Hà Uyên

Áp Thấp Nhiệt đới Cách Quảng Bình Khoảng 360km

5 bài viết trong chủ đề này

Áp thấp nhiệt đới cách Quảng Bình khoảng 360km

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Bình-Thừa Thiên Huế khoảng 360km về phía Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất ở gần vùng tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8.

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm về phía Bắc. Đến 13 giờ ngày 6/10, vị trí trung tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,1 đến 20,1 độ Vĩ Bắc; 109,2 đến 110,2 độ Kinh Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với gió đông bắc mạnh nên vùng biển vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to./.

http://www.vietnamplus.vn/Home/Ap-thap-nhi...10/62844.vnplus

Share this post


Link to post
Share on other sites

TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY ?

Bài viết đầu tiên về sự kiện "dị nhân" trên các trang mạng là bài: "Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ", được viết vào ngày 06 / 09 / 2010, giờ 13h19' (ngày Kỷ Mùi, tháng Giáp Thân, năm Canh Dần, giờ Tân Mùi 28/7 al)

http://vtc.vn/553-258312/thang-long-ha-noi...ngay-dai-le.htm

Vậy mà, ngày 07 / 09 / 2010 đã có bài của trang web Đất việt phỏng vấn Giáp đốc KTTV Bùi Minh Tăng:

http://www.baodatviet.vn/Home/thegioiso1/D.../110866.datviet

Như vậy, chỉ sau có 13 tiếng đồng hồ, thì làm sao đã phỏng vấn ông GĐ Bùi Minh Tăng được ?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dùng ý thức để 'đuổi' mưa là chuyện viển vông?

Cập nhật lúc :2:28 PM, 07/09/2010

Mới đây, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm lý học Đông Phương (Hội nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á - Việt Nam) đã làm xôn xao dư luận khi tuyên bố mình có thể ngăn mưa trong 7 ngày tiến hành Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, với thời gian tùy thuộc Ban tổ chức ấn định.

Trước tuyên bố trên, một tờ báo đã gọi ông Tuấn Anh là “Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ”.

Giải thích với Đất Việt về “cơ chế ngăn mưa” của mình, ông Tuấn Anh cho biết: “Thuyết lượng tử có nói đến việc ý thức con người có thể làm thay đổi hoạt động của các hạt cơ bản trong vũ trụ. Khoa học mới chỉ xác định được mức độ thay đổi nhỏ, trong phòng thí nghiệm, nhưng lý học phương Đông đã đề cập vấn đề này từ lâu. Tất cả mưa, bão đều cấu tạo bởi những hạt cơ bản. Từ đó, tôi đặt vấn đề mình có thể dùng ý thức tác động từ khi mưa gió chưa xảy ra để thay đổi nó".

Posted Image

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Được biết, ông Tuấn Anh từng đề xuất mức chi phí để “đuổi mưa” trong 7 ngày là 7,15 tỷ đồng, nhưng giờ ông hứa sẽ làm miễn phí. Ông Tuấn Anh khẳng định: “Có ai bắt tôi nói ra điều này đâu. Không làm được, tôi còn bị mang tiếng. Nhưng tôi sẽ thực hiện được. Sau khi “đuổi mưa” thành công, sẽ tổ chức họp báo hoặc viết sách để giải thích cách làm".

Về việc “điều mây khiển gió” trên, ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: Sử sách từng chép chuyện Khổng Minh ở Trung Quốc mượn gió Đông Nam bằng thất tinh đàn để giúp Chu Du đánh Tào Tháo. Song sử sách cũng lý giải việc mượn gió Đông Nam là do Khổng Minh biết trước có gió Đông Nam vào thời điểm đó.

Theo ông Hải người biết trước mưa gió trong thiên nhiên là một chuyện, nhưng có khả năng điều khiển thiên nhiên là chuyện hoàn toàn khác. Ông Hải quả quyết: “Cùng lắm ông Tuấn Anh có khả năng đoán trước được thời tiết, chứ không thể điều khiển được thời tiết để ngăn mưa”.

Một số người thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã khẳng định trước Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có thể mưa rất lớn, nhưng trong dịp Đại lễ có thể không mưa. “Nếu ông Tuấn Anh có khả năng dự đoán được thời tiết thì khả năng này rất đáng để nghiên cứu. Song tôi không tán thành việc dùng năng lực này để mua bán với Ban tổ chức đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”, ông Hải nói.

Trước tuyên bố “động trời” của ông Tuấn Anh, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết chưa từng nghe đến việc một người có thể “dùng ý thức để đuổi mưa”, đồng thời khẳng định điều này không bao giờ có thể xảy ra.

Mạnh Đồng

======================================

XÃ HỘI / THĂNG LONG - HÀ NỘI

Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

06/09/2010 13:19

(VTC News) – Một nhà nghiên cứu của Việt Nam vừa tuyên bố có thể dùng siêu năng lực “ngăn mưa, bão” suốt 1 tuần trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Thay vì chi kinh phí 1 tỉ đô la (khoảng gần 20.000 tỉ đồng), thì Hà Nội chỉ cần chi cho ông 7 tỷ 150 triệu đồng để làm việc này.

Tin liên quan » “Đau đầu” vì chuyện thời tiết trong dịp Đại lễ 1000 năm

» Luyện tập bay phục vụ ngày Đại lễ 1000 năm

» Hoàng thành Thăng Long - Món quà ngày Đại lễ

» 10.000 người đi bộ chào mừng Đại lễ 1000 năm

Trao đổi với VTC News, nhà nghiên cứu này cho biết, không cần phải tốn đến 1 tỷ USD để thực hiện việc bắn mây ngăn mưa. Chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng, ông cam kết thời tiết trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ở Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh. Nhà nghiên cứu này cũng khẳng định, thời gian sẽ do Ban tổ chức Đại lễ ấn định.

Nhà nghiên cứu này cũng cho biết, ông đem danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đã đưa ra để đảm bảo. Số tiền 7 tỷ 150 triệu, ông sẽ nhận sau dịp Đại lễ, khi sự việc đã xảy ra đúng như ông khẳng định.

Posted Image

Hà Nội ngập nước trong một trận mưa rất lớn hồi đầu tháng 7.

Posted Image

Ông cho biết: "Tôi muốn đưa những thông tin ban đầu này qua VTC News để các cơ quan chức năng của Hà Nội biết được mong muốn của một công dân muốn đóng góp công sức để Đại Lễ thành công tốt đẹp. Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, tôi sẽ tiếp tục có ý và thảo luận nghiêm túc đề nghị này".

Nhà nghiên cứu cho biết thêm: Nếu các cơ quan chức năng quan tâm, ông muốn có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học vào một thời điểm thích hợp để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa, đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Trước đề nghị mà theo nhà nghiên cứu này là "không thể nghiêm túc hơn"; trong không khí mà rất nhiều cá nhân, tập thể cả nước đang cống hiến nhiều ý tưởng, sản phẩm độc đáo và kinh phí cho Đại Lễ, VTC News đăng tải thông tin này và đã liên hệ với một số cơ quan của TP. Hà Nội để có phản hồi chính thức.

Trước khi bài báo lên khuôn, để minh chứng mong muốn đóng góp của mình cho Đại Lễ, nhà nghiên cứu đã quyết định rút lại đề nghị kinh phí 7 tỉ 150 triệu đồng. Ông cho biết: "Nếu các cơ quan tin tưởng, tôi sẽ thực hiện việc ngăn mưa, đuổi bão mà không nhận bất cứ một thù lao nào".

Được biết, chiều 10/8 vừa qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với đề xuất của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo là không “bắn mây” ngăn mưa. Do thời gian diễn ra Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (từ ngày 1-10/10) là thời điểm thường xảy ra các đợt mưa, giông và dễ ngập lụt… nên theo kịch bản dự kiến ban đầu, nếu thời tiết không được thuận lợi thì có thể sẽ dùng phương án “bắn mây” để Đại lễ diễn ra được suôn sẻ.

Tuy nhiên, kinh phí cho việc này là khá lớn. Mỗi lần "bắn mây" để ngăn mưa trong 3 ngày có thể tiêu hết hơn 1 tỷ USD đồng thời phương án này cũng đòi hỏi những kỹ thuật rất phức tạp và không thể “bắn” trong trường hợp mưa bão.

Do vậy, Phó Thủ tướng nêu ý kiến, nếu thời tiết không thuận lợi thì Đại lễ sẽ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Dự kiến, Lễ khai mạc hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ diễn ra vào sáng 1/10 tại vườn hoa Lý Thái Tổ; Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sáng 10/10 tại Quảng trường Ba Đình và Đêm hội văn hóa nghệ thuật vào tối 10/10 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

Bắn mây, ngăn mưa bằng cách nào?

Theo anh Phan Thanh Hiền, Chủ nhiệm CLB Thiên văn Bách khoa (http://thienvanbachkhoa.org), ngày nay công nghệ tạo mưa đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới. Các nhà khoa học sử dụng hợp chất chính là I-ốt Bạc (AgI) để tạo mưa ở khu vực mong muốn.

"Lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. Đầu tiên người ta dùng máy bay để phun hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.

Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này, số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây.

Ở giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.

Trong trường hợp muốn ngăn mưa theo như lý luận của các nhà khoa học, họ sẽ tạo mưa trước khi đến thời điểm cần thời tiết khô ráo. Nghĩa là, nếu xuất hiện một đám mây ở khu vực đó, họ sẽ cố gắng khiến đám mây đó sớm hóa thành mưa và tan đi.

Như vậy, để có thể ngăn mưa ở một khu vực nào đó, các nhà khoa học và khí tượng học sẽ phải tính toán kỹ hướng gió, từ đó có thể "bắn rụng" các đám mây trước khi chúng tiến vào khu vực cần ngăn mưa.

Tuy nhiên xác suất thành công cũng không cao. Nếu có một đám mây quá lớn, sẽ rất tốn nguyên liệu để đám mây đó hóa thành mưa trước khi vào khu vực ngăn mưa. Không loại trừ khả năng đám mây đó đã tiến vào khi chưa kịp “bắn rụng”.

Để triệt tiêu hoàn toàn đám mây lớn gây mưa cần rất nhiều nguyên liệu tạo mưa và cũng cần xem xét thêm vấn đề kinh phí và môi trường khi tiến hành biện pháp “bắn mây ngăn mưa” này”, Phan Thanh Hiền khẳng định.

(còn nữa)

LTS: Sau khi nhận được lời đề nghị "ghê gớm" trên, VTC News đã đến gặp nhà nghiên cứu này để tìm hiểu thêm, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng và nhà khoa học để nghe họ nhận định, bình luận về đề nghị "đuổi mưa, ngăn bão". Mời độc giả đón đọc các ý kiến này trong kỳ tiếp theo.

Thu Hiền

Share this post


Link to post
Share on other sites

TẠI SAO LẠI NHƯ VẬY ?

Bài viết đầu tiên về sự kiện "dị nhân" trên các trang mạng là bài: "Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ", được viết vào ngày 06 / 09 / 2010, giờ 13h19' (ngày Kỷ Mùi, tháng Giáp Thân, năm Canh Dần, giờ Tân Mùi 28/7 al)

http://vtc.vn/553-258312/thang-long-ha-noi...ngay-dai-le.htm

Vậy mà, ngày 07 / 09 / 2010 đã có bài của trang web Đất việt phỏng vấn Giáp đốc KTTV Bùi Minh Tăng:

http://www.baodatviet.vn/Home/thegioiso1/D.../110866.datviet

Như vậy, chỉ sau có 13 tiếng đồng hồ, thì làm sao đã phỏng vấn ông GĐ Bùi Minh Tăng được ?

Kính bác Hà Uyên.

Cũng có thể bác ạ. Vỉ họ có nói:

LTS: Sau khi nhận được lời đề nghị "ghê gớm" trên, VTC News đã đến gặp nhà nghiên cứu này để tìm hiểu thêm, đồng thời liên hệ với các cơ quan chức năng và nhà khoa học để nghe họ nhận định, bình luận về đề nghị "đuổi mưa, ngăn bão". Mời độc giả đón đọc các ý kiến này trong kỳ tiếp theo.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một đợt áp thấp gây mưa to đe dọa miền Trung.

Một vùng áp thấp mới đang hướng vào vùng biển Quảng Ninh - Quảng Trị. Dự báo ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị sẽ có mưa vừa đến mưa to. Vùng Vịnh Bắc Bộ biển động mạnh.

Tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, hồi 16h ngày 5/10 vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,8 đến 19,8 độ Vĩ Bắc; 109,1 đến 110,1 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Quảng Trị khoảng 330 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9

Posted Image

Dự báo trong 24h tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm về phía bắc. Đến 16h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 19,5 đến 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 đến 109,9 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, kết hợp với đới gió đông bắc mạnh nên vùng biển vịnh Bắc Bộ, có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa, có nơi mưa vừa mưa to.

Trong khi các tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế…) còn đang vật lộn với mưa lũ, thì lại có thêm áp thấp nhiệt đới gây mưa to đang tiến vào vùng biển nước ta, tiếp tục đe dọa miền Trung.

Trước diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão TƯ đã gửi điện khẩn yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố nằm trong khu vực ảnh hưởng của áp thấp sẵn sàng triển khai phương án đối phó với các tình huống mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, an toàn đê điều, hồ đập, nhà cửa, kho tàng và các công trình đang thi công. Khu vực nguy hiểm trong 24h tới được xác định là vùng biển phía Bắc Vĩ tuyến 15.

Cùng đó, yêu cầu các tỉnh căn cứ vào tình hình cụ thể chủ động cấm biển, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu đảm bảo an toàn; thông báo cho chủ các phương tiện tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng, tránh và thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.

Theo Phạm Thanh

Dân Trí

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay