wildlavender

Về Tâm Linh: "nếu Chưa Biết, Xin đừng Phủ Nhận"

7 bài viết trong chủ đề này

Về tâm linh: "Nếu chưa biết, xin đừng phủ nhận"

Một chiếc lá cây khi sống tạo ra một trường sinh học quanh nó, khi mất đi trường sinh học đó vẫn được bảo tồn. Với con người, điều đó có tồn tại không? Nếu có, đằng sau sự sống sẽ không còn là cái chết nữa. Những câu hỏi và logic vấn đề đã đưa GS.TS Đoàn Xuân Mượu, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Sau hơn 30 năm thai nghén, ông vừa cho ra đời 3 tập sách mang tên: Con người và khoa học về tâm linh.

Hiểu sự huyền bí sẽ không còn mê tín dị đoan

Là giáo sư đầu ngành về vi trùng, virus, tại sao ông lại chuyển sang viết sách nghiên cứu "tâm linh"? Ông không sợ người ta cho rằng thế là mê tín dị đoan?

Virus nhỏ lắm. Nó còn nhỏ dưới mức vi khuẩn, mắt không nhìn thấy được. Trong thế giới tự nhiên đã có lúc ta ghi nhận những thứ không nhìn thấy được là vô hình. Trong quá trình nghiên cứu, tôi thấy thế giới vô hình rất sống động, từ đó tôi liên tưởng đến đời sống con người ở những điều ta không nhìn thấy.Cùng với quá trình nghiên cứu y học tôi cũng bắt tay nghiên cứu những điều về con người mà xưa vẫn cho là "bí ẩn", là mê tín dị đoan... Dưới ánh sáng khoa học, những "bí ẩn" đó không còn chỗ nương thân cho những gì gọi là mê tín, kỳ quặc.

Nói như thế theo tôi hiểu ông công nhận thế giới tâm linh là có thật?

Tôi không dám làm trọng tài trong tất cả những vấn đề mà thế giới đang tranh luận, chưa ngã ngũ. Tôi chỉ là người đọc nhiều, tâm huyết đến lĩnh vực "đời người" và cố gắng đưa những gì chưa biết ra ánh sáng.

Ông có thể nói rõ hơn?

3.000 năm qua, chúng ta tìm hiểu vũ trụ nhiều hơn tìm hiểu chính mình. Do đó, vốn hiểu biết về thế giới tự nhiên lớn hơn hiểu biết chính bản thân, kể cả nguồn gốc chính mình và những khả năng đặc biệt của con người.

Trước đây, khoa học chính thống theo mô thức thực chứng duy lý, dựa trên nền tảng vật lý cổ điển của Newton không giải thích được các hiện tượng đặc biệt này. Nó không công nhận thế giới siêu hình và cho rằng nguyên tử là nguyên tố bé nhất.

Đến đầu thế kỷ XX xuất hiện mầm mống thuyết tương đối của Enstein thuyết này nói rằng, ngoài nguyên tử là phần tử nhỏ nhất còn có sóng và hạt. Thuyết lượng tử từ đó cũng lên ngôi.

Vì vậy, về phương diện xã hội nếu quảng đại quần chúng hiểu biết cơ sở khoa học của sự huyền bí thì sẽ không còn chỗ nương thân cho mê tín dị đoan đang lan tràn rộng rãi như hiện nay. Huyền bí không mâu thuẫn với tự nhiên, chỉ mâu thuẫn với sự hiểu biết của con người về quy luật tự nhiên.

Posted Image

GS.TS Đoàn Xuân Mượu: Con người không phải từ linh trưởng mà phát triển lên.

Sóng và hạt đều là những thứ ta không sờ, nắm, nhìn thấy được, phải chăng ông muốn nói đến bên kia cuộc sống của con người vẫn tồn tại một thế giới mà ta không sờ nắm được?

Tôi cho rằng thế kỷ XXI có nhiều vấn đề tâm linh khiến nhiều người quan tâm. Bộ sách 3 cuốn về con người và thế giới tâm linh của tôi ra đời từ đó, ở đó tôi nhìn nhận con người dưới góc độ khác.

Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ năng lượng

Với cách nhìn nhận của ông, thủy tổ của loài người không phải là khỉ?

Dựa vào các thuyết về nguồn gốc con người: thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết Mundasep và nhiều học thuyết khác thì thấy, con người không phải từ linh trưởng mà phát triển lên. Con người cũng như động vật, thực vật muôn loài đều do tạo hóa sinh ra, từ cái gọi là chân không vật lý mà theo Phật học thì gọi là "sắc sắc không không".

Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do "Ý thức vũ trụ". Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.

Thực tế, bằng phương pháp phóng xạ xương người ở Nam Mỹ cách đây hơn 3 triệu năm, phóng xạ xương của loài linh trưởng sau khi tìm kiếm đều không chứng minh được nguồn gốc con người từ linh trưởng. Từ xa xưa xương bàn tay con người đã có hoạt động khôn khéo rồi. Thế giới nhiều nơi đã công nhận con người là sinh vật do vũ trụ sinh ra, con người là hình chiếu của vũ trụ.

Theo logic của ông, con người sẽ được cấu tạo thế nào?

Con người gồm 7 phần gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại.

Có phải nhờ những phần năng lượng không mất đi mà một số người có khả năng ngoại cảm không? Tuyến tùng ở những người đó phát triển cao hơn bình thường?

Người bình thường ai cũng có tuyến tùng như là dấu vết của con mắt thứ 3 ở giống người tiền sử (hay còn gọi là giác quan thứ 6). Khả năng ngoại cảm không phải do một mình tuyến tùng mà còn liên quan đến các thân thể tế vi.

Khả năng ngoại cảm do tạo hoá ban cho, không phải do luyện tập mà có, càng không phải do tuyến tùng phì đại. Khả năng chữa bệnh của một số nhà ngoại cảm, về nguyên tắc và lý thuyết, có thể có. Tuy nhiên không phải đã là nhà ngoại cảm thì đều có khả năng chữa bệnh.

Là bác sĩ Tây y sao ông lại tin tưởng vào cách chữa có vẻ phi khoa học của các nhà ngoại cảm?

Các nhà y học chính thống vốn chữa bệnh cho thân thể vật lý. Tuy nhiên, còn có những dạng bệnh do năng lượng sóng đứng gây nên, chúng đòi hỏi phải có cách tiếp cận khác gọi là y học đa chiều, trong chẩn đoán, tự chẩn đoán, điều trị, tự điều trị, khác với y học chính thống.

Trong thực tế chắc có những người mạo danh ngoại cảm cần phải ngăn cản. Bộ sách của tôi là sự cố gắng lý giải những điều chưa biết. Cái biết vốn dĩ hữu hạn, cái chưa biết là cái vô hạn. Tuy nhiên, không phải vì chưa biết mà phủ nhận tất cả một cách hồ đồ.

Xin cảm ơn ông!

GS.TS Đoàn Xuân Mượu là Đảng viên hơn 60 năm tuổi Đảng, cán bộ lão thành cách mạng, là một trong 50 đảng viên đầu tiên được Đảng và Chính phủ chọn cử đi học đại học tại Liên Xô năm 1953. Từ năm 1973 - 1994, ông đã kinh qua các chức vụ Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, Viện trưởng Viện Pasteur Đà Lạt, Viện trưởng Viện Văcxin Quốc gia, đại diện y tế Việt Nam trong Ban Thư ký Hội đồng Tương trợ kinh tế các nước XHCN (SEV) tại Liên Xô, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Hà Mi (thực hiện)

Bee.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về tâm linh: "Nếu chưa biết, xin đừng phủ nhận"

[Nguồn gốc loài người bắt nguồn từ năng lượng

Với cách nhìn nhận của ông, thủy tổ của loài người không phải là khỉ?

Dựa vào các thuyết về nguồn gốc con người: thuyết tiến hóa của Darwin, thuyết Mundasep và nhiều học thuyết khác thì thấy, con người không phải từ linh trưởng mà phát triển lên. Con người cũng như động vật, thực vật muôn loài đều do tạo hóa sinh ra, từ cái gọi là chân không vật lý mà theo Phật học thì gọi là "sắc sắc không không".

Mọi sinh vật được tạo hoá sinh ra không phải một cách tình cờ, mà đều có ý định, có mục đích do "Ý thức vũ trụ". Ý thức có trước, kế hoạch sáng thế có sau, tất cả đều bắt nguồn từ năng lượng. Con người phải do năng lượng sinh ra, bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người ngày nay.

Thực tế, bằng phương pháp phóng xạ xương người ở Nam Mỹ cách đây hơn 3 triệu năm, phóng xạ xương của loài linh trưởng sau khi tìm kiếm đều không chứng minh được nguồn gốc con người từ linh trưởng. Từ xa xưa xương bàn tay con người đã có hoạt động khôn khéo rồi. Thế giới nhiều nơi đã công nhận con người là sinh vật do vũ trụ sinh ra, con người là hình chiếu của vũ trụ.

Thuyết tiến hóa của Đarwin không giải quyết vấn đề vật chất cô đặc để tạo ra vũ trụ với các chất vô cơ và các phân tử hữu cơ đầu tiên đặt nền móng cho sự tiến hóa của muôn loài. Thuyết tiến hóa của Đarwin chỉ giải quyết sự tiến hóa của muôn loài và điều đó tuyệt đối đúng.

Chỉ với một ví dụ đơn giản nếu giờ có một ông thần kinh nào đó nào đó cho rằng đứa bé con mình trong bụng vợ mình đang mang thai bắt đầu từ năng lượng lỏng, năng lượng đặc và thành hình hài con người có nghĩa là nó chỉ ăn năng lượng tự nhiên và bắt vợ nhịn đói. Kết quả chắc chắn cả thiếu phụ và cái thai sẽ bi lả và gã điên đó sẽ phải vào trại.

Kiến thức tự nhiên là mênh mông vô tận,ngày này với E=m*c*c với công thức đó chúng ta đảo đi đảo lại và tiến sâu hơn vào thế giới vi mô rồi gắn nó vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong con người thì cũng có khối cái hay và sẽ hiểu thêm thuyết tiến hóa của darwin tuyệt đối đúng và đặt thuyết tiến hóa trong môi trường hiểu biết khoa học trung thời đó mới thấy sự vĩ đại của Đarwin.

Theo logic của ông, con người sẽ được cấu tạo thế nào?

Con người gồm 7 phần gồm thể xác, năng lượng, cảm xúc và 4 cơ thể tâm thần, trong đó chỉ có thể xác là hữu hình, được y học chính thống giảng dạy (đây là năng lượng đặc), 6 phần còn lại có độ đặc khác nhau. Năng lượng càng loãng càng nghiêng dần về phía linh cảm (năng lượng chưa phải tế vi). Khi sống, phần năng lượng đặc vẫn còn nhưng khi mất đi thì phần năng lượng đặc mất, các phần năng lượng khác vẫn tồn tại.

Đây là vấn đề rắc rối nhất gây khó khăn nhầm lẫn cho ngay cả những người nghiên cứu khoa học chính thống.Lúc thì tìm được cái nọ lúc thì tìm được cái kia.Có lẽ quá trình tổng hợp vật chất của cơ thể sống có nhiều mô hình khác nhau của thời điểm tổng hợp hoàn hảo đầu tiên. Khi cơ thể còn đang sống tự phân ly (dân gian gọi là xuất hồn đi chu du-nghiên cứu tạm coi là sự phóng năng lượng) hay khi chết phân rã thì sự phân ly,phân rã lại là quá trình đảo ngược của quá trình tổng hợp và phụ thuộc vào thời điểm tổng hợp đầu tiên.Như vậy quá trình tổng hợp hoàn hảo đầu tiên sau cùng tận lúc sinh ra là liên kết vi mô lỏng lẻo nhất nên thỉnh thoảng có hiện tượng phóng năng lượng đi chơi.

(đây là thảo luận khoa học tuyệt đối không thảo luận với những người không làm khoa học nghiêm túc và lợi dụng để tuyên truyền nhảm)

Có lẽ nhà bác học nào đó cần phải dùng tất cả: Thuyết tiến hóa của Đa rwin,TRiết Học Mác -Lê nin,thuyết tương đối,thuyết lượng tử,thuyết dây...mới lập ra được các giải thích hợp lý cho số vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống con người mà khoa học thực nghiệm hiện tại bó tay.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ nhà bác học nào đó cần phải dùng tất cả: Thuyết tiến hóa của Đa rwin,TRiết Học Mác -Lê nin,thuyết tương đối,thuyết lượng tử,thuyết dây...mới lập ra được các giải thích hợp lý cho số vấn đề còn tồn tại trong cuộc sống con người mà khoa học thực nghiệm hiện tại bó tay.

Có lẽ không cần dùng nhiều thuyết như thế đâu bác Liêm Trinh ạ. Chỉ cần dùng 1 thuyết ADNH là đủ! Nhưng trước tiên phải phục hồi học thuyết ADNH đầy đủ đã.

thuyết tiến hóa của darwin tuyệt đối đúng

Trên diễn đàn này và nhiều nguồn khác có một số bài đã đưa những bằng chứng nghi ngờ thuyết tiến hóa của Darwin cụ thể về nguồn gốc loài người. Có thể Darwin đúng trong tổng thể, nhưng chưa phù hợp trong những luận điểm cụ thể.

Kính bác!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác vo truoc

Có lẽ không cần dùng nhiều thuyết như thế đâu bác Liêm Trinh ạ. Chỉ cần dùng 1 thuyết ADNH là đủ! Nhưng trước tiên phải phục hồi học thuyết ADNH đầy đủ đã.

Trên diễn đàn này và nhiều nguồn khác có một số bài đã đưa những bằng chứng nghi ngờ thuyết tiến hóa của Darwin cụ thể về nguồn gốc loài người. Có thể Darwin đúng trong tổng thể, nhưng chưa phù hợp trong những luận điểm cụ thể.

Kính bác!

liêm trinh với bác đều là những người nghiên cứu,tất cả chúng ta đều biết vấn đề này cực kỳ phức tạp nên những cái viết trên đây hạn chế tối đa. Bằng tất cả hiểu biết của liêm trinh đến giờ thì thành thật trao đổi với bác: Không có cái gì để mà phục hồi,tất cả chúng ta phải đoàn kết nỗ lực lập môt lý thuyết mới nói lên liên hệ hữu cơ của con người với tự nhiên.Tất nhiên lý thuyết này phải kế thừa được tinh hoa mà người xưa đã để lại ở những mảnh rời rạc nhờ những lý luận được tổng kết trong thực tiễn của họ.Con người đang chinh phục không gian và trong tương lai khi mặt trời cạn nhiên liệu con người còn phải di dân tất cả những điều đó các nhà khoa học hiện đại tiên phong đang nhắc đến.Lý học đông phương được mọi người coi là cao hơn cả khoa học hiện đại hiện nay thì không có lẽ nào những người của quá khứ đã được mọi người coi là nắm được khoa học đó đầy đủ mà lai bó tay nhìn tuyệt đại đa số nhân loại cùng thời bi hủy diệt và số còn lại lại nguyên người mù chữ nên không để lại một chữ viết nào mà chỉ còn huyền thoại.

Có thể các bằng chứng về khảo cổ của thuyết tiến hóa còn thiếu tý chút nhưng không thể vì thế mà nghi ngờ nguồn gốc loài người, vấn đề là lập ra các giả thiết để xem tại sao vào thời điểm khảo cổ đó các vật khảo cổ bị biến mất và chứng minh giả thiết đó đúng thì các vật chứng khảo cổ bị mất là đúng.

Ví dụ vào thời điểm đó các mảng lục địa để con người sinh sống do vận động kiến tạo hiện đang nằm ở đáy biển và muôn loài phải di cư theo phần lục địa nổi lên và phần lục địa nổi lên ngày nay để khảo cổ và con người hiện nay sinh sống lại trùng với thời điểm xa xưa hơn........

Còn một vấn đề nữa là các kim tự tháp nằm rải rác ở một số quốc gia, điều này có phải là sự thể hiện có một nền văn minh toàn cầu hay không, chắc chắn là không mà chỉ là sự trùng hợp của một kiểu tiến hóa riêng của các nhóm nhỏ lẻ (tương tự như hai nhà bác học ngày nay ở hai nơi khác nhau cùng nghiên cứu ra một công trình giống nhau).Vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là những kim tự tháp này có tác dụng gì và ngày nay ứng dụng có lợi gì không.

Kính bác

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến!

Tôi không có ý định nghi ngờ học thuyết Darwin trên tổng thể, ví dụ nguồn gốc loài người. Nhưng trên từng tiến trình của nó, do điều kiện khoa học bấy giờ có lẽ còn hạn chế, thì có thể còn nhiều điều phải bàn. Vì thế, cái tôi muốn tránh ở đây là những kết luận với những từ mà tôi cho rằng hơi cực đoan như "tyệt đối đúng" hay "không thể sai", ... thôi bác ạ. Mong bác hiểu ý tôi.

Lý học đông phương được mọi người coi là cao hơn cả khoa học hiện đại

Tôi không so sánh Lý học Đông phương với khoa học hiện đại như thế này bao giờ. Có lẽ cách diễn đạt bị hiểu nhầm thôi. Tôi cho rằng, Thực tại có 3 mặt hữu cơ không thể tách rời là Bản thể, Lý và Tượng. Do đó, khoa học (theo cách hiểu chung nhất) cũng có ba lĩnh vực.

- Thứ nhất là Đạo học, lấy Bản thể là đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ lợi ích của con người, lấy tu luyện tâm linh làm phương pháp, lấy thực chứng tâm linh làm tiêu chuẩn . Kết quả là những tôn giáo ra đời.

- Thứ hai là Lý học, lấy cái Lý của thực tại làm đối tượng nghiên cứu, lấy quan sát vận động của sự vật làm phương pháp, lấy chiêm nghiệm làm tiêu chuẩn . Kết quả là nhiều môn mà Lý học Đông phương là tiêu biểu ra đời từ thời thượng cổ.

- Thứ ba là khoa học lấy Vạn tượng (vật chất hữu hình) làm đối tượng nghiên cứu, lấy thực nghiệm kiểm chứng làm tiêu chuẩn. Kết quả ta có nền khoa học hiện đại ngày nay.

Tùy hoàn cảnh khác quan, điều kiện lịch sử từng thời kỳ mà môn này hay môn kia hưng thịnh hơn. Hiện nay khoa học đang thắng thế.

Mỗi môn đều có cái hay, dở riêng, không chống nhau mà hỗ trợ nhau trong mục tiêu phục vụ con người.

Do đó, lấy cái này kỳ thị cái kia là thiển cận.

Trong lịch sử loài người, vật chất xã hội từ rất ít sau đó tăng dần đến nhiều như ngày nay. Theo chiều tăng dần đó, Đạo học đầu tiên phát triển và hưng thịnh. Của cải vật chất tăng đến mức trung, Lý học thắng thế. Khi của cải xã hội tăng mạnh thì khoa học thắng thế. Quá trình phát triển chu kỳ xoáy trôn ốc đang chuẩn bị chu kỳ mới, tất nhiên ở mức phát triển cao hơn về chất so với trước kia. Vì thế, tôi nói phục hồi không có nghĩa là y như trước mà đương nhiên phải có bước phát triển cao hơn. Quá trình đó là khách quan không thể đảo ngược dù ai thích hay không thích.

Lão tử nói: "động thiện thời". Tôi thật chẳng quan tâm đến việc Mặt trời tắt đi và phải di dân! Quá nhiều việc cần quan tâm thiết thực hơn. Lịch sử loài người cho đến nay chỉ là cái chớp mắt của Vũ trụ. Một đứa trẻ sơ sinh không suy nghĩ nhiều đến việc chuẩn bị hậu sự cho mình!

Kính bác!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác vo truoc

Bác Liêm Trinh thân mến!

Tôi không có ý định nghi ngờ học thuyết Darwin trên tổng thể, ví dụ nguồn gốc loài người. Nhưng trên từng tiến trình của nó, do điều kiện khoa học bấy giờ có lẽ còn hạn chế, thì có thể còn nhiều điều phải bàn. Vì thế, cái tôi muốn tránh ở đây là những kết luận với những từ mà tôi cho rằng hơi cực đoan như "tyệt đối đúng" hay "không thể sai", ... thôi bác ạ. Mong bác hiểu ý tôi.

Bác vo truoc ạ cách sử dụng ngôn từ tùy theo niềm tin của từng người,niềm tin vào lý luận nào đó là kết quả của sự học tập và vận dụng lý luận đó vào thực tiễn cuộc sống.

- Thứ nhất là Đạo học, lấy Bản thể là đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ lợi ích của con người, lấy tu luyện tâm linh làm phương pháp, lấy thực chứng tâm linh làm tiêu chuẩn . Kết quả là những tôn giáo ra đời.

- Thứ hai là Lý học, lấy cái Lý của thực tại làm đối tượng nghiên cứu, lấy quan sát vận động của sự vật làm phương pháp, lấy chiêm nghiệm làm tiêu chuẩn . Kết quả là nhiều môn mà Lý học Đông phương là tiêu biểu ra đời từ thời thượng cổ.

- Thứ ba là khoa học lấy Vạn tượng (vật chất hữu hình) làm đối tượng nghiên cứu, lấy thực nghiệm kiểm chứng làm tiêu chuẩn. Kết quả ta có nền khoa học hiện đại ngày nay.

Theo liêm trinh nghĩ cả "đạo học "và "lý học" đều nằm trong khoa học.Tôn giáo ra đời là do chính sự kém phát triển của khoa học chung.Khi khoa học phát triển toàn diện giải thích bằng thực nghiệm được tất cả các vấn đề của cuộc sống thì các tôn giáo không thể ra đời được nữa. Có lẽ chưa có vị nào nghiên cứu theo lối "đạo học" chủ động lập ra "tôn giáo" của mình vì tất cả các kinh sách chép chỉ là những người sau chép lại lời nói của một vị nào đó mà họ nêu ra.Như vậy là đa phần vì miếng cơm manh áo,vì ảo danh nên những người sau nghĩ ra cách dựa vào uy tín một ai đó lập ra tôn giáo.Đó chính là bi kịch của con người vì khi mục đích nghiên cứu "đạo học "đã bị lợi dụng để kiếm sống thì họ sẵn sàng làm tất cả để dồn con người vào mê muội dẫn đến không ít các bị kịch cho các nhà khoa học chân chính.

Liêm trinh nói như thế không có nghĩa là phủ nhận những chân sư đã có đóng góp trong lịch sử Việt Nam bởi như tiền nhân đã nói "trong đàn ngựa kéo xe tất có ngựa kỳ ngựa ký".Những chân sư đó họ là những người Việt Nam có tư chất thông minh hiếu học nhưng chắc nhà ngeo hay gặp nghịch cảnh trong cuộc sống nên gửi thân vào tôn giáo và ở đó họ có điều kiện được học chữ, học kiến thức của chính tổ tiên mình để lại và được thế hệ chân sư theo lối "đạo học" phát triển thêm sau đó họ mang ra giúp đời.

Liêm trinh nghĩ trong "đạo hoc" thì những người đã thiết lập nên nền móng của lý học đông phương Việt Nam đạt thành tựu cao nhất có uy lực nghê gớm nhất, họ đã thật sự hòa nhập vào thiên nhiên và rũ bỏ tất cả lợi danh,chẳng màng gì hết và vào thủa xưa khi cần thì có thể giúp đỡ con người một cách thiết thực để lại các dấu tích trong huyền thoại.

Kính bác

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Liêm Trinh thân mến!

Khi tôi viết:

Do đó, khoa học (theo cách hiểu chung nhất) cũng có ba lĩnh vực.

.....

Thì cũng chính là công nhận:

Theo liêm trinh nghĩ cả "đạo học "và "lý học" đều nằm trong khoa học.

mà Khoa học ngày nay cũng chỉ là một lĩnh vực của cái "khoa học" hiểu theo nghĩa chung nhất ấy.

Vì thế:

lấy cái này kỳ thị cái kia là thiển cận

Theo tôi, không bao giờ khoa học thực nghiệm có thể "giải thích bằng thực nghiệm được tất cả các vấn đề của cuộc sống" bởi vì nó chỉ là một trong 3 lĩnh vực của nghiên cứu Thực tại mà thôi. Khoa học thực nghiệm rất thành công trong việc tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội nhưng rất hạn chế trong những vấn đề tâm linh và xã hội so với các môn khác đồng thời tạo ra nhiều hệ lụy rất nguy hiểm cho xã hội. Vì thế, không bao giờ tôn giáo hay Đạo hoc cũng như Lý học mất đi cả mà nó chỉ phát triển tốt hơn, sâu sắc hơn và chân chính hơn thôi. Có nhiên khi đó những biểu hiện mê tín, tiêu cục mới mất đi. Muốn xã hội phát triển hài hòa thì cả 3 mặt của khoa học là Đạo học, Lý học, Khoa học thực nghiệm đều phải phát triển trong môi trường thống nhất, bổ xung cho nhau chứ không loại trừ nhau. Cái lý thuyết có thể làm cơ sở cho sự thống nhất ấy chính là học thuyết ADNH.

Khi đề cập tới tôn giáo, lý học hay khoa học là tôi muốn nói đến những lực lượng chân chính của chúng chứ` không bao hàm những kẻ lợi dụng làm điều xằng bậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay