VinhL

Giải Thích Nguyên Lý Của Bát Sát Và Hoàng Tuyền

3 bài viết trong chủ đề này

Bát Sát Hoàng Tuyền

Dạo một vòng trên mạng chỉ thấy các trang web nói về các tính Bát Sát và Hoàng Tuyền, nhưng không thấy trang nào nói về nguyên lý cặn kẻ của vấn đề quan trọng này. Nhiều trang chỉ chép lại, mà nội dung củng không chính xác.

Học phong thủy tự coi cho mình thì qua loa củng tạm, nhưng học để phục vụ người thì nên nghiên cứu và hiểu cặn kẻ trước khi áp dụng để tránh sai một ly đi một dặm, sát hại cả mấy đời người.

Bát Sát Hoàng Tuyền thật ra là hai loại Sát, Bát Diệu Sát và Hoàng Tuyền Sát.

cón tiếp ...

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng đang chỉnh lý lại Bát Sát, Hoàng Tuyền và Thuỷ Pháp Trường Sinh. Hẹn ra mắt với VinhL trong một ngày gần đây. VinhL có thêm thông tin mới của các môn này thì rất quý cho việc tham cứu.

Thân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát Sát Hoàng Tuyền

Dạo một vòng trên mạng chỉ thấy các trang web nói về các tính Bát Sát và Hoàng Tuyền, nhưng không thấy trang nào nói về nguyên lý cặn kẻ của vấn đề quan trọng này. Nhiều trang chỉ chép lại, mà nội dung củng không chính xác.

Học phong thủy tự coi cho mình thì qua loa củng tạm, nhưng học để phục vụ người thì nên nghiên cứu và hiểu cặn kẻ trước khi áp dụng để tránh sai một ly đi một dặm, sát hại cả mấy đời người.

Bát Sát Hoàng Tuyền thật ra là hai loại Sát, Bát Diệu Sát và Hoàng Tuyền Sát.

Bát Sát còn được gọi là Bát Diệu Sát hay là Tọa Sơn Bát Sát

Nguyên lý của Sát là từ ngũ hành thụ khắc. Ngủ hành tương khắc là Thủy khăc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Trong phong thủy Lai Long thụ khắc củng gọi là Sát, Tọa Sơn thụ khắc, hay Hướng, Thủy Lai, Thủy Khứ thụ khắc đều được gọi là Sát, nhưng Bát Diệu Sát thì chính là căn cứ vào hào Quan Quỷ của Dịch Quái.

Trong Dịch Quái, Hỗn Thiên Giáp Tý dùng để nạp Giáp, can chi cho hào, sau đó so sánh ngũ hành của bản quái (cung) và chi để mà lập Lục Thân, theo quyết Sinh Ta là Phụ Mẫu, Đồng Ta là Huynh Đệ, Ta Sinh là Tử Tôn, Ta Khắc là Thê Tài, Khắc Ta là Quan Quỷ, Quan Quỷ hào củng tức là Sát Diệu.

Quẻ bát thuần Kiền thuộc hành Kim

--- Nhâm Tuất, Phụ Mẫu, Thổ

--- Nhâm Thân, Huynh Đệ, Kim

--- Nhâm Ngọ, Quan Quỷ, Hỏa Diệu

--- Giáp Thìn, Phụ Mẫu, Thổ

--- Giáp Dần, Thê Tài, Mộc

--- Giáp Tý, Tử Tôn, Thủy

Quẻ bát thuần Khôn, thuộc hành Thổ

- - Quý Dậu, Tử Tôn, Kim

- - Quý Hợi, Thê Tài, Thủy

- - Quý Sửu, Huynh Đệ, Thổ

- - Ất Mão, Quan Quỷ, Mộc Diệu

- - Ất Tỵ, Phụ Mẫu, Hỏa

- - Ất Mùi, Huynh Đệ, Thổ

Quẻ bát thuần Khãm, thuộc hành Thủy

- - Mậu Tý, Huynh. Đệ, Thủy

--- Mậu Tuất, Quan Quỷ, Thổ Diệu

- - Mậu Thân, Phụ Mẫu, Kim

- - Mậu Ngọ, Thê Tài, Hỏa

--- Mậu Thìn, Quan Quỷ, Thổ Diệu

- - Mậu Dần, Tử Tôn, Mộc

Quẻ bát thuần Ly thuộc hành Hỏa

--- Kỷ Tỵ, Huynh Đệ, Hỏa

- - Kỷ Mùi, Tử Tôn, Thổ

--- Kỷ Dậu, Thê Tài, Kim

--- Kỷ Hợi, Quan Quỷ, Thủy Diệu

- - Kỷ Sửu, Huynh Đệ, Thổ

--- Kỷ Mão, Phụ Mẫu, Mộc

Quẻ bát thuần Chấn thuộc Mộc

- - Canh Tuất, Thê Tài, Thổ

- - Canh Thân, Quan Quỷ, Kim Diệu

--- Canh Ngọ, Tử Tôn, Hỏa

- - Canh Thìn, Thê Tài, Kim Diệu

- - Canh Dần, Huynh Đệ, Mộc

--- Canh Tý, Phụ Mẫu, Thủy

Quẻ bát thuần Tốn thuộc hành Mộc

--- Tân Mão, Huynh Đệ, Mộc

--- Tân Tỵ, Tử Tôn, Hỏa

- - Tân Mùi, Thê Tài, Thổ

--- Tân Dậu, Quan Quỷ, Kim Diệu

--- Tân Hợi, Phụ Mẫu, Thủy

- - Tân Sửu, Thê Tài, Thổ

Quẻ bát thuần Cấn thuộc hành Thổ

--- Bính Dần, Quan Quỷ, Mộc Diệu

- - Bính Tý, Thê Tài, Thủy

- - Bính Tuất, Huynh Đệ, Thổ

--- Bính Thân, Tử Tôn, Kim

- - Bính Ngọ, Phụ Mẫu, Hỏa

- - Bính Thìn, Huynh Đệ, Thổ

Quẻ bát thuần Đoài thuộc hành Kim

- - Đinh Mùi, Phụ Mẫu, Thổ

--- Đinh Dậu, Huynh Đệ, Kim

--- Đinh Hợi, Tử Tôn, Thủy

- - Đinh Sửu, Phụ Mẫu, Thổ

--- Đinh Mão, Thê Tài, Mộc

--- Đinh Tỵ, Quan Quỷ, Hỏa Diệu

Ta có các hào Quan Quỷ Sát Diệu như sau:

Kiền: Nhâm Ngọ

Khôn: Ất Mão

Khãm: Mậu Thìn, Mậu Tuất

Ly: Kỷ Hợi

Chấn: Canh Thân

Tốn: Tân Dậu

Cấn: Bính Dần

Đoài: Đinh Tỵ

Riêng quẻ Khãm có hai hào Quan Quỷ, nhiều sách chỉ lấy hào Mậu Thìn của quẻ nội làm Sát Diệu.

Nhưng nhiều sách thì tính luôn Mậu Tuất cho chắc ăn.

Từ đó mà ta có bài quyết Bát Diệu hay Bát Sát:

Khãm Long (Thìn), Khôn Thố (Mão), Chấn sơn Hầu (Thân)

Tốn Kê (Dậu), Kiền Mã (Ngọ), Đoài Xà (Tỵ) đầu

Cấn Hổ (Dần), Ly Trư (Hợi), vi Sát Diệu

Phạm chi Trạch Mộ, nhất tề hưu.

Kinh (Ngọc Xích) viết:

Vượng trung Đới Sát Lai bất nghi,

Khố trung Tàng Sát Khứ diệc phi.

Theo lý thuyết Dịch Quái thì Thê Tài sinh Quan Quỷ, trong phong thủy thì Thủy được coi là Tài, mà thủy lai ở nơi Quỷ thì thành Quỷ Vượng, Quỷ dử, là Sát Quỷ:-)

Ngoài ra, Bát Sát còn được kiêng cử trong cách trọn ngày (Trạch Nhật).

Theo sách La Kinh Thấu Giải thì phương pháp tính toán là phải đem năm, tháng, ngày, giờ vào trung cung, thuận phi theo phi tinh (như Huyền Không phi tinh), nếu các sơn quái mà gặp can chi kỵ thì không nên tu tạo nơi sơn đó. Nói đến vấn đề này thì quá nhiều trang web trên mạng, cứ hể Kiền Sơn thì phải kỵ Năm Tháng Ngày Giờ Nhâm Ngọ, Khôn sơn thì kỵ Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão, theo lối bao đồng cho chắc ăn. Đúng là học một đường hiểu một nẻo, sớm muộn sẻ chuốc Họa vào thân, thí dụ như Khôn Sơn thì nói là tránh Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão thì không chính xác rồi. Trong quyển La Kinh Thấu Giải có dần giải rỏ ràng,

Năm Tháng Ngày Giờ là Kỷ Dậu, lấy Kỷ Dậu nhập trung cung, phi theo phi tinh như sau:

Kỷ Dậu Trung cung

Canh Tuất Kiền Cung

Tân Hợi Đoài Cung

Nhâm Tý Cấn Cung

Quý Sửu Ly Cung

Giáp Dần Khãm Cung

Ất Mão Khôn Cung.

Đấy Ất Mão lâm Khôn Cung, nên kỵ tu tạo ở Khôn Sơn ở Năm Tháng Ngày Giờ Kỷ Dậu, chứ nào phải Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão. Đó củng chính là phép lấy Trực Sử bay theo Chi Giờ để an Bát Môn của Kỳ Mộn Độn Giáp đó mà.

Đợt tới bàn về Hoàng Tuyền Sát hay Suối Vàng Giết!!!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites