phoenix

BÙA” BÁT QUÁI DƯỚI NHÃN QUAN VIỆT DỊCH

3 bài viết trong chủ đề này

“BÙA” BÁT QUÁI DƯỚI NHÃN QUAN VIỆT DỊCH

(Bài trích trong Văn Hóa Cổ Việt của Nguyễn Việt Nho được đọc lại và có sửa đôi điều)

Tâm thức Việt đang đơm bông kết trái

Đem Rồng Tiên để viết lại sách kinh

NGUYỄN VIỆT NHO

Cũng như Tứ Tượng, nói Bát Quái phải đề cập hai phần: Phần số và phần hình. Phần số: Bát Quái hay tám số đó là:

số 1 Cấn (); số 2 Khảm (); số 3 Tốn (); số 4 Chấn () số 5 Li (); số 6 Đoài () ; số 7 Càn (), số 8 Khôn ().

Sắp theo thứ tự như trên là theo sự chuyển đổi từ các con số của hệ thập phân sang hệ lý số. Sách Dịch thường sắp: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài là sắp theo BQHT.

Học giả Trần Trọng Kim trong “Một Cơn Gió Bụi” nơi trang 61 gọi “8 chữ số này là 8 chữ tối cổ của ta”; 8 “chữ tối cổ” nầy thật ra không phải là loại chữ thông thường mà là chữ số, gọi là ĐẠO TỰ để dẫn vào Đạo Lý Việt:

“Tám từ trên là tám số Âm Dương

Hệ số nầy khác với hệ thông thường

Không phải dùng để cân, đo, đong, đếm

Mà nó dùng giúp ta chiêm nghiệm

Đạo luật, qui trình biến dịch âm dương

Nói khác đi là mở lối chỉ đường

Cho ta rõ Đạo Thường trong vũ trụ…”

(Bát Quái và Đạo Lý Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho)

BQ do Tứ Tượng phát triển mà thành, nên người xưa gọi “õTứ Tượng sanh Bát Quái”õ. Thật ra BQ chẳng phải là bùa (Bùa Bá Quái) của điều mê tín dị đoan như nhiều người nghĩ về nó. Có một số không ít sách Dịch đặt vấn đề BQ do ai lập nên? Đặt vấn đề như thế là chưa nắm rõ nguồn gốc của Dịch và chỉ làm cái “Dị Dịch, Yiệt (Việt) Dịch”õ trở thành “ũNan Dịch”õ; nghĩa là chỉ làm cho cái Việt dịch vốn giản dị, dễ hiểu trở nên thêm rắc rối, khó hiểu mà thôi. Chuyện các ông “ũCon Trời”õ nói về nguồn gốc BQ do Phục Hy thấy con Hà Mã và Rùa Thần xuất hiện nơi sông Hoàng Hà và sông Lạc Thủy là chuyện hoang đường, được phịa đặt nhằm cướp quyền trước tác môn Dịch Số Hà Lạc của tộc dân Việt Thường (dân Việt cổ) thuộc Bách Việt.

Thật ra Bát Quái và Bát Quái Đồ chỉ là 8 con Tiên Rồng (Âm Dương) của Thường Số được viết dưới hệ 3 nét, của tiền nhân Việt sắp xếp một cách hợp lý trên hai đồ hình: Môn toán lý số Tiên Rồng này chỉ ra rằng: Dùng 3 nét (hào) sẽ lập ra hệ Bát Quái là hệ 8 số. Tám số đó là:

0 Khôn (); 1 Cấn (); 2 Khảm (); 3 Tốn (); 4 Chấn (), 5 Li (); 6 Đoài (); 7 Càn (). (Xin xem phần cách chuyển đổi các hệ số tóan học, nơi mục viết hệ lý số trong VHCV. Còn nếu giải theo hình vẽ thì: Tứ Tượng Đồ khi xoay chuyển sẽ bị gãy ngọn mà thành BQ. (vật chất đều không đứng yên, tất cả đều chuyển hóa, đêàu nằm trong động thái (dynamic) trong qui luật tiệm tiến và đột biến. Khi vật chất nằm trong giai đoạn Tứ Tượng sẽ tiếp tục biến hóa sang giai đoạn BQ như hình dưới:

(Đồ hình trên gợi ra sự tương đồng giữa ý nghĩa các biểu tượng của một số tôn giáo: Tứ Tượng và hình ảnh của Thập Tự Giá của TCG, Bát Quái của tư tưởng Việt và chữ VẠN của Phật Giáo...)

BQ có hai đồ hình: Tiên Thiên Bát Quái (TTBQ) và Hậu Thiên Bát Quái (HTBQ). Từ trước đến nay các sách Dịch, của ta cũng như của Tàu, đều có quan niệm chung rằng: TTBQ là hình đồ của Vũ Trụ thuở ban đầu và HTBQ là Vũ Trụ về sau. Nói như thế là không được chính xác, bởi lẽ: Vũ Trụ vốn mênh mông vô tận về không gian và vô thỉ vô chung, không đầu không cuối về thời gian và vật chất chứa trong nó luôn luôn biến đổi: Lúc thì xảy ra chỗ này sinh, khi thì ở nơi khác diệt ... Chu kì sanh diệt cứ tiếp diễn miên viễn thì làm thế nào minh định được vũ trụ lúc nào là ban đầu lúc nào về sau? Đúng ra, ngay như “Big Bang”, nĩ cũng chỉ giới hạn trong một vùng nào đó. Vũ Trụ được tạo ra bởi Big Bang, cũng chỉ là một Vũ Trụ nằm trong cái Vũ Trụ mênh mông không bờ bến, không thể nghĩ bàn như người xưa nói: “Ngoài Trời có Trời”... Tiên Thiên hay Hậu Thiên BQ nên hiểu là chương đầu và chương sau của BQ. Hai chương là hai hình: Một âm để nói lên định hình, định phương, định vị và hình dương nhằm nói lên định thời, định tính và định luật cho vật chất trong chu trình sinh diệt, từ không (vật ở dạng energy) sang có (dạng material) và từ có sang không của mọi vật trong hoàn vũ.

A. TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (TTBQ)

Tiên Thiên hay Hậu Thiên là do sự sắp xếp khác nhau về vị trí tám con Lý Số Tương Đối. Khi sắp xếp khác, ý nghĩa của nó cũng sẽ khác: Tiên Thiên nhằm nói lên tính thể cùng những qui luật chi phối sự biến hóa của vật chất như đã nói trên.

a. Hình đồ TT BQ: Các con thường số được sắp xếp trên Tiên Thiên ở đây là được định hướng lại cho phù hợp với cách định hướng bản đồ hiện nay và phù hợp với vị trí Việt Thường xưa cũng như Việt Nam ngày nay. (Lối định hướng cũ: hướng Bắc cũ là hướng Nam bây giờ): CÀN (): Phương Bắc; KHÔN số 8 (): Phương Nam; KHẢM số 2 (): Phương Đông; LI số 5 (): Phương Tây; CẤN số 1 (): Đông Nam; TỐN số 3 (): Đông Bắc; CHẤN số 4 (): Tây Nam; ĐOAI số 6 (): Tây Bắc.

B) Qui luật rút ra từ TT BQ:

1. Qui luật biến hóa theo chu trình:

Tám Quái Tiên Thiên là tám con lý số tương đối được sắp trên một hình tròn. Nếu ta để ý sẽ thấy các con số biểu diễn vật chất ở mỗi thời kì từ 0 tới 7 của hệ Thập Phân hay từ con Khôn () tới con Càn (); đến 8 với hệ Bát Quái nó sẽ trở về con 0 trở lại. 9 sẽ là con 1 Cấn (); 10 là con Khảm () 11 là 3 Tốn (); 12 là 4 Chấn ()... 15 nếu dùng 3 nét của hệ Bát Quái nó sẽ trở lại là 7 Càn (). Nếu viết nữa con 16 viết ra binary sẽ là 10000 tức là Khôn () (Vì dùng 3 nét nên chỉ sử dụng ba con số không (0) nên hai con 0 và 1 nằm bên trái sẽ không dùng đến).

Qua hình đồ ta thấy vật chất được biểu diễn đi từ 0 (hay 8) tiến lên 1, 2, 3 rồi sang 4 rồi tiến đến 5, 6, 7 để cuối cùng đến 8 để rồi lại bắt đầu một chu trình mới, lập lại như trên một cách miên viễn. Ta ước định con 0 Khôn () là lúc bắt đầu, sự ấn định đó phải được hiểu là định cho cái mức bắt đầu của một chu trình (Trước đó đã có và sau khởi điểm này chu trình sẽ được tương đối lập lại).

Hình đồ TTBQ nói lên vật chất biến đổi theo chu trình, cũng vì thế môn Dịch học gọi là Chu Dịch. (Chu Dịch mang lấy nghĩa là chuyển dịch theo chu trình, chứ không phải Dịch có nguồn gốc từ đời Chu bên Tàu như nhiều người đã lầm tưởng.

2. Qui Luật Đối Cực Tạo Quán Tính Xoay:

Nhìn vào hình đồ Tiên Thiên ta thấy các con số của các hướng (Nam _ Bắc ; Đông _ Tây ; Đông Nam _ Tây Bắc; Đông Bắc _ Tây Nam) đều là những con số đối nghịch ta gọi là đối cực qua tâm điểm: Bắc Càn đối xứng với Nam Khôn; Đông Khảm đối xứng với Tây Li; Đông Bắc Tốn đối xứng với Tây Nam Chấn; Đông Nam Cấn đối xứng với Tây Bắc Đoài (xem hình). Muốn thấy rõ tính đối xứng, hãy đặt dấu trừ đằng trước số đó nó sẽ thành số kia.

Thí dụ: _ () = (); _ () = (). (Theo cách đổi dấu của Đại Số Học)

Việc đối xứng qua trục này khiến Càn Khôn (trời đất) và Li Khảm (lửa nườc) không tiêu diệt nhau mà tạo thế xoay biến: hai đối cực tạo nên quán tính xoay. Điều này nếu đem áp dụng trong chính trị vào thời Tự Đức, nếu ta đừng ngã hẳn vào Khổng Giáo mà tiếp nhận cả Khổng, Lão, Phật và Thiên Chúa thì hẳn nhiên các ông cố Đạo Tây không có lý do cậy vào thực dân Pháp đánh nước ta và nếu ta tiếp nhận cả Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... để giao thương, biến đất Việt vào thế xoay lập thì hẳn nhiên hóa giải được các thế lực và đất nước hẳn nhiên đã tránh được họa xâm lăng của Pháp ngót 100 năm ...

Nghĩ cũng cần nói thêm ở đây: hai đối cực này chỉ mang tính đối xứng tương đối mà không có đối xứng một cách tuyệt đối. Nhiều người từ trước đến giờ vẫn lầm tưởng để dẫn đến quan niệm vũ trụ đối xứng: Điều này TTBQ đã ngầm chỉ rõ cho chúng ta thấy là tất cả các con trên đồ hình Bát Quái như Càn Khôn (trời đất), Li Khảm (nước lửa), Cấn Đoài... là những con số tương đối và khi đã là những con số tương đối thì sự đối xứng cũng chỉ mang tính tương đối, nghĩa là qua BQTT, ta cũng đã thấy được là vũ trụ không đối xứng (tuyệt đối).

Thoạt nhìn qua chúng ta đều thấy có sự đối cực trong vũ trụ: Có sáng có tối, có ngày có đêm, có đực có cái, có âm có dương, có Nam có Bắc, có đúng có sai, có còn có mất, có sống có chết, có hạt cơ bản mang tên B Meson và phản hạt B Meson, có vật chất và có phản vật chất..., nghĩa là có sự đối xứng trong vũ trụ! Một cách tương đối nói thế cũng không sai, nhưng trên bình diện tuyệt đối thì vũ trụ vốn phi đối xứng. Chính nhờ vũ trụ phi đối xứng nên mới có động, có động mới có sinh, biến, như TTBQ đã diễn bày. Điều này cũng đã được James Cronin và Val Fitch năm 1964 khám phá sự phi đối xứng của cặp K meson và phản K meson và mới đây được tạp chí Physical Review Letters số tháng 7 năm 2001 do các nhà vật lý quốc tế làm việc tại Trung Tâm Gia Tốc của trường Đại Học Stanford, Palo Alto, CA minh xác.

3. Qui Luật Tiệm Tiến (Law of Progressive Change):

Qua hình đồ ta thấy: từ con 0 Khôn () đến con 3 Tốn () là: 0 Khôn () 1 Cấn () , 3 Tốn () bên tay phải hình tròn và từ con 4 Chấn () đến 5 Li () đến 6 Đoài () đến 7 Càn () nằm bên tay trái vòng tròn nói lên ý vật chất biến từ từ như thể từ thể khí hư vô của buổi hỗn mang Khôn () đã tựu đọng dần thành một lớp thể đặt bao ngoài được tượng hình bằng con Cấn () như thể sự cấu thành lớp vỏ trái đất trong chu trình tạo thiên lập địa. Và khi đã tượng hình lớp thạch quyển qủa đất đã hứng chịu và tích tụ được nước mưa từ ngoài không gian đổ vào tạo nên lượng Khảm nước ở thời kỳ con 2 Khảm (). Có nước là có sinh vật và rồi sinh vật phát triển về lượng và về chủng loại biểu thị bằng con Tốn (). Đối chiếu với luật tiến hóa của Charles Darwin (1809_ 1882): Đây là giai đoạn sinh vật phát sinh từ biển tiến dần (tiêảm tiến) đến loài bò sát, rồi tiến đến khỉ.

Qui luật của Luật Tiệm Tiến được tìm thấy một lần nữa trên hình đồ là giai đoạn con 4 Chấn (), 5 Li (), 6 Đoài () đến con 7 Càn (): Lôi là lúc sinh ra người (mà lời huyền thoại ám chỉ Lạc Long Quân là con 4 Chấn nằm hướng Đông của Hậu Thiên Bát Quái), tiệm tiến lần đến 5 Li (): ý chỉ loài người văn minh dần, đến 6 Đoài () mang nghĩa loài người tiến lên sống thành một xã hội có tổ chức. Con 6 viết ra Thường số với hệ 6 nét là con Trạch Địa Tụy (). Tụy là nhóm hợp: Con Tụy nói lên ý niệm này.

7 Càn (): hàm ý con người rồi sẽ tiến triển tới mức tối đa. Mọi sự thay đổi trong đó đều diễn ra từ từng sát na và trong từng thời gian đó, trong từng bộ phận trong vật chất đều xảy ra hai hiện tượng trái nghịch: sinh và diệt. Sinh là thời kì dương tăng âm giảm; tử là thời kì dương giảm âm tăng, tất cả đều diễn ra trong tiệm tiến. Sinh, tử thể hiện mà ta thấy chỉ là thời điểm của đột biến rõ nét, thật ra tử hay sinh đều đã diễn ra một cách tiệm tiến và sau đó mới đột biến. Thế nên Khổng Tử đã chữ nghĩa hóa qui luật tiệm tiến và đột biến này và nói rằng: “Tôi thí vua, con giết cha không phải xảy ra trong một sáng, một chiều, cái mầm móng đã tích lũy từ trước”õ

Tóm lại, đoạn trên cho ta thấy: Tiên Thiên BQ phát biểu lên qui luật tiệm tiến của sự vật trong chu trình sinh diệt của nó.

4. Qui Luật Đột Biến (Sudden Change): Con 3 Tốn và 4 Chấn cũng như 7 Càn và 8 Khôn nêu lên luật đột biến.

Có hai loại đột biến là: đột biến thăng tiến dòng và đột biến qui căn.

_ Đột biến thăng tiến dòng là sự biến đổi, nói theo từ khoa học bây giờ là do sự tác động môi trường bên ngoài bắn vào (beam, charger) làm thay đổi chuỗi di truyền bên trong khiến cho sinh vật biến đổi chủng loại. Đây như là việc biến đổi khỉ thăng tiến thành người ... trên hình đồ là con 3 Tốn chuyển sang điểm con 4 Chấn (xem hình). Giai đoạn khỉ thành người được đề cập rõ hơn trong phần: “Luật Thường Đối Chiếu Với Thuyết Tiến Hóa của Darwin”, trong VHCV.

_ Đột biến Qui căn là sự đột biến để trở về lại cái gốc ban đầu cho một chu trình mới; là sự chuyển thành từ con 7 Càn sang con 8 Khôn thấy trên đồ hình. Nói theo Albert Einstein đây là sự phân tán năng lực từ thể vật chất (Material) sang dạng năng lượng (Energy), nghĩa là giai đoạn phân hủy tối đa của thời kì hoại, tử, nghĩa là từ thể hữu hình sang thể vô hình, vô trạng. Cũng như Càn đột biến sang Khôn, Khảm sẽ đột biến thành hỏa.

Để áp dụng qui luật nầy, chiếc đèn Aqueon của công ty Heat & Glo của Mỹ được thắp bằng nước (H20), thay vì bằng dầu, bằng cách cho dòng điện 220V chạy qua bình nước để phân tích nước ra thành Oxy và khí Hydrogen, sau đó Hydro sẽ được đốt cháy và được Oxy bổ sung vào làm cho độ sáng tăng thêm. Hậu qủa: đèn nầy là đèn lý tưởng để bảo tôàn môi sinh vì không cho ra khói và chất độc. Cũng hy vọng qua cách ứng dụng “thủy đột biến thành hỏa”, nước sẽ là nhiên liệu sạch cho loài người sử dụng vào việc phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nữa như thay thế điện năng nguyên tử hay xăng dầu để chạy máy... Cứ đà con người ngày càng gia lăng làm ô nhiễm môi trường, các khoa học gia tin rằng hiệu ứng nhà kính do khì thải nhiên liệu đốt cháy trong vòng một thế kỷ nữa sẽ làm địa cầu nóng lên và làm đầu hai cực địa cầu sẽ không còn băng trong mùa hè. Tan băng như vậy sẽ làm cho mực nước biển hiện giờ có thể cao thêm hàng 100 mét tạo ra nạn đại hồng thủy mà hậu qủa sẽ nhận chìm nhiều vùng trên địa cầu... Hy vọng nhiên liệu bằng nước là nhiên liệu sạch sẽ được loài người sử dụng để tránh nhiều tai họa không lường cho con người trên địa cầu...

5. Qui Luật Tương Đối

Dù trong thời kì diệt, vật chất cũng không có mất hoàn toàn. 0 Khôn (_ _) không đồng nghĩa với không còn gì. Hình thể không còn như xưa nhưng tính thể vẫn không mất hay nói cách khác như Lavoisier là nó chỉ biến hoá sang thể trạng khác mà thôi “Rien ne se crée, rien ne se perd, il ne se que varie”. Ngay cả trong thời kì sinh, cái “thành” của vật chất cũng không mang tính hoàn mĩ mà vẫn mang tính bất toàn trong đó. Qua dịch số sẽ thấy rõ điều này:

Trong thời kì diệt, con 7 Càn trở về con 8 Khôn là con 0 Khôn nhưng con 0 ở đây không mang nghĩa là không có gì, bởi lẽ nếu viết sang hệ nhị phân ta sẽ thấy rõ: Con 8 hệ thập phân là con 1000 hệ nhị phân và nếu chuyển sang hệ bát quái chỉ sử dụng 3 hào (3 nét) sẽ là con Khôn. Đúng ra con Khôn đó phải viết là () nhưng vì chỉ sử dụng có 3 nét nên một nét dương (___) của con 1 hệ nhị phân bị lọt ra ngoài. Thế nên con 0 hay con Khôn ấy là con 0 tương đối, biểu thị cho vật ở trong thời kì diệt cũng chỉ bị diệt tương đối. Trong thời sinh cũng vậy: Con 7 cũng chỉ là tương đối bởi gần tới 7 là đến điểm tới hạn, vật chất liền đột biến. Điều này được nhà bác học Einstein chứng minh qua công thức: E=mC2: E là năng lượng; m là trọng khối (mass) và C là tốc độ ánh sáng đi trong một giây. Và, qua công thức đó, năng lượng E (Energy) không bao giờ bằng 0 mà nó hoặc âm hoặc dương. Điều này chứng tỏ trọng khối “m” không bao giờ bị triệt tiêu, nói cách khác, tất cả đều tương đối trong chu trình biến hóa như đã nói. Định luật này được gọi là định luật tương đối ...

Trên phương diện tôn giáo, qua Bát Quái Tiên Thiên còn có thể làm sáng nghĩa luật Luân Hồi của nhà Phật là sự biến diễn trong một chu trình miên viễn và luật Nhân Qủa do sự huân tập âm dương (thiện ác) của một Thái Cực. Ngoài ra nó cũng cho ta hiểu câu kinh “õsăùc tức thị không, không tức thị sắc; sắc bất dị không, không bất dị sắc”õ: “Sắc không” tất cả chỉ là sự vật ở vào trạng thái của “hữu” và “vô” trong nghĩa tương đối: hữu không ở trong thể trạng tỉnh, trụ mà biến đổi không ngừng; vô không nghĩa là không có gì mà là sự vật ở vào thể của trạng vô trạng, hình vô hình mà con 8 Khôn hàm ý. Cũng trên phương diện tôn giáo, một chút dương còn lại được gọi là hồn sẽ huân tập khí từ ngoài để luân hồi hay để hình thành “Xác loài người ngày sau sống lại...” (Kinh Tin Kính TCG)

Qua 5 qui luật của TTBQ vừa trình bày trên cho ta thấy hai thuyết sau đây không được vững:

@ TTBQ là hình đồ vũ trụ ban đầu

Thật ra, vũ trụ vật chất biến hóa theo chu trình từ vô thỉ đến vô chung. Chu trình vốn không có khởi đầu, không có chấm hết. Việc định đầu hay cuối là do ta ước định cho nó để mở đầu cho một chu trình mà thôi. Điều này tựa như bảo con gà hay cái trứng, cái nào có trước. Bởi đầu óc con người mang tính nhị nguyên, thấy sống chết là hai thể biệt lập tuyệt đối, dẫn đến ý niệm chết là không còn gì; từ đó người ta nghĩ rằng có sự phát nguyên và sự chấm dứt, có đầu có cuối mà không nhận ra là sống chết là hai thể trạng luân phiên (rotate) tựa như con số chẵn (âm) và lẻ (dương) hay ngày đêm luân phiên nối tiếp nhau mãi. Nền tảng triết Tây phương mang ảnh hưởng Thiên Chúa Giáo, vẫn còn vướn mắc vào ý niệm này mà không thấy được rằng: Hết sống tới chết, hết chết tới sống và trong sống có chết, trong chết có sống, miên viễn... Chết vốn nó không là mất hẳn cũng như con số âm vẫn có dương nằm trong, một chút xíu dương ấy sẽ mở màng cho một chu kỳ sinh tới. Điều này cũng minh xác rằng: Mọi sự mọi vật đều có xuất xứ từ trước vô cùng và sẽ miên viễn đến vô tận. Sự sống đời đời hay địa ngục miên viễn phải được hiểu là việc không bao giờ mất cái dương khí Càn hay cái âm khí Khôn trong mọi vật mà thôi. Hiểu như vậy thì không còn có sự mâu thuẫn giữa Thiên Chúa Giáo với Thường Giáo hay Phật Giáo.

@ Thuyết Big Bang Về Cấu Tạo Vũ Trụ

Theo thuyết này, vũ trụ được cấu tạo do một vụ nổ lớn. Nhưng như mọi người đều hiểu được rằng Vũ Trụ vốn không đầu không cuối về thời gian và như vậy cái hình thái của Vũ Trụ Sau Big Bang hẳn đã có cái trước nó. Big Bang là thời điểm để kết thúc một thời kỳ sanh, nó “ũtử đột ngột”õ, do đột biến, để mở đầu cho thời kì sinh mới. Và cái Big Bang đó ta cũng phải hiểu rằng, cũng giới hạn trong một vùng không gian của nó vì vũ trụ vốn vô cùng vô tận nên vụ nổ cho dầu là “Big Bang” (Vụ Nổ Lớn); cũng phải hiểu rằng đó cũng chỉ là một vùng không gian vũ trụ nào đó đi vào thời kì diệt và nổ là thời điểm đột biến qui căn của nó để mở cho một chu kì sinh mới nữa mà thôi. Điều này cũng có ý: nơi này một phần vũ trụ đang bị diệt để bắt đầu cho một chu trình sinh mới và ở một nơi nào đó trong vũ trụ cũng có thể có một hệ khác đang sinh, đang tồn tại... và cái mà ta thấy bị diệt đúng ra nó cũng chỉ biến thể mà thôi. Thế thì, phải nói rằng: Có hằng hà sa số "vũ trụ" trong vũ trụ vô cùng vô tận. Big Bang tạo vũ trụ chỉ là một vùng vũ trụ trong cái vũ trụ bao la không thể nghĩ bàn!

c. TTBQ Và Các Gian Đoạn Xảy Ra Trên Quả Đất Sau Big Bang

Ngoài ra Tiên Thiên còn có thể dùng để giải thích các giai đoạn tiến hóa từ khai thiên lập địa đến lúc con người xuất hiện trên trái đất trải qua 7 giai đoạn, như sau:

_ Giai đoạn 1: Từ con 0 tiến lên con 1

Con 0 Khôn Dịch số có tượng là: (): Tượng hình là đất từ thể khí của thời điểm sau Big sang 1 Cấn (): Cấn có tượng như là lớp thạch quyển bao bọc mặt ngoài qủa đất như ta thấy ngày nay.

_ Giai đoạn 2: từ 1 sang 2. Con 2 là con Khảm (). Khảm là nước: Đây là lúc có nước xuất hiện trên hành tinh này. Nhưng nước bởi đâu mà có? Câu trả lời là: Cả qủa đất và các hành tinh trong Thái Dương Hệ (Solar System) đều quay chuyển trong chu trình riêng của nó, có một lúc nào đó trong quá khứ, nhiều tỉ năm về trước, tiến gần sao Bắc Đẩu (Great Bear), là sao mà các khoa học gia gọi là khối cầu tuyết. Rồi hết thảy các hành tinh và hộ tinh của Thái Dương Hệ được nước từ sao này bắn vào, nhưng các tinh thể khác như Sao Thổ, Mộc, Hỏa, Kim... cùng một số hộ tinh khác vì kích cỡ cũng như khoảng cách từ chúng đến mặt trời không thích hợp để tạo ra hiện tượng lồng kính để lưu giữ nước như trái đất, nên ngày nay ở các nơi đó ta chỉ tìm thấy dấu tích chứng tỏ trước đây có nước mà nay thì không còn. Riêng qủa đất, nhờ nằm ở vị thế thích hợp nên tạo được hiện tượng lồng kính và bảo tồn được nước: Có nước là có sự sống. Sinh vật bắt đầu xuất hiện khi có nước vì hội đủ Tứ Đại là: Đất, nước, Lủa, Gió...

Con 2 Khảm () có tượng hình như là sinh vật (cá) bơi trong nước.

_ Giai đoạn 3: Từ 2 lên 3. Con 3 viết là con Tốn () là Phong, Dịch Lý có nghĩa là khí, gió và cũng còn có nghĩa là sự phát triển lan tràn. Đây là giai đoạn các loài sinh vật sinh sôi và phát triển trên khắp cùng trái đất, từ các loại rong rêu đến thảo mộc đến các loài dưới nước, các giống trên cạn, muôn thú trên rừng, chim chóc trên trời... và các sinh vật lúc này đã phát triển cao trong chủng giống của nó và điểm phát triển cao nhất của giai đoạn này là thời điểm hình thành các con người-khỉ (hầu nhân).

_Giai đoạn 4: Giai đoạn xuất hiện con người: Con 4 viết sang hệ số tượng ý là con Chấn (). Trong hình đồ Hậu Thiên Bát Quái (là hình định vị), con 4 Chấn nằm phương Đông mà Huyền Thoại dòng tộc nói là nơi xuất hiện của Rồng Lạc Long Quân. (nên hiểu là nơi và lúc xuất hiện loài người). Nơi Tiên Thiên con 4 Chấn () nằm hướng Tây Nam là hướng đối cực của Đông Bắc của con 3 Tốn (). Tốn () sang Chấn (), còn có nghĩa là Lôi có được do đột biến thăng tiến dòng như đã nói phần trên, nói lên giai đoạn khỉ thành người như trong Thuyết Tiến Hóa của Darwin.

Khỉ thành người? Nhiều người đã đả kích quan điểm này và Darwin đã không giải thích được thõa đáng các câu hỏi được đặt ra như: Nếu cho rằng khỉ thành người là đúng thì tại sao cho đến nay người ta lại không thấy được con khỉ nào thành người nữa? Con người từ khỉ? sao con người không thấy có cái đuôi? Nếu khỉ thành người thì trên rừng cho đến nay chẳng còn khỉ nữa mới đúng chứ?... Và không lấy gì làm tin khi bảo do lao tác thúc đẩy tiến trình tiến hóa để khỉ thành người ... Để giải tỏa vấn đề này, qua sự chiêm nghiệm đồ hình TTBQ, được giải thích như sau:

Như trên đã nói: tất cả Thái Dương Hệ của chúng ta trong khi xoay chuyển đã hứng được nước từ sao Bắc Đẩu để có được sinh vật phát sinh; rồi lại tiếp tục quay đến một lúc nào đó nó tiếp cận với sao Nam Tào, được sao này bắn (beam, charger) dương khí vào làm thay đổi chuỗi DNA khiến nó đột biến thăng cấp dòng để thành người. Điều này có thể kiểm chứng qua khoa khảo cổ học: Các nhà khảo cổ ghi nhận rằng cách nay từ 2 triệu rưỡi tới 3 triệu năm có sự biến đổi khí hậu địa cầu. Sự “biến đổi khí hậu” nầy khiến một số giống khỉ đã trở thành người khỉ (hầu nhân) … . Cái xương cùng nơi người là dấu vết cái đuôi khỉ còn sót lại của sự tiến hóa từ khỉ thành người.. . Có thể nói dương khí từ Nam Tào “beam” vào qủa đất đã đồng loạt biến đổi tất cả những loài khỉ tiến triển tởi mức độ hội đủ đột biến để trở thành hầu nhân, đều thành hầu nhân và những dòng hầu nhân nào đã tiến hóa cao khi nhận được dương khí từ Nam Tào, đều được đột thăng cấp dòng để thành người. Có nghĩa là loài người không phải bắt đầu từ một cặp Adong - Eva mà từ nhiều cặp như vậy. “Homo ancestors” ụ là nhiều căp hầu nhân đột biến (dĩ nhiên thứ hầu nhân đột biến có cả đực và cái, chứ không là “ông được nặn ra trước rồi mới nặn ra bà cho đàn ông có đôi” để rồi từ đó sinh ra ý kỳ thị nam nữ như sự giải thích TK/TCG).

Giống người đầu tiên xuất hiện do sự bột phát, phát sinh từ các giống khỉ cao cấp... “do khí hậu biến đổi” hay nói khác đi là do dương khí vũ trụ “beam” vào làm thay đổi chuỗi DNA trong khỉ cao cấp khiến cho có sự đột biến thăng cấp dòng Và thời vị thích ứng để có sự đột biến có thể đòi hỏi hàng nhiều nhiều triệu năm, thế nên ta không thể tận mắt chứng kiến sự kiện khỉ thành người…

Người đứng ra chống đối mạnh mẽ nhất lý thuyết tiến hóa của Darwin là Thiên Chúa Giáo La Mã và Tin Lành: Họ chố mạnh vì nếu thuyết nầy đúng, thì cái nền tảng giáo lý TCG nói về quyền năng sáng tạo của Chúa Cha bị sụp đổ, vì: Con người sinh ra không phải là do Thần Cha (GOD) sáng tạo mà do tiến hóa từ những dạng sống thấp hơn. Sự tiến hóa của sinh vật từ cấp thấp đến cao đối với các khoa học gia được xem như hiển nhiên, không có gì để bàn cãi nữa như Hàn Lâm Viện Quốc Gia Khoa Học (Hoa Kỳ) đã viết: “Trong cộng đồng khoa học, không còn có sự tranh luận về sự tiến hóa có xảy ra hay không, và không có bằng chứng nào chứng tỏ là sự tiến hóa đã không xảy ra”. Và trước một việc được xem như là hiển nhiên, Giáo Hồng nổi tiếng của La Mã, Ngài Jean Paul II, năm 1966 phát biểu: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng Đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần...Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết.” (The human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution… Frech (sic?) knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis. (Trích lại của Trần Ngọc Chung: CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ, trên sachhiem.net

_ Giai đoạn 5: Con 5 viết ra hệ số tượng ý là con Li có nghĩa là sáng, là văn minh; ý chỉ là giai đoạn con người giũ bỏ lần tính mang rợ, hoang sơ của loài thú mà bước vào thời kì văn minh. Con Li nếu được viết dưới hệ 6 nét sẽ là con Li Địa Tấn: có nghĩa là tiến tới, tiến lên, từ buổi sơ khai với dụng cụ sản xuất bằng đá tiến đến ngày nay chế tạo phi thuyền lên không gian.

_ Giai đoạn 6: Con 6 là con Đoài nằm hướng Tây của Hậu Thiên có ý chỉ giai đoạn gặt hái nhiều thành qủa tiến bộ. Đoài mang nghĩa đẹp đẽ, hướng Tây chỉ thành qủa (Đông bình Tây qủa). Hơn nữa nếu viết con 6 với hệ 6 hào nó sẽ là con Trạch Địa Tụy. Tụy là nhóm hợp, là thời điểm con người sống quần tụ có tổ chức thành quốc gia xã hội tiến bộ...

_Giai đoạn 7: Con 7 là con Càn là thời kỳ con người tiến lên tột bực. Nếu viết số này với hệ 6 nét nó sẽ là con Thiên Địa Bỉ chỉ ra thời kì khó khăn bế tắt, sắp có đột biến qui căn vì sự thái qúa của nó... để mở ra chu trình mới. Giai đoạn 7 cũng là giai đoạn cuối cùng kết thúc một chu trình biến hóa của vật chất, kể cả loài người.

Qua sự trình bày trên ta thấy: có một điều lạ là qua TTBQ, ta có được lối giải thích sự hình thành vũ trụ và con người không khác với lối giải thích của Thuyết Tiến Hóa Darwin

d. TTBQ và Đồ Hình Biến Diễn Vật Chất: Nối các điểm từ 0 Khôn sang 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Tốn đến 4 Lôi, 5 Li, 6 Đoài, 7 Càn rồi nối lại Khôn, ta sẽ có đồ hình Vô Cực là con 8 nằm ngang, chỉ ra sự biến hóa vật chất diễn biến từ vô cùng đến vô cực.

e. TTBQ và Huyền Sử Việt Trong Lam Sơn Thực Lục có câu rằng: “Vật gốc tự trời, người gốc tự tổ”. Đó là theo cái nhìn gần, nghĩa là định móc từ khi có con người trên qủa đất. Cổ sử huyền thoại nhìn còn xa hơn nhiều: Huyền sử Việt có thể dẫn ra cái nguồn gốc dòng tộc đến tận cái khởi thủy uyên nguyên của nguồn gốc con người từ đâu đến mà lời văn huyền thoại là “Dòng Viêm Đế gốc gác từ Thần Nông”õ. Dòng Viêm Đế là dòng Vua xứ nóng của Chín Mặt Trời trong Huyền Thoại Mường Việt (khác với chuyện mười mặt Trời của Tàu sau bị Hậu Nghệ bắn rụng hết chín nên hiện nay chỉ còn 1!) Nước ta đã có thời kỳ lấy tên là Xích Qủi nghĩa là Con Đỏ là con của Viêm Đế.

Nguyễn Trãi cho là: “Người gốc tự tổ”, là muốn kể từ thời Hùng Vương mà thôi. Thật ra người cũng có gốc tự trời nếu kể từ Thần Nông là “Trứng Vũ Trụ” nếu ta hiểu từ Thần Nông là một huyền tự, nghĩa Nông là không, là nòng, là con Âm Khôn () trong Bát Quái Tiên Thiên!

Cổ sử huyền thoại Việt nói: “Thần Nông sanh ra Đế Nghi và Đế Minh. Trong một cuộc tuần thú Phương Nam Đế Minh lấy Vụ Tiên sinh Kinh Dương Vương”

Thần Nông là Tổ Huyền Thoại mà huyền thoại là lời truyền để mong đạt ý, trong ý này Thần Nông là khởi thủy Vô Cực: Thần Nông là Thần Không (mà từ hiện đại là Lãnh Không Mênh Mông Của Vũ Trụ), là trứng vũ trụ. Từ cái Lãnh Không (Không: không mang nghĩa là không có gì, mà là con không tương đối, nghĩa là bên trong vốn có chứa những Ánh Điểm dương tính) vật chất bắt đầu được hình thành như lời Dịch diễn tả: “Hữu sinh tự vô”. Từ “ũThần Nông”õ nếu được hiểu theo lối cổ của Văn Hóa Khoa Đẩu Nòng Nọc thì Thần Nông là thần trung tính gồm cả Nòng “0”: Âm; Nọc “1”: Dương (Lối chữ viết ngày nay còn tìm thấy có trên trống đồng); Chữ Nông là chữ gốc có nghĩa là không (chỉ con 0: âm) cũng có thể biến dạng thành Nống hay Nọc (dương). Từ Thần Nông này tựa chữ KE của chữ Việt cổ, nó vừa chỉ bộ phận sinh dục nữ: Kẽ, khe, le, l..., vừa chỉ bộ phận sinh dục nam: que, cọc, c..., (Bá Đa Lộc trích trong tự điển Bồ Đào Nha).

Ta có thể hiểu ở đây Thần Nông ám chỉ cho cái Trứng Vũ Trụ Lưỡng Cực Nguyên Sơ, là cái Lãnh Không trong đó có ánh điểm, rồi theo thời gian, tự vận hành trong nó, hai cực Âm Dương dần dần hiển lộ thành Thái Cực chứa hai Lưỡng Nghi mà lời Dịch viết rằng: “Thái Cực sinh Lưỡng Nghi” và lời huyền thoại là: “Thần Nơng sinh ra Đế Nghi và Đế Minh”

Theo văn huyền thoại, thời Lưỡng Nghi là thời của ĐẾ NGHI ở phương Bắc và ĐẾ MINH hay Viêm Đế ở phương Nam và hiểu theo Huyền Thoại hay Huyền Sử hai vua đó ám chỉ thời kì phân cực hay trực phân của Trứng Vũ Trụ Thần Nông, như các đồ hình biểu thị bên dưới:

Thời Địa hành hay Tứ Đại là Đất, Nước, Lửa Gió được Lý Số viết dưới dạng là: Đất Cấn; Nước Khảm); Gió Tốn và Lửa Li. Đây là thời kỳ mà huyền sử mượn hình ảnh của Thần Nông, Vụ Tiên, Kinh Dương Vương và Tiểu Long Nữ để diễn ý. Và, các vị: Thần Nơng, Đế Minh, Vụ Tiên, Long Nữ, Kinh Dương Vương được xem như là TỔ TIÊN TIỀN TỔ

Phần dưới đây xin trình bày Tầng Bát Quái Nhân Gian được nhắc đến qua Chín Mặt Trời Mường Việt:

Theo huyền Thoại: “Kinh Dương Vương (KDV) lấy Long Nữ là con của thủ lãnh xứ Động Đình Hồ sinh ra Sùng Lãm về sau làm vua lấy hiệu là Lạc Long Quân (LLQ). LLQ lấy Âu Cơ sinh ra trăm trứng, nở trăm con là các Hùng Vương.” Nếu được diễn đạt bằng hình đồ lời huyền thoại trên, sẽ là đồ hình Chín Mặt Trời Dòng Viêm Đế của Tầng Bát Quái Nhân Gian (là giai đoạn Tiên Thiên Khí Tứ Đại chuyển sang Hậu Thiên Nhân Gian). Và, các vị LLQ, AC cùng các vua Hùng được xem như là các bậc TỔ TIÊN THỦY TỔ của dòng Việt (cũng là của lồi người)

Phần trái đồ hình diễn tả mặt trời thời Thiếu Âm gồm: Long Nữ, Âu Cơ và các Tiên Nữ Phương Nam. Bên phải là thời Thiếu Dương gồm: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và các vua Hùng. Sáu biểu tượng này là sáu mặt trời do bởi hai “Mặt Trời” Thái Dương Đến Minh và Mặt Trời Thái Âm Vụ Tiên mà ra. Và Mặt Trời Thái Dương Đế Minh cùng Mặt Trời Thái Âm Vụ Tiên từ mặt Trời Thần Nông Vô Cực: Tất cả là Chín Mặt Trời Mường Việt từ Thần Nông (Lãnh Không Vũ Trụ) đến Đế Minh, Kinh Dương Vương, LLQ, đến Các Vua Hùng là thuộc dịng Viêm Đế (Vua xứ Nóng phương Nam)

Dòng Thần Nông Phương Nam Viêm Đế tính qua các dòng vua (1/2 vòng dương tay phải đồ hình mà không kể 1/2 vòng âm tay trái) sẽ là: Đế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Các Vua Hùng.

Phần huyền sử trên giải thích được tụ lệ thờ cúng đa thần của tộc Việt, như thờ Thần Nơng, thờ Mặt Trời, thờ Chư Tiên, thờ LLQ / ÂC, thờ các vua Hùng…

Theo cổ sử Tàu, dòng Thần Nông Bắc là các vua:

_ Đế Nghi (2889 - 2884 BC)_ Đế Lai (2843 - 2794 BC ) _ Đế Li (2795 - 2751 BC)_ Đế Du Võng (2752 - 2696 BC).

Ghi chú: Sử Tàu, ghi năm tháng các đời vua này là đã bóp chết tính huyền sử, khiến tính huyền nhiệm được dấu kín bên trong nhằm truyền đạt ý dưới dạng vô ngôn như huyền sử Việt không còn. Nhờ vào các huyền tự như: “Thần Nông, Đế Minh, Kinh Dương Vương, Vụ Tiên, Lạc Long Quân, Âu Cơ...” giúp ta “đọc” được dòng Huyền Sử Việt và chính nhờ huyền sử đã dẫn ra nguồn gốc uyên nguyên từ khởi thuỷ của dòng tộc, cũng là nguồn gốc của con người nói riêng và vạn vật nói chung. Nghĩa là cổ sử huyền thoại của ta đã nêu bật được vũ trụ quan Việt, đặt nền móng cho nền Việt Dịch dẫn vào Đạo Dịch khách quan và muôn đời đúng của vũ trụ vật chất.

Nếu nhìn không sâu xa, Việt tộc tôn thờ Thần Vật như thờ Rồng, hoặc một số loài chim (chim Hạc, chim Phụng, chim Bồ Nông, chim Bồ cắt...), một số loài thú như hưu, man, kì lân, rùa, rắn..., và hơn thế nữa thờ cả cái dương vật và âm hộ, thì ta thấy như là dòng Việt mê tín, vẫn giữ sự tôn thờ của những dân tộc man di, lạc hậu, thiếu văn hóa... Nói theo thánh Kinh Thiên Chúa Giáo là đã “chối bỏ tôn thờ Đức Chúa Trời để thờ Thần Vật!” nhưng nếu bình tĩnh suy gẫm và có cái nhìn xuyên suốt và bao quát, thì sự tôn thờ trên mang ý nghĩa nhắc về biểu tượng…. .., qua huyền tự cần ghi tâm để nhớ về nguồn cội và để nêu lên cái vũ trụ quan dòng Bách Việt cổ xưa.

Thí dụ: Chim Bồ Nông (có trên trống đồng) là biểu trưng cho Thần Nông Trứng Vũ Trụ; Chim le le: Vụ Tiên; hưu đực (cũng có trên trống đồng): biểu tượng Kinh Dương Vương; Thuồng luồng, Rồng hay Trâu nước: Biểu tương Lạc Long Quân; Chim trĩ trống: Hùng Vương; ốc, ngao, nghêu: Âu Cơ ..., và những vật thờ cúng như trống đồng, trái cau là hình ảnh Trứng Vũ Trụ Thần Nông, buồng cau là Bọc Trăm Trứng của Me Âu Cơ... Nếu có được cái nhìn này thì huyền thoại là “sử miệng truyền dòng”, những hình ảnh trên trống đồng là “sử đồng”õ như Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang gợi ý qua quyển “Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Việt", nhằm truyền tộc...và các đồ hình Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái... ta có thể hiểu như là “Lý Số Sử Đồ” của dòng tộc vậy.

g. TTBQ và vấn nạn: Chết có phải là mất không?

Nhìn vào đồ hình: Con Khôn chỉ ra thời điểm trong chu trình vật chất bị hủy hoại triệt để, có thể xem là đột biến từ thể trạng sống của con Càn sang chết là Khôn. Con Khôn là con 0 tương đối vì có thể xem nó như con 8 Khôn của Bát Quái hay con 64 Khôn trong hệ 64 Quái của Dịch số. Để dễ thấy hãy dùng hệ nhị phân để đối chiếu: Con 8 là 1000 và con con 64 là 1000000 (nhị phân); Bát Quái chỉ dùng 3 hào dịch và 64 Quái chỉ dung 6 hào nên con 1 của 1000 và của 1000000 bị bỏ lọt ngoài trong hệ Dịch số: Con 1 không được viết vào không có nghĩa là nó không có và điều này có nghĩa: con Khôn là con 0 tương đối. Điều này cũng hàm lấy nghĩa khi “tử” là lúc bị “Khôn”õ nhưng một chút khí dương “õsanh”õ là con 1 nằm ngoài vẫn còn tồn đọng, nghĩa là dẫu “õchết”õ vẫn “không mất” hẳn như câu: “Chết là thể phách, còn là tinh anh”. Cái 1 “tinh anh” của sự sống vẫn còn để rồi, khi có điều kiện, sẽ huân tập những yếu tố bên ngoài mà hình thành trở lại trong một chu trình sinh tử mới mà Phật Giáo gọi là “luân hồi”, Công Giáo nói là “xác loài người về sau sống lại”, còn Dịch xếp Quẻ KI TẾ (xong rồi) tiếp đến là Qủe VỊ TẾ (chưa xong, chưa hết)! TTBQ chỉ ra rằng con Khôn là 0 tương đối; con 8, con 16... là lúc kết thúc một chu trình và cũng là lúc bắt đầu chu trình mới.

B. HẬU THIÊN BÁT QUÁI (HTBQ)

a. Đồ Hình HTB Q

Hậu Thiên Bát Quái còn có tên khác là Hậu Thiên Việt Thường (là người Việt Cổ). Tiên Thiên là chương đầu thì Hậu Thiên là chương sau của Bát Quái: Hậu Thiên là hình đồ mang âm tính so với hình Tiên Thiên. Hậu Thiên cũng gồm tám số âm dương như hình Tiên Thiên, nhưng Hậu Thiên được sắp xếp trên một hình vuông (sách cũ vẫn xếp trên hình tròn và định hướng cũng khác với lối định hướng với hình này, xem hình đồ bên dưới): Hai trục chính của Hậu Thiên là hướng Đông Tây (Lôi Đoài); hướng Bắc Nam là Thủy Hỏa.

Hình HTBQ nhằm định phương và định vị vật thể trong không gian: Hình vẽ HTBQ này khác với khác với sách Tàu. Vì HT Việt Thường là của ta, nên tôi định hướng lại cho phù hợp với phương hướng nước nhà từ khi lập quốc đến bây giờ và trong cách định hướng này hướng Bắc Nam được định theo qui luật chung về định hướng bản đồ ngày nay: Khảm: Bắc; Li: Nam; Chấn: Đông; Đoài: Tây; Cấn: Đông Bắc; Tốn: Đông Nam; Càn: Tây Bắc; Khôn: Tây Nam (Xem hình)

b. Qui Luật Định Phương Và Định Vị Của Hậu Thiên. Hậu Thiên Bát Quái nhằm nêu lên hai lãnh vực:

1._ Phương vị qủa đất trong vũ tru:

Phương Bắc Hậu Thiên là con 2 Khảm (), phương Nam là con 5 Li (). Khảm cũng mang nghĩa là lạnh lẽo, Li () là ấm áp. Điều này nói lên đầu phía Bắc địa cầu được định vị hướng về Bắc Đâău lạnh lẽo, hướng Nam quay về Nam Tào ấm áp. (cả hai đầu Bắc và Nam cực đều đóng băng giá là vì không nhận được nhiều ánh sáng của mặt trời rọi vào). Trên bình diên âm dương: phía Bắc Hậu Thiên là Con Khảm mang tính âm; phía Nam con Li mang tính dương. Theo qui luật: âm thì hấp dẫn dương, dương thu hút âm. Điều này giúp cho các khoa học gia có hướng để giải thích tại sao các chất thuốc khai quang được Mỹ rải trong các thập niên 60 - 70 ở chiến trường Việt Nam của thế kỷ qua, nay lại bay về tích tụ nơi cực nam của địa cầu: Qủa đất mà ta đang sống có thể xem như là một Thái Cực mang tính âm dương trong nó: Lục địa có hình chữ S cắt đại dương và chia địa cầu ra làm hai phần hệt như Thái Cực. Thuốc khai quang là chất hóa học mang âm tính cao, nó là một loại auxin tăng trưởng, nếu dùng liều lượng vừa phải nó giúp cây chóng lớn và khi được dùng với liều cao khiến tế bào cây tăng trưởng qúa nhanh làm vỡ các tế bào này khiến cây chết. Vì nó là chất mang âm tính, nên bị nam cực là cực dương hút vào và tích tụ tại đây. Chất khai quang bởi mang âm tính, làm tế bào tăng trưởng nhanh nên nhất định sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho loài người: Các chuyên gia Việt Mỹ đang nghiên cứu vấn đề này. Ta hãy chờ xem kết qủa.

2._ Phương Vị Nước Việt qua Hậu Thiên

Lãnh thổ tuy có đổi nhưng phương hướng vẫn không khác: Phương Nam nước ta nắng ấm luôn luôn là còn đường sống còn của dòng tộc. Tộc Việt đã xuôi Nam trong dọc dài lịch sử để tránh ý đồ đồng hóa và sự tàn bạo của phương Bắc: Tổ tiên ta chọn thần vật chim Hồng chim Lạc là loài chim thiên di trốn tuyết làm vật tổ để di chúc “bia miệng” truyền lại cho con cháu muôn đời sau: Phải xuôi Nam tìm nắng ấm khi đất Bắc còn nặng dày băng tuyết!

Nhìn trên hình Hậu Thiên Việt Thường (Hậu Thiên Bát Quái) ta thấy con 2 KHẢM được được thiết ở hướng Bắc, con 5 LI ở phương Nam chỉ ra rằng phương Bắc khó khăn lạnh lẽo, phương Nam nắng ấm. Đây là di chúc bằng đồ hình và lời lý số ...

c. Các Hướng Chính Của HTBQ:

_ Hướng Bắc: Qua bao thăng trầm, ranh giới Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến giờ biết bao lần thay đổi, nhưng hướng Bắc vẫn luôn luôn tiếp giáp với lãnh lẽo về khí hậu, khó khăn về chính trị như được nêu trên hình trên đồ BQHT là Quái Khảm: Khảm mang cả hai nghĩa trên (Khó khăn và lạnh lẽo). Từ thời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân đến thời các vua Hùng, nước ta đều bị quấy phá từ phương này, tiếp đến bị Hán Tộc đô hộ và giờ thì Tàu Cộng giành đất, lấn biển.

_ Hướng Nam Quái Li chỉ ra phương có nắng ấm; xuôi Nam là con đường sống còn như lời di chúc truyền dòng của Tiên Tổ qua việc chọn loài Thiên Di trốn tuyết là vật tổ của Việt Tộc. Li là sáng, là con đường sáng sủa của dòng Đại Việt. Nếu viết con 5 Li sang 6 nét là con Li Địa Tấn. Tấn chỉ ra hướng tiến dòng tộc, được Ngu Í (sic?) Nguyễn Hữu Ngư làm rõ nghĩa di chúc nầy bằng những lời đầy chất thơ:

“Mặt đất Bắc nặng dày băng tuyết

Sự sống còn le lói như ma trơi

Giống chim Hồng, chim Lạc khắp nơi nơi

Vội vỗ cánh xuôi Nam tìm náng ấm

Và tự hẹn đến mùa xuân khoe thắm

Người tung tăng và chim véo von ca

Sẽ cùng nhau ngược dòng Nam tiến

Trở về thăm quê cũ đợi ai mà”

_ Hướng Đông hình đồ: con số 4 Chấn. Chấn là Lôi, nằm hướng biển Đông BQHT, chỉ ra hướng Long Cung của LLQ (nghĩa bóng là hướng biển, hướng phát xuất của con người trên trái đất). Đối dòng Việt hướng Đông là hướng biển từ thời lập quốc đến giờ, cũng là hướng “đám con theo Cha xuống biển” vào thời LLQ và sau ngày 30 tháng Tư của thời đại chúng ta ...

_ Hướng Tây con 6 Đoài: nghĩa của Đoài là thành qủa, là đẹp đẽ, ý chỉ kết qủa tư tưởng của Đông phương sẽ được hình thành, kết quả ở phương Tây (như ý nghĩa hàm chứa qua sự sắp xếp trên bàn thờ cúng Ông Bà “Đông bình Tây qủa”)... Chiêm nghiệm thực tế ta thấy từ tôn giáo đến tư tưởng dẫn đạo nhân sinh, đến khoa học đều phát xuất tự phương Đông và để rồi nở rộ ở phương Tây, chẳng khác nào cái định số mặt trời mọc phương Đông và lặn ở phương Tây. Hướng Tây này còn có ý chỉ ra sự thành công của đám con theo Cha sau sự kiện năm 1975 như là được “Định tại thiên thư”, như đồ hình HTBQ đã chỉ ra ...

d. Các Hướng Phụ Của HTBQ:

Cái lý trí mà con người đã hành xử để có tiến bộ như ngày hôm nay quả không ai có thể phủ nhận được, nhưng không vì thế mà phủ nhận được định phận, định số. Phần định vị nói lên định số do Hậu Thiên lập ra đã cho ta thấy rõ điều này qua phần trình bày bốn phương chính như trên. Ngoài ra, bốn hướng phụ là Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam và Tây Bắc cũng định ra phương hướng hành động cho dòng Việt:

_Đông Bắc: con số 1 Cấn (), chỉ ra sự ngưng đọng, sự sự tụ tập, điểm tụ, ở đây chỉ gốc gác, nơi phát sinh dòng tộc: Con Cấn nằm Đông Bắc đồ hình chỉ ra hướng phát xuất, nơi khởi tụ ban đầu (Hạ lưu đồng bằng sông Dương Tử, vì hướng tiến dòng Việt là Đông Bắc ở Tây Nam. Con Cấn ngồi nghĩa chỉ quê Mẹ, còn có nghĩa là núi, ý bị ngăn chặn, ngụ ý khó phát triển được về hướng này.

_ Đông Nam con 3 Tốn () là Phong, gió; còn có nghĩa là phát triển lan tràn; Tốn hành mộc chỉ ra hướng của cây cỏ xanh tươi, ruộng đất trù phú... là hướng Nam nước ta bây giờ và trong tương lai có thể là hướng giao dịch phát triển với các nước vùng Đông nam Á...

_Tây Nam con 8 Khôn () nghĩa là nhu thuận là hướng phát triển chính của dòng tộc.

_ Tây Bắc con 7 Càn (): Đây là hình ảnh của sự trùng điệp của núi rừng. Con 7 này nếu viết ra với hệ 6 nét sẽ là con Thiên Địa Bỉ (), có nghĩa là bỉ cực. Trên hiện thực địa dư, Tây Bắc nước ta giáp núi cũng vừa giáp ranh với Hán tộc từ thời Văn Lang Âu Lạc và giáp với Trung Cộng ngày nay.

e. HTBQ và Cấu Trúc Thành Thăng Long

Một điều rất đáng ngạc nhiên là Cổ thành Thăng Long được Vua Lý Công Uẩn xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 11, lại có cấu trúc gồm đủ các hình Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng và rõ nét nhất là Bát Quái Hậu Thiên, mang tính đặc thù Việt mà không nơi nào trên thế giới có được. Điều nầy được ông Lê Văn Siêu khám phá và chỉ ra trong cuốn Văn Minh Việt Nam, xin lược trích: “Về vị trí thành Thăng Long, Lý Thái tổ nói: Đây là chỗ hướng hội của núi sông, chỗ yếu hội của bốn phương, có hổ cứ, long bàn, chính ngôi Đông Tây Nam Bắc”...“Về xây dựng: đường vòng chạy quanh nội thành biểu tượng cho Thái Cực. Hai nhánh sông Tô Lịch, bên hữu có hồ Lãng Bạc úng thủy; bên tả thông ra đường lưu thủy, là sông Nhị Hà: Đó là biểu tượng cho Lưỡng Nghi”

“Cung điện nhà vua ở giữa, có bốn mặt đều nhau: Ấy là Tứ tượng; thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy là Bát Quái... Các kiến trúc nội thành sắp đặt đúng tám hướng: Kiền Khảm Cấn Chấn Tốn Li Khôn Đoài. Ấy là cái thế: “Dữ tứ thời hợp kỳ tự” (Cùng bốn mùa giao hợp mà sắp đặt trật tự); “dữ quỷ thần hợp kỳ linh” (Cùng quỷ thần giao hợp mà thiêng liêng). Chấn Đoài (Đông Tây) là dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh (cùng với mặt trời, mặt trăng hóa hợp mà cùng sáng), “Khôn Kiền (Tây Nam và Tây Bắc) là dữ thiên địa hợp kỳ đức” (Cùng với thiên địa hợp với cái đức của mình) ...“Mỗi hướng có một ý nghĩa riêng phù hợp với sự xây dựng của hướng đó: “Kiền (Tây Bắc): Dĩ quân chi (chủ vào việc quân), phải cúng rắn, cương quyết thì có Giảng Vũ Đường, chùa Trấn Bắc, Trấn Vũ. “Đối với Kiền là Tốn (Tây Nam): Tốn dĩ thuận chi (chủ vào việc thuận hảo), phải mềm dẻo thì có Văn Miếu, Trường Thi, Quốc Tử Giám. “Khảm (chính Bắc) dĩ hãm chi, chủ dùng mưu mẹo để thắng địch (địch ở phương Bắc) thì có não thủy Tây Hồ. Đối với Khảm là Li (ở chính Nam) Li dĩ lệ chi, chủ sự sáng sủa đẹp đẽ, thì có Kim Liên (Bông sen vàng rực rỡ) “Khôn (ở Tây Nam) dĩ tái chi, chủ lấy sự chịu đựng, kiên nhẫn để thủ thắng thì có làng Thịnh Hảo. Đối xứng với Khôn là Cấn nằm hướng Đông Bắc, chỉ việc nên ngừng thì phải ngừng, chớ tham, thì có làng Nhật Tân, Quảng Bá ... Đoài nằm chính Tây, dĩ duyệt chi, lấy mềm dẻo làm cho bằng lòng và chịu theo thì có chùa Nhật Trụ. Đối xứng với Đoài là Chấn (chính Đông): Chấn dĩ cổ chi, lo việc cổ động, có chùa Thạch Cổ trống bằng đá” (Văn Minh Việt Nam Lê Văn Siêu trang 66, 67, 68)

Sở dĩ tôi dài dòng trích dẫn vì thấy đây là một sự khám phá vô cùng quan trọng, chẳng những nói lên tính kiệt tác của tác phẩm kiến trúc, phối hợp rất hòa điệu giữa thiên nhiên và nhân tạo, mà qua cấu trúc nầy nó còn như là một đi chúc chính trị muôn đời cho hậu thế dòng Việt để có sách lược đối đầu với kẻ địch từ tứ phương đến. Tôi nghĩ nếu những người làm chính trị và làm văn hóa kế thừa mà đã hiểu ý nghĩa di chúc nầy, chắc đã giúp cho dân, cho nước biết là bao!

Để làm rõ nghĩa “di chúc chính trị” tôi muốn viết thêm phần chồng hai hình Bát Quái lên nhau:

C. VIỆC CHỒNG HÌNH BÁT QUÁI

Chồng hình nhằm chỉ ra con đường hành xử tổng quát cho dòng Việt Tộc. Các con lý số do việc chồng hình mà có, có thể xem như là di chúc chính trị tổng quát do vị thế địa dư (Géopolitique) của nước để từ đó dòng Việt có phương sách đối ứng để sống còn và vươn lên:

_ Lấy Tiên Thiên chồng lên Hậu Thiên để biết cái “Thiên định”õ hay “Định tại Thiên thư”õ chỉ ra số phần của đất nước ta.

_ Lấy Hậu Thiên chồng lên Tiên Thiên chỉ ra “ũNhân Định”õ nhằm giúp ta có được hướng đi cho phù hợp với hoàn cảnh địa dư Thiên Định.

1. Tiên Thiên chồng lên Hậu Thiên (xem lại hình):

Để biết định số, định phận hay THIÊN ĐỊNH cho đất nước và dân tộc, các con lý số thuộc hệ 6 nét do sự chồng hình chỉ ra định số nước nhà như là một “õĐịnh phận tại thiên thư”:

_ Hướng Bắc: Thiên Thủy Tụng (): Tụng mang nghĩa tranh tụng, tranh chấp. Trên hiện thực, số này qủa ứng với phía Bắc nước ta trong suốt qúa trình dựng và giữ nước bởi phương này tiếp giáp với Tàu...

_ Hướng Nam: Địa Hỏa Minh Di (): là mờ mịt, vô định của những bước chân gian truân lần mò khai phá, chỉ ra hướng Nam tiến của dân tộc phải mò mẫn trong “Minh Di”.

_ Đông: Thủy Lôi Truân (): Truân mang nghĩa truân chuyên, ngặt nghèo: Hướng Đông nước ta từ khởi thủy cho đến hôm nay vẫn là hướng biển mà ta vẫn thường gọi là Nam Hải (biển của người Nam (nói Nam trong nghĩa để phân biệt với người Hán phương Bắc). Hướng Đơng này tuy không thường xuyên đối đầu với quân thù như hướng Bắc nhưng cũng không kém phần nguy hiểm: Ngày xưa Kinh Dương Vương và con là Sùng Lãm (sau lên ngôi là Lạc Long Quân) cũng đã nhiều lần gặp khó khăn, truân chuyên với các tộc dân sống các đảo nằm hướng Đông mà lời huyền thoại gọi là chống lại bọn “Ngư Tinh”. Trong lịch sử cận đại, các nước như Trung Quốc, Pháp, Nhật đã sử dụng hướng Đông giáp biển để xâm nhập vào. Gần đây là Tàu, Nga và Mỹ cũng sử dụng hướng này để tiếp tế chiến cụ hay từ biển bắn pháo vào hoặc dùng hướng này để đưa quân vào nưóc ta.

Ngoài ra hướng Đông này cũng là cánh cửa chính mở ra cho cuộc đời đầy gian truân của những người vượt biên xa tổ quốc: Ngày xưa Lạc Long Quân đã lìa vợ và dẫn một nửa con xuống biển. Ngày xưa Hoàng Thân Lý Long Tường đã bầu cọ vợ con tìm đường sang Triều tiên để lánh nạn nhà Trần...

Hướng Tây là con Hỏa Trạch Khuê (). Khuê là chia lìa, chống đối. Đây là một trong những quẻ xấu nhất trong các quẻ Dịch mà ý các hào như: hào 1 nói việc mất ngựa; hào 2 nói việc muốn gặp chủ để mưu sự thì phải gặp trong ngõ hẻm; hào 3 mô tả như xe bị ngăn chặn không tiến được, người thì bị xâm vào mặt, xẻo mũi; hào 4 nói chuyện chia lìa chống đối; hào 5 nói người cùng phe cấu cắn lẫn nhau; hào 6 nói việc ngộ nhận lẫn nhau “Thấy con heo đầy bùn, thấy chở qủy đầy xe” (Xin đọc Quẻ Khuê trong Dịch). Quẻ này trong Kinh dịch được đặt sau qủe Phong Hỏa Gia Nhân điều này mang lấy ý người trong gia đình chia cách, li tán và đặt trước qủe Thủy Sơn Kiển vốn là con số 10,Kiển có tượng Khảm () trên Cấn () là khó khăn trên quê hương đất mẹ nên gia đình chia cách!).

Làm thế nào để giải quyết những nan đề này? Đặt Hậu Thiên trên Tiên Thiên để có lời giải đáp. Việc chồng hình này còn cho chúng ta con dường chính trị đại cương muôn đời đúng bởi đất nước được thiên định nằm trong thế chính trị địa dư, géopolitique đặt biệt của nó.

2. Hậu Thiên Chồng Lên Tiên Thiên: nhằm nêu lên Nhân Định để hành xử cho phù hợp với định số nêu trên. Thực hiện việc chồng hình, ta sẽ có được 4 con Dịch Số nằm ở 4 hướng chính (những hướng phụ vì một hình là vuông một hình là tròn nên khi chồng lên các con trên các hướng phụ, trên hai hình đồ không trùng lên nhau nên ta sẽ không xét đến):

_ Hướng Bắc con Thủy Thiên Nhu (): Nhu có ba nghĩa: 1) Nhu là mềm mỏng (như nhu mì). 2) Nhu là nuôi ăn (trong nghĩa nhu yếu phẩm) 3) Nhu là kiên nhẫn chờ đợi (thời cơ). Cả ba nghĩa đều hữu lý trong phương sách của dân tộc để áp dụng làm sách lược giải quyết trong việc đối đầu với định số Thiên Thủy Tụng ở phương Bắc, như được nêu trên.

Dầu muốn dầu không cái thực tại nguy hiểm to lớn luôn luôn đeo đuổi, đe dọa tự ngàn đời như là một định số mà dân tộc ta không thể không đối đầu, là một hiện thực. Không để bị đồng hóa như nhiều tộc dân khác mà suốt mấy ngàn năm kiên cường chống trả quyết liệt để tồn tại, để chờ ngày khôi phục quê cha đất tổ là điều đáng cho ta tin tưởng ở tương lai và cũng là điều đáng để hảnh diện với thế giới, bởi vì nước láng giềng của ta ở phương Bắc luôn luôn nuơi mộng bành trướng mà lại đơng về dân và rộng về đất hơn ta hàng nhiều chục lần. Đối với phương Bắc áp dụng lý số Nhu trong cả ba ý nghĩa của hẳn là đúng đắn:

1. Nhu trong nghĩa nhu hòa mà không là nhu nhược: Đối ngoại khôn khéo, mềm mỏng hẳn nhiên Nhu không đồng nghĩa với nhược mà dùng phương sách nhu thắng cương.

2. Nhu trong nghĩa nuôi ăn: Hiệp thương buôn bán với đất nước có dân số cả tỉ người hẳn là nguồn lợi tức dồi dào để nuôi dân.

3. Nhu trong nghĩa chờ đợi cơ hội trở lại quê xưa: Sông có khúc, người có lúc và nước thì có vận hạn của nó. Tất cả đều vận chuyển theo chu trình, chu dịch, nên dùng Nhu trong nghĩa kiên trì chờ đợi...

Lãnh thổ Việt tộc (Bách Việt) khi xưa là cả Hoa Nam bây giờ, có ranh giới tận cùng phương Bắc là sông Dương Tử; chu dịch mang nghĩa đi là trở về, thì dĩ nhiên ta được quyền hy vọng một ngày nào đó dân tộc ta sẽ trở lại đất cũ quê xưa, cùng nhau “ngược dòng Nam tiến”. Với một dân tộc kiên cường và trí tuệ, điều mơ ước này không là chuyện viễn vông: Binh pháp Tôn Tử có chỉ ra rằng phân lực chỉ là hạ sách trong sách lược để phân thắng bại. (Trung sách và thượng sách là phân thế và phân thanh: Nhất phân lực, nhì phân thế, bách phân thanh)

_ Hướng Nam Hỏa Địa Tấn (). Tấn có nghĩa là tiến lên: Như ta đã rõ ở phần trên định số nước nhà về phương Nam là Địa Hỏa Minh Di (), là mờ mịt có nghĩa là phương Nam không phải con đường quang đãng được mở sẵn để đón chờ ta, nhưng dân tộc chẳng còn phương cách nào khác hơn là mở đường đi về phương này. Nói khác đi Tấn về phương này là con đường sống còn của dòng Việt trong khi chờ ngày ngược dòng Nam tiến vậy! Theo tượng qủe Tấn là: Li () trên Địa () nghĩa tiến lên trong sự sáng suốt và đơi khi cũng phải dùng đến binh lửa nữa (Muốn biết “ũTấn” thế nào xin đọc Quái Tấn trong kinh Dịch).

_ Hướng Đông Lôi Thủy Giải (). Giải là cởi, là tan, là giải quyết, giải nạn... Đây là lời giải cho hướng Đông của con Thủy Lôi Truân do sự chồng hình nêu lên định số như nói phần trên. Nghĩa của Gỉai là phương cách làm cho hết kiển, hết truân, hết Bỉ. (Trong Kinh Dịch sau quẻ Kiển là qủe Giải). Thoán từ quẻ Giải khuyên: “Đi về Tây Nam thì lợi”. Và đi về Tây Nam có hai nghĩa:

1. Nghĩa đen nó chỉ hướng địa dư, nhằm chỉ ra con đường tiến của dân tộc là con 5 LI () của Hậu Thiên (nếu nối từ điểm xuất phát dòng tộc cho đến vị thế nước Việt nam hôm nay ta thấy rõ con đường tiến của dân tộc là đi về hướng Nam, hay chính xác hơn là hướng Đông Bắc Tây Nam) .

2. Hướng Tây Nam trong hình Hậu Thiên là con Khôn () chỉ Mẹ, chỉ đức nhu mì đạo đức (Theo mẹ lên núi là “Nhân giả nhạo sơn”, là đi theo đường nhân). Nếu viết con 8 hướng này sang hệ 6 nét Dịch nó sẽ là con Địa sơn Khiêm nói lên tính khiêm hạ, nhún nhường. Đó còn là lối đức trị, là con đường chính yếu để giải nạn. Ta hãy nghe lời Thoán quẻ Giải này để nghiền ngẫm mà biết ý của nó: “Giải: Lợi Tây nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát. Hữu du vãng, túc, cát”. (Giải nạn: Đi về phương nam thì lợi, đừng đa sự, cứ khôi phục lại như cũ thì tốt (khôi phục Đạo Ông Bà, khôi phục Văn Hóa Hà Lạc ... Giải thích thêm của tác gỉa chữ “như cũ”) Khi có điều đáng làm, làm cho chóng, thì tốt (Nguyễn Hiến Lê dịch).

_ Hướng Tây: Trạch Hỏa Cách (): Cách là sửa đổi, cải cách nằm trong nghĩa của cách mạng, để giải quyết nan đề “Khuê” (chống đối, chia lìa) do định (số cho đất nước được nêu trên. Và “Cách” Kinh dịch viết:

Trong Dịch quẻ Cách () được đặt sau qủe Tĩnh (). Tĩnh là cái giếng, chỉ nước ao tù ngưng đọng, nước giếng muốn xài được phải phải múc sạch nước cũ nhiều cáu bẩn, rác rưới đi để thay bằng nước trong lành khác mới xài được: Đó là ý nghĩa của Cách đặt sau Tĩnh. Thoán từ Cách viết là: “Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong”: Nguyễn hiến Lê dịch là: Thay đổi: “Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo thì người ta mới phục. Được vậy thì không phải ăn năn”. ý: Vì là hai hình một tròn (Tiên Thiên), một vuông (Hâu Thiên) nên khi đem chồng lên nhau, các hướng phụ các quái sẽ không trùng lập, nên ta không xét các hướng phụ khi chồng hình.

Tóm lại, qua phần trình bày trên ta thấy Bát Quái không là cái bùa mà là tám con số viết theo hệ số Âm Dương Dịch số, nhằm nêu lên qui luật của vũ trụ và Đạo lý của nhân sinh. Riêng cho Việt Nam, BQ còn như là một di chúc chính trị vô cùng qúi gía của tiền nhân Việt để lại cho con cháu muôn đời... “Bùa Bát Quái” hầu như được rất trân trọng treo nơi mọi mọi gia đình Việt Nam: Treo trên đòn thượng lương, treo nơi cửa chính ra vào, nơi thờ phượng, nơi đình làng, thánh thất…và tơi còn nghe nói: trước năm 75 Bát Quái còn được treo ngang hàng với tượng Chúa Jesus nơi một nhà thờ Dòng Tên ở Sài Gòn. Sự trân trọng nầy đối với Bát Quái thật xứng đáng nếu xem nó như là một công án trong thiền môn: Hằng ngày nhìn nó, tư duy về nó…rồi sẽ có một ngày ta sẽ ngộ được nó Bát Quái không là một cái bùa trừ ma, ếm qủi mà là cuốn Sách Ước của dòng tộc mà lãnh vực ứng dụng của nó thì vô cùng, miễn sao hiểu được cái nghĩa “tùy thời chi nghĩa” của nó (Tùy thời chi nghĩa đại hỉ tai!): Hiểu được Bát Quái thì ước gì được đó!

BÀI 2:

HUYÊN THOẠI, DỊCH VÀ DI SẢN VĂN HÓA DÒNG TỘC

TĐ NGUYỄN VIỆT NHO

Huyền thoại là những lời kể lại

Mong cháu con phải mãi mãi ghi lòng

Bởi dấu che những bí ẩn bên trong

Phải thành kính ta mới mong thấu hiểu (1)

Chữ “Rồng Tiên” đây chỉ là biểu hiệu

Mà người xưa mượn để chỉ Âm (_ _) Dương (___)

“Ông” và “Bà” là hai thể nghịch thường

Nhưng kết chặt cùng chung trong một cặp

(Như thể là Âm Dương trong Thái Cực)

Rồi trăm dòng từ đó được sinh ra

Thể tựa như hình vẽ của Lạc Hà

Từ Thái Cực nẩy sinh ra trăm trứng…(2)

Trứng” hai hình, như âm dương, phải ứng:

“Đông có mầy và tây lại có tao”(3)

Như còn vang lời dạy của ca dao

Và Hà Lạc với lời răn LI ( ), LÍ ( ) (4)

Bị đô hộ ngót hơn mười thế kỷ

Làm thế nào để truyền lại cháu con

Làm thế nào để di chúc mãi còn

Nếu không gửi ý truyền qua huyền thoại ?

Hùng Vương 6 muốn truyền di chúc lại

Cho Tiết Liêu trao hai bánh chưng, dầy

Hình Đồ Thư (5) được gợi ý qua đây

Để con cháu nhớ Rùa thần vật tổ (6)

Là Sách Ước không lời xưa cổ

Chấm rỗng đầy trên mu giáp Rùa Thần

Trăm trứng nầy là hệ của thập phân

Dùng hào vẽ thành âm dương Số Dịch

Leibnitz, về sau, làm điều ơn ích

Dựa vào đây chế tác digital

Để mở màng cho nhân loại bước vô

Ngưỡng cửa mới của ngành tin học

Vì không lời nên Dịch kinh khó đọc

Vì cao siêu nên lắm kẻ tranh giành

Vì qúa xưa nên lắm bọn lưu manh

Sửa sách sử để đoạt quyền trước tác…

Sự tương đồng “sách” cổ xưa Hà Lạc

Với bao nhiêu huyền thoại của nước nhà

Mấy điều nầy cũng qúa đủ nói ra

Cội nguồn của Đạo Ông bà: Đạo Dịch!

Dẫu có kẻ cho mị ma đả kích:

Cổ hũ rồi, còn ơn ích gì đây

Bảo Tiết Liêu mượn hai bánh chưng, dầy

Để tỏ rõ rằng đủ tài trị nước

Hùng Vương 6 qua đây đã chọn được

Người hiền tài để thay thế ngôi vua?

Lục lại chuyện xưa, tôi muốn phân bua

Rằng “Sách Ước” là Dịch Kinh dòng Việt…

Hãy nuôi lấy một tinh thần bất diệt

Hãy tiến lên như quái Tấn ( ) khuyên ta

Hổ tương nhau như LI ( ), LÍ ( ), Ông, Bà

Đừng để mất di chúc nhà truyền lại:

Hoàng, Trường Sa phải ghi lòng nhớ mãi

Bất động sản nầy là khẳn định của Ta

Và Dịch Kinh là Sách Ước Ông Bà

Là di Sản Tinh Thần dòng giống Việt!

________

(1): Lấy ý câu: “Chí thành thông thánh”

(2): Đoạn văn nầy nhắc chuyện huyền thoại “Tiên” (Bà: Khôn (_ _): Âm), “Rồng” (Ông Càn (___): Dương) “đẻ con” và “chia con” nhằm gợi ý: Âm dương kết hợp sinh ra mọi loài và gợi ý tổng số chấm đen trắng trên Rùa Thần hay Bọc Âu Cơ và số chấm trên hai hình Hà đồ (55 chấm), là số của Mẹ đi “theo cha ra biển” (hình nêu lên định tính và định luật mang tính dương) và Lạc Thư (45 chấm) của cha trao Mẹ mà huyền thoại bảo rằng nửa con (nửa tương đối) theo Mẹ lên núi, nhằm chỉ ra định hình và định vị của vật chất trong không gian. Tổng số “con này đều mang gene “Rồng” (trắng) và “Tiên” (đen) nói lên vật chất đều chúa bên trong tính của cha mẹ Càn Khôn.

(3): Lời Cha Rồng trong huyền thọi chia con

4): Li ( ): mang số của Lạc thư là con 45, nghĩa của nó là sáng, cũng còn có nghĩa là lệ là lệ thuộc, là vơ; LÍ: THIÊN TRẠCH LÝ ( ): là số 55 của Hà Đồ, khi viết ra Dịch số là con Thiên Trạch Lí; Lí có nghĩa là chồng lên hay là chồng. Đạo Li Lí là đao vợ chồng và cũng là Đạo của Hà Lạc và vì Hà Lạc một hình vuông, một hình tròn nên Đạo LI-LÍ cũng là đạo vuông tròn.

(5): Đồ Thư: Hà Đồ và Lạc Thư, cũng gọi là Hà Lạc: Nhắc chuyện Hùng Vương 6 mở cuộc thi tuyển chọn người kế vị và người trúng tuyển là Tiết Liêu khi ông nầy làm hai bánh chưng dầy tượng trưng cho hai hình Hà Lạc. Hai hình nầy là cơ sở hình thành nền văn hóa Hà Lạc cũng gọi là văn hóa Rồng Tiên…

(6): Hình đồ Rùa thần là đồ hình tạo ra bởi Hà đồ và Lạc thư, vuông tròn chồng lên nhau: Hình của Mẹ mang số 55 cũng là tổng số chấm đen trắng trên hình Hà Đồ và hình của Cha Lạc thư mang số 45 …

Nguồn: http://www.anviettoancau.net/

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay!

Cảm ơn ông Nguyễn Việt Nho

đã khơi nguồn sáng tỏ cho đời đời

Văn hiến Việt đã phục hồi

Nồng Nọc lạc lối về nơi cội nguồn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Đồng kính,

Kiểm tra hộp thư hộ nhé, full quá rùi! :)

Share this post


Link to post
Share on other sites