Guest Gia Nhân

Mai Hoa Dịch Số

29 bài viết trong chủ đề này

Cháu nghĩ nó là 1 mẹo hỗ trợ trong việc xác định thời gian ứng nghiệm.Cháu còn thiếu kinh nghiệm nên mong các bậc tiền bối kiểm nghiệm.

Không biến dịch thì không sinh ra cái mới, vậy thì tại sao lại tính 2 lần 1 quẻ không động?

Chào Minh An.

Một quẻ Dịch luôn có 7 hào. Hào thứ Bảy luôn ẩn, mà không được nhắc tới, được gọi là Thần tàng, hay là Quy viêm, hay được gọi là Quy tàng . Tại sao lại được cấu tạo như vậy ?

Từ hào Một cho tới hào Sáu, luôn có một hào động, được gọi là hào Chủ, đồng thời với hào Bảy, là hào Quy tàng, cũng luôn luôn động. Như vậy, một quẻ Dịch sẽ có 2 động 5 tĩnh. Kinh Dịch gọi mối quan hệ này là "Hàm tam vi nhất" (5 - 2 = 3 Một Tĩnh ba Động, một chân Tĩnh, chân còn lại và hai tay Động => đạp một đội chín, đạp một đội ba, ... ,). Đây là nguyên lý: một tĩnh thì có ba động, hai Tĩnh thì có sáu Động, ba Tĩnh thì có chín Động, ... , => bỏ một dùng ba (360 thì chỉ dùng 270) => bỏ hai dùng sáu (bố mẹ thân lùi mà sáu con tiến, hai lùi sáu tiến) => bỏ ba dùng chín (12 địa chi thì dùng 9, chỉ dùng từ Trường Sinh tới Mộ, bỏ không dùng Tuyệt, Thai, Dưỡng)

Trong 5 hào tĩnh này, dùng để phản ánh mối quan hệ với 2 hào động. Trong hai hào động này, thì một hào là Quy tàng (Thần tàng), còn một Hào động là hào làm Chủ. Hai Động một Tĩnh, Âm một Dương hai, một tối hai sáng, là để tìm hiểu về xu hướng phát triển của vạn vật trong thế giới Tự nhiên của Người xưa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào cụ Hà Uyên.

Cháu cảm ơn cụ đã chỉ dạy. cháu sẽ suy ngẫm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

4. Quái khí vượng suy tùy theo ngũ hành.

4.1 Quái khí vượng:

Chấn Tốn mộc vượng ở mùa xuân

Ly hỏa vượng mùa hạ

Càn Đòai vượng mùa thu

Khảm thủy vượng mùa đông

Khôn Cấn thổ vượng ở những tháng cuối mùa Thìn Tuất Sửu Mùi.

4.2 Quái khí suy

Chấn Tốn suy ở mùa thu

Ly hỏa suy ở đông

Càn Đòai suy ở mùa hạ

Khảm suy ở Thìn Tuất Sửu Mùi

Khôn Cấn suy ở mùa xuân.

5. Qui tắc lấy quẻ

5.1 Lấy quẻ theo Tiên thiên quái số

Không hiểu tại sao: Khảm suy ở Thìn Tuất Sửu Mùi - vừa dúng bát quái lại kết hợp địa chi.

Theo nguyên tắc Hậu thiên và Hà đồ thì không rõ cơ sở nào quái Càn lại mang hành Kim (do tính đới giữa Đoài và Khảm), nếu vậy thì quái Khôn phải tương ứng mang hành Mộc chứ!

Lấy quẻ theo Tiên thiên quái số: Theo tôi theo Hậu thiên vì ta đang là chủ thể, còn khách thể là (Tiên thiên + tương tác từ Trái đất).

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không hiểu tại sao Khảm suy ở Thìn Tuất Sửu Mùi - vừa dùng Bát quái lại kết hợp Địa chi: Khảm suy ở Thổ - OK, nhưng sao lại phân bố vào Thìn Tuất Sửu Mùi.

Theo nguyên tắc Hậu thiên và Hà đồ thì không rõ cơ sở nào quái Càn lại mang hành Kim (do tính đới giữa Đoài và Khảm), nếu vậy thì quái Khôn phải tương ứng mang hành Mộc: do trái đất nghiêng so với mặt phẳng Hoàng đạo và quỹ đạo trái đất quay xung quanh mặt trời hình elip tạo các bán kính khác nhau.

Các phương pháp cảm ứng như Lạc Việt độn toán, Mai hoa dịch số, Dịch: có các kết quả giống nhau khi cảm ứng để "bói"???.

Kính.

* Phúc Lộc Thọ mãn đường *

Share this post


Link to post
Share on other sites