Thiên Sứ

Hàng Loạt Nhân Sĩ Kiến Nghị Tạm Ngừng Khai Thác Bô-xít

68 bài viết trong chủ đề này

Chào cụ

Công nghệ sử dụng ở đấy là công nghệ của Trung Quốc rất hiện đại. Nhân dân Trung Quốc với sức lao động và sáng tạo to lớn đã tạo ra công nghệ hiện đại rất rẻ. Hơn nửa tỷ người Trung Quốc đang thực hiện một tinh thần quốc tế vô sản vô cùng trong sáng mang màu sắc Trung Quốc dưới hình thức kinh tế thị trường giúp cho hơn 3 tỷ người có thu nhập thấp của thế giới nâng cao đời sống.Trên tinh thần anh em hữu nghị chắc chắn công nghệ bán cho Việt Nam là công nghệ hiện đai nhất của Trung Quốc nên rất an toàn về môi trường và hơn nữa các vấn đề môi trường còn được các nhà khoa học hàng đầu của Việt nam kiểm tra kỹ luỡng cơ mà.

Kính cụ

Cảm ơn bác Liêm Trinh nhắc nhở.

Hồi đó tôi cũng còn nhớ mà! Tôi vẫn còn thuộc bài "Hoa Mộc miên". Tôi có trí nhớ khá dai, tất cả mọi sự kiện cần nhớ không phai mờ trong tôi từ trước đến nay. Theo tôi hiểu thì ngoài Trung Quốc, còn có Liên Xô nữa. Họ cũng đã từng tham gia khảo sát Boxit ở Tây Nguyên. Chỉ có điều là kỹ thuật của Liên Xô giúp Hunggari khai thác Boxit - cái này cả thế giới biết rồi. Riêng kỹ thuật Trung Quốc giúp Việt Nam như bác nói hiện đại cỡ nào thì đợi nó xảy ra thì sẽ biết mà.

Cá nhân tôi cho rằng: Để phát triển, không phải duy nhất là khai thác Boxit.

Tôi thường nghe nhiều lần thuật ngữ "Di tắt đón đầu", nhưng phải biết thế giới trong tương lai sẽ đi về đâu mới biết để đón đầu chứ?!

Trong tương lai, những giá trị làm cho một nền kinh tế phồn vinh sẽ từ những phát minh và chế tạo những sản phẩm sạch, nhỏ, có giá trị cao vì tính kỵ thuật - phục vụ con người - sẽ mang tính chủ đạo của kinh tế thế giới. Kỹ thuật khai thác lúc ấy - chỉ như anh chăn trâu mà thôi.

Lúc ấy tôi sẽ viết một câu chuyện tình cảm động dựa theo tích "Ngưu Lang Chức Nữ" với hình ảnh "anh công nhân mỏ Boxit Tây Nguyên thuộc Tổng Công ty than TKV, yêu cô thư ký hãng sản xuất Robo dùng trong tàu đánh cá viễn dương, trong một mối tình vô vọng và lâm li, bi bét :D . Trong khi đó, một cô công nhân của hãng Vinashin cũng yêu anh tha thiết thì không được anh chú ý. Một nhân vật khá quan trọng nữa của câu chuyện tính ngang trái sẽ là một sinh viên viên khoa sử - cũng thầm yêu cô Thư ký trong một lần tham quan. Phần kết của câu truyện là cô thư ký của hãng Robo chuyển công tác sang Nhật Bản, một năm mới về một lần vào mùa Ngâu mưa rơi tầm tã. Anh công nhân khai thác boxit của hãng TKV quay lại với mối tình trung thực của cô công nhân hãng Vinashin, còn cậu sinh viên khoa sử về quê lấy vợ vì nhà nghèo, ông cha "ở trần đóng khố" và an phân nơi quê nghèo với hạt thóc, củ khoai, sống bằng nghề viết sách" ^_^ . Câu chuyện này sẽ chuyển thể và hy vọng nổi tiếng trên sân khấu cải lương Posted Image.

Vài lời góp vui, cho đỡ buồn. Cảm ơn bác quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thôi mà! Cụ Liêm Trinh là lính Cụ Hồ đã chiến đấu dòng dã hai cuộc kháng chiến. Cụ tự tin là phải.

Tuy nhiên vị Tổng Tư Lệnh thời kỳ đầu kháng chiến cũng có bài viết về vấn đề này.

Tương lai của nhân loại chính là vấn đề môi trường. Các nhà khoa học hàng đầu bắt đầu bi quan.

Chào anh!

- Đúng thế! Còn nhiều lý do khác nữa chứ không như Ngài Liêm Trinh nói. Đến ngay đất nước TQ họ còn đóng cửa khai thác bô xít, vậy không hà cớ gì họ lại sang VN?

- Chúng ta kiếm được bao nhiêu từ vụ này? Và đánh mất bao nhiêu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cá nhân tôi cho rằng: Để phát triển, không phải duy nhất là khai thác Boxit.

Kính các cụ,

Có thể nói không ngoa rằng : lịch sử nhân loại sẽ không có chiến tranh nếu không vì quyền lợi tiếp cận các nguồn tài nguyên. Hiện nay việc tác động của nó đến môi trường đang là một vấn đề mang tính toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên của trái đất, biến đổi khí hậu,...)

Nhớ lại, trong thời kỳ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tôi có theo các cụ cựu chiến binh lên thăm thú chiến khu xưa ở vùng Phước Long và Bù Đăng - Bù Đốp (thuộc Sông Bé) cùng một số tỉnh Tây Nguyên, thời buổi đó kinh tế còn rất khó khăn, đường sá đi lại rất gian khổ, thấy mọi người lúc đó dù ăn nhậu chỉ là rượu đế với cóc, ổi, xoài... nhưng vẫn rất lạc quan tin tưởng vào sự đi lên của đất nước. Phải nói rằng ý thức giữ gìn, bảo vệ và trồng rừng thời đó của người dân rất cao. Khắp vùng đồi núi bạt ngàn với màu xanh của cây rừng, ai ai cũng truyền nhau câu "rừng vàng biển bạc" như một nhắc nhở về sự quý báu của nguồn tài nguyên quốc gia : "Rừng có giữ được thì mới là một tài sản rất quý". Thế nhưng không hiểu tự lúc nào câu truyền giảng "rừng vàng biển bạc" lại bị người ta xem như một sự chế giễu khi họ đem ra so sánh với sự cường thịnh của các cường quốc kinh tế nhưng tài nguyên đất đai và rừng biển còn ít hơn chúng ta (?), và thật đáng buồn thay khi khoảng 20 năm gần đây liên tiếp nghe các thông tin về sự tàn phá rừng bởi những người vô ý thức, theo tôi sự việc này là do chính sự nhận thức nông cạn (và sai lệch) về câu nhắc nhở "rừng vàng biển bạc" mà ra.

Giờ đây, hình như chúng ta đang vấp một sự mâu thuẫn : đó là việc khai thác sử dụng quá nhiều dẫn đến cạn kiệt một số nguồn tài nguyên và việc sử dụng chưa hết hoặc lãng phí các nguồn tài nguyên khác, trong đó có tài nguyên con người. Bởi vậy, xin mượn lại câu của bác Thiên Sứ :

Cá nhân tôi cho rằng: Để phát triển, không phải duy nhất là khai thác Boxit.

Việc khai thác Boxit (ở Tây Nguyên nói riêng và VN nói chung) hay không khai thác tôi hoàn toàn không có ý kiến, đơn giản vì tôi không phải chuyên môn. Đây là một đề tài khoa học nghiêm túc cần có sự tư vấn của các ngành liên quan, kết hợp với sự tiếp thu kinh nghiệm và khoa học tiên tiến của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vấn đề là : chúng ta có nên chấp nhận phát triển bằng mọi giá hay không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ Tiến sỹ và bạn Thiên _Địa _nhân

Nền văn hóa Nga là một Nền văn hóa lớn của nhân loại. qua các tác phẩm văn học thấy các tính cách trung lớn của người Nga cũng gần tương tự người Việt Nam.Bản thân liêm trinh gần như hầu hết kiến thức khoa học hiện đại được các thày cô giáo Việt Nam truyền đạt thông qua tri thức Liên Xô.

Liêm trinh còn nhớ ngày đầu tiên nhìn thấy những chiếc máy cày do Liên Xô Viện trợ xem máy làm mà thấy cứ như ở trong mơ

Không có cái tinh thần Vô Sản tuyệt vời ấy thì nền nông nghiệp Việt Nam có lẽ đến ngày nay cũng chưa khai hoang hết đủ để nuôi hết số dân sinh ra quá nhanh dù cho phát triển theo bất cứ con đường nào.

Khi Liên Xô khảo sát tất cả các vấn đề của Việt Nam thì luôn khuyên Việt Nam theo cách nhìn của nước lớn.Liêm trinh còn nhớ đọc trên báo câu chuyện khi Việt Nam nhờ các chuyên gia nông nghiệp Liên Xô khảo sát khai hoang Đồng Tháp Mười thì các chuyên gia Liên Xô đã khuyên các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam là để hoang dã như vậy để làm khu du lịch cho dân nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc để khai khẩn và đã thành công rực rỡ.Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam luôn căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tìm ra cách làm phù hợp với đất nước mình để đạt được thành công.

Các chuyên gia buôn bán đầu cơ tích trữ của Trung Quốc thì rất giỏi không phải họ đóng cửa khai thác ở nước mình là do họ thấy không có lợi mà có thể họ đang tính nó sẽ lợi hơn vào sau này, điều này rất tốt cho toàn thế giới khi đất nước Trung Quốc càng ổn định và từ từ điều chỉnh để sử dụng tài nguyên của đất nước cho phù hợp thì rất may mắn cho người Trung Quốc.Kinh tế Tư bản của Trung Quốc đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ theo đúng quy luật của chủ nghĩa tư bản, nếu đảng cộng sản Trung Quốc chèo lái cứ đúng theo con đường kinh tế tư bản thì rất có thể Trung Quốc đang đi vào vết xe của nước Đức ở nửa đầu thế kỷ 20 -Điều này vô cùng tồi tệ cho toàn thế giới và nhân dân Trung Quốc. Thế giới đã bước sang thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức có thể đưa tất cả mọi dân tộc cùng bình đẳng tương trợ nhau tiến tới thịnh vương trong hòa bình thì đâu cần phải diễn lại những đau đớn của nhân loại thế kỷ 20.

liêm trinh nghĩ nếu Việt Nam khai mỏ nói chung làm cơ sở nguyên liệu đầu vào để phát triển công nghiệp luyện kim chế tạo máy thì cái được lớn nhất là sẽ tự chủ để điện khí hóa,công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong tương lai gần.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề là : chúng ta có nên chấp nhận phát triển bằng mọi giá hay không ?

Vấn đề tiếp tục đặt ra là: Mục tiêu của sự phát triển để chúng ta đặt ra cái giá của nó và phương pháp để đạt mục tiêu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ Tiến sỹ và bạn Thiên _Địa _nhân

Nền văn hóa Nga là một Nền văn hóa lớn của nhân loại. qua các tác phẩm văn học thấy các tính cách trung lớn của người Nga cũng gần tương tự người Việt Nam.Bản thân liêm trinh gần như hầu hết kiến thức khoa học hiện đại được các thày cô giáo Việt Nam truyền đạt thông qua tri thức Liên Xô.

Liêm trinh còn nhớ ngày đầu tiên nhìn thấy những chiếc máy cày do Liên Xô Viện trợ xem máy làm mà thấy cứ như ở trong mơ

Không có cái tinh thần Vô Sản tuyệt vời ấy thì nền nông nghiệp Việt Nam có lẽ đến ngày nay cũng chưa khai hoang hết đủ để nuôi hết số dân sinh ra quá nhanh dù cho phát triển theo bất cứ con đường nào.

Khi Liên Xô khảo sát tất cả các vấn đề của Việt Nam thì luôn khuyên Việt Nam theo cách nhìn của nước lớn.Liêm trinh còn nhớ đọc trên báo câu chuyện khi Việt Nam nhờ các chuyên gia nông nghiệp Liên Xô khảo sát khai hoang Đồng Tháp Mười thì các chuyên gia Liên Xô đã khuyên các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam là để hoang dã như vậy để làm khu du lịch cho dân nhưng Việt Nam vẫn quyết tâm đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc để khai khẩn và đã thành công rực rỡ.Như vậy có thể thấy rằng Việt Nam luôn căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tìm ra cách làm phù hợp với đất nước mình để đạt được thành công.

Các chuyên gia buôn bán đầu cơ tích trữ của Trung Quốc thì rất giỏi không phải họ đóng cửa khai thác ở nước mình là do họ thấy không có lợi mà có thể họ đang tính nó sẽ lợi hơn vào sau này, điều này rất tốt cho toàn thế giới khi đất nước Trung Quốc càng ổn định và từ từ điều chỉnh để sử dụng tài nguyên của đất nước cho phù hợp thì rất may mắn cho người Trung Quốc.Kinh tế Tư bản của Trung Quốc đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ theo đúng quy luật của chủ nghĩa tư bản, nếu đảng cộng sản Trung Quốc chèo lái cứ đúng theo con đường kinh tế tư bản thì rất có thể Trung Quốc đang đi vào vết xe của nước Đức ở nửa đầu thế kỷ 20 -Điều này vô cùng tồi tệ cho toàn thế giới và nhân dân Trung Quốc. Thế giới đã bước sang thế kỷ 21 với nền kinh tế tri thức có thể đưa tất cả mọi dân tộc cùng bình đẳng tương trợ nhau tiến tới thịnh vương trong hòa bình thì đâu cần phải diễn lại những đau đớn của nhân loại thế kỷ 20.

liêm trinh nghĩ nếu Việt Nam khai mỏ nói chung làm cơ sở nguyên liệu đầu vào để phát triển công nghiệp luyện kim chế tạo máy thì cái được lớn nhất là sẽ tự chủ để điện khí hóa,công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước trong tương lai gần.

Kính

Chào anh Liêm Trinh!

Đúng như anh nói sự ảnh hưởng TQ và nền kinh tế của họ đến thế giới là rất lớn. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng toàn bộ thế giới ăn cỗ và nếu cứ 6 người ngồi 1 mâm cỗ thì mỗi mâm cỗ có 1 người TQ. Tuy nhiên TQ đóng cửa Bô xít trong nước không đơn thuần vì sau này có giá hơn mà chính bản thân họ cũng lo ngại về môi trường. Cái bàn cụ thể ở đây là thặng dư sau khi chi phí, theo tính toán của các nhà kinh doanh thì với công nghệ hiên nay và sự ảnh hưởng đến môi trường thì chung qui lại là gần như không có lãi. Nếu có thì là sự đánh đổi lấy sự tàn phá môi trường. Vậy tại sao TQ lại sang khai thác Bô xít ở Tây Nguyên? Điều bí ẩn là trong các công trường khai thác hiện nay toàn là Công nhân TQ, trên nguyên tắc "Nội bất xuất, ngoại bất nhập". Trong nhiều bức thư của Đại tướng và những nhân sĩ yêu nước gửi đến nhiều cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đều có nói đến những vấn đề trọng đại về MT, an ninh QP...đối với Tây Nguyên mà Đại tướng và 1 số lão thành Cách Mạng hiểu rõ nhất. Một đời lo cho dân cho nước không có lý do gì mà Bác lại đặt cao nguyên Trung phần là vị trí quan trọng. Mọi thứ chúng ta biết hiện nay cũng chỉ là qua thông tin báo chí, truyền thông...Còn nhiều thứ ẩn chứa đằng sau nó thì nhiều người chưa biết. Chúng ta không thể đánh đổi bằng mọi giá!

Còn anh cho là tinh thần cộng sản thì em cũng xin thưa, điều đó không có! hoặc có cũng chỉ là trên tình thần "Liên quân Đồng minh", "buôn có bạn bán có phường". Em xin hỏi anh? Tại sao lại xảy 2 cuộc chiến tranh gần đây nhất trên lãnh thổ Việt Nam?

Nhiều thứ không tiện đưa ra ở đây mà có thể anh chưa biết, với cương vị là 1 người lính Cụ Hồ đã chiến đấu vì non sông tổ quốc, hy vọng anh cũng là 1 người tiếp theo vì tổ tiên và Tổ quốc!

Vài lời kính anh!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Chào anh Liêm Trinh!

Đúng như anh nói sự ảnh hưởng TQ và nền kinh tế của họ đến thế giới là rất lớn. Chúng ta chỉ cần tưởng tượng toàn bộ thế giới ăn cỗ và nếu cứ 6 người ngồi 1 mâm cỗ thì mỗi mâm cỗ có 1 người TQ. Tuy nhiên TQ đóng cửa Bô xít trong nước không đơn thuần vì sau này có giá hơn mà chính bản thân họ cũng lo ngại về môi trường. Cái bàn cụ thể ở đây là thặng dư sau khi chi phí, theo tính toán của các nhà kinh doanh thì với công nghệ hiên nay và sự ảnh hưởng đến môi trường thì chung qui lại là gần như không có lãi. Nếu có thì là sự đánh đổi lấy sự tàn phá môi trường. Vậy tại sao TQ lại sang khai thác Bô xít ở Tây Nguyên? Điều bí ẩn là trong các công trường khai thác hiện nay toàn là Công nhân TQ, trên nguyên tắc "Nội bất xuất, ngoại bất nhập". Trong nhiều bức thư của Đại tướng và những nhân sĩ yêu nước gửi đến nhiều cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đều có nói đến những vấn đề trọng đại về MT, an ninh QP...đối với Tây Nguyên mà Đại tướng và 1 số lão thành Cách Mạng hiểu rõ nhất. Một đời lo cho dân cho nước không có lý do gì mà Bác lại đặt cao nguyên Trung phần là vị trí quan trọng. Mọi thứ chúng ta biết hiện nay cũng chỉ là qua thông tin báo chí, truyền thông...Còn nhiều thứ ẩn chứa đằng sau nó thì nhiều người chưa biết. Chúng ta không thể đánh đổi bằng mọi giá!

Còn anh cho là tinh thần cộng sản thì em cũng xin thưa, điều đó không có! hoặc có cũng chỉ là trên tình thần "Liên quân Đồng minh", "buôn có bạn bán có phường". Em xin hỏi anh? Tại sao lại xảy 2 cuộc chiến tranh gần đây nhất trên lãnh thổ Việt Nam?

Nhiều thứ không tiện đưa ra ở đây mà có thể anh chưa biết, với cương vị là 1 người lính Cụ Hồ đã chiến đấu vì non sông tổ quốc, hy vọng anh cũng là 1 người tiếp theo vì tổ tiên và Tổ quốc!

Vài lời kính anh!

Bô xít Tây Nguyên đã gây nên sóng gió trong nghị trường, bão tố trong báo chí,sóng nổi trong lòng người Việt Nam, chấn động linh khí núi sông Việt Nam,sau tất cả những điều đó vấn đề của bô xít chắc chắn Đảng Cộng sản Việt Nam đã tính đủ hết chúng ta cứ tuyệt đối tin tưởng. Vấn đề an ninh quốc phòng thì đêm 21/12 vừa rồi là ngày kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam các thế hệ những người lính cụ Hồ với khát vọng Độc lập dân tộc,phồn vinh cho đất nước, cơm áo.....cho tất cả moi người chắc chắn đã gặp gỡ nhau để tiến hành lễ kỷ niệm và thảo luận kỹ lưỡng.

Giờ đây nhận thức của nhân dân Trung Quốc chắc chắn đã thay đổi so với trước kia ( người Hán rất giỏi vận động trong nhận thức kể cả việc tiếp nhận tất cả các tinh hoa của dân tộc khác phủ nhận sự lỗi thời của dân tộc mình để dân tộc Hán phát triển đã tạo ra một nền văn minh Trung Hoa lớn). Nhân dân Trung Quốc thừa biết nền văn minh Việt Nam rất rực rỡ và một bộ phận Dân tộc Việt Nam là những thành viên ưu tú, trung nghĩa nhất của người Trung Quốc do gặp thời vua yếu loạn thần tham tướng nắm quyền đã ôm lòng trung nghĩa và khí phách ra đi cư trú nhờ lòng nhân ái của người Việt Nam trong các cuộc thanh trừng nôị bộ hay đổi thay xã hội Trung Quốc và trở thành người Việt Nam.Do đó nhân dân Trung Quốc tuyệt đối tôn trọng nhân dân Việt Nam, chả thế mà tháng 2/1979 có nguyên cả đại đội quân giải phóng Trung Quốc quyết không huynh đệ tương tàn sách súng ra hàng dân quân Việt Nam (có lẽ tướng Dương Đắc Chí sau khi tổng kết thiêt hại quân số sẽ giật mình thấy rằng rất nhiều quân số thà chịu thương vong chứ không chịu vi phạm phẩm chất người lính cộng sản mà cụ Mao đã dạy).

Kính Bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Topic này chủ yếu đưa các tin trên báo chính thống đăng về Boxit, không thể hiện luận điểm. Nội dung của nó không bàn về quan hệ ngoại giao quốc tế.

Mong quí vị không đi lạc chủ đề.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhà thầu Trung Quốc không khai thác bauxite

30/12/2010 1:13

Dự án nhà máy alumin ở Bảo Lâm (Lâm Đồng)

Ngày 29.12, Sở Thông tin - Truyền thông Lâm Đồng đã cung cấp cho báo chí báo cáo của UBND tỉnh về các vấn đề liên quan đến dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng.

Theo đó, hiện dự án có hơn 1.200 lao động người Trung Quốc; nhà thầu Trung Quốc không khai thác bauxite, sau khi xây dựng xong sẽ chuyển giao công nghệ và nhà máy cho chủ đầu tư theo hợp đồng dạng “chìa khóa trao tay”. Trước đó, trả lời PV Thanh Niên, ông Trần Dương Lễ - Phó giám đốc BQL dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng cho biết, nhà máy alumin đã thi công được 98%, mỏ tuyển thi công 60%; khoảng đầu tháng 4.2011 nhà máy alumin sẽ chạy có tải. Chính phủ đã yêu cầu chủ đầu tư (Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN) thuê tư vấn độc lập nước ngoài thẩm tra lại thiết kế kỹ thuật và thi công của hồ bùn đỏ.

Tin, ảnh: Gia Bình

- Cái này TĐN đã nói cách đây mấy năm, từ thời điểm chưa xây dựng dự án mà lúc đó mới chỉ là tin đồn. Đúng là tinh thần "Lá rách ít đùm lá rách nhiều".

- Còn nhiều chuyện lạ lắm! Nói chung chúng nó là dân đào bới??? nhưng chúng nó mơ hồ...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hơn 100 ngôi mộ nhô lên từ lòng Biển Hồ

29/01/2011 15:15:15

Posted Image - Gần một tuần nay, những người dân, thuộc thôn 4, xã Biển (TP.Pleiku – Gia Lai) sống quanh khu vực Biển Hồ đã phát hiện hơn 100 ngôi mộ “ngầm” nhô lên từ lòng Biển Hồ.

Người phát hiện ra nghĩa trang “ngầm” này là ông Quách Trọng Hoan (72 tuổi), sống bên cạnh bờ Biển Hồ. Ông Hoan cho biết, trước đây, khu đất này từ năm 1980 vốn là một nghĩa trang thuộc huyện Chư Păh, nhưng từ khi đập thủy lợi được ngăn lại thì cả khu nghĩa trang này bị ngập trong lòng Biển Hồ.

Do năm nay lượng mưa ở Gia Lai rất ít, cộng thêm việc những dòng nước từ hồ Tân Sơn hàng năm chảy xuống Biển hồ đã bị con đập Tân Sơn mới hoàn thành ngăn lại, nên nước Biển hồ đang cạn nhanh; nhiều khu đất trồi lên nên xuất hiện những ngôi mộ nói trên.

Posted Image

Ông Quách Trọng Hoan dùng cọc đánh dấu những ngôi mộ.

Tại khu nghĩa trang này xuất hiện mùi uế khí tanh, hôi bốc lên nồng nặc. Toàn bộ những ngôi mộ này đều vô danh, không có bia, cách vài mét lại có một ngôi mộ đang lộ dần lên khi nước đang rút dần. Ngôi mộ nào “may mắn” lắm thì vẫn còn một ít gạch bao quanh.

Sau khi ông Hoan phát hiện liền dùng nhưng cọc tre để đánh dấu và ông đếm được hơn 140 ngôi mộ. Nhưng theo ông khả năng vẫn còn nhiều mộ hơn nữa vì nước rút đến đâu mộ lại lộ ra đến đấy.

Ông Hà Xuân Nhắc (68 tuổi), Ủy viên Ban chấp hành Hội cựu chiến binh, và ông Nguyễn Danh Mầu, Phó Bí thư thôn 4, xã Biển Hồ, cho rằng doi đất trên đích thực là nghĩa địa lớn, có nhiều mồ mả vẫn chưa được bốc hài cốt.

Sau khi phát hiện nghĩa địa trên, ông Quách Trọng Hoan có nguyện vọng được đứng ra bốc những hài cốt không may mắn trên, quy tụ lại một nơi cao ráo và nhang khói cho họ. Nhưng bản thân ông không có kinh phí, nên đành bất lực.

Duyên Linh

Biển Aral đã chết như thế nào

Trần Nghiêm

thuvienvatly.com

Thứ ba, 06 Tháng 4 2010 02:20

Đã từng là hồ nước lớn thứ tư trên thế giới, những biển aral ở Trung Á đã co lại hết 90% trong 50 năm qua, cái được người ta mô tả là trong ‘những thảm họa môi trường gây chấn động nhất’ hành tinh.

Biển aral, là biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan, từng rộng 26.000 dặm vuông, đã khô đi thấy rõ kể từ những năm 1960 khi những con sông cấp nước cho nó phần lớn bị làm chệch hướng trong một dự án Xô Viết nhằm cấp nước cho sản xuất bông ở vùng đất khô cằn trên.

Năm 1997, nó đã co lại bằng 10% kích thước ban đầu của nó và tách thành một phần Uzbek lớn và một phần Kazakh nhỏ hơn.

Posted Image

Ảnh chụp qua vệ tinh của Biển Aral (trên và dưới) cho thấy nó đã biến mất dần từ năm 1973 đến 1986, và đến 2001 và 2004.

Posted Image

Biển rút dần đã làm phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế đánh bắt một thời sôi động và để lại những con tàu đánh cá trơ vơ trên đất cát khô cằn, trông cứ như chúng rơi từ trên trời xuống.

Những bay hơi của biển đã để lại những lớp cát có độ muối cao, và những cơn gió có thể mang chúng đi xa đến tận Scandinavia và Nhật Bản, và gieo rắc tai ương bệnh tật cho người dân địa phương.

Việc xây dựng những con kênh đào dẫn nước bắt đầu trong thập niên 1940, và vào năm 1960, có đến 60 km khối nước đã bị làm chệch hướng vào trong đất liền mỗi năm.

Mực nước biển giảm đi trung bình 31-35 inch mỗi năm.

Mong muốn của Liên Xô phát triển những cánh đồng bông bao la là nguyên nhân làm cho biển chết.

Bông vẫn là nguồn thu nhập chính đối với nhiều nước cộng hòa độc lập mới (thuộc Liên Xô cũ).

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Á xúc tiến những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề sau khi đi thị sát vùng biển trên bằng trực thăng trong ngày hôm nay, là một phần của chuyến viếng thăm đến năm nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Chuyến đi của ông cũng hạ cánh xuống Muynak, Uzbekistan, một thành phố đã từng nằm bên bờ biển, nơi còn đó một cầu tàu trải dài im ắng trên cát xám và những con lạc đà đang đứng gần những xác tàu trên cạn.

Posted Image

Một ảnh vệ tinh cho thấy khu vực rộng lớn khô cằn còn lại sau sự co rút của Biển Aral, biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan.

“Trên một cầu tàu, tôi chẳng nhìn thấy gì cả, tôi chỉ có thể thấy một bãi tha ma của những con tàu”, ông Ban phát biểu sau khi đến Nukus, thành phố khá lớn gần đó nhất và là thủ phủ của vùng tự trị Karakalpak.

“Nó rõ ràng là một trong thảm họa tồi tệ nhất, những thảm họa môi trường của thế giới. Tôi thật sự bị sốc”, ông Ban nói.

Sau chuyến đi 6 ngày qua vùng trên, ông Ban kêu gọi các nhà lãnh đạo nên gác bỏ một bên những sự kình địch để hợp tác nhằm khắc phục một số thiệt hại.

Posted ImagePosted Image

Biển Aral thể hiện trên bản đồ atlas năm 1967, trái, và năm 2007.

“Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo… hãy ngồi lại với nhau và cố gắng đi tìm những giải pháp khắc phục”, ông nói. Ông Ban cho biết Liên hiệp quốc sẽ ủng hộ nỗ lực này.

Tuy nhiên, sự hợp tác bị đe dọa bởi những bất đồng xung quanh việc bên nào có quyền khai thác đối với phần nước khan hiếm còn lại và nó nên được sử dụng như thế nào.

Trong một phát biểu với Ban trước chuyến bay thị sát của ông, các viên chức Uzbek phàn nàn rằng những dự án ngăn đập ở Tajikistan sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lưu lượng nước ở Uzbekistan. Đất nước Tajikistan nghèo khó thì xem các dự án thủy điện là hướng giải quyết cho những khó khăn trước mắt.

Posted Image

Ảnh toàn cảnh Muynal, một thành phố nằm gần Biển Aral. Sự bay hơi của nó đã phá hỏng nền kinh tế đánh bắt tại địa phương.

Posted Image

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon khảo sát ‘bãi tha ma tàu cá’ còn lại trên vùng biển Aral đã cạn khô.

Sự cạnh tranh nguồn nước có thể thêm căng thẳng vì sự ấm lên toàn cầu và sự gia tăng dân số đang làm giảm hơn nữa lượng nước cung cấp tính theo bình quân đầu người.

Những vấn đề nước cũng có thể gây thêm sự bất mãn trong thường dân vốn đã chán ngấy cảnh bần hàn và những chính phủ hà khắc; một số quan sát viên e ngại rằng điều đó có thể gây thêm sự cực đoan Hồi giáo trong vùng.

Ông Ban cũng đề cập đến những vấn đề sống còn của những người nghèo trong vùng. Theo kế hoạch, ông sẽ thảo luận vấn đề đó khi ông gặp tổng thống Uzbek, Islam Karimov, vào ngày mai.

Karimov đã lãnh đạo đất nước trên kể từ sự sụp đổ năm 1991 của Liên Xô và đang chịu áp lực từ phe chống đối và những nhà hoạt động chính trị quyền công dân.

Posted Image

Trẻ em chạy giỡn quanh những xác tàu trên cát, nơi đã từng là đáy biển Aral, ở gần ngôi làng Zhalanash, miền tây nam Kazakhstan.

Posted Image

Những con lạc đà thẩn thờ đi qua một nghĩa địa xác tàu gần thành phố Muynak. Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Á nên hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề môi trường của vùng.

Theo Daily Mail

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâm Đồng:

Công trường bôxít thải hoá chất ra môi trường

Cập nhật 23/09/2011 02:20:00 PM (GMT+7)

Nhiều hộ dân sống gần công trình bô xít - nhôm Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) kêu cứu vì nguồn nước từ nhà máy alumin thải ra có mùi hắc, sủi bọt, nhờn, nước nhiễm bẩn khiến cá nuôi chết hàng loạt.

Tiếng ồn phát ra từ công trình bôxít - nhôm Tân Rai (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) cùng hàng loạt những chất thải có mùi hắc, sủi bọt, nhờn...khiến những hộ dân sống quanh khu vực này không chịu nổi. Người dân không dám sử dụng nước giếng để sinh hoạt cũng như nước ao hồ để tưới trà và cà phê...

Ngay sau những lời kêu cứu của người dân, Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng đã lập đoàn thanh tra, lấy mẫu nước nhiễm bẩn tại khu vực dân cư và trong nhà máy alumin. Kết quả đo đạc các thông sốm cho thấy, độ PH của nguồn nước thoát ra môi trường là 10,53, vượt quá quy chuẩn Việt Nam 6-9 độ. Ngoài ra, nhiệt độ trong nước lên tới 31,2 độ C, cao hơn 20% so với tiêu chuẩn cho phép.

Posted Image

Nước nhiễm xút từ công trình bôxit Tân Rai chảy ra môi trường (Ảnh: Tuổi trẻ)

Nguyên nhân sự việc làm ảnh hưởng đến môi trường là do sự cẩu thả trong quá trình làm việc ở nhà máy này. Ban quản lý dự án tổ hợp bôxít - nhôm đã vi phạm khoản 3 điều 8 của nghị định 117 Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bởi: Các bao bì chứa xút sau khi pha trộn (từ rắn sang lỏng) chưa được thu gom vào nơi quy định mà vứt ngoài trời. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần theo dòng nước chảy ra môi trường bên ngoài. Hiện tại, bể pha trộn xút có một số vị trí bị hư hỏng.

Ông Trần Dương Lễ, Phó giám đốc Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit - nhôm thừa nhận những kết luận này là đúng. Ông cho biết thêm: “Đây là một sự cố nhỏ nhưng là bài học lớn trong công tác quản lý, đảm bảo vấn đề môi trường. Để chuẩn bị cho nhà máy đi vào hoạt động, chúng tôi đang tiến hành hoà tan xút rắn dạng bột thành xút lỏng”- Tuổi trẻ dẫn lời.

Sau khi kiểm tra và đi đến kết luận cuối cùng, Sở Tài nguyên môi trường Lâm Đồng đã yêu cầu Ban quản lý dự án khẩn trương khắc phục hậu quả để đảm bảo sinh hoạt bình thường cho các hộ dân. Đồng thời, Sở cũng làm các thủ tục cần thiết để tiến hành xử lý hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Ban quản lý dự án tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng theo quy định pháp luật.

Ông Vương Khả Kim, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết trên Tuổi trẻ: “Huyện đang xem xét để yêu cầu Ban quản lý dự án tổ hợp bôxit nhôm Lâm Đồng bồi thường thiệt hại cho người dân”.

Mẫn Chi (tổng hợp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì sao hóa chất tại Tổ hợp bauxite Tân Rai bị rò?

23/09/2011 07:17:49

Posted Image - Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng, vụ rò rỉ hóa chất ra môi trường nước của Dự án tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng lần này chưa thật sự lớn nhưng đã gây những thiệt hại không nhỏ cho người dân địa phương.

TIN LIÊN QUAN

Rò hóa chất ở Tổ hợp bauxite Tân Rai

Không chủ trương cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây nguyên

Hồ chứa bùn đỏ bauxite tiếp tục chậm tiến độ

Lâm Đồng: Dừng dự án bauxite là không thực tế

Nguyên nhân chính là sự lơ là trong quản lý, bất cẩn trong công việc. Dưới đây là những hình ảnh về vụ sự cố rò rỉ hóa chất tại tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng:

Posted Image

Đoàn thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đang tiến hành kiểm tra bể chứa hóa chất tại Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng...

Posted Image

... Tại đây, đoàn đã phát hiện nhiều thiết bị đã bị hóa chất ăn mòn, gỉ sét.

Posted Image Posted Image

Đặc biệt, tại bể pha trộn hóa chất có một số vị trí đã bị hư hỏng do gạch bao lát tường bị sạt lở; các vị trí còn lại và đáy nền đều bị ăn mòn tạo ra các khe hở; không có biển báo nguy hiểm tại kho chứa xút và bể trộn.

Posted Image

Nhiều loại hóa chất khác được để bừa bộn trong kho..

Posted Image

Sau khi đổ hóa chất vào bể trộn, vỏ bao bì bị vứt ngay ngoài trời khi gặp mưa một lượng hóa chất còn sót lại đã theo dòng nước chảy ra môi trường. Đây là "thủ phạm" gây ra vụ rò rỉ xút ra môi trường vừa qua

Posted Image

Sự bất cẩn đã dẫn đến một hậu quả không nhỏ...

Posted Image

Hóa chất đã theo dòng nước này chảy ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng khoảng 200ha hoa màu của người dân địa phương

Posted Image

Ngay sau khi phát hiện sự cố trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đã vào cuộc kiểm tra.

Posted Image

Trung tâm quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng đang lấy mẫu nước thải dẫn từ Dự án bauxite nhôm Lâm Đồng chảy ra bên ngoài để kiểm tra

Posted Image

Kết quả kiểm tra cho thấy, độ pH lên tới 10,53, nhiệt độ trong nước là 31,2 độ C, vượt khoảng 20% so với tiêu chuẩn cho phép

Posted Image

Nguồn nước này rò rỉ ra môi trường đã làm cho cá chết hàng loạt, nhiều loại cây trồng khác cũng bị ảnh hưởng. Ảnh: Báo Lâm Đồng

Khắc Lịch

Share this post


Link to post
Share on other sites

PGS.TS Hồ Uy Liêm:

"Đã dừng được bauxite Phú Yên, nên dừng luôn Nhân Cơ"

Cập nhật lúc 13:35, 13/09/2013

(Tin tức thời sự) - "Cá nhân tôi cho rằng việc tiếp tục dự án Nhân Cơ là không thuyết phục bởi nhiều vấn đề" - Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Uy Liêm, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, nêu quan điểm.

PV: - Thưa ông, mới đây UBND tỉnh Phú Yên đã dừng triển khai dự án khai thác, chế biến quặng bauxite Vân Hòa ở huyện Sơn Hòa theo chỉ đạo của Thủ tướng, theo đó các dự án khai thác bauxite và sản xuất alumina ở Việt Nam chỉ được thực hiện sau khi Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) đi vào hoạt động, được đánh giá là có hiệu quả. Ông có cho rằng đây là một động thái tích cực, dấu hiệu tốt lành xét trên hiệu quả kinh tế và bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khi bauxite đang được xuất khẩu với mức thuế suất 0%?

PGS.TS Hồ Uy Liêm: - Tôi nghĩ đây là một hành động tích cực mà cũng khá là dũng cảm của lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Chính phủ. Tất nhiên, họ cũng đã có sự cân nhắc khi ở thời điểm hiện tại khó có thể khai thác, chế biến bauxit và tiêu thụ alumina một cách có hiệu quả. Vì vậy tôi đánh giá đây là một quyết định tỉnh táo và kịp thời.

PV: - Về hiệu quả kinh tế của hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ, các chuyên gia đã phản biện rất nhiều tại các hội thảo khoa học và trên báo chí là không chỉ không có lãi mà còn tác động xấu tới môi trường, lãng phí tài nguyên…đến mức Vinacomin phải đưa ra giới hạn thời gian dài vài chục năm sau mới có lãi. Giả sử báo cáo đánh giá lần tới đây họ cũng áp dụng chiêu kéo dài thời gian khai thác hơn nữa để có một số lãi nào đó thì sao, thưa ông?

PGS.TS Hồ Uy Liêm: - Nếu trong thời gian tới đây Vinacomin tiếp tục áp dụng chiêu kéo dài thời gian khai thác hơn nữa để có lãi thì sẽ rất khó thuyết phục dư luận xã hội vì sẽ rất khó tìm ra một lý do rõ ràng để khẳng định việc khai thác và chế biến bauxite hiện nay ở Việt Nam là có lãi.

Cả hai mỏ Tân Rai và Nhân Cơ, bản thân tôi cũng đã nhiều lần phát biểu rằng chúng ta không nên khai thác vì không những không có lãi về mặt kinh tế mà còn có khả năng ảnh hưởng rất xấu đến môi trường.

Posted Image

Công trường thi công nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng)

PV: - Trước đây, nhiều nhà khoa học đã bày tỏ quan điểm, trước mắt cần dừng thực hiện dự án Nhân Cơ, chờ đánh giá hiệu quả của Tân Rai rồi mới tiếp tục. Ông có chia sẻ quan điểm này không và tại sao?

PGS.TS Hồ Uy Liêm: - Tôi cho rằng, nếu đã gọi là thí điểm, thì chỉ cần thí điểm dự án Tân Rai là đủ. Hơn nữa dự án Nhân Cơ giống hệt dự án Tân Rai về mọi mặt, từ vốn đầu tư, đến công nghệ và đơn vị thực hiện EPC đều như nhau.

Thực chất cả Nhân Cơ và Tân Rai đều là hai cơ sở sản xuất lớn, có vốn đầu tư lớn, cá nhân tôi cho rằng việc tiếp tục dự án Nhân Cơ là không thuyết phục bởi nhiều vấn đề.

Về mặt kinh tế, số tiền để xây dựng dự án càng ngày càng đội lên, lúc đầu chỉ ước tính khoảng 500 triệu USD bây giờ đã lên đến 700 triệu USD rồi, thậm chí có những dự đoán cho rằng số tiền đầu tư cho dự án có thể vượt 800 triệu USD. Với số vốn đầu tư lớn như vậy thì khả năng dự án đạt hiệu quả kinh tế càng thấp.

Thứ hai là về mặt môi trường thì trong những năm qua nguồn nước ở Tây Nguyên đang thiếu trầm trọng, trong khi dự án ấy lại sử dụng rất nhiều nước và nước lại ở những điểm rất cao nên không những dẫn đến tình trạng thiếu nước mà nguồn nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu nước ô nhiễm xuống lưu vực sông Đồng Nai thì thực sự là tai họa.

PV: - Ông có kỳ vọng Chính phủ sẽ tiếp tục đưa ra những quyết sách đúng đắn, khoa học không chỉ với bauxite mà với tất cả tài nguyên khoáng sản của Việt Nam để tránh ‘lời nguyền khoáng sản’ như các chuyên gia đã không ngừng lên tiếng cảnh báo?

PGS.TS Hồ Uy Liêm: - Bản thân tôi rất mong Nhà nước tỉnh táo trong việc khai thác khoáng sản nói chung trên toàn quốc vì chúng ta sống bây giờ không phải chỉ cho mình mà còn phải nghĩ đến thế hệ mai sau. Vì vậy chúng ta không nên thấy gì dễ dàng khai thác là cứ cố khai thác thật nhiều để đem bán, rồi các thế hệ sau không còn gì để sử dụng.

Chúng ta cần phát triển và đầu tư chiều sâu theo hướng tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để có thể tăng giá trị sản phẩm, đừng chỉ vì lãi cám dỗ trước mắt mà cứ lao vào đầu tư khai thác. Hơn nữa, ngay cả với các dự án Nhân Cơ, Tân Rai chúng ta đang bàn đến hiện nay cũng chưa thể chắc chắn là có lãi hay không.

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Lê (Thực hiện)

Share this post


Link to post
Share on other sites
Nếu sản xuất 660.000 tấn bôxít sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD
28/03/2015 10:23 GMT+7
 

TTO - Ngày 28-3, tại cuộc tọa đàm về dự án bôxít, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ của phía Trung Quốc.

 

FN4wwlsx.jpg

TS. Nguyễn Thành Sơn trình bày tại tọa đàm

 

Tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức.

Theo TS. Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng - TKV, qua đánh giá sơ bộ hiện nhà máy alumin Tân Rai có khoảng 1.000 lao động. Điều này cho thấy trình độ tự động hóa ở đây rất thấp.

Đội giá gói thầu tư vấn

Lý do, theo nguyên lý nhà máy alumina có công suất 630.000 tấn/năm và có mức độ tự động hóa thấp nhất cũng chỉ cần 3,15 triệu giờ công/năm. Nếu thời gian làm việc 300 ngày/năm, 3 ca/ngày và 8 giờ/ca, tổng nhu cầu lao động cần có mặt tối đa 438 người.

Trong khi đó, ở Tân Rai nhu cầu lao động lớn hơn nhiều lần, chứng tỏ trình độ công nghệ của nhà thầu và mức độ cơ giới hóa, tự động hóa của dự án rất thấp.

Đặc biệt, theo ông Nguyễn Thành Sơn, chủ đầu tư bị “sập bẫy” đấu thầu giá rẻ. Theo Luật Đấu thầu của VN, ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo đầu bài, hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Thường phải thuê tư vấn từ làm hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ. Nhưng Tân Rai và Nhân Cơ TKV tự làm hết.

Thông thường, các gói thầu tư vấn chỉ chiếm 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương khoảng 695 tỉ. Nhưng tháng 5-2014, phí tư vấn quản lý dự án được TKV công bố lên tới gần 800 tỉ. Trong giải trình của TKV, tại sao vốn đầu tư dự án Tân Rai tăng, có tăng chi phí quản lý dự án, tư vấn.

“Điều này có nghĩa TKV tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không rẻ” - ông Sơn nói. Lý do đơn giản, ông Sơn nêu ở VN chưa có đơn vị nào có kinh nghiệm làm nhà máy alumin cả.

Ngoài ra, theo ông Sơn, TKV mắc cả “bẫy của nhà thầu”. Về nguyên tắc, hồ sơ mời thầu, bao giờ cũng nêu phạm vi khối lượng, giá trị chất lượng công việc và tiến độ thực hiện, xác định các sai lệch...

Sản xuất đủ 660.000 tấn, lỗ 37,4 triệu USD.

Theo phụ lục trong Hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, ông Sơn nêu cam kết của nhà thầu chỉ có 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV.

Mà giá trị 20.000 tấn/năm nhân với suất đầu tư bình quân khoảng 1.000 USD/tấn công suất thì mức thiệt hại của VN lên tới 20 triệu USD. Doanh thu giảm hàng năm sẽ khoảng 5 triệu USD/năm.

Lấy 4 sai lệch chính, ông Sơn cho biết dự án Tân Rai “thiệt hại” khoảng 343 triệu USD. Số tiền này, theo ông Sơn, đáng ra phải cộng vào giá nhà thầu Chalico đưa ra để so sánh với nhà thầu khác.

Nên giá VN trả cho nhà thầu Trung Quốc có thể nói đã mua đắt hơn giá trị thật 343 triệu USD. “TKV sập bẫy giá rẻ” - ông Sơn kết luận.

Mới đây, TKV tự hào nêu dự án bôxít Tây Nguyên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. Vậy 2015 dự án bôxít lỗ bao nhiêu?

Phân tích trên chính số liệu của TKV, ông Nguyễn Thành Sơn nêu kế hoạch năm 2015 được TKV công bố cả Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4900 tỷ.

Như vậy giá bán sẽ khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Cứ cho chi phí từ 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao thì giá thành phải là 8,6 triệu/tấn, tức khoảng 403 USD/tấn. Vậy lỗ 56,7 USD/tấn.

Nếu công suất đạt thấp hơn thì lỗ sẽ lớn hơn. Như vậy, tổng lỗ 2015 nếu sản xuất đủ 660.000 tấn sẽ lỗ khoảng 37,4 triệu USD.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban Alumin, Tổng công ty Khoáng sản VN thì cho rằng khi Trung Quốc bỏ thầu, giá rất thấp. Nhưng sau khi bỏ thầu xong, VN chọn thì khi làm việc để ký EPC, giá hợp đồng lại tăng lên.

Theo ông Đoàn Văn Kiển, nguyên Chủ tịch TKV lúc đó giải thích thì phía Trung Quốc nêu giá bỏ thầu trên chưa tính đến thiết bị dự phòng. “Đây mới là bẫy” - ông Ban nói.

 
C.V.KÌNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án bôxit: TKV đã “sập bẫy giá rẻ”?

29/03/2015 09:32 GMT+7
 

TT - Ngày 28-3, tại buổi tọa đàm về dự án bôxit, nhiều chuyên gia đã khẳng định Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ, nhưng càng làm càng thua lỗ nặng.

 

ogpx8jkA.jpg

Các bồn chưng cất khổng lồ tại tổ hợp bôxit - nhôm Tân Rai (Bảo Lâm, Lâm Đồng) phục vụ ươm mầm hydrat điều chế alumin từ quặng bôxit - Ảnh: Mai Vinh

 

Buổi tọa đàm do Trung tâm Thiên nhiên và con người (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN) tổ chức dựa trên các thông tin mới về triển vọng các dự án bôxit vừa được TKV đưa ra.

 

Càng sản xuất càng lỗ!

Qua đánh giá từ những số liệu do chính TKV cung cấp, TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, khẳng định TKV đã “sập bẫy giá rẻ”, dù vẫn cần cập nhật thêm tình hình và có đánh giá thực tế.

Cụ thể, theo phụ lục trong hợp đồng EPC số 1/TKV-CHALIECO ký giữa TKV và nhà thầu Chalieco ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu chỉ cam kết về công suất là 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV. Mà giá trị 20.000 tấn/năm nhân với suất đầu tư bình quân khoảng 1.000 USD/tấn công suất, mức thiệt hại của VN lên tới 20 triệu USD. Doanh thu giảm hằng năm sẽ khoảng 5 triệu USD.

 

Bỏ thầu thấp, giá hợp đồng tăng

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban alumin Tổng công ty Khoáng sản VN, cho rằng Trung Quốc bỏ thầu với giá rất thấp. Nhưng sau khi bỏ thầu xong, được VN chọn để ký EPC, giá hợp đồng lại tăng lên. Đặc biệt, theo ông Ban, công nghệ Trung Quốc tiêu hao nước, than, kiềm đều cao hơn mức các nước có công nghệ tiên tiến. Với thực thu alumin theo công nghệ Trung Quốc thiết kế chỉ đạt 85% trên quặng tinh, trong khi công nghệ tiên tiến 87%, theo ông Ban, với công suất 630.000 tấn/năm, tổn thất lên tới 40 triệu USD/năm. “Đó mới là chỉ tiêu ký kết, còn thực tế có đạt được mức nào cũng là vấn đề” - ông Ban nói. Đơn cử, nhà máy sau hai năm vận hành mới chỉ đạt công suất 75-80% công suất thiết kế nên theo ông Ban, chắc chắn lỗ vốn vì mọi chi phí trên 1 tấn sản phẩm tăng.

Mức tiêu hao quặng để sản xuất alumin bình quân trên thế giới là dưới 2 tấn/tấn (dưới 2 tấn quặng được 1 tấn alumin), trong khi mức cam kết của nhà thầu Trung Quốc là 2,737 tấn/tấn, tương đương 25 USD/tấn.

Với công suất hiện tại 630.000 tấn/năm, theo ông Sơn, mức chênh lệch này có thể lên tới 11,607 triệu USD/năm.

Chưa hết, theo ông Sơn, với số giờ hoạt động thực tế ít hơn so với cam kết, mức thiệt hại mỗi năm lên đến hàng trăm ngàn USD. Lấy bốn sai lệch chính, ông Sơn cho biết dự án Tân Rai thiệt hại khoảng 343 triệu USD.

Số tiền này, theo ông Sơn, đáng ra phải cộng vào giá nhà thầu Chalieco đưa ra để so sánh với nhà thầu khác. “Có thể nói giá VN trả cho nhà thầu Trung Quốc cao hơn giá trị thật khoảng 343 triệu USD” - ông Sơn khẳng định.

Dù TKV “tự hào” tuyên bố dự án bôxit Tây nguyên sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó, nhưng các chuyên gia cho rằng con số lỗ hằng năm của dự án này đã không được đưa ra. Theo số liệu được TKV công bố, năm 2015 cả Tân Rai và Nhân Cơ sẽ sản xuất được 660.000 tấn, tổng doanh thu trên 4.900 tỉ đồng.

Phân tích số liệu này, ông Sơn cho rằng giá bán sẽ khoảng 7,4 triệu đồng/tấn, tức 346 USD/tấn. Cứ cho chi phí từ năm 2013 không tăng, chỉ cộng thêm chi phí vận tải, khấu hao, giá thành phải là 8,6 triệu đồng/tấn, tức khoảng 403 USD/tấn, lỗ khoảng 56,7 USD/tấn.

Như vậy, nếu sản xuất đủ sản lượng 660.000 tấn trong năm 2015, mức lỗ sẽ khoảng 37,4 triệu USD!

 

Thấy lỗ từ bù giá điện

Chưa hết, dự án chế biến alumin thành nhôm cũng đã được xúc tiến, dự kiến sẽ đặt nhà máy gần Nhà máy alumin Nhân Cơ.

Theo phân tích của ông Nguyễn Thành Sơn, để triển khai dự án “nhôm kim loại Nhân Cơ”, nhà đầu tư đã yêu cầu Chính phủ cam kết cho mua điện với giá 5 cent/kWh trong vòng 10 năm. Với mức tiêu hao điện thấp nhất thế giới cho công nghệ chế biến alumin thành nhôm (12.900 kWh/tấn), theo ông Sơn, dự án nhôm kim loại Nhân Cơ công suất 450.000 tấn nhôm/năm sẽ phải mua 5,8 tỉ kWh/năm.

Và để có thêm 5,8 tỉ kWh/năm, EVN phải đầu tư thêm một dự án thủy điện công suất 1.933 MW với chi phí phải bỏ ra khoảng 3,8 tỉ USD (lớn hơn thủy điện Hòa Bình), hoặc một dự án nhiệt điện chạy than với chi phí đầu tư khoảng 830 triệu USD (lớn hơn nhiệt điện Phả Lại 2).

Đặc biệt, theo ông Sơn, với giá bán điện bình quân hiện nay của EVN là 1.622 đồng/kWh, tương đương khoảng 7,5 cent/kWh mà doanh nghiệp chế biến nhôm được hưởng giá 5 cent/kWh, tất cả người dùng điện sẽ phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại đủ 5,8 tỉ kWh/năm, tính ra là khoảng 145 triệu USD/năm (khoảng 3.000 tỉ đồng).

Công suất nhôm kim loại càng cao, bù lỗ càng lớn, dự án nhôm kim loại càng triển khai nhanh, càng sớm phải bù lỗ. “Có lẽ chưa có dự án nào đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng hay với mục đích xóa đói giảm nghèo của Nhà nước được bù lỗ “khủng” như vậy”- ông Sơn nói.

Dù dự án nhôm kim loại sẽ làm giảm lỗ cho các dự án alumin tối đa là 17,55 triệu USD/năm, nhưng theo ông Sơn, những người dùng điện VN phải bù lỗ cho dự án nhôm kim loại 145 triệu USD/năm, tức gấp hơn 8 lần! 

Trong khi đó, chuyên gia Tô Văn Trường, nguyên viện trưởng Viện Quy hoạch nông nghiệp VN, cho rằng Bộ Công thương và TKV đã không phân biệt hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp với hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước.

Theo ông Trường, người dân đang trồng cà phê phải nhường đất cho dự án alumin nên muốn tính hiệu quả alumin, phải lấy lãi từ chế biến bôxit thành alumin trừ đi lãi trồng cà phê, đó mới là lãi thực việc khai thác bôxit đem lại cho xã hội. 

Khấu hao ít để giảm...lỗ!

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hữu Chỉnh (từng được TKV giao làm người phát ngôn về vấn đề bôxit) cho rằng “không nên hiểu thế” bởi công suất 650.000 tấn/năm nhưng khi đi vào thực tế, công suất có thể chỉ 630.000 tấn là hiệu quả, nhà sản xuất có thể quyết mức này chứ không hẳn cứ 650.000 tấn/năm là tốt.

Trả lời về mức tiêu hao, ông Chỉnh cho biết thực tế khi đi vào sản xuất, chất lượng quặng của Nhà máy Tân Rai đã tốt hơn dự tính ban đầu nên tiêu hao các nguyên vật liệu đã giảm. Ngoài ra, giá bán alumin cũng đã tăng dần. Vì vậy, có thể nhận định xu thế thị trường sẽ thuận lợi hơn cho sản xuất alumin ở VN.

Tuy nhiên, ông Chỉnh thừa nhận câu chuyện lỗ và cho biết việc này đã được tính toán ngay từ đầu, trong đó dự kiến nhà máy alumin sẽ lỗ một số năm đầu. Nhưng với xu hướng đang tốt lên, thời gian lỗ có thể giảm xuống. Với ý kiến cho rằng thời gian qua alumin “lãi giả” vì khấu hao rất ít, ông Chỉnh cho biết thời kỳ đầu có thể khấu hao ít hơn để giảm lỗ, đó chỉ là điều tiết, nguyên tắc sẽ phải tính đủ.

 

Đụng vào đâu cũng thấy lỗ

Mới đây, các cơ quan chức năng đã vẽ lên bức tranh tươi sáng hiệu quả của hai dự án bôxit Tân Rai và Nhân Cơ, kèm theo việc Công ty Trần Hồng Quân tham gia xây dựng nhà máy luyện nhôm. Trong khi đó, các thông tin số liệu, nhất là quyết toán năm 2014 của Nhà máy Tân Rai vẫn được bảo mật!

Tuy nhiên, chỉ cần phân tích các thông tin số liệu đã có, đối chiếu với thực tế thấy rõ dự án bôxit Tây nguyên, mọi con đường đều dẫn đến thua lỗ, chưa kể việc ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng và môi trường xã hội của dự án.

Do sai lầm từ việc chọn nhà thầu Trung Quốc lúc đầu bỏ thầu giá rẻ (nhưng khi ký hợp đồng EPC lại giá khác), thiết kế nhà máy các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật lạc hậu tiêu hao lớn về quặng và năng lượng...

Theo tính toán của chuyên gia Nguyễn Thành Sơn về giá thành, tính đủ khấu hao và chi phí vận chuyển của alumin Tân Rai, năm 2013 lỗ 94 USD/tấn (tổng số 16 triệu USD), năm 2014 lỗ 87 USD/tấn (tổng số 43 triệu USD), năm 2015 lỗ 57 USD/tấn (tổng số 37 triệu USD).

Thế nhưng, giải pháp cho Công ty Trần Hồng Quân được hưởng nhiều ưu đãi để thực hiện dự án điện phân nhôm là thêm nhiều rủi ro khác. Theo đó, Nhà nước phải bỏ vốn ngân sách khoảng 1.200 tỉ đồng để chuẩn bị mặt bằng cho nhà máy.

Khi nhà máy điện phân nhôm hoạt động sẽ thải ra một lượng lớn chất thải fluoride: perfluorocarbon và hydrogen fluoride dưới dạng khí thải; sodium, fluoride nhôm và cryolite dư thừa dưới dạng phân tử. Nếu không được kiểm soát tốt thì hydrogen fluoride là chất rất độc hại cho thực vật quanh nhà máy. Khí perfluorocarbon là khí nhà kính có thời gian tồn tại lâu dài trong không khí.

Sản xuất nhôm tiêu hao rất nhiều điện năng. Giá nhôm hiện nay trên thế giới khoảng 1.850 - 2.150 USD/tấn. Điện năng cho sản xuất 1 tấn nhôm khoảng 12.900 kWh. Nếu lấy giá bình quân EVN bán điện 7,5 cent/kWh, nhưng nếu phải bán cho dự án của Trần Hồng Quân chỉ có 5 cent, ai phải bù lỗ?

Chỉ tính riêng tiền điện phải bù lỗ 1 năm cho dự án điện phân nhôm ít nhất là 145 triệu USD/năm, nếu đúng cam kết 10 năm thì phải bù lỗ khoảng 1,2 tỉ USD (tính giá quy về hiện tại). Còn nếu tính đúng giá bán điện cho doanh nghiệp 12 cent/kWh, mỗi năm phải bù lỗ cho Công ty Trần Hồng Quân gần 400 triệu USD.

TÔ VĂN TRƯỜNG

 

 

 
C.V.KÌNH
 

===========================

Lỡ bước xa chân: một đời ân hận.

Quay đầu nghĩ lại: chín suối ngậm ngùi.

Đây được coi là lời bình luận duy nhất của lão Gàn trong topic này. Cũng ko cụ thể vào bất cứ đối tượng nào. Phong long vậy thôi.

Lão không dây dưa vào chính trị và nhóm lợi ích. Còn vài ngày nữa, lão cũng ráng gõ vài lời.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dự án bôxit: TKV đã “sập bẫy giá rẻ”?

29/03/2015 09:32 GMT+7
 

TT - Ngày 28-3, tại buổi tọa đàm về dự án bôxit, nhiều chuyên gia đã khẳng định Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV) đã “sập bẫy” giá rẻ, nhưng càng làm càng thua lỗ nặng.

 

...

 
C.V.KÌNH
 

===========================

Lỡ bước xa chân: một đời ân hận.

Quay đầu nghĩ lại: chín suối ngậm ngùi.

Đây được coi là lời bình luận duy nhất của lão Gàn trong topic này. Cũng ko cụ thể vào bất cứ đối tượng nào. Phong long vậy thôi.

Lão không dây dưa vào chính trị và nhóm lợi ích. Còn vài ngày nữa, lão cũng ráng gõ vài lời.

 

Cụ Nguyễn Trãi từng viết:

Càn khôn bĩ rồi lại thái

Nhật nguyệt hối rồi lại minh

Giờ đã sắp đến cực điểm chưa chú?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên

 

12935191-10204934834965317-469409422-n-1

 

Với số phiếu tán thành bằng 95,5%, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2020.

 

Thông báo về kết quả bỏ phiếu, ông Nguyễn Văn Tí, Trưởng ban kiểm phiếu cho biết trong tổng số 494 đại biểu Quốc hội, số đại biểu Quốc hội có mặt là 484 đại biểu, số phiếu phát ra là 484 và số phiếu thu về 484.

 

Theo đó, kết quả bầu Chủ tịch Quốc hội, số phiếu là hợp lệ 481, số phiếu không hợp lệ là 3, chiếm 0,6%. Số phiếu đồng ý 472 bằng 95,5%, không đồng ý là 9, bằng 1,82% số đại biểu Quốc hội.

 

Với kết quả bầu cử Chủ tịch hội đồng bầu cử Quốc gia, Trưởng ban Kiểm phiếu cho biết số phiếu hợp lệ là 477 phiếu. Trong đó, số phiếu đồng ý là 467, bằng 94,5% tổng số, số phiếu không đồng ý là 10 đại biểu.

Như vậy, căn cứ nội quy kỳ họp bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã trúng cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

Sau khi ông Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Nghị quyết bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết.

 

Theo đó, số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết là 475 đại biểu, chiếm 96,15%, số phiếu tán thành là 475 đại biểu, chiếm 96,15%. Như vậy, không có đại biểu không biểu quyết và không tán thành. Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân trúng cử Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia.

 

Trong lễ Tuyên thệ nhậm chức, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia bày tỏ sự cảm ơn tới Quốc hội, và tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và đất nước.

 

“Trước cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, trước đồng bào cử tri, tôi xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tôi nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.

 

Thay mặt Quốc hội, ông Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự ghi nhận lời thề long trọng của Chủ tịch Quốc hội. Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng, việc bà Nguyễn Thị Kim Ngân làm Chủ tịch Quốc hội là sự kiện lớn, khi lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội, nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có một nữ Chủ tịch Quốc hội.

 

Đồng thời, nguyên Chủ tịch Quốc hội cũng thay mặt Quốc hội, tặng bó hoa, thể hiện tình cảm tốt đẹp dành cho đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội.

 

Đáp lại tình cảm của nguyên Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội, Tân Chủ tịch Quốc hội tiếp tục khẳng định kể từ giờ phút này, sẽ luôn khắc ghi lời tuyên thệ, thực hiện đúng quyền lợi, nhiệm vụ của Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vỡ đường ống NM alumin Nhân Cơ:

“Quả bom" môi trường ngang tầm Formosa!

01/08/2016 - 15:45 (GMT+7)
 

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ (huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa.

 

nhan-co-2-0512.jpg

Sự cố vỡ đường ống dẫn xút Nhà máy Alumin Nhân Cơ cảnh báo thảm hoạ môi trường ngang tầm Formosa. Ảnh: Đoàn Yến

 

Chính quyền chưa báo cáo?

Sáng 23/7, sự cố đường ống Nhà máy Alumin Nhân Cơ (do nhà thầu Chalieco, Trung Quốc phụ trách) khiến hóa chất kiềm tràn ra bên ngoài, một phần kiềm thẩm thấu xuống lòng đất trong phạm vi 600m2, phần còn lại chảy theo đường ống đổ về suối Đắk Dao. Khi thấy cá trên suối Đắk Dao chết, nhiều người dân, trong đó có cả trẻ em đã lội xuống dòng suối này vớt cá về ăn.

Ông Phan Diệu Anh, một trong những người phát hiện sự việc đầu tiên cho biết: “Khi đó, dòng nước có nhiều biểu hiện lạ so với bình thường, nước đục, có màu sẫm đen, trên bề mặt nổi váng loang lổ…; Tiếp xúc thấy có chất nhờn như nước bọt xà bông. Sau khoảng 10 phút tiếp xúc với nước, chân tôi bị ngứa, da khô cứng, căng ra; Những vùng da non bị đau rát, có chỗ rộp lên như bỏng nước sôi”.

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, đến ngày 31/7, đã có hàng chục người dân ở dọc suối Đắk Dao bị ảnh hưởng bởi sự cố. Tuy nhiên, trao đổi với PV, ông Trương Thanh Tùng, Phó chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho hay, hiện vẫn chưa nhận được báo cáo sự việc của chính quyền huyện Đắk R’lấp.

“Hiện, vẫn đang rà soát lại toàn bộ vụ việc để có phương án cụ thể. Còn đền bù hay không thì hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân và ảnh hưởng như thế nào. Thời gian khắc phục sự cố cũng chưa xác định là bao lâu", ông Tùng cho hay. Vị Phó chủ tịch tỉnh cũng khẳng định: Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã được đánh giá tác động môi trường một các đầy đủ. Ngoài ra, việc giám sát đều được thực hiện cẩn trọng.

Về hướng khắc phục sự cố, Sở TN&MT Đắk Nông cho biết, Công ty Nhôm Đắk Nông đã cho máy móc, công nhân thu gom lượng hóa chất bị thoát ra bên ngoài; Đào xúc phần đất bị kiềm tràn ra ngoài để đổ vào hồ chứa bùn đỏ, đồng thời dùng hóa chất pha loãng trung hòa lượng kiềm. Được biết, công ty cũng đã yêu cầu nhà thầu Chalieco kiểm tra lại toàn bộ thiết kế, thiết bị và quá trình thi công lắp đặt Nhà máy Alumin Nhân Cơ. Theo đó, Chalieco buộc phải lập báo cáo đánh giá chi tiết về sự cố để đưa ra giải pháp khắc phục, không để xảy ra sự cố tương tự ở các điểm bơm kiềm tại các phân khu khác.

Ông Đỗ Thanh Bái, Hội Hóa học Việt Nam bày tỏ sự lo lắng khi biết thông tin vụ việc. “Một khi người dân bị bỏng và cá chết thì rõ ràng nồng độ phải lớn mới gây ra hậu quả như vậy. Cách xử lý là đổ axit để trung hòa chất xút. Xút là một chất cực độc hòa vào nguồn nước là một điều rất đáng sợ. Theo tôi, đây là một cảnh báo cho việc khai thác boxit”, ông Bái nhấn mạnh.

 

Không cẩn trọng sẽ có Formosa thứ hai

Trao đổi với Báo Giao thông, PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ, Viện Công nghệ địa chất và Khoáng sản, (Hội Địa chất Việt Nam) cho biết, nếu không cẩn trọng trong khai thác boxit ở Nhân Cơ sẽ có nguy cơ thảm họa môi trường giống Formosa ở Tây Nguyên.

PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ bày tỏ lo lắng khi mới đây Nhà máy Alumin Nhân Cơ vỡ ống xút và tràn ra ngoài. “Quả thực đây là điều báo động cực kỳ nguy hiểm đối với quá trình sản xuất alumin ở khu vực Nhân Cơ. Về nguy hại lâu dài sẽ vô cùng khủng khiếp”.

 

Boxit nước ta có hàm lượng nhôm thấp so với thế giới, chỉ ở mức 32-36%. Trong khi đó, trên thế giới như: Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ thì mỏ quặng trên 52-60%.

Nếu so ra việc khai thác này hoàn toàn không có lợi về kinh tế, trong khi đó nguy hại đến môi trường thì hoàn toàn quá lớn. Nếu khai thác thì so lại lợi ích của trồng cao su, cà phê và cây trồng khác với boxit thì cái nào lợi hơn? Tôi chỉ đặt câu nói như vậy”.

PGS. TS. Nguyễn Văn Phổ

 

 

Được biết, năm 1984 PGS. Phổ đã bảo vệ luận án liên quan đến boxit ở Việt Nam. “Hiện nay, trên thế giới người ta sợ nhất là bùn đỏ trong sản xuất nhôm từ boxit. Bùn đỏ này có độ kiềm rất cao lên đến 12 PH (nước ở mức trung tính độ PH= 7-PV). Trong khi đó, công nghệ của thế giới hiện nay vẫn chưa xử lý được loại xút trong bùn đỏ. Xút này xả ra ngoài thì mức độ phá hủy quá kinh khủng, mọi thứ nó đi qua đều bị tiêu diệt hết”, vị chuyên gia phân tích.

Theo PGS. Phổ, ngay Trung Quốc cũng đã cấm hơn 100 nhà máy sản xuất nhôm theo hình thức chiết quặng boxit. “Tây Nguyên là khu vực nằm ở vị trí đầu nguồn các con sông, suối chảy về Nam Trung bộ, Nam bộ. Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường liên quan đến boxit thì hậu họa sẽ khôn lường. Công nghệ xử lý bùn đỏ trên thế giới chưa nước nào chế ngự được xút. Nếu mà vỡ ra thì nguy hại toàn vùng, ảnh hưởng đến dòng chảy, môi trường sống của sinh vật ở các dòng sông, con suối trong khu vực… Tôi nghĩ ở góc độ tác hại môi trường chẳng khác gì Formosa”, PGS. Phổ lo ngại.

Tương tự, ông Đỗ Thanh Bái cho biết, xử lý được vấn đề bùn đỏ phải tốn chi phí rất cao nên người ta chủ yếu sử dụng các hồ chứa để trữ lại lượng bùn này nhằm vào một số việc khác. “Tuy nhiên, hiện nay thời tiết tiêu cực, diễn biến thất thường do biến đổi khí hậu, thế nên trong trường hợp xấu, lượng bùn đỏ này có thể tràn xuống lưu vực các con sông. Khi đó, nó thực sự như một “quả bom” môi trường ở thượng nguồn”, ông Bái đặt vấn đề.

Tạ Vĩnh Yên

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay