Đại Phúc

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam

501 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Lợi nhuận tiêu tan, cp nhỏ chết, NDT nhỏ chết, c.t ck nhỏ chết, tử thủ chết…

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Thương Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Đỗ Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Cảnh Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs thoát hàng

8/.Tử Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Kinh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, kinh sợ…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Lợi nhuận tiêu tan, cp nhỏ chết, NDT nhỏ chết, c.t ck nhỏ chết, tử thủ chết…

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Thương Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Đỗ Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Cảnh Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs thoát hàng

8/.Tử Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Kinh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, kinh sợ…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

Nhớ không lầm là đã có một dự đoán cho TTCK Việt Nam (từ tháng 6/2010, lúc đó VN Index khoảng trên dưới 500) sẽ đạt "đỉnh" vào tháng 9 Việt Lịch với 3 con số 4,6,9. Thấp nhất là 444, cao nhất là 999.

Nay thì, đang "đáy" 444.

9h37, ngày 15/09/Canh Dần - Việt Lịch

Kinh - Vô Vong

No table!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Lợi nhuận tiêu tan, cp nhỏ chết, NDT nhỏ chết, c.t ck nhỏ chết, tử thủ chết…

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Thương Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Đỗ Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Cảnh Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs thoát hàng

8/.Tử Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Kinh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, kinh sợ…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

hữu lưu niên chứ nhi?

hôm nay em xin góp một quẻ :D

9h48' ngày 15/9/canh dần

kinh vô vong

"không nên mạo hiểm chăng?"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cảm ơn bác nhắc nhở, e bị nhầm lẫn nên xin sửa lại thứ tự:

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Lợi nhuận tiêu tan, cp nhỏ chết, NDT nhỏ chết, c.t ck nhỏ chết, tử thủ chết…

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Hưu Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Sinh Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Thương Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs bắt đầu thoát hàng

8/.Đỗ Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Cảnh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, thất vọng, vô vọng…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

Edited by Đại Phúc
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn bác nhắc nhở, e bị nhầm lẫn nên xin sửa lại thứ tự:

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Lợi nhuận tiêu tan, cp nhỏ chết, NDT nhỏ chết, c.t ck nhỏ chết, tử thủ chết…

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Hưu Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Sinh Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Thương Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs bắt đầu thoát hàng

8/.Đỗ Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Cảnh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, thất vọng, vô vọng…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

Bạn có thể nói rõ hơn được không? Căn cứ gì mà bạn gán những quẻ đó vào những sự kiện và các con sóng?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm rồi mình đang ngồi uống cafe với ông bạn, nói chuyên ck. Có cao thủ nhận định ttck VN bây giờ đang ở thế chân kiềng, 3 ông lớn luôn đánh phá nhau: SSI, TLS, VND, như thể thời Tam quốc.

Chợt lúc đó rùng mình và cảm ứng rằng bây giờ VNI đang ở quẻ: Cảnh Xích Khẩu.

Vậy mình độn tiếp để xem các giai đoạn-thời tiếp theo sẽ trải qua là gì? và mình đã liệt kê các giai đoạn như đã đăng, nhưng do trình độ còn kém lên chưa biết áp thời gian cho các gian đoạn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay hỗn độn quá. kính nhờ chú Thiên Sứ cùng các bác , các anh trên diễn đàn ứng giúp một quẻ xem tình hình chứng khoán Việt Nam từ giờ đến cuối năm thế nào để mọi người cùng tham khảo. xin cảm ơn chú cùng các bác các anh các chị

Edited by khonghoi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cổ phiếu rớt giá thê thảm quá các bác ơi... :D

9h25' AM ngày 25/10 em lấy được quẻ Sinh Tốc Hỉ. Các bác luận giúp em với, liệu nó có còn rớt nữa ko? tình trạng rớt giá còn kéo dài trong bao lâu? bây giờ có nên bán ra ko?

Cảm ơn các bác nhiều!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Còn rớt, rớt nhanh, rớt như quẻ của bạn: Bắt đầu tăng tốc.

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quẻ Cảnh Vô Vong cho thị trường chứng khoán từ nay tới cuối năm theo Việt lịch.

Tuy không giảm mạnh về 380 như một số nhận định của các công ty chứng khoán. Tuy vậy cũng sẽ không có sóng nào mạnh, diễn biến đi ngang, thanh khoản và giá trị giao dịch đều tiếp tục ở mức thấp như suốt thời gian qua. Nhà đầu tư mất niềm tin và các cơ quan quản lý thị trường do nạn làm giá không được xử lý nghiêm. Chiến lược có lẽ phù hợp là đầu tư vào kênh đầu tư khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ĐP xin được hiệu chỉnh lại luận đoán quẻ Tử Tiểu Cát, do mới đọc lại thấy Tử còn có nghĩa là tiền bạc tài sản lưu động.

Thời-giai đoạn:

Quẻ hiện tại 19/10/2010 1/.Cảnh Xích Khẩu: Các công ty ck không đồng tâm hiệp lực, đang diễn ra sự tranh bá-xưng hùng

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

5/.Hưu Lưu Liên: Sóng 2, điều chỉnh. Thương tổn, buồn, lưu lại, giữ lại, quay lại…

6/.Sinh Tốc Hỷ: Sóng 3, giai đoạn tăng tốc, nóng….

7/.Thương Xích Khẩu: Sóng 4, điều chỉnh, tranh cãi, đánh nhau…BBs bắt đầu thoát hàng

8/.Đỗ Tiểu Cát: Sóng 5, lợi nhuận nhỏ, các nhà ĐT nhỏ nhảy vào, bà bán xôi vào…BBs thoát hàng lần cuối.

9/.Cảnh Vô Vong: Giai đoạn sóng downtrend, kết thúc, thất vọng, vô vọng…

Rất mong bác Thiên sứ và các anh chị góp ý chỉnh sửa và bổ xung phần chọn thời gian ứng với từng giai đoạn (Quẻ)

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

thị trường hôm nay lên thế chẳng biết có phải là bulltrap ko?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ chờ đợi giai đoạn KL giao dịch suy kiệt, rồi tới giai đoạn kinh sợ, hoảng loạn. Lúc ấy từ từ mà mua vào chờ giai đoạn Khai Đại An.

ĐP đoán tầm tháng 12 AL mua vào là vừa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …

-----------------------------

Đại gia chứng khoán 'trốn' cổ phiếu

Không tìm thấy cơ hội lướt sóng ngắn hạn, nhiều nhà đầu tư lớn bỏ sàn chứng khoán đi du lịch nước ngoài. Có người chọn việc ở nhà làm osin toàn thời gian để tránh việc “táy máy” mua vào, bán ra các loại cổ phiếu.

> Đại gia chứng khoán 'làm thịt' nhau/ Thu nhập 200 triệu mỗi tháng vẫn nghèo

Chị Hà là khách hàng VIP loại siêu “khủng” của một số công ty chứng khoán. Chị vẫn được các môi giới gọi điện mời chào các cơ hội đầu tư hấp dẫn xuất hiện trên thị trường. Thế nhưng, những ngày gần đây, chị không nghe điện thoại của môi giới mà quyết định ở nhà toàn thời gian để làm nội trợ. Nhà đầu tư VIP này nói: “Mua con nào chết con đó. Cứ đến sàn rồi lại táy máy mua bán là mất một đống tiền. Thà cứ ở nhà làm osin lại 'lành' mà khỏe người”.

Trước đó, đại gia chứng khoán này đã bán sạch danh mục đầu tư, chấp nhận lỗ ở nhiều mã cổ phiếu để chờ tình hình mới. Theo chị Hà, nếu thị trường có dấu hiệu tốt lên thì sẽ quay lại. Vào thời điểm này, bất cứ nhà đầu tư nào tiếp tục lướt sóng hoặc tham gia “lái” cổ phiếu là cực kỳ rủi ro.

Ngay cả tin tốt, công bố chính thức cũng khó làm giá chứng khoán tăng. Ảnh minh họa: Nhật Minh

Ngay cả tin tốt, công bố chính thức cũng khó làm giá chứng khoán tăng. Ảnh minh họa: Nhật Minh

Vài tháng trở lại đây, thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào cảnh trầm lắng. Nhiều cổ phiếu cỡ vừa và nhỏ giảm tới hơn 50% và có loại thậm chí giảm tới 70%. “Nếu nhìn Vn-Index hiện ở mức 450 điểm, người ta sẽ không nhận thấy sự suy giảm nghiêm trọng của nhiều loại cổ phiếu đặc biệt là các penny. Trên thực tế, giá nhiều cổ phiếu nhỏ đã về dưới mức Vn-Index 400 điểm. Trong khi các nhà đầu tư chuộng penny thì tình hình hiện nay là rất xấu”, anh Tuấn – một nhà đầu tư cỡ bự tại Hà Nội nhận xét.

Một nhà đầu tư lớn mở tài khoản tại Công ty chứng khoán Thăng Long cho biết: “Tôi vẫn đến sàn nhưng chỉ ngắm bảng điện tử chứ không mua bán gì. Hôm nào thấy giá của mã cổ phiếu mình quan tâm đã thấp hơn cả mức đáy gần nhất thì cũng chỉ mua một tí gọi là mà thôi”. Khoảng gần 2 tháng gần đây, anh này chủ yếu đến công ty chứng khoán để tụ tập, tán phét là chính, chứ không còn săn đón các thông tin vỉa hè như trước. “Giờ thì đến thông tin tốt, công bố chính thức giá cổ phiếu cũng khó lên được chứ chẳng nói gì đến tin đồn”, anh này bình luận.

Trong khi đó, một nhóm nhà đầu tư lớn khác đang mở tài khoản tại một công ty chứng khoán có trụ sở chính tại TP HCM lại rủ nhau đi du lịch nước ngoài. Một nhà đầu tư lớn có tên Hưng cho biết: “Bây giờ đi du lịch chẳng sợ lỡ cơ hội đầu tư mà còn tránh được việc mất tiền. Ở nhà, cái tâm lý ngứa ngáy tay chân dễ làm mình máu mua bán rồi lại lỗ chổng vó”.

Trong hơn một tháng gần đây, ngoài việc giá của nhiều cổ phiếu giảm mạnh, giá trị giao dịch cũng tụt xuống dưới 1.000 tỷ đồng, nhiều phiên chỉ khoảng 600 tỷ đồng. Một nguyên nhân quan trọng khiến cho giá trị giao dịch giảm là nhiều nhà đầu tư lớn chọn cách đứng ngoài thị trường quan sát chứ không tích cực mua bán như trước.

Khánh Linh

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …

-----------------

Vincom bán công ty chứng khoán

Do hoạt động kinh doanh không đạt kế hoạch nên Công ty chứng khoán Vincom (VincomSC) sẽ khai tử sàn giao dịch tại Hà Nội và chỉ duy trì một sàn duy nhất ở TP HCM.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Vincom cho biết: "Việc thu hẹp hoạt động trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán, hướng trọng tâm bất động sản, là một quyết định đã được cân nhắc kỹ lưỡng từ việc phân tích và đánh giá tình hình thị trường thực tế, hướng tới sự phát triển bền vững".

Theo lãnh đạo Vincom, việc thu hẹp, tiến tới chuyển nhượng VincomSC sẽ được triển khai theo một lộ trình từng bước, không gây xáo trộn và bất lợi cho khách hàng, thị trường và chủ đầu tư.

Trước mắt, trụ sở chính của VincomSC chuyển vào TP HCM và công ty này sẽ được đổi tên, còn sàn giao dịch phía Bắc sẽ được đóng cửa, thực hiện trong vòng 15 ngày kể từ 27/10.

Sau khi đóng cửa sàn giao dịch ở phía Bắc, Công ty chứng khoán Vincom chỉ còn duy nhất một điểm giao dịch tại TP HCM. Ảnh: B.H.

Nhà đầu tư phía Bắc có thể giữ nguyên tài khoản và chuyển vào giao dịch tại TP HCM, hoặc đóng tài khoản; song cũng có thể chuyển tài khoản giao dịch sang Chứng khoán VPBank.

VincomSC cho biết đang xúc tiến đàm phán để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho các đối tác có năng lực khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng chỉ được chính thức công bố sau ngày 10/12, khi VincomSC đã có đủ 3 năm hoạt động theo quy định để cổ đông sáng lập có quyền được chuyển nhượng cổ phần cho bên thứ ba.

VincomSC hiện quản lý hơn 18 nghìn tài khoản, hoạt động từ cuối năm 2007 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Cổ đông lớn - Công ty CP Vincom nắm 75% vốn điều lệ.

Bạch Hường

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày GD 28/10/2010:

VN-Index: 450.07 (▲ 0.06 - 0.01%) KL: 22,748,330 GT: 543.7 tỷ

Vậy là đang ở quẻ: Tử Tiểu Cát.

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …

3/.Kinh Vô Vong: Kinh hãi, thất vọng, giai đoạn tẩy rửa-thanh lọc-loạt bỏ…

.............................

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ chờ đợi giai đoạn KL giao dịch suy kiệt, rồi tới giai đoạn kinh sợ, hoảng loạn. Lúc ấy từ từ mà mua vào chờ giai đoạn Khai Đại An.

ĐP đoán tầm tháng 12 AL mua vào là vừa.

---------------------------------------------------------

Don Lam: “Sẽ có rất nhiều khoản đầu tư lớn vào Việt Nam trong năm 2011”

Vinacapital cho rằng Thị trường Việt Nam đang mang lại cơ hội mua tốt trong quý IV/2010 do giá cổ phiếu thấp và tiềm năng kinh tế ở mức cao.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc tập đoàn Vinacapital Group cho biết: Năm nay, có trên 90 nhà đầu tư nước ngoài đăng ký tham dự Hội nghị nhà đầu tư Vinacapital 2010, nhiều gấp đôi số lượng tham gia hội nghị năm ngoái.

"Đó là một chỉ dấu quan trọng chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đã hứng thú trở lại với thị trường Việt Nam. Chúng tôi tin chắc rằng sẽ có rất nhiều những khoản đầu tư lớn vào Việt Nam trong năm tới và tương lai gần”, ông Don Lam nói.

“Cơ hội mua tuyệt vời trong quý IV/2010”

Ông Andy Ho, Trưởng bộ phận đầu tư của tập đoàn Vinacapital nhận xét: "Đại đa số các khoản đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam là từ các nhà đầu tư tổ chức, và họ luôn tìm kiếm các khoản mua tốt trong dài hạn. Việc cổ phiếu của các công ty blue-chip Việt Nam có mức giá thấp tạo nên cơ hội đầu tư chứng khoán tuyệt vời cho các nhà đầu tư này” .

Đồng thời ông Ho cũng cho rằng thị trường Việt Nam đang mang lại cơ hội mua tuyệt vời trong quý IV/2010 do giá cổ phiếu thấp và tiềm năng kinh tế ở mức cao.

Vinacapital cho biết tập đoàn vẫn năng động và lạc quan. Vinacapital sẽ tiếp tục chú trọng vào việc đưa dòng vốn đầu tư mới vào Việt Nam và đầu tư vào các ngành kinh tế nội địa. Năm 2011, Vinacapital sẽ huy động vốn thành lập quỹ mới để đầu tư và tiếp tục quảng bá Việt Nam.

Nhóm ngành “hot” trong năm 2010 đối với thị trường cổ phiếu: Hàng hóa tiêu dùng; các công ty cung cấp dịch vụ y tế; dịch vụ tài chính; công ty dầu khí; thủy hải sản; vật liệu xây dựng.

Các nhà quản lý quỹ chứng minh khả năng tạo ra lợi nhuận

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giữ ở mức cao, dự kiến 6 -8% trong nhiều năm liền. Áp lực về lạm phát vẫn còn, thường ở mức 7-9%.năm làm tăng những nỗ lực vào việc tăng trưởng tín dụng.

Chỉ số VN-Index giảm 28,3% trong 12 tháng qua, trong khi đó thị trường các nước châu Á và các nước Asean rất sôi nổi, tăng trên 30%.

Lý giải về câu hỏi thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang tụt hậu so với các thị trường chứng khoán của các nước Asean và các thị trường mới nổi khác, Vina Capital cho rằng: Cán cân thương mại âm, VND thay đổi liên tục – 5 lần trong 2 năm qua; tính thanh khoản thấp trong 9 tháng đầu năm 2010; Có thể có sự thay đổi về mặt chủ trương sau Đại hội;

Thêm vào đó, các quỹ đầu tư vào Việt Nam tiếp tục được giao dịch ở mức chiết khấu cao, trung bình khoảng 25%; Các quỹ này chiếm chiếm tỷ trọng lớn trong các quỹ dạng đóng đang giao dịch tại Thị trường chứng khoán London.

Mức chiết khấu giá duới NAV chỉ ra rằng Việt Nam dường như chưa hoàn toàn chiếm được thiện cảm của các nhà đầu tư. Mức chiết khấu này sẽ mất đi khi các nhà đầu tư tin tưởng vào sự phục hồi của thị trường Việt Nam và các nhà quản lý quỹ chứng minh khả năng tạo ra lợi nhuận từ thị trường này.

Đây là năm thứ 5, Vinacapital tổ chức Hội nghị thường niên các nhà đầu tư nhằm nổ lực đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam để tìm hiểu co hợi tại đây. Hội nghị là cách Vinacapital thảo luận cởi mở với các nhà đầu tư hiện hữu và tiềm năng quan tâm đến Việt Nam.

Dự kiến trong khoảng 12-18 tháng sắp tới, Vinacapital sẽ ra mắt quỹ mới. Vinacapital Goup đang quản lý giá trị tài sản lên tới 1,8 tỷ USD tính đến thời điểm hiện tại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

4/.Khai Đại An: Chân sóng 1, giai đoạn uptrend bắt đầu, giai đoạn không còn cảnh chia rẽ "cảnh Xích Khẩu", sẽ có 1 Minh chủ. Thời kỳ vàng son là đây

------------------------------------------------------

Chừng nào còn tồn tại những chuyện kiểu này thì TT còn bất ổn, phải có 1 người nào đó (c.ty, tổ chức) đứng ra làm "Minh chủ" để thống nhất "Thiên hạ" thì VNI tới quẻ Khai Đại An.

******

Chào mời hợp tác “tay ba” cho bán khống cổ phiếu với phí 36%/năm

Chào mời hợp tác “tay ba” cho bán khống cổ phiếu với phí 36%/năm

Bên cạnh mức phí vay trên, nhà đầu tư chấp nhận vay cổ phiếu còn phải trả phí giao dịch cho CTCK. Ngoài ra, để được vay cổ phiếu, NĐT phải đặt cọc 30% giá trị vay.

Xuất hiện “nhà cái” tham gia cho nhà đầu tư vay cổ phiếu để bán khống, giao dịch T+1…, thay vì công ty chứng khoán thực hiện.

Gần đây, những tay môi giới có tiếng trong làng chứng khoán nhận được lời chào mời tham gia “sản phẩm vay cổ phiếu để bán” (tức có thể bán khống, T+1, T+2, T+3).

Theo lời chào mời này, tập đoàn X sẽ mở tài khoản tại một công ty chứng khoán Y. Trong tài khoản của tập đoàn X sẽ có kho cổ phiếu lớn và quỹ tiền khổng lồ để có thể giúp các nhà đầu tư có ký kết hợp tác với tập đoàn X thực hiện giao dịch mua/bán cổ phiếu.

Phí cho vay 36%/năm

Theo lời chào mời này, tập đoàn X sẽ cho các nhà đầu tư vay một số cổ phiếu mà tập đoàn này nắm giữ và xét thấy có độ an toàn cao về thanh khoản để bán. Sau đó nhà đầu tư sẽ mua trả lại tập đoàn X sau một thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên.

Đối với sản phẩm này (vay cổ phiếu để bán), mức phí mà tập đoàn X đưa ra là: Trong 7 ngày đầu, nhà đầu tư phải trả phí 0,05%/ngày; 7 ngày tiếp theo là 0,08%/ngày; sau 14 ngày là 0,1%/ ngày (mức phí này tương đương 36%/năm).

Bên cạnh mức phí vay trên, nhà đầu tư chấp nhận vay cổ phiếu còn phải trả phí giao dịch cho công ty chứng khoán Y.

Để được vay cổ phiếu, nhà đầu tư phải đặt cọc 30% giá trị vay. Phương thức đặt cọc có thể bằng tiền hoặc đặt cọc bằng cổ phiếu. Trường hợp đặt cọc bằng cổ phiếu sẽ bị chiết khấu giá trị đảm bảo theo tỷ lệ margin của công ty chứng khoán Y.

Theo điều khoản hợp đồng, khi giá trị cọc giảm còn 20%, thì môi giới sẽ tiến hành cảnh báo khách hàng nộp thêm cọc để đủ 30%. Trường hợp giá trị khoản đặt cọc giảm xuống 15% mà khách hàng không nộp thêm cọc thì tập đoàn X sẽ tiến hành xử lý để đưa khoản vay về tỷ lệ an toàn.

Đáng chú ý, phương thức đặt cọc cũng được ghi nhận khá “bài bản”, theo đó với khoản đặt cọc nhỏ hơn 150 triệu thì nhà đầu tư có thể đặt cọc vào tài khoản của tập đoàn X nếu chưa có tài khoản riêng. Tuy nhiên, với khoản đặt cọc lớn hơn 150 triệu thì được khuyến khích đặt cọc vào tài khoản của khách hàng. Tuy nhiên, tài khoản này sẽ được mở dưới dạng đồng chủ tài khoản giữa khách hàng và đại diện của tập đoàn X.

Làm như vậy, tập đoàn X sẽ kiểm soát được các giao dịch và đảm bảo không cho phép khách hàng tự rút tiền để “bùng”!

Hợp tác 80:20

Một điểm đáng chú ý là tập đoàn X đã đưa ra một “gói sản phẩm” khá thú vị. Theo đó, khách hàng có danh mục đầu tư cổ phiếu dài hạn không dùng đến trong một thời gian nhất định có thể hợp tác với tập đoàn X để kiếm lời từ phí cho mượn cổ phiếu.

Tập đoàn X sẽ đàm phán với từng trường hợp cụ thể với từng khách hàng theo từng cổ phiếu, thời gian cho mượn, mức phí cho mượn…

Số cổ phiếu tập đoàn X mượn của khách hàng sẽ được cho nhà đầu tư khác vay lại và phí cho vay này sẽ được tập đoàn X giữ lại 20%, còn 80% kia sẽ trả cho người cho mượn cổ phiếu.

Để thực hiện việc này, tập đoàn X sẽ có tài khoản tổng tại công ty chứng khoán Y, đồng thời tại công ty chứng khoán đó, nhân viên của tập đoàn X sẽ đứng tên tham gia đồng chủ tài khoản với những khách hàng tham gia hợp tác.

Môi giới thắng lớn?

Khi tham gia đưa khách hàng về hợp tác với tập đoàn X, ngoài nhận 35% giá trị phí giao dịch của khách hàng, tập đoàn X sẽ có chính sách thưởng đối với các danh mục mang lại lợi ích lớn cho tập đoàn.

Bên cạnh đó, môi giới còn được hưởng lương cứng tại công ty chứng khoán Y nếu đạt doanh số tối thiểu 20 tỷ đồng/tháng, được hưởng phí môi giới phát sinh khi giao dịch trên tài khoản của khách hàng do môi giới mang về.

Như vậy, với hình thức này, các môi giới sẽ được hưởng hoa hồng “kép”.

Công ty chứng khoán có vô can?

Với phương thức này, về bề ngoài, công ty chứng khoán sẽ “vô can”, bởi họ không trực tiếp tham gia hợp tác với nhà đầu tư. Và nếu cơ quan quản lý có kiểm tra thì cũng khó có thể kết luận về sự sai phạm.

Với “chiêu” này, công ty chứng khoán mặc nhiên chỉ làm nhiệm vụ nhận lệnh. Còn “ông nhà cái” (tập đoàn X nêu trên) và nhà đầu tư liên kết, thì công ty chứng khoán "không biết", hay nói cách khách là “vô can”. Tuy nhiên, để thực hiện việc này thì ắt công ty chứng khoán cũng phải có lợi ích để công việc được “đầu xuôi, đuôi lọt”.

Như vậy, sau khi dư luận lên án những vấn đề liên quan đến việc cho bán khống cổ phiếu ở Việt Nam, cũng như một số công ty chứng khoán bị phạt về hành vi này, thì thị trường lại xuất hiện những “dịch vụ” mới này. Và điều đó cho thấy, hoạt động giao dịch T+0 bằng cách này hay cách khác vẫn là nhu cầu có thật trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo Duy Cường

NDHMoney

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Posted Image

Đây là hình ảnh do 1 bạn bên F319 đưa lên, ĐP xin được post lên đây và thêm câu hỏi:

1/.Hình ảnh này cho ta biết điều gì về TTCK VN trong tương lai trung và dài hạn?

2/Thời điểm mua vào cổ phiếu "bắt vùng đáy" VNI là khi nào?

Rất mong bác TS và các cao thủ tham gia luận đoán.

Xin chân thành cảm ơn

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một cao thủ Tử Vi xem lá số của tôi phán một câu xanh rờn - trúng phóoc: Số tôi ko có duyên với cờ bạc - nên đoán về ttck va bóng đá....không chuẩn. Âu cũng là cái số.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …có những NDT nhỏ và c.ty CK nhỏ chết...

----------------------------------------------------------------

VincomSC đóng cửa, nhiều công ty sẽ "nối gót"?

VincomSC đóng cửa, nhiều công ty sẽ "nối gót"?

Với 18.000 tài khoản, việc VincomSC sẽ rút hẳn khỏi chứng khoán thực sự tạo cơ hội cho nhiều DN khác.

Sau VincomSC, rất có thể sẽ có những công ty khác "nối gót" đóng cửa theo hình thức khác nhau. Đây là quy luật tất yếu khi chứng khoán không còn là "miếng bánh" dễ gặm.

Ngay sau khi VincomSC chính thức tuyên bố đóng sàn Hà Nội từ 27/10, nhiều nhà đầu tư đã buộc phải tính chuyện chuyển tài khoản sang công ty mới. Với 18.000 tài khoản, việc VincomSC sẽ rút hẳn khỏi chứng khoán thực sự tạo cơ hội cho nhiều DN khác.

Tìm "nhà mới"

Những ngày đầu tiên sau khi Sàn giao dịch Hà Nội của VincomSC đóng cửa, dường như không có nhiều xáo trộn trên thị trường.

Theo các nhà đầu tư, về cơ bản, mọi giao dịch qua tài khoản vẫn được duy trì thông qua dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, những dịch vụ hỗ trợ khác đã tạm dừng nên cũng gây ra không ít khó khăn cho nhà đầu tư.

Thực tế, sau khi VinconSC phát đi thông cáo, ngày 27/10, đã có nhiều nhà đầu tư đến sàn VincomSC Hà Nội để thực hiện các thủ tục. Một nhân viên tại đây cho biết, rất nhiều người đến đặt lệnh bán, rút tiền khỏi tài khoản hoặc chuyển tài khoản sang công ty khác.

Một nhà đầu tư nói rằng, việc đầu tiên sau khi thấy thông báo đóng cửa, anh và nhiều nhà đầu tư đã phải đến rút hết tiền trong tài khoản.

Đơn giản, công ty chuyển vào TP.HCM thì để cho chắc ăn, cứ rút hết về đã vì chưa biết sau đó việc rút chuyển tiền sẽ thế nào. Anh này cho hay cũng đang tính chuyển tài khoản sang công ty chứng khoán khác ở miền Bắc cho tiện vì còn phải liên tục đóng, rút tiền và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Trong khi đó, anh Long - một nhà đầu tư khác, nói thêm, anh vừa cùng mấy người bạn cũng vừa đóng tài khoản tại VincomSC. Đích mới được nhắm đến là các công ty chứng khoán lớn, đặc biệt có ngân hàng "tên tuổi" đứng sau để hỗ trợ giao dịch và tài chính.

Thậm chí, anh Long còn tỏ ra khá bi đát khi cho rằng, thị trường chắc sẽ còn nhiều công ty chứng khoán nhỏ phải phá sản, tốt nhất chuyển dần về các công ty lớn.

Theo thông báo từ Vincom, khách hàng của VincomSC tại sàn giao dịch miền Bắc sẽ có các lựa chọn đối với tài khoản giao dịch của mình: giữ nguyên để chuyển vào sàn giao dịch tại TP.HCM; đóng tài khoản tại VincomSC hoặc chuyển sang Công ty CP Chứng khoán VPBank.

Tuy nhiên, theo khảo sát của PV. VNR500 đối với các nhà đầu tư ở phía Bắc của VincomSC, cách được lựa chọn nhiều nhất vẫn là đóng tài khoản, đi tìm nhà cung cấp dịch vụ mới.

Còn Công ty CP Chứng khoán VPBank, mấy ngày nay, đã thực hiện các công tác tiếp nhận và tạo điều kiện cho nhà đầu tư của VincomSC đăng ký chuyển tài khoản. Thủ tục chuyển sẽ mất từ 2-3 ngày làm việc.

Đối với việc giao dịch thỏa thuận, Chứng khoán VPBank thu mức phí 0,15% giá trị giao dịch trong 3 tháng, kể từ ngày 27/10. Bên cạnh đó, công ty còn "ưu đãi phí vay margin chỉ còn 0,045%/ngày và không giới hạn thời gian vay".

Tuy nhiên, đối với nhiều nhà đầu tư, đây vẫn chưa phải là lựa chọn đầu tiên. Nhiều người vẫn chọn cách đóng tài khoản rồi tính tiếp. Nhân cơ hội này, nhiều công ty chứng khoán đã tiếp cận và mời khách hàng của VincomSC về. Ngay ngày đầu tiên, họ đã cử nhân viên đến tận sàn VinconSC để giới thiệu và mời gọi khách hàng.

Nhân viên môi giới một công ty chứng khoán lớn ở Hà Nội nhận định, thời điểm này, khi thị trường đang trầm lắng, công ty không tập trung đầu tư mà lo phát triển dịch vụ. Vì thế, việc phát triển thêm khách hàng là rất quan trọng. Không chỉ nhắm đến các nhà đầu tư nhỏ, công ty còn có ý định tìm hiểu và tiếp cận với các khách hàng "VIP" và những nhà đầu tư tổ chức ở VincomSC.

Khi chứng khoán không còn là "miếng bánh" dễ gặm

Thực tế, sau những biến động trên thị trường, không ít công ty chứng khoán dần thu hẹp hoạt động của mình.

Trước hết, đó là chấn chỉnh, co hẹp bớt chi nhánh ở các địa bàn nhỏ, ít nhà đầu tư. Nhiều công ty đã phải từ bỏ một số dịch vụ có yêu cầu lớn về vốn và các điều kiện khác. Lớn hơn là việc mua bán và và chuyển nhượng vốn trong các cho nước ngoài dẫn đến việc thay chủ đầu tư, rồi đổi tên công ty chứng khoán.

Cách đây 3 năm, khi thị trường "nóng rẫy", một trào lưu thành lập các công ty chứng khoán nổ ra. Số lượng các công ty của Việt Nam đến nay khoảng 100. Đây là con số được nhiều chuyên gia nhận xét là quá nhiều, đông nhưng không mạnh.

Đến thời điểm này, chỉ còn khoảng 20 công ty lớn được nhà đầu tư điểm mặt, còn lại là nhỏ. Riêng 10 công ty đứng đầu đã chiếm 50% thị phần, hơn 90 công ty còn lại phải chia nhau miếng bánh nhỏ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước đó, khi mà chứng khoán phát triển "nóng", các công ty nhỏ vẫn có thể sống tốt nhờ tự doanh. Song, khi thị trường đi xuống, tự doanh thua lỗ. Khi các công ty lớn sống khỏe nhờ tăng cường dịch vụ, thì số công ty nhỏ gặp vô vàn khó khăn. Họ thiếu nhân lực, công nghệ thấp, không thu hút được khách hàng.

Từ cuối năm ngoái, khi đối mặt với yêu cầu tăng vốn tối thiểu lên 300 tỷ đồng mới có thể thực hiện đủ cả 4 dịch vụ môi giới, nhiều công ty đã tìm cách thoái lui bằng cách cắt giảm nghiệp vụ kinh doanh.

Thậm chí, nhiều công ty tìm cách rút lui khỏi thị trường bằng việc bán lại hay bán bớt phần vốn cho đối tác khác. Tuy nhiên, VincomSC là công ty chứng chứng khoán đầu tiên tuyên bố đóng sàn và rút lui khỏi thị trường. Có thể nhận thấy, sự sàng lọc khắc nghiệt trên thị trường chứng khoán đã dần lộ rõ.

Sau VincomSC, rất có thể sẽ có những công ty khác "nối gót" đóng cửa theo hình thức khác nhau. Đây là quy luật tất yếu khi nhiều ông chủ nhận thấy, chứng khoán không còn là "miếng bánh" dễ gặm.

Thị trường cũng không còn cơ hội cho lướt sóng ngắn hạn. Việc đầu tư thêm cho công nghệ, nhân lực để phát triển dường như là quá sức và chưa hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Vì thế, tới đây, nếu có những sự kiện như VincomSC hẳn sẽ không còn là điều bất ngờ.

Theo Lê Khắc

VNR500

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

quote name='Thiên Sứ' date='Oct 29 2010, 12:21 AM' post='101402']

Có một cao thủ Tử Vi xem lá số của tôi phán một câu xanh rờn - trúng phóoc: Số tôi ko có duyên với cờ bạc - nên đoán về ttck va bóng đá....không chuẩn. Âu cũng là cái số.

------------------------------------------------------

Chân thành cảm ơn bác đã hồi âm.

Cháu xin hỏi trước bác một vấn đề: Bản thân cháu mới chỉ làm quen với Lạc Việt Độn Toán, vậy cháu có được phép tham gia luận đoán theo cảm ứng từ hình ảnh mà cháu post lên không ạ? (Cháu sợ cầm đèn chạy trước ô tô thì "Dục tốc bất đạt")

Edited by Đại Phúc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Muốn có sóng thần VNI, phải có đủ thiên thời, địa lợi, nhân hòa

Đăng ngày: 20:22 21-10-2010

Thư mục: Nhận định thị trường

Muốn có sóng lớn

Phải có Big Boys

Thiên thời, địa lợi

Cùng với nhân hòa.

Thiên thời: Vĩ mô tốt, kiến trúc thượng tầng ổn định

Địa lợi : Doanh nghiệp làm ăn tốt, giá trị doanh nghiệp phản ánh vào giá cổ phiếu, giá cổ phiếu đủ rẻ để kích thích smart money.

Nhân hòa: Sự đồng thuận, BBs nội chủ động đánh lên. Mấy chú tây lông chỉ đỡ nổi VNi thôi.

Không có đủ, xanh tí lại xả lên đầu.

Nguồn trích dẫn:

http://vn.360plus.yahoo.com/giaosucan2000/article?mid=131

Share this post


Link to post
Share on other sites

quote name='Thiên Sứ' date='Oct 29 2010, 12:21 AM' post='101402']

Có một cao thủ Tử Vi xem lá số của tôi phán một câu xanh rờn - trúng phóoc: Số tôi ko có duyên với cờ bạc - nên đoán về ttck va bóng đá....không chuẩn. Âu cũng là cái số.

------------------------------------------------------

Chân thành cảm ơn bác đã hồi âm.

Cháu xin hỏi trước bác một vấn đề: Bản thân cháu mới chỉ làm quen với Lạc Việt Độn Toán, vậy cháu có được phép tham gia luận đoán theo cảm ứng từ hình ảnh mà cháu post lên không ạ? (Cháu sợ cầm đèn chạy trước ô tô thì "Dục tốc bất đạt")

Cảm ứng này là xuất thần. Không cần học LVDT cũng cảm ứng được. Tuy nhiên, nếu bài bản thì vẫn tốt hơn. Học Bốc Dịch cũng cảm ứng được như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

2/.Tử Tiểu Cát: Dòng tiền vào TT nhỏ và suy yếu, thể hiện khối lượng giao dịch ngày càng suy kiệt, lợi nhuận nếu có được ở giai đoạn này nhỏ …có những NDT nhỏ và c.ty CK nhỏ chết...

----------------------------------------------------------------

CTCK nhỏ “ăn vốn” chờ thời!

Câu chuyện của VincomSC dù với lý do gì một lần nữa khiến hoạt động của các CTCK tốp sau được quan tâm rằng liệu có hay không một làn sóng giải thể, mua bán sáp nhập các CTCK?

Giữa tuần trước, TTCK xôn xao về sự kiện CTCK Vincom đóng cửa phòng giao dịch phía Bắc và có thể bán cả Công ty. Câu chuyện trên trở thành vấn đề thời sự bởi nó xảy ra đúng mùa công bố kết quả kinh doanh quý III và các CTCK chiếm áp đảo trong số các báo cáo lỗ.

Nhiều NĐT vội liên tưởng tới một làn sóng CTCK sẽ chịu cảnh giải thể, mua bán, sáp nhập. Tuy nhiên, đây là kịch bản chưa dễ thành hiện thực trong ngắn hạn…

Thông báo của Vincom SC khá bất ngờ với nhiều chi tiết. Thứ nhất, kết quả kinh doanh gần nhất cho thấy Vincom SC vẫn lãi. Theo đó trong quý III, Công ty đạt 15,24 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm lãi 22 tỷ đồng - kết quả không quá tồi nếu xét trong bối cảnh phần lớn CTCK lỗ trong quý III.

Thứ hai, trong số 18.000 tài khoản tại Vincom SC hiện nay, phần lớn tập trung ở phía Bắc, nhưng Vincom vẫn quyết định từ bỏ "địa lợi" này để dấn thân vào cuộc phiêu lưu mới.

Thứ ba, theo thông lệ, những cuộc mua bán cổ phần CTCK trước đây, việc đàm phán khá bí mật để tránh các xáo trộn và bất an nơi khách hàng. Nhưng khách hàng chưa kịp hoàn hồn về thông báo đóng cửa sàn Hà Nội, Vincom SC đã đề cập tới khả năng bán luôn cả Công ty…

Sự thay đổi của Vincom SC dù với lý do gì một lần nữa khiến hoạt động của các CTCK tốp sau được quan tâm với nhiều câu hỏi. Câu hỏi liệu có hay không một làn sóng giải thể, mua bán sáp nhập các CTCK tương tự như làn sóng thành lập cách đây 3 - 4 năm? Nếu có thì khi nào và nếu chưa thì CTCK nhỏ dựa vào đâu để tồn tại?

Về lý thuyết, tự doanh và môi giới là hai mảng mang lại thu nhập chính cho các CTCK, bên cạnh nguồn thu hạn chế từ dịch vụ (lưu ký, tư vấn, hỗ trợ giao dịch cho NĐT…). Nhưng hai bầu sữa này đã không còn nuôi sống nhiều CTCK trong năm 2010, một phần do khó khăn từ thị trường, một phần do mức độ cạnh tranh lớn. Khả năng CTCK sống dựa vào tiền gửi của NĐT khi việc quản lý chưa chuyển giao về cho ngân hàng cũng không hợp lý khi các CTCK nhỏ chỉ thu hút lượng NĐT khiêm tốn cả về số lượng lẫn chất lượng.

Câu trả lời có ngay trong báo cáo kiểm toán của nhiều CTCK năm 2009. Theo đó, nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều CTCK đang "co" lại đáng kể so với vốn điều lệ ban đầu, dù một số CTCK này chỉ thuần túy thực hiện hai nghiệp vụ môi giới và tư vấn (xem bảng).

Nguồn: ĐTCK

Hiểu đơn giản, 2 năm qua, nhiều CTCK giống như người đi buôn, không sinh lãi, phải tiêu lạm vào vốn nhưng chưa đến giai đoạn phải khánh kiệt, phá sản. Chắc chắn các con số này vào cuối năm 2010 sẽ biến động mạnh theo hướng đi xuống, nhưng giai đoạn đào thải các CTCK có thể vẫn chưa bắt đầu: sau vài năm "tiêu pha", nhiều CTCK vẫn còn tiền và thị trường đứng trước cơ hội phục hồi.

Báo cáo thường niên của CTCK Quốc Gia cho biết 1 tổ chức và 3 cá nhân sở hữu gần 100% số cổ phần; tại CTCK Nam Việt 99,57% số cổ phần thuộc về 1 tổ chức và 1 cá nhân; tương tự, tại CTCK Đà Nẵng, 5 cá nhân và 1 tổ chức đã nắm giữ 95% số cổ phần; rất nhiều CTCK nhỏ khác có tỷ lệ tương tự…

Với đa số CTCK tốp sau, một nhóm cổ đông chiếm tỷ lệ sở hữu chi phối khiến các CTCK không bản sắc, không chiến lược hay định vị mục tiêu vẫn lay lắt, tồn tại: trên khía cạnh tâm lý người Á Đông, việc tự thừa nhận sai lầm vẫn rất khó khăn, đặc biệt đúng với các doanh nhân/cá nhân có khả năng tài chính - cổ đông lớn của nhiều CTCK hiện nay.

Ba năm và hai lần "khủng hoảng", con đường phía trước của nhiều CTCK rõ ràng không trải thảm đỏ. Chưa xét đến các yếu tố tích cực như cạnh tranh hay mở rộng, việc tồn tại hay không tồn tại là câu hỏi với nhiều CTCK hiện nay. Thị trường càng khắc nghiệt thì sự đào thải càng đến sớm. Thực tế không dễ chịu nhưng là tất yếu, vấn đề là thời gian.

Theo Giang Thanh

ĐTCK

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay