Random

Thí nghiệm lớn nhất thế giới

4 bài viết trong chủ đề này

Bắt đầu thí nghiệm lớn nhất thế giới

Hôm qua, máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới - máy LHC ở Genève (Thụy Sĩ) - đã được khởi động. Mục đích của dự án bạc tỷ này là chứng minh hạt Higgs, còn được gọi là hạt của Chúa.

Người phát minh ra nó Peter Higgs có thể nhận Giải Nobel - mặc dù ông chỉ là một nhà vật lý bình thường.

Tất cả đều diễn tiến tốt đẹp: Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu đã đưa một dòng proton qua máy LHC. Kế đến sẽ là thí nghiệm mô phỏng vụ nổ lớn.

Posted Image

Các nhà khoa học trong CERN: Thí nghiệm lớn nhất trong lịch sử loài người. Ảnh: DPA.

Trong thí nghiệm lớn nhất của loài người vẫn có thể xảy ra nhiều sự cố, các nhà khoa học tại Genève phải đối diện với điều này trong những giờ phút cuối. Hệ thống làm lạnh của máy có vấn đề, chỉ vài giờ trước khi LHC bắt đầu hoạt động lần đầu tiên. Nhưng các chuyên gia kỹ thuật đã giải quyết được và vào lúc 9 giờ 30 (giờ Trung Âu), theo đúng kế hoạch, những hạt proton đầu tiên được dẫn vào trong máy gia tốc.

Các nhà vật lý khởi động từng đoạn một của vòng tròn gia tốc hạt dài 27 km. Ngay khi dòng proton đến một điểm kiểm soát, vật chắn được tháo ra để chúng có thể tiếp tục đi vào phân đoạn kế tiếp.

Vào lúc 10 giờ 25 dòng proton kết thúc vòng đầu tiên.

Hành trình hạt của Chúa

Bản thảo mà Peter Higgs gửi đến tạp chí chuyên ngành "Physical Review Letters" năm 1964 chỉ dài có 1 trang rưỡi. Trong đó có vỏn vẹn 4 phương trình mà Higgs mô tả một thuật toán mang lại khối lượng cho hạt – vấn đề chưa được giải quyết trong lý thuyết cho đến thời điểm đó. Nhà vật lý người Scottland không tên tuổi đã tiếp tục phát triển lý thuyết trường lượng tử cho hạt cơ bản, lý thuyết mà thời đấy đã được cho là cũ kỹ.

Đầu tiên, các nhà thẩm định của tờ báo không tin vào ý tưởng này. Bài viết bị từ chối nhanh chóng. "Họ cho rằng điều đó không có liên quan gì đến vật lý cả", ông Higgs nói. Cuối cùng, mãi đến phiên bản thứ hai mới được tờ báo đồng ý đưa đi in. Thời gian ngắn sau đó, ai cũng bàn đến lý thuyết của Higgs.

Posted Image

Ông Peter Higgs trong lần viếng thăm CERN (tháng 4 năm 2008): "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn". Ảnh: AP.

Nhưng kể từ đó, Higgs không đạt được thành tựu nào khác. Ông là một nhà vật lý bình thường, và ông cũng chẳng hề phủ nhận điều này. "Có lẽ đơn giản là tôi chỉ có may mắn", ông giải thích.

Lý thuyết đắt tiền nhất từ trước đến nay

Thế nhưng 1 trang rưỡi của năm 1964 không những chỉ làm cho ông nổi tiếng – nó cũng mang lại hậu quả là nhiều cuộc đầu tư khổng lồ. Từ đó các nhà khoa học cố gắng chứng minh hạt Higgs với những máy gia tốc hạt ngày càng lớn. Nhưng đến nay vẫn không có kết quả. Thí nghiệm vào hôm qua chắc chắn là đắt tiền nhất: Máy gia tốc LHC (Large Hadron Collider) sẽ thực hiện thí nghiệm "Atlas" nhằm chứng minh các hạt Higgs khả nghi tạo khối lượng cho hạt cơ bản.

Posted Image

Chuyến đi trong vòng tròn: Nam châm giữ dòng proton chuyển động trong quỹ đạo. Nhiệt độ hoạt động là -271°C. Ảnh: CERN.

Hằng ngàn nhân viên kỹ thuật và nhà nghiên cứu đã làm việc từ nhiều năm nay tại dự án LHC, 2 tỷ euro đã được chi cho việc xây dựng đường hầm hình tròn dài 27 km mà các proton sẽ chuyển động trong đó với vận tốc bằng 99,9999991% vận tốc ánh sáng. Mỗi một giây chúng sẽ bay hơn 11.000 vòng. Người ta đang chờ đợi nhiều nhận thức cơ bản về vụ nổ lớn, năng lượng tối và về câu hỏi đã được ông Higgs trả lời trên lý thuyết là thật ra vật chất có khối lượng của nó từ đâu.

Vì một người không chuyên khó có thể hiểu được lý thuyết do Higgs phát triển nên năm 1993 Bộ trưởng Bộ khoa học Anh Wiliam Waldegrave đã phát động lời kêu gọi các nhà vật lý giải thích ý tưởng này trên một tờ giấy khổ A4. Ông Waldegrave mong muốn mỗi một người đều hiểu được tiền thuế của nước Anh được chi tiêu vào việc xây dựng LHC là để làm gì.

Margaret Thatcher đi xuyên qua trường Higgs

Phổ biến nhất là sự so sánh trường Higgs với một buổi tiệc của nhà vật lý David Miller tại London. Những người tham gia một buổi tiệc phân bố đồng đều trong phòng. Bất thình lình bà Margaret Thatcher đến tham dự. Bà đi xuyên qua đám đông, ngay lập tức một nhóm người bao quanh lấy bà. Qua đó bà có một khối lượng lớn hơn. Khi bà tiếp tục đi tới, những người ở gần sẽ tiến lại chỗ bà. Những người khác mà bà đi xa khỏi sẽ quay đi và lại hướng về những người đang đàm thoại lúc ban đầu.

"Đó là cơ chế Higgs trong 3 chiều với tất cả các phức tạp của tính tương đối", ông Miller viết. Để tạo khối lượng cho hạt, một trường mới đã được phát minh ra, bị cong đi khi một hạt chuyển động qua nó.

Nhà vật lý so sánh hạt Higgs với một tin đồn đang lan truyền đi trong phòng tiệc. Phòng này chính là trường Higgs. Tin đồn bắt đầu ở một góc phòng, nhiều người tụ đầu lại với nhau để nghe nó. Rồi nó đi đến góc khác – theo sự tụ tập lại của những người trong phòng. Những tụ tập lan truyền tin đồn như thế cuối cùng cũng đã mang lại khối lượng cho cựu thủ tướng Thatcher. Bà Thatcher là một hạt nhận được khối lượng. Tin đồn, biểu tượng của hạt Higgs, cũng tạo thành một nhóm và vì vậy cũng phải có khối lượng.

"Hạt Higgs được tiên đoán trước như là một quy tụ lại như vậy của trường Higgs", ông Miller giải thích. Các nhà vật lý có thể sẽ tin vào sự tồn tại của trường Higgs và cơ chế của sự tạo thành khối lượng nếu như có thể chứng minh được hạt Higgs.

"Nhất định sẽ tìm thấy một cái gì đó"

"Chúng tôi nhất định sẽ tìm thấy một cái gì đó", ông Wolfgang Mader từ Đại học Kỹ thuật Dresden (Đức), người chịu trách nhiệm về một bộ máy dò trong thí nghiệm "Atlas", nói.

"Thế nào đi nữa thì chúng tôi cũng sẽ có nhiều nhận thức mới – có hay không có hạt Higgs." Cũng có thể có 4 biến thể của hạt Higgs như lý thuyết siêu đối xứng đưa ra. Cũng có thể là sự tồn tại của hạt Higgs sẽ được phủ định.

Nếu như chứng minh được cái được gọi là hạt của Chúa thì ông Peter Higgs, hiện 79 tuổi và là giáo sư danh dự đã về hưu, sẽ là một ứng cử viên sáng giá cho Giải Nobel.

Bảo đảm qua nhiều thí nghiệm trước đó

Ngoài những thí nghiệm khác, người ta sẽ mô phỏng vụ nổ lớn. Khoa học hy vọng sẽ tìm được trả lời cho những câu hỏi lớn của vật lý: Tại sao lại không có phản vật chất trong thế giới của chúng ta? Chính xác là điều gì đã xảy ra trong vụ nổ lớn? Thật sự có hạt Higgs tạo khối lượng cho hạt cơ bản theo mô hình chuẩn của vật lý hay không?

Nỗi lo ngại lớn nhất của các nhà vật lý trong thí nghiệm này là việc cung cấp điện. Vì nếu có vấn đề, hệ thống làm lạnh phải ngưng hoạt động. Hằng ngàn nam châm trong vòng tròn của LHC sẽ không còn mang tính siêu dẫn nữa, không thể tiếp tục thực hiện thí nghiệm.

Phan Ba (theo Spiegel Online)

Theo www.vnexpress.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật là phí tiền!

Ngoài những thí nghiệm khác, người ta sẽ mô phỏng vụ nổ lớn. Khoa học hy vọng sẽ tìm được trả lời cho những câu hỏi lớn của vật lý: Tại sao lại không có phản vật chất trong thế giới của chúng ta? Chính xác là điều gì đã xảy ra trong vụ nổ lớn?

1) Làm quái gì có vụ nổ lớn trong vũ trụ mà mô phỏng. Chỉ cần một suy luận đơn giản như sau:

Giả thiết vụ nổ lớn là có thật - và như vậy trước khi vũ trụ hình thành sẽ có một lượng vật chất vô cùng lớn cô đặc đến mức tới hạn là khởi nguyên của vũ trụ vô hạn.

Sai lầm chính ở chỗ này!

Dù lượng vật chất cô đặc đó lớn đến đâu thì cũng là sự hữu hạn. Làm gì có cái hữu hạn là nguyên nhân của vũ trụ vô hạn.

2) Làm gì có phản vật chất! Đó chỉ là sự logic hình thức và chủ quan của tư duy

Đây là lời tiên tri của Thiên Sứ trong cuộc thí nghiệm này:

Lý thuyết của ông Peter Higgs đúng. Nhưng cuộc thí nghiệm thất bại.

Kết quả thì nghiệm chưa công bố. Nhưng nếu lời tiên tri này đúng thì lời khuyên của Thiên Sứ tôi là:

Hãy dùng tiền đó vào việc nghiên cứu lý học Đông phương. Đây mới chính là cuộc bắt tay với Chúa!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ bài viết dưới đây trên giadinh.net.vn góp phần bổ sung cho bài viết do Random giơi thiệu.

Thiên Sứ tôi vẫn lặp lại rằng:

Mục đích tối thượng của thí nghiệm này là đi tìm "hạt của Chúa" sẽ thất bại.

Nếu lời tiên tri này đúng thì sau đó Thiên Sứ tôi sẽ giải thích vấn đề trên cơ sở nguyên lý học thuật cổ Đông phương. Chúng ta hãy chờ xem, chỉ khoảng vài tuần lễ sau sẽ có kết quả và chắc không lâu sau đó sẽ được công bố.

--------------------

Thí nghiệm vĩ đại nhất của nhân loại và nỗi lo ngày tận thế

Posted Image

Một phần hệ thống máy của LHC.

Giadinh.net - Ngày 10/8, Cơ quan nghiên cứu nguyên tử châu Âu đã chính thức vận hành cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới Large Hadron Collider (LHC). Tái hiện vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ

Việc LHC đi vào hoạt động sẽ giúp các nhà khoa học thực hiện thí nghiệm vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, giúp giải mã nhiều bí ẩn to lớn về vật chất và vũ trụ. Nhưng nó cũng khiến người ta lo ngại, thí nghiệm này có thể tạo ra một lỗ đen nhân tạo và nuốt chửng Trái đất.

Sẽ có lời giải về nguồn gốc vũ trụ

Sau 9 năm kéo dài, việc xây dựng LHC đã hoàn tất vào năm nay. Toàn bộ tổ hợp máy hiện nằm ở độ sâu từ 50 – 171m dưới lòng đất ở khu vực biên giới Pháp - Thụy Sĩ, bao gồm một hệ thống đường hầm dùng để tăng tốc hạt với chiều dài lên tới 27 km. Với kích thước này, LHC là tổ hợp máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ngày 10/9, người ta đã vận hành thành công cỗ máy và phóng thử các tia proton đầu tiên đi qua hệ thống đường hầm này, qua đó đặt những bước đi đầu tiên cho các thí nghiệm phức tạp hơn sau này.

Các máy gia tốc hạt hình tròn như LHC có khả năng tăng tốc các hạt nguyên tử hoặc hạt hạ nguyên tử dần dần đến một phần của tốc độ ánh sáng trước khi cho chúng va chạm.

Posted Image

Cỗ máy gia tốc hạt lớn nhất

Máy gia tốc hạt là thiết bị nghiên cứu khoa học tối tân, được dùng để nghiên cứu các định luật cơ bản trong lĩnh vực vật lý hạt. Thiết bị này có khả năng tăng tốc các hạt nguyên tử (atomic particle) và hạt hạ nguyên tử (subatomic particle) bằng từ trường, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu.

LHC là cỗ máy gia tốc hạt dạng tròn lớn nhất thế giới hiện nay. Năm 2007, cựu Giám đốc điều hành CERN (Nơi chế tạo LHC), khoa học gia Chris Llewellyn Smith tiết lộ trên tạp chí Nature rằng ý tưởng xây dựng LHC trong cùng một hệ thống đường hầm với LEP đã bắt đầu từ năm 1977, chỉ hai năm sau khi người ta đề xuất ý tưởng. Việc xây dựng LEP được chấp thuận hồi năm 1981, theo sau là việc xây dựng LHC được chấp thuận vào năm 1995.

Ngân sách xây dựng LHC được cấp khi đó là 1,6 tỉ euro với 140 triệu euro chi phí cho các thí nghiệm. Tuy nhiên, chi phí phụ trội sau đó đã vượt qua mức dự kiến ban đầu khá nhiều. Người ta đã phải thêm 300 triệu euro để xây dựng máy gia tốc và 50 triệu euro khác cho các thí nghiệm. Những chiếc nam châm siêu dẫn dùng trong tổ hợp máy gia tốc cũng là nguyên nhân gây tăng chi phí lên 120 triệu euro nữa.

Để làm được việc này, hai tia proton gồm hàng ngàn tỉ proton sẽ chuyển động theo hai hướng khác nhau trong các đường hầm thông qua sức đẩy từ trường và sự điều khiển của khoảng 1.600 nam châm siêu dẫn. Khoảng 1.323 nam châm có nhiệm vụ giữ các tia proton đi đúng hướng trong khi khoảng 392 nam châm khác có nhiệm vụ tập trung luồng proton.

Khoảng 96 tấn heli lỏng sẽ được dùng để giữ các nam châm ở nhiệt độ - 273 độ C, giúp hệ thống vận hành tốt kể cả khi tia proton đạt tốc độ rất cao. Khoảng vài tuần sau khi được tăng tốc, các tia proton sẽ đạt tốc độ lên tới 99,9999% tốc độ ánh sáng. Đó là lúc người ta sẽ cho chúng va chạm với nhau.

Về lý thuyết, ở tốc độ cao, lực va chạm giữa hai luồng proton sẽ tạo ra một vụ nổ với sức nóng gấp 100.000 lần nhiệt độ tâm Mặt trời, qua đó tái hiện lại bối cảnh vũ trụ trong khoảng thời gian chưa đầy một giây sau khi vụ nổ Big Bang diễn ra, giúp giải mã hàng loạt bí ẩn khác nhau. Có sáu hệ thống dò các hạt nguyên tử và hạ nguyên tử sẽ được dùng để ghi nhận kết quả sự va chạm của hai tia proton phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Sự va chạm này sẽ tạo cơ hội cho giới khoa học bước vào lĩnh vực nghiên cứu mới với nhiều kết quả hứa hẹn như nguồn năng lượng tinh khiết (free energy), sự hình thành của vũ trụ, bản chất không gian và thời gian, vật chất tối và năng lượng tối, nguồn gốc sự sống, nguồn gốc vật chất và phản vật chất. Quan trọng hơn cả, người ta sẽ tìm thấy những chứng cứ về việc có tồn tại hay không “hạt Chúa trời” Higg Boson.

Các chuyên gia vật lý học và vũ trụ học cho rằng ngay sau khi hiện tượng Big Bang xảy ra, cả vũ trụ không có vật thể với trọng lượng mà chỉ có năng lượng.

Năm 1964, nhà khoa học Peter Higgs đã khởi xướng một lý thuyết về hạt hạ nguyên tử có tên gọi hạt Higg Boson. Hạt này hiện hữu trong chốc lát sau hiện tượng Big Bang với vai trò hoán chuyển năng lượng thành trọng lượng trong vật chất. Hạt này được cho là mắt xích còn thiếu trong mô hình cơ bản của vật lý hạt hiện đại. Những khám phá về hạt Higg Boson sẽ giúp nhân loại hiểu thêm về sự hình thành của vạn vật trong vũ trụ sau hiện tượng Big Bang.

Đảo lộn thế giới

Không ít người đã tỏ ra lo lắng trước hoạt động của LHC và các thí nghiệm của CERN. Những nhà khoa học như giáo sư người Đức Otto Rossler đã bày tỏ quan ngại rằng khi LHC hoạt động và các proton va chạm nhau với năng lượng lớn, một lỗ đen nhân tạo sẽ hình thành và nuốt chửng Trái Đất. Có người lại cho rằng sự va chạm sẽ tạo thành các hạt nguyên tử ở hai thể loại vật chất và phản vật chất.

Theo lý thuyết thì hai hạt này sẽ tiêu hủy nhau trong những vụ nổ hạt nhân. Các phần tử cuồng tín đánh giá LHC sẽ là cố máy chết chóc, đem đến ngày tận thế mà nhà tiên tri Nostradamus và sách vở tôn giáo đã nhắc đến. Thậm chí có người còn cho rằng máy LHC sẽ tạo nên một lỗ hổng không gian gọi là wormhole mà từ đó sẽ tuôn ra những điều bất ngờ khó lường.

Nhiều người khác cho rằng những kết quả nghiên cứu do LHC đem đến sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá trị tôn giáo khi các nhà khoa học tìm về nguồn gốc của vũ trụ, vạn vật.

Posted Image

Bên trong hệ thống đường hầm của LHC.

Trong quyển “Angels and Demons” của nhà văn Dan Brown, ý tưởng dùng đến máy gia tốc hạt để chứng minh những lời phán trong Sách Sáng Thế (Genesis) đã được tác giả đề cập đến. Và trong quyển sách mới nhất, “Blasphemy” của tác giả Douglas Preston, điều mà các nhà khoa học tìm thấy khi kích hoạt và thử nghiệm máy gia tốc hạt Isebella không phải là “hạt Chúa trời” Higg Boson mà chính là đức Chúa.

Những người mộ đạo cho rằng nguồn gốc vật chất là lĩnh vực cấm, nơi Chúa trời ngự trị và con người không nên đặt chân tới tìm hiểu. Nhưng các nhà khoa học chỉ quan tâm tới sự thật. Với LHC có thể họ sẽ chứng minh được rằng vũ trụ và nhân loại được sinh ra hoàn toàn tự nhiên chứ không có bàn tay của Đấng tối cao nào cả.

Với quyết tâm ngăn chặn LHC hoạt động, mới đây Otto Rossler đã đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu kiện 20 quốc gia tham gia dự án vì vi phạm nhân quyền. Mặc dù, Tòa đã bác đơn, nhưng nó cho thấy không phải ai cũng yêu thích LHC và khả năng giải đáp bí ẩn to lớn của nó.

Trước tình hình đó, Nhóm đánh giá độ an toàn của LHC đã công bố các báo cáo trong năm 2003 và 2008, khẳng định cỗ máy cực kỳ an toàn. Theo đó nhiều bức xạ vũ trụ (cosmic ray) phóng vào khí quyển trái đất mang theo năng lượng khổng lồ nhưng cũng không tạo nên lỗ đen tiêu diệt trái đất.

Trên lý thuyết, lỗ đen nhỏ nhất có thể ổn định và tăng trưởng khi có diện tích tối thiểu là 0,04 phần Mặt Trời. Trong khi đó, lỗ đen nhỏ nhất vừa được khám phá vào tháng 4/2008 có diện tích to gấp 3,6 lần Mặt Trời. Lỗ đen nhân tạo mà LHC tạo ra có thể sẽ không to bằng đầu cọng tóc và sau khi thoát nhiệt, sẽ biến mất.

Đối với nguy cơ xảy ra vụ nổ hạt nhân, thì cho dù có xảy ra, nhưng ở mức độ hạ nguyên tử và ở độ sâu cả trăm mét dưới lòng đất, sức tác động của nó không có gì đáng phải lo ngại.

Những dự đoán về ngày tận thế

Nỗi lo ngày tận thế đối với LHC nhắc nhở người ta nhớ rằng nhân loại luôn quan tâm tới việc khi nào bản thân sẽ bị tiêu diệt. “Đó là một khía cạnh rất cổ xưa trong tâm hồn con người. Nó có gốc rễ từ thời cổ đại” – sử gia Paul S. Boyer, tác giả cuốn “Khi thời gian không còn nữa: Niềm tin tôn giáo trong văn hóa Mỹ hiện đại”, nhận xét.

Edgar C. Whisenant, cựu kỹ sư NASA và là một người nghiên cứu Kinh thánh dự báo Trái đất kết thúc vào các năm 1989, 1993, 1994. Isaac Newton từng dự đoán ngày tận thế xảy ra vào năm 2060. Đình đám nhất là dự báo ngày tận thế của giáo sĩ dòng Baptist William Miller.

Theo ông này, Trái đất sẽ sớm kết thúc vào ngày 23/10/1844 với sự hiện thân của Chúa. Tuy nhiên, khi thời điểm này đi qua một cách bình an và Chúa không xuất hiện, những tín đồ của Miller đã lao vào công kích ông. Miller chết hồi năm 1849, khi vẫn đang chờ sự xuất hiện của Chúa. Gần đây nhất, giáo sĩ Ronald Weinland tuyên bố trong cuốn sách “Các nhân chứng cuối cùng của Chúa” rằng Mỹ sẽ bị tiêu diệt trong hai năm tới.

Các nhà khoa học chỉ cười mỉm với những tuyên bố “xanh rờn” ấy. Thế giới chúng ta đang sống sẽ có ngày bị tiêu diệt. Đó là một thực tế. Nhưng theo giới khoa học khả năng ấy khó có thể xảy ra trong thời gian ít nhất hơn 2 triệu năm tới. Nó cũng khó có thể xảy ra cùng với sự hoạt động của LHC.

Hương Giang

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cỗ máy "tạo" Big Bang gặp sự cố

21/09/2008 23:11

Một sự cố kỹ thuật đã buộc các nhà khoa học tạm ngưng việc vận hành cỗ máy khổng lồ Large Hadron Collider (LHC), được chế tạo nhằm xây dựng lại các điều kiện vật lý sau sự kiện Big Bang, ít nhất trong 2 tháng tới. Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Tổ chức Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) cho hay một vụ rò rỉ khí helium lớn (khoảng 1 tấn) đã xảy ra bên trong đường ống đặt LHC, vốn nằm dưới lòng đất tại biên giới Thụy Sĩ và Pháp. CERN cho rằng vụ rò rỉ xảy ra sau khi mối nối điện tử giữa 2 nam châm từ bị nóng chảy do dòng điện quá cao.

Dự kiến, các nhà khoa học phải hâm nóng LHC, vốn hoạt động ở nhiệt độ rất thấp (-271,3 độ C), lên thêm khoảng 100 độ C để sửa chữa rồi sau đó làm lạnh cỗ máy lại xuống nhiệt độ như trước. Khi LHC bắt đầu hoạt động đủ công suất, nó có thể thiết kế 600 triệu vụ va chạm mỗi giây giữa các proton được bắn đi với tốc độ bằng 99,9% tốc độ ánh sáng bên trong đường ống dài 27 km.

T.M (Thanh Niên)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay