HungNguyen

Tôn Tử Không Phải Người Trung Quốc?

14 bài viết trong chủ đề này

Cư dân mạng của nhiều nước trên thế giới đang xôn xao khi một giáo sư đại học Ewha - Hàn tuyên bố: "Tôn Vũ -tác giả của Binh pháp Tôn Tử là người Hàn Quốc"

Binh pháp Tôn Tử được biết đến như là pho lý luận quân sự vĩ đại nhất thời cổ đại, cũng là một trong những pho sách cổ của Trung Quốc có ảnh hưởng và rộng nhất trên thế giới.

Người ta đã từng tôn xưng: "Đây là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại".

Tư tưởng thao lược và tư tưởng triết học của pho sách này được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự cho đến chính trị, kinh tế...

Và tác giả của nó - Tôn Vũ cũng được coi là nhà quân sự lớn, đồng thời được tôn xưng là "Thánh binh", "Thánh võ" trong lịch sử Trung Quốc.

Không chỉ được tôn sùng tại Trung Quốc, Binh pháp Tôn Tử của Tôn Vũ còn được sùng bái tại một số quốc gia châu Á có nền văn hóa tương đồng như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tại Nhật Bản, vào năm 734 sau công nguyên, lịch sử đã ghi có một học sinh nước này đã sang Trung Quốc du học và được giác ngộ với Binh pháp Tôn Tử.

Sau đó người này đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu những lý luận quân sự vĩ đại trong binh pháp và đã truyền đạt lại tư tưởng của binh pháp về Nhật Bản.

Từ đó tại đất nước mặt trời mọc, người ta đã tôn sùng tư tưởng này như một trong những cẩm nang gối đầu của các nhà kinh tế và chính trị.

Ngay đến cả Konosuke Matsushita - người được mệnh danh là ông tổ của các phương thức kinh doanh kiểu Nhật cũng đã tôn sùng Binh pháp Tôn tử như một báu vật quý giá.

Ngoài sự sùng bái của Nhật Bản, người Hàn Quốc cũng coi Binh pháp Tôn Tử là một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, sau khi một số giáo sư tại Hàn Quốc nhận Tôn Vũ là người Hàn Quốc thì không chỉ ở quê hương ông là Trung Quốc mà ngay cả những người hâm mộ Tôn Vũ ở Nhật Bản cũng lên tiếng phản đối nhận định trên.

Khắp nơi tranh giành

Không chỉ tại Trung Quốc - quê hương của Binh pháp Tôn Tử, trên khá nhiều diễn đàn tại Nhật, đa phần tầng lớp nhân dân nước này đã phản bác lại tuyên bố của các giáo sư Hàn Quốc.

Trên trang Oha có viết: "Người Hàn Quốc tuy có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng sâu rộng tư tưởng của Binh pháp Tôn Tử vào đời sống, tuy nhiên nói Tôn Vũ là người Hàn Quốc quả là quá khoa trương".

Trên các mạng khác cũng có rất nhiều ý kiến phản đối: "Có thể các vị giáo sư này đã đạt được những thành tựu khi nghiên cứu về Binh pháp Tôn Tử, tuy nhiên đừng bao giờ huyễn hoặc rằng Tôn Vũ là người Hàn Quốc”.

Không chỉ dừng lại ở đó, giới sử học Hàn Quốc trong những năm gần đây đã liên tục đưa ra những tuyên bố đáng giật mình: Tào Tháo, Chu Nguyên Chương, Lý Bạch... đều là hậu duệ của những người Cao Ly (tức Triều Tiên cũ).

Không những thế, một số giáo sư tại nước này sau khi nghiên cứu và đưa ra kết luận trên đã yêu cầu phía Trung Quốc phải sửa lại lịch sử. Tuy nhiên, các nhà sử học Trung Quốc đã lên tiếng phản bác những ý kiến trên.

Cuối năm 2009, khi giới thông tấn Hàn Quốc đăng tải thông tin Tào Tháo là người Cao Ly, Tân Hoa Xã của Trung Quốc đã đăng bài lên tiếng phản bác và cho rằng đây là một trò đùa lố bịch.

"Tào Tháo là người Hán, sự thực đó không phải bàn cãi và người viết cũng không muốn tốn thì giờ dây vào những vụ tranh cãi vô bổ như thế. Còn nhiều vấn đề đáng phải quan tâm hơn" - một giáo sư sử học tại Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) đã nói như vậy khi được nghe thông tin trên.

(Theo Đời sống và Pháp luật)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vui nhỉ! Hàn Quốc cũng đã đệ trính lên cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc để xác định phong thủy có nguồn gốc là văn hóa Hàn Quốc. Không biết ở đất nước nhân sâm này có ai lên tiếng phản đối ồn ào như phản đối tôi ở một số trang web tiếng Việt không nhỉ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết tiếng Hàn thì cũng khó biết người Hàn có phản đối hay không.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết tiếng Hàn thì cũng khó biết người Hàn có phản đối hay không.

Cứ cho rằng họ có phản đối, nhưng chân lý tự nó sáng tỏ, nên người Hàn mới tự tin như vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôn Tử có phải người Cao Ly không thì tôi không biết, nhưng nghĩ, khi một học giả tuyên bố nghiêm túc thì cần xem xét cứ liệu và luận lý của họ rồi hãy có ý kiến. Nhiều khi xem xét kỹ mà ý kiến cũng không giống nhau nữa là. Những người này trình độ họ không vừa đâu! Chẳng nên quá tự tôn mà cũng chẳng nên quá tự ty. Cần khách quan và sáng suốt.

Ý kiến cho Tôn Tẫn là người Cao Ly cũng không có gì ghê gớm, chỉ là quá "muỗi" so với những ý kiến trên diễn đàn của chúng ta.

Này nhé:

- Trên diễn đàn này, có bài viết rất công phu và uyên bác cho rằng, Bàn cổ, Phục Hy, Thần Nông, Nhà Hạ, Nhà Thương, Ngiêu, Thuấn, Lưu Bang, Lưu Bị, Hạng Võ, Câu Tiễn, Tôn Quyền, Văn Vương, Lão Tử,.... đều là người Việt tuốt. Tóm lại, toàn bộ cổ sử Tàu là sự đánh tráo cổ sử Việt.

- Còn theo mấy anh Tàu thì các vị vua Việt như Triệu Đà, Lý Công Uẩn, Nhà Trần và tất nhiên cả Trần Hưng Đạo, Hồ Quí Ly và dẫn đến Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc, ... đều là người Tàu ráo. Thậm chí cà nước Việt Nam mình cũng chỉ là một quân, huyện của Tàu thôi. Còn dân Việt là do mấy thằng lưu manh bị đi đày của Tàu hòa huyết với đám "cởi trần, đóng khố" bản địa mà thành.

- Ngay cả toàn bộ anh Cao Ly cũng có ý kiến cho là người U Việt, tức là Việt rồi.

- Rồi Phong Thủy, Tử vi, Độn giáp, Chữ Nôm, chữ Nho, ... hay toàn bộ học thuyết ADNH cũng trong tình trạng tương tự. Ăn thua gì một cuốn binh pháp!

Tất cả những kết luận đó đều có lý lẽ mà viết ra thì được cả một thư viện sách đó!

Ai đúng, ai sai, ai có quyền phán xét?

Cho nên, việc Tôn Tẫn lả Tàu hay Cao Ly chỉ là chuyện nhỏ mà thôi!

Tôi không thích, nhưng nhiều khi cũng phải công nhận rằng, trên thực tế, lý lẽ thuộc về kẻ mạnh nếu muốn nhanh. Lý lẽ thuộc về chân lý thì hơi bị lâu. Bằng chứng là suốt mấy ngàn năm rồi mẹ Cóc vẫn chưa được những đứa con nòng nọc của mình thừa nhận.

Vậy chúng ta cần phải mạnh lên nếu muốn giành lại những gì vốn của chúng ta một cách mau chóng. Bằng không thì lại chờ đợi như mấy ngản năm từng chờ đợi, cho tới khi thế giới này được ngự trị bởi Chân lý.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôn Tử có phải người Cao Ly không thì tôi không biết, nhưng nghĩ, khi một học giả tuyên bố nghiêm túc thì cần xem xét cứ liệu và luận lý của họ rồi hãy có ý kiến. Nhiều khi xem xét kỹ mà ý kiến cũng không giống nhau nữa là. Những người này trình độ họ không vừa đâu! Chẳng nên quá tự tôn mà cũng chẳng nên quá tự ty. Cần khách quan và sáng suốt.

Ý kiến cho Tôn Tẫn là người Cao Ly cũng không có gì ghê gớm, chỉ là quá "muỗi" so với những ý kiến trên diễn đàn của chúng ta.

Này nhé:

- Trên diễn đàn này, có bài viết rất công phu và uyên bác cho rằng, Bàn cổ, Phục Hy, Thần Nông, Nhà Hạ, Nhà Thương, Ngiêu, Thuấn, Lưu Bang, Lưu Bị, Hạng Võ, Câu Tiễn, Tôn Quyền, Văn Vương, Lão Tử,.... đều là người Việt tuốt. Tóm lại, toàn bộ cổ sử Tàu là sự đánh tráo cổ sử Việt.

- Còn theo mấy anh Tàu thì các vị vua Việt như Triệu Đà, Lý Công Uẩn, Nhà Trần và tất nhiên cả Trần Hưng Đạo, Hồ Quí Ly và dẫn đến Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc, ... đều là người Tàu ráo. Thậm chí cà nước Việt Nam mình cũng chỉ là một quân, huyện của Tàu thôi. Còn dân Việt là do mấy thằng lưu manh bị đi đày của Tàu hòa huyết với đám "cởi trần, đóng khố" bản địa mà thành.

- Ngay cả toàn bộ anh Cao Ly cũng có ý kiến cho là người U Việt, tức là Việt rồi.

- Rồi Phong Thủy, Tử vi, Độn giáp, Chữ Nôm, chữ Nho, ... hay toàn bộ học thuyết ADNH cũng trong tình trạng tương tự. Ăn thua gì một cuốn binh pháp!

Tất cả những kết luận đó đều có lý lẽ mà viết ra thì được cả một thư viện sách đó!

Ai đúng, ai sai, ai có quyền phán xét?

Cho nên, việc Tôn Tẫn lả Tàu hay Cao Ly chỉ là chuyện nhỏ mà thôi!

Tôi không thích, nhưng nhiều khi cũng phải công nhận rằng, trên thực tế, lý lẽ thuộc về kẻ mạnh nếu muốn nhanh. Lý lẽ thuộc về chân lý thì hơi bị lâu. Bằng chứng là suốt mấy ngàn năm rồi mẹ Cóc vẫn chưa được những đứa con nòng nọc của mình thừa nhận.

Vậy chúng ta cần phải mạnh lên nếu muốn giành lại những gì vốn của chúng ta một cách mau chóng. Bằng không thì lại chờ đợi như mấy ngản năm từng chờ đợi, cho tới khi thế giới này được ngự trị bởi Chân lý.

Cháu xem bài này của chú nên xin có mấy ý ạ:

Căn bản sức mạnh nhìn trên sự lý lẽ thì đó chỉ là bề ngoài. Trên lý lẽ, kẻ tà dùng tà lý làm sức mạnh, nhưng đằng sau đó kẻ tà dùng sự phức tạp hóa làm sức mạnh. Khi phức tạp hóa vấn đề thì chẳng mấy ai hiểu sâu rộng được vấn đề, và muốn hiểu được thì phải mất công gấp nhiều lần bình thường, còn kẻ làm phức tạp hóa vấn đề thì bản thân Y đã nắm bắt, tiếp cận với cái đơn giản bình thường của vấn đề đó.

Vậy người chính thì lấy gì làm sức mạnh ? Có sức mạnh thì cũng chỉ có thể ngăn cản kẻ tà chứ không mấy khi người chính dùng sức mạnh để diệt kẻ tà. Nhân quả báo ứng cho nên cái diệt ở trong cái sinh, kẻ tà sẽ tự diệt khi quả báo chín muồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy anh giáo sư xứ Kim chi này chuối không kém gì mấy anh Tàu.

Đợt rồi nổi lên chuyện đình đám về mấy chú này làm giả kết quả về sinh sản vô tính chi chi đó. Tóm lại, kết quả này không đáng tin lắm, nếu do mấy anh Nhật nói thì còn tin. B)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rubi thân mến!

Cần phải hiểu chữ "mạnh" theo nghĩa tổng quát, rộng hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Rubi.

Binh pháp Tôn Tử này là của Khương Thái Công.

Khương Thái Công hình như là người Việt xưa. Đảm bảo chắc chắn không phải của các nước bạn.

Bố trí trận chiến cơ bản của Binh pháp tương tự như dàn trận Bàn cờ tướng mà ta hay chơi vậy, dĩ nhiên chỉ dùng trong triều lễ hay các cuộc tổ chức biểu diễn khác.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Binh pháp Tôn Tử là của Tôn Vũ chứ làm gì của Khương Thái Công. B)

Chào Rubi.

Binh pháp Tôn Tử này là của Khương Thái Công.

Khương Thái Công hình như là người Việt xưa. Đảm bảo chắc chắn không phải của các nước bạn.

Bố trí trận chiến cơ bản của Binh pháp tương tự như dàn trận Bàn cờ tướng mà ta hay chơi vậy, dĩ nhiên chỉ dùng trong triều lễ hay các cuộc tổ chức biểu diễn khác.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ cho rằng họ có phản đối, nhưng chân lý tự nó sáng tỏ, nên người Hàn mới tự tin như vậy.

Trong quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tương lai, con người đã đang và sẽ tự tin vào rất nhiều đều khác nhau để rồi khám phá ra rằng có thể bản chất hoặc chân lý của những điều đó cần phải xem xét lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong quá khứ, hiện tại và có lẽ cả tương lai, con người đã đang và sẽ tự tin vào rất nhiều đều khác nhau để rồi khám phá ra rằng có thể bản chất hoặc chân lý của những điều đó cần phải xem xét lại.

Đúng như vậy. Thí dụ: Từ cả hàng ngàn năm, Lý học vẫn được coi là của Trung Quốc. Bây giờ đang xem lai. Nó của Việt Nam. Hàn Quốc thì coi phong thủy là của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đúng như vậy. Thí dụ: Từ cả hàng ngàn năm, Lý học vẫn được coi là của Trung Quốc. Bây giờ đang xem lai. Nó của Việt Nam. Hàn Quốc thì coi phong thủy là của họ.

Từ hàng ngàn năm nay, thiên hạ cứ mãi tranh dành cái này cái kia là của mình, chả có gì mới, chỉ là trước kia Trung Quốc cho cái này cái kia là của họ, bây giờ các nước khác cũng muốn có phần hùn, anmay đang xem lại coi làm như vậy để làm gì. Có lẽ nó chả phải của riêng ai hay của một dân tộc nào cả, nhưng dân tộc nào muốn sử dụng thì cứ nghiên cứu mà sử dụng.

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ hàng ngàn năm nay, thiên hạ cứ mãi tranh dành cái này cái kia là của mình, chả có gì mới, chỉ là trước kia Trung Quốc cho cái này cái kia là của họ, bây giờ các nước khác cũng muốn có phần hùn, anmay đang xem lại coi làm như vậy để làm gì. Có lẽ nó chả phải của riêng ai hay của một dân tộc nào cả, nhưng dân tộc nào muốn sử dụng thì cứ nghiên cứu mà sử dụng.

Đúng vậy! Nếu xét về góc độ nhân bản. Người Mỹ cũng sáng tạo rất nhiều và nhân loại cùng sử dụng. Nhưng vấn đề còn lại vẫn là bản quyền. Phong thủy thì các nước đều sử dụng, nhưng vấn đề là nguồn gốc lịch sử.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay