wildlavender

Khi Cái ác được Khoác áo Hảo Tâm!

5 bài viết trong chủ đề này

Mời các bạn xem, ngoài ra bài báo và địa chỉ này cũng được đăng trên báo Dân Trí, thời gian này Wild cũng nhận được lời đề nghị từ một thành viên luôn đóng góp trên Diễn đàn "Cô hãy đến thăm địa chỉ này"

http://giacngo.vn/xahoi/2010/10/01/5FF419/

và đây là lý do, Wild thường ngần ngại khi xem qua những gì báo chí đưa tin, Wild chẳng muốn tấm lòng của ACE của ít lòng nhiều được trao nhầm chỗ.

http://giacngo.vn/xahoi/2010/10/08/5A765B/

Hy vọng các ACE đã có tâm chia sẽ hãy hổ trợ Wild trong việc trao tặng những mãnh đời khốn khó mà họ bị xã hội bỏ quên và chúng ta là người tìm đến.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc link cô Wild gửi thương các bé quá, dù rất ghét trẻ con, nhất là con trai nhưng nhìn các bé ngây thơ vô tội, mở mắt tròn xoe bị bạo hành cháu thấy giận dữ vô cùng, xã hội phải can thiệp chuyện này khẩn cấp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ sự kiện ở chùa Tiên Phước 2:

HT.Thích Như Niệm, Phó ban Thường trực Ban TTXH TƯGH, Phó BTS THPG TP.HCM: “Giáo hội phải có trách nhiệm”

LTS: Trên tay chúng tôi hiện nay là lá đơn tố cáo hành vi không đủ tư cách của một tu sĩ ở một ngôi chùa nuôi dạy trẻ mồ côi thuộc tỉnh Đồng Nai. Và, gần đây nhất là thông tin trên báo Dân Trí cho thấy nhiều vấn đề còn bất cập trong việc nuôi dạy trẻ mồ côi ở chùa Tiên Phước 2, Q.Bình Tân, TP.HCM. Sự lỏng lẻo trong quản lý của địa phương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho thấy còn nhiều sơ hở để những người nhân danh lòng từ bi lợi dụng vì lợi ích cá nhân. Việc làm thiếu lương tâm của một số người "mượn đạo tạo đời" đó đã đem đến sự bất hạnh cho những em bé mồ côi không nhận được sự quan tâm, chăm sóc tốt nhất mà lẽ ra các cháu phải được hưởng… Đây là tiếng chuông báo động cho GHPGVN về những hoạt động TTXH đang bị lợi dụng lòng thương của quần chúng nói chung và Phật tử nói riêng để trục lợi núp với danh nghĩa và chiếc áo Phật giáo.

Lật lại hồ sơ cũ, chúng tôi được biết chùa Tiên Phước 2 (17/66/26 tổ 126, KP9, phường Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, TP.HCM) được Sư cô Nguyên Thanh xây dựng những năm 1990 từ một lô đất của huyện Bình Chánh. Sau đó, Sư cô Nguyên Thanh đã tập hợp trẻ em nghèo trong khu vực làng người mù gần đó để thành lập lớp học tình thương. Trường học lúc đó là lớp học đơn sơ trong ngôi nhà còn đang xây dựng dở dang đối diện. Lớp học tình thương khá đông, khoảng hơn 100 em, lớp học dạy phổ cập từ 1 đến lớp 5 dưới sự quản lý của Phòng Giáo dục địa phương. Trong thời gian này, chúng tôi có tiếp xúc với Sư cô và được cô cho biết quê ở Quảng Ngãi và đã tốt nghiệp Học viện Phật giáo tại TP.HCM (khóa II).

Posted Image

Một cô giáo đứng lớp nhiều năm tại đây cho biết, cô Nguyên Thanh rất ác, thường chửi bới, hành hạ các em và lợi dụng lòng thương của mọi người để trục lợi riêng. Chính vì điều này mà cô thấy bất bình và đã nghỉ dạy giữa chừng.

Khoảng năm 1996, chùa Tiên Phước 2 bắt đầu nuôi trẻ mồ côi do có người mang trẻ đến chùa bỏ. Số trẻ từ từ tăng dần và hiện nay chùa đang nuôi dưỡng 20 trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Theo báo Dân Trí, Sư cô Nguyên Thanh đã có dấu hiệu bạo hành với trẻ. Ngoài ra, nhiều người đã từng làm từ thiện ở chùa đứng đơn tố cáo Sư cô Nguyên Thanh cũng đã có những dấu hiệu cho thấy không minh bạch trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ của các mạnh thường quân.

Posted Image

SC. Nguyên Thanh dù chưa được THPG TP.HCM bổ nhiệm nhưng vẫ̉n làm trụ trì mà các cơ quan chức năng địa phương cũng như BĐDPG Q. Bình Tân không hề hay biết!

Theo TT.Thích Nhật Ấn, Chánh đại diện PG Q.Bình Tân: “Khoảng năm 1992, Sư cô Nguyên Thanh đã đến huyện Bình Chánh mua đất cất nhà và thỉnh tượng Phật về dựng lên tự xưng là chùa. Sau đó, Sư cô có đến xin phép để xúc tiến thành lập lớp học tình thương, chúng tôi đã hướng dẫn đến Phòng Giáo dục vì không thuộc thẩm quyền của chúng tôi và từ đó không thấy xuất hiện nữa. Chùa Tiên Phước 2 cũng không thuộc trong danh bạ 22 ngôi chùa thuộc BĐDPG quận Bình Tân”.

Trao đổi vấn đề này với HT.Thích Như Niệm, Phó ban Thường trực Ban TTXH TƯGH, Phó BTS THPGTP và được HT khẳng định những ngôi chùa như Tiên Phước 2 là chùa nuôi trẻ mồ côi tự phát không đăng ký với Ban TTXH TP. Cơ sở này không đăng ký sinh hoạt với GH.

Posted Image

HT. Thích Như Niệm - Phó ban Thường trực Ban TTXH TƯGH,

Phó BTS THPG TP.HCM

“Báo chí gần đây đã lên tiếng về những nghi vấn chùa Tiên Phước 2, làm dấy lên nhiều dư luận không tốt, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành TTXH PG và uy tín Giáo hội. Chúng tôi cho rằng khi báo chí đã bức xúc lên tiếng thì đã phần nào đúng sự thật. Sư cô Nguyên Thanh đã có hành vi bạo hành với trẻ em, thiếu nhận thức, trách nhiệm của mình trong cách nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, những nghi vấn Sư cô Nguyên Thanh “có vấn đề” trong việc tiếp nhận sự ủng hộ tài vật để nuôi dạy trẻ. Nếu đúng sự thật thì đây là hành vi lợi dụng trẻ để mưu cầu lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của trẻ mồ côi được nuôi dưỡng tại đây. Sư cô Nguyên Thanh đã lợi dụng chiếc áo để trục lợi cá nhân, gây mất uy tín cho Phật giáo và làm mất lòng tin nơi những người có lòng từ tâm quan tâm đến các cháu mồ côi.

Chúng tôi đề nghị các ngành chức năng như Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP.HCM, chính quyền địa phương, Ban ĐDPG quận Bình Tân trực tiếp kiểm tra nhằm có hướng giải quyết sớm nhất để bảo vệ quyền lợi cho các cháu mồ côi. Ngoài ra, những tự viện tương tự cũng cần được các ngành chức năng kiểm tra kịp thời để chấn chỉnh và bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Những lý do đề nghị này bởi vì GHPGVN hoạt động trong khuôn khổ Pháp luật Việt Nam. GH là một tổ chức tôn giáo hoạt động trong lòng xã hội Việt Nam.

Qua sự kiện này cho thấy GH cũng phải chịu trách nhiệm vì đã quản lý không chặt chẽ để tu sĩ hoạt động tắc trách. GH cũng thiếu tầm nhìn bao quát, khả năng quản lý Tăng sự còn hạn chế nên mới phát sinh những ngôi chùa hoạt động ngoài sự quản lý của GH, gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến những trẻ em vô tội và làm mất lòng tin của mọi người. Các chùa muốn giáo dưỡng trẻ mồ côi phải có trách nhiệm thực hiện đúng với lộ trình và đề xuất của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội TP, chính quyền địa phương và được sự đồng thuận của Ban TTXH PG TP, Ban TTXH TƯGH.

Điều chúng tôi lưu ý là làm công tác TTXH cần có tâm từ thiện và có nhận thức, khả năng cũng như trách nhiệm xã hội, chứ với cái tâm từ bi thôi thì chưa đủ để giáo dưỡng những đứa trẻ mồ côi. Chúng ta có truyền thống tốt đẹp là tương thân tương trợ đã làm nên những hành động, một nhân cách sống động trong cộng đồng. Nhưng trong môi trường từ thiện, những ai có lòng từ tâm cũng cần có cái nhìn trí tuệ để phân biệt đâu là chân đâu là giả. Nói như thế để thấy trong xã hội còn có những thành phần vì lòng tham, vô trách nhiệm lợi dụng từ thiện để trục lợi từ công tác từ thiện, âm mưu từ thiện và thủ đoạn từ thiện”.

H.Diệu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơ sở thờ tự Tiên Phước 2 không có chức năng nuôi dưỡng trẻ.

Ngày 12/10, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân xác nhận “Tiên Phước 2 (TP2) chỉ là một cơ sở thờ tự tư nhân và không có chức năng nuôi dưỡng trẻ”.

Posted Image

Cơ sở tự phát vẫn treo biển là “Chùa Tiên Phước 2”

Bà Bích Tuyền cho biết: “Trên địa bàn phường Bình Hưng Hòa B, các cơ sở thờ tự Phật giáo như TP2 rất nhiều. Chỉ có 2 chùa được công nhận là chùa Giác Định và chùa Phước Hòa”.

Việc cô Nguyên Thanh (tên thật là Nguyễn Thị Vân) đến mua đất, xây dựng cơ sở thờ tự TP2 là tự phát và diễn ra từ trước năm 2000, thời điểm địa bàn này thuộc huyện Bình Chánh. Đến khi thành lập phường Bình Hưng Hòa B thuộc quận Bình Tân thì cơ sở này vẫn tồn tại như lâu nay.

Từ khi thành lập, cơ sở này hoạt động thờ tự bình thường và có mở lớp học tình thương. Chỉ từ năm 2008 đến nay, bà Vân mới đến UBND phường thông báo có trẻ bị bỏ rơi trước cổng cơ sở TP2 để đăng ký khai sinh và xin nhận nuôi.

UBND phường nhận thấy việc người tu hành nhận nuôi trẻ mồ côi cũng bình thường nên chấp nhận. Nhưng lượng trẻ ngày càng đông mà TP2 không có chức năng nuôi dưỡng trẻ nên giữa năm 2009 UBND phường đề nghị phòng Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ - TB - XH) hướng dẫn bà Vân làm thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.

Tuy nhiên, việc cấp phép cho TP2 thuộc chức năng của Sở LĐ - TB - XH nên cuối tháng 3/2010, phòng LĐ-TB-XH quận Bình Tân chuyển hồ sơ sang Sở. Đến nay vẫn chưa có kết quả trả lời chính thức.

Dù không có chức năng nuôi dưỡng trẻ nhưng trong thời gian qua, bà Vân liên tục đến UBND phường thông báo có thêm nhiều trẻ bị bỏ rơi tại TP2. Bà đăng ký khai sinh và nhận nuôi dưỡng các bé. Cụ thể, năm 2008 có 4 bé, năm 2009 có 8 bé, năm 2010 có 2 bé.

Điều đáng ngạc nhiên là hầu hết trẻ bị bỏ rơi trên địa bàn phường đều khai là bỏ tại cơ sở TP2. Cụ thể, từ tháng 6/2008 – tháng 6/2009, toàn phường có 10 bé bị bỏ rơi thì có đến 8 bé do cơ sở TP2 báo lên.

Trong khi ngay trên địa bàn có nhiều chùa nuôi trẻ mồ côi, bề thế, dễ tìm nhưng ít ghi nhận trường hợp bỏ rơi trẻ trước cổng. Riêng TP2 thì liên tục báo cáo có trẻ bỏ rơi, dù cơ sở này nằm trong hẻm hóc rất sâu, khó tìm và vô cùng ít phật tử.

Nhận thấy tình hình phức tạp, ngày 19/5/2009, UBND phường đề nghị công an quận Bình Tân “hỗ trợ nhằm ngăn chặn trường hợp người dân lợi dụng quy định đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi để hợp pháp hóa việc mua bán hoặc bắt cóc trẻ em”.

Trả lời về những bất thường tại TP2 mà báo Dân trí phản ánh ngày 7/10, bà Bích Tuyền cho biết: “Ngay ngày hôm sau tôi phản ánh lên phòng LĐ-TB-XH quận và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, các đoàn thể tiếp cận, nắm tình hình nuôi dạy trẻ tại đây. Công an phường cũng được giao kiểm tra có dấu hiệu bạo hành hay không. Hiện chúng tôi đang chờ kết quả kiểm tra”.

Sắp tới, UBND phường cũng kết hợp với phòng LĐ-TB-XH quận kiểm tra cơ sở này. Bà cũng tha thiết mong Sở LĐ-TB-XH sớm vào cuộc. Nếu Sở xác định, TP2 không đủ điều kiện nuôi dạy trẻ mồ côi thì phường mới có cơ sở để không giao cho cơ sở này nuôi các bé và đưa các em đến trung tâm bảo trợ xã hội của TP.

Theo lời bà Vân, các bé đều bị bỏ rơi trước cổng cơ sở TP2.Tuy nhiên, theo nguồn tin Dân trí thu thập được thì đứa trẻ gần nhất mà TP2 đến phường thông báo bị bỏ rơi trước chùa ngày 15/8 (tên thường gọi là bé Nghé) lại có dấu hiệu “thu gom”. Thông qua một phụ nữ tên Tuyết sống gần TP2, giữa năm 2010, một người phụ nữ trẻ có bầu được đưa đến TP2 làm công quả

Khi người phụ nữ trẻ này trở dạ, bà Tuyết đưa đi bệnh viện sinh nở và ẵm bé Nghé về chùa. Còn người mẹ được bà Vân cho ít tiền và đi đâu không rõ. Những trường hợp này, cơ quan công an điều tra rõ hơn.

Tùng Nguyên(dantri.com)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hãy sớm giải cứu các em

Theo lãnh đạo UBND quận Bình Tân - TPHCM, nguyên nhân chính đến nay vẫn chưa đóng cửa được Tiên Phước 2 là do phải chờ kết luận thanh tra của Sở LĐ-TB-XH.

>> Hốt bạc trên đầu trẻ mồ côi!

Ngay sau khi chúng tôi ngày 10-1 đăng bài viết “Hốt bạc trên đầu trẻ mồ côi” phản ánh việc kinh doanh từ thiện tại “chùa” Tiên Phước 2 (phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân - TPHCM), đông đảo bạn đọc đã gửi phản hồi đến tòa soạn cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hoạt động mờ ám của “chùa” Tiên Phước 2 do bà Nguyễn Thị Vân làm chủ và đề nghị cơ quan chức năng sớm đưa các cháu về chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước trên địa bàn TP.

Muốn đưa con về, trả 100 triệu đồng!

Trong số 13 trẻ mồ côi đang ở trong Tiên Phước 2, có một cậu bé 13 tuổi làm việc không ngơi nghỉ để chăm sóc cho các em nhỏ, đó là em Đào Quốc Khánh (được bà Vân đặt tên khác là Tiến). Do các bảo mẫu chịu không nổi sự hà khắc của bà Vân đã nghỉ việc nên hầu hết các công việc của “vú em”, “ô sin”... đều đặt lên vai của cậu bé này. Ngày 10-1, chúng tôi tìm gặp được anh Đào Quốc Việt, cha của Khánh tại nhà trọ số 76B An Dương Vương, phường 16, quận 8.

Posted Image

Các cháu bé ở Tiên Phước 2 xúm lại bên thùng sữa do nhà hảo tâm mang đến. Ảnh chụp ngày 2-1

Anh cho biết vào năm 2003, hai vợ chồng ly hôn và cuộc sống quá khó khăn, tình cờ trong lúc đi làm thợ xây, thấy “chùa” Tiên Phước 2 nhận nuôi trẻ mồ côi nên gửi Khánh vào. Sau này, nhiều nhà từ thiện và người dân ở gần “chùa” gọi điện báo cháu Khánh bị đánh đập, anh Việt đã nhiều lần đến thăm con. Tuy nhiên, bà Vân luôn phản đối và ngăn cản hai cha con gặp mặt. Người cha này phải canh chừng lúc bà ta đi vắng, đến đứng ngoài cửa gọi con.

Mỗi lần như vậy, anh đều dùng điện thoại di động chụp lại các vết thương trên mặt, trên đầu Khánh. “Nghĩ đây là cơ sở của nhà Phật nên tôi yên tâm lắm, không ngờ bà ta ác thế. Cách đây khoảng 3 tháng, tôi cố một lần nữa năn nỉ cho cháu về với gia đình nhưng bà Vân đòi đưa 100 triệu đồng công nuôi dưỡng” – anh Việt nói.

Trong khi bé lớn tuổi như Khánh bị bóc lột sức lao động thì các em nhỏ luôn bị bà Vân để trong tình trạng nhếnh nhác, đói và bệnh tật để dễ quyên góp tiền từ thiện. Mỗi khi nhà hảo tâm góp tiền mua máy lạnh, quạt, nệm... để phục vụ cho các bé mồ côi thì ngay sau đó bà Vân cho gỡ ra bán hoặc cất đi. Những người đến làm từ thiện tại Tiên Phước 2 cho biết luôn cảm thấy bất an vì thường xuyên thấy các em nhỏ bị thương, ăn uống, ngủ nghỉ mất vệ sinh và không an toàn.

Báo cáo bỏ quên cháu bé!

Chiều cùng ngày, làm việc với phóng viên, khi chúng tôi đặt vấn đề về trách nhiệm địa phương để một ngôi chùa tự phát (chưa được Giáo hội Phật giáo công nhận) nhận nuôi hàng chục trẻ trong điều kiện không bảo đảm, ông Phạm Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, dẫn ra nhiều văn bản và cho biết từ giữa tháng 10-2010, quận đã có hàng loạt chỉ đạo cho 9 ban, ngành quyết liệt vào cuộc thanh-kiểm tra để xử lý dứt điểm những sai phạm của bà Nguyễn Thị Vân. Trong đó, lãnh đạo quận đề nghị Phòng LĐ-TB-XH lập tổ giám sát hoạt động của Tiên Phước 2 và bà Vân; phòng y tế kiểm tra sức khỏe các cháu, nếu có bé nào không bảo đảm sức khỏe thì tổ chức khám và chữa trị ngay; công an theo dõi các hành vi của bà Vân... “Tôi đã chỉ đạo rất cụ thể và yêu cầu các báo cáo cũng thật cụ thể để xử lý kịp thời nhưng thật tình tôi không hài lòng, bởi báo cáo của phường còn quá chung chung” - ông Mười nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngay sau khi chúng tôi phản ánh vụ việc, chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Hưng Hòa B, đã ký báo cáo gửi lãnh đạo UBND quận Bình Tân, trong đó có nội dung “...phường tiếp tục theo dõi, hỗ trợ cơ sở như đến thăm, tổ chức khám sức khỏe cho tất cả các cháu... Nhìn chung, chủ cơ sở đã bước đầu khắc phục (!?)”.

Tuy nhiên, điều khó hiểu là cháu Nguyễn Thanh Hoa Quỳnh (chưa đầy 7 tháng tuổi) đã chết vào lúc 23 giờ 10 phút ngày 9-1, nhưng bản báo cáo không hề nhắc đến. Mãi đến chiều cùng ngày, chúng tôi gọi điện thoại thông báo thì cả lãnh đạo Phòng LĐ-TB-XH lẫn UBND quận Bình Tân mới biết vụ việc. Sau đó, ông Mười gọi điện hỏi UBND phường thì đơn vị này mới fax lên giấy báo tử vong trước khi nhập viện (do Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp) và giấy chứng tử của cháu Hoa Quỳnh do UBND phường Bình Hưng Hòa B cấp.

Theo ông Mười, nguyên nhân chính đến nay vẫn chưa “xóa sổ” được Tiên Phước 2 là do phải chờ kết luận thanh tra của Sở LĐ-TB-XH. “Ngày 18-10-2010, UBND quận thống nhất lập đoàn thanh tra đối với Tiên Phước 2 thì đến ngày 25-10, Sở LĐ-TB-XH cũng thành lập đoàn thanh tra theo với Quyết định số 1581. Tuy vậy, đến nay vẫn chưa có kết quả và chúng tôi rất nóng lòng. Cách đây 5 ngày, tôi có chỉ đạo Phòng LĐ-TB-XH quận phải gửi đề nghị sở sớm ra kết luận thanh tra, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có hồi âm nên quận rất khó xử lý” - ông Mười nói

Quý Lâm

Người lao động

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay