Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

501 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Đợt 1: Hai sàn cùng chìm trong sắc đỏ

Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 08:48

Tác giả Nguyễn Minh

(Sieucophieu.com) Thị trường bước vào phiên giao dịch mới với sự lưỡng lự của nhà đầu tư. Các thông tin kinh tế vĩ mô vẫn là rào cản với thị trường trong thời gian gần đây. Hi vọng thị trường sẽ khởi sắc trong phiên đầu tiên của tuần mới cũng trở nên khó khăn.

Trên thế giới, giá dầu và giá vàng vẫn tiếp tục được dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Trong khi đó châu Âu vẫn đang rơi vào tình cảnh nợ nần ở Ailen, Bồ Đào Nha cũng đang có dấu hiệu lặp lại “vế xe đổ” của Hy Lạp trước đó. Tại châu Á, nhân dân tệ của Trung Quốc đang có xu hướng giảm.

Trong nước, các nhà đầu tư vẫn đang đợi tín hiệu từ các thông tin vĩ mô trong khi các doanh nghiệp vẫn đang đau đầu với bài toán lãi suất và tỷ giá. Thông tin chính thức về CPI của Hà nội và TP. Hồ chí Minh đã được thông báo, tuy nhiên CPI tháng 11 vẫn chưa chính thức được công bố. Có thông tin cho rằng CPI tháng 11 sẽ tăng trên 1% trong khi cũng có thông tin cho rằng CPI tháng 11 chỉ tăng khoảng 0,8-0,9%.

Bước sang phiên giao dịch ngày 22/11, thị trường bắt đầu giao dịch chậm chạp. Trên sàn HO, các lệnh ATO đưa vào nhỏ giọt, cả bên cung và cầu đều đang rất thận trọng, chờ tín hiệu rõ rệt của thị trường.

Kết thúc 15 định kỳ mở cửa, VN-Index giảm 3,8 điểm (-0,89%) đứng ở 422,71 điểm, khối lượng giao dịch mới đạt 880.170 đơn vị , tương đương với 18.22 tỷ. Nhà đầu tư nước ngoài hiện chưa giao dịch nhiều trên HO.

SSI, VMD, STB, KDH, VNE, DTA…hiện đang là các mã dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch. SSI giao dịch được nhiều nhất với 103.280 đơn vị, VMD với 81.350 đơn vị…

Trong khi đó tại sàn Hà Nội, thị trường bật xanh nhẹ khi mở phiên. Tuy nhiên chưa đầy 5 phút, sắc đỏ lại bắt đầu xâm chiếm thị trường. Các mã lớn hầu như đều giảm điểm mạnh khiến HNX-Index cũng bắt đầu tuột dốc.

Đến 8h50, HNX-Index bị trừ 1,32 điểm (-1,37%), xuống còn 97,74 điểm, khối lượng giao dịch đang đạt 2,8 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch 48,64 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu giải ngân trên HNX.

Trên sàn Hà Nội lúc này, các mã đang dẫn đầu về khối lượng giao dịch vẫn chủ yếu là các mã: KLS, PVX, SHN, VND, WSS, ACB…

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hôm nay phiên 3 đóng cửa sẽ cao hơn giá thâp nhất 419,xx, có ai mua lúc VNI 420 thì P3 ăn rồi.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thấy PVF giảm 7 phiên rồi, hôm nay làm tý 19,8 xem có cháo húp cuối tuần này kg. (Dạo này rất kg thích nhóm TC, chỉ vào 1 ít dò đường thôi)

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thằng VCG hôm nay GDTT giá trần nhiều nhỉ, chắc lại chạm giải chấp. Chờ mãi nó không xuống 15-16.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế giới tuần 15-21/11: “Bom hẹn giờ”

Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 08:10

Tác giả Vinh Nguyễn (Theo VnEconomy)

Các chuyên gia kinh tế nhận định, 3 mối lo lớn nhất tuần qua đã giảm nhẹ và bong bóng vàng sẽ vỡ tung

Và đó cũng là viễn cảnh mà các chuyên gia phân tích cũng như nhà đầu tư vàng đang tính tới. Theo tạp chí Financial Times, với 3 lý do này, liệu còn có ai dám tin giá vàng thế giới sẽ còn tăng mạnh nữa hay không.

1. Nhẹ bớt gánh nặng nợ công Ireland

Cuộc khủng hoảng nợ công tại Ireland là một trong những mối lo lớn nhất vài tuần qua. Theo tin mới nhất đăng trên tờ Sunday Times of London của Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chuẩn bị một gói cứu trợ lên tới 120 tỷ Euro (164 tỷ USD) dành cho Ireland. Kế hoạch về gói giải cứu khủng này có thể được công bố vào sáng 22/11.

Nếu tin tức trên tờ báo trên là đúng, số tiền Ireland nhận được sẽ cao hơn 10 tỷ Euro so với gói cứu trợ mà IMF và EU đã dành cho Hy Lạp hồi tháng 5 để giải quyết cuộc khủng hoảng tương tự. Cũng theo báo trên, để nhận được gói giải cứu, 3 định chế trên yêu cầu, Ireland cần tiến hành tăng thuế và quốc hữu hóa một số ngân hàng trong nước.

Trong khi đó, theo tờ Irish Times, đầu tuần này, Chính phủ Ireland sẽ công bố kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách. Tháng trước, Ireland đã tăng gấp đôi lượng tiền mà nước này cần để đưa thâm hụt ngân sách về mức kiểm soát vào năm 2014, nhằm đảm bảo nước này không phải nhận tiền cứu trợ. Tuy nhiên, tâm lý thị trường vẫn bất ổn.

Phát biểu trên đài phát thanh RTE của Ireland hôm 21/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính nước này Brian Lenihan xác nhận, Ireland sẽ yêu cầu trợ giúp từ các tổ chức cho vay quốc tế. "Tôi sẽ đề xuất với chính phủ nên áp dụng chương trình và tiến hành những cuộc đàm phán chính thức cởi mở", ông Lenihan nói. "Các ngân hàng là vấn đề quá lớn của quốc tế. Điều quan trọng nhất với chính phủ là đảm bảo ngành ngân hàng không sụp đổ".

Hôm 18/11, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland (BOI) Patrick Honohan cũng thừa nhận, nhiều khả năng nước này sẽ nhận khoản tín dụng hàng chục tỷ Euro từ EU, ECB và IMF. Theo hãng tin Reuters, mặc dù Chính phủ Ireland khẳng định không cần trợ giúp từ bên ngoài, nhưng các cuộc thảo luận không chính thức vẫn diễn ra và điều này đã làm xói mòn niềm tin của công chúng Ireland.

Tờ Irish Times cho hay, Chính phủ Ireland rất không được lòng dân chúng và hiện đang mất uy tín tại Quốc hội, đã đẩy nhanh việc công bố chương trình thắt chặt tài khóa để chứng minh với thị trường rằng đó là nỗ lực của phía chính phủ Ireland chứ không phải do sức ép từ EU và IMF. Theo Sunday Times of London, Ireland có thể đánh thuế bất động sản 500 Euro/căn nhà bên cạnh việc áp dụng thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu công khác.

2. Trung Quốc kiềm chế lạm phát

Khả năng Trung Quốc sẽ thắt chặt tín dụng nhằm kiềm chế lạm phát là mối lo lớn thứ hai trong tuần qua. Điều đã khiến các thị trường hàng hóa liên tục biến thiên trái chiều với biên độ tăng giảm khá lớn. Hôm 12/11, Chính phủ Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 của nước này tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2009, cao nhất trong vòng 2 năm qua.

Con số này cũng cao hơn nhiều so với dự báo được giới phân tích đưa ra trước đó cũng như mức lạm phát của Trung Quốc trong tháng 9 (3,6%). Theo Cục Thống kê nước này, CPI tăng cao trong thời gian qua có nguyên nhân chủ yếu do việc tăng giá thực phẩm trong giai đoạn cuối năm. Trong khi đó, tăng trưởng sản phẩm công nghiệp của nước này lại có dấu hiệu tăng chậm lại trong tháng 10 (tăng 13,1% so với 13,3% của tháng 9).

Điều đáng chú ý là, tốc độ lạm phát của Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang bất chấp hàng loạt nỗ lực nhằm kiểm soát giá của Chính phủ nước này như tăng lãi suất cơ bản, hạn chế tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng nóng… Giới phân tích cho rằng, lãi suất cơ bản của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng. Phát biểu với hãng tin BBC, chuyên gia Brian Jackson của Royal Bank of Canada cho rằng việc Trung Quốc tiến hành điều chỉnh lãi suất chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, thay vì nâng lãi suất cơ bản như đồn đoán, hôm 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới. Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm tới nay, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.

Theo PBOC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%.

Tiếp đó, ngày 20/11, Quốc vụ viện Trung Quốc ban hành thông tư yêu cầu các địa phương và ban ngành liên quan thực hiện 16 biện pháp ổn định giá cả thị trường, bảo vệ thiết thực đời sống cơ bản của người dân, duy trì sự ổn định và hài hòa xã hội. Cụ thể, thông tư yêu cầu chính quyền các địa phương dùng các biện pháp hành chính cần thiết để bình ổn giá.

Từ việc sản xuất đến bán hàng… địa phương và ban ngành cần đảm bảo ổn định giá cả hàng hóa để phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân như thực phẩm, nhiên liệu và các loại hàng hoá khác. Ví dụ, để giảm chi phí phân phối nông sản, chính phủ quyết định từ ngày 1/12 sẽ miễn lệ phí cầu đường cho tất cả các xe vận chuyển nông sản. Ngoài ra, các địa phương sẽ căn cứ theo tình hình thực tế để phát trợ cấp cho các đối tượng có thu nhập thấp.

3. Mỹ bảo vệ kế hoạch bơm tiền

Gói kích thích kinh tế trị giá 600 tỷ USD được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố mới đây đã liên tục hứng chịu những chỉ trích từ phía Trung Quốc, Đức và Brazil. Các quốc gia này cho rằng, việc Mỹ bơm thêm số tiền khổng lồ này để mua một khối lượng lớn tài sản của FED là nhằm phá giá USD một cách không công bằng và coi đây là chính sách không cần thiết.

Nhiều chính khách và chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, chính FED đã gây ra mầm mống lạm phát, làm suy yếu đồng USD, và làm giảm kích thích đối với thị trường lao động.

Phản bác lại những cáo buộc này, Chủ tịch FED Ben Bernanke hôm 19/11 khẳng định, hiện tại cách tốt nhất để thúc đẩy phục hồi kinh tế và nâng giá USD là thông qua các chính sách kích thích tăng trưởng. Ông phản đối chỉ trích cho rằng động thái mua trái phiếu chính phủ của FED làm suy yếu đồng USD, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và rằng, các chính sách hỗ trợ này “là cách tốt nhất để tiếp tục tạo nên nền tảng kinh tế vững mạnh làm cột trụ cho giá trị của đồng USD.”

Ông Bernanke tuyên bố, chương trình mua tài sản trị giá 1.700 tỷ Euro ban đầu của FED đã giúp ổn định nền kinh tế, nhưng đà phục hồi đang chững lại. Bằng cách tái khởi động chương trình này, FED sẽ "hỗ trợ thêm cho đà phục hồi bền vững, thúc đẩy tốc độ tạo việc làm và giảm thiểu nguy cơ sụt giảm lạm phát có khả năng phá hủy nền kinh tế. Theo Chủ tịch FED, nếu không kích thích kinh tế, tình trạng thất nghiệp sẽ còn kéo dài nhiều năm.

Ngoài ra, đà tăng trưởng kinh toàn cầu có thể chững lại nếu các nước bị thâm hụt ngân sách lớn không nhận được sự hỗ trợ của bên ngoài. Ông cho rằng, trong bối cảnh, các nền kinh tế mới nổi đang dần lấy lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng, còn các nước phát triển lại có xu hướng chững lại. Do vậy, các nước phát triển cần duy trì các chính sách kích thích nhằm hỗ trợ đà phục hồi.

Những phát biểu của ông Ben Bernanke được coi là những đáp trả chính thức đối với các chỉ trích trong và ngoài nước. Điều này, theo giới phân tích, cũng sẽ làm ấm lòng các nhà đầu tư vốn đã lay động suốt tuần qua, vì lo ngại kế hoạch cứu trợ này sẽ gây ra thêm những hệ quả khôn lường cho nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đang suy nhược sau khủng hoảng.

Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, với chương trình nới lỏng định lượng lần hai của FED, trong dài hạn USD sẽ quay đầu giảm so với đồng Euro khi Ireland nhận được các gói cứu trợ. Các chuyên gia kinh tế nhận định, kế hoạch mua trái phiếu không quá rủi ro để gây ra bong bong tài sản. Đây vẫn là một động thái cần thiết để ngăn chặn giảm phát. Tuy nhiên, vấn đề là, hiện đồng USD hiện không còn quá phụ thuộc vào tình hình kinh tế Mỹ, mà chịu ảnh hưởng lớn từ những tình huống bên ngoài.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ phiếu rẻ nhưng vẫn rủi ro

Thứ 2, 22 Tháng 11 2010 06:15

Tác giả Nguyễn Minh

Giá cổ phiếu (CP) hiện được ví von “rẻ hơn bó rau muống”, nhưng thanh khoản quá thấp và tín hiệu hồi phục chưa có khiến câu hỏi nên mua vào hay chưa vẫn khó khăn với nhiều nhà đầu tư (NĐT).

Báo cáo mang tựa đề Vietnam Insight của Ngân hàng HSBC vừa công bố giữa tháng 11 nhận xét giá CP trên TTCK Việt Nam đã trở nên rất rẻ khi VN-Index được giao dịch với P/E thấp hơn 38% so với mức trung bình của các TTCK châu Á (trừ Nhật Bản), thấp hơn 27% so với chỉ số MSCI các thị trường mới nổi và thấp hơn 32% so với MSCI các thị trường cận mới nổi. Tuy nhiên, các chuyên gia của tổ chức này cũng nhận định những bất ổn về tiền tệ, minh bạch và thanh khoản là vấn đề mà các NĐT nên cân nhắc trước khi tham gia thị trường.

Ông Lê Văn Thanh Long - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty chứng khoán (CTCK) SME - cho rằng NĐT cá nhân chỉ nên giải ngân trở lại khi giá trị giao dịch trên hai sàn tăng lên khoảng 2.000 tỉ đồng/phiên (hiện nay khoảng 1.000 tỉ đồng/phiên). Lãi suất cho vay của các ngân hàng vẫn đang cao ngất ngưởng nên các doanh nghiệp sẽ bị tác động nhiều đến lợi nhuận của những tháng tới. “Hiện nay nếu xem xét P/E thì thấy giá CP đã rẻ nhưng quan trọng là phải tính tới P/E tương lai. Nếu lãi suất cho vay cao kéo dài thì các doanh nghiệp càng khó khăn”, ông Long phân tích.

Chuyên gia chứng khoán Lê Đạt Chí cũng nhận định một số người cho rằng giá CP hiện nay là rẻ nhưng với nhiều người thì nó vẫn có thể rẻ hơn. Đó là lý do khiến không ít NĐT vẫn đứng ngoài và thị trường sẽ khó có cơ hội tăng trưởng. Đặc biệt các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ hay gửi tiết kiệm cũng đang thu hút khá nhiều dòng vốn.

Trái ngược với sự thận trọng trên, ông Huỳnh Anh Tuấn - Tổng giám đốc CTCK SJC - giải thích với mức giá nhiều CP hiện nay đã giảm về tương đương thời kỳ kinh tế khủng hoảng cuối năm 2008 thì cơ hội đạt lợi nhuận và rủi ro chia đều. Điểm khác biệt của TTCK Việt Nam khi tăng muốn mua cũng khó. Vì vậy, đầu tư giá trị thì có thể bắt đầu xem xét và chọn thời điểm mua thích hợp. Trong khi đó, một số CTCK nhận định thị trường dường như đang ở xung quanh vùng đáy.

Theo CTCK Hà Thành, thị trường có thể tiếp tục xu hướng giảm thêm khoảng 10% nữa và các CP blue-chips có thể là nhóm dẫn đầu trong xu thế giảm thay cho penny-stocks đã giảm sâu trước đó. Các chỉ báo xu hướng hiện tại vẫn chưa cho thông tin lạc quan nhưng chỉ báo chu kỳ vẫn cho thấy chúng ta đang ở vùng đáy. Thị trường hiện dường như đang ủng hộ các NĐT dài hạn gom thêm những mã CP mà mình yêu thích. Trong khi đó, sự hoạt động tích cực của các NĐT lướt sóng ở thời điểm này có thể không phải là ý tưởng hay.

Tương tự, CTCK Bảo Việt nhận định với bối cảnh không mấy sáng sủa của kinh tế vĩ mô trong những tháng cuối năm, TTCK Việt Nam có thể còn chịu nhiều thử thách không nhỏ và sự kiên nhẫn chờ đợi là cần thiết đối với NĐT ngắn hạn. Tuy nhiên về trung và dài hạn, CTCK Bảo Việt vẫn đánh giá thị trường đang dần xác lập vùng đáy và nhà đầu tư giá trị vẫn có thể từng bước tích lũy CP.

Thị trường xuống, cổ đông nội bộ cũng xả hàng

(Vietstock) – Trong khi vợ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Âu Việt (HNX: AVS) đăng ký bán 1.5 triệu cp, bốn cổ đông nội bộ khác cũng thông báo vừa bán xong 7.25 triệu cp.

Cụ thể, bà Vũ Thị Thanh Thủy, vợ ông Đoàn Đức Vịnh - Chủ tịch HĐQT, đăng ký bán 1.5 triệu cp từ ngày 22/11 đến ngày 22/12. Trước giao dịch, số cổ phiếu của bà Thủy là 2.7 triệu cp, chiếm 7.5% vốn điều lệ.

Bốn cổ đông nội bộ khác của AVS thông báo đã bán xong tổng cộng 7.25 triệu cp, giao dịch kết thúc vào ngày 10/11.

Cụ thể, ông Nguyễn Khắc Lạc - Thành viên HĐQT đã bán thành công 2.25 triệu cp, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ xuống còn 2.25 triệu cp, tương đương 6.25% vốn điều lệ.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Thành viên HĐQT cũng đã bán xong 750,000 cp, giảm lượng cổ phiếu nắm giữ sau giao dịch xuống còn 750,000 cp.

Ông Hoàng Đức Hòa - Thành viên HĐQT đã bán 1.25 triệu cp. Giao dịch kết thúc vào ngày 10/11, ông Hòa còn năm giữ 1.25 triệu cp.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Thành viên HĐQT đã bán 3 triệu cp, qua đó làm giả số cổ phiếu nắm giữ của ông xuống còn 4.5 triệu cp, chiếm 12.5% vốn điều lệ.

Phú Long - Trương Thơ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hôm nay phiên 3 đóng cửa sẽ cao hơn giá thâp nhất 419,xx, có ai mua lúc VNI 420 thì P3 ăn rồi.

Hồi phục mạnh về cuối ngày, Vn-Index giảm nhẹ 0,32 điểm

Như vậy Vn-Index vẫn chưa lập "đáy" mới của năm 2010.

Con số CPI cả nước tháng 11 chưa được công bố, nhưng số liệu về CPI tháng 11 của TP.HCM tăng 1,73% và Hà Nội tăng 1,93% so với tháng trước cho thấy lạm phát đang là nỗi lo lớn nhất của giới đầu tư hiện nay. Thông tin này đã tác động khá mạnh vào thị trường ngay từ lúc mở cửa phiên giao dịch sáng nay (22/11).

VN-Index giảm 3,75 điểm xuống 422,71 điểm (-0,88%). KLGD đạt 880 nghìn cp, tương đương 18,22 tỷ đồng.

Sang đợt 2, VN-Index giảm 6,26 điểm xuống 420,2 điểm (-1,47%) xác lập mức đáy mới của VN-Index trong năm nay. Hiện toàn thị trường có 193 mã giảm giá, 65 mã đứng giá và chỉ có 16 mã tăng giá.

Trong nhóm bluechips, PVF giảm 900 đồng xuống 19.900 đồng/cp; VNM, HAG, HCM, giảm 1.000 đồng/cp, DPM tăng 200 đồng, BVH đứng giá. Các bluechips giảm mạnh nhưng KLGD hiện tại vẫn rất thấp, ITA giảm sàn xuống 12.700 đồng và giao dịch đang tăng khá mạnh tại cổ phiếu này.

Trong nhóm penny, FBT đi ngược thị trường khi hiện đang có dư mua trần hơn 55 nghìn cp; NHW tăng trần nhưng chỉ có dư mua giá tham chiếu. Các mã khác dư mua thấp, hầu hết chỉ còn dư mua giá sàn.

Tính đến 9h30, HoSE khớp lệnh hơn 10 triệu cp, tương đương hơn 210 tỷ đồng.

Về cuối ngày, nhờ sự hỗ trợ mạnh của các cổ phiếu chủ chốt như BVH, MSN, FPT... Vn-Index đã hồi phục mạnh mẽ và chỉ còn giảm nhẹ 0,32 điểm khi đóng cửa; chốt ngày tại 426,19 điểm.

Tại sàn Hà Nội, ngay sau lúc mở cửa, HNX Index đã tăng nhẹ nhưng rồi cũng nhanh chóng trở lại với xu hướng đi xuống. Sau đó, chỉ số dao động nhẹ ở dưới mức 98 điểm.

Tính đến 9h55, HNX Index giảm 1,29 điểm xuống 97,81 điểm. Toàn thị trường có 37 mã tăng trong khi có tới 211 mã giảm. Nhiều mã hiện chưa có giao dịch.

Nhiều mã penny giảm sàn, tuy nhiên, lượng bán sàn nhìn chung không nhiều. Tuy vậy, bên mua vẫn khá trầm lắng.

Trong số tăng giá, có gần chục mã tăng trần như VBC, VCM, NHA, VE9…

VE9 tăng trần lên 21.900 đồng với gần 400 nghìn đơn vị được chuyển nhượng.

Phương Mai – Quốc Thắng

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites
@SP: Quẻ vừa rồi chuẩn, ko sai tí nào. TQ đã ko tăng LSCB.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vay nóng ở chợ: Lãi suất gắn với giá vàng

Giữa tháng 11 này bà Kim Ngân chủ sạp bán hàng vải sợi ở chợ Tân Bình đã vay được 100 triệu đồng, thời hạn 3 tháng, lãi suất 5%/tháng.

Theo bà Ngân thì việc lãi suất tăng thêm 1%/tháng (cùng kỳ năm ngoái 4%) không làm bà quan tâm nhiều bằng biên nhận vay tiền có ràng buộc với giá vàng. Cụ thể, nếu giá vàng dưới 38 triệu đồng/lượng thì lãi suất vẫn giữ 5%/tháng, nếu giá vàng lên trên 38 triệu đồng/lượng, lãi suất là 6% và nếu giá vàng trên 40 triệu đồng/lượng thì lãi suất 7%.

Theo bà Nguyễn, một chủ cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý và ngoại tệ ở khu chợ Thiếc, thì mức lãi chung ở khu vực này khi vay tín chấp bằng tiền đồng lãi suất là 5 – 6%/tháng, bằng vàng là 1 – 1,5%/tháng, đôla là 2 – 3%/tháng.

Tuỳ theo nhu cầu xoay vòng vốn nhanh hay chậm của chủ sạp mà chọn vay loại nào có lợi hơn. Chẳng hạn nếu vay để mua hàng bán trong 3 – 4 tháng (từ nay đến tết), có thể chọn tiền đồng để tránh rủi ro vàng và đô biến động giá. Nhưng nếu vay để gom mua hàng về bán nhanh trong vài ngày, chọn vàng hoặc đôla để mức lãi thấp.

Tuy nhiên, với cách tính lãi với tiền đồng như kể trên, hiện nay nhiều người đi vay chấp nhận vay vàng hoặc đôla thay vì vay tiền đồng.

Một chủ sạp có vốn cho vay ở chợ An Đông đánh giá, nhu cầu vay năm nay nhiều hơn do giá hàng hoá tăng, các chủ sạp cần vốn nhiều hơn để trữ hàng và do lãi suất của ngân hàng cũng tăng.

Theo M.T

Sài gòn tiếp thị

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

@SP: Quẻ vừa rồi chuẩn, ko sai tí nào. TQ đã ko tăng LSCB.

Tò mò muốn biết bạn NẮNG có phải là giới nữ kg nhỉ? Đỗ Tiểu Cát: Vậy bạn NẮNG là nữ giới, có đúng kg vậy bạn NẮNG?

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác.

E tuy mệnh Thủy nhưng 3 lần vào sàn vàng thì cháy tk cả 3, giờ e sợ rồi kg giám chơi vàng nữa. Có lẽ e kg có duyên với vàng.

Chúc bác thành công với sóng vàng này.

Như vậy là Đại Phúc chơi sàn vàng, mà ko chơi vàng vật chất. Vậy thì mệnh có ảnh hưởng gì đâu nhỉ? :D Vì sàn vàng thì vẫn là các môn về tài chính mà - theo Nắng hiểu?

Thực tế cho thấy hầu hết những ng chơi sàn vàng đều thua, biên độ nó quá rộng, nhà cái lại nắm quyền binh lớn, lúc giá cả và trend tốt,m muốn vào thì mạng lại có vấn đề, lệnh chưa chắc đặt được. :(

Đại Phúc thử chuyển qua vàng vật chất xem, hoặc forex. Cũng giống như ck, cũng là mua rẻ bán đắt, nhưng forex ít mã hơn rất nhiều, chỉ có 7 ngoại tệ mạnh thôi và trong 7 loại ấy ng ta cũng chỉ giao dịch U và E là nhiều.

Có lẽ với CK, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất tới kqkd, báo cáo tài chính, ... cùng các động tác khác của cty đó. Còn với forex, nhất cử nhất động về chính trị, kinh tế, ... của các nước lớn đều làm nó biến chuyển, phải để ý nhiều và tính toán nhiều, nó hấp dẫn hơn ck ở chỗ đó.

Ck được thì được nhiều, lỗ cũng lỗ nhiều, có khi lên tới 100% hoặc hơn

Forex được ko đáng bao nhiêu, mất cũng thế, hihi, khoảng vài %

Ck khi TT chết, chỉ là mớ giấy lộn, bán ko ai mua - cái này Nắng nói theo thực tế, ko có ý gì với Ck nhé

Ngoại tệ hay vàng có giảm, lúc cần vẫn đổi ra tiền Việt để tiêu như bt, bán lúc nào cũng được.

À mà Nắng chơi môn này cũng giống như có ng bạn của Nắng rất thích cá rồng, có ng thì lại rất thích bóng chuyền bãi biển, và có 1 ng em thân thiết lại đam mê tiền cổ, ... - nghĩa là đơn giản chỉ là niềm đam mê thôi, và quả thực thấy nó rất thú vị, rất vui. :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bẫy thị trường

TTCK đang diễn biến phức tạp, hàng loạt “cái bẫy” vẫn đang được giăng lên để đón NĐT sơ sẩy.

Kevin Snowball: Vn-Index có thể lên 700 điểm trong năm 2010

Chuyên gia nói hớ

Cuối tháng 7-2010, khi VN Index đang ở mốc 500 điểm, ông Kevin Snowball, Giám đốc điều hành PXP Vietnam Asset Management (PXP), đưa ra dự báo VN Index có thể tăng lên 700 điểm trong những tháng cuối năm.

Thế nhưng nhìn vào diễn biến của TTCK lúc này, có thể khẳng định dự báo trên có đến 99% trật lất.

Chưa dừng lại ở đó, vị này lại “bồi” thêm nhận định trong vòng 2 năm tới VN Index có thể quay trở lại ngưỡng 1.000 điểm và chỉ ra hàng loạt yếu tố khẳng định TTCK Việt Nam hấp dẫn.

Vậy mà quỹ do PXP quản lý thời gian vừa qua bán rất nhiều nhưng mua lại chẳng bao nhiêu. Mới đây PXP vừa công bố bán không được một loạt CP như SSC, GIL, TMS.

Nhận định thị trường hấp dẫn, tăng điểm nhưng lại bán ra, động thái quá lộ này cho thấy sự đáng ngờ của PXP.

CEO của một công ty quản lý quỹ lớn, có thâm niên trên TTCK Việt Nam lại hành động như vậy không chỉ bản thân và quỹ bị ảnh hưởng, mà cả những NĐTNN khác cũng có thể bị vạ lây.

NĐT bị “nhát ma”

Đầu tuần rồi, CTCK VN Direct (VND) đưa ra khuyến nghị: “Chúng tôi nghĩ rằng thị trường đang có chút hoảng loạn trong ngắn hạn do tin tức lãi suất và một số tài khoản bị giải chấp... Khảo sát của một số môi giới và NĐT cho thấy áp lực giải chấp là hoàn toàn hiện hữu”.

Đến giữa tuần, VND lại tiếp tục nhận định: “Mặc dù nhiều CP đang trong vùng quá bán dưới áp lực giải chấp, NĐT vẫn không có cơ sở để kỳ vọng vào một đợt tăng điểm”.

Như đã biết, áp lực giải chấp là một trong những nguyên nhân khiến thị trường khốn đốn không ít lần trong năm nay. Cho đến bây giờ, không dễ dàng gì xác định được dòng tiền tham gia thị trường có bao nhiêu là vốn tự có, bao nhiêu là đòn bẩy.

Nhìn lại những phiên giảm giá trong thời gian qua, rất ít nhận định cho rằng thị trường đang chịu áp lực giải chấp. Không hiểu cuộc khảo sát của VND được thực hiện như thế nào, quy mô tới đâu mà có thể nói thị trường đang chịu áp lực giải chấp.

Nhiều NĐT đặt câu hỏi: Có chăng áp lực giải chấp này bắt nguồn từ chính VND nên mới suy bụng ta ra bụng người như vậy? Thiết nghĩ, trong những lúc thị trường cực kỳ nhạy cảm hiện nay, những nhận định đưa ra cần phải được kiểm soát chặt chẽ. NĐT rất dễ bị dao động tâm lý, nếu bị bồi thêm những thông tin kiểu như trên, hậu quả sẽ khó lường.

Mua đến đâu?

Một số ông chủ của các công ty đã công bố mua vào CP, thoạt nhìn đây có thể là điểm tích cực, vì cho thấy giá CP đang ở mức hấp dẫn. Nhưng xem lại danh sách, số lượng các ông chủ mua vào khá ít, khối lượng đăng ký mua cũng không quá lớn.

Bên cạnh đó, đăng ký mua vào là một chuyện, còn có mua thật hay không còn phải chờ. Không thể loại trừ trường hợp các ông chủ chơi đòn gió để tạo sự ổn định về tâm lý cho NĐT.

Từ đây, NĐT mua vào và nhờ vậy CP mới tạo đáy chứ nguyên nhân không xuất phát từ các ông chủ. Thực chất các ông chủ vẫn có thể dàn dựng theo kịch bản như sau: Nhờ các cổ đông lớn khác bán, sau đó ra tay mua, nhưng đến khi thị trường lên, lại tiến hành bán ra, trả CP lại. Với động thái này, số tiền bỏ ra không quá nhiều, nhưng kết quả thu được lại rất lớn.

Theo Thái Ca

Sài gòn giải phóng

Như vậy là Đại Phúc chơi sàn vàng, mà ko chơi vàng vật chất. Vậy thì mệnh có ảnh hưởng gì đâu nhỉ? :D Vì sàn vàng thì vẫn là các môn về tài chính mà - theo Nắng hiểu?

Thực tế cho thấy hầu hết những ng chơi sàn vàng đều thua, biên độ nó quá rộng, nhà cái lại nắm quyền binh lớn, lúc giá cả và trend tốt,m muốn vào thì mạng lại có vấn đề, lệnh chưa chắc đặt được. :(

Đại Phúc thử chuyển qua vàng vật chất xem, hoặc forex. Cũng giống như ck, cũng là mua rẻ bán đắt, nhưng forex ít mã hơn rất nhiều, chỉ có 7 ngoại tệ mạnh thôi và trong 7 loại ấy ng ta cũng chỉ giao dịch U và E là nhiều.

Có lẽ với CK, nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất tới kqkd, báo cáo tài chính, ... cùng các động tác khác của cty đó. Còn với forex, nhất cử nhất động về chính trị, kinh tế, ... của các nước lớn đều làm nó biến chuyển, phải để ý nhiều và tính toán nhiều, nó hấp dẫn hơn ck ở chỗ đó.

Ck được thì được nhiều, lỗ cũng lỗ nhiều, có khi lên tới 100% hoặc hơn

Forex được ko đáng bao nhiêu, mất cũng thế, hihi, khoảng vài %

Ck khi TT chết, chỉ là mớ giấy lộn, bán ko ai mua - cái này Nắng nói theo thực tế, ko có ý gì với Ck nhé

Ngoại tệ hay vàng có giảm, lúc cần vẫn đổi ra tiền Việt để tiêu như bt, bán lúc nào cũng được.

À mà Nắng chơi môn này cũng giống như có ng bạn của Nắng rất thích cá rồng, có ng thì lại rất thích bóng chuyền bãi biển, và có 1 ng em thân thiết lại đam mê tiền cổ, ... - nghĩa là đơn giản chỉ là niềm đam mê thôi, và quả thực thấy nó rất thú vị, rất vui. :P

Vâng, bác nói có lý lắm.

Để e NC thêm đã, ngã đau rồi nên kg dám chạy nhanh nữa. Cứ từ từ bác nhỉ, chậm nhưng chắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hiệu quả của Dung Quất là giảm bán tài nguyên thô

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, sáng 22/11, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng tiến hành trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Trao đổi với báo giới bên hành lang kỳ họp, tiến sĩ Kinh tế, Phó Trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Du Lịch cho rằng phát triển công nghiệp hóa dầu để phục vụ trong nước, giảm tình trạng bán tài nguyên thô là một hướng đi đúng.

- Vấn đề thực hiện công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất, theo ông cần phải chú ý đến những điểm nào?

Tiến sĩ Trần Du Lịch: Dự án có những mục tiêu nhằm tạo cú hích để phát triển kinh tế miền Trung và phát triển ngành công nghiệp hóa dầu trong nước. Tuy nhiên, có bao nhiêu phần trăm người dân địa phương tham gia vào dự án này? Tôi nghĩ không được là bao nhiêu. Vì trình độ người dân không phù hợp với công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật chuyên môn cao trong nhà máy.

- Việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất nhằm mục tiêu chính là cung ứng các sản phẩm xăng dầu cho thị trường, vậy theo ông mục tiêu ấy đã đạt được hay chưa?

Tiến sĩ Trần Du Lịch: Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động được một thời gian ngắn với mục tiêu hướng tới đáp ứng 30% lượng tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên đã xuất hiện sự chệch choạc giữa thị thường tiêu thụ và kế hoạch của các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu với nhà máy. Bộ Công Thương phải cân đối việc này, nếu năm 2011 không làm được thì không ổn.

- Vậy thì hiện tại đã đánh giá được hiệu quả của dự án này chưa, thưa ông?

Tiến sĩ Trần Du Lịch: Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới hoạt động được mấy tháng, chuyện đánh giá hiệu quả hay không thì còn phải chờ. Cũng có ý kiến cho rằng làm lọc hóa dầu không có hiệu quả về kinh tế. Quan điểm của tôi thế này, chúng ta phê phán việc bán tài nguyên thô và dầu thô là một trong thứ đó. Trong khi đó chúng ta có thể sử dụng ngay dầu thô khai thác được để nâng giá trị của nó lên bằng công nghiệp hóa dầu.

Trước mắt, Nhà máy lọc dầu Dung Quất mới chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Chúng ta còn phải xây dựng thêm nữa ví dụ như ở Nghi Sơn (Thanh Hóa). Nếu như bằng nguồn dầu thô của mình mà chú trọng vào việc phát triển công nghiệp hóa dầu để bảo đảm tiêu dùng trong nước mà chúng ta là người chủ động thực hiện việc này thì vẫn tốt hơn.

Xin cảm ơn ông./.

Vũ Anh Minh

Vietnam +

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thị trường về đáy, không phải cứ mua là thắng

(Vietstock) - Thị trường chứng khoán giảm sâu, giá nhiều cổ phiếu trở nên rất rẻ. Việc bắt đáy hiện nay là cần thiết, nhưng nhà đầu tư cần phải biết bắt đáy một cách khôn ngoan.

Và dưới đây là một số nguyên tắc mà nhà đầu tư cần tuân thủ trong việc bắt đáy thị trường để đạt hiệu quả cao do ông Lương Biện Nhân Quyền - Trưởng bộ phận Phân tích - Khối khách hàng cá nhân của Công ty Chứng khoán Mê Kông chia sẻ cùng Vietstock.

Thứ nhất, nhà đầu tư tuyệt đối không sử dụng đòn bẩy để bắt đáy trong giai đoạn này của thị trường.

Thứ hai, trong xu hướng xuống của thị trường, chỉ nên dùng 50% tiền trong việc bắt đáy và 50% tiền còn lại đưa ra sử dụng khi thị trường thực sự bước qua xu hướng tăng.

Thứ ba, 50% số tiền bắt đáy lại tiếp tục được chia làm ba phần, giải ngân phần một khi VN-Index dưới 440 điểm, giải ngân phần hai nếu VN-Index về dưới 421 điểm và giải ngân phần ba trong trường hợp VN-Index dưới 400 điểm.

Thứ tư, nhà đầu tư cần tránh nôn nóng, giải ngân phải từ từ, chậm rãi vào các phiên giảm điểm và ngưng mua trong các phiên tăng điểm

Cuối cùng, cần tập trung mua vào các mã cổ phiếu blue-chip và có tính thanh khoản cao.

Ngoài ra, ông Quyền còn nhận định USD sẽ tiếp tục tăng giá. Vì thế, nhà đầu tư có thể lựa chọn phương án tiếp tục tích trữ và gửi USD vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Sau đó mang sổ tiết kiệm USD để cầm cố và bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Viết Vinh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cú sốc CPI

Nhân chuyện NĐT phản ứng với những dự báo CPI quá sai lệch, hy vọng các Mr "Biết tuốt" đang hàng ngày tuôn ra những dự báo, bình luận, sẽ có thêm sự cân nhắc và trách nhiệm trong các phát ngôn về thị trường.

1- Cuối tuần trước, dân nghiện chứng khoán có dịp lao xao trên nhiều diễn đàn mạng. Số là một trang thông tin điện tử vừa đưa tin chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 11 của TP. HCM đã đột ngột tăng mạnh 1,73% so với tháng 10. "Đây là mức tăng cao nhất từ đầu năm đến nay và đưa CPI của Thành phố trong 11 tháng tăng 7,74% so với tháng 12 năm trước. Trong khi đó, CPI tháng 11 của Hà Nội tăng gần 2%", trang thông tin điện tử này khẳng định.

2- Đây lại là một đòn giáng mạnh vào niềm tin mong manh của một số NĐT sáng sáng vẫn còn kiên nhẫn theo dõi bảng điện. Trước đó chỉ 3 ngày, 1 trang thông tin điện tử khác đưa tin CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8% (theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia) - một con số được coi là quá tốt trong bối cảnh giá vàng và tỷ giá biến động loạn xạ, kéo theo giá nhiều hàng hóa tăng phi mã… Các NĐT đều biết CPI của hai thành phố đầu tàu luôn cao hơn các tỉnh, thành còn lại, nhưng với con số 0,8%, NĐT kỳ vọng CPI tháng 11 Hà Nội và TP. HCM ở đâu đó trên dưới 1%. Như thế chứng khoán chắc sẽ có cửa sáng.

3- Sáng 20/11, Cục Thống kê đã xác nhận tháng 11, CPI tăng 1,73% tại TP. HCM. Điều này đã tạo nên rất nhiều chỉ trích từ phía cộng đồng NĐT, thậm chí có nickname chắc vừa lỡ mua "cổ cánh" trút giận rằng "nếu gặp sẽ cho anh chị loan tin sai sự thật đi 'dựa cột'". Một số khác thì nhìn nhận, dự báo có thể có xác suất, nhưng để sai lệch lớn như dự báo CPI tháng 11 thì… khủng khiếp quá. Thà chẳng dự báo còn hơn!

4- Trở lại việc nhận định thị trường của các CTCK hiện nay. Hàng ngày, đa phần bản tin của nhiều CTCK tới tấp thống kê bao nhiêu mã mất giá, nhóm nào mất nhiều nhất… và kèm nhận định chỉ số Index sẽ có khả năng bật lên ở ngưỡng kháng cự nào, tuy nhiên sự phục hồi chưa bền vững, thị trường chỉ thích hợp với các NĐT trung dài hạn. Các CTCK đang khuyên các NĐT nghĩ cho dài hạn, trong khi không ngớt "chém gió" về mọi biến động cỏn con của thị trường, khiến các NĐT chỉ có thể tập trung suy nghĩ cho ngắn hạn. Kết quả, trừ các NĐT dài hạn bất đắt dĩ, đầu tư dài hạn chủ động hiện tại là cả một thách thức với NĐT cá nhân. Thậm chí, có NĐT còn hài hước rằng, ước gì được như Robinson Crusoe lạc trên hoang đảo không Internet, không tivi… để bớt phải nghe những dự báo, nhận xét vô lối về thị trường.

5- Sản phẩm dự báo, báo cáo phân tích suy cho cùng để phục vụ NĐT tốt hơn, tuy nhiên, nếu làm không tốt, những sản phẩm này sẽ trở thành con dao hai lưỡi, có hại cho người tiếp nhận. Nhân chuyện nhà đầu tư phản ứng với những dự báo CPI quá sai lệch, hy vọng các Mr "Biết tuốt" đang hàng ngày tuôn ra những dự báo, bình luận từ chuyện kinh tế vĩ mô Việt Nam đến triển vọng kinh tế thế giới, sẽ có thêm sự cân nhắc và trách nhiệm trong các phát ngôn về thị trường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Hai, 22/11/2010 | 11:11

Mạnh tay can thiệp “giao dịch ngầm” lãi suất

Niêm yết rõ ràng sẽ tránh được "giao dịch ngầm" lãi suất

Trước tình trạng phổ biến khách hàng tiền gửi mặc cả lãi suất dẫn đến cuộc đua lãi suất vượt rào thỏa thuận giữa các NHTM, đầu tuần này NHNN chi nhánh TPHCM thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm túc việc huy động vốn, xử lý triệt để việc cạnh tranh không lành mạnh.

Nghiêm với “sân sau” lãi suất

Giải thích về việc tăng lãi suất lên cao, vượt rào, nhiều NH cho biết gần đây có hiện tượng nhiều khách hàng đến rút tiền gửi tiết kiệm để mua vàng. Chỉ trong ngày 9-11 vừa qua, số lượng vàng bán ra tại 5 đơn vị Sacombank, Eximbank, ACB, VietABank, SJC lên đến 3 tấn, trong khi số lượng mua vào rất ít. Vì vậy, để giữ chân khách hàng tiền gửi VNĐ, các NHTM buộc phải xé rào lãi suất.

Nhiều NHTM cho biết đến cuối tuần qua khách hàng yêu cầu NH phải thỏa thuận lãi suất tiền gửi ở mức 15%/năm. Lãi suất huy động tăng cao đột biến buộc các NHTM cũng phải tăng lãi suất cho vay lên cao từ 20-22%/năm. Tại cuộc họp với UBND TPHCM cuối tuần qua, Phó Thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn cho rằng việc kéo giảm lãi suất khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên khi lạm phát dự kiến không quá 10%/năm, không có lý do gì lãi suất cho vay lại đến 20-22%/năm. Theo điều 6 của Luật Dân sự, các NHTM cho vay không được quá 150% lãi suất cơ bản. Tính theo lãi suất cơ bản 9%/năm các NH cho vay không quá 13,5%/năm. Như vậy hầu hết các NHTM đều vi phạm quy định này. Nhưng thực tế thời điểm này không thể dùng biện pháp hành chính để xử lý, mà NHNN sẽ phải dùng các biện pháp tổng thể để giảm dần lãi suất như đã thực hiện thành công trong quý II và III. Và mức lãi suất có thể chấp nhận được hiện nay là 12-13%/năm đầu vào và 14-15%/năm ở đầu ra.

Hiện nay có tình trạng một số NHTM lớn dư thanh khoản đã chuyển vốn qua các công ty con của mình để ngã giá đòi lãi suất cao tại các NHTM bạn. Ông Tuấn cho rằng đây là hành vi phạm pháp vì lợi ích cục bộ, đã tạo nên mặt bằng lãi suất không đúng thực chất nền kinh tế, đẩy giá thành doanh nghiệp tăng, gián tiếp đẩy CPI tăng. Vì vậy, NHNN Việt Nam đang yêu cầu NHNN chi nhánh kiểm tra các NHTM. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm sẽ xử lý nghiêm minh, thậm chí đưa sang cơ quan pháp luật.

Theo Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, để giải quyết tình trạng tăng nóng lãi suất ở các NHTM, NHNN sẽ có những giải pháp can thiệp thị trường. Trước hết để ổn định lãi suất huy động thì phải ổn định lãi suất nội tệ liên NH. Theo ông Bảo đến cuối tuần qua lãi suất liên NH kỳ hạn tuần xuống chỉ còn từ 8,5-10%/năm, kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 10,5%/năm. Thanh khoản trên thị trường khá dồi dào, các NH không còn ách tắc về vốn. NHNN cũng sẽ giữ không để lãi suất ngoại tệ ép lãi suất tiền gửi nội tệ và tạo thanh khoản cho nội tệ. Ngoài ra, NHNN sẽ tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho thị trường mở; đồng thời khẳng định, thực hiện theo Thông tư 13 và 19 phần lớn các NHTM quy mô nhỏ đều có giấy tờ có giá hoặc ngoại tệ để thực hiện các giao dịch về nghiệp vụ thị trường mở với NHNN. Vì vậy, NHNN cho rằng thanh khoản đối với các NHTM nhỏ từ nay đến cuối năm không phải là vấn đề quá lớn.

Bình ổn và kéo giảm lãi suất

Trong điều kiện lạm phát tương đối cao và tỷ giá vẫn còn sức ép thì không thể tự do hóa lãi suất. Nếu thả nổi lãi suất, thị trường sẽ rơi vào vòng xoáy lãi suất, gây hệ quả xấu về lạm phát là điều khó tránh khỏi. Quan điểm của NHNN hiện nay về vấn đề lãi suất là điều hành theo hướng ổn định, triển khai các biện pháp tổng hợp để tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Ngọc Bảo_Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thị Hồng cho rằng những chỉ đạo và giải pháp can thiệp của NHNN về cơ bản là hợp lý trong thời điểm hiện nay. Hơn nữa, nhìn tổng nguồn vốn huy động của các NHTM cao hơn nhiều so với dư nợ cho vay thì NHTM vẫn thừa sức cung vốn cho nền kinh tế.

Nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn và các NH đẩy lãi suất lên cao. Bà Hồng đưa ra câu hỏi liệu các NHTM hiện nay do không có đối tượng để cho vay hay phải tạm dừng cho vay?

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, cho rằng không có NHTM nào tuyên bố ngừng cho vay và Thống đốc NHNN cũng đã chỉ đạo các NHTM không ngừng cho vay vì nguồn vốn của các NHTM cho đến thời điểm này không phải quá thiếu.

Để thực hiện Chỉ thị 04 của NHNN, tuần này NHNN cũng sẽ làm việc trực tiếp với các NHTM nhà nước và một số NH cổ phần lớn để làm rõ việc cung cầu vốn ở các NHTM nhằm có biện pháp can thiệp và xử lý kịp thời.

NHNN cũng yêu cầu các NHTM không được đưa mức chênh lệch quá lớn trong huy động và cho vay gây bất ổn thị trường. Riêng đối với các NHTM nhà nước, NHNN yêu cầu áp dụng lãi suất cho vay đối với nông nghiệp - nông thôn, các món vay tốt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời cho vay nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu lãi suất không quá 13%/năm. Thực tế hầu hết NHTM đều kéo lãi suất đối với xuất khẩu không quá 13,5%/năm, tín dụng nông nghiệp 13%/năm, cho vay phục vụ hàng tiêu dùng dịp Tết không quá 15%/năm. Hy vọng với hơn 60% thị phần cho vay của các NH quốc doanh sẽ góp phần kéo giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới.

Mai Thảo

sài gòn giải phóng

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy PVF giảm 7 phiên rồi, hôm nay làm tý 19,8 xem có cháo húp cuối tuần này kg. (Dạo này rất kg thích nhóm TC, chỉ vào 1 ít dò đường thôi)

Vậy là hôm qua bắt dao rơi, hôm nay có cháo húp rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Khi nào còn kiểu đánh thay đổi trụ thì có nghĩa NN chưa gom xong hàng, vậy thì chưa thể đánh lên khi còn đảo trụ.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giá vàng: Ngưỡng 1.388,75 $?

Giá vàng đang hình thành mẫu hình vai đầu vai trên đồ thị H4. Bên vai phải giá vàng cũng hình thành một mẫu hình Bearish Rising Wedge. Giá đang kiểm tra các ngưỡng kháng cự và vẫn chưa thể chinh phục thành công. Tôi vẫn giữ quan điểm Bearish về giá vàng vào lúc này. Giá tăng vẫn là cơ hội để bán chứ không phải là cơ hội để mua. Mốc kháng cự hiện tại là vùng giá 1.370 $ và mốc kháng cự mạnh tiềm năng là 1.388,75 $.

Đồ thị giá vàng

Posted Image

Lưu ý của CafeF: Các phân tích trên chỉ có giá trị tham khảo, không phải là các khuyến nghị mua/bán

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tăng room cho NĐTNN lên 69% là không chính xác

Việc tăng room cho NĐTNN lên 69% ở một số lĩnh vực là không có cơ sở, vì chưa từng có văn bản nào mà UBCK đưa ra hoặc nhận được liên quan đến vấn đề trên.

Trong báo cáo mới nhất của HSBC về TTCK Việt nam có đề cập đến việc Việt Nam đang xem xét có thể tăng tỷ lệ sở hữu cho NĐTNN lên tới tại 69% tại các doanh nghiệp (ngoại trừ một số trường hợp DN đặc biệt) thay cho quy định 49% như nhiện nay.

Trao đổi với ĐTCK về thông tin này, ông Nguyễn Sơn Vụ trưởng Vụ PHát triển thị trường, UBCKNN cho biết, việc tăng room cho NĐTNN lên 69% ở một số lĩnh vực là không có cơ sở, vì chưa từng có văn bản nào mà UBCK đưa ra hoặc nhận được liên quan đến vấn đề trên.

"Việc nới room NĐTNN tham gia vào các DN nói chung được thay đổi là do chúng ta tuân theo cam kết WTO, nhưng con số 69% là không đúng", ông Sơn cho hay.

Theo ĐTCK

Share this post


Link to post
Share on other sites

11 tháng lạm phát 9,58%

Thông tin này vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay trong phiên giải trình trước Quốc hội sáng 24/11.

> Giá tiêu dùng tại Hà Nội tiếp tục tăng tốc

Theo thông báo của Thủ tướng, tính đến cuối tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tăng 9,58% so với tháng 12/2009. Như vậy, nếu căn cứ vào số liệu CPI 10 tháng do Tổng cục Thống kê công bố trước đó (7,58%), mức tăng giá tiêu dùng, riêng trong tháng 11, đã đạt 2%.

Trên thực tế, việc lạm phát có dấu hiệu tăng tốc trong tháng 11 là điều đã được dự đoán sau khi 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM lần lượt công bố mức tăng CPI tháng là 1,73% và 1,93%. Tuy nhiên mức tăng 2% của cả nước (cao nhất kể từ đầu năm) vẫn được xem là một con số bất ngờ.

Diễn biến giá tiêu dùng kể từ đầu năm 2010. Số liệu: GSO

Diễn biến giá tiêu dùng kể từ đầu năm 2010. Số liệu: GSO

Trong rổ hàng hóa tính CPI, giáo dục là một trong những nhóm dịch vụ, mặt hàng có mức tăng giá mạnh nhất (tăng 19% sau 11 tháng). Bên cạnh đó là nhóm thực phẩm, vật liệu xây dựng với mức tăng gần 13%. Tuy không tác động trực tiếp đến CPI nhưng việc giá vàng tăng tới 23,31% so với thời điểm cuối năm ngoái cũng được đánh giá là ảnh hưởng lớn tới đà tăng giá chung.

Theo giải thích của Thủ tướng, việc giá cả tăng cao những tháng gần đây trước hết do tác động giá thế giới, do kinh tế trong nước bước đầu phục hồi và tăng trưởng khá. Mặt khác, việc tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển sang cơ chế thị trường một số mặt hàng, trước đây, do Nhà nước quản lý giá, cộng thêm với thiên tai, lũ lụt… đã khiến giá cả leo thang. Cùng với đó là những tác động của nhu cầu vật tư hàng hóa, biến động giá vàng và tỷ giá trong giai đoạn cuối năm.

Nhằm góp phần kiểm soát giá cả, kiềm chế lạm phát, Thủ tướng cho biết, trong giai đoạn cuối năm, Chính phủ đã và sẽ tiếp tục ban hành nhiều biện pháp nhằm bình ổn thị trường. Trọng tâm của các biện pháp này là ổn định giá một số nguyên liệu đầu vào của nền kinh tế (điện, than, xi măng, giấy, phân bón…), sử dụng linh hoạt các công cụ như thuế, phí, quỹ bình ổn giá… điều hành hợp lý các hoạt động tài chính, ngân hàng… Mục tiêu trước mắt, theo Thủ tướng là ổn định nguồn hàng và kiểm soát giá trong dịp Tết Nguyên đán.

Về lâu dài, Chính phủ khẳng định sẽ tập trung vào các biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng, sức cạnh tranh, góp phần giảm nhập siêu… Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đây mới là những cơ sở vững chắc để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

Nhật Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay các sàn chứng khoán đang trình diễn vũ điệu Samba với những cú bounce vô cùng sôi động và hấp dẫn.

Các bác thử độn quẻ xem vũ khúc samba này của thị trường liệu sẽ kéo dài được bao lâu?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hấp dẫn thật!

===============================

Thị trường lao động Mỹ cải thiện, Phố Wall phục hồi

25/11/2010 8:18

Posted Image

Thị trường lao động Mỹ được cải thiện giúp Phố Wall phục hồi mạnh mẽ - Ảnh: Reuters

(TNO) Sau khi giảm sâu theo chứng khoán thế giới do tác động tiêu cực của những bất ổn chính trị tại châu Âu và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các chỉ số chứng khoán Phố Wall (Mỹ) đã lại bật lên nhanh chóng trong phiên 24.11 (kết thúc rạng sáng nay, 25.11, giờ VN).

Vincom kiện Vincon “nhái” thương hiệu

Sốt giá vải sợi

16 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỉ USD

Các sàn giao dịch tại châu Âu đóng cửa trước đó cũng có những ghi nhận khả quan; trong khi đó sắc đỏ vẫn xuất hiện nhiều trên các bảng giao dịch điện tử tại khu vực châu Á.

Thông tin hỗ trợ Phố Wall trong phiên này là việc chính phủ báo cáo số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần vừa qua (tính tới ngày 20.11) đã giảm 34.000 hồ sơ, xuống chỉ còn 407.000 trường hợp, thấp hơn nhiều so với dự đoán 435.000 của Bloomberg News.

Cùng với đó, chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 11 của người Mỹ do Đại học Michigan công bố cũng tăng lên mức 71,6 điểm, cao nhất kể từ hồi tháng 6 trở lại đây và vượt mức 69,5 điểm mà các chuyên gia kỳ vọng.

Trước đó, theo tin từ bên kia bờ Đại Tây Dương: chỉ số niềm tin kinh doanh của Đức đã được cải thiện, đồng thời chính phủ Ireland công bố chi tiết kế hoạch cắt giảm 20% chi tiêu đã tạo một điểm tựa khá chắc chắn cho Phố Wall.

Ireland sẽ cắt giảm 2,8 tỉ euro (tương đương 3,8 tỉ USD) vốn dành cho các dịch vụ phúc lợi xã hội, đồng thời đặt mục tiêu tăng thuế thu nhập lên thêm 1,9 tỉ euro. Mục tiêu của chương trình này là nhằm giảm thâm hụt ngân sách quốc gia xuống mức 3% GDP vào cuối năm 2014.

Trước các thông tin này, chứng khoán châu Âu và Mỹ đã có phản ứng rất nhạy bén. Chỉ số thị trường của Mỹ S&P 500 tăng 1,5% tại thời điểm chốt phiên 24.11, lên mức 1.198,35 điểm.

Dow Jones Industrial tăng 1,4%, tương đương 150,91 điểm cộng, chốt phiên ở mức 11.187,28 điểm. Nasdaq Composite tăng 1,9%, lên thành 2.543,12 điểm. Chỉ số MSCI World tăng 0,8%.

* Tổng kết phiên 24.11 tại châu Âu, chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực tăng 1,01%, tạm khép lại chuỗi ngày mất điểm tồi tệ nhất kể từ tháng 8 vừa qua.

FTSE 100 của Anh tăng 1,36%, chốt phiên ở mức 5.657,1 điểm; CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,62% lên thành 3.747,61 điểm; DAX của Đức khởi sắc với 118,8 điểm cộng, tương đương mức tăng 1,77%, lên thành 6.823,8 điểm.

IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 0,52%; PSI General của Bồ Đào Nha tăng 0,5%; Irish Overall của Ireland tăng 0,83%.

Tại châu Á, sắc xanh cũng đã xuất hiện trở lại trên các bảng điện tử dù gam màu đỏ vẫn còn chiếm phần khá lớn.

Phiên ngày 24.11 (kết thúc chiều cùng ngày, giờ VN) ghi nhận chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục giảm nhẹ 0,84%, xuống còn 10.030,11 điểm; KOSPI (Hàn Quốc) giảm 0,15%; S&P/ASX 200 của Úc giảm nhẹ 0,1%. Các thị trường Phillipines, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Pakistan, Đài Loan cũng đều giảm điểm.

Trong khi đó, HSI của Hồng Kông đã quay đầu đi lên với 127,72 điểm cộng, tương đương tăng 0,56%, chốt phiên ở mức 23.023,86 điểm. CSI 300 và Shanghai Composite của Trung Quốc lần lượt tăng 2,25% và 1,12%.

Duy Trần

(Theo Bloomberg, Reuters)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hôm nay các sàn chứng khoán đang trình diễn vũ điệu Samba với những cú bounce vô cùng sôi động và hấp dẫn.

Các bác thử độn quẻ xem vũ khúc samba này của thị trường liệu sẽ kéo dài được bao lâu?

Giờ Tý ngày 21/10/Canh Dần: Quẻ Hưu Lưu Liên: Kiểu này mai không vượt nổi vùng kháng cự 440-444, lại tèo.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hồi chiều e có hỏi VNI hôm nay đã vào quẻ Khai Đại An chưa? Quẻ Hưu Xích Khẩu: Vậy trung và dài hạn chưa vào tới quẻ Khai Đại An, nhưng tại sao mấy hôm năng nóng vậy? Quẻ Khai Tốc Hỷ: Blu có tăng mấy đâu, toàn cp nóng. Vậy là pullback, sóng B của đợt giảm này.

Vậy thì có nghĩa là còn 1 đợt giảm nữa để hoàn thành sóng C và tạo đáy VNI (và kết thúc quẻ Kinh vô Vong)? Quẻ Đỗ Tiểu Cát: Vâng, đúng vậy.

(Kinh Vô Vong: VNI sẽ có đáy là vùng 410, kết hợp TA thì VNI có đáy là 401, xấu nữa là 389-398)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Rất mong được bác TS và các cao thủ LV ĐT chỉ giáo thêm.

Xin chân thành cảm ơn.

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Vai trò giữ nhịp của nhóm cổ phiếu lớn trong hai phiên gần đây không còn được chú ý nhiều. Thay vào đó sự trở lại của hàng loạt cổ phiếu nhỏ, “hàng nóng”, báo hiệu nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận của dòng vốn đầu cơ.

“Hàng nóng” lại sốt

Hàng loạt cổ phiếu nóng lao dốc thời gian qua bắt đầu quay trở lại quỹ đạo tăng trần quen thuộc. AAA là gương mặt sáng giá nhất vì là cổ phiếu “đình đám” được chú ý trong suốt hai tháng qua. Tính từ đỉnh cao nhất ngày 15/9 đến đáy ngày 16/11 vừa qua, AAA đã sụt giảm khoảng 74%, xuống mức giá thấp nhất trong lịch sử của cổ phiếu này: 23.900 đồng/cổ phiếu.

Sau vài lần đỡ đáy hụt, dòng vốn đầu cơ đã chặn được đà giảm và bắt đầu tiến hành đẩy giá lên bằng khối lượng chặn mua trần “khủng”. Nói chung chiến thuật với các “hàng nóng” dạng này vẫn không thay đổi: Chặn mua lớn, chuẩn bị vốn để đón hàng cắt lỗ, sẵn sàng rung lắc trên đường.

AAA có độ bật nhanh hơn mặt bằng chung khá nhiều. HNX-Index cũng chạm đáy ngày 17/11 nhưng 7 phiên vừa qua vẫn lình xình và mới tăng được 4,4%. Trong khi đó AAA đã đạt tỉ suất lợi nhuận tối đa 32,5% - một mức tăng chóng mặt trong giai đoạn này.

Tuy nhiên AAA vẫn xếp sau “quán quân” VE9. Cổ phiếu này tuy không “nổi tiếng” như AAA nhưng cũng thuộc loại giảm mạnh nhất trên cả hai sàn. Tính từ đỉnh 25/6/2010 đến đáy ngày 3/11, VE9 cũng đã giảm khoảng 72%. Trong 7 phiên vừa qua, VE9 đã đem lại tỉ suất lợi nhuận gần 41%.

Nhóm cổ phiếu có truyền thống sóng lớn do bị đầu cơ quá mức từ đầu tuần đến nay lại gây chú ý khi khối lượng giao dịch tăng cao, đặc biệt là khối lượng chặn mua giá trần. Không giống như lý thuyết “cổ phiếu giảm càng ít thì tăng càng mạnh”, trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu giảm càng sâu thì tăng càng chóng mặt. Dòng vốn đầu cơ có lẽ rất quen thuộc với các mã như vậy nên chỉ cần “có động”, hàng loạt cổ phiếu vốn rơi thảm vài hôm trước đột ngột “lột xác”. Người chậm chân có lẽ không thể mua được vì lượng cầu quá lớn.

Penny sẽ “lên hương”?

Ngoài các cổ phiếu “nóng”, những mã tăng trần liên tục vài phiên gần đây phần lớn là cổ phiếu có vốn hóa thấp, đặc biệt là trên sàn HNX.

Thống kê cho thấy, khoảng 30 mã tại HNX trong 7 phiên vừa qua có mức tăng trên 15%. Tại HOSE – dù biên độ nhỏ hơn – cũng có 11 mã tăng trên 15%, còn số tăng trên 10% lên tới 34 mã.

Thực tế chỉ số chung của nhóm cổ phiếu có vốn hóa dưới 500 tỷ đồng tại HOSE trong 7 phiên gần đây có xu hướng tăng mạnh hơn VN-Index. Ngay trong các phiên giảm chung, nhóm này vẫn có diễn biến tốt hơn thị trường. Cả sàn HOSE có 34 mã tăng trên 10% thì riêng nhóm vốn hóa dưới 500 tỷ đồng đã chiếm 22 mã. Tại HNX cũng tương tự: 26/30 cổ phiếu có mức tăng từ 15% trở lên nằm trong nhóm vốn hóa dưới 500 tỷ đồng.

Một phần không nhỏ những penny vốn hóa thấp là những doanh nghiệp làm ăn không tốt, thậm chí lỗ trong vài quý gần đây. Đơn cử như BAS lỗ liền quý 2 và quý 3/2010 khoảng 7,6 tỷ đồng và lỗ lũy kế từ đầu năm khoảng 6,2 tỷ đồng nhưng vẫn có vài phiên tăng trần.

TRI quý 2 nhờ bán bớt tài sản (cổ phần góp vốn) lấy về tiền mặt mới ghi nhận lãi (41,9 tỷ đồng) nhưng thực tế dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn âm. Quý 3 vừa qua TRI lại lỗ tiếp 4,7 tỷ đồng. Tuy nhiên điều đó cũng không hề gì vì TRI vẫn cho tỉ suất lợi nhuận khoảng 15% trong 7 phiên vừa qua và hai phiên gần đây liên tục “căng” trần.

Một điểm khá thú vị là số cổ phiếu đem lại tỉ suất lợi nhuận cao ở trên phần lớn lại có thị giá rất thấp. Một phần ba số cổ phiếu đem lại lợi nhuận trên 15% tại HNX có giá đang giao dịch nhỏ hơn 15.000 đồng/cổ phiếu. Cùng khung giá này, tại HOSE có 18 mã đạt lợi nhuận trên 10%.

Loại trừ các cổ phiếu có điều chỉnh giá kỹ thuật, thị giá thấp thường là biểu hiện của những mã có mức sụt giảm giá mạnh từ đầu năm đến nay. Thị trường định giá lại những mã này dưới tác động của kết quả kinh doanh. Tuy nhiên từ việc những cổ phiếu như vậy phục hồi mạnh trở lại, có thể đặt câu hỏi liệu mức giá đó đã phản ánh hết các rắc rối đó hay chưa. Không ít cổ phiếu rơi về mức giá thấp đến khó tin (vài ngàn đồng) và không thể giảm thêm nữa kể cả trong điều kiện thị trường rất xấu do không còn ai muốn bán ra nữa. Một số mã thậm chí còn đóng băng giao dịch.

Nói chung các cổ phiếu có vốn hóa thấp, thị giá nhỏ thường có tính đầu cơ cao do chi phí vốn để đẩy giá lên không cần nhiều. Một số cổ phiếu vốn hóa thấp đến mức chỉ cần một vài nhà đầu tư lớn tham gia mua cũng có thể khống chế hết lượng cổ phiếu trôi nổi. Đây chính là nguyên nhân khiến các cổ phiếu này thường có biến động rất mạnh.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chứng khoán ngày 26/11: Đuối phút chót!

Thứ 6, 26 Tháng 11 2010 11:58

Tác giả Mạnh Chung (Theo VnEconomy)

Không ngoài dự đoán, cung hôm nay tuôn ra dày đặc ở ngưỡng 440 điểm. Áp lực chốt lời T+4 cũng gia tăng. Đúng 15 phút đợt đóng cửa đã đẩy lùi VN-Index khỏi mức 440 điểm.

Hôm nay tiếp tục có nhiễu về số liệu. Khối lượng và giá trị khớp lệnh không thực sự lớn như bảng điện tử hiển thị. Giao dịch thỏa thuận lô lớn hôm nay rất sôi động. Nhiều nhà đầu tư có thể đã quen với việc kiểm tra chéo giao dịch thỏa thuận khi thấy số liệu đột biến.

Người kỳ vọng thanh khoản gia tăng mạnh trong một phiên tăng điểm có thể sẽ hơi thất vọng. Sàn HOSE giao dịch thỏa thuận khoảng 12,59 triệu đơn vị, như vậy lượng khớp lệnh thực trên sàn chỉ có xấp xỉ 32,81 triệu đơn vị, không cao hơn hôm qua là mấy (chưa tới 3%). Giá trị khớp lệnh cũng chỉ khoảng 637,3 tỷ đồng mà thôi, tăng 1,6%.

Nhìn vào khối lượng khớp lệnh thực tế có thể thấy cầu không tăng lên bao nhiêu. Áp lực chốt lời là mạnh khi thị trường gặp ngưỡng cản đồng thời nhu cầu khoanh lãi ngắn hạn tăng lên khi người có cổ về tài khoản vẫn nhìn thấy rủi ro.

Thống kê cuối ngày tại HOSE có 6 mã giảm sàn, 74 mã giảm giá, 85 mã tăng giá và 32 mã giảm sàn. HNX mạnh hơn với 60 mã tăng trần, 147 mã tăng giá và 11 mã giảm sàn, 73 mã giảm giá so với tham chiếu.

So sánh về độ rộng của thị trường thì hôm nay thực tế lại không tích cực như hôm qua. Số cố phiếu giảm giá đã tăng lên gần gấp 3 tại HOSE và số tăng giá cũng giảm chỉ bằng một nửa phiên trước. Điều đó chứng tỏ vẫn có những cổ phiếu được mua mạnh và tăng nhưng áp lực bán tại nhiều mã khác cũng mạnh lên không kém.

Lực bán tăng lên rất rõ trong phần lớn thời gian giao dịch của đợt khớp lệnh liên tục. VN-Index sau khi vượt qua ngưỡng 440 điểm từ sớm – đạt đỉnh 443,68 điểm – đã nhanh chóng thoái lui. Chẵn một giờ người bán thoát hàng đẩy chỉ số lùi lại ngưỡng 437,29 điểm, tương đương mức dao động giảm gần 1,46%.

Đuối sức rõ nhất là nhóm cổ phiếu lớn. Nhóm 40 mã vốn hóa lớn nhất HOSE đã giảm 0,3% so với hôm qua và khối lượng khớp lệnh cũng giảm gần 14%. Biều hiện thiếu cầu giá cao khá rõ ràng. Hàng loạt cổ phiếu cuối ngày chấp nhận đóng cửa ở mức thấp và cách khá xa đỉnh trong phiên.

PVF là ví dụ rõ ràng nhất của áp lực bán này. Không rõ số bán ra hôm nay vì thông tin kết quả kinh doanh hợp nhất giảm mạnh hay chỉ thuần túy là chốt lời T+4. Cổ phiếu này mở cửa sát trần, sau đó được nhồi lên, nhồi xuống hai vòng để rồi đóng cửa ở giá sàn. Khối ngoại cũng dừng mua khi chỉ còn chiếm hơn 10% giao dịch.

Ngoài BVH và VSH còn được khối ngoại chi phối giao dịch – mua vào tỉ trọng tương ứng 89,6% và 73,1% - các mã còn lại đều bị “buông”. Hàng loạt cổ phiếu trụ cột bị gãy hôm nay một phần có lẽ do khối ngoại dừng mua hoặc chỉ mua giá thấp.

Nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục có sự xoay vòng. Ngoài những mã còn nóng, một số lớn đã chững giá, nhường “sân khấu” cho cổ phiếu khác.

Gần như toàn bộ số tăng trần hôm nay tại HOSE là thuộc nhóm vốn hóa thấp.

Nếu tách các giao dịch thỏa thuận ra, thanh khoản chững lại là điều không tốt trong một phiên mà đáng lẽ tâm lý sẽ rất hưng phấn. Rất có thể phiên giao dịch hôm nay mang tính chất chốt lời kỹ thuật. Những người bình quân giá tại đáy có thể giảm danh mục để giữ an toàn vì chưa thể khẳng định về một chu kỳ phục hồi bền vững.

Nhóm cổ phiếu lớn chi phối Index giảm giá hôm nay cũng góp phần củng cố thêm ngưỡng kháng cự 440 điểm. Như đã nói từ hôm qua, cầu giá cao sẽ có một phiên thử thách hôm nay. Lực đẩy trong 30 phút cuối đợt hai là khá tốt, nhưng hơi dè dặt. Vn-index lấy lại xấp xỉ 3 điểm tính từ đáy nhưng rốt cục lại không qua nổi 440 điểm vì yếu tố kỹ thuật: Nhóm cổ phiếu lớn sụt giảm lúc đóng cửa.

Điều đó tiếp tục chứng tỏ vai trò của khối ngoại suốt thời gian qua tại nhóm cổ phiếu lớn. Dòng vốn nội không đổ vào blue-chip nhiều trước đó và hôm nay tuy có tăng mua, nhưng lại không đủ để đỡ giá.

Trên phương diện kỹ thuật, đến hôm nay đợt phục hồi vừa qua vẫn chưa thoát khỏi yếu tố dao động kỹ thuật tại ngưỡng hỗ trợ. Tâm lý đã khác biệt rất nhiều so với tuần trước. Tuy nhiên độ hưng phấn đã thực sự đủ mạnh để khởi động một chu kỳ tăng hay chưa thì còn phải thử thách qua nhiều rào cản. Chí ít sự chai lỳ với tin xấu vừa qua cũng đem lại hi vọng về khả năng không thể giảm sâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay