Lãn Miên

Thiên Hạ Họ Hùng-nguồn Gốc Họ Khương Và Họ Hứa

4 bài viết trong chủ đề này

Thiên hạ họ Hùng - Nguồn gộc họ Khương 姜 và họ Hứa 許

1. Hậu duệ họ Khương 姜 ghi trong gia phả : tương truyền rằng họ Khương là lấy tên dòng sông Khương 姜, thời cổ đại hơn hai nghìn năm trước công nguyên, xã hội là xã hội mẫu hệ, có khoảng 20 họ gồm họ Khương 姜, họ Cơ 姬, họ Uy 媙 v.v.(theo “Nguyên hòa tính thị 元和姓氏”, “Thuyết văn giải tự 說文解字”, Tân Đường thư 新唐書”, “Thủy kinh chú 水經注”), trong đó họ Khương 姜 là hậu duệ đích tôn của Viêm đế Thần Nông thị 炎帝神農氏 , cùng với 6 họ khác nữa cũng là hậu duệ của Viêm đế Thần Nông thị là họ Tề 齊, họ Bồ Thân 甫申, họ Lữ 吕, họ Kỷ 紀, họ Hứa 許, họ Hướng 向. Hậu duệ của họ Khương là một trong 7 nước Hùng Quốc 雄國.

( “Viêm đế 炎帝” tức “vua xứ nóng” lấy hiệu là “Thần Nông thị 神農氏” vì là chế độ mẫu hệ, “vua xứ nóng” chỉ vị trí địa lý cư ngụ của nó là ở phương “bức”, chữ nho viết mượn âm bằng chữ “bắc” 北. Bởi vậy trong cổ thư chữ Hán, chức quan “Hỏa Chính 火正” cũng song hành viết là “Bắc Chính 北正” của vị “thần” cổ đại được cử ra quản việc giữ lửa là “Hỏa Chính quan” hay “Bắc Chính quan” có hiệu là “Chúc Dung thị 祝融氏” .Từ đường các dòng họ Trung Hoa có nhiều câu đối thể hiện điều này, có họ có câu “Bắc Chính danh tông thế trạch trường 北正名宗世澤長”, có họ lại là câu “Hỏa Chính danh tông thế trạch trường 火正名宗世澤長”, nói lên rằng họ đều là hậu duệ của thần Chúc Dung quản về lửa ở phương nóng bức, tức của “ dân kẻ Lửa” cả. “Bức” tức gần “xích” đạo, là vị trí địa lý của nước gọi là nước “Xích Quỉ ” 赤鬼國 nghĩa là “kẻ màu đỏ”, “xích” 赤 = “màu đỏ” theo nghĩa, “quỉ” 鬼 = “kẻ” theo mượn âm, vì màu đỏ là màu tương ứng của lửa nên “xích quỉ ” tức là “kẻ Lửa”= “kẻ Lả”, hay còn gọi là “quẻ Ly”. Chữ “quái Ly 卦離” trong bát quái chỉ là chữ nho để phiên âm, chứ chữ Ly 離 ấy nghĩa là ly khai, chẳng mang nghĩa gì liên quan đến “ Lửa” tương ứng “màu đỏ” như ý nghĩa của quẻ trong tám quẻ của Lạc Việt ấy cả. Trong tiếng Việt thì “bức” = “nực”= “nóng”= “nắng”= “dương”, lại có “nực”= “rực”, “lả”= “nỏ”= “rỡ”, từ ghép “rực rỡ” là chỉ hệ quả của ánh sáng do lửa hoặc do mặt trời; ngược với Lửa là Nước, “nước”= “nặm” tiếng Tày= “nam” tiếng Thái Lan= “khẳm”= “khảm”= “râm”= “âm” đều là những biến âm của ngôn ngữ dòng Việt. Trong tiếng Việt, và trong tiếng nói của các hậu duệ khác cùng dòng Việt như người Quảng, người Tiều, người Đài Loan, lại có hiện tượng L và N chuyển đổi được cho nhau nên hay “nẫn nộn”, cũng dễ hiểu, vì Lửa và Nước vốn cùng một gốc sinh ra khi hình thành vũ trụ. Tìm trong cái “nôi khái niệm” là cái hình cầu biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt sẽ thấy đúng khái niệm “nước” chuyển dịch dần dần để biến hẳn thành lửa và khái niệm “lửa” đồng thời chuyển dịch dần dần để biến hẳn thành nước, mà tôi không dẫn ví dụ về ngôn ngữ ấy ra trong bài này, nước lửa biến thành nhau đúng như ta đang ngày càng thấy rõ trong khoa học ngày nay. Mai mốt chắc chỉ cần đổ nước lã chạy xe, như người Việt cổ đại chỉ đi bằng thuyền độc mộc, chết chôn mộ hình thuyền và trước khi hạ huyệt có hò đưa linh, vẫn còn ngày nay, chỉ cần ra khỏi nội thành Hà Nội đến đất Sơn Tây là sẽ bắt gặp, trong đám ma trước khi hạ huyệt có làm lễ đưa linh mất khoảng 30 phút, nhưng cũng có thể kéo dài cho đến khi đứa con cháu về trễ nhất còn có thể kịp dự phút chia ly cuối cùng, âu cũng là một nét rất nhân văn Việt, có hai cụ bà cầm hai mái chèo chèo rất khoan thai, trên cạn, cầm chịch cho các cụ hát bài kinh hò khoan, tiễn đưa vong người quá cố về nơi mát mẻ).

2. Gia phả họ Hứa 許 lại ghi, đến thời Nghiêu 堯,Thuấn 舜 thì bốn chi của họ Khương 姜 đã phát triển thành một bộ lạc lớn gọi là bộ lạc Tứ Phương 四方có thủ lãnh là Tứ Nhạc 四岳. Bộ lạc họ Khương nầy liên minh với bộ lạc họ Cơ 姬 đánh bại vua Trụ 紂 bạo ngược của nhà Thương 商, thành lập nên nước Tây Chu 西周 của họ Cơ 姬. Đến thời vua Chu Thành Vương 周成王, vua đem đất đai nhà Thương cũ chia cho một số chư hầu họ Cơ 姬 và họ Khương 姜, còn họ Hứa 許 thì được chia đất cũ của họ Khương để làm nước chư hầu, có thủy tổ là ông Hứa Văn Thúc 許文叔. Đến thời Xuân Thu 春秋, Hứa quốc xưng là chư hầu của nước Sở 楚, nhưng về sau lại bị chính nước Sở 楚 diệt, con cháu vẫn xưng là họ Hứa, đó chính là họ Hứa chính tông. Nhưng cũng có thuyết nói, xưa hơn, thời Nghiêu, Thuấn có ông cao sĩ hiền nhân tên là Hứa Do 許由 ở vùng núi Ky Sơn 箕山, khi mất chôn ở núi ấy , dân gọi là núi Hứa Do. Hậu duệ của ông thành người họ Hứa. Vùng chân núi Ky Sơn 箕山 là lưu vực sông Dĩnh Thủy 穎水, đó là đất của Hứa quốc ngày xưa.

( Gia phả các dòng họ Trung Hoa đều dựa theo truyền thuyết để đa số qui về là hậu duệ của Hoàng đế 黃帝, ở đây trong gia phả hai họ Khương và Hứa này lại thấy qui về là hậu duệ của Viêm đế Thần Nông thị 炎帝神農氏 tức còn sớm hơn nữa, họ thì là lấy tên các dòng sông mà đặt, điều này có nhân tố sự thật, đó là do đặc điểm của cư dân Đông Nam Á là định cư làm ruộng lúa nước, ở thành làng ven dòng sông. Cổ thư chữ Hán thì giải thích các họ Trung Hoa đều có gốc thủy tổ là ở Thiểm Tây 陝西Trung Quốc, điều này có yếu tố vô lý, Thiểm Tây là đất nước Tần 秦國 của Tần Thủy Hoàng 秦始皇, về thời gian thì thời Tần muộn hơn thời Nghiêu Thuấn cả chục ngàn năm, xứ băng tuyết giá lạnh, địa lý cách Tây Chu những 5000 km, làm sao có Viêm đế là vua xứ nóng ở đó? Vậy Viêm đế Thần Nông 炎帝神農 ở đâu mà tên lại vừa là vua xứ nóng lại vừa là dân nông nghiệp chứ không thể hiện là dân du mục xứ băng tuyết ? và kết cấu “thần nông” lại là kết cấu ngữ pháp Việt, viết theo chính trước phụ sau là thần nông chứ không viết là nông thần?. Theo tên các dòng sông trong truyền thuyết mà các gia phả nói là tương truyền, thì chỉ có thể đoán định sông Khương 姜 chính là dòng Mê Kông, mà dân cư vùng Nam Lào gọi là “mè nặm Khoỏng”, tộc Khương cổ đại chính là dân cư ở đó và ở cả vùng nam Trung Bộ Việt Nam, nơi cội nguồn của nền văn minh cổ thời kim khí Sa Huỳnh có phạm vi ảnh hưởng bắc tới Hà Tĩnh nam tới Binh Dương cách nay 3000 năm, đã phát lộ. Tộc Cơ 姬 cổ đại chính là dân cư vùng sông Cả Nghệ An, nơi cội nguồn của nền văn minh cổ Quỳnh Văn, đã phát lộ. Còn họ Hứa 許 hơn 4000 năm trước, như gia phả họ nói, chính là người Hời tức người Chăm cổ ở Đồng Hới, nơi lưu vực con sông Gianh mà cổ thư chữ Hán ghi là Dĩnh thủy 穎水, còn núi Ky Sơn 箕山 có thể là vùng Kỳ Anh của Hà Tĩnh có đèo Ngang vậy).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Lãn Miên thân mến.

Anh có bao giờ đặt vấn đề:

Hầu hết các họ có ở Trung Quốc thì đêu có ở Việt Nam. Nhưng riêng họ Nguyễn thì bên Trung Quốc rất ít, hầu như không có.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  VIETHA said:

Trung quốc cũng có họ nguyễn chú ah

http://zhongwen.com/

Đồng ý như vậy. Tôi có xem một cuốn sách Phong thủy hiện đại tác giả quốc tịch Trung Quốc mang họ Nguyễn. Nhưng vấn đề là rất ít. Thậm chí không đóng vai trò gì trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa suốt hơn 2000 năm. Ngược lại Việt Nam rất nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites