Posted 13 Tháng 9, 2008 Chào các bạn, Thứ tự của 64 trùng quái Hậu Thiên của Văn Vương là một vấn đề hằng bao thể kỷ vẩn chưa được giải thích rỏ ràng. Hiện nay củng có rất nhiều người Tây Phương nghiên cứu về vấn đề này, nhưng vẫn chưa khám phá ra cái quy luật của sự sắp xếp 64 quẻ theo thứ tự hiện có. Đa số các nhà nghiên cứu đều biết 64 quẻ được kết hợp theo từng cặp lật ngược, hoặc đối nghịch âm dương của hào, nhưng quy luật thứ tự từ cặp này sang cặp tới thì vẫn còn là điều bí ẩn. VinhL mở mục này mong các tiền bối nghiên cứu Dịch học lâu năm chỉ dẫn, và điểm hóa cách giải mã sự bí ẩn này. Mong các bạn nào có hứng thú với vần đề này tham gian và cùng nghiên cứu. Thân Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2008 Chào các bạn, Gần đây VinhL mới khám phá ra một phương pháp thu nạp 32 cặp trùng quái vào 8 quái bất dịch. Trong 64 quẻ trùng quái, có 8 quẻ bất dịch là quẻ Kiền 1 – ||| |||, Khôn 2 ::: :::, Sơn Lôi Di 27 |:: ::|, Trạch Phong Đại Quá 28 :|| ||:, Khảm 29 :|: :|:, Ly 30 |:| |:|, Phong Trạch Trung Phù 61 ||: :||, và Lôi Sơn Tiểu Quá 62 ::| |::, tức là 8 quẻ này lặt ngược không biến thành quẻ khác. Nếu chúng ta so sánh từng cặp của 64 quẻ trong thứ tự của Hậu Thiên Văn Vương, hào nào biến thì đại diện là một hào dương, hào nào không biến thì là hào âm (Dương chủ động nên biến, Âm chủ Tỉnh nên không biến). Theo phương pháp này thì chúng ta có thể quy nạp 64 quái vào 8 quẻ trùng quái bất dịch. Thí dụ: cặp 2, 3, Truân, Mông :|: ::| Thủy Lôi Truân 2 |:: :|: Sơn Thủy Mông ||: :|| là thuộc về quẻ bất dịch Phong Trạch Trung Phù 61 Thí dụ: cặp 35, 36, Tấn, Minh Di |:| ::: Hỏa Địa Tấn 35 ::: |:| Địa Hỏa Minh Di 36 |:| |:| là thuộc về quẻ bất dịch Bát Thuần Ly 30 Theo phương pháp này ta sẻ có 8 quẻ bất dịch, mổi quẻ bất dịch thống lảnh 8 quẻ trùng quái, chỉ có quẻ bất dịch bát thuần Kiền thì gom 16 quẻ sau: ||| ||| Kiền ||| ||| 1, ::: ::: 2 ::: ||| 11, ||| ::: 12 :|| ::| 17, |:: ||: 18 |:: ::| 27, :|| ||: 28 :|: :|: 29, |:| |:| 30 ||: |:: 53, ::| :|| 54 ||: :|| 61, ::| |:: 62 :|: |:| 63, |:| :|: 64 ||: :|| Phong Trạch Trung Phù :|: ::| 3, |:: :|: 4 ::: :|| 19, ||: ::: 20 ||| |:: 33, ::| ||| 34 :|| |:| 49, |:| ||: 50 v...v..... Từ 64 quy quẻ trùng nạp vào 8 trùng bất dịch, nếu ta kế hợp hai quẻ trùng bất dịch đối hào với nhau thành một thì ta có thể quy nạp vào 4 quái trùng, từ 4 xuống 2, ..... Thân Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2008 Nói về thứ tự hình thành tôi không dám bàn tới nhưng cái thứ tự này dùng làm gì thì tôi có biết. 64 quẻ hậu thiên chỉ sự lưu thông vận khí chịu ảnh hưởng chi phối của bảng lục thập hoa giáp. Vì vậy có thể lấy quẻ cho từng người cụ thể từng năm-tháng-ngày-giờ. Dĩ nhiên ắt hẳn sẽ có nhiều người trùng quẻ nhau nhưng vấn đề này lại ít nhiều đụng tới thập ứng nên tôi không bàn tới. Cách luận của phương pháp này tôi thấy tương tự như Mai Hoa Dịch Số nhưng cách lập quẻ thì lại rất phức tạp gần giống như quẻ Hà Lạc. Vài lời đóng góp. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 9, 2008 Chào bạn dichnhan07, VinhL nghỉ chắc bạn muốn nói đến Bát Tự Hà Lạc thì phải. Nhân dịp này xin cho VinhL hỏi, theo sự sắp xếp của 64 quẻ hậu thiên theo vận khí lưu thông, 12 quái Phục, Lâm, Thái, Đại Tráng, Quải, Càn, Cấn, Độn, Bỉ, Quan, Bác và Khôn được xếp vào thứ tự Tý, Sửu, Dần, Mão, .... Hợi, nhưng theo quy tắc nào để xếp 52 quái còn lại vào 12 cung địa chi? (tức là tại sao các quẻ Trung Phu, Di, Kiển, và Vị Tế lại xếp theo quẻ Phục ở Tý?) Thân Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2008 Bát tự hà lạc rất tiếc là tôi có ít tài liệu nên chưa có thời gian nghiên cứu, môn tôi nói tới là môn khác. Chỉ gần giống thôi. Share this post Link to post Share on other sites