bên bà như thuở nhỏ đầy yếu đuối, sợ hãi và tin cậy trong sự che chở của bà hoặc thấy chúng lớn lên làm một người tốt. Nhưng chúng đã xa rời bà mà bà không có cách nào kéo chúng gần lại. Không phải chúng xa rời xa bà bởi không gian và thời gian do điều kiện sống và công việc mà chúng đang xa rời xa sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Bà đã và đang mất chúng.

Tôi đã chứng kiến một bà mẹ gần 90 tuổi mắt đã mờ lần mò làm một con gà cúng đêm giao thừa trong khi những đứa con của bà đang quây quần vui vẻ đón giao thừa với gia đình riêng của họ ở thành phố chỉ cách nơi bà ở không quá 30 km. Không có bất cứ lý do gì có thể biện minh cho những đứa con khi bỏ quên mẹ mình trong những ngày đặc biệt và quan trọng như thế. “Sự bất hiếu ngọt ngào” còn để chỉ những đứa con bỏ quên những người mẹ trong chính ngôi nhà của họ. Nhưng những người mẹ đó không bị bỏ đói mà ngược lại được “nuôi giấu” trong một đời sống vật chất đầy đủ. Trong không ít những ngôi nhà to, đẹp và đầy đủ tiện nghi, những đứa con đã “giấu” mẹ mình mà nhiều lúc chúng ta không làm sao có thể phát hiện ra là trong ngôi nhà đó có một bà mẹ.

Có những người thi thoảng lại đến thăm bạn mình trong suốt mấy năm trời nhưng không bao giờ được gặp bà mẹ của anh ta. Anh ta đã “giấu” mẹ trong một căn phòng trên tầng 3, tầng 4 gì đó của ngôi nhà. Anh ta dậy sớm đi làm vội vã nhiều lúc không còn kịp leo lên tầng chào mẹ. Trưa thì đương nhiên anh ta không về nhà. Tối anh ta về muộn. Vợ anh ta hoặc người giúp việc đã cho bà mẹ ăn cơm trước với lý do để cụ đi nghỉ sớm kẻo mệt. Anh ta trở về nhà ăn tối cùng vợ con và chuyện trò rồi điện thoại và cuối cùng lăn ra ngủ. Có không ít ngày anh ta hoàn toàn quên mẹ mình đang sống trong cùng ngôi nhà và âm thầm mong nhìn thấy con mình và trò chuyện mấy câu với con.

Càng ngày chúng ta càng được chứng kiến những đứa con khi có khách đến chơi thì khoe hết đồ này vật nọ đắt tiền, thậm trí khoe một con chim cảnh quí hàng ngàn đô la với một giọng nói thật “say đắm” mà chẳng thấy họ khoe một người mẹ vừa ở quê ra chơi hay đang ở đâu đó trong ngôi nhà to, rộng của họ.

Có những người không bao giờ để mẹ ngồi ăn cơm cùng khi vợ chồng anh ta có khách. Có lẽ sự xuất hiện của người mẹ đã già nua không còn phù hợp với những thù tạc, những vui buồn của anh ta nữa chăng. Nhưng anh ta đâu biết rằng, có những đêm khuya bà mẹ không thể ngủ và đầy lo lắng khi nghe tiếng ho của anh ta hay khi vợ chồng anh ta to tiếng. Bà mẹ sống giữa con cháu mà như sống trong một thế giới xa lạ.

Vì thế, có không ít người mẹ đã bỏ về quê sống một mình trong ngôi nhà cũ của mình. Bởi cho dù ở đó bà không được sống với những đứa con của mình thì bà cũng được sống với những gì vốn rất thân thương với bà như con chó, con mèo, cái cây, cái cối. Và thay vào sự chia sẻ, an ủi của những đứa con là sự chia sẻ và an ủi của những thứ kia kể cả những thứ vô tri vô giác. Và thực sự điều này làm cho chúng ta vô cùng xấu hổ và đau đớn vô cùng.

Nguyễn Quang Thiều (Tuần Việt Nam)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Loài người giống như gã ăn mày. Suốt cuộc đời cứ mãi đi ăn mày, đi xin xỏ. Họ không có, cũng xin như chẳng có gì trong hộp. Họ có, cũng xin, như mặc dù có đầy vàng ở trong hộp. Cho nên thể xát và tinh thần của họ như một kẻ ăn mày. Họ có cái quý như vàng mà họ không biết và nếu họ biết là không có gì trong hộp thì họ cũng không biết vứt bỏ thứ vô dụng đó đi. Họ dính mắc đủ thứ từ cái có hay cái không có. Họ ăn mày tất cả mà không biết phải ăn mày cái nào để hết kiếp ăn mày.

Thiên Đồng

Khi mà bụng đói mắt hoa thì sĩ diện cũng không nên giữ làm gì .

Một câu truyện ý nghĩa là có cái quý mà chả biết .

Nhưng đừng tưởng có cái gì quý mà đã biết.

Không có người chỉ cho thì chưa chắc đã biết .

Chốt hạ thì cần phải có người chỉ cho.

...........

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay