Nhật Tâm

Cờ Lễ Hội Việt Nam

15 bài viết trong chủ đề này

Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ.

Posted Image

1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?)

2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không?

3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo?

4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?)

5- Ý nghĩa của cờ lễ hội.

Trân trọng,

Nhật Tâm

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước, bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên & quý vị quan tâm,

Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục "Chiều là gì". Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin tiếp tục theo dõi bên mục này.

Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên hoặc các thành viên khác sẽ quan tâm và chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cờ truyền thống của dân tộc Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước hoàn toàn chính xác.

Trong dân gian cách đây chỉ vài chục năm (Thế hệ cha ông tôi) còn gọi là cờ Ngũ sắc - hoàn toàn không liên quan gì đến cở Phật Giáo (Mới có từ giữa thế kỷ trước do Đại hội Phật giáo Quốc tế họp ở Hoa Kỳ quyết định).

Ý nghĩa của lá cờ truyền thống này như sau:

Trước đây thời Hùng Vương, nước Văn Lang là một quốc gia liên bang. Mỗi liên bang đứng đầu là Lạc Hầu, phụ tá Lạc Hầu là Lạc tướng phụ trách quân sự. Các Lạc Hầu bầu ra một bang làm minh chủ và quyết định mọi việc chung của quốc gia - đây chính là nguyên do có các thời Hùng Vương.

Mỗi bang có nền kinh tế và quân sự gần như độc lập do điều kiện địa lý và phương tiện vận chuyển thời bấy giờ. Những lá cờ của các bang, tùy theo phương vị mà chọn màu ở trung tâm và sao xác định phương vị của bang đó. Thí dụ: Bang phương Bắc có sao Huyền Vũ ở trung tâm lá cờ có sắc màu xanh dương chẳng hạn. Bởi vậy, cờ truyền thống cách đây 100 năm còn vẽ, hoặc thêu các chòm sao trên đó.

Nguyên lý tạo cờ như sau:

Thí dụ: Bang ở Đông Phương lấy sắc xanh lá cây làm nền ở giữa, Mộc sinh hỏa - sau đó là viền đỏ, hỏa sinh thổ, ngoài viền đỏ là viền vàng, Thổ sinh Kim, ngoài vàng là trắng, Kim sinh thủy, ngoài trắng là Xanh lam, THủy sinh mộc - diềm ngoài cùng lá cờ chính là hình tượng vây rồng đồng mầu với màu giữa lá cờ - biểu tượng của sự phát triển, biến hóa. Giữa lá cờ vẽ, hoặc thêu sao Tam bích.

Tất cả các lá cờ đều hình vuông thuộc Thổ và biểu tượng của Âm.

Sau này do thất truyền, người ta dùng màu chẳng theo quy luật nào, miễn na ná giống là được.

Đại để vậy.

Posted Image

Như lá cờ này, về hình thức thì giống, nhưng thiếu một hành Kim. Vị trí màu ở giữa đỏ, chủ phương Nam, thiếu biểu tượng sao định phương vị.

13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ và tất cả quý vị quan tâm,

Nếu cờ ngũ sắc đúng là quốc kỳ của nước Văn Lang thì thật là đại hỷ sự. Như vậy nước ta vẫn giữ được những biểu tượng quan trọng nhất của nhà nước Văn Lang. Quốc bảo (trống đồng), quốc lễ (trong văn hóa VN có lẽ cả trên trống đồng cũng ghi), quốc kỳ (cờ ngũ sắc) & linh vật quốc gia (chim Lạc).

Nhật Tâm chưa hiểu chòm sao thêu ở giữa của phương Đông- Mộc lại là sao Tam bích (hình như sao này là sao xấu)? Tại sao không phải là sao Thanh Long như trong câu thơ:

Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ

Tiền Chu Tước, hậu Huyền vũ

(Hướng quy ước là tọa Bắc hướng Nam)

Nhật Tâm thường quan niệm màu vàng nhạt là hành kim nên đã nhĩ màu vàng trong lá cờ trên tượng trưng hành Kim. Như vậy đúng là thiếu màu trắng của Kim. Tuy nhiên nếu ý nghĩa lá cờ chỉ là ngũ hành và mối tương quan tương sinh + hình vuông là tượng âm thì chỉ thể hiện được khoảng một nửa đặc trưng của Âm - Dương và ngũ hành. Nói cách khác, nếu là Nhật Tâm thiết kế cờ thì sẽ ưu tiên thể hiện đủ âm dương, tiếp đó đến ngũ hành tương sinh và sau đó là tương khắc.

Phải chăng việc thiết kế cờ như vậy ẩn chứa quan niệm đặc biệt quan trọng của thuyết ngũ hành hoặc triết lý lập quốc thời Hùng Vương? Mong bác Thiên Sứ và quý vị quan tâm cho ý kiến tham khảo.

Chân thành cảm ơn bác Thiên Sứ đã cung cấp tư liệu quý giá.

Trân trọng,

Nhật Tâm

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sao Tam bích mà tôi nói đến chỉ là ví dụ thôi.

Còn suy luận là: Ngũ hành phải đủ tương sinh và tương khắc, nên lá cờ không thê chỉ vuông là áp dụng một cách máy móc nguyên lý vào trường hợp ứng dụng cụ thể.

Ah. Tôi cũng nói lại cho rõ: Màu trắng thuộc Kim, nhưng trên cờ ngũ sắc thì dùng chỉ bạc, hoặc vàng thay thế.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ,

Nhật Tâm đọc lại mô tả của bác thì thấy lá cờ trong ảnh này có thêm một dải màu trắng có lẽ đúng hơn. Như vậy xét về số lượng thì phải có 6 dải màu với 5 màu mới là đủ. Ngẫm ra cơ cấu như vậy mới là hợp lý.

Posted Image

Trân trọng cảm ơn bác Thiên Sứ.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bổ Sung quan trọng:

Cờ của bạn Nhật Tâm là chính xác cờ Lễ Hội của Việt Nam, Còn Hình ảnh cờ của bác Thiên Sứ là Của 1 số giáo xứ Bên Đạo Công Giáo dùng trong các lễ hội làng, công giáo của họ kèm với Cờ Công Giáo ( chỉ 1 số ) . Chẳng hiểu sao họ lại xóa bớt màu trên cờ ??????

Anh Tuan hau có xem kỹ các bài viết không vậy? Trong tất cả các lá cờ của bài viết này tôi chỉ chép lại cờ của anh Nhat Tam. Làm gì có cờ của Bác Thiên Sứ ở đây?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác nào trả lời ko liên quan là chưa đúng.

Phật Giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Nhắc tới tôn giáo Việt Nam ai cũng sẽ nghĩ tới Phật Giáo đầu tiên. Nếu Phật Giáo không còn ở Việt Nam thì Việt Nam có thể sẽ không còn là Việt Nam !! .... ( đó cũng là lý do mà Thực Dân Pháp đưa Công Giáo sang Việt Nam để phá hủy tôn giáo vốn rất ưu chuộng ở Việt Nam ... Trước khi Pháp sang xâm lược, Công Giáo hoàn toàn không được các triều đại cho phép hoạt động )

Cờ Lễ Hội gắn liền với Việt Nam, ngày nay cờ hay được treo ở Đình Làng, trong các lễ hội .... Kiểu kiến trúc Chùa Chiền, Đình rất tương đồng với nhau, bởi lẽ từ xưa Phật Giáo luôn được đề cao. Đặc biệt thời Lý - Trần ( 2 thời Phật Giáo rất Hưng Thịnh và có lẽ từ thời dựng nước tới nay, chỉ có 2 thời đó là đất nước hòa bình lâu nhât, dân được cuộc sống hạnh phúc nhất ... ) ... Từ đó các bác có thể suy ra Vì Sao Cờ Lễ Hội có liên quan, gắp liền với Phật Giáo [ Hiểu đơn giản - Cờ Lễ Hội như 1 biểu tượng cho Văn Hóa Việt Nam, mà Phật Giáo là tín ngưỡng có từ rất lâu đời, được nhân dân và các triều đại Việt Nam coi trọng ) .....

Mong rằng là con dân Đất Việt chúng ta phải gìn dữ nền văn hóa của mình. Văn Hóa mất đi, đất nước cũng suy tàn.

Anh Tuan hau có biết lá cở Phật giáo có xuất xứ từ đâu không vậy? Nếu nó xuất xứ từ Việt Nam thì giả thiết của anh có thể đúng. Nhưng rất tiếc, nó lại xuất xứ từ Đại hội Phật giáo quốc tế hợp ở Hoa Kỳ cách đây cả 100 năm - lúc ấy nước Việt Nam còn thuộc Pháp, những người ra quyết định về lá cờ Phật giáo chưa biết nhiều về văn hóa Việt Nam.

Còn về việc vinh danh văn hiến Việt thì cũng mong anh đóng góp một tay.

Sau khi trích dẫn trả lời anh. Tôi xóa bài của anh để cảnh cáo, vì anh đã lợi dụng chữ ký để quảng cáo:

giới thiệu mình là kiến trúc sư, làm phong thủy và thiết kế nhà.

Tôi không xóa nick để anh có thể vào đây để phản biện. Nhưng nếu anh không thay chữ ký thì tôi đưa anh ra khỏi diễn đàn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HIện tại tra cứu hình ảnh Sao Tam bích nhưng không thể thấy hình dáng nó như thế nào?.

Kính.

Share this post


Link to post
Share on other sites

HIện tại tra cứu hình ảnh Sao Tam bích nhưng không thể thấy hình dáng nó như thế nào?.

Kính.

Tôi đã nói đây chỉ là một ví dụ, sao cứ hỏi hoài vậy? Hoangnt nên xem kỹ các bài viết rồi hãy hỏi!

Muốn biết "tinh kỳ" trong cở lễ hội Việt như thế nào , tìm cuốn: "Ký họa Việt Nam đầu thế kỷ XX" Nxb Trẻ, trong đó có hình minh họa một đám rước, trong hình đó miêu tả một lá cờ có vẽ một hình sao trên đó theo cách vẽ trện lưng ông Khiết , hay các chòm sao trên bầu trời của ngay khoa học hiện đại.

Bây giờ làm gì còn lá cở có ghi hình sao trên đó nữa mà đi tìm?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Anh Tuan hau có biết lá cở Phật giáo có xuất xứ từ đâu không vậy? Nếu nó xuất xứ từ Việt Nam thì giả thiết của anh có thể đúng. Nhưng rất tiếc, nó lại xuất xứ từ Đại hội Phật giáo quốc tế hợp ở Hoa Kỳ cách đây cả 100 năm - lúc ấy nước Việt Nam còn thuộc Pháp, những người ra quyết định về lá cờ Phật giáo chưa biết nhiều về văn hóa Việt Nam.

Bạn viết sai chính tả rồi đó ạ ! Mình cũng xin hỏi lại Thiên Sứ " Bạn có đọc kỹ bài mình viết không vậy ? Mình đâu có nhắc gì tới cờ Phật Giáo ở đây ????

Mình đang nói sự liên quan giữa cờ Lễ Hội và Phật giáo ( theo câu hỏi của Nhật Tâm ) ....

Phật Giáo là tôn giáo của nhân loại của chứ không phải của riêng Việt Nam ! đọc bài viết của Thiên Sứ thực sự mình không hiểu bạn đang nói về vấn đề gì ? chủ đề không rõ rằng, ....

Cảm ơn bạn không xóa nick mình ! ( Có lẽ do chưa thấy Nội Quy nào về chữ ký nên mình mới để như vậy )

Mình có điều không hiểu là chữ ký sai sao lại xóa bài ?? ...

Edited by tuan-hau

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn viết sai chính tả rồi đó ạ ! Mình cũng xin hỏi lại Thiên Sứ " Bạn có đọc kỹ bài mình viết không vậy ? Mình đâu có nhắc gì tới cờ Phật Giáo ở đây ????

Mình đang nói sự liên quan giữa cờ Lễ Hội và Phật giáo ( theo câu hỏi của Nhật Tâm ) ....

Phật Giáo là tôn giáo của nhân loại của chứ không phải của riêng Việt Nam ! đọc bài viết của Thiên Sứ thực sự mình không hiểu bạn đang nói về vấn đề gì ? chủ đề không rõ rằng, ....

Cảm ơn bạn không xóa nick mình ! ( Có lẽ do chưa thấy Nội Quy nào về chữ ký nên mình mới để như vậy )

Mình có điều không hiểu là chữ ký sai sao lại xóa bài ?? ...

Sư phụ tôi cũng có tuổi rồi, gõ sai 1 vài chữ cũng bắt bẻ à? Anh có lẽ mới vào diễn đàn nên không chú ý lắm thì phải?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ tôi cũng có tuổi rồi, gõ sai 1 vài chữ cũng bắt bẻ à? Anh có lẽ mới vào diễn đàn nên không chú ý lắm thì phải?

Những người bắt bẻ lỗi chính tả trong tranh luận là những người lý sự cùn. Đưa ra ngoài diễn đàn, Vậy thôi. Chúng ta không có thời gian tiếp những loại này. Từ nay, những người tham gia diễn đàn có dấu hiệu không lành mạnh: Số DT ko rõ ràng, tên tuổi xuất xứ mập mờ vào đây lợi dung để quảng cáo, cắt ngay.

Trên Thiên Đường không có dân chủ. Chưa thấy ai đi bầu Thượng Đế cả. Nhưng ở đấy chân lý ngự trị. Đây là diễn đàn học thuật, chúng ta tôn trọng chân lý và tranh luận để tìm chân lý, chứ không phải dành hơn thua.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

tuan-hau viết

Bạn viết sai chính tả rồi đó ạ ! Mình cũng xin hỏi lại Thiên Sứ " Bạn có đọc kỹ bài mình viết không vậy ? Mình đâu có nhắc gì tới cờ Phật Giáo ở đây ????

Mình đang nói sự liên quan giữa cờ Lễ Hội và Phật giáo ( theo câu hỏi của Nhật Tâm ) ....

Phật Giáo là tôn giáo của nhân loại của chứ không phải của riêng Việt Nam ! đọc bài viết của Thiên Sứ thực sự mình không hiểu bạn đang nói về vấn đề gì ? chủ đề không rõ rằng, ....

Cảm ơn bạn không xóa nick mình ! ( Có lẽ do chưa thấy Nội Quy nào về chữ ký nên mình mới để như vậy )

Mình có điều không hiểu là chữ ký sai sao lại xóa bài ?? ...

tuan-hau nhìn kỹ lại bài viết của mình đi. Câu chữ cũng sai chính tả và cú pháp từa lưa.Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay