Vo Truoc

Dương Tịnh - Âm động

5 bài viết trong chủ đề này

ACE thân mến!

Hôm rồi đọc được bài "Nét Việt, Văn hóa Việt" của anh Lãn Miên trong chuyên mục Cổ vản hóa sử diễn đàn mình, tôi thấy rất hay. Đặc biệt, lần đầu tiên trên diễn đàn này (và các diễn đàn khác) quan điểm Dương tịnh - Âm động được một tác giả khẳng định trừ anh Thiên Sứ và tôi trước kia. Không những thế, quan điểm này được xử dụng bàn về văn hóa Việt.

ACE tham khảo.

Nét Việt

Bài “Bản thông điệp của một nền văn hiến” mà Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tuyên đọc tại buổi đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội làm cho tôi thấm thía vì tự lý giải được cho mình hai mục theo dõi thấy đang trao đổi trên diễn đàn là “người Việt Nam có thông minh không” và “ánh hào quang rực rỡ của hơn bốn nghìn năm lịch sử” nằm ở chỗ nào?. Và tôi nhớ lại câu của Bác Hồ năm 1946, khi sắp bước lên máy bay đi nước ngoài đàm phán, dặn cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền chủ tịch nước là “ dĩ bất biến ứng vạn biến !”. Câu ngắn gọn đó bao quát thuyết Âm Dương Ngũ Hành của người Lạc Việt.

Năm 1954 kháng chiến thắng lợi, trước khi bộ đội về tiếp quản thủ đô, tại đền thờ Vua Hùng ở Phú Thọ, Bác dặn bộ đội là “ các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước !”. Câu này cũng thể hiện hai vế là “dĩ bất biến” và “ứng vạn biến”.

Trong huyết quản mỗi con người Việt Nam, dù là người có học vấn tiến sĩ hay là người nông dân dân tộc thiểu số vùng hẻo lánh không biết chữ, đều có một bổn tính cố hữu là:

- Tính bảo thủ cực kỳ vững chắc của lòng tự tôn là dân tộc con Rồng cháu Tiên trên mảnh đất Lạc Hồng bất khả xâm phạm từ ngàn xưa.

Tính này như một tính Dương, tĩnh, mà mạnh mẽ. Bởi vậy mà người dân Việt không hề khuất phục trước bất kỳ kẻ xâm lăng cường bạo nào.

- Tính năng động cự kỳ nhạy bén của cái lý Việt là “ nước”, ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Tính này như một tính Âm, động , mà uyển chuyển. Bởi vậy người Việt tiếp thu chắt lọc được mọi giáo lý có trên thế giới để dung hòa được với lối sống Việt, đồng thời có năng lực tiếp thu được mọi khoa học kỹ thuật thực nghiệm của thế giới để phát triển kinh tế xã hội của mình.

Hai tính đó trong bổn tính một con người Việt như là hai nửa Âm Dương của một cơ thể. Có được cái hồn cốt đó phải là do dân tộc ấy đã có lịch sử lao động văn minh hàng chục ngàn năm, nó giữ cho dân tộc ấy tồn tại độc lập, với ngôn ngữ riêng, bản sắc riêng đến ngày nay, là một dân tộc cổ đại, mà lại được thế giới gọi là một dân tộc trẻ.

Hai tính trên như là một cái tổng thể gồm cái “bất biến”(Dương) và cái “ biến”(Âm). Còn trong mỗi tính của hai tính trên lại cũng chứa hai yếu tố “bất biến” và “biến” như cái Dương con và Âm con ở trong chính mỗi nó.

Giả sử hai tính trên, nếu chỉ có mỗi tính Dương không thôi thì dân tộc ấy đã mất từ lâu rồi như nhiều dân tộc cổ đại khác trên thế giới. Nếu chỉ có mỗi tính Âm không thôi thì hậu duệ dân tộc ấy đã nói ngôn ngữ khác rồi và nhận tổ tiên mình là người dân tộc đã đồng hóa mình rồi.

Ví dụ để chứng minh hai tính trên thì nhiều vô cùng, trong lịch sử và ở nhiều lĩnh vực. Đơn cử một ví dụ ở cái tính Âm (năng động) ở lĩnh vực ký tự để chuyển tải ngôn ngữ dân tộc: Người Việt trong lịch sử đã thay đổi nhiều lần ký tự của mình, miễn là nó bảo đảm được cái “bất biến” là bảo lưu nguyên vẹn được tiếng nói của dân gian, bằng loại ký tự nào bất kể từ đâu đến, thể hiện được sự tiện lợi hơn trong sử dụng và phổ cập. Chính nhờ vậy mà nay tuy kinh tề Việt Nam còn kém nhiều nước khác nhưng tỷ lệ biết đọc biết viết trong dân cư so với số dân lại cao hơn nước có nền kinh tế phát triển hơn mình. Thực tế ký tự của chữ quốc ngữ đang dùng ngày nay là ký tự ghi âm nhưng người Việt Nam khi đọc vẫn là bằng kỹ năng nhận dạng, dù chữ có nhiều ký tự chắp thành dài hay ít ký tự chắp thành ngắn thì người Việt vẫnchỉ cần lia mắt nhận dạng là đọc ngay thành một âm tiết của chữ đó như là đọc chữ nho ngày xưa vậy chứ không phải “đánh vần” từng ký tự như các ngôn ngữ chắp dính phương Tây. Bởi vậy đến khi công nghệ và kinh tế phát triển đến mức mỗi người dân có thể mua một điện thoại di động dùng phím cảm ứng với giá bằng mua một củ khoai thì giới phần mềm người Việt sẽ tạo ra ký tự nhận dạng mới cho tiếng Việt, miễn là vẫn giữ cái “bất biến” là lời nói Việt với phong phú vần và thanh điệu tuyệt vời của nó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE thân mến!

Hôm rồi đọc được bài "Nét Việt, Văn hóa Việt" của anh Lãn Miên trong chuyên mục Cổ vản hóa sử diễn đàn mình, tôi thấy rất hay. Đặc biệt, lần đầu tiên trên diễn đàn này (và các diễn đàn khác) quan điểm Dương tịnh - Âm động được một tác giả khẳng định trừ anh Thiên Sứ và tôi trước kia. Không những thế, quan điểm này được xử dụng bàn về văn hóa Việt.

ACE tham khảo.

Chu Văn Công nói : Về Thiên đạo thì dương động, âm tịnh; cho nên dương cương, âm nhu. Về Địa đạo, thì âm động, dương tịnh; nên âm cương, dương nhu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chu Văn Công nói : Về Thiên đạo thì dương động, âm tịnh; cho nên dương cương, âm nhu. Về Địa đạo, thì âm động, dương tịnh; nên âm cương, dương nhu

Vâng. Chính vì tin rằng Chu Văn Công nói không thể sai, nên ngàn năm vẫn tin rằng Âm tịnh Dương động. Nhưng sở cứ vào đâu để nói điều này thì thật còn mơ hồ vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng. Chính vì tin rằng Chu Văn Công nói không thể sai, nên ngàn năm vẫn tin rằng Âm tịnh Dương động. Nhưng sở cứ vào đâu để nói điều này thì thật còn mơ hồ vậy.

Vâng. Cũng như người ta đã từng tin rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm vũ trụ, điều mà Kinh Thánh đã viết như vậy, mà không mảy may nghi ngờ gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chu Văn Công nói : Về Thiên đạo thì dương động, âm tịnh; cho nên dương cương, âm nhu. Về Địa đạo, thì âm động, dương tịnh; nên âm cương, dương nhu

Vâng. Chính vì tin rằng Chu Văn Công nói không thể sai, nên ngàn năm vẫn tin rằng Âm tịnh Dương động. Nhưng sở cứ vào đâu để nói điều này thì thật còn mơ hồ vậy.

Chu Văn Công nói mà ko giải thích, đợi sau này khoảng 1000, 2000 năm nữa sẽ có 1 diễn đàn lý học và có người nói :' Thiên Sứ nói... Vậy là ko ai cãi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay