Thiên Sứ

Hàng Loạt Nhân Sĩ Kiến Nghị Tạm Ngừng Khai Thác Bô-xít

68 bài viết trong chủ đề này

Từ báo cáo thẩm định của Bộ Công thương và ý kiến chuyên gia:

Nguy cơ thua lỗ dự án bauxite

26/10/2010 0:35

Tập đoàn than khoáng sản VN (TKV) khẳng định, các dự án (DA) bauxite có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, phân tích từ phương án tính toán hiệu quả kinh tế mà TKV đưa ra với DA Nhân Cơ (đang triển khai), nguy cơ lỗ lại là rất lớn.

Posted Image

Thi công xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ - Ảnh: T.N.Q

Xin nhiều ưu đãi

Theo báo cáo thẩm định hiệu quả kinh tế DA Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ tháng 1.2010 của Bộ Công thương, TKV sẽ đóng góp 20% - 30% nguồn vốn đầu tư DA Nhân Cơ, vốn vay trong nước và ngoài nước chiếm 70% - 80%.

TKV cũng đã ký gói thầu EPC Nhà máy Nhân Cơ với nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) tổng vốn đầu tư 427,9 triệu USD, nhà thầu này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ thiết kế, vật tư nguyên vật liệu, thi công xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy alumin và các dịch vụ kỹ thuật đi kèm như vận hành thử, bảo hành. Tuy nhiên, trong hợp đồng đã ký, nhà thầu này không có trách nhiệm làm phần khảo sát địa kỹ thuật mặt bằng nhà máy alumin (bao gồm cả các hồ chứa bùn đỏ - PV). Nhà thầu Chalieco khẳng định sẽ đảm bảo các chỉ tiêu môi trường, thời gian đưa nhà máy vào vận hành thử là 21 tháng, chạy thử 3 tháng, tổng kế hoạch tiến độ thực hiện hợp đồng là 24 tháng. Nhưng tới tháng 2.2010 DA Nhân Cơ mới chính thức khởi công, như vậy theo tiến độ dự kiến (TKV dự kiến xây dựng nhà máy từ năm 2007-2011), Nhân Cơ ít nhất sẽ chậm tiến độ 1 năm.

Với kế hoạch sử dụng đất, diện tích sử dụng đất cho công tác khai thác trong 30 năm của DA, tổng diện tích đất sử dụng cho cả đời DA khoảng 3.500 ha, chiếm khoảng 0,54% diện tích đất tự nhiên của tỉnh Đắk Nông. Theo TKV, đây là DA lớn, đặc thù, bởi thế tập đoàn này kiến nghị được thuê đất với thời hạn tối đa là 70 năm, miễn thuế thuê đất với các diện tích chiếm đất cố định trong thời hạn vay vốn. TKV cũng đề xuất trong 10 năm đầu DA, đề nghị Nhà nước cho vay vốn đầu tư và vốn chuẩn bị sản xuất (vốn lưu động) với lãi suất ưu đãi dài hạn (10 năm) là 4%. TKV cũng xin được áp dụng mức thuế suất với alumin là dưới 5% trong 10 năm đầu, với những năm tiếp theo khi giá xuất khẩu alumin dưới 350 USD/tấn chỉ áp dụng mức thuế suất dưới 10%, khi giá xuất khẩu trên 350 USD/tấn mới áp dụng mức thuế suất tối đa là 15%.

Chỉ có lãi khi giá trên 333 USD/tấn

Cũng theo kết quả thẩm tra của hội đồng, giá thành sản phẩm alumin năm đầu bao gồm chi phí sản xuất trực tiếp chiếm 51%, chi phí khấu hao chiếm 24%, lãi vay chiếm 15% và chi phí tiêu thụ sản phẩm chiếm 6,9%. Theo đó, chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế DA: với suất chiết khấu là 8% và trong các điều kiện tính toán về các yếu tố khác không biến đổi, để đảm bảo dự án có hiệu quả thì chi phí sản xuất chỉ được phép tăng dưới 0,97%, tương đương tăng dưới 21.706 đồng/tấn alumin.

Nhưng chỉ tính riêng chi phí than cám (do chính TKV cung cấp với tỷ trọng lớn) khoảng 46% tổng chi phí sản xuất trực tiếp, nghĩa là nếu giá than tăng, việc đội chi phí đầu vào chắc chắn sẽ xảy ra.

Thêm vào đó, với phần vận tải ngoài, TKV dự kiến sẽ thuê vận tải trên các tuyến giao thông (DA Tân Rai vốn đầu tư các tuyến đường là 11,5 tỉ đồng). Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, nếu chỉ lấy giá cước vận tải ở mức 2.000 đồng/tấn/km (mức giá cước từ năm 2009) thì chi phí vận tải mỗi năm của DA Tân Rai đã lên tới 24,6 triệu USD và Nhân Cơ là 38 triệu USD, chưa kể chi phí khác. Mặt khác, nếu tiếp tục khâu tinh luyện alumin tại Tây Nguyên, TKV sẽ phải đầu tư thêm một tuyến đường sắt nối Bảo Lộc xuống cảng Kê Gà. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc đầu tư riêng một hệ thống đường sắt chỉ cho DA cũng rất rủi ro về mặt kinh tế.

TKV khẳng định, “giá bán alumin trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng vì vậy rủi ro về giá bán là thấp”. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, “giá bán alumin là nguồn thu chính của DA. Việc DA có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào giá bán alumin. Trong khi, giá bán alumin phụ thuộc vào thị trường chung của thế giới, vào các nhà sản xuất nhôm, sản xuất alumin lớn trên thế giới và VN không thể tham gia điều tiết được giá bán. Vì vậy, đây là yếu tố ảnh hưởng rất nhạy cảm khó kiểm soát”. Hội đồng đã kết luận, DA chỉ có hiệu quả kinh tế khi giá bán alumin trên 333,7 USD/tấn, với giá bán alumin dưới 333,7 USD/tấn thì không có hiệu quả kinh tế.

Như vậy, ngay trong phương án đầu tư DA Nhân Cơ, TKV đã không tính hết đến các yếu tố rủi ro biến động giá thành sản phẩm, trước khi khẳng định DA sẽ có hiệu quả kinh tế cao!

[/size][/font]

Mai Hà

Lạ thật cũng công nghệ đó người Trung Quốc tạo ra hàng hóa rẻ bán khắp thế giới.Người anh em Trung quốc trên tinh thần quốc tế vô sản,anh em môi hở răng lạnh bán cả công nghệ lẫn nhà máy cho Việt Nam cử chuyên gia hướng dẫn tận nơi mà các chuyên gia của Việt nam lại kêu là lỗ thì lạ thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lạ thật cũng công nghệ đó người Trung Quốc tạo ra hàng hóa rẻ bán khắp thế giới.Người anh em Trung quốc trên tinh thần quốc tế vô sản,anh em môi hở răng lạnh bán cả công nghệ lẫn nhà máy cho Việt Nam cử chuyên gia hướng dẫn tận nơi mà các chuyên gia của Việt nam lại kêu là lỗ thì lạ thật.

Vâng, các đ/c Trung Quốc luôn hô hào tình anh em láng giềng môi hở răng lạnh

Và Hồ Chủ Tịch cũng từng nói có khi răng cắn vào môi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Lũ bùn đỏ" tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng

06/11/2010 21:00:59

Posted Image- Đêm 5/11, “cơn lũ bùn đỏ” bất ngờ ập đến, vùi lấp hàng chục ha ruộng lúa, hoa màu và tràn vào làm ngập một số nhà dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng.

TIN LIÊN QUAN

Lũ bùn xuất hiện do sự cố vỡ đập chắn nước thải tuyển rửa quặng của xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng). Sáng 6/11, con đường vào xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng tràn ngập toàn bùn đất, hàng chục người và xe máy dồn tắc vì không qua được dòng suối nhỏ đã bị bùn đỏ đặc quánh ngập quá đầu gối.

Cạnh đó, một chiếc máy xúc đang cố gắng dùng gàu gạt dòng bùn đỏ quặch, đặc sánh để thông đường cho dân đi lại. Dọc hai bên bờ suối dài khoảng 2 km, bùn đỏ đã tràn ngập khắp những cánh đồng lúa và hoa màu, vùi lấp giếng nước của dân.

Chị Mã Thị Bạch, xóm Nà Kéo cho biết tối hôm qua, không biết bùn từ đâu tràn vào đầy nhà. Nhiều nhà dân khác tại xóm Nà Kéo cũng bị bùn đỏ tràn vào nhà, hoặc vùi lấp chuồng trại của gia súc, ao vườn…

Đến xóm 4 Nà Gà, xã Duyệt Trung, ông Nguyễn Văn Túc đang cố gắng dùng xẻng xúc đống bùn dày đặc đang bám đầy sân và giếng nước. Ông cho hay, những hộ dân sống gần bờ suối đã bị bùn đỏ vùi lấp hết ruộng đất ven suối. Không riêng gì gia đình ông Túc, chị Bạch mà khu vực này còn rất nhiều hộ dân bị thiệt hại bởi lũ bùn như hộ Nông Văn Ngân, Nông Văn Tuyến, Lương Văn Tòng, Hoàng Văn Hoà, Hoàng Văn Quang...

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND thị xã Cao Bằng cho biết: Đây không phải lần đầu tiên tình trạng này xảy ra. Chính quyền thị xã đã yêu cầu xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng phải có trách nhiệm phối hợp với người dân để sớm khắc phục hậu quả do cơn lũ bùn này gây ra. Xí nghiệp này cũng phải có biện pháp khử độc do bùn thải công nghiệp gây ra, đồng thời có chính sách bồi thường cho các gia đình bị thiệt hại.

Mỏ quặng Nà Lũng được đưa vào khai thác những năm 1990. Quặng sắt sau khi được đào bới sẽ được phun nước rửa sạch. Sau đó, nước thải chảy xuống, lắng bùn tại những cái đập lớn. Hiên nay có 4 đập chắn nước thải, đập chắn số 4 là đập cuối cùng trước khi nước xả ra suối.

Theo những người dân sinh sống lâu năm ở đây, dòng suối này trước kia vốn trong xanh, cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho cả vùng, nhưng từ ngày xí nghiệp khai thác quặng đi vào hoạt động, con suối bỗng trở nên đỏ quặch, không những không thể dùng sinh hoạt mà đến cả cá tôm cũng chết sạch. Điều đáng nói hơn, con suối này còn chảy ra Sông Bằng - nơi cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho nhiều cư dân ven sông.

Posted Image

Máy xúc đang khẩn trương gạt bùn thông đường cho dân

Posted Image

Bùn đỏ ngập đường khiến việc đi lại hết sức khó khăn

Posted Image

Ngôi nhà của Chị Bạch ngập sâu dưới bùn đỏ

Posted Image

Nhiều đất đai hoa màu của dân bị bùn đỏ phủ dày hàng mét

Posted Image

Ông Nguyễn văn Túc đang cố gắng nạo vét bùn ra khỏi giếng nước

Posted Image

Một trong những đập chắn thải của xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng.

Yến Thanh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tẩu tán "lũ bùn đỏ" ra sông

08/11/2010 09:03:44

Posted Image- Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã dùng máy bơm bơm nước từ sông vào dồn bùn ra một con suối nhỏ để đưa ra sông Bằng

TIN LIÊN QUAN

Sở Tài nguyên Môi trường Cao Bằng ngày 7/11 đã tổ chức họp xác định nguyên nhân "cơn lũ bùn đỏ" ngày 5/11. Theo đó, Công ty Khoáng sản luyện kim Cao Bằng đã thừa nhận, quá trình xây dựng đập không có lu lèn, chỉ đổ đất lấp xuống khe đồi chắn nước lại thành đập.

Suốt hai ngày, Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng đã dùng máy bơm bơm nước từ sông vào dồn bùn ra một con suối nhỏ để đưa ra sông Bằng. Tuy nhiên, trong cuộc họp sáng 7/11, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo phải dừng ngay việc bơm nước để đẩy bùn ra sông Bằng như hiện nay. Vì nếu hàng mấy chục ngàn mét khối bùn được đưa ra sẽ gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Bằng.

Ông Hoàng Anh cũng chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân và xử lý nghiêm đối với xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng. Tuy nhiên trước mắt xí nghiệp này cùng chính quyền thị xã Cao Bằng cần làm ngay cầu tạm để phục vụ đi cho bà con và trích ngay kinh phí cho 2 gia đình bị thiệt hại nặng nhất để ổn định cuộc sống và có tiền đi thuê nhà ở.

Về nguyên nhân đập bị vỡ, một số công nhân (xin được giấu tên) của Xí nghiệp cho biết: Dưới đáy đập có một cống lớn dùng để xả thải mỗi khi có mưa lũ hằng năm. Lượng bùn đất trong đập sẽ theo mưa lũ rồi cuốn ra sông Bằng và con sông này sẽ cuốn đi mọi chứng cứ. Lần này do cống bị vỡ nên mọi việc mới bị vỡ ra.

Thông tin từ những công nhân trên trùng khớp với thông tin ông Lê Hồng Hải, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp: Năm 2008, Xí nghiệp này đã bị xử phạt 70 triệu đồng vì có hành vi xả thải trộm. Theo ông Hải khi làm việc với nhóm công nhân vi phạm, họ khai: Lãnh đạo Xí nghiệp nghe dự báo thời tiết là sẽ có mưa lũ về nên đã ra lệnh cho xả thải trước. Tuy nhiên, năm đó mưa lũ lại không về nên hành động xả thải trộm này đã bị lộ và bị bắt quả tang.

Được biết, hiện nay, Xí nghiệp này lại đang tiến hành xây dựng tiếp đập chắn thải số 5.

Posted Image

Đã 2 ngày trôi qua nhưng con đường dân sinh vào mỏ Nà Lũng vẫn ngập tràn bùn đất

Posted Image

Gia đình chị Mã thị Bạch, xóm Nà Kéo, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng vẫn rơi vào cảnh có nhà mà không thể về!

Posted Image

Để di chuyển đành phải dùng cách này

Posted Image

Chủ tịch tỉnh Cao Bằng đã yêu cầu phải làm cầu cho dân

Yến Thanh

=========================== Tôi nghĩ đây là một hành vi phạm tội rất nặng. Vì đổ độc tố ra sông mang tính đầu độc con người....

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Không tiếc tiền đảm bảo an toàn cho bô xít Tây Nguyên'

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Dương Văn Hòa khẳng định như vậy trong chuyến khảo sát các dự án bô xít Tây Nguyên cuối tuần qua, với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao các bộ ngành liên quan cùng các chuyên gia.

Posted Image

Đoàn khảo sát đang nghe thuyết trình về hồ bùn đỏ của Dự án tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng.

Đây là chuyến khảo sát quy mô lớn đầu tiên được tập đoàn tổ chức, sau những lo lắng của dư luận về sự cố hồ bùn đỏ Hungary và nguy cơ tương tự tại các dự án bô xít Tây Nguyên. Tham gia đoàn khảo sát có lãnh đạo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công Thương, đại diện Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Bộ Công an cùng các chuyên gia luyện kim, khai quặng và thủy lợi.

Khu vực Tây Nguyên hiện có hai dự án sản xuất alumin, với công suất tương đương nhau 650.000 tấn alumin một năm trong giai đoạn đầu. Trong đó, Dự án Alumin Nhân Cơ (thuộc xã Nhân Cơ, Đăk Rlấp, Đăk Nông) có tổng vốn đầu tư 11.624 tỷ đồng (sau thuế), được triển khai từ tháng 10, mới thực hiện khâu thăm dò địa chất khu vực lòng hồ bùn đỏ, san lấp mặt bằng và xây dựng các hạng mục phụ trợ phục vụ công tác thi công.

Dự án tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng (nằm trên địa bàn huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng - còn gọi là dự án alumin Tân Rai) đang trong giai đoạn thi công nước rút để có thể vận hành thử nghiệm vào đầu năm tới. Với tổng vốn đầu tư 11.353 tỷ đồng, dự án gồm hai phần, mỏ tuyển quặng và nhà máy alumin, lần lượt có chi phí đầu tư 1.548 tỷ đồng và 9.804 tỷ đồng.

Hồ bùn đỏ là một hạng mục nhỏ nằm trong hợp phần nhà máy alumin, tuy nhiên đây lại là công trình được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là công nghệ xả thải, hệ thống chống thấm, chống tràn phòng khi có thể xảy ra sự cố tương tự Hungary. Báo cáo với đoàn khảo sát, đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định độ an toàn của hệ thống hồ chứa thải bùn đỏ của bô xít Tây Nguyên.

Toàn bộ hồ bùn đỏ được đặt trong thung lũng, độ sâu trung bình 10 m, cách xa khu vực dân cư và hệ thống thủy văn. Bao quanh hồ là sườn địa hình tự nhiên và mặt bằng nhà máy alumin cao hơn 2-6 m so với thân đập. Để ngăn dung dịch kèm theo bùn đỏ thấm ra ngoài hồ chứa làm ô nhiễm nguồn nước, chủ đầu tư đã cho sử dụng đất sét, vải địa kỹ thuật và vật liệu HDPE có tính năng chống thấm và chịu kiềm tốt. Thiết kế chống thấm của hồ chủ yếu gồm 2 lớp, lớp thoát nước và lớp chống thấm. Hồ được chia thành nhiều khoang, cứ một khoang hoạt động sẽ phải có một khoang dự phòng, phòng khi bùn tràn ở khoang thứ nhất sẽ chảy vào khoang thứ hai.

Theo chủ đầu tư, dự án đã cập nhật các giải pháp mới trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ sự cố hồ bùn đỏ Hungary và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Trao đổi với báo chí hôm 7/11, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam Dương Văn Hòa cho biết, đã chi khoảng 2 tỷ đồng để tiến hành các biện pháp kỹ thuật bổ sung đảm bảo an toàn cho hồ chứa thải bùn đỏ. Đặc biệt là hệ thống cống và đường ngăn ở điểm thoát cuối cùng từ thung lũng dự kiến làm hồ bùn đỏ. Tại đây, đoạn đường ngăn đã được tâng cao thêm 1,5-2 m so với mặt đập ngăn hồ bùn đỏ, cống ngăn được nối dài thêm 10 m với hệ thống cánh có thể đóng sập xuống nếu không may vỡ hồ. Tập đoàn dự kiến sẽ xây kho dự trữ axit tại khu vực này, sẵn sàng tung ra trung hòa dung dịch kiềm trong bùn đỏ khi cần thiết.

"Chúng tôi không coi thường sự cố Hungary mà coi đây là sự cảnh báo nghiêm túc và khẩn trương chỉ đạo để rà soát, điều chỉnh các biện pháp. Chúng tôi đang nghiên cứu bổ sung thêm các biện pháp mới nếu cần thiết, cho dù có tốn kém bao nhiêu đi chăng nữa, để đảm bảo an toàn, tránh thảm họa môi trường khi xảy ra sự cố", ông Hòa tuyên bố.

Posted Image

Khu hòa tách trong dự án tổ hợp bô xít - nhôm Lâm Đồng.

Tham gia đoàn khảo sát liên ngành, giáo sư Nguyễn Tiến, Viện trưởng Viện kỹ thuật công trình cho rằng 3 yếu tố quan trọng liên quan tới sự an toàn của hồ bùn đỏ, thứ nhất là nước vào hồ sẽ xử lý thế nào, khi thấm nước từ hồ ra bên ngoài sẽ xử lý như thế nào và vấn đề thứ ba là chân đập. "Tôi quan tâm hơn cả là độ an toàn của chân đập. Tuy nhiên, chúng tôi đã thử và tính toán độ an toàn của đập với nhiều trường hợp khác nhau, kể cả khi hồ đang làm việc mà xảy ra động đất, kết quả cho thấy an toàn kể cả với động đất cấp 7, dù ở Tây Nguyên chỉ động đất tới cấp 5", ông nói.

Chia sẻ quan điểm này, ông Trần Văn Trạch, nguyên Trưởng ban Dự án Nhôm Lâm Đồng khuyến cáo chủ đầu tư cần tính toán kỹ khi bổ sung các biện pháp, không nên quá lo ngại mà đầu tư đảm bảo an toàn hơn nhiều so với mức cần thiết, dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh tế của dự án. "Là người người đầu tiên tham gia dự án bô xít Tây Nguyên, tôi từng tuyên bố chấp nhận đi tù nếu xảy ra sự cố hồ bùn đỏ. Đến nay, tôi vẫn tin tưởng vào độ an toàn của công trình", ông nói thêm.

Đánh giá cao sự cầu thị của chủ đầu tư khi lắng nghe ý kiến của các chuyên gia và bổ sung các biện pháp sau sự cố ở Hungary, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội Đặng Vũ Minh cho biết sau chuyến khảo sát này ủy ban sẽ có báo cáo đánh giá trình Quốc hội về tình hình dự án. Ông đề nghị Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cần tiếp tục thảo luận với các chuyên gia của các bộ ngành liên quan, mời gọi ý kiến đóng góp của các chuyên gia độc lập giàu kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong chế biến, khai thác bô xít để bổ sung các giải pháp cần thiết.

"Với cá nhân tôi sau chuyến khảo sát này, có một số điểm thắc mắc đã được làm rõ, nhưng vẫn còn một số điểm cần làm rõ thêm", ông nói.

Posted Image

Dự án alumin Nhân Cơ mới triển khai các hạng mục phụ trợ.

Hiện Dự án tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng đã hoàn thiện gần 90% các hạng mục xây lắp để đảm bảo chạy thử không tải toàn bộ nhà máy vào tháng 2 và chạy thử có tải vào tháng 3 năm sau. Đến tháng 4/2011, nhà máy sẽ cho ra sản phẩm alumin thương phẩm. Sau dự án này, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam sẽ tập trung thi công dự án alumin Nhân Cơ.

Sau sự cố hồ bùn đỏ Hungary, nhiều nhân sĩ đã viết đơn gửi các cấp lãnh đạo đề nghị chỉ làm thí điểm dự án ở Lâm Đồng và ngừng triển khai dự án Nhân Cơ. Theo ông Nghiêm Vũ Khải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội, nếu chiếu theo luật, hiện chưa có lý do để dừng dự án. Tuy nhiên ông đề nghị tập đoàn nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phản biện của dư luận, các nhà khoa học và bổ sung các giải pháp nếu cần thiết.

Song Linh

============================

:)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bình luận"tập đoàn chim diều hâu" :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngổn ngang lũ bùn đỏ Cao Bằng

Thứ Hai, 08/11/2010, 11:46 (GMT+7)

TTO - Sáng sớm 8-11, PV Tuổi Trẻ Online có mặt tại xã Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng), nơi đây vẫn còn ngổn ngang sau trận lũ bùn đỏ tối 4-11.

>> Cao Bằng: Vỡ đập chắn thải, dân lo sợ nạn “bùn đỏ”

>> Lũ bùn Cao Bằng: Sự cố đáng ngờ

Con đường dẫn vào bãi quặng Nà Lũng vẫn còn lầy lội, nhiều học sinh đi học, người đi chợ phải nhờ máy xúc đưa qua con suối đặc quánh bùn.Hàng chục gia đình ở các xóm Nà Màn, Nà Kéo, Nà Cà, Nà Mạ… vẫn đang cật lực chống chọi với cơn lũ bùn, nhiều gia đình nhà cửa, ruộng, vườn, hoa màu ngập ngụa trong bùn đỏ. Nhiều gia đình phải di tản đi chỗ khác ở vì toàn bộ nhà bị ngập chìm trong cơn lũ bùn.

Sau đây là hình ảnh do PV TTO ghi lại tại hiện trường trong sáng nay.

Posted Image

Bundo1, 7: Con đường vào các xóm gần khu khai thác quặng ở xã Duyệt Trung bị suối bùn chia cắt.

Posted Image

Suối Nà Lũng biến thành suối bùn đỏ như thế này

Posted Image

Bưu điện văn hóa xã Duyệt Trung bị cô lập

Posted Image

Ông Nông Xuân Mai ở xóm Nà Màn đang dọn dẹp bùn đất trước cửa nhà mình

Posted Image

Nhà anh Đinh Văn Hiệu ở xóm Nà Màn bị ngập gần hết tầng trệt

Posted Image

Bùn đỏ tràn lấp ruộng và hoa màu biến thành một “sân bóng bùn” ở xóm Nà Màn

Posted Image

Vườn bắp cải của gia đình ông Đàm Hải Hồ giờ chỉ còn sót lại chừng này

Posted Image

Xe tải chở đất thải của xí nghiệp khai thác quặng Nà Lũng đang đổ đất thải ở gần khu vực bị ngập

LÂM HOÀI

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các báo dùng từ bùn đỏ để chỉ chất thải do khai thác sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng là hoàn toàn sai.

BAODATVIET.VN

Hỏi: Vụ “Bùn đỏ” ngập một số nhà dân ở xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng vào đêm 5.11 có giống bùn đỏ được thải ra từ quá trình khai thác bauxit?

Đáp: Các báo dùng từ bùn đỏ để chỉ chất thải do khai thác sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng là hoàn toàn sai. Bùn ở đây là bùn thải đuôi quặng màu đỏ sau tuyển rửa.

Người ta chỉ dùng từ bùn đỏ để chỉ chất thải do quá trình khai thác bauxit. Có lẽ, do bùn có màu đỏ vì chất thải quặng có sắt bị oxit hóa (oxit sắt có màu đỏ) nên người ta nghĩ đó là bùn đỏ. Cũng có thể hiểu, bùn có màu đỏ nên gọi là bùn đỏ nhưng dùng từ như vậy rất dễ bị hiểu nhầm, nhất là trong tình hình dư luận đang quan tâm đến những vẫn đề bùn thải từ khai thác bauxit.

Posted Image

Bùn thải gây ảnh hưởng đến đời sống người dân ở Cao Bằng.

(Ảnh:Yến Trang/ bee.net.vn)

Thực tế, có 2 loại bùn màu đỏ liên quan đến khai thác bauxit laterit và sản xuất alumin mà không ít người vẫn nhầm là 1 loại.

Loại thứ nhất xuất hiện khi tuyển rửa quặng bauxit nguyên khai (tuyển rửa bằng nước) thành quặng tinh. Sản phẩm thải ra có khối lượng tương đương hay nhiều hơn khối lượng quặng tinh, chủ yếu là đất trộn lẫn các hạt quặng bauxit có đường kính nhỏ hơn 1mm. Loại bùn đất này tuy cũng có màu đỏ nhưng thuật ngữ chuyên môn gọi là bùn thải đuôi quặng, không phải bùn đỏ (Red Mud), và cũng không phải là chất thải công nghiệp hay chất thải độc hại. Vì quá trình tuyển rửa không dùng hóa chất (nhưng rất tốn nước).

Loại thứ hai sinh ra trong quá trình sản xuất alumin từ bauxit theo công nghệ Bayer và có tên là bùn đỏ (Red Mud). Quy trình Bayer có sử dụng xut (NaOH) nên bùn đỏ là loại chất thải công nghiệp độc hại, gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người và phải được xử lý, chôn lấp theo quy định chất thải độc hại. Độ pH trong loại bùn đỏ của Ajkha Hungary đạt đến trị số 13, nghĩa là có độ kiềm cao hơn nước trung tính (pH = 7,0) 1.000.000 (một triệu) lần, rất nguy hiểm cho môi trường.

Còn bùn do tuyển quặng sắt không nguy hiểm bằng loại bùn Red Mud. Để tìm hiểu bùn thải do khai thác sắt Nà Lũng, xã Duyệt Trung, thị xã Cao Bằng nguy hại đến mức nào thì cần phải tìm hiểu xem công nghệ ra sao, sử dụng thành phần tuyển là gì.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Đại học KHTN, Đại học quốc gia Hà Nội

================================================================================

Ngoài sự độc hại hay không độc hại của "bùn gần như đỏ" này, thì vấn đề cần bàn là cái Cty khai thác sắt này có phạm pháp khi thực hiện quy trình bảo quản chống ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó CT Đăk Nông ngỡ ngàng trước kiến nghị dừng bô-xít

Tác giả: Phạm Huyền (thực hiện)

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

(VEF) - Có một số kiến nghị dừng dự án bô-xít là không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.

Với kỳ vọng lớn lao cho giấc mơ một nền công nghiệp bô-xít sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế tỉnh vốn là nông lâm như Đăk Nông, ông Trần Phương, Phó Chủ tịch tỉnh Đăk Nông, khá bức xúc khi nghe tin có người xin dừng dự án.

Nhân chuyến đi khảo sát thực địa dự án bô-xít Nhân Cơ, Đăk Nông ngày 7/11, PV. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VEF) đã trao đổi với ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, xung quanh quan điểm của tỉnh này về dự án này.

- Thưa ông, ông có ý kiến thế nào trước việc gần 2.500 nhân sĩ, nhà khoa học ký thư kiến nghị dừng dự án bô-xít Nhân Cơ và mới đây, trong đó có cả các đại biểu Quốc hội?

Tôi nghĩ rằng, việc Trung ương chọn xây dựng nhà máy Nhân Cơ ở Đăk Nông là một quyết định thận trọng, được chuẩn bị kỹ lưỡng, kéo dài hàng chục năm của các cơ quan liên quan. Quyết định đó đã được cân nhắc ở tất cả khía cạnh.

Người dân tin tưởng trên địa bàn có một nền công nghiệp phát triển tốt, cải thiện được cuộc sống của dân.

Vì thế, thông tin xin dừng dự án Nhân Cơ làm cho người dân cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu tin tưởng vào tương lai phát triển của tỉnh. Tôi cho rằng, đó là một điều không tốt, tạo tâm lý không tốt cho người dân.

Tôi đã đọc ý kiến của các vị đó, nhưng tôi rất tiếc là tôi chưa bao giờ gặp các vị đó đến Đăk Nông để xem xét tình trạng triển khai dự án khai thác bô-xít như thế nào, đặc biệt là nghe xem thảo luận của chúng tôi về dự án Nhân Cơ.

Posted Image

Ông Trần Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông (ảnh: Phạm Huyền)

Tôi thực sự ngạc nhiên về ý kiến đó. Những việc các ông ấy nói về dự án rất xa lạ với chúng tôi.

Riêng về ý kiến phản biện của ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng sông Hồng, tôi đã có dịp trao đổi với ông ấy nhiều lần. Tôi cho là ý kiến của ông ấy mang tính cực đoan, không xây dựng. Tôi đã từng chủ trì hội thảo quốc tế mà ông Sơn là diễn giả trong cuộc đó.

Khai thác bô-xít còn mới ở nước ta nên xuất hiện những ý kiến khác nhau về chủ trương nên làm hay không nên làm, là điều đương nhiên.

Chúng tôi lắng nghe, theo dõi những ý kiến khác nhau, với thái độ thận trọng, sẵn sàng cởi mở, tranh luận để xóa bỏ bớt những khác biệt về nhận thức để tạo điều kiện phát triển cho Đăk Nông nói riêng, đất nước nói chung.

- Vậy, về kiến nghị cần thành lập một hội đồng khoa học độc lập để thẩm định lại dự án, ông có quan điểm thế nào về việc này?

Tôi cho là hoàn toàn không cần thiết, vì bản thân hội đồng khoa học thẩm định của Chính phủ thành lập đã mang tính độc lập đối với chủ sở hữu là Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam.

Hội đồng đó không chỉ bao gồm mỗi Bộ Công Thương mà còn có nhiều cơ quan khác liên quan đến công nghiệp bô-xít.

Một hội đồng như vậy mà chúng ta không tin thì còn tin vào hội đồng nào khác hơn nữa? Liệu có một hội đồng độc lập cao hơn nữa? Chẳng lẽ, mời Liên hợp quốc vào thẩm định sao?

Rõ ràng, nếu xảy ra sự cố tràn bùn đỏ, ảnh hưởng xấu tới môi trường thì ngươi dân Đăk Nông chúng tôi hứng chịu đầu tiên.

Chính vì thế, tôi đã yêu cầu các cơ quan quản lý phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, đẩy nhanh quá trình xây dựng trạm quan trắc môi trường của tỉnh. Chúng tôi sẽ giám sát, đảm bảo nhà máy đúng thiết kế được phê duyệt.

- Các kiến nghị dừng dự án về Nhân Cơ, ngoài lo ngại vấn đề môi trường, đều liên quan đến lý do rủi ro kinh tế lớn. Vì sao, ông lại không đồng tình việc dừng dự án này?

Tôi cho rằng, dự án này mà dừng lại thì thiệt hại rất lớn cho chính sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Vì sao tôi nói vậy?

Theo tôi nhận thức được, dù có tiềm năng 220.000-230.000 ha đất nông nghiệp song Đăk Nông không phải là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp tốt như Đăk Lak, Gia Lai. Năng suất cao su, cà phê của Đăk Nông đều kém Đăk Lăk, Gia Lai cả. Do đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông không thể dựa vào mỗi nông nghiệp.

Lợi thế thứ 2, là phát triển tài nguyên du lịch sinh thái do vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh. Nhưng việc phát triển du lịch sinh thái là tiềm năng lâu dài, phải có thời gian chứ không thể làm nhanh được.

Lợi thế thứ 3 là phát triển công nghiệp thủy điện song đến nay, nguồn thủy điện đã gần tới giới hạn, chỉ còn trên dưới 300MW tiềm năng.

Posted Image

Dự án bô-xít Nhân Cơ mới xong phần giải phóng mặt bằng (ảnh: Phạm Huyền)

Vậy, còn khoảng nào cho phát triển kinh tế Đăk Nông?

Chúng tôi có khoảng 5,4 tỷ tấn quặng bô-xít có chất lượng tương đối tốt. Với trữ lượng đó, không chỉ cho phép Đăk Nông mà còn cho phép đất nước ta phát triển một ngành công nghiệp quan trọng, lớn, có ý nghĩa.

Nếu như, không đánh thức nguồn tài nguyên bô-xít đó, không xây dựng nhà máy khai thác và chế biến alumin, phát triển kinh tế, góp phần làm giàu đất nước thì tôi thấy điều đó là vô lý.

- Thưa ông, nếu dừng dự án, phải chăng là ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách địa phương? Vì dự án này dự kiến đóng góp tới 50% cho ngân sách tỉnh.

Tất nhiên tỉnh nào cũng mong muốn mình có nguồn thu riêng của mình đủ để đảm bảo nhu cầu chi tiêu mà không cần phải xin trợ cấp của Trung ương. Đó là lòng tự trọng của các địa phương.

Tuy nhiên, dự án này không phải quá lớn ở địa phương. Tôi không quan tâm dự án đóng góp ngân sách nhiều hay ít, mà quan tâm nó phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông như thế nào?

Nếu có công nghiệp bô-xít sẽ kéo theo một loạt các ngành khác như ngành cơ khí, ngành sản xuất bao bì đựng alumin, sản xuất băng tải cho nhà máy… Chính cái đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho người dân Đăk Nông, còn việc sau này nhà máy đóng góp ngân sách vài trăm tỷ thì tôi lại không quan tâm.

- Vậy, ông mong mỏi gì ở sau chuyến thực địa vừa qua của Tập đoàn Than và Bộ Công Thương, Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội?

Tôi 55 tuổi và đã ở đây 52 năm, từ năm 1958. Chuẩn bị cho dự án, tôi đã tham gia từ năm 2000, khi là Giám đốc Sở Công nghiệp của tỉnh.

Không có lý do gì chỉ vì vài dữ kiện mà chưa thực sự chính xác, vì dụ như bảo dự án bô-xít nằm trên vùng đá vôi là không đúng… mà bảo dừng dự án. Những ý kiến như vậy không thỏa đáng và không thể vì ý kiến không thỏa đáng mà dừng một dự án đã được chuẩn bị công phu tốn kém cả chục năm nay.

Tôi đề nghị Tập đoàn Than, Bộ Công Thương sau chuyến thực địa, cung cấp thêm thông tin cho chúng tôi để tuyên truyền thông tin đúng đắn cho người dân. Tôi tin là khi họ hiểu thì họ sẽ ủng hộ dự án.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những "cơn khát" bauxite:

Thảm họa cạnh Rio de Janeiro

09/11/2010 14:58:57

Đã gần hai tuần kể từ những ngày ăn mừng năm mới 2007 của người dân Brazil. Nhưng đợt mưa lớn kéo dài từ đầu năm ở bang Minas Gerais, một trong 26 bang của Brazil, bang đông dân thứ hai và giàu có thứ hai của Brazil, đang khiến họ đứng ngồi không yên. Đã có hơn 10 người thiệt mạng vì lở đất do mưa lớn tính tới lúc đó.

TIN LIÊN QUAN

Úc và sự giám sát bauxite

Hai tỉ lít bùn...

Thảm họa thật sự đến vào ngày 10/1/2007. Mưa quá lớn, chiếc đập ngăn bùn đỏ ở hồ chứa tại mỏ khai thác bauxite Mineracao Rio Pomba đã không thể chịu nổi. Dù nó được thiết kế và thi công với sự tính toán kỹ càng về thông số hoặc dự báo về thảm họa thiên nhiên, chiếc đập cao 30m vẫn bục. Ước tính 2 tỉ lít bùn đỏ đã trào khỏi hồ chứa. Dù đơn vị đang khai thác bauxite là Công ty khai thác mỏ Industrias Quimicas Cataguases khẳng định không có chất độc trong bùn, nhưng lượng bùn trào ra quá lớn khiến nhà chức trách và lực lượng xử lý khẩn cấp không kịp trở tay.

Tai nạn trở thành không thể kiểm soát được do mưa quá lớn. Báo mạng O Globo dẫn lời các nhân viên thuộc lực lượng cứu hỏa cho biết chất thải từ mỏ đã chảy vào sông Muriae, tràn qua bờ, làm ngập lụt nhiều phần của thành phố Mirai và Muriae thuộc bang Minas Gerais.

Posted Image

Một lượng bùn đỏ rất lớn đã lan tới các con sông của Minas Gerais và Rio de Janeiro - Ảnh: oglobo.globo.com

Có tới 8.000 người trở nên vô gia cư, của nả trong nhà mất sạch, lượng người thiệt mạng lên tới 37. Bang Minas Gerais ngay lập tức tuyên bố đóng cửa và dừng hoạt động mỏ Mineracao Rio Pomba. Ban đầu người phát ngôn bang cho biết chính phủ đã quyết định chờ đến khi thiết bị hồ chứa phục hồi mới bắt đầu cho hoạt động lại. Mỗi năm nơi đây sản xuất 1,15 triệu tấn bauxite.

Nhưng thiệt hại không dừng lại đó. Chính phủ phải khẩn cấp điều động những xe tải lớn chở nước uống tới thành phố Mirai và Mueriae. Người dân đã bất an khi toàn bộ nguồn nước bị cắt và họ chỉ còn nước uống được gửi tới bằng thùng nhờ những chiếc xe bồn lớn. Nơi đây người dân không có nước sạch để dùng vì toàn bộ nguồn nước bị nhiễm bẩn và không có cách nào xử lý dùng làm nước sinh hoạt.

Người phát ngôn của mỏ Rio Pomba, Domingos Ciribelli, cho biết mỏ vừa gây họa nằm ở phía đông của tỉnh Minas Gerais, có kích thước trung bình và là một trong những nơi khai thác bôxit của Brazil.

Hai tỉ lít bùn đã đổ vào các con sông là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho một số thành phố gần Rio de Janeiro tiếp giáp với Minas Gerais. Một kế hoạch khẩn cấp đã được công ty cấp thoát nước của Rio (Cedae) thực hiện để giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo nguồn cấp nước cho các thành phố San Jose de Uba, Italva, Cardoso Moreira, Itaperuna vẫn được duy trì.

Đường phố, nhà cửa ở thành phố Mirai và Muriae bị chìm dưới bùn đỏ vài mét. Cây cối và động vật bị hư hại nghiêm trọng. Hơn 12.000 người phải di tản khỏi Minas. Cedae đã phải căng mình để đánh giá trước việc nguồn nước bị ô nhiễm chảy vào các thành phố như Laje do Muriaé, São José de Ubá và Itaperuna. 27 ủy ban thành phố khác bỗng nhiên gặp ách từ trên trời rơi xuống, tuyên bố tình trạng khẩn cấp.

Và 200 lần nhiễm bẩn

Thị trưởng Laje do Muriaé tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Chính quyền Rio gấp rút gửi các xe thùng chở nước sạch tới cho người dân. Theo phân tích của Cedae, nước sông đã bẩn hơn 200 lần so với bình thường. Ô nhiễm kinh khủng tới mức không thể xử lý phục vụ nhu cầu của con người. Lượng cá chết quá nhiều khiến người ta lo ngại nước bị nhiễm độc nhiều hơn dù nhà máy khẳng định không có độc hại.

Brazil là một trong những quốc gia hàng đầu Mỹ Latin về khai thác mỏ sắt, mangan, nhôm, vàng và sắt. Brazil sản xuất được 70 khoáng chất, trong đó có các trữ lượng lớn về bauxite Nền kinh tế Brazil lớn thứ 8 thế giới và lớn nhất châu Mỹ Latin, chiếm tới 1/3 kinh tế khu vực. Các ngành dựa trên khai khoáng chiếm 8,5 tổng sản phẩm quốc nội GDP. Trữ lượng bauxite chất lượng cao đã được tìm thấy ở khu vực Amazon. Xe tải và xe ủi từ Quỹ Nông thôn Minas Gerais giúp dọn dẹp. Người dân mất nhiều công sức để làm sạch nơi họ sinh sống, nhưng cũng không hi vọng mọi thứ trở lại như trước. Cơ quan vệ sinh môi trường huy động lực lượng làm sạch nhà cửa, các con phố và xây dựng lại cầu cống do con đập ngăn bùn đỏ vỡ.

Bộ trưởng môi trường Minas Gerais, José Carlos Carvalho, sau đó tuyên bố Rio Pomba không được phép xây lại con đập và sẽ bị phạt 35 triệu USD (75 triệu reais). Wagner Victer, chủ tịch Cedae, hoan nghênh quyết định đóng cửa mỏ và yêu cầu phạt thêm chủ sở hữu. Ông Wagner Victer đề nghị chính quyền trước khi đóng cửa công ty khai thác mỏ gây tai nạn lớn cho môi trường thì phải cho những người chủ công ty coi thường pháp luật vào tù. Sau đó, chính phủ đã quyết định cấm vô thời hạn hoạt động của mỏ.

Đó không phải là lần đầu tiên con đập bị vỡ. Trước đó, vào tháng 6/2006, vụ rò rỉ đã diễn ra trong ba ngày. Khi đó, 400 triệu gallon chất thải bùn đỏ đã tới con sông ở khu vực và đến tận thủ đô Rio de Janeiro. Người dân vùng Muriaé đã phải bị ngưng cấp nước sinh hoạt vì lo ngại ô nhiễm.

Trước đó, con đập do Công ty Odessa Odessa Paper và Forestry sở hữu cũng bị bục khiến 1,2 triệu lít nước thải độc hại chảy ra sông Dove và Paraiba do Sul, lan tới tận miền bắc và tây bắc Rio de Janeiro. Đây là hai con sông quan trọng nhất ở phía bắc bang Rio de Janeiro. Đó là chưa tính tới các con sông ô nhiễm chảy về Đại Tây Dương, có thể ảnh hưởng tới khu vực bắc và tây bắc của bang.

Tên bauxite đến từ đâu?

Bauxite là tên ngôi làng Les Baux ở miền nam nước Pháp, nơi đầu tiên được tìm thấy có chứa aluminium. Nhà địa chất học và kỹ sư mỏ Pierre Berthier (1782-1861) trở thành trưởng phòng thí nghiệm của Đại học Mỏ Pháp vào năm 1816.

Năm 1821, khi đang làm việc ở làng Les Baux ông đã phát hiện khoáng chất và đặt tên nó theo nơi đã phát hiện. Ngoài ra, ông còn phát hiện khoáng chất Berthierite (được đặt theo tên ông). Vì những đóng góp to lớn cho ngành mỏ, hiện nay nếu lên tháp Eiffel ở thủ đô Paris, bạn sẽ thấy tên ông là một trong 72 cái tên của các nhà khoa học, kỹ sư và những con người đặc biệt được khắc trên tháp theo thiết kế của Gustave Eiffel.

Những vết khắc này bắt đầu vào đầu thế kỷ 20 và được phục hồi vào năm 1986-1987 do công ty phụ trách khai thác kinh doanh những gì liên quan tới ngọn tháp đảm trách. Những tên khắc này bằng vàng và cao 60cm. Năm 2007, Úc là một trong những nước sản xuất bauxite hàng đầu thế giới, với gần 1/3 sản lượng, sau đó là Trung Quốc, Brazil, Guinea, và Ấn Độ.

Theo Tuổi trẻ Online

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Bùn đỏ":

Hãy cẩn trọng với lời hứa!

09/11/2010 15:15:04

Posted Image- Có lẽ lần lũ bùn đỏ Cao Bằng này được báo chí quan tâm hơn chính vì sự lo ngại bùn đỏ Tây Nguyên. Và hãy cẩn trọng với các lời hứa.

TIN LIÊN QUAN

Tẩu tán "lũ bùn đỏ" ra sông

“Lũ bùn đỏ” gây hại như thế nào?

Họp bất thường để giải quyết hậu quả "lũ bùn đỏ"

TKV nhận trách nhiệm “sự cố” lũ bùn ở Cao Bằng

"Lũ bùn đỏ" tấn công hàng trăm hộ dân Cao Bằng

Tai họa do vỡ đập hồ chứa bùn đỏ ở Hungary đã khiến dư luận hết sức quan tâm đến tai họa bùn đỏ có thể xảy ra ở Tây Nguyên do Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) khai thác bauxite ở đó.

Rồi người ta lại thêm lo ngại khi báo chí đưa tin một công ty của TKV đã gây ra tai họa “bùn đỏ” ở Cao Bằng, cũng do vỡ đập chứa bùn gây ra lũ tràn khắp nhà dân và đồng ruộng.

Posted Image

Lũ bùn ở Cao Bằng ngập nhà dân. Ảnh Bee

May mắn hơn, bùn đỏ ở Cao Bằng là do khai thác quặng sắt chứ không phải quặng nhôm (bauxite); màu đỏ của bùn Cao Bằng nhạt hơn bùn đỏ bauxite vì hàm lượng oxit sắt ít hơn; bùn Cao Bằng không chứa xút như bùn đỏ từ khai thác bauxite; quy mô cũng nhỏ hơn ở Hungary.

Nhưng quang cảnh cũng khá giống cảnh xảy ra ở Hungary hơn một tháng trước. Người ta cũng nhận thấy những sự giống nhau giữa bùn đỏ do khai mỏ sắt và mỏ bauxite: tác hại do lũ bùn đỏ quặng sắt gây ra đối với tài sản của người dân và hoa màu thì chẳng kém bùn đỏ quặng nhôm; cũng là do các công ty khai khoáng gây ra; ở Cao Bằng cũng là TKV và ở Tây Nguyên cũng vậy.

Đáng báo động là người dân Cao Bằng cho rằng các vụ vỡ đập bùn đỏ như thế đã từng xảy ra, thậm chí công ty con của TKV còn lợi dụng lúc có lũ để “xả trộm” bùn đỏ. Có lẽ lần lũ bùn đỏ Cao Bằng này được báo chí quan tâm hơn chính vì sự lo ngại bùn đỏ Tây Nguyên.

Báo chí đưa tin TKV đã tổ chức một đoàn gồm các quan chức của Quốc hội, và của nhiều Bộ (tại sao lại do TKV tổ chức?) để tiến hành khảo sát tại thực địa.

Đại diện của TKV khẳng định “không tiếc tiền để đảm bảo an toàn” cho việc khai thác bauxite.

Xác suất của rủi ro (xảy ra tai họa bùn đỏ) không bao giờ có thể bằng không, cho nên dẫu có chi đến bao nhiêu cũng không thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Cho nên nói “không tiếc tiền”, nhưng không nói rõ mức an toàn là thế nào chỉ khiến dư luận thêm băn khoăn.

Mức an toàn chấp nhận được phải được công khai (thí dụ, giả sử được đo bằng một con số 99,99% hay xác suất tai họa là 0,01%). Và để tăng mức an toàn lên (thí dụ, 99,999% hay giảm xác suất tai họa xuống 0,001%), mức kinh phí có thể tăng gấp nhiều lần chứ không phải tăng theo tỷ lệ và sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Cho nên hãy cẩn trọng với các lời hứa như kiểu “sẽ đi tù” nếu xảy ra sự cố. (Nếu sự cố xảy ra sau 30-50 năm nữa thì khi đó người xung phong ấy liệu có còn trên đời để mà đi tù?)

Nguyễn Quang A

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phó CT Đăk Nông ngỡ ngàng trước kiến nghị dừng bô-xít

- Các kiến nghị dừng dự án về Nhân Cơ, ngoài lo ngại vấn đề môi trường, đều liên quan đến lý do rủi ro kinh tế lớn. Vì sao, ông lại không đồng tình việc dừng dự án này?

Tôi cho rằng, dự án này mà dừng lại thì thiệt hại rất lớn cho chính sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Vì sao tôi nói vậy?

Theo tôi nhận thức được, dù có tiềm năng 220.000-230.000 ha đất nông nghiệp song Đăk Nông không phải là tỉnh có lợi thế về nông nghiệp tốt như Đăk Lak, Gia Lai. Năng suất cao su, cà phê của Đăk Nông đều kém Đăk Lăk, Gia Lai cả. Do đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông không thể dựa vào mỗi nông nghiệp.

Lợi thế thứ 2, là phát triển tài nguyên du lịch sinh thái do vị trí địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu của tỉnh. Nhưng việc phát triển du lịch sinh thái là tiềm năng lâu dài, phải có thời gian chứ không thể làm nhanh được.

Lợi thế thứ 3 là phát triển công nghiệp thủy điện song đến nay, nguồn thủy điện đã gần tới giới hạn, chỉ còn trên dưới 300MW tiềm năng.

@Ông Phó Chủ tịch tỉnh

Tóm lại ông cần phát triển kinh tế địa phương là chủ yếu và ông có lẽ cũng không quan tâm đến cái chuyện mai sau, vì chỉ còn 02 năm nữa là nghỉ hưu và chắc là ông cũng chuyển về nơi khác sinh sống tránh xa cái nơi có thể xảy ra nguy hiểm đó.

Tôi gởi ông xem bài viết của VNR500, để tham khảo kỹ trước khi trả lời với nhân dân.

Cơn ác mộng mang tên "bùn đỏ" tại Hungary được coi là thảm họa sinh thái lớn nhất trong lịch sử chế biến quặng bôxit và alumin. Phân tích nguyên nhân sự cố, cách xử lý sau thảm họa... cho thấy nhiều bài học cay đắng về công tác phòng chống sự cố và xử lý chất thải môi trường. Lỗi trớ trêu của thiên nhiên?

Báo Tuổi trẻ cho hay, nhà chức trách Hungary đã mở một cuộc điều tra nhằm truy tìm trách nhiệm hình sự trong thảm họa này. Trong khi đó Tập đoàn Nhôm Hungary (MAL Rt.), cơ quan chủ quản của nhà máy sản xuất alumin nơi xảy ra tai nạn (TP Ajka), cho rằng đây là một sự cố không thể tính trước và lỗi không thuộc về họ.

Song, vấn đề là, lượng bùn đỏ khổng lồ (hơn 40 triệu m3) phát sinh trong mấy thập niên Hungary đã lưu giữ lại - như một trái bom sinh thái tiềm ẩn, có thể nổ bất cứ lúc nào. Nước này vốn tự hào về sản lượng bôxit khai thác hằng năm, đạt tới 2-3 triệu tấn, có lúc đứng thứ 7 trên thế giới vào thập niên 60,70. Đặc biệt, Hungary có kinh nghiệm và công nghệ khá phát triển trong việc sản xuất alumin từ quặng bôxit.

Đến khi thảm học xảy ra, ông Bakonyi Zoltán - Phó chủ tịch, đồng sở hữu Tập đoàn MAL Rt. - vẫn cho rằng, bức vách chắn của hồ chứa bùn đỏ - có độ dày 40-50m, nơi dày nhất ở bệ vách là 65m - là "biểu tượng của sức mạnh", ông Bakonyi khẳng định việc bể chứa số 10 (trong tổng số mười bể chứa khổng lồ của MAL Rt.) bị vỡ là điều "đi ngược lại mọi định luật vật lý".

Ông cũng bác bỏ dư luận của cư dân các vùng bị ảnh hưởng, theo đó, bể chứa đã bị rò rỉ từ lâu và nhắc lại một thực tế là hệ thống bể chứa đã được Bộ Môi trường Hungary kiểm tra cách đây một tháng và chừng hai giờ trước khi xảy ra tai nạn vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ có thảm họa tràn bùn đỏ.

Công ty cũng nói rằng họ không thể làm được gì để ngăn bể chứa bị vỡ và gọi đây là "thảm họa tự nhiên". Theo AP, cảnh sát đã tịch thu các tài liệu của MAL Rt và mở cuộc điều tra hình sự đối với vụ việc.

Tuy nhiên, báo giới Hungary đã chỉ ra rằng hiểm họa bùn đỏ - rác thải công nghiệp trong quá trình chế biến từ quặng bôxit ra alumin - đã tiềm ẩn từ nhiều năm nay.

Hungary có truyền thống khai thác và chế biến quặng bôxit từ đầu thế kỷ 20, khi đó trữ lượng bôxit tại nước này thuộc mức đáng kể trên thế giới. Sau Thế chiến thứ hai, theo một hiệp định được ký kết với Liên Xô, Hungary trở thành địa bàn khai thác bôxit và luyện alumin rất quan trọng trong khối XHCN.

Đầu thập niên 1990, khi nhu cầu về bôxit và alumin từ Hungary không còn như trước, mọi yêu cầu về bảo vệ môi sinh và con người được đặt ở một tầm cao hơn. Thay vì xóa sổ ngành công nghiệp có thể gây nguy hại trầm trọng đến môi trường này, Nhà nước Hungary đã để nó tồn tại trong quá trình tư hữu hóa mà không có những biện pháp kiểm tra thường xuyên và nghiêm túc.

Công luận Hungary đánh giá đó là một sai lầm lớn, phản ánh một tầm nhìn thiển cận của các cơ quan chức năng, khi những lợi ích ngắn hạn và yếu tố lợi nhuận được cả nhà nước và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu một cách thiếu tính toán.

Cách lập luận của MAL, TS. Nguyễn Quang A nhận xét, nghe rất quen với người Việt Nam. Trong các tranh luận về khai thác bôxít ở Tây Nguyên, tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đưa ra các lời hứa tương tự về hệ thống chứa bùn đỏ của mình sẽ và đang được xây dựng.

Thực ra, ở đâu cũng vậy, những người vận hành hồ chứa bùn (bùn đỏ của nhà máy bôxít hay bùn đen của các mỏ than hay các loại mỏ khác, thậm chí cả với các hồ nước sạch cho thuỷ điện) luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Bô xít Việt Nam dùng công nghệ "ướt" rẻ tiền

Công nghệ thải bùn đỏ ở Hungary là công nghệ "ướt". Liên hệ tới Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh Sơn trên báo SGTT cho hay, trong khi phần lớn các nước đều đang chuyển dần các nhà máy alumin của mình từ công nghệ thải bùn "ướt" sang công nghệ thải bùn "khô" thì hai nhà máy alumin của Việt Nam vẫn dùng công nghệ "ướt" rẻ tiền, nên sẽ rất nguy hiểm.

Lý do, với công nghệ "ướt", dung dịch bùn đỏ sẽ phân ly thành nhiều pha với các cỡ hạt khác nhau, trong đó có pha cỡ hạt siêu nhỏ gồm các kim loại nặng độc hại sẽ ngấm xuống đất, còn các pha cỡ hạt lớn lại không thể liên kết lại với nhau khi gặp mưa rất nguy hiểm, dễ bị trôi lấp; các đập của hồ bùn đỏ sẽ giống như các đập hồ thuỷ điện, phải chịu lực do áp lực thuỷ tĩnh của bùn đỏ ướt tạo ra, nên rất kém an toàn.

Hơn nữa, vị trí đặt bãi thải bùn đỏ rất quan trọng: thảm họa bùn đỏ đang diễn ra ở Hungary cho thấy nếu xảy ra ở một vùng có địa hình cao, bùn đỏ sẽ trôi xuống những khu vực thấp hơn, mức độ tàn phá chắc hẳn sẽ khủng khiếp hơn gấp nhiều lần.

Vì thế, các hồ chứa bùn đỏ của các nước đều nằm gần bờ biển. Chẳng may nếu xảy ra sự cố bể chứa thì bùn đỏ chỉ tràn ra biển và sẽ được nước biển "xử lý" (pha loãng) hạn chế rất nhiều mức độ nguy hiểm.

Theo TS. Nguyễn Quang A, đã ba ngày sau tai hoạ, chưa ai có thể đưa ra kết luận thoả đáng về nguyên nhân của tai hoạ. Nguyên nhân là gì? Những ai phải chịu trách nhiệm? Chắc còn cần thời gian để làm rõ. Nhưng có thể học được nhiều điều từ tai họa này, vốn xảy ra ở các nước phát triển hơn, có kinh nghiệm khai thác và quản lý nhiều hơn Việt Nam.

Đã có rất nhiều ý kiến về các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Người ta cũng nói đến sự chắc chắn, vững chãi của các hồ chứa bùn đỏ. Từ trên nóc nhà của Đông Dương nếu có sự cố vỡ đập như ở Hungary, thì tai hoạ sẽ rất thảm khốc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Có thể đóng cửa xí nghiệp gây vỡ đập bùn ở Cao Bằng'

VnExpress

Thứ sáu, 12/11/2010, 08:54 GMT+7

Posted Image

Ông Lê Kế Sơn. Ảnh: Nguyễn Hưng.

"Sau khi xem xét đầy đủ hậu quả, nguyên nhân gây hậu quả kể các các vi phạm kéo dài, nếu cần thiết sẽ tính đến phương án đóng cửa Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng", ông Lê Kế Sơn, Phó tổng cục trưởng Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói.

Điều tra vụ vỡ đập bùn thải ở Cao Bằng/ Bùn thải từ sự cố vỡ đập tiếp tục tràn ra sông suối

Trao đổi với báo chí chiều 11/11, ông Lê Kế Sơn cho biết, sau khi xảy ra sự cố ở Cao Bằng, Tổng cục Môi trường đã trao đổi với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và thường xuyên cập nhật thông tin. Ông khẳng định, việc khai thác ở mỏ sắt Nà Lũng là vi phạm pháp luật về môi trường.

"Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng không thực hiện báo cáo đánh giác tác động môi trường (ĐTM) theo yêu cầu, không có thiết kế kỹ thuật của công trình đập, không có giấy phép xả thải", ông Sơn nói.

Với các vi phạm này, Chi cục bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng) đã kiểm tra nhiều lần, xử phạt hành chính 2 lần. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng xếp xí nghiệp này vào nhóm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Posted Image

Người dân Duyệt Trung (thị xã Cao Bằng) tranh thủ nạo vét bùn ra khỏi đồng ruộng. Ảnh: Bằng Giang.

"Chúng tôi đã trao đổi với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng, sau khi xem xét đầy đủ nguyên nhân, hậu quả kể các các vi phạm kéo dài, nếu cần thiết sẽ tính đến phương án đóng cửa xí nghiệp", Phó tổng cục trưởng Sơn nói.

Theo ông, đây là phương án nặng nhất. Để làm điều đó cần có trao đổi nhiều chiều với cơ quan địa phương, với công ty mẹ, Tập đoàn Than và Khoáng sản (TKV). Ngoài ra, các đơn vị này phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hậu quả và tiến hành các biện pháp khắc phục cần thiết.

Trao đổi về băn khoăn đối với tính độc hại của bùn thải từ sự cố vỡ đập, ông Lê Kế Sơn cho hay, mẫu bùn thải từ sự cố cố vỡ đập chắn nước thải của Xí nghiệp khai thác quặng sắt Nà Lũng (thuộc Công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng) đã được lấy mẫu mang đi kiểm định và sẽ sớm có thông báo. Từ mẫu phân tích khoa học mới có thể đánh giá đầy đủ về tính chất, hậu quả do sự cố gây ra. Vì thế, việc khẳng định bùn thải ở đây "độc hay không" vào thời điểm này là vội vàng.

Theo ông, bằng quan sát trực quan, xí nghiệp này dùng phương pháp cơ học là xịt nước để tách, tuyển quặng làm sạch khoáng sản, phần bùn đất thải ra ngoài nên bản chất của bùn thải cơ bản giống với bùn lũ thông thường, song, nồng độ cao hơn.

"Trong quá trình tuyển quặng, xí nghiệp không dùng hóa chất, nên không độc hại như bùn đỏ bô xít", ông Sơn nói.

Posted Image

Máy xúc đang khẩn trương nạo vét bùn, công việc dự tính không thể hoàn tất sớm do khối lượng bùn thải quá lớn.

Ảnh: Bằng Giang.

Tuy nhiên, vị Phó tổng cục trưởng lưu ý, dù các thành phần trong bùn thải có thể không vượt quá các ngưỡng cho phép về môi trường, thậm chí không độc nhưng với nồng độ đậm đặc, khi tràn xuống hạ lưu sông suối như thế thì sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh thái cũng như đời sống người dân. Bùn phủ dày đặc thì cây cối ở ruộng vườn không còn ôxy để sống; gây đục nguồn nước, tác động tới nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu.

"Nếu nói không phải là chất độc mà không ảnh hưởng tới môi trường là không đúng. Có những cái không độc như tiếng ồn vẫn tác động tới môi trường", ông Sơn giải thích.

Về phương án tái sử dụng chất thải này, Phó tổng cục trưởng Môi trường cho biết, khác với bùn ao (là bùn trầm tích, bùn có nhiều chất hữu cơ, vi sinh vật ) bùn thải từ quặng, thì là chất thô, hàm lượng vi sinh vật, hữu cơ không cao nên việc tái sử dụng khó khăn.

Từ trường hợp Nà Lũng, ông Sơn cho rằng, đây là bài học đối với các công ty khai khoáng. Trong hội nghị toàn quốc về môi trường tuần sau, Tổng cục sẽ đề nghị trong trường hợp các đơn vị không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường trong khai thác khoáng sản hoặc quản lý chất thải thì kiên quyết xử phạt.

Nguyễn Hưng

==============================

VẤN ĐỀ CÒN LẠI.

Đó là những người phạm pháp, hoặc bất cẩn gây hậu quả nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt Nam có tránh được lời nguyền tài nguyên?

Bee.net

18/11/2010 07:11:59

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài.

TIN LIÊN QUAN

Lời nguyền tài nguyên là cách nói chua chát nhằm vào những quốc gia sa đà vào đào bới của cải dưới lòng đất hòng tạo ra bước đột phá về kinh tế. Nó đã trở thành đề tài được giới học giả thảo luận sôi nổi trong nhiều thập kỷ gần đây.

Tại sao Sudan và một số nước Tây Phi giàu dầu mỏ, kim cương mà các chỉ tiêu về mức sống, giáo dục, tuổi thọ… lại thuộc loại thấp nhất thế giới? Tại sao Arập Saudi xuất khẩu dầu mỏ nhiều nhất thế giới lại có đến 17% người dân thất học? Tại sao nội chiến triền miên luôn gieo lên đầu những người dân châu Phi khốn khó, trong khi chính họ mới là chủ nhân đích thực các kho báu ẩn giấu dưới lòng đất? Ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên chẳng những sẽ thất bại mà càng lún sâu vào tụt hậu.

Lời nguyền tài nguyên – bức tranh hiện hữu trên thế giới

Nhìn ra thế giới trong vài thập kỷ gần đây, có mấy nước nhờ đào bới tài nguyên thiên nhiên mà nhanh chóng bứt phá lên phía trước. Ngược lại, có khi chính vì thiếu than đá, dầu mỏ, quặng sắt..., mà một số nước Đông Á lại hoá rồng. J. Sachs, A. Garner và một số học giả khác qua phân tích ngót 100 nền kinh tế trên thế giới trong hai thập kỷ 1970 – 1980 đã chứng minh rằng những nước có tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên trong GDP cao thường có xu hướng tăng trưởng chậm, không đầu tư đúng mức cho giáo dục khiến có ít trẻ em được cắp sách đến trường.

Posted Image

Khai thác than thổ phỉ ở Hải Dương

Thực chất, đằng sau nghịch lý nói trên là những hậu quả nặng nề cho đất nước khi tài nguyên thiên nhiên bị lạm dụng bởi những nhóm lợi ích trong một đất nước thiếu tri thức khoa học – công nghệ lại có thể chế yếu kém và thiếu minh bạch. Sự giàu có quá dễ dàng của họ chính là nguồn gốc gây ra tham nhũng, tình trạng tù mù trong hệ thống nhà nước, gia tăng phân hoá giàu nghèo, tàn phá môi trường, sự tụt hậu về giáo dục – khoa học – công nghệ, cả nội chiến và bất ổn chính trị...

Ngày nay trong bối cảnh hội nhập và khủng hoảng năng lượng toàn cầu, bản đồ quyền lực thế giới đã được vẽ lại. Một số nước cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên lại nắm được tri thức khai thác, chế biến chúng, có lực lượng khoa học – công nghệ hùng hậu trong nhiều lãnh vực. Trong khi đó, nhiều nước khác có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại yếu kém cả về tri thức lẫn thể chế, không làm chủ được nguồn tài nguyên của mình. Họ dễ bị chinh phục, không phải bởi pháo hạm như ngày xưa, mà bởi các tấm séc ngân hàng. Chính đồng tiền do bán rẻ tài nguyên thiên nhiên đã mang lại bất công và khổ đau cho đa số người dân, mất độc lập tự chủ cho đất nước.

Các nước phát triển cũng không khỏi lao đao nếu không chú ý đến mặt trái do những nguồn tài nguyên mới khám phá mang lại. Căn bệnh Hà Lan (Dutch disease) phản ánh tình trạng khủng hoảng ở Hà Lan và Anh vào những năm 1970, khi những mỏ khí và dầu trữ lượng lớn được phát hiện ở Biển Bắc. Nguồn thu từ dầu khí đã làm lệch cơ cấu kinh tế và tăng giá trị thực đồng nội tệ. Cuối những năm 1970, từ chỗ nhập khẩu dầu mỏ, cỗ xe kinh tế đồ sộ Anh quốc bỗng thừa dầu để xuất khẩu. Đồng bảng tăng giá trị thực, xuất khẩu hàng chế biến đình đốn, công nhân đình công đòi tăng lương, kinh tế rơi vào suy thoái.

Làm chủ bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Song cũng có nhiều nước thành công nhờ phát triển theo con đường khác. Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Chile, Malaysia... rất giàu tài nguyên, dẫn đầu thế giới về sản lượng than, đồng, chì, thiếc, vàng, đất hiếm... nhưng những nguồn lợi ấy chỉ góp phần nhỏ trong GDP vì họ tăng trưởng nhờ phát triển nhiều ngành công nghiệp khác. Ở Iran, tuy dầu mỏ đóng góp đến 38% GDP, nhưng họ biết sử dụng nguồn lợi ấy để ra sức phát triển khoa học – công nghệ, trong đó có nhiều công nghệ mũi nhọn, sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Lời nguyền tài nguyên không phải là quy luật tất định, càng không phải định mệnh, đối với những nước giàu tài nguyên. Song với tư cách là một quy luật thống kê, nó đủ độ tin cậy để cảnh báo mọi người chớ đi theo vết xe đổ của một số nước, đừng hoạch định chính sách phát triển quốc gia bằng cách trông chờ vào các kho báu còn ẩn giấu đâu đó dưới lòng đất. Brazil, nước đông dân thứ năm trên thế giới, mới đây đã phát hiện mỏ dầu cực lớn trên thềm lục địa. Thay vì hoan hỉ, Tổng thống Lula da Silva đã lôi đích danh bóng ma lời nguyền tài nguyên ra để cảnh báo dân chúng: “Đừng để xảy ra lời nguyền tài nguyên như ở nhiều quốc gia dầu mỏ khác. Nguồn lợi này sẽ phải được dùng để phát triển giáo dục, khoa học công nghệ và xoá đói giảm nghèo... Chúng ta không nên trở thành một nước xuất khẩu dầu thô đơn thuần, mà phải ra sức xây dựng một ngành công nghiệp hoá dầu hùng mạnh...”

Làm chủ KHCN - tiêu chí đích thực để tránh được lời nguyền tài nguyên

Làm chủ công nghệ hoá dầu, hay bất cứ một công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên nào khác cho đến những nấc thang giá trị gia tăng tột cùng, chính là chỗ khác nhau cơ bản giữa những nước tránh được và không tránh được lời nguyền tài nguyên. Những nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến lời nguyền tài nguyên thường chỉ ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế (căn bệnh Hà Lan), sự yếu kém về thể chế (dân chủ, minh bạch, phân bố lợi tức), quản lý nhà nước và luật pháp... Nhưng hầu như ít ai nhắc đến yếu tố làm chủ công nghệ.

Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố khoa học – công nghệ, chúng tôi đã xem xét mối tương quan giữa nguồn lợi thu được từ dầu mỏ với năng lực khoa học – công nghệ dựa trên số công trình khoa học công bố trên quốc tế từ 30 nước đang phát triển có sản lượng dầu thô cao hơn Việt Nam, 300.000 thùng/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy có hai nhóm nước “đối lập” nhau, những nước còn lại nằm xen vào giữa hai nhóm này. Ở một cực, điển hình là Kuwait, Arập Saudi, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, Angola, thu lợi từ dầu mỏ rất lớn, chiếm 65 – 80% GDP, nhưng sản sinh ra rất ít công trình khoa học tính trên GDP.

Phía bên kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Argentina với nguồn thu từ dầu mỏ chỉ chiếm 2 – 4% GDP nhưng số công trình tính trên GDP cao hơn gấp bội. Các nước này không ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên mà phát triển nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ khác nhờ làm chủ được KHCN. Trong số các nước xen vào giữa hai nhóm trên, đáng chú ý nhất là Iran, thu nhập từ dầu mỏ chiếm đến 38% GDP, nhưng nền khoa học – công nghệ của họ mạnh hơn hẳn các nước Hồi giáo vùng Vịnh thuộc cực thứ nhất.

Việt Nam liệu có tránh được?

Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản đến mức nào? Về việc này có lẽ nên nhắc lại một phát biểu dựa trên khoa học địa chất và ý tưởng thống kê của A. P. Aleksandrov, nguyên chủ tịch viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, theo đó trữ lượng khoáng sản của một nước nói chung tỷ lệ thuận với diện tích của nước ấy.

Chả thế mà Nga, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Australia, Brazil... luôn dẫn đầu thế giới về sản lượng hầu hết các loại khoáng sản. Nước ta đất chật người đông, cho dù thượng đế có ưu ái cũng không thể hoá phép để biến một nước có diện tích thứ 65 trên thế giới (dân số thứ 13) trở thành cường quốc về tài nguyên thiên nhiên. Gần đây, bauxite Tây Nguyên và cát đen chứa titan dọc theo ven biển miền Trung được xem như một lợi thế tài nguyên lớn của đất nước. Song nhiều chuyên gia địa chất lâu năm lại tỏ ra dè dặt về những con số trữ lượng dường như được thổi phồng, thậm chí họ còn nhắc nhở thêm: cái mà thế giới cần, ta không có, còn cái ta có, thế giới lại không cần, hoặc họ có nhiều hơn.

Trên thực tế, hai mặt hàng khoáng sản lớn nhất của Việt Nam là dầu và than đá, dầu mỏ đứng thứ 36 trên thế giới (hơn 300 ngàn thùng/ngày), than đá thứ 17 (41 triệu tấn). Xem ra, chúng ta không nằm ngoài quy luật thống kê vừa nói trên. Năm 2008, xuất khẩu khoáng sản của ta chỉ chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 80% là dầu thô, 10% than đá, và các khoáng sản khác chỉ chiếm 10%.

Posted Image

Gỗ lậu trôi sông

Có tài nguyên dồi dào mới chỉ là tiền đề, xử lý chúng thế nào mới là chuyện quyết định. Liệu việc đào bới cát đen trong mấy chục năm qua đã sinh lợi cho ai, và nguồn lợi mà Chính phủ thu được có thấm thía gì nếu muốn khôi phục lại vùng ven biển miền Trung đã bị tàn phá hay không?

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng bauxite do TKV trình và được Chính phủ phê duyệt tháng 11.2007, đã toát lên một tinh thần khẩn trương, chạy đua với thời gian để năm 2015 đạt 6 - 8,5 triệu tấn alumina, và tăng tốc mạnh hơn nữa đến 15 triệu tấn vào năm 2025. Ngay đến Trung Quốc, nước hàng đầu thế giới cả về alumina lẫn aluminium (nhôm), với tập đoàn Chalco hùng mạnh, khai thác khoáng sản khắp nơi trên thế giới, cũng chỉ sản xuất hơn 8 triệu tấn alumina hàng năm. Trớ trêu hơn, toàn bộ sản lượng khổng lồ ấy của ta lại phải xuất sang Trung Quốc, nước vừa cung cấp công nghệ vừa bao tiêu sản phẩm cho hai nhà máy đầu tiên, Tân Rai và Nhân Cơ, và chắc chắn sẽ tiếp tục làm như thế cho các nhà máy sau. Trong khi đề xuất một kế hoạch quá mạo hiểm như vậy, lại không hề nói rõ bao giờ ta mới nội địa hoá và làm chủ được công nghệ chế biến alumina, một công nghệ quá cổ điển, đã có từ cuối thế kỷ 19.

Chúng ta đã có quá nhiều bài học thất bại về làm chủ công nghệ. Sau hàng chục năm xây dựng công nghiệp ôtô, mức độ nội địa hoá chỉ quanh quẩn 4 - 5%. Với 100 đôla xuất được từ hàng may mặc ta phải nhập khẩu thiết bị, nguyên vật liệu đến 80 đôla ngay từ các nước láng giềng. Năm nay Việt Nam mới bắt đầu có sản phẩm lọc dầu nội địa, chậm hơn Thái Lan và Malaysia đến vài chục năm. Song có nhà máy lọc dầu không đồng nghĩa với làm chủ công nghệ hoá dầu. Tình trạng chậm tiến độ do trục trặc kỹ thuật tại nhà máy Dung Quất gần đây cho thấy làm chủ công nghệ, ngay chỉ ở mức độ vận hành suôn sẻ những công nghệ nhập từ nước ngoài, vẫn còn lắm gian nan.

Tại sao người Việt Nam không bước lên được quỹ đạo mà người Hàn Quốc đã ung dung trên đó từ cách đây bốn thập kỷ?

Hàng trăm đề tài được nghiệm thu xuất sắc về chế biến quặng ilmenit để tạo ra bột TiO2, zircon... , vẫn nằm trong ngăn kéo. Trong khi đó, qua chuyến khảo sát gần đây tại Bình Thuận, nơi dự kiến có lượng ilmenit và zircon đến hơn 6 triệu tấn, chúng tôi được xác nhận rằng cách có lời nhất là bán ilmenit sơ chế thô (qua khâu tuyển trọng lực) cho Trung Quốc, rồi mua lại của họ các thành phẩm chế biến tiếp theo.

Cần phải nhận dạng cho đúng tại sao chúng ta thất bại, không làm chủ được công nghệ trong rất nhiều ngành công nghiệp. Việc này sẽ giúp chúng ta đi dúng quỹ đạo công nghiệp hoá - hiện đại hoá, để không sa lầy vào cái "bẫy thu nhập trung bình". Nhưng cho dù có những thất bại vừa qua, chúng ta không được phép hạ cái khẩu hiệu "khoa học - công nghệ là then chốt" xuống trong khi rất cần trưng nó lên để hoạch định một ngành công nghiệp hướng đến thương hiệu quốc gia dựa trên lợi thế tài nguyên thiên nhiên của mình.

***

Có tài nguyên không thể không khai thác. Nhưng không vội, không vơ vét, vì còn phải dành cho con cháu mai sau, và vì phải có đủ thời gian để học làm chủ công nghệ. Nhất quyết không bán rẻ tài nguyên cho nước ngoài. Cát đen không những chỉ chứa TiO2, monaxit, đất hiếm mà trong đó còn có zircon, từ đó làm ra hợp kim zircaloy cho vỏ thanh nhiên liệu trong nhà máy điện hạt nhân, còn có thorium, nguồn nhiên liệu tương lai có thể thay thế cho uranium đang cạn dần. Vậy tại sao phải ra sức đào bới các đụn cát xinh xắn mà thượng đế đã dày công vun đắp để chắn sóng, che gió, để từ nước mưa chắt lọc ra những mạch nước mội ngay sát bờ biển... rồi đem cát đen ấy bán vội cho nước ngoài? Như thế đâu phải là công nghiệp hoá - hiện đại hoá!

Có người phản biện: "Các nước ngày nay giàu có chính là nhờ vơ vét tài nguyên để công nghiệp hoá trong hàng trăm năm qua, có còn gì dành lại cho con cháu họ đâu?" Xin thưa, ít ra họ cũng còn truyền lại khối tri thức khoa học - công nghệ khổng lồ làm của hồi môn cho con cháu.

GS Phạm Duy Hiển - Theo TBKTSG

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mông Cổ đình chỉ khai thác 1.800 khu mỏ:

Cái giá phải trả cho môi trường

Thứ Hai, 22/11/2010, 08:09 (GMT+7)

TT - Mông Cổ vừa đình chỉ gần 50% tổng số giấy phép khai thác mỏ trên toàn quốc nhằm bảo vệ môi trường vốn đã và đang ngày càng suy thoái.

Posted Image

Đất rừng Mông Cổ bị các khu mỏ phá hủy

Ảnh: Nationalgeographic

Ngày 20-11, báo Ardyn Erkh của Mông Cổ đưa tin Bộ Tài nguyên và năng lượng đã đình chỉ 1.800 trên tổng số 4.000 giấy phép khai thác mỏ trên toàn quốc trong vòng ít nhất một năm. Ngoài ra, 254 giấy phép khai thác vàng cũng sẽ bị hủy bỏ.

Luật bảo vệ nguồn nước và rừng, được thông qua vào tháng 7-2009, nghiêm cấm các hoạt động khai thác mỏ ở các lưu vực sông và khu rừng. Thời gian qua, chính quyền Mông Cổ đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát để xác định những dự án khai thác mỏ nào vi phạm luật. Bộ trưởng tài nguyên Dashdorj Zorigt tuyên bố chính quyền sẵn sàng bồi thường các công ty khai thác mỏ bị thiệt hại do lệnh đình chỉ và hủy bỏ giấy phép này.

Môi trường bị hủy diệt

Mông Cổ vốn sở hữu một trữ lượng vàng, đồng và uranium thuộc loại lớn nhất thế giới lại nằm ngay cạnh Trung Quốc, nền kinh tế đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Do đó nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2009, vô số nhà đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc, Nga, Mỹ, Canada, Úc... đã đổ xô vào Mông Cổ khai thác mỏ.

Theo ước tính của chính quyền, ở Mông Cổ hiện có 1.083 khu mỏ các loại, trong đó chỉ có 419 khu mỏ là hợp pháp. Các hoạt động khai thác mỏ cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp này đã hủy hoại nghiêm trọng môi trường của nước này. Các công ty khai thác mỏ sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu như nạo vét lòng sông, nắn dòng chảy, dùng vòi rồng áp lực cao phá hủy các sườn đồi... Hậu quả là trong 15 năm qua, khoảng 900 con sông và suối ở Mông Cổ đã hoàn toàn khô cạn.

Để đãi vàng từ cát sỏi, các công nhân khai thác mỏ thường dùng thủy ngân lỏng và cyanide, sau đó tuồn hết chất thải có chứa thủy ngân và cyanide xuống các dòng sông và suối. Theo Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), để có được 1 gram vàng đãi thì phải thải ra môi trường 2-5 gram thủy ngân.

Khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật (JICA) cũng cho biết các điểm nóng ô nhiễm thủy ngân đều tập trung ở vùng sông Selenge thuộc khu vực bắc trung bộ Mông Cổ. Trong khoảng năm năm qua, các công nhân khai thác mỏ khu vực này đã sử dụng khoảng 2,4 tấn thủy ngân. Khoảng 54% thủy ngân bị thải ra không khí, 44% bị chôn xuống đất. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết ở một số khu vực tại Mông Cổ, mức độ ô nhiễm thủy ngân cao gấp 230 lần so với mức an toàn cho phép.

Thủy ngân và cyanide đã làm các con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền ước tính 28 lưu vực sông ở tám tỉnh đã “bị ô nhiễm nặng nề”, một số “đã bị hủy hoại đến mức không thể cứu nổi”. Các chuyên gia cũng báo động sông Selenge, dòng chảy chính vào hồ Baikal, đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, trong khi nước lại là một tài nguyên cực kỳ quý hiếm ở Mông Cổ. Hiện tại ở quốc gia này mỗi km2 lãnh thổ chỉ có khoảng 22.000 m3 nước, thuộc nhóm 24 nước có nguồn tài nguyên nước ít ỏi nhất thế giới. Ở nhiều khu vực, người dân đã nhiều lần lên tiếng kêu cứu về hiện tượng quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh và gia súc do nguồn nước bị ô nhiễm.

Tháng 4-2007, người dân làng Khongor Soum, cách thủ đô Ulan Bator khoảng 200km về phía bắc, phát hiện hàng loạt gia súc đã bị chết sau khi uống nước. Khám nghiệm cho thấy trong dạ dày chúng chứa đầy thủy ngân và cyanide. Nhà chức trách phát hiện nguồn nước của làng bị ô nhiễm thủy ngân và cyanide từ một mỏ vàng gần đó. Tỉ lệ cyanide trong nước cao gấp 65 mức độ an toàn cho phép.

Bỏ nhà cửa đi đãi vàng

Cuộc bùng nổ khai thác mỏ ở Mông Cổ đã phá hủy cuộc sống truyền thống của người dân du mục nước này. Ước tính mỗi năm hàng ngàn người dân du mục đã từ bỏ đồng cỏ, đàn gia súc để lao vào cuộc tìm kiếm vàng và các kim loại quý. Nhiều người kéo cả gia đình, từ trẻ em đến người già, lang thang khắp các khu mỏ bị bỏ hoang để mót vàng sau khi các công ty khai thác lớn bỏ đi... Ước tính hiện có khoảng 10.000 công nhân khai thác mỏ bất hợp pháp ở Mông Cổ, họ xuất hiện như những bóng ma và được mô tả là những ninja. Theo khảo sát của Chương trình môi trường LHQ (UNEP), tổng số công nhân khai thác mỏ thủ công cả hợp pháp và bất hợp pháp ở Mông Cổ lên đến 100.000 người.

“Cuộc sống của chúng tôi đang bị đe dọa” - Tsetsegee Munkhbayar, một người chăn gia súc lưu vực sông Onggi, nói. Con sông này đã bị ô nhiễm nặng nề vì các khu mỏ. Để cứu những di sản của vùng, ông Munkhbayar đã thành lập Phong trào sông Onggi, hiện đã có 1.600 thành viên, để bảo vệ môi trường. Họ kéo đến biểu tình ở các khu mỏ và yêu cầu chính quyền có những biện pháp bảo vệ môi trường và khai thác mỏ nghiêm ngặt hơn. Làn sóng chống khai thác mỏ, bảo vệ môi trường đã liên tục diễn ra, không chỉ hạn chế ở một vài khu vực mà đã lan khắp Mông Cổ.

Áp lực từ phía dư luận đã tỏ ra có hiệu quả khi chính quyền đình chỉ hơn 1.800 giấy phép khai thác mỏ. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định cuộc chiến vì môi trường ở Mông Cổ sẽ còn kéo dài vì quan điểm của chính phủ nhìn chung vẫn là ủng hộ khai thác mỏ, nguồn xuất khẩu lớn nhất của đất nước. “Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng - ông Munkhbayar khẳng định - Tôi chỉ muốn con cháu mình một ngày nào đó lại được tắm táp thỏa thích trên dòng sông Onggi”.

SƠN HÀ

(Theo Mine.mn, UNEP, Pacificenvironment.org, AFP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Biển Aral đã chết như thế nào

Trần Nghiêm

thuvienvatly.com

Thứ ba, 06 Tháng 4 2010 02:20

Đã từng là hồ nước lớn thứ tư trên thế giới, những biển aral ở Trung Á đã co lại hết 90% trong 50 năm qua, cái được người ta mô tả là trong ‘những thảm họa môi trường gây chấn động nhất’ hành tinh.

Biển aral, là biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan, từng rộng 26.000 dặm vuông, đã khô đi thấy rõ kể từ những năm 1960 khi những con sông cấp nước cho nó phần lớn bị làm chệch hướng trong một dự án Xô Viết nhằm cấp nước cho sản xuất bông ở vùng đất khô cằn trên.

Năm 1997, nó đã co lại bằng 10% kích thước ban đầu của nó và tách thành một phần Uzbek lớn và một phần Kazakh nhỏ hơn.

Posted Image

Ảnh chụp qua vệ tinh của Biển Aral (trên và dưới) cho thấy nó đã biến mất dần từ năm 1973 đến 1986, và đến 2001 và 2004.

Posted Image

Biển rút dần đã làm phá hủy nghiêm trọng nền kinh tế đánh bắt một thời sôi động và để lại những con tàu đánh cá trơ vơ trên đất cát khô cằn, trông cứ như chúng rơi từ trên trời xuống.

Những bay hơi của biển đã để lại những lớp cát có độ muối cao, và những cơn gió có thể mang chúng đi xa đến tận Scandinavia và Nhật Bản, và gieo rắc tai ương bệnh tật cho người dân địa phương.

Việc xây dựng những con kênh đào dẫn nước bắt đầu trong thập niên 1940, và vào năm 1960, có đến 60 km khối nước đã bị làm chệch hướng vào trong đất liền mỗi năm.

Mực nước biển giảm đi trung bình 31-35 inch mỗi năm.

Mong muốn của Liên Xô phát triển những cánh đồng bông bao la là nguyên nhân làm cho biển chết.

Bông vẫn là nguồn thu nhập chính đối với nhiều nước cộng hòa độc lập mới (thuộc Liên Xô cũ).

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon đã thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Á xúc tiến những nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề sau khi đi thị sát vùng biển trên bằng trực thăng trong ngày hôm nay, là một phần của chuyến viếng thăm đến năm nước Trung Á thuộc Liên Xô cũ.

Chuyến đi của ông cũng hạ cánh xuống Muynak, Uzbekistan, một thành phố đã từng nằm bên bờ biển, nơi còn đó một cầu tàu trải dài im ắng trên cát xám và những con lạc đà đang đứng gần những xác tàu trên cạn.

Posted Image

Một ảnh vệ tinh cho thấy khu vực rộng lớn khô cằn còn lại sau sự co rút của Biển Aral, biên giới giữa Uzbekistan và Kazakhstan.

“Trên một cầu tàu, tôi chẳng nhìn thấy gì cả, tôi chỉ có thể thấy một bãi tha ma của những con tàu”, ông Ban phát biểu sau khi đến Nukus, thành phố khá lớn gần đó nhất và là thủ phủ của vùng tự trị Karakalpak.

“Nó rõ ràng là một trong thảm họa tồi tệ nhất, những thảm họa môi trường của thế giới. Tôi thật sự bị sốc”, ông Ban nói.

Sau chuyến đi 6 ngày qua vùng trên, ông Ban kêu gọi các nhà lãnh đạo nên gác bỏ một bên những sự kình địch để hợp tác nhằm khắc phục một số thiệt hại.

Posted ImagePosted Image

Biển Aral thể hiện trên bản đồ atlas năm 1967, trái, và năm 2007.

“Tôi kêu gọi tất cả các nhà lãnh đạo… hãy ngồi lại với nhau và cố gắng đi tìm những giải pháp khắc phục”, ông nói. Ông Ban cho biết Liên hiệp quốc sẽ ủng hộ nỗ lực này.

Tuy nhiên, sự hợp tác bị đe dọa bởi những bất đồng xung quanh việc bên nào có quyền khai thác đối với phần nước khan hiếm còn lại và nó nên được sử dụng như thế nào.

Trong một phát biểu với Ban trước chuyến bay thị sát của ông, các viên chức Uzbek phàn nàn rằng những dự án ngăn đập ở Tajikistan sẽ làm suy giảm nghiêm trọng lưu lượng nước ở Uzbekistan. Đất nước Tajikistan nghèo khó thì xem các dự án thủy điện là hướng giải quyết cho những khó khăn trước mắt.

Posted Image

Ảnh toàn cảnh Muynal, một thành phố nằm gần Biển Aral. Sự bay hơi của nó đã phá hỏng nền kinh tế đánh bắt tại địa phương.

Posted Image

Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon khảo sát ‘bãi tha ma tàu cá’ còn lại trên vùng biển Aral đã cạn khô.

Sự cạnh tranh nguồn nước có thể thêm căng thẳng vì sự ấm lên toàn cầu và sự gia tăng dân số đang làm giảm hơn nữa lượng nước cung cấp tính theo bình quân đầu người.

Những vấn đề nước cũng có thể gây thêm sự bất mãn trong thường dân vốn đã chán ngấy cảnh bần hàn và những chính phủ hà khắc; một số quan sát viên e ngại rằng điều đó có thể gây thêm sự cực đoan Hồi giáo trong vùng.

Ông Ban cũng đề cập đến những vấn đề sống còn của những người nghèo trong vùng. Theo kế hoạch, ông sẽ thảo luận vấn đề đó khi ông gặp tổng thống Uzbek, Islam Karimov, vào ngày mai.

Karimov đã lãnh đạo đất nước trên kể từ sự sụp đổ năm 1991 của Liên Xô và đang chịu áp lực từ phe chống đối và những nhà hoạt động chính trị quyền công dân.

Posted Image

Trẻ em chạy giỡn quanh những xác tàu trên cát, nơi đã từng là đáy biển Aral, ở gần ngôi làng Zhalanash, miền tây nam Kazakhstan.

Posted Image

Những con lạc đà thẩn thờ đi qua một nghĩa địa xác tàu gần thành phố Muynak. Tổng thư kí Liên hiệp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nhà lãnh đạo Trung Á nên hợp tác với nhau để giải quyết những vấn đề môi trường của vùng.

Theo Daily Mail

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khất câu trả lời mang tính kỹ thuật dự án bô xít

Thứ Hai, 22/11/2010 - 11:58

(Dân trí) - Trước các câu hỏi liên quan đến an toàn của dự án khai thác bô xít Tây Nguyên từ đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã xin “khất” câu trả lời. Về hiệu quả kinh tế, ông Hoàng cho rằng, có hiệu quả cho cả đời dự án.

“Mổ xẻ” chuyện hồ thủy điện gây lũ

“Tôi thấy cần công khai, đối thoại với dư luận về bô xít ”

Về kiến nghị dừng các dự án Bô xít ở Tây Nguyên...

Posted Image

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Thủy điện gây thiệt hại thì phải hỗ trợ dân

Kiên quyết xử lý thủy điện làm tăng lũ

Mở đầu phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cho rằng, văn bản trả lời của Bộ trưởng nói các hồ thuỷ điện vô can, không làm tăng thêm lũ trong đợt lũ vừa qua ở miền Trung, nhưng không đưa ra các số liệu cụ thể về lượng nước các hồ thuỷ điện xả ra. Trong khi đó, các số liệu thống kê từ chính quyền địa phương đã cho thấy, việc xả lũ của các nhà máy thuỷ điện đã làm lũ lớn càng lớn hơn. “Ngành điện và các nhà đầu tư có trách nhiệm gì?”, bà Hương truy.

Đáp lại, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định, ông chưa từng nói không có sự liên quan của thuỷ điện nhỏ với lũ lụt vừa qua.

Ông Hoàng cho biết, Bộ Công thương đã chỉ đạo xem xét, nếu đúng có việc các công trình xả nước không phù hợp làm lũ nặng hơn gây thiệt hại cho dân sẽ kiên quyết xử lý. Thêm nữa, tới đây, các công trình thuỷ điện nhỏ không phù hợp quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường, thoát lũ, Bộ sẽ kiên quyết dừng. “Vừa qua đã thu hồi 39 dự án ở miền Trung và trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay chúng ta càng kiên quyết hơn”, ông Hoàng nhấn mạnh. Chưa thỏa mãn với trả lời này, đại biểu Hương tiếp tục dẫn ra văn bản của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng gửi đại biểu Quốc hội, không đề cập việc xả lũ làm tăng thêm lũ và nhấn thêm một lần nữa về việc hỗ trợ dân. Đại biểu Nguyễn Văn Nhượng (Quảng Nam) cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ cơ chế hỗ trợ dân khi các hồ thủy điện xả lũ làm lũ nặng hơn.

Posted Image

Đại biểu Đặng Thị Mỹ Hương: các hồ thủy điện không thể vô can trong đợt lũ vừa qua (Ảnh: Việt Hưng)

Bộ trưởng Hoàng khẳng định, người dân bị thiệt hại do lũ lụt rất cần hỗ trợ và nếu có lỗi của các nhà máy thủy điện nhỏ, lãnh đạo các nhà máy này phải có trách nhiệm. Theo ông Hoàng, sau khi người dân kiến nghị hỗ trợ, nhà máy thuỷ điện Hố Hô đã xem xét kiến nghị này. “Quan điểm của chúng tôi là gây thiệt hại thì phải hỗ trợ người dân”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến lĩnh vực điện, đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) hỏi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có biết việc nhiều nhà máy điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, có công nghệ rất lạc hậu?

“Chưa có thông tin chính thức các nhà thầu này đưa công nghệ lạc hậu vào Việt Nam”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đáp lại. Ông Hoàng cho rằng, khi đấu thầu các nhà máy điện đều yêu cầu kỹ thuật trước và khi nhà thầu đáp ứng được mới xem xét giá cả.

Tuy thừa nhận một số nhà máy đã có một số sai sót về kỹ thuật, nhưng ông Hoàng cho rằng, đó là những thiết bị phụ, còn thiết bị chính ‘không vấn đề gì”.

“Bộ trưởng chưa thấy được các nhà thầu Trung Quốc đưa thiết bị lạc hậu vào không thì cần phải xem lại”, đại biểu Loan bức xúc. Theo đại biểu Loan, nếu tình trạng trên có nguyên nhân từ Luật Đấu thầu thì nên sửa luật này, để không còn tình trạng mua những cái chúng ta không muốn.

Được chủ tọa mời hỗ trợ Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư, Võ Hồng Phúc thừa nhận, các dự án điện đều chậm tiến độ và về kỹ thuật cũng có vấn đề, khi đưa vào vận hành thường gặp trục trặc. Theo ông Phúc, việc chọn nhà thầu không hợp lý dẫn đến tình trạng trên là do năng lực và trách nhiệm của chủ đầu tư nên vấn đề không thuộc về Luật Đấu thầu.

"Khất" câu trả lời về kỹ thuật dự án bô xít

Chuyển sang vấn đề khai thác bô xít, đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) đặt vấn đề, khai thác bô xít và chế biến alumin thường có hiệu quả ở những nơi thừa nước, thừa điện, trong khi ta lại làm ở nơi không hội đủ những yếu tố này?.

Posted Image

Đại biểu Vũ Quang Hải "truy" vấn đề khai thác bô xít (Ảnh: Việt Hưng)

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đáp lại, việc quyết định địa điểm nhà máy alumin, Chính phủ cân nhắc kỹ và đã báo cáo Bộ Chính trị. Nếu thuần tuý về hiệu quả kinh tế, đặt nhà máy alumin ở gần biển, hiệu quả sẽ cao hơn, nhưng Chính phủ không chỉ xem xét hiệu quả kinh tế mà là hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội và tác động lan toả của dự án.

Theo ông Hoàng, do người dân phải hy sinh cho việc khai thác nên họ đáng được hưởng lợi ích dự án mang lại. Cân nhắc như vậy nên Chính phủ quyết định đặt nhà máy ở Tân Rai và Nhân Cơ.

Về vấn đề nước cho luyện alumin, ông Hoàng khẳng định, các hồ nước tại đây đủ cung cấp cho 2 nhà máy và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Riêng về điện, dù đặt nhà máy ở Tây Nguyên hay ở ven biển, đó vẫn là vấn đề khó khăn. Bắt tiếp vào vấn đề khai thác bô xít, đại biểu Nguyễn Lân Dũng (Đắc Lắc) đặt vấn đề, quá trình vận chuyển dung dịch độc hại có đảm bảo an toàn, làm thế nào để cô đọng bùn đỏ, chống thấm, đồng thời chất vấn, Bộ trưởng có tin dự án có hiệu quả kinh tế? Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng xin khất phần trả lời mang tính kỹ thuật. Về hiệu quả kinh tế của dự án bô- xít, tại dự án Nhân Cơ, ông Hoàng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương thẩm định, bộ này đã mời 18 vị khoa học đầu ngành tham gia vào quá trình thẩm định hiệu quả kinh tế của dự án.

Căn cứ vào các số liệu thẩm định, như thuế xuất khẩu là 20%, phí môi trường 30.000 đồng/tấn, giá alumin căn cứ vào giá nhôm, vốn đầu tư và chi phí vận chuyển…, ông Hoàng cho rằng, có hiệu quả cho cả đời dự án với thời gian là 30 năm.

Cũng liên quan đến vấn đề bô-xít, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã thông tin thêm về kết quả khảo sát của đoàn Việt Nam tại Hungary vừa trở về cách đây 4 ngày.

Posted Image

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên (ảnh Việt Hưng)

Theo ghi nhận của đoàn, công nghệ khai thác Bô-xít của Hungary được áp dụng tại nơi xảy ra sự cố vỡ bùn đỏ có từ năm 1942. Từ đó đến nay, trên thế giới đã có 6 lần được đổi mới công nghệ và Việt Nam đang áp dụng công nghệ được coi là tiên tiến nhất thế giới. Công nghệ mà chúng ta áp dụng là công nghệ thải ướt có độ PH là 10-11%, còn tại Hungary là 13%, do đó không sợ thiết bị vận chuyển bị ăn mòn.

Bên cạnh đó, hồ bùn đỏ của Hungary được xây dựng trên nền đất yếu, không có hệ thống gia cố, còn Việt Nam thì ta làm thêm 5 lớp nữa như: 2 lớp vải điện kỹ thuật, cát… , rồi bể chứa bùn đỏ của Việt Nam cũng nhỏ hơn nhiều.

Ông Nguyên cũng cho biết, theo GS.VS Đặng Vũ Minh - Chủ nhiệm Ủy ban khoa học công nghệ và môi trường sau chuyến làm việc tại hai dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, với địa thế trong đó, nếu chủ đầu tư dự án là Tập đoàn khai thác than - khoáng sản Việt Nam thực hiện đúng theo cam kết và phương án đã đặt ra thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra.

Video Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng trả lời câu hỏi về bô xít của đại biểu Nguyễn Lân Dũng

Cấn Cường - Lan Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự tích bùn đỏ bây giờ mới kể

26/11/2010 07:15:09

Posted Image- Tháng 6/2008, trước thảm họa bùn đỏ ở Hungary 2 năm, sự cố đã xảy ra tại Ukraine. Báo chí đưa tin, tiết kiệm là thủ phạm vụ tràn bùn này. Đúng hơn là nhà máy đã tăng thu bằng cách giảm chi về mặt bảo vệ môi trường sinh thái.

LTS. Nhiều người Việt từng học tập, công tác ở Liên Xô những năm 80 hẳn đã hả hê khi đóng hàng gửi về VN, với những chậu, khay, thìa nhôm nặng chịch ... Nhưng hôm nay lại nhói lòng khi biết có cha mẹ đỡ đầu của mình ở Liên Xô cũ đang khổ sở vì thảm họa sinh thái đến từ một số cơ sở công nghiệp lừng danh trong lịch sử.

TIN LIÊN QUAN

Bùn đỏ Hungary chỉ là “hậu sinh khả uý”?

Tháng 6/2008 tờ Portmone dành cho giới thượng lưu (đỏ hay da cam nhỉ?) ở Zaporozhe, đăng bài báo nổi tiếng, gọi là “Chuyện dân gian có hậu về sinh thái” (Добрая сказка об экологии). Hơn hai năm sau, báo giới lại có dịp nhớ lại sự tích này, nhân chuyện bùn đỏ Hungary.

Tờ Portmon cho biết dù nhà máy khói (vẫn) bay ngụt trời như áng mây chiều, người dân ở xứ sở của Taras Bulba bất hủ chỉ phải ngửi có 687 kg chất thải thôi, từ trẻ mới choai đến già khụ đế. Đó là nhờ những nỗ lực giảm thiểu, so với năm 2007, những 10 phần trăm khối chất thải, tức là còn có 170 triệu tấn. Tác giả hy vọng rằng những đấng vẫn cho chúng ta ăn bụi kia, chỉ hai kế hoạch năm năm không cần vượt mức, sẽ cho con cháu những dân cô dắc phóng khoáng được quyền thở không khí, từng thơm nức mũi tổ tiên mình.

Posted Image

Nhà máy nhôm Zaporozhe

Vì thế, tác giả viết tiếp, cái bọn nhà báo hay đầu cơ tin tức kia quả là đã hồ đồ khi dám phàn nàn về triển vọng sinh thái của thành phố. Bởi vì vào ngày Bảo vệ môi trường, một loạt các vị hùng anh của các nhà máy, như Thép Zaporozhe và Liên hiệp sản xuất Titan – manhê của Zaparozhe, đã được tôn vinh vì hăng hái hoạt động bảo vệ môi trường. Nhân thể cũng hỏi cả doanh nhân của dăm nhà máy luyện kim màu, kim đen khác, hội tụ đông đảo trong bình nguyên, (từng được biết đến như vùng của người Cô dắc tự do /запорожскиe вольности), nhưng có hảo tâm bảo tồn sinh thái.

Chân dung quắc thước của các nhà công nghiệp, nay oằn lưng hơn so với thời xô viết vì nhiệm vụ tăng thu giảm chi, quả có làm ta mềm lòng. Các câu trả lời của họ cũng gợi lại thời kỳ xô viết khi các con số to chóng mặt lại được nêu, về hiệu quả kinh tế, về hiệu quả làm sạch môi trường, về quy mô hiện đại hoá sản xuất, về hoàn thành các chỉ tiêu môi trường ...

Món quà màu da cam (oранжевый «подарок»)

Ngày ấy, đại diện của Liên hiệp Nhôm Zaporozhe bị cho rằng đã không hợp tác với báo Portmon. Trên thực tế, họ đã từ chối bình luận hoạt động bảo vệ môi trường của mình.

Điều này có lý do chính đáng. Nhà máy đang quá bận rộn để khắc phục sự cố xảy ra do vỡ đường dẫn chất thải bùn đỏ.

Báo Portmon nhắc người đọc rằng hai tuần trước đó, đêm 28 rạng ngày 29 tháng 5/2008, nhiều chục tấn bùn công nghiệp quánh, có màu đỏ - da cam, đã tràn ngập 20 ha của vùng Shepchenko thuộc Zaporozhe.

Dân cư của bốn phố phường chịu sự xâm lăng của bùn đỏ đã dựa vào sức của mình để khắc phục “nhân họa” này. Vì chẳng có lực lượng nào của Bộ tình trạng khẩn cấp hay Liên hiệp Nhôm Zaporozhe (ЗАлК/Zalk) đến hiện trường. Mãi hơn 24 giờ sau, các lực lượng chức năng mới xuất hiện để tham gia khắc phục hậu quả.

Quan chức của Cục kiểm soát sinh thái, ông Ruslan Kizim cho rằng Zalk đã tìm cách che dấu tai hoạ này cho đến khi bị dồn vào chân tường. Sau khi chuyên ban về vụ này ra kết luận, nhà máy đã phải chịu phạt vì đã làm ô nhiễm môi trường. Trong khi các chuyên gia giải thích rằng bùn này có ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân đâu mà sợ, có một điều không thể cãi, là đất ở nơi bùn tràn tới đã không thể tiếp tục canh tác.

Lãnh đạo Zalk phủ định lời buộc tội “lấp liếm”, khẳng định rằng mọi biện pháp cần thiết đã được tiến hành để khắc phục hậu quả, chẳng trời mưa quá nên bùn đỏ lại cứ tràn thêm mãi ra. Các vị “vua nhôm” này cũng đổ lỗi cho những tay “chà đồ nhôm” (những kẻ sưu tầm trái phép kim loại màu/нелегальныe сборщики металла).

Nhưng tại phiên họp của chuyên ban về vụ tràn bùn đỏ này, các nguyên nhân được kết luận là:không có lực lượng bảo vệ bể chứa bùn, không có hệ thống báo động trên đường ống thải bùn đỏ, và những hành vi thiếu chuyên môn của CB CNV nhà máy.

Tác giả bài báo kết luận rằng chính ... tiết kiệm là thủ phạm vụ tràn bùn này. Đúng hơn là nhà máy đã tăng thu bằng cách giảm chi về mặt bảo vệ môi trường sinh thái.

Hai năm sau, bài “Ở đâu tại Ukraine có thể lặp lại thảm hoạ bùn đỏ kiểu Hungary?”, báo “Delo” nêu kết quả điều tra nguyên nhân của sự cố tràn bùn ở Zaporoje năm 2008. Đó là do có kẻ đã lấy trộm van chặn của giếng tích bùn đỏ, dẫn đến đường ống dẫn bùn bị vỡ (1).

Posted Image

Bể chứa bùn đỏ ở Nikolaev, ngay trên bờ Hắc Hải. Ảnh vệ tinh

Bùn đỏ ở Hungary, phân bón ở Ucren

Sau thảm họa bùn đỏ ở Hungary, báo điện tử Người quan sát Ukraine (Oborzevatel) đã quay lại hiện trường vụ bùn đỏ ở Zaparoje, để viết nên bài báo “Bùn đỏ ư? Ngay ở Ukraine thiếu gì!” (Венгерский шлам? Своего полно!) (2).

Một sáng tháng năm 2008, dân tình trên các phố Strenikov và Petrovsky tỉnh dậy, nhận thấy một dòng sông đỏ quạch tràn ngập khắp sân vườn. Chỗ thì vừa ngập bàn chân, chỗ tới 30 - 40 phân. Nhìn thấy cây cối héo quắt đi trong nháy mắt, người dân lao vào dùng tất cả những gì có hình khum khum hót dọn thứ “quà” màu da cam này, để cứu nguồn vitamin gần như duy nhất cho ngày đông tháng giá.

Nhưng các chuyên gia của nhà máy nhôm bản địa đã ra sức an ủi người dân. Họ cho biết bùn đỏ là thứ vô hại, là phế liệu của bô xít, mà bô xít là sản vật của trời (материал природный/ vật liệu tự nhiên), không khác gì phân bón!

Trả lời phóng viên tờ Obozrevatel ông Ruzenko, có 600 mét đất miệt vườn bị thiên tai tạo bởi nền sản xuất nhôm tàn phá, cho biết hai năm trước, các “thần đèn” đến từ nhà máy nhôm còn khẳng định rằng các khóm mận của ông rồi sẽ tưng bừng đâm hoa kết trái.

Nhưng trên thực tế, mọi thứ đã ngược lại, các dàn nho khô héo, còn vườn táo thì tàn lụi. Vụ năm nay không dám trồng thêm cây gì, sợ rau quả từ thứ đất này chứa độc hại ...

Bà Alevtina Chiligina láng giềng, ôm lấy đầu khi nhớ về thiệt hại hai năm trước do bùn đỏ. Bà cho biết khi nhìn thấy khóm cà chua, ớt tây, bắp cải trong vườn ngập trong bùn đỏ, bà đã khuỵu chân ... Nhà máy hứa đền bù cho bà 5 ngàn grivna. Nhưng đến hôm nay, cả bà lẫn những khổ chủ khác chưa ai nhận được đồng nào.

Người dân cũng nghĩ rằng không phải lo bùn đỏ sẽ chảy vào sông Đanuýp từ Hungary. Vì nó đã ở trong sông này ít nhất hai năm rồi. “Xem TV, thấy lực lượng cứu trợ ở Hungary đi găng, mặc áo bảo hộ, đeo mặt nạ phòng độc. Vậy mà chúng tôi hai năm trước từng vốc bùn đỏ bằng tay". Bà Nelly Burjakovskaya kể. “Rồi bùn đỏ ấy từ đây đã chảy xuống mương kia, từ đó mà ra thẳng sông Đanuýp”.

Những mỏ “phân bón” kiểu như thế rải rác trên các bãi thải CN ở các tỉnh như Sumsk, Kiev, Kharkov, Zaparozhe, Tcherkass, Kirovograd. Hoá chất độc hại các loại tàng trữ lâu năm ở các nơi này lên tới 22 ngàn tấn.

Chú thích:

1.http://delo.ua/biznes/ukraina/gde-v-ukraine-proizojti-vengerskaja-katastrofa-146024/#comments 2.http://www.obozrevatel.com/news/2010/10/29/400377.htm

Lê Đỗ Huy (thuật)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bùn đỏ Hungary chỉ là “hậu sinh khả uý”?

24/11/2010 14:52:18

Posted Image- Các hồ chứa bùn đỏ ở Ukraine vẫn tiềm tàng một ẩn họa còn lớn hơn cả vụ tràn chất thải ở nhà máy Ajka của Hungary vừa qua.

LTS. Trong tâm thức, thế giới dường như vừa “trải qua một cuộc bể dâu” về ô nhiễm, cho dù một trận đại hồng … bùn ở nước Hungary nhỏ bé. Sự kiện này hẳn đã làm cả nhân loại chấn động hơn nhiều, so với cảm nhận về ngày tận thế, dường như sẽ đến cùng năm 2012. Nhưng quặng thải công nghiệp độc hại này, mới gần đây thôi, đã từng “tốt bụng” khi nháy “đèn đỏ” báo hiểm họa về mình. Có điều cặp kính của những ai thuộc đường đua số lượng trong phát triển kinh tế lại cũng màu hồng nốt. Nên không nhận thấy dòng Đanuýp lơ và cả Hắc hải nữa (đã?) trở thành … hồng thuỷ.

Tầm nhìn và hành động

Khoảng một tháng trước ngày “hồng nhật” (7/11), một cơn lũ bùn đỏ từ phía thượng nguốn dòng Đanuýp Xanh bỗng làm xôn xao xứ Ukraine thơ mộng. Và như thường lệ, lập tức có ngay những trấn an từ Kiev.

8/10/10, Bộ Tình trạng khẩn cấp cho rằng thảm họa từ nhà máy luyện nhôm của Hung sẽ chẳng mấy hung hãn đối với Ukraine, vì các quốc gia nằm ở phía trên nước này, dọc theo bờ dòng Đanuýp, sẽ áp dụng những biện pháp chặn nó lại (1). Vì trong danh sách các nước này, ngoài các nước như Bulgaria, Rumanie, Slovakia … còn có các cỗ “máy bơm tiền” công suất khá là Đức và Áo …

Posted Image

Tình hình sinh thái ư: cứ vô tư đi! (Tranh của báo Portmone, Ukraine, 2008)

Nhưng yên dân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tờ báo bảo vệ môi trường “Đừng tưởng dễ” (Bсе не просто так) của Ukraine tổng hợp các nguồn quan trọng trên truyền thông như Ria Novosti, Euronews, để dự cảm rằng bùn đỏ từ Hungary có thể đã có trong nước sông Đanuýp chảy trên Ukraine rồi (2). Báo cũng bóc tách được lời của các quan chức của Bộ Tình trạng khẩn cấp ở trên, rằng, về lý thuyết, bùn đỏ với thể tích hơn triệu thước khối Tây kia đã có thể theo dòng Đanuýp chưa kịp “nổi sóng” (chưa kịp có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu bởi một dòng tiền lớn), để tới được Odessa chỉ sau 12 ngày.

Nhưng một nữ quan chức của Uỷ ban các vấn đề nước (Госкомводхоз) vẫn khẳng định rằng chưa có dấu hiệu bùn đỏ đã bơi được tới Ukraine.

Sinh thái là vấn đề mà các nhà khoa học thường hay có ý kiến không trùng với một số quan chức và doanh nhân.

Báo “Đừng tưởng dễ” dẫn lời của giám đốc trung tâm sinh thái Kiev, ông Boreiko, trên báo Segodnia, rằng hiện Ukraine mới chỉ có dụng cụ đo được các thông số môi trường ở trong khoảng 0,5 m tính từ mặt nước xuống. Boreiko cho rằng bùn đỏ (một hỗn hợp của các kim loại nặng và kiềm) thường “lặn” xuống đáy, nên biết đâu nó “đã có ở Ukraine rồi, nhưng chẳng ai hay” (уже в Украине, но о нем не знают), Boreiko thổ lộ.

Uỷ ban các vấn đề nước bèn “ngửa bài”, xác nhận rằng hiện Kiev chưa cấp phát những dụng cụ đo đạc các thông số môi trường ở dưới đáy sông hồ.

Gần bùn mà chẳng …?

Chẳng cần làm cho Bộ tình trạng khẩn cấp, cũng có thể chỉ ra ít nhất vài điểm nhấn của hung thần “bùn đỏ’ ở Ukraine. Chẳng hạn, nhà máy chế quặng bauxite ở Nikolaev (Николаевский глинозёмный завод/НГЗ), và nhà máy Nhôm Zaporozhe (Запорожский алюминиевый комбинат/ЗАлК).

Nhà máy bauxite ở Nikolaev nổi trội, vì khối lượng chất thải hiện có trong hồ chứa của nó. Hồ chứa số 1, đã có thâm niên công tác hơn ba chục năm nay, hiện đang bảo quản 20 triệu mét khối bùn đỏ.

Để đạt danh hiệu một trong những nhà máy luyện kim màu lớn nhất quả đất, năm 2004 đã đưa vào khai thác một hồ chứa thứ hai, có diện tích 150 triệu ha, giam hãm được gần gấp rưỡi lượng bùn đỏ vừa “xổng chuồng” ở Hungary.

Chỉ cần “thuỷ thần" của một trong hai hồ này “hắt hơi sổ mũi”, bùn đỏ sẽ lập tức tràn qua vịnh Burg thơ mộng bên thành Nikolaev vào Biển Đen.

Posted Image

Bể chứa bùn đỏ trong khai thác quặng bauxite tại Ajka, Hungary “Nếu xảy ra sự cố, đất ở khu vực xảy ra thảm họa (như Nikolaev) sẽ chết trong vòng 10 năm. Nước và phù sa cũng vậy. Ấy là chưa kể thảm họa sinh thái ở Biển Đen” - Tatiana Timochko, thủ trưởng ngành sinh thái toàn Ukraine nói (3).

Nhà máy Nhôm Zaporozhe, giống cặp bài trùng về bùn đỏ ở Ukraine, cũng được đưa vào vận hành năm 1980, thời điểm chuyển Liên Xô sang “chủ nghĩa xã hôi phát triển”. 6 năm sau, năm 1986, thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl (địa danh có nghĩa là cuống ngải cứu đen) xảy ra …

TIN LIÊN QUAN

"Bùn đỏ": Hãy cẩn trọng với lời hứa!

TKV hãy công khai xử lý bùn đỏ thế nào?

Bùn đỏ ở Hungary có chứa phóng xạ

Dự án Nhân Cơ: Xây kho axit để trung hòa bùn đỏ?

Tuy nhiên, tình hình ở hai “điểm nhấn” này tới nay vẫn “bình thường”. Các quan chức và các nhà công nghiệp nhấn mạnh như vậy, ngay trước ngày lũ bùn xuất hiện ở phía thượng nguồn dòng Đanuýp.

Nguy kịch hơn ở Hungary

Tuần báo Ulitsia Zaretchnaya cuối tháng 10 tiết lộ các hồ chứa bùn đỏ ở Ukraine vẫn tiềm tàng một ẩn họa còn lớn hơn cả vụ tràn chất thải ở nhà máy Ajka của Hungary vừa qua.

Trong các xí nghiệp cùng loại ở Hungary, chất thải ở dạng lỏng chiếm 20%, còn dạng khô là 80%. Ở nhà máy bauxite Nikolaev, tỉ lệ này là 50/50. “Vì xỉ quặng của chúng ta lỏng hơn, nên khi gặp sự cố, các chất thải độc sẽ thâm nhập vào môi trường nhanh hơn”, Tatiana Timochko, thủ trưởng ngành sinh thái toàn Ukraine tiết lộ.

Trên toàn Ukraine đang tàng trữ một lượng lớn bùn đỏ lâu niên, lên tới 25 triệu tấn. Và các nhà máy ở Ukraine đều gặp phải một vấn đề: không có các thiết bị có chất lượng để xử lý bùn đỏ. Theo bà Timochko bùn đỏ là chất độc hại, và việc xử lý nó vừa phức tạp lại vừa đắt. Đó là lý do tại sao bùn này bị trữ lại trong các hồ chứa một thời gian lâu đến như thế.

Bình chân như ... bể chứa bùn đỏ

Tại các “vương quốc” của bùn đỏ, mọi sự khá yên ắng sau sự cố tràn bùn ở Hung. “Chúng tôi luôn đạt các chỉ tiêu về môi trường”, nhà máy bauxite Nikolaev thổ lộ. Bộ môi trường Ukraine xác nhận tháng 9 vừa rồi, nhà máy này vừa trải qua xét nghiệm sinh thái cấp nhà nước một cách ổn thoả.

Ở Zaporozhe cũng êm ru. Tổng giám đốc của Nhà máy Nhôm Zaporozhe (ЗАлК) cho biết hồ chứa bùn của họ hình thành tự nhiên, chứ không xây dựng nhân tạo, nên không thể vỡ được (!) (4).

Nhưng báo Ulitsia Zaretchnaya vẫn lo rằng, khác với những nơi mà luật lệ trị vì, nếu sự cố tràn bùn đỏ xảy ra ở Ukraine, sẽ khó tìm ra ai là thủ phạm.

Tiền tôi, tội ... chúng ta

Chủ của nhà máy Nhôm Zaporozhe là tỉ phú Nga Oleg Deripaske, chủ tập đoàn “RusAl” (Nhôm Nga). Hiện thời, nếu xảy ra sự cố về công nghệ, hành lang pháp lý quanh ông tài phiệt này có lẽ vẫn mờ ảo ngay cả trong đầu óc của các quan công quyền ở Ukraine.

Còn ở Nikolaev, các phóng viên cũng đặt ra câu hỏi tương tự cho các cấp, các ngành hữu quan. Và cũng nhận được câu trả lời, hoặc vòng vo, hoặc quy trách nhiệm cho ... tập thể.

Cụ thể là ở Hội Đồng thành phố (горсовет Николаева), người ta cho hay vì nhà máy bauxite nằm dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban hành chính tỉnh (облгосадминистрация), nên trách nhiệm sẽ năm “ở bển”. Uỷ ban hành chính tỉnh thì đe rằng nếu “đại họa đỏ” xảy ra, thì đại gia Oleg Deripaske, chủ của “RusAl” mà Nhà máy bauxite Nikolaev (và Nhôm Zaporozhe ) được hân hạnh ở dưới, sẽ chịu trận!

Đại diện của nhà máy bauxite Nikolaev, bà Irina Prokhova thì dõng dạc tuyên bố với báo Delo, rằng vạn nhất có chuyện gì, thì “tất cả chúng ta” đều (khấu đầu) chịu tội (5) .

Người dân ở các vùng có “mỏ” bùn đỏ đã không thể lên ngay truyền thông để nói rằng, hành động của “hung thần” bùn đỏ không thể đặt vào thời tương lai, rằng họ đã có kinh nghiệm về sự đồng tình chịu trách nhiệm của “ba bộ” về “thiên tai” bùn đỏ. Nó từng là sự kiện xảy ra trong quá khứ gần ở Ukraine, trong một động thái “con kiến kiện củ khoai”.

(Còn tiếp)

Chú thích:

(1) “Ukraine sẽ không mắc phải thảm họa bùn đỏ từ Hungary”, bản tiếng Anh của thông tấn xã Ukraine.

http://en.ura-inform.com/neformat/2010/10/08/vody

(2) “Truyền thông cho rằng bùn đỏ đã có thể ở trong vùng nước của Ukraine” http://www.vseneprostotak.ru/2010/10/yadov...glo-8-chelovek/

(3) “Ở đâu tại Ukraine có thể lặp lại thảm họa bùn đỏ kiểu Hung?”

http://delo.ua/biznes/ukraina/gde-v-ukrain...46024/#comments

(4) Zaporozhe sẽ không ngập trong bùn đỏ lần nữa? http://www.ulitsa.com.ua/index.php?di=482&...=3&id=11453

(5) “Ở đâu tại Ukraine có thể lặp lại thảm họa bùn đỏ kiểu Hung?” http://delo.ua/biznes/ukraina/gde-v-ukrain...46024/#comments

Lê Đỗ Huy (thuật)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lâm Đồng: Dừng dự án bauxite là không thực tế

22/12/2010 14:22:47

Posted Image- Một số kiến nghị dừng dự án bauxite tại Tân Rai là không thực tế. Vì dự án đã đền bù và tái định cư cho trên 580 hộ, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng để xây dựng, nếu dừng lại sẽ gây thiệt hại lớn.

TIN LIÊN QUAN

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ra văn bản gửi tới các cán bộ thuộc Tỉnh ủy viên, huyện ủy, thành ủy, các sở, ban, ngành cùng UBND các huyện, thành phố của tình này, giải thích những ý kiến của cán bộ, nhân dân xung quanh vấn đề khai thác bauxite ở Lâm Đồng như: Triển khai dự án bauxite sẽ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng; khai thác bauxite và sản xuất Alumin sẽ làm cho Tây Nguyên thiếu nước, thiếu điện; triển khai các dự án này làm ảnh hưởng xấu đến đất đai, đời sống và văn hóa bản địa của các vùng dân tộc Tây Nguyên; một số ý kiến đề nghị tạm dừng các dự án khai thác bauxite ở Đắk Nông và Lâm Đồng…

Công nghệ xử lý bùn đỏ Việt Nam tốt hơn Hungary

Theo văn bản trả lời, hồ chứa bùn đỏ tại Lâm Đồng được chia thành nhiều ô có dung tích khoảng 0,6-1,6 triệu m3 được xây dựng trong thung lũng, chống thấm bằng vật liệu cao phân tử HDPE với hệ số thấm cực nhỏ. Trong khi, hồ bùn đỏ bị vỡ tại Hungary có dung tích 4,2 triệu m3, xây dựng cao tới 25-30m trên một khu vực khá bằng phẳng.

Về tính chất, bùn đỏ tại Việt Nam lắng rửa theo công nghệ tiên tiến 6 cấp, có độ kiềm thấp (pH khoảng 10,5-11) trong khi công nghệ sử dụng tại nhà máy Ajka ở Hungary đã lạc hậu, độ pH khoảng 13-14.

Posted Image

Công trình bauxite-Alumin tại Nhân Cơ (Đắk Nông)

Những băn khoăn của cán bộ và nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc khai thác bauxite sẽ dẫn đến thiếu nước, được UBND tỉnh Lâm Đồng giải thích: Vùng Bảo Lộc, Bảo Lâm là nơi có lượng mưa lớn nhất cả nước, bình quân trong vòng 23 năm qua là 2995,3mm. Tuy nhiên, nếu không có hồ chứa thì sẽ không giữ được nước.

Văn bản cũng khẳng định, khai thác bauxite cũng không làm tốn kém điện năng quốc gia. Bởi việc khai thác chủ yếu tiêu thụ điện của một nhà máy nhiệt điện độc lập có công suất 30MW do chủ đầu tư xây dựng, chỉ sử dụng điện lưới quốc gia trong vòng 3 tháng/năm.

Dừng dự án khai thác bauxite là không thực tế

UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, một số kiến nghị dừng dự án bauxite tại Tân Rai là không thực tế. Vì dự án đã đền bù và tái định cư cho trên 580 hộ, đầu tư trên 8.000 tỷ đồng để xây dựng, nếu dừng lại sẽ gây thiệt hại lớn.

Ngoài ra, có những ý khiến đề nghị chuyển nhà máy Alumin về cảng Kê Gà là không khả thi, bởi nhà máy này đã triển khai xây dựng tại Bảo Lâm sắp hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Hiện tại, số lượng người lao động nước ngoài đang làm việc tại công trình dự án bauxite tại Tân Rai là 2 chuyên gia Úc, 1207 người Trung Quốc và 750 lao động Việt Nam. Nhà thầu Trung Quốc không khai thác bauxite mà khi xây dựng xong sẽ chuyển giao công nghệ và nhà máy cho chủ đầu tư là Tập đoàn than-khoáng sản Việt Nam.

UBND tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, đến cuối quý I/2011, tổ hợp bauxite Nhôm Lâm Đồng sẽ sản xuất mẻ Alumin đầu tiên của dự án.

K. L

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vinashin "đẩy" phí bảo lãnh nợ của Việt Nam tăng vọt

Tác giả: Tuyến Nguyễn (theo Bloomberg)

vef.vn

Bài đã được xuất bản.: 23/12/2010 10:08 GMT+7

Chi phí để đảm bảo cho các khoản nợ của Việt Nam không bị mất khả năng chi trả đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua khi các nhà cho vay quốc tế chờ Vinashin thực hiện trả nợ 60 triệu USD đáo hạn vào hôm 20/12.

Theo ngân hàng hoàng gia Scotland Groups Plc, giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng không có khả năng chi trả đối với các khoản nợ của chính phủ Việt Nam được định giá ở mức 295 điểm cơ bản vào lúc 13h18 hôm 20/12 tại Singapore. Đây là mức cao nhất kể từ 17/7/2009, giá từ nhà cung cấp dữ liệu CMA.

Moody đã hạ bậc tín dụng của Việt Nam từ Ba3 xuống B1 vào hôm 15/12 với việc viện dẫn sự rủi ro của một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán và nhấn mạnh vào "thảm cảnh nợ nần" tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Vinashin.

Trả lời Diễn đàn Kinh tế Việt Nam điện tử tuần trước, chủ tịch Nguyễn Ngọc Sự cho biết Vinashin không có khả năng thực hiện việc trả nợ vì không có nguồn tài chính. Theo chính phủ cho biết vào tháng Sáu, công ty mắc nợ khoảng 86 nghìn tỉ VND (4,4 tỉ USD).

Posted Image

Nếu không thanh toán khoản nợ, Vinashin sẽ "khiến cho bất kỳ một tổ chức Việt Nam nào, dù là công ty nhà nước hay không, mất nhiều hơn để có được các khoản vay từ nước ngoài," Jonathan Pincus, nhà kinh tế học từ trường Harvard Kennedy School tại thành phố Hồ Chí Minh trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại "Mọi người trong chính phủ dường như không nghĩ đến tác động dài hạn của việc này đến sự tín nhiệm tài chính của Việt Nam."

Giao dịch hoán đổi các khoản tín dụng mất khả năng chi trả trả cho người mua giá gốc nếu người vay không thực hiện được nghĩa vụ của mình, trừ giá trị của khoản nợ không được trả đúng kỳ hạn.

Một điểm cơ bản tương đương với 1.000 USD hàng năm trên một giao dịch hoán đổi đảm bảo khoản nợ 10 triệu USD. Các hợp đồng giao dịch hoán đổi tín dụng ở mức 287 điểm khi đóng cửa vào ngày 17/12, mức tăng cao nhất trong tuần kể từ 27/8/2010 theo giá CMA.

Quỹ tiền tệ quốc tế trong tháng này cho rằng Việt Nam cần "một gói tích hợp" các biện pháp gồm lãi suất cao hơn để thiết lập lại uy tín của chính sách tiền tệ và làm chậm lạm phát.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á việc Vinashin gần sụp đổ chỉ ra một "thất bại mang tính hệ thống" trong việc giám sát các công ty nhà nước của các nhà lập pháp.

Vinashin đã thuê Credit Suisse Group Ag giúp hoạch định khoản vay 7 năm trị giá 600 triệu USD vào tháng 12/2008. Một ủy ban thường trực các nhà cho vay, gồm các đại diện từ ngân hàng Thụy Sĩ, Standard Chartered Plc và quỹ dự phòng Elliott Advisors Ltd., đã được thành lập để thương thảo với công ty.

KPMG LLP được chỉ định cố vấn và hỗ trợ Vinashin trong khi nhóm các nhà cho vay thuê công ty luật Allen & Overy LLP làm cố vấn pháp lý.

Edward Middleton, đối tác KPMG tại Hong Kong phụ trách việc tái cơ cấu lại dịch vụ, từ chối bình luận trong một thư điện tử. David Kidd, một đối tác tại Allen & Overy cũng từ chối bình luận.

Đại diện của Vinashin cũng không nghe điện thoại. Người phát ngôn của Credit Suise Adam Harper và một công ty quan hệ công chúng đại diện cho Elliott Advisors cũng từ chối bình luận.

==================================================

So với 4, 4 tỷ dol của Vinashin thì 8000 tỷ VND của Boxit Lâm Đông thật khiêm tốn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

So với 4, 4 tỷ dol của Vinashin thì 8000 tỷ VND của Boxit Lâm Đông thật khiêm tốn.

Quả thật dấu được con người nhưng không dấu nổi linh khí núi sông - Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đúng là Nguyễn Tuấn Anh.

"Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức mọi thắng lợi của nhân dân Việt nam"

Mọi quyết định của Đảng chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng cứ tin tưởng tuyệt đối. Từ khi Đảng mở lớp bình dân học vụ đầu tiên để chống giặc dốt tới nay đã hơn 60 năm.Giờ đây đất nước đã có gần 10000 giáo sư tiến sỹ và hàng triệu kỹ sư các loại.Khi Đảng tổ chức đội ngũ này vào các công việc cụ thể chắc chắn sẽ thành công. Ai bảo trí tuệ dân tộc Việt Nam dốt vào đây tranh luận.

Không khai mỏ phát triển công nghệ luyện kim chế tạo máy thì lấy cái gì công nghiệp hóa đất nước.

Mái nhà đông dương sẽ khống chế được Việt Nam khi nó nằm trong tay đạo "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" với vành mũ tai bèo chẳng nỡ làm đau một chiếc lá trên cành.

Còn giả thiết có ông tướng ngoại quốc nào đó muốn đổ bộ đường không vào đó vài chục vạn quân thi Việt nam chỉ cần tiêu thổ kháng chiến để lại cà phê cho đối phương uống. Các ngả đường sẽ bị chia cắt bởi các tráng sỹ Việt Nam và hai nước anh em trên bán đảo Đông Dương với chiều sâu trận địa vài chục cây số không cho đối phương phát triển.

Hỏa lực phòng không dày đặc trải rộng với tên lửa vác vai các cháu thiếu nhi cấp hai bắn cũng trúng mục tiêu, tiêu diệt tất cả moị máy bay vận tải trên mọi hướng.Không quá 15 ngày ngày đạo quân đó phải thịt nhau để làm bánh uống cà phê để tồn tại.Số còn lại sẽ bị các tráng sỹ Việt Nam và hai nước Đông Dương biến thành phân bón cà phê nếu không giơ tay hàng.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

Quả thật dấu được con người nhưng không dấu nổi linh khí núi sông - Thiên sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh đúng là Nguyễn Tuấn Anh.

"Đảng cộng sản Việt Nam tổ chức mọi thắng lợi của nhân dân Việt nam"

Mọi quyết định của Đảng chắc chắn đã được nghiên cứu kỹ lưỡng cứ tin tưởng tuyệt đối. Từ khi Đảng mở lớp bình dân học vụ đầu tiên để chống giặc dốt tới nay đã hơn 60 năm.Giờ đây đất nước đã có gần 10000 giáo sư tiến sỹ và hàng triệu kỹ sư các loại.Khi Đảng tổ chức đội ngũ này vào các công việc cụ thể chắc chắn sẽ thành công. Ai bảo trí tuệ dân tộc Việt Nam dốt vào đây tranh luận.

Không khai mỏ phát triển công nghệ luyện kim chế tạo máy thì lấy cái gì công nghiệp hóa đất nước.

Mái nhà đông dương sẽ khống chế được Việt Nam khi nó nằm trong tay đạo "Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" với vành mũ tai bèo chẳng nỡ làm đau một chiếc lá trên cành.

Còn giả thiết có ông tướng ngoại quốc nào đó muốn đổ bộ đường không vào đó vài chục vạn quân thi Việt nam chỉ cần tiêu thổ kháng chiến để lại cà phê cho đối phương uống. Các ngả đường sẽ bị chia cắt bởi các tráng sỹ Việt Nam và hai nước anh em trên bán đảo Đông Dương với chiều sâu trận địa vài chục cây số không cho đối phương phát triển.

Hỏa lực phòng không dày đặc trải rộng với tên lửa vác vai các cháu thiếu nhi cấp hai bắn cũng trúng mục tiêu, tiêu diệt tất cả moị máy bay vận tải trên mọi hướng.Không quá 15 ngày ngày đạo quân đó phải thịt nhau để làm bánh uống cà phê để tồn tại.Số còn lại sẽ bị các tráng sỹ Việt Nam và hai nước Đông Dương biến thành phân bón cà phê nếu không giơ tay hàng.

Kính cụ

Phét vừa thôi cụ. :D . Sặc mùi chiến tranh quá. ^_^

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phét vừa thôi cụ. :D . Sặc mùi chiến tranh quá. ^_^

Thôi mà! Cụ Liêm Trinh là lính Cụ Hồ đã chiến đấu dòng dã hai cuộc kháng chiến. Cụ tự tin là phải.

Tuy nhiên vị Tổng Tư Lệnh thời kỳ đầu kháng chiến cũng có bài viết về vấn đề này.

Tương lai của nhân loại chính là vấn đề môi trường. Các nhà khoa học hàng đầu bắt đầu bi quan.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ

Tương lai của nhân loại chính là vấn đề môi trường. Các nhà khoa học hàng đầu bắt đầu bi quan.

Công nghệ sử dụng ở đấy là công nghệ của Trung Quốc rất hiện đại. Nhân dân Trung Quốc với sức lao động và sáng tạo to lớn đã tạo ra công nghệ hiện đại rất rẻ. Hơn nửa tỷ người Trung Quốc đang thực hiện một tinh thần quốc tế vô sản vô cùng trong sáng mang màu sắc Trung Quốc dưới hình thức kinh tế thị trường giúp cho hơn 3 tỷ người có thu nhập thấp của thế giới nâng cao đời sống.Trên tinh thần anh em hữu nghị chắc chắn công nghệ bán cho Việt Nam là công nghệ hiện đai nhất của Trung Quốc nên rất an toàn về môi trường và hơn nữa các vấn đề môi trường còn được các nhà khoa học hàng đầu của Việt nam kiểm tra kỹ luỡng cơ mà.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay