fengshui enjoy

Thảo Luận: Đông Trạch, Tây Trạch

12 bài viết trong chủ đề này

Chào ACE trên diễn đàn Phong thuỷ Lạc Việt.

Tôi có đọc quyển " Dương Trạch tam yếu" của tác giả Triệu Cửu Phong được chú Thiên Sứ giới thiệu ở Việt lý số.

Ngay phần mở đầu nói về ĐÔNG, TÂY, TRẠCH, TRÙ, MỆNH khi định nghĩa về Đông tứ trạch và Tây tứ trạch sách có viết:

Đông tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Khảm Ly Chấn Tốn thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Tây tứ cung thì gọi là Đông Tây tương hỗn (hỗn loạn) nhà ở tất xấu.

+ Tây tứ trạch: là nhà có Cửa cái và Chủ phòng hay Sơn chủ đều ở trong vòng 4 cung Kiền Khôn Cấn Đoài thì nhà ở tất tốt vì cùng một phe với nhau. Nếu có lộn Đông tứ cung vào thì gọi là Đông Tây tương hỗn, nhà ở tất xấu.

1- Như vậy theo tôi hiểu thì Đông trạch hay Tây trạch của một khu đất là do cách bố trí xây dựng các công trình trên khu đất đó phù hợp với bản mệnh của người chủ. Ví dụ như người thuộc tây tứ mệnh mà xắp đặt cửa cái, Chủ phòng tại các cung Cấn, Càn, Đoài, Khôn của khu đất thì khu đất đó thuộc tây trạch v..vv. Còn bản thân khu đất đó không tự quy định là Tây trạch hay Đông trạch có phải không?

2- Trong định nghĩa trên thì có nói đến là Chủ phòng hay Sơn chủ như vậy thì chỉ cần 1 trong 2 yếu tố là Chủ phòng hoặc Sơn chủ là được hay là phải cần cả 2 yếu tố.

3- Tôi có hiểu Cửa cái, Chủ phòng. Còn Sơn chủ là gì thì tôi không được tường tận.

Mong ACE trên diễn đàn giúp đỡ. Xin cám ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo mình hiểu sơn chủ là hướng của lưng nhà (ngược với hướng nhà).Theo sách Dương cơ chứng giải hướng dẫn thì ta đo đường vuông góc với cạnh sau lưng nhà ,vị trí đo tính từ lưng nhà ra bằng khoảng 1/2 bề rộng lưng nhà,đo được hướng gì thì đó là sơn chủ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE trên diễn đàn Phong thuỷ Lạc Việt.

Tôi có đọc quyển " Dương Trạch tam yếu" của tác giả Triệu Cửu Phong được chú Thiên Sứ giới thiệu ở Việt lý số.

Ngay phần mở đầu nói về ĐÔNG, TÂY, TRẠCH, TRÙ, MỆNH khi định nghĩa về Đông tứ trạch và Tây tứ trạch sách có viết:

1- Như vậy theo tôi hiểu thì Đông trạch hay Tây trạch của một khu đất là do cách bố trí xây dựng các công trình trên khu đất đó phù hợp với bản mệnh của người chủ. Ví dụ như người thuộc tây tứ mệnh mà xắp đặt cửa cái, Chủ phòng tại các cung Cấn, Càn, Đoài, Khôn của khu đất thì khu đất đó thuộc tây trạch v..vv. Còn bản thân khu đất đó không tự quy định là Tây trạch hay Đông trạch có phải không?

2- Trong định nghĩa trên thì có nói đến là Chủ phòng hay Sơn chủ như vậy thì chỉ cần 1 trong 2 yếu tố là Chủ phòng hoặc Sơn chủ là được hay là phải cần cả 2 yếu tố.

3- Tôi có hiểu Cửa cái, Chủ phòng. Còn Sơn chủ là gì thì tôi không được tường tận.

Mong ACE trên diễn đàn giúp đỡ. Xin cám ơn

1. Anh nhầm lẫn khái niệm giữa hướng và tọa.

2. Cần được cả hai yếu tố trên.

3. Sơn chủ đúng như anh quanghuydngvn đã giải thích.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE.

Xin giải thích giùp nguyên tắc nào chia ra Tây và Đông tứ trạch không, cho cả Nam và Nữ.

Thanks

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE.

Xin giải thích giùp nguyên tắc nào chia ra Tây và Đông tứ trạch không, cho cả Nam và Nữ.

Thanks

Bạn hoangnt hỏi thế không khéo làm người ta loạn nhé. Đông/ Tây tứ trạch làm gì có nam hay nữ. Chỉ có Đông/Tây tứ mệnh hay Đông/Tây tứ mạng thì mới có nam hay nữ. :D

Ý bạn hỏi Tại sao (ví dụ) Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ mà không phải là Đông tứ, nguyên lý nào phân nó như vậy phải không ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE.

Xin giải thích giùp nguyên tắc nào chia ra Tây và Đông tứ trạch không, cho cả Nam và Nữ.

Thanks

Học viên lớp PTLV mà hỏi thế này sao :D :D :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào ACE.

Xin giải thích giùp nguyên tắc nào chia ra Tây và Đông tứ trạch không, cho cả Nam và Nữ.

Thanks

Câu hỏi của tôi về Đông trạch và Tây trạch cũng như của bạn này.Có gì chưa đúng nhờ anh Thiên Luân và anh Hạt Gạo Làng giúp đỡ.

Tôi nghĩ rằng nếu nhà ở Thành phố hoặc những khu vực quy hoạch đô thị thì có quy định là hướng nhà trông ra đường. Lúc đó ta sẽ biết được đâu là trước, đâu là sau( Đâu là Sơn, Đâu là hướng).

Nhưng ở vùng quê khi mà đất đai mênh mông, không có quy hoạch thì muốn dựng nhà thì gia chủ có thể nhờ thày xem cho hướng nào hợp với tuổi rồi động thổ dựng nhà. Lúc đó thì Đông trạch hay Tây trạch do gia chủ quy định.

Tôi hiểu theo một cách nữa là khi muốn làm nhà thì người ta dựa vào thế đất như chu tước, huyền vũ... để quy định Đông trạch, Tây trạch.

Rất hiếm người vừa được Sơn lại vừa được hướng như tọa càn hướng khôn (Tây trạch), hoặc Tọa khảm hướng Ly(Đông trạch) theo PTLV. Vậy phải có những giải pháp như thế nào trong các trường hợp chỉ được sơn, mất hướng hoặc được hướng thì mất sơn.

Cảm ơn anh Hạt gạo Làng, anh Thiên Luân cùng các ACE tham gia thảo luận sôi nổi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi của tôi về Đông trạch và Tây trạch cũng như của bạn này.Có gì chưa đúng nhờ anh Thiên Luân và anh Hạt Gạo Làng giúp đỡ.

Tôi nghĩ rằng nếu nhà ở Thành phố hoặc những khu vực quy hoạch đô thị thì có quy định là hướng nhà trông ra đường. Lúc đó ta sẽ biết được đâu là trước, đâu là sau( Đâu là Sơn, Đâu là hướng).

Nhưng ở vùng quê khi mà đất đai mênh mông, không có quy hoạch thì muốn dựng nhà thì gia chủ có thể nhờ thày xem cho hướng nào hợp với tuổi rồi động thổ dựng nhà. Lúc đó thì Đông trạch hay Tây trạch do gia chủ quy định.

Tôi hiểu theo một cách nữa là khi muốn làm nhà thì người ta dựa vào thế đất như chu tước, huyền vũ... để quy định Đông trạch, Tây trạch.

Rất hiếm người vừa được Sơn lại vừa được hướng như tọa càn hướng khôn (Tây trạch), hoặc Tọa khảm hướng Ly(Đông trạch) theo PTLV. Vậy phải có những giải pháp như thế nào trong các trường hợp chỉ được sơn, mất hướng hoặc được hướng thì mất sơn.

Cảm ơn anh Hạt gạo Làng, anh Thiên Luân cùng các ACE tham gia thảo luận sôi nổi.

Nói chung, Phong thủy rất phong phú. Kể cả được phúc đức trạch cũng chưa chắc đã có thể xây nhà mà sắp xếp mọi thứ ổn định được. Cũng như chuyện xưa có kể, một nhà này xin thầy địa lý đặt huyệt cho phần âm trạch của gia tộc mình. Người thầy địa lý sau khi xem xét hình lý khí của phần âm trạch này rồi hỏi:

" Gia chủ cần vượng tài hay vượng nhân đinh?"

Đó cũng là câu nói mà tôi hay nói: được cái này thì mất cái kia. chẳng có gì là toàn mỹ cả.

- Còn nguyên lý phân đông tây trạch chính là tứ duy và tứ chính.

Thân mến

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Câu hỏi của tôi về Đông trạch và Tây trạch cũng như của bạn này.Có gì chưa đúng nhờ anh Thiên Luân và anh Hạt Gạo Làng giúp đỡ.

Hoangnt hỏi không giống bạn đâu. Nguyên tắc tư chính tứ duy của anh Gạo làng là để trả lời cho hoangnt.

Nhưng ở vùng quê khi mà đất đai mênh mông, không có quy hoạch thì muốn dựng nhà thì gia chủ có thể nhờ thày xem cho hướng nào hợp với tuổi rồi động thổ dựng nhà. Lúc đó thì Đông trạch hay Tây trạch do gia chủ quy định

Hiểu như vầy là đúng rồi. Cái nhà thì đông hay tây tứ trạch là do mình bố cục cái nhà. Lưu ý phân biệt cái nhà ( xoay được, bố trí theo ý gia chủ ) và miếng đất có cái nhà trên đó ( hạn chế hơn nhiều)

Rất hiếm người vừa được Sơn lại vừa được hướng như tọa càn hướng khôn (Tây trạch), hoặc Tọa khảm hướng Ly(Đông trạch) theo PTLV. Vậy phải có những giải pháp như thế nào trong các trường hợp chỉ được sơn, mất hướng hoặc được hướng thì mất sơn.

Hiểu như vậy sai. Ngay tại thành phố cũng có rất nhiều nhà toạ Khảm hướng Ly, hay toạ Càn hướng Khôn ( PTLV). Trường hợp giữa đồng không mông quạnh , cái nhà đặt hướng nào cũng được thì thì càng dễ hơn "được Sơn được Hướng" là chuyện dễ dàng, nhưng nếu xét đến những yếu tố khác thì được hướng được sơn chưa chắc là giải pháp tốt nhất ( ví dụ được sơn được hướng nhưng lưng quay ra biển, mặt ngó vào núi thì lại xấu Loan đầu)
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

À ra vậy, cảm ơn anh Hạt gạo làng. Thế là lại tiếp tục ngâm cứu tứ duy, tứ chính nữa. Hì...Đúng là phong phú thật http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif

Tứ chính,tứ duy của hạt gạo làng nói là đúng. fengshui enjoy! nếu muốn ngâm cứu tứ chính,tứ duy, fengshui enjoy phải hiểu được "ý" trong 8 quẻ bát quái. Kiền, Khảm, Cấn Chấn, Khôn, Ly, Tốn, Đoài.

Thứ 1- Quẻ nào có động mà kg có sanh.

Thứ 2- Quẻ nào có sanh mà kg có động.

Thứ 3- Quẻ nào có sanh có động.

Thứ 4- Quẻ nào là bản thể của quẻ nào.

Nếu fengshui enjoy ngâm cứu hiểu được, thì đó là chiếc chìa khóa mở cổng nguồn gốc của đông tây tứ trạch. Cung phi cũng là lấy "ý" quẻ trong đây mà ra, vì vậy mới có sự tương truyền liên kết.

Cung phi cũng là chìa khóa vạn năng, khi nhập trạch mở ra thì mọi sự biến hóa trên mảnh đất liền phân cung lập vị.

Thân

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tứ chính,tứ duy của hạt gạo làng nói là đúng. fengshui enjoy! nếu muốn ngâm cứu tứ chính,tứ duy, fengshui enjoy phải hiểu được "ý" trong 8 quẻ bát quái. Kiền, Khảm, Cấn Chấn, Khôn, Ly, Tốn, Đoài.

Thứ 1- Quẻ nào có động mà kg có sanh.

Thứ 2- Quẻ nào có sanh mà kg có động.

Thứ 3- Quẻ nào có sanh có động.

Thứ 4- Quẻ nào là bản thể của quẻ nào.

Nếu fengshui enjoy ngâm cứu hiểu được, thì đó là chiếc chìa khóa mở cổng nguồn gốc của đông tây tứ trạch. Cung phi cũng là lấy "ý" quẻ trong đây mà ra, vì vậy mới có sự tương truyền liên kết.

Cung phi cũng là chìa khóa vạn năng, khi nhập trạch mở ra thì mọi sự biến hóa trên mảnh đất liền phân cung lập vị.

Thân

Chào bác khacquang.

Tôi thấy, việc tìm hiểu phong thủy hoặc là một bộ môn nào đó cũng thế đều phải dựa trên những kiến thức cơ bản và phương pháp tìm hiểu và đó cũng là lí do để tôi lập ra chủ đề này mong muốn mọi người cùng thảo luận. Bởi vì việc thảo luận nó là công cụ hữu hiệu để làm sáng tỏ vấn đề và một vấn đề được nhìn theo nhiều góc độ.

Nói tóm lại là nó có tính mở. Tuy nhiên khi tìm hiểu khái niệm này thì nó lại có mối liên hệ giường cột với khái niệm kia. nhất là phong thủy thì lại càng khó bởi vì ngay cái tên thôi cũng đã khó rồi.

Hơn nữa, muốn hiểu được phong thủy cần phải tường tận từ những cái nhỏ nhất. Tôi nghĩ như vậy.

Cảm ơn bác khacquang đã gợi mở.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay