Thiên Sứ

Phan Thị Bích Hằng Sẽ Dừng Công Việc “ngoại Cảm”?

37 bài viết trong chủ đề này

Các bài báo về nhà ngoại cảm PTBH luôn thu hút sự chú ý của dư luận và đông đảo bạn đọc. Có lẽ, độ nóng của cô còn hơn bất kỳ một ngôi sao màn bạc hay một chính sách tầm cỡ nào. Nhưng ở đây, tôi ko muốn viết về những điều kỳ bí quanh cô – điều mà đã tốn không ít giấy mực của báo chí, không ít trà đá vỉa hè của nhân dân, mà chỉ muốn viết đôi dòng về người phụ nữ mà tôi vẫn ngưỡng mộ, vẫn luôn học và sống theo cô.

Có lẽ, để viết hết thì sẽ rất dài, nên tôi sẽ viết dần dần, để mong mọi người hiểu hơn về một con người, một tấm lòng mà ngay như nick YM của cô đã nói lên tất cả tamlongvangxxxx

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Với hầu hết mọi người, cô Hằng là Thánh cô, còn với tôi, cô là một người bạn lớn. Là nhà ngoại cảm năng lực nhất Việt Nam, nhưng cô cũng là 1 người mẹ, 1 người vợ, 1 nàng dâu. Và cũng sống một cuộc sống như bao người phụ nữ Việt Nam khác.

Cô mang bầu, cũng ốm nghén. Cô đẻ bé Bi còn bị băng huyết, sữa cũng lúc được lúc mất, phải uống thuốc bồi bổ. Cũng vẫn thức đêm bế con cùng với bà ngoại và e trai cô, và ko hề có người giúp việc. Cũng sẩy thai, cũng ước ao có 1 cô con gái mà không được. Nghĩa là, cũng như bao nhiêu người phụ nữ bình thường khác. Chỉ có điều, cô bận rộn hơn nhiều, rất nhiều, bởi ngay thư bộ trưởng, thứ trưởng còn có vài chục và hang ngàn người hỗ trợ, còn người như cô thì cả Việt Nam có mấy người?

Có bao nhiêu bữa tối của cô không trọn vẹn trong suốt 20 năm qua, tôi cũng không biết và cũng không đếm được.

Nhưng, cũng giống như tôi, giống như bao người vợ khác, cô cũng là 1 người vợ có vô số tối chờ chồng về ăn cơm. Có hôm, chờ tới 10h chú chưa về, khách chưa vãn, giục cô ăn cơm, cô nói chờ chú về. Rồi muộn quá, tôi bảo cô, để cháu nấu bát canh cô ăn nhé, muộn lắm rồi. Đôi khi, muốn thể hiện tình yêu với chồng sao mà cũng khó thế cô nhỉ, muốn chờ chồng về để ăn cùng nhau cũng xa xỉ thế nhỉ? Cô bảo uh, muốn thể hiện là yêu chồng mà khó thế đấy cháu ạ

Có hôm, cô cháu tôi khóa cửa để ăn cơm tối thì có một người nhà về, ra mở cửa, và bao nhiêu khách lại ùa vào. Và tôi chỉ ép được cho cô 1 cốc hoa quả mà hôm cô kịp uống, hôm thì không.

Tôi nhớ cách đây lâu lắm rồi, dễ tới gần chục năm, cô phải đi nhiều lắm, dọ theo chiều dài đất nước để tìm hài cốt liệt sỹ. Bé T lúc ấy còn rất nhỏ, ôm c H và nói chị H ơi, e rất nhớ mẹ, nhưng e ko dám nói đâu, ko thì bà lại mắng mẹ. Tự dưng mà cảm thấy trào nước mắt. Những e bé khác cùng tuổi đó luôn được ở bên mẹ, còn T luôn phải xa người mẹ mà e vô cùng yêu quí. Chỉ có ai đã làm dâu, đã ở cùng bố mẹ chồng, công việc lại bận rộn thì mới có thể thấu hiểu như thế nào. Bạn hãy tự nghĩ xem, bạn đi tối ngày như cô, toàn những việc ko đi ko được, con để nhà như thế, có nhà chồng nào hài lòng vui vẻ? Nhất là khi bố chồng bị bệnh nằm liệt giường??

Tôi còn nhớ rõ về một buổi tối mùa đông mưa rét cách đây mấy năm mà cảm giác của tôi như vẫn là ngày hôm qua. Cô và bé T từ Kim Liên về nhà, ngày đó, cô vẫn duy trì lịch tiếp dân tối thứ 7 hàng tuần tại B19 Kim Liên.

Chú công tác vắng nhà.

Trời thì mưa, và lạnh. Lại quá khuya. 2 mẹ con lang thang ra Hồ Hai Bà, gọi mãi mới được 1 chiếc taxi để quay về Kim Liên. Cô khóc.

Cô ơi, cho cháu ôm cô thật chặt” :D :D :D

E trai cô ra đón chị cũng khóc. Đâu có phải là Thánh cô, thì thoát được những ràng buộc đời thường, bạn nhỉ???

Hai bé nhà cô, đẹp đẽ như thiên thần, khỏe mạnh, thông minh và rất thương mẹ. Nhưng cũng thiệt thòi hơn các bé khác cùng tuổi rất nhiều, bởi mẹ đâu có nhiều thời gian cho chúng, mẹ phải đi làm việc cho toàn thể nhân dân.

Nhớ mùa đông qua, một buổi tối bé Bi cứ chờ mẹ tắm cho mình, tới hơn 9h rồi, mà mẹ Hằng thì còn nhiều khách lắm, còn chưa được ăn tối nữa kia. Tôi kêu bé Bi nhanh nhanh, lên tầng lấy quần áo chị tắm cho, rồi chị còn về nhà với cháu N ko thì muộn rồi. Mẹ còn làm việc chưa được ăn đâu e ạ, chờ mẹ thì ốm mất. Bi rất ngoan và thương mẹ và như hiểu trước tuổi, ngoan ngoãn lên nhà lấy quần áo, tắm xong bảo tôi, thôi chị về đi, e tự mặc quần áo được mà, c không phải mặc cho e đâu, c về đi ko lại muộn đấy 1 đứa bé 6 tuổi mà chững chạc thế đấy. 1 đứa bé mà ngay việc được mẹ tắm cho cũng là điều quá xa xỉ, điều mà bất cứ đứa trẻ nào ở tuổi nó cũng đương nhiên được hưởng.

Một buổi chiều đẹp trời ko hẹn khách khứa, hẹn là 5h chiều cô sẽ đưa 2 em đi chơi, lâu lắm rồi chúng ko được đi chơi với mẹ. Tôi, bé N nhà tôi cùng 2 bé nhà cô vẫn chơi trò xếp hình chờ mẹ Hằng về, vậy mà, khi mẹ về, chỉ 1 lúc sau, lại khách đến – ai cũng có nhu cầu cho phần âm nhà m mà. 2 bé đi ra đi vào, mẹ ơi, nay mẹ hứa đi chơi cùng mẹ rồi mà, mẹ ơi, mẹ ko thất hứa đâu nhé,

Xin lỗi các vị khách, hãy để hồ sơ lại, để cô tôi còn được chút ít ỏi thời gian bên các con của mình,

Bởi cô tôi cũng còn có gia đình như bao người khác.

Bởi quĩ thời gian của cô tôi cũng chỉ có 24h mỗi ngày như bao người khác.

Bởi cô tôi cũng phải ăn, phải uống, phải ngủ, phải giải trí, phải có thời gian cho mình, cho con, cho chồng, ... như bao người khác.

.........

(Còn tiếp)

Edited by Nắng
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông thường 1 cán bộ thanh liêm khi bận việc quan đã lãng việc nhà, nay một người như Cô PTBH việc của nhân dân mênh mông con người cần, ai cũng muốn mình sớm tìm được người thân lưu lạc đâu đó lại càng bức bách, sao cô có thể khước từ thế là ngày qua tháng qua lại lỗi đạo với gia đình riêng, mấy ai hiểu sự hy sinh thầm lặng?

Cá nhân tôi nghĩ đây là sứ mệnh thiên định, có chuyên môn học vị chưa hẵn đã đảm được việc thiêng liêng này đôi khi áp lực xã hội công việc còn trùng trùng nhìn lại thấy mình thiếu sót với gia đình Cô đã có suy nghĩ dừng, nhưng tôi hy vọng Cô thu xếp việc nhà bù đắp bổn phận người vợ người Mẹ và quay lại vì những tử sĩ bơ vơ những người thân đau đáu mong chờ.

Tôi linh cảm hay đúng hơn là tôi tin cô sẽ lại ra tay độ thế nhân.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông thường 1 cán bộ thanh liêm khi bận việc quan đã lãng việc nhà, nay một người như Cô PTBH việc của nhân dân mênh mông con người cần, ai cũng muốn mình sớm tìm được người thân lưu lạc đâu đó lại càng bức bách, sao cô có thể khước từ thế là ngày qua tháng qua lại lỗi đạo với gia đình riêng, mấy ai hiểu sự hy sinh thầm lặng?

Cá nhân tôi nghĩ đây là sứ mệnh thiên định, có chuyên môn học vị chưa hẵn đã đảm được việc thiêng liêng này đôi khi áp lực xã hội công việc còn trùng trùng nhìn lại thấy mình thiếu sót với gia đình Cô đã có suy nghĩ dừng, nhưng tôi hy vọng Cô thu xếp việc nhà bù đắp bổn phận người vợ người Mẹ và quay lại vì những tử sĩ bơ vơ những người thân đau đáu mong chờ.

Tôi linh cảm hay đúng hơn là tôi tin cô sẽ lại ra tay độ thế nhân.

Áp lực từ xã hội rất lớn

Áp lực từ gia đình còn lớn hơn.

Có lẽ, dần dần con sẽ viết để mọi người hiểu thêm, cảm thông và có cái nhìn bao dung hơn với những nhà ngoại cảm - người ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay, tôi định gửi bé N nhà tôi ở nhà cô sau khi bé đi múa về, bởi các mẹ WTT trưa nay off để bàn về chiến lược, chiến thuật cho tuần tới để nhất loạt ra quân thắng lợi. Nhưng cô ko có nhà, cô lại đi rồi, và vẫn không quên dặn dò 2 mẹ con cẩn thận mọi thứ, giữ gìn sức khỏe, … mà ai cũng biết, cô rất ít khi nghe điện thoại, bởi gần như ko có thời gian . Hôm qua cô xuống Hải Phòng, nay lại lên đường. Thời gian với cô dường như luôn là những chuyến đi nối lẫn chuyến đi dài bất tận, ít có thời gian cho mình, ít có thời gian cho chồng cho con.

Có những khả năng của cô mà không phải ai cũng biết, ví dụ như là chữa bệnh cho người điên. Các đây vài năm, khi khả năng này nổi trội hơn việc nhìn xuyên lòng đất nếu ko có vật cản, nhà cô luôn đầy ắp người điên. Những người nào bị nhẹ, chỉ cần cô nói chuyện qua cũng khỏi bệnh. Những người nặng thì phải tới vài lần, thống kê ko chính thức số người khỏi được và thuyên giảm rõ rệt cũng lên tới 80% - một tỷ lệ đáng mơ ước đối với bất cứ bác sỹ tâm thần nào. Bởi ai cũng biết, các bệnh về tâm thần ko đơn giản chút nào. Nghe có vẻ hoang đường nhỉ, nhưng lại rất thật. Cô đã giúp cho bao người như thế, và phiền toái mang lại cho bản thân cũng không ít. Hồi đó, nhà chưa xây, cô mới xây nhà năm 2009 mà, khi đó cô còn ở ngôi nhà nhỏ 2 tầng, phòng khách vừa là phòng bệnh của ông còn là phòng ngủ của bà, bếp chật chội chưa tới 10m còn là nơi tiếp người thân, phòng ngủ của 2 bé kiêm luôn phòng thờ và phòng làm việc của cô cũng chỉ 10m, phòng ngủ của cô còn bé hơn nữa. Và nhà thì đầy khách những khách. Không lúc nào ngớt.

Cô tiếp dân ở B19 Kim Liên vào tối thứ 7 hàng tuần trong biết bao nhiêu năm, giúp cho biết bao nhiêu người, những vị khách lại hết sức đặc biệt, những vị khách thần kinh ko bình thường mà người nhà đưa đến đông nườm nượp mong rằng Thánh cô có thể chữa bệnh cho họ.

Chính bản thân tôi đôi khi cũng ko tưởng tượng được trong nhà m mà có 1,2 người ko bình thường thì sẽ ntn, đừng nói là người điên ngồi chật nhà như thế.

Giúp được cho người bao nhiêu, thì quĩ thời gian của cô càng eo hẹp bấy nhiêu. Lấy chồng mười mấy năm, cũng là chừng ấy năm ở với gia đình chồng trong căn nhà nhỏ ở phố Hương Viên, áp lực về xã hội cô thường ko để ý, vì cũng ko có thời gian nhiều mà nghĩ ngợi. Nhưng áp lực từ gia đình và những người đang sống cùng cô thì ko nhỏ chút nào. Làm việc như cô, phải tập trung tinh thần cao độ, thường rất mệt mỏi về tinh thần, về nhà lại là những lời trách móc bởi cô đã đi quá nhiều,bởi thời gian cô giành cho gia đình chẳng còn bao nhiêu, và bởi bao lý do hết sức đời thường mà chỉ những người đã làm dâu của 1 gd miền Bắc mới hiểu.

Cuộc sống đôi khi không phải do ta quyết định tất cả, dù ta có là Thánh cô. Cuộc sống của cô lại đầy ắp những điều thú vị, có thăng trầm, có sóng gió, có ngọt ngào, có ấm áp. Một cuộc sống viết thành sách cũng phải trên chục ngàn chữ.

Một lần, có 1 cụ già từ miền Nam bay ra HN, chỉ để tha thiết nhờ cô tìm lại cho mình đứa con mà hài cốt lưu lạc không biết phương nào. Cụ đã già lắm, dễ chừng tới 80 tuổi, mà vẫn kiên trì tìm lại nắm xương bị thất lạc của đứa con xấu số. Cảm động, cô lên đường, bé T còn chưa cai sữa mà phải xa mẹ mấy ngày. Tìm được cho cụ rồi, cô về mất sữa. Tâm lý vui vì mang lại hạnh phúc, mang lại sự ấm áp cho những gia đình có người than thất lạc mồ mả không bù đắp được nỗi buồn từ việc mất sữa cho con, từ những trách móc của gia đình.

Nhưng đúng là cuộc đời vẫn còn rất nhiều điều diệu kỳ. Nghe tin cô mất sữa, cụ già điện ra cho cô và mang cho cô mấy hộp sữa. Sữa gì bạn biết không? Là sữa Ông Thọ, chứ không phải những nhãn hiệu sữa nhập khẩu đắt tiền, không phải sữa công thức giành riêng cho bà mẹ cho con bú, chỉ đơn giản là mấy hộp sữa đặc có đường. Vậy mà khi uống xong ly sữa đó, không biết có phải do người liệt sỹ kia phù hộ, không biết có phải do tấm lòng của người cha già đi tìm con, không biết có phải đó là ý trời, … cô tôi lại có sữa trở lại, con tha hồ bú…

:) :D :D :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hôm nay, tôi định gửi bé N nhà tôi ở nhà cô sau khi bé đi múa về, bởi các mẹ WTT trưa nay off để bàn về chiến lược, chiến thuật cho tuần tới để nhất loạt ra quân thắng lợi. Nhưng cô ko có nhà, cô lại đi rồi, và vẫn không quên dặn dò 2 mẹ con cẩn thận mọi thứ, giữ gìn sức khỏe, … mà ai cũng biết, cô rất ít khi nghe điện thoại, bởi gần như ko có thời gian . Hôm qua cô xuống Hải Phòng, nay lại lên đường. Thời gian với cô dường như luôn là những chuyến đi nối lẫn chuyến đi dài bất tận, ít có thời gian cho mình, ít có thời gian cho chồng cho con.

Có những khả năng của cô mà không phải ai cũng biết, ví dụ như là chữa bệnh cho người điên. Các đây vài năm, khi khả năng này nổi trội hơn việc nhìn xuyên lòng đất nếu ko có vật cản, nhà cô luôn đầy ắp người điên. Những người nào bị nhẹ, chỉ cần cô nói chuyện qua cũng khỏi bệnh. Những người nặng thì phải tới vài lần, thống kê ko chính thức số người khỏi được và thuyên giảm rõ rệt cũng lên tới 80% - một tỷ lệ đáng mơ ước đối với bất cứ bác sỹ tâm thần nào. Bởi ai cũng biết, các bệnh về tâm thần ko đơn giản chút nào. Nghe có vẻ hoang đường nhỉ, nhưng lại rất thật. Cô đã giúp cho bao người như thế, và phiền toái mang lại cho bản thân cũng không ít. Hồi đó, nhà chưa xây, cô mới xây nhà năm 2009 mà, khi đó cô còn ở ngôi nhà nhỏ 2 tầng, phòng khách vừa là phòng bệnh của ông còn là phòng ngủ của bà, bếp chật chội chưa tới 10m còn là nơi tiếp người thân, phòng ngủ của 2 bé kiêm luôn phòng thờ và phòng làm việc của cô cũng chỉ 10m, phòng ngủ của cô còn bé hơn nữa. Và nhà thì đầy khách những khách. Không lúc nào ngớt.

Cô tiếp dân ở B19 Kim Liên vào tối thứ 7 hàng tuần trong biết bao nhiêu năm, giúp cho biết bao nhiêu người, những vị khách lại hết sức đặc biệt, những vị khách thần kinh ko bình thường mà người nhà đưa đến đông nườm nượp mong rằng Thánh cô có thể chữa bệnh cho họ.

Chính bản thân tôi đôi khi cũng ko tưởng tượng được trong nhà m mà có 1,2 người ko bình thường thì sẽ ntn, đừng nói là người điên ngồi chật nhà như thế.

Giúp được cho người bao nhiêu, thì quĩ thời gian của cô càng eo hẹp bấy nhiêu. Lấy chồng mười mấy năm, cũng là chừng ấy năm ở với gia đình chồng trong căn nhà nhỏ ở phố Hương Viên, áp lực về xã hội cô thường ko để ý, vì cũng ko có thời gian nhiều mà nghĩ ngợi. Nhưng áp lực từ gia đình và những người đang sống cùng cô thì ko nhỏ chút nào. Làm việc như cô, phải tập trung tinh thần cao độ, thường rất mệt mỏi về tinh thần, về nhà lại là những lời trách móc bởi cô đã đi quá nhiều,bởi thời gian cô giành cho gia đình chẳng còn bao nhiêu, và bởi bao lý do hết sức đời thường mà chỉ những người đã làm dâu của 1 gd miền Bắc mới hiểu.

Cuộc sống đôi khi không phải do ta quyết định tất cả, dù ta có là Thánh cô. Cuộc sống của cô lại đầy ắp những điều thú vị, có thăng trầm, có sóng gió, có ngọt ngào, có ấm áp. Một cuộc sống viết thành sách cũng phải trên chục ngàn chữ.

Một lần, có 1 cụ già từ miền Nam bay ra HN, chỉ để tha thiết nhờ cô tìm lại cho mình đứa con mà hài cốt lưu lạc không biết phương nào. Cụ đã già lắm, dễ chừng tới 80 tuổi, mà vẫn kiên trì tìm lại nắm xương bị thất lạc của đứa con xấu số. Cảm động, cô lên đường, bé T còn chưa cai sữa mà phải xa mẹ mấy ngày. Tìm được cho cụ rồi, cô về mất sữa. Tâm lý vui vì mang lại hạnh phúc, mang lại sự ấm áp cho những gia đình có người than thất lạc mồ mả không bù đắp được nỗi buồn từ việc mất sữa cho con, từ những trách móc của gia đình.

Nhưng đúng là cuộc đời vẫn còn rất nhiều điều diệu kỳ. Nghe tin cô mất sữa, cụ già điện ra cho cô và mang cho cô mấy hộp sữa. Sữa gì bạn biết không? Là sữa Ông Thọ, chứ không phải những nhãn hiệu sữa nhập khẩu đắt tiền, không phải sữa công thức giành riêng cho bà mẹ cho con bú, chỉ đơn giản là mấy hộp sữa đặc có đường. Vậy mà khi uống xong ly sữa đó, không biết có phải do người liệt sỹ kia phù hộ, không biết có phải do tấm lòng của người cha già đi tìm con, không biết có phải đó là ý trời, … cô tôi lại có sữa trở lại, con tha hồ bú…

:) :D :D :D

hifhif, cô Hằng tội thật. Nhưng sữa bò là để kích thích sữa mẹ mà. Kể cả sinh xong bác sỹ cũng bắt uống sữa bò đấy thôi. Không biết Việt Nam đến bao giờ mới có được một cô Hằng thứ hai mà lại không biết tận dụng còn biết bao nhiêu bí ẩn, biết bao nhiêu ngôi mộ chiến sỹ và cả những anh hùng còn chưa được tìm thấy. Chắc cô cũng chưa thể dừng được công việc này ngay đâu vì nó là thiên mệnh rồi. Edited by moonlover

Share this post


Link to post
Share on other sites

hifhif, cô Hằng tội thật. Nhưng sữa bò là để kích thích sữa mẹ mà. Kể cả sinh xong bác sỹ cũng bắt uống sữa bò đấy thôi. Không biết Việt Nam đến bao giờ mới có được một cô Hằng thứ hai mà lại không biết tận dụng còn biết bao nhiêu bí ẩn, biết bao nhiêu ngôi mộ chiến sỹ và cả những anh hùng còn chưa được tìm thấy. Chắc cô cũng chưa thể dừng được công việc này ngay đâu vì nó là thiên mệnh rồi.

Sữa Ông Thọ thực ra chỉ là sữa đặc có đường, không là sữa bò 100%, giống như sữa tươi của m nhưng thực chất là sữa hoàn nguyên vậy.

Cô Hằng khi bị mất sữa, có rất nhiều người tặng cô các thực phẩm lợi sữa, sữa cao cấp formula của các hãng danh tiếng, rồi cắt thuốc đông y để uống, ... Thực sự nhà cô không thiếu sữa bò hay bất kỳ loại sữa nào tốt nhất, tên tuổi nhất, vậy mà, uống vào sữa vẫn ko ra.

Thế nên mới nói, không biết có phải do liệt sỹ kia phù hộ mà 1 ly sữa Ông Thọ lại giúp cô có sữa ngay, con lại tha hồ bú là thế.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nên mới nói, không biết có phải do liệt sỹ kia phù hộ mà 1 ly sữa Ông Thọ lại giúp cô có sữa ngay, con lại tha hồ bú là thế.

Âm trợ Dương đấy thôi! Có những người muốn phản bác bằng chứng cứ khoa học với những điều còn chưa sáng tỏ nhưng không thể phủ nhận thân xác sẽ tự hoại sau khi mất và tâm thức vẫn tồn tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phan Thị Bích Hằng thích thời trang 'nghĩa địa'!

Phan Thị Bích Hằng nổi tiếng trong vai trò của một nhà ngoại cảm. Nhưng với hầu hết những người biết chị từ trước, Phan Thị Bích Hằng của đời thường lúc nào cũng hạnh phúc trong vai trò làm vợ, làm mẹ cùng công việc là cán bộ trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Tôi biết Bích Hằng từ khi cả hai chúng tôi còn là học sinh trung học phổ thông. Hai mươi năm qua, tôi ít gặp Bích Hằng nhưng luôn dõi theo cuộc sống của Hằng, cuộc sống đặc biệt của một nhà ngoại cảm.

Lần này gặp lại, không chỉ có Hằng mà còn được gặp cả mẹ, chị, em gái và hai cậu con trai kháu khỉnh nhân dịp Hằng đưa cả nhà đi Đại Nam – Bình Dương chơi cuối tuần.

Posted Image

Tổ ấm hạnh phúc của Phan Thị Bích Hằng

Chào Bích Hằng, đã lâu không gặp, thấy Hằng bữa nay trẻ và đẹp ra rất nhiều? Mình có thể trao đổi đôi chút về cuộc sống của Bích Hằng?

Rất sẵn lòng!

Là một phụ nữ, gánh trên vai trách nhiệm của một công chức nhà nước, trách nhiệm với gia đình, lại có một công việc hết sức đặc biệt của người có khả năng ngoại cảm, cân bằng cuộc sống có phải là điều quá khó?

Cảm ơn chị đã quan tâm đến cuộc sống của Hằng. Hiện nay Hằng là cán bộ của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, có một gia đình với hai con trai ngoan ngoãn.

Posted Image

Trong mắt Phan Thị Bích Hằng, mẹ luôn là một ’thiên sứ’, là người mà chị nghĩ đến khi gặp những khó khăn trong cuộc sống

Chị có phải là người nổi tiếng?

Đó là “danh hiệu” mà mọi người, bạn bè hay nói về tôi. Tôi thì không nghĩ vậy, tôi chỉ là người có chút khả năng đặc biệt.

Một vài điều chia sẻ về công việc của chị ở trường Đại học?

Tôi là một người có quỹ thời gian eo hẹp nhưng luôn muốn làm tốt công việc của mình. Tôi ham học và luôn có ý thức trau dồi chuyên môn nghiệp vụ nên không bỏ qua bất cứ khóa học nâng cao trình độ nào do trường tổ chức, từ các khóa nâng cao khả năng sư phạm, nâng cao kỹ năng sống, nâng cao trình độ chuyên môn.

Posted Image

Con trai nhỏ Thanh Trung.

Chị có được ưu đãi gì từ nhà trường, nơi chị công tác, và có sự chia sẻ nào từ đồng nghiệp, khi chị còn phải thực hiện rất nhiều việc của một nhà ngoại cảm?

Rất nhiều! Tôi có quan điểm sống: Việc gia đình để lại sau cánh cổng nhà, việc cơ quan để lại sau cánh cổng trường nhưng khi đã làm việc thì làm hết sức mình. Chỉ có công việc tìm mộ liệt sỹ là đôi khi phải chen cả vào quỹ thời gian của cơ quan, của gia đình.

Cụ thể là gì?

Mỗi khi đi làm tôi phải mang theo một vài bộ hồ sơ liệt sỹ, nhiều khi đang làm việc phải bỏ ra ngoài để nghe điện thoại, hướng dẫn tìm mộ liệt sỹ.

Posted Image

Con trai lớn Minh Tiến.

Điều đó có ảnh hưởng đến công việc?

Các đồng nghiệp của tôi rất cảm thông. Môi trường làm việc của tôi là môi trường tri thức, mọi người hiểu ý nghĩa công việc tôi làm nên rất tạo điều kiện.

Posted Image

Tôi chỉ mơ ước, một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép"

Việc hoàn thành thiên chức làm dâu, làm vợ, làm mẹ của chị có gì đặc biệt?

Cha mẹ là những người rất hiểu tôi, tự hào về tôi và luôn giúp đỡ tôi. Mẹ là người chia sẻ, giúp đỡ tôi nhiều nhất. Gia đình chồng tôi là một gia đình Hà Nội gốc, có nếp sống quy chuẩn, khép kín, lại có một cô con dâu liên tục phải tiếp khách bất kể giờ giấc nên lúc đầu cũng có đôi chút xáo trộn, nhưng dần rồi cũng quen, bố mẹ chồng rất cảm thông. Khi hàng ngày chứng kiến những việc tôi làm, gặp gỡ tiếp xúc với những gia đình liệt sỹ, các cụ thấy tự hào, bao nỗi ấm ức về sự phiền toái tan biến

Còn ông xã, có bao giờ ông xã bị phiền lòng?

Có ba câu nói của ông xã vào ba thời điểm và hoàn cảnh khác nhau về công việc của tôi làm tôi nhớ mãi. Một là, khi cùng tôi đi tìm mộ ở Sông Đà, thấy thời tiết quá khắc nghiệt, đang đi nước lũ tràn về, anh nói: “Đi như thế này nhỡ có chuyện gì rủi thì ai tính công cho em?”. Đến Quảng Trị, anh nói: “Vợ có đi hết cả cuộc đời cũng chưa xoa dịu hết vết thương chiến tranh, hết những nỗi đau của thân nhân liệt sỹ”.

Còn câu thứ ba?

Khi tôi đến Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc, trước khi đi, anh nói đưa tôi đi nốt lần này, rồi về không để vợ đi xa nữa, nhưng khi tới nơi, thấy các cựu chiến binh đón tiếp nồng hậu từ sân bay, và quan trọng hơn là các cựu chiến binh cao tuổi vào rừng, đi không hề run rẩy, cuốc cật lực để tìm đồng đội, anh nói: “Nếu giữ vợ thì thấy thật xấu hổ!”. Tôi tin là anh hiểu tôi.

Các con có hiểu công việc chị đang làm?

Con trai đầu của tôi được ông nội, ông ngoại chăm sóc và trò chuyện nhiều nên cháu không thắc mắc về chuyện mẹ hay đi xa, con trai thứ hai không được gần hai ông vì cả hai ông đều đã không còn, lúc còn nhỏ rất sợ mẹ mặc quần áo thể thao, nai nịt gọn gang, chỉ thích mẹ mặc váy và đi giày cao gót, bởi với bé, mẹ mặc váy đồng nghĩa với việc sáng đi tối về.

Có lần đang xem tivi, thấy mẹ, bé chạy lại ôm lấy tivi đòi mẹ, mọi người nói mẹ đang đi tìm mộ liệt sỹ, bé gào to: “Con không thích tivi, con chỉ thích mẹ!”. Lúc đó cháu ba tuổi. Giờ thì ổn rồi, cả Tiến – con lớn và Trung – con nhỏ đều quen và rất chịu đựng khi mẹ hay phải xa nhà.

Chị đã làm gì để bù đắp cho các con?

Mỗi khi có dịp là tôi lại đưa các con đi chơi cùng. Tôi dạy con tính tự lập.

Các con của chị được gì khi có người mẹ đặc biệt như chị?

Lòng nhân ái, tính nhân văn. Đó là những điều các cháu sớm có khi hàng ngày chứng kiến mẹ làm việc. Các cháu biết ân cần chia sẻ với những người khách đến nhà. Tất cả những người khách khi tìm đến tôi, họ đều đang hướng tới một cõi tâm linh thiêng liêng nhất, trong sáng nhất. Các cháu được tiếp xúc với họ vào những khoảnh khắc ấy. Nhiều khi con trai tôi thấy những người từ vùng nông thôn ra, trông khắc khổ, các cháu hỏi mẹ có cần cho tiền người ta không. Điều đó làm tôi cảm động.

Còn thiệt thòi?

Không được mẹ dành thời gian, không được vỗ về mỗi khi ngủ. Tôi bắt đầu công việc tìm hiểu hồ sơ liệt sỹ từ 23 giờ đến 1 giờ sáng mỗi ngày. Tôi đóng kín cửa để làm việc, sấm nổ bên tai cũng không nghe. Các con tôi phải tự lên giường đi ngủ, từ bé! Các cháu chỉ được nghe lời ru, lời kể chuyện của mẹ đã thu sẵn trong băng cassette, đặc biệt là lúc tôi phải xa nhà.

Công việc tìm mộ liệt sỹ có chiếm nhiều thời gian của chị?

Như tôi đã nói, mỗi ngày tôi nghiên cứu hồ sơ từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng. Còn tiếp khách thì bất kể lúc nào. Sáng nào thức dậy cũng đã có 5, 7 người chờ. Mỗi chiều đi làm về, đón tôi là một sàn dép (của những người đang ngồi trong nhà đợi gặp tôi). Lúc tôi nấu ăn, khách đứng bên cạnh, khi tôi ngồi ăn, khách ngồi bên bàn ăn. Nhà tôi la liệt các loại ghế cho khách ngồi chờ, cốc chén uống nước đủ loại vẫn không đủ, không gian sinh hoạt bị đảo lộn. Lúc đầu tôi còn tiếp khách bằng nước trà, sau này chỉ có thể tiếp bằng nước suối.

Chị dành thời gian cho riêng mình như thế nào?

Tôi cũng rất chú ý đến việc chăm sóc bản thân, tôi thường dành thời gian xem tivi cùng cả nhà khi có thể. Tôi cũng thích shopping. Tôi thích sắm thời trang công sở, thời trang picnic và cả thời trang “nghĩa địa” nữa (cười!).

Thời trang nghĩa địa?

Là tôi nói vui, thực ra đó là các trang phục để tôi có thể nai nịt gọn gang khi đi tìm mộ liệt sỹ. Đó phải là giày bệt, áo quần vải dày chống gai, đá nhọn, “kín cổng cao tường” để chống muỗi, là túi khoác tiện dụng và mũ cơ động.

Cứ như là đi picnic?

Bạn bè đùa tôi hay đi picnic, tôi nói tôi được đi picnic ở bất kỳ nơi nào có liệt sỹ, có chiến tranh đi qua! Những nơi hiểm nguy, có thú dữ, có rắn rết, côn trùng, được vào rừng sâu núi thẳm, được trèo đèo lội suối, ai thích tôi cho theo!

Chị có thời gian dành cho bạn bè?

Rất hiếm, nhiều khi bị mếch lòng vì bạn bè không hiểu. Cũng đành chịu thôi.

Cuộc sống của chị có áp lực?

Có! Áp lực công việc lớn, áp lực tâm lý vô cùng nặng nề!

Chị có bao giờ buồn không?

Không thể không buồn khi bị dư luận để ý quá nhiều và mình trở thành chủ đề của những câu chuyện trà dư tửu hậu. Bản thân quỹ thời gian của tôi có hạn, sức khỏe cũng có hạn mà nhu cầu của xã hội cần đến khả năng của tôi lại nhiều. Những người tôi giúp, được việc thì vui vẻ, không ít người chưa được hoặc không được giúp lại không thông cảm, thậm chí còn oán trách, dẫn đến suy nghĩ thiếu khách quan.

Chị mơ ước điều gì?

Một buổi sáng thức dậy, không có người đợi mình, một buổi chiều đi làm về, chỉ có vài ba đôi dép trước thềm chứ không phải là một sàn dép! Đó là khi không còn nhiều liệt sỹ chưa tìm thấy mộ!

Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện thú vị này. Chúc chị sớm thực hiện được ước mơ giản dị trên!

Cùng "khám túi" nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng:

Posted Image

Chiếc túi nhỏ chị hay mang theo khi đi tìm mộ

Posted Image

Posted Image

Điện thoại và sổ ghi chép vật bất ly thân.

Posted Image

Kính mát

Posted Image

Kẹp tóc.

Nguồn thoitrangtre.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cô Wild, con rất cảm ơn cô đã trích lục bài viết trên về nhà ngoại cảm PTBH, 1 bài viết hiếm có, ko giật gân, ko câu khách.

Đợt rồi con phải đi lại nhiều, ít được ngồi 1 chỗ nên chưa thu xếp viết được tiếp. :D

Có lẽ chúc mừng cô ngày 20.11 xong rồi viết vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu cô Hằng tuổi Nhâm Tý thì nên dùng màu xanh Dương xậm hơn là đen.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Topic này đang đề cập tới nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, nhưng cho Nắng xin ít đất để viết về 1 ngoại cảm khác, cô Năm Nghĩa như để nói về sự màu nhiệm của lòng tri ân.

Năm nay, danh tiếng cô Năm Nghĩa tìm mộ trở nên khá nổi trong phần đông nhân dân, tới mức tên cô cũng len lỏi vào những câu chuyện trà dư tửu hậu nơi quán xá. Nếu cô PTBH có năng lực ngoại cảm là do trời cho, hay nói một cách dân dã là bởi cô mang trọng trách thực hiện sứ mệnh của bên trên, thì nhà ngoại cảm Năm Nghĩa dường như không phải là người mà định mệnh chọn cô, mà hoàn toàn ngược lại, chính cô tạo ra số mệnh ấy. Không ly kỳ như cuộc đời của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, khả năng tìm mộ của nhà ngoại cảm Năm Nghĩa lại là một minh chứng cho đức tin của con người và sự diệu kỳ luôn luôn tồn tại trong cuộc sống mà ko sao giải thích được.

Nhà ngoại cảm Năm Nghĩa vốn xuất thân từ bộ đội. Trở về từ chiến trường, cô cũng tham gia vào đời thường như bao chiến sỹ khác. Điều khác lạ ở cô, là cô luôn cảm thấy nhớ thương đồng đội năm xưa, thương những anh em đã để lại thân xác nơi chiến trường thảm khốc. Mỗi giấc mơ hang đêm, cô luôn gặp những người anh em đã cùng mình vào sinh ra tử. Chính nỗi nhớ đau đáu không nguôi ấy khiến cô tạm biệt gia đình, tạm biệt người thân, vai lại khoác ba lô tìm về chiến trường năm xưa với hi vọng tìm được các đồng đội của mình. Với hành trang của 1 người lính, những túi nilon để gói ghém hài cốt đồng đội, ít mì gói, vài cân gạo, thức ăn thêm là củ mài dưới đất, quả rừng trên cao, cô đã bắt đầu công việc nhớ tìm đồng đội của mình như thế.

Trong công cuộc tìm kiếm, khó khăn, vất vả ko sao kể xiết, cho dù người tìm là thanh niên trai tráng khỏe mạnh, chứ ko nói tới trường hợp đặc biệt của một người phụ nữ bé nhỏ, tuổi đã xế chiều. Không quản ngại nặng nhọc, không quản ngại mưa gió, không quản ngại bao điều kiện khắc nghiệt từ bên ngoài, áp lực từ gia đình, từ xã hội, nhà ngoại cảm Năm Nghĩa cứ đi tìm đồng đội như thế, theo đúng lương tâm và niềm tin mà cô tin là đúng. Mỗi thi thể liệt sỹ tìm được, cô lại mang về nhà, và lại lần tìm thân nhân của họ để thông báo nhận hài cốt về. Bởi vậy, có lúc trong nhà toàn hài cốt, quan tài, .. mà ko có cả lối đi. Đêm ngủ cùng hài cốt đồng đội, ngày ăn cơm và nói chuyện với đồng đội. Khả năng ngoại cảm, nói chuyện, gọi hồn của cô dường như bắt nguồn từ sự diệu kỳ như thế…

Bởi vậy, đôi khi trong cuộc sống có biết bao sự diệu kỳ vẫn hiện hữu quanh ta mà đâu phải cái gì cũng có thể giải thích được. Một Thánh cô như cô Hằng lại tràn trề sữa cho con chỉ sau 1 cốc sữa đặc có đường, mà bao loại thuốc lợi sữa, bao thực phẩm lợi sữa đắt tiền, hảo hạng khác ko làm được. Một người phụ nữ bé nhỏ, kiên trinh luôn bị miền Nam thúc giục ra đi tìm kiếm đồng đội, để rồi có khả năng trò chuyện với người âm, giúp bao gia đình tìm lại hài cốt của những hương hồn tha hương.

Có lẽ, Liễu Phàm tứ huấn luôn có giá trị tới muôn đời là như thế. Nhất là trong 1 xã hội đang quá thừa sự MÊ TÍN, mà lại thiếu ĐỨC TIN

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay