Thủy Tiên

Phân ngôi khách - chủ trong ngôi nhà đương đại

1 bài viết trong chủ đề này

Lưu ý:

Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.

Phân ngôi khách - chủ trong ngôi nhà đương đại

Theo SGGP

Ta đã biết việc sắp xếp phong thủy cho mỗi ngôi nhà luôn theo các trình tự từ xa đến gần từ ngoài vào trong, từ đại thể đến chi tiết, trong đó vai trò của chủ nhân luôn là quan trọng, là chính thể để bố trí cơ cấu và nội thất. Tuy nhiên, mọi gia đình đều có nhu cầu giao tiếp và những không gian tương ứng như sảnh đón, phòng khách… Vì thế, cần có sự phân định hợp lý để đảm bảo tính thống nhất toàn nhà, đồng thời vẫn tạo được tiện nghi thoải mái cho khách mà không xâm phạm vào Nội Khí Dương Trạch.

Kinh nghiệm truyền thống...

Trong bố cục của mọi ngôi nhà truyền thống Việt Nam (và cả các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản), sự phân ngôi khách – chủ luôn được thể hiện rõ nét. Điều này có thể giải thích qua những nét đặc trưng văn hóa truyền thống Đông phương: luôn coi trọng tính ổn định và ngôi thứ trong ngoài, trên dưới. Xét về mặt phong thủy, sự phân ngôi khách chủ cũng là biểu hiện cho 5 đặc tính cơ bản của phong thủy, đó là:

Posted Image

Kết hợp khu tiếp khách trong mối quan hệ tổng thổ

– Tính tổng hợp: cũng như mọi thành phần khác trong nhà, những khu vực dành cho khách luôn được xem xét dưới nhiều phương diện để tạo lập không gian hài hòa. Ngoại trừ những ngôi nhà mang tính từ đường của dòng họ, nhà quan lại thường xuyên tiếp đón khách hay dành sảnh tiếp khách rộng rãi và trang trí cầu kỳ, tách bạch với các khu vực sinh hoạt khác, còn thì nhà dân luôn kết hợp khu tiếp khách trong mối quan hệ tổng thể.

Posted Image

Tiếp khách ngòai vườn

– Tính linh hoạt: không gian ở ngôi nhà truyền thống là dạng không gian liên hoàn ít ngăn chia cứng mà chủ yếu dùng bình phong, tủ kệ. Mọi người cùng sinh hoạt dưới một mái nhà, trong một hệ cột kèo thống nhất. Để tránh sự tùy tiện và xâm phạm vào các thành phần riêng tư, phân ngôi khách – chủ khá nghiêm ngặt như là biểu hiện của nguyên lý Âm Dương: trong Tĩnh có Động, trong Nội có Ngoại, cố định trong vỏ bọc linh hoạt. Một số nhà có vườn còn bố trí không gian tiếp khách dưới nhà mát, nhà chòi lẫn giữa thiên nhiên, không ảnh hưởng nội thất nhà chính.

– Tính quân bình: Luôn giữ tỷ lệ hợp lý của các thành phần ngoại và nội, không thiên lệch, tạo sự cân bằng âm dương. Sự cân bằng không phải là tình trạng 5/5, thông thường là 3/7 hay 4/6 thậm chí là 2/8 tùy theo trường hợp cụ thể, trong đó phần cho khách luôn chiếm tỷ lệ ít hơn. Khi có khách đến chơi nghỉ lại, gia chủ sẵn sàng nhường chỗ ngủ cho khách hoặc kê thêm giường chứ không làm riêng phòng để dự trù như một số ngôi nhà hiện đại sau này vừa lãng phí không gian (phạm vào ngũ hư) vừa dễ biến nhà mình thành… nhà trọ bất đắc dĩ. Tất nhiên những gia trang lớn thuở trước đều có làm hẳn dãy nhà cho khách nhưng đây không phải là mô hình phổ biến.

Posted Image

Phòng khách là nơi bày biện sang trọng

– Tính ổn định: Từ đặc thù cuộc sống định cư của dân làm nông nghiệp, gia chủ luôn xem trọng tình làng nghĩa xóm, quý mến khách viếng thăm, dành vị trí trang trọng cho khách (tất nhiên là vẫn phải sau chủ). Phòng khách (hay đúng hơn là khu vực tiếp khách) ngôi nhà xưa luôn là nơi bày biện trang trọng nhất. Nhưng đó không phải là kiểu bày biện khoe của, phô trương mà là sự trân trọng thông qua các thủ pháp như sử dụng đèn lồng, bình hoa, câu đối, bàn ghế có chạm khắc… .

Posted Image

Không gian đệm

– Tính tâm linh:

Xem trọng yếu tố tín ngưỡng, truyền thống gia phong và đời sống tâm linh. Bàn tiếp khách đặt ở gian giữa, phía trước bàn thờ để khách luôn thấy sự trang trọng, không cười đùa bất nhã, những dịp giỗ lễ khách có thể xin phép gia chủ thắp nhang trên bàn thờ. Cũng vì quan niệm cho rằng khách đến có thể mang theo họa phúc khó lường từ bên ngoài tác động vào nhà nên bố cục ngôi nhà truyền thống luôn có không gian đệm (hàng hiên, bậc thềm, tiền sảnh) để giảm Trực Xung, rồi đến chỗ tiếp khách có bình phong che chắn tầm nhìn và ngăn luồng di chuyển xuyên vào nhà sau.

Như vậy có thể thấy rằng, xuất phát từ lòng hiếu khách đi đôi với sự tôn trọng các giá trị riêng tư của gia đình mà cha ông ta luôn có một bố cục không gian khi phân ngôi khách- chủ vừa linh hoạt lại vừa ổn định, khách đến nhà thấy được vị thế cũng như phạm vi giới hạn của mình, không cần phải đóng cứng mà vẫn đạt được sự nghiêm ngặt trong sắp xếp không gian, tạo nên môi trường giao tiếp ấm cúng và có nề nếp.

... Và quan niệm đương đại

Posted Image

Nhà nhỏ vẫn là "nhà" khi có đầy đủ bếp, kho, chỗ giặt...

- khác hẳn phòng khách sạn

Không gian ngôi nhà đương đại đang có những biến đổi mạnh mẽ. Yếu tố đối xứng, hệ trục, bao cảnh thiên nhiên… đang dần bị thay thế bởi những căn nhà ống, căn hộ chung cư hoặc biệt thự bị pha trộn nhiều hình thức kiến trúc khắp nơi. Nhưng với chủ thể phục vụ của ngôi nhà là con người thì dù trong không gian truyền thống hay hiện đại, sự phân chia không gian theo chính – phụ, chủ – khách vẫn còn nguyên những giá trị thiết thực và nêu ra không ít câu hỏi cho gia chủ và nhà chuyên môn về sự hài hòa về công năng và phong thủy.

* Nhà ở hay công trình công cộng?

Một trong những điểm khác biệt giữa nhà ở và các công trình công cộng là tính định cư lâu dài và sự riêng tư. Ngay cả những công trình gần với nhà ở như khách sạn, resort… thì quan niệm về sử dụng và bố trí vẫn có khác biệt cơ bản nêu trên, do đó nhiều người muốn xây nhà mình như “khách sạn 5 sao “hay nhà nghỉ cao cấp đều tự cảm thấy không phù hợp sau một thời gian sử dụng.

Phòng ngủ ở khách sạn dù rộng rãi tiện nghi những chỉ là phòng chứ không là nhà vì thiếu tính định cư lâu dài như không có bếp núc, chỗ giặt phơi, kho chứa đồ… Ngược lại một ngôi nhà dù nhỏ như một căn phòng nhưng nếu có phần bếp núc ổn định, chỗ thờ cúng gia tiên… thì vẫn là nhà.

Posted Image

Mô hình nhà riêng nhưng vẫn chung

Trong ngôn tự cổ, Gia Trạch vừa có nghĩa là nhà vừa có nghĩa là tuyển chọn, lựa chọn nhà. Điều này muốn nói lên vai trò quyết định của gia chủ trong việc xem xét chỗ an cư cho mình và gia đình, chứ không chỉ là xem một bất động sản đơn thuần. Một số gia đình trẻ lựa chọn cách thức ra riêng sau một thời gian ở chung vì cảm thấy không thoải mái trong sinh hoạt thường ngày, các thế hệ có sự va chạm về sở thích, thói quen sinh hoạt và nhu cầu riêng tư.

Thế nhưng, khi ra riêng đuợc tự do, bạn bè tụ tập triền miên, dễ dãi trong sinh hoạt thiếu sự quản lý của ông bà cha mẹ sẽ khiến nhiều “tổ ấm hiện đại” bị đảo lộn về sắp xếp. Vì thế, nếu điều kiện cho phép thì mô hình nhà ở nhiều căn hộ trong một ngôi nhà hoặc các dãy nhà riêng của con cái quây quần quanh một sân chung sẽ giúp dung hòa các vấn đề “ở xa mỏi chân ở gần mỏi miệng“.

* Tôn trọng riêng tư chứ không sùng bái cá nhân

Posted Image

Đưa không gian tiếp khách vào khu vực riêng

Trong một số ngôi nhà hiện đại, đôi khi do tâm lý quá đề cao tính riêng tư khiến các bố trí rơi vào tình trạng mỗi người một ý, một sở thích, một sinh hoạt riêng khiến Trường Khí chung toàn nhà không còn thống nhất nữa. Ví dụ như làm chỗ tiếp khách riêng cho từng đứa con (ở trong hoặc ngoài các phòng ngủ) khiến nội thất thiếu sự ổn định và tĩnh tại, hoặc làm phòng ngủ khách (dự trù) rồi đóng cửa để đó. Việc “dành” nhiều chỗ cho khách đưa đến tình trạng không khí trong nhà luôn náo nhiệt, khó đảm bảo sự riêng tư.

Do vậy một số gia chủ có giao tiếp nhiều nhưng vẫn muốn đảm bảo riêng tư thường chọn cách đưa không gian tiếp khách vào một khu vực biệt lập tùy theo điều kiện có thể, ví dụ như nhà phố có sân thì làm một chòi nhỏ để bạn bè hàn huyên hay biệt thự với một hàng hiên hở mở ra sân vườn làm khoảng tiếp khách. Các căn hộ chung cư nếu không khéo ngăn chia cũng gặp nhiều phiền toái: bước vào nhà đã thấy ngay bếp ăn, khách nhìn xuyên thấu bếp núc (lộ khẩu Táo) thông thống phòng ngủ cũng như phòng vệ sinh.

Posted Image

Nên tránh sắp đặt theo kiểu bước vào nhà

đã thấy ngay bếp, phòng vệ sinh

Không thể đổ lỗi tình trạng này cho diện tích nhỏ bởi có rất nhiều căn hộ nhỏ dù gia chủ là người phương Tây hay Á Đông, giao tiếp nhiều hay hướng nội, nhưng đã biết phân chia khéo léo, giới hạn các khu vực khách - chủ để ngôi nhà thực sự là một tổ ấm, tiện nghi thoải mái và an toàn. Vẫn có thể bố trí một căn hộ nhỏ nhưng có sự phân định chủ khách khá rạch ròi, phòng khách được hướng tầm nhìn ra ban công có tiểu cảnh thiên nhiên, còn giữa bếp và khách có cửa trượt để ngăn tầm nhìn cũng như giảm khói mùi lan tỏa.

Câu nói “thương người như thể thương thân” về mặt phong thủy có thể hiểu: trước tiên vẫn phải… thương thân trước rồi mới xét đến người, nhà mình mà không ổn thì lo được cho ai? Khách đến nhà chơi dù thế nào cũng chỉ là một thời gian nhất định, trong khi sinh hoạt của gia đình luôn cần tránh sự xáo trộn. Khoa học phong thủy không hề khuyến khích sự tôn sùng cá nhân, tư lợi bản thân mà chỉ muốn nhấn mạnh các yếu tố chính – phụ cần phải đảm bảo trong một ngôi nhà để tránh lẫn lộn giữa chốn an cư với một nơi sinh hoạt công cộng.

Share this post


Link to post
Share on other sites