Guest Gia Nhân

Mai Hoa Dịch Số

29 bài viết trong chủ đề này

Tôi xin chép lại một số lý thuyết cơ bản phần Mai Hoa Dịch phục vụ cho việc lấy quẻ và dự đoán của các bạn cho thuận tiên.

1. Bát quái số : Càn 1; Đòai 2; Ly 3; Chấn 4; Tốn 5; Khảm 6; Cấn 7; Khôn 8.

2. Bát quái cung nạp ngũ hành:

Càn Đòai thuộc Kim

Khôn Cấn thuộc Thổ

Khảm thuộc Thủy

Ly thuộc Hỏa

Chấn Tốn thuộc Mộc

3. Bát quái thuộc phương vị

3.1 Ly hướng Nam

3.2 Khảm hướng Bắc

3.3 Chấn hướng Đông

3.4 Đòai hướng Tây

3.5 Tốn hướng Đông Nam (theo Hậu thiên Lạc Việt là Khôn)

3.6 Cấn hướng Đông Bắc

3.7 Càn hướng Tây Bắc

3.8 Khôn hướng Tây Nam (theo Hậu thiên Lạc Việt là Tốn)

4. Quái khí vượng suy tùy theo ngũ hành.

4.1 Quái khí vượng:

Chấn Tốn mộc vượng ở mùa xuân

Ly hỏa vượng mùa hạ

Càn Đòai vượng mùa thu

Khảm thủy vượng mùa đông

Khôn Cấn thổ vượng ở những tháng cuối mùa Thìn Tuất Sửu Mùi.

4.2 Quái khí suy

Chấn Tốn suy ở mùa thu

Ly hỏa suy ở đông

Càn Đòai suy ở mùa hạ

Khảm suy ở Thìn Tuất Sửu Mùi

Khôn Cấn suy ở mùa xuân.

5. Qui tắc lấy quẻ

5.1 Lấy quẻ theo Tiên thiên quái số

5.1.1 Căn cứ vào Năm Tháng Ngày Giờ đế lấy quẻ như sau:

Năm (chỉ căn cứ vào Chi): T‎y số 1, Sửu số 2, Dần số 3, Mão số 4, Thìn số 5, Ti số 6, Ngọ số 7, Mùi số 8, Thân số 9, Dậu số 10, Tuất số 11 và Hợi số 12.

Tháng (tháng mặt trăng): Giêng số 1, Hai số 2, Ba số 3, Bốn số 4, Năm số 5, Sáu số 6, Bảy số 7, Tám số 8, Chín số 9, Mười số 10, Một số 11, Chạp số 12.

Ngày (ngày âm lịch): ngày mồng một số 1, mồng 2 số 2, mồng ba số 3, … ngày rằm số 15, ngày 30 số 30.

Giờ: Giờ Ty số 1, giờ Sửu số 2, giờ Dần số 3, … giờ Tuất số 11, và giờ Hợi số 12.

5.1.2 Xác định Thượng quái: lấy số năm, số tháng và số ngày làm thượng quái

Ví dụ: Năm Ngọ, tháng 5, ngày 15.

Năm Ngọ số 7, tháng 5 số 5, ngày 15 số 15 cộng năm tháng ngày có tồng số 7+5+15 = 27 (lấy 27 trừ đi 3 lần 8 là 24) còn lại 3 là số quẻ Ly. Dùng Ly làm Thượng quái.

5.1.3 Xác định Hạ quái: lấy tổng số đã tính được của Thượng quái công thêm số giờ đang tính.

Ví dụ: lúc đang tính quẻ là giờ Ngọ, giờ Ngọ số 7. Lấy 27 + 7 = 34. (lấy 34 trừ đi 4 lần 8 là 32) còn lại 2 là số quẻ Đoài. Dùng Đòai làm Hạ quái.

Tổng hợp ta được Thượng quái là Ly và Hạ quái là Đòai tên quẻ Hỏa Trạch Khuể. Hỏa Trạch Khuể là Chánh quái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

Thấy chú viết về Mai Hoa Dịch Số của Thiệu Khang Tiết, nên muốn hỏi chú về Tiên Thiên Diệt Số Dị Bốc Tiên Tri nghe nói củng của ông Thiệu Khang Tiết (Soạn Giả Nguyển Khắc Hài), không biết so sánh với Mai Hoa Dịch Số có khác biệt nhiều không?

(VinhL vẩn còn đang chờ đợi chú giải về tượng của các quẻ trùng quái bên mục Hậu Thiên Bát Quái và Thập Nhị Địa Chi, nhất là vì sao các quẻ Bát Thuần đứng thứ 6 trong các tượng, mong chú viết tiếp khi có thời gian.)

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL,

Sách "Tiên Thiên Diệt Số Dị Bốc Tiên Tri" tôi cũng không rành, có lẽ dụng theo dạng "Mì ăn liền " không thích hợp với những người quen lối Tư Duy Tượng Số. Về Tượng quẻ, VinhL cứ đưa ra suy luận của mình trước đi và mọi người cùng thảo luận để chọn ra lời giải hợp lý.

Thân mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ kỳ thư "Mai Hoa Dịch" tác giả là ngài Thiệu Khang Tiết. Ngài đặt tên "Mai Hoa" cho bộ sách dự đoán theo phương pháp dịch Tượng Số. Tương truyền vào một buổi chiều họ Thiệu đang thưởng thức Hoa Mai, tình cờ thấy hai con chim sẻ tranh nhau một cành cây, rồi cùng nhào xuống đất. Họ Thiệu thấy lạ, liền độn một quẻ được quẻ Trạch Hỏa Cách có hào sơ biến thành quẻ Trạch Sơn Hàm. Và đoán chiều mai sẽ có một cô gái đến đây hái hoa rồi bị thương nơi bắp vế. Nhân lần đoán đó sau này họ Thiệu viết lại thành một ví dụ đầu của bộ sách "Mai Hoa Dịch".

Không biết chuyện đó thực hư ra sao. Riêng về Hoa Mai báo hiệu mùa Xuân đến, mùa của Hoa nở vì dương khí trỗi dậy sau những tháng ngủ đông. Ý nghĩa của Hoa Mai báo tin một năm mới khởi đầu từ mùa xuân. So sách ý nghĩa của Hoa Mai với ý nghĩa của một quẻ dịch bốc được cũng báo tin cho một sự việc tốt xấu để người nghiệm suy xét định hướng suy nghĩ và hành động hợp với quy luật xã hội và quy luật tự nhiên của trời đất. Thiết nghĩ đây chính là hàm ý của bộ sách chọn tên sách là "Mai Hoa Dịch".

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Gia Nhân,

VinhL nghỉ gói “Mì ăn liền” của ngài Thiệu Khang Tiết này làm ra để cho các người kém cơ bản về Dịch, Tượng và số sử dụng, nhưng nhiều khi đói bụng gặp “Mì ăn liền” củng ngon đâu thua gì cao lương mỷ vị đâu.

Thật ra VinhL đã có đọc qua quyển “Tiên Thiên Diệt Số Dị Bốc Tiên Tri” thấy nguyên lý tạo thành các quẻ để đoán riêng về từng việc rất lý thú. Nếu khám phá được cái bí quyết trong cách thức dùng tượng số để đoán cho từng việc thì thật là hay. Trong “Tiên Thiên Diệt Số Dị Bốc Tiên Tri” có lời đoán riêng cho 64 việc (như hôn nhân, cầu tài, khai cửa hàng, vv...), và vấn đề quan trọng là hỏi việc gì thì sẻ có trả lời cho việc đó. Trong Mai Hoa Dịch cái quan trọng nhất là vấn đề cảm (điềm) ứng, nếu không có cảm thì lấy gì mà ứng. Như ngài Thiệu Khang Tiết thấy hai con chim sẻ nhào xuống đất tức đó là cái điềm cái cảm, mới độn quẻ để biết cái ứng. Nay mình không có điềm, độn quẻ Mai Hoa Dịch để hỏi về một vấn đề nào đó, vậy không biết có ứng được không?

Theo VinhL, nghỉ chổ cao siêu của Mai Hoa Dịch là giải đáp cho cái cảm, tức một điềm nào đó, như mắt trái giật, liền độn một quẻ Mai Hoa để xem điềm ấy ứng về chuyện gì. Cái ứng của quẻ củng tùy vào cái tâm trạng và cái cảm của người độn quẻ. Nếu VinhL củng thấy hai con chim nhào xuống đất, thì đâu thể nào củng lại đoán là sẻ có một cô gái đến hái hoa rồi bị thương. Dĩ nhiên là phải giải theo cái cảm mà mình cảm được khi thấy cái điềm. Nhưng nếu cứ muốn hỏi việc gì đều lập quẻ Mai Hoa để hỏi thì chưa chắc mọi việc điều linh nghiệm.

Kính Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào VinhL,

VinhL nhận định chính xác về Cảm và Ứng trong dự đoán nói chung và Mai Hoa Dịch nói riêng. Dẫu có điềm mà Tâm không động thì điềm đó vẫn vô tình, chẳng mắc dính đến Tâm. Thế giới của Dịch là thế giới của Tâm. Tâm sao thì Dịch vậy. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ" Tâm buồn nên thấy Cảnh buồn. Tâm giản dị, chất phác sẽ thấy rõ chẳng cần quan trọng sự Cao Siêu, mọi sự sẽ in rõ trên mặt Tâm phẳng lặng như mặt hồ không gợi sóng nhưng lại phản chiếu hình ảnh như in bóng Trăng đáy nước. Tâm nổi sóng như mặt nước chao đảo, thì ảnh của mọi vật sẽ méo mó.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Dịch

Thế giới vạn vật được cấu tạo bởi năm yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa và Thổ. Năm yếu tố này gọi là ngũ hành.

Thế giới vạn vật biến chuyển không ngừng, được biểu hiện qua sự vận chuyển không ngừng của Âm dương Ngũ hành. Vì chuyển vận liên tục nên chúng ta thấy thế giới hiện tượng không cố định đây là Chân lý. Do không cố định nên hiện tượng biểu trưng của sự vật chỉ là tạm thời, tạm thời là tương đối không phải chân thật nên gọi là giả tướng.

Vì sao hiện tượng sự vật tồn tại không cố định! Mỗi một sự vật là tụ hội của Âm dương ngũ hành. Âm dương Ngũ hành lại có thịnh suy, có sinh có thành và có tử. Nếu như biết được sinh thành và tử của một sự vật một hiện tượng, thì chúng ta có thể lìa bỏ hoặc lưu giữ theo nó hiện tượng tạm thời của sự vật. Như vậy chấp giữ hay lìa bỏ là do Tâm ta. Chấp giữ hay lìa bỏ đều là Động Tâm. Chẳng chấp chẳng giữ ấy là Tĩnh.

Dịch Tượng được cổ nhân qui ước thành Bát quái gồm có hai vạch liền và vạch đứt, là vạch âm vạch dương, vạch động vạch tĩnh. Sự qui ước này tương hợp vói Thiên lý (Thiên lý hiểu như là Nguyên lý ẩn tàng của vũ trụ). Do vậy khi chúng ta độn được một quẻ Dịch, quẻ Dịch này là ảnh tượng phản chiếu hai mặt giữa Tâm thức con người và Thiên nhiên. Ảnh tượng này nó rất khách quan. Được người dự đóan cảm ứng quái Tượng và suy tư nhận thức như thế nào là tùy thuộc vào độ trong của lý trí về thế giới hiện thực.

Theo lẽ thường tình ai cũng mong ước những điều tôt đẹp nhất cho mình và cho mọi người. Làm tế nào để đạt mong ước ấy thông qua quái tượng nối thông giữa con người với thế giới hiện tượng. Trước khi chúng ta tác động tới thế giới hiện tượng hoặc hướng dẫn hành vi của mình, thì có thể tác động đến quái Tượng, vì quái tượng dung thông thiên địa nhân nên gia giảm sự động tĩnh lên quái tượng để có được kết quả mong muốn Chân Thiện Mỹ. Và lẽ dĩ nhiên quái tuợng điều chỉnh ấy phải ứng hợp với thực tại thế giới hiện tượng.

Dịch tượng và kết quả ấy cũng từ Tâm dịch ta mà ra. Có thể nói chính Tâm ta điều động Dịch Tượng điều động kết quả vậy. Sự điều động này phải tương hợp với Thiên lý.

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

5.2 Lấy quẻ theo Hậu Thiên.

Lấy quẻ theo Hậu Thiên tức là căn cứ vào vạn vật đã được qui l‎y theo Biều tượng Bát quái. Nghĩa là dựa vào hình tướng cụ thể của sự vật, sự việc hay hiện tượng đã được qui nạp vào quái Tượng, khác với lấy quẻ theo Tiên Thiên là dựa vào số năm tháng ngày giờ tự nhiên.

Phương vị để xác định Quái Tượng không phụ thuộc theo phương vị từ trường trái đất. Con người là trung tâm để xác định phương vị. Chính vì vậy mà tiền nhân đã qui ước họa đồ Hậu Thiên Bát Quái : quái Ly luôn ở phía trên, là hướng trước mặt người độn quẻ; quái Khảm luôn ở phía dưới, là hướng sau lưng người độn quẻ; quái Chấn luôn ở phía trái, là hướng từ tay trái lại; quái Đòai luôn ở phía phải, là hướng từ tay mặt lại.

Vậy là người độn quẻ luôn ở cung trung, là chiếc la bàn di động. Sau này có nhiều người chưa hiểu vì sao tiền nhân lại an quái Ly lên trên, còn quái Khảm ở dưới. và họ liền đổi lại cho tiện theo phương vị cố định trái đất đã được các nhà khoa học thống nhất hướng Bắc lên trên. Gia nhân tôi không đồng tình với cách an Quái tượng theo bản đồ hiện đại.

Mỗi một người là một tiểu vũ trụ có đầy đủ Bát quái, đủ âm dương ngũ hành.

Ưu điểm của độn quẻ theo Hậu thiên không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy không biết trong quẻ ông già từ phương Tốn và thanh niên từ phương Ly tới Thiệu Tử đã lấy quẻ ra sao nhỉ? Hỏi vui vậy thôi chứ mỗi người một ý không thể ép được. Nhân tiện có chủ đề này tôi xin mạo muội đóng góp một chút cho vui.

TRONG ÂM CÓ DƯƠNG, TRONG DƯƠNG CÓ ÂM. TRONG CÁI BẤT DỊCH CÓ CÁI BIẾN DỊCH, TRONG CÁI BIẾN DỊCH CÓ CÁI BẤT DỊCH, ĐÓ LÀ CÁI ĐẠO CỦA DỊCH.

Số Ứng Nghiệm Của Mai Hoa Dịch

____KIỀN

Mùa thu, giao thời giữa tháng chín và tháng 10, năm tháng ngày giờ Tuất Hợi, năm tháng ngày giờ ngũ kim. Số 1-4-9.

___ĐOÀI

Mùa thu tháng 8, ngày giờ tháng năm Kim, ngày giờ tháng năm 2-4-9.

___LY

Cuối tháng 5, năm tháng ngày giờ Ngọ hoả, năm tháng ngày giờ 3-2-7.

___CHẤN

Mùa Xuân tháng ba, năm tháng ngày giờ Mão, số 4-3-8.

___TỐN

Giao thời giữa mùa Xuân Hạ, năm tháng ngày giờ 5-3-8.

___KHẢM

Mùa Đông tháng 11, ngày giờ tháng năm Tý, số 1-6.

___CẤN

Tháng Đông Xuân, tháng 12, năm tháng ngày giờ Sửu Dần, số 7-5-10.

___KHÔN

Năm tháng ngày giờ Tuất Sửu Thìn Mùi, số 8-5-10

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Dichnhan07 có nhã ý đóng góp!

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mai Hoa Dịch số

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Hoa_D%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%91

Mai Hoa Dịch số là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Mục lục

[ẩn]

[*]4 Cách lập quẻ[*]5 Cách đoán quẻ[*]6 Xem thêm

[*]7 Liên kết ngoài

[*]8 Sách tham khảo

Đối tượng bói

Xem bói về sự việc, hiện tượng và xem về mệnh vận của người (tương tự như Tử vi, Bát tự Hà Lạc…)

Nguồn gốc

Thiệu Ung (1011 - 1071) hiệu là Khang Tiết tức Thiệu Tử, người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ - nhân - chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong ba bộ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Thiệu Vĩ Hoa (sinh năm 1936 tại Hồ Bắc - Trung Quốc), là hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết, đã nghiên cứu, phát triển phương pháp dự đoán này và đã có những thành công đáng kể. Nhiều tác phẩm của Thiệu Vĩ Hoa đã được dịch và phát hành tại Việt Nam.

Các nguyên tắc, nguyên lý

Lập quẻ đơn: Quẻ trừ 8

Khi tính lập quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1 lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà xem quẻ.

Trị số của quẻ theo Tiên thiên bát quái: Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.

Tính hào động: Hào trừ 6

Xác định hào động thì lấy tổng số của Thượng quái và Hạ quái và cộng thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được. Rồi xem Hào động ấy là hào dương thì đổi ra âm, nếu Hào động là âm thì đổi ra dương.

Phương vị tám quẻ

1. Phương vị tám quẻ tiên thiên của Phục Hy

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn 1, chính Nam - Đoài 2, nam - Ly 3, Chính Đông - Chấn 4, Đông Bắc: thuộc dương, chuyển vận nghịch chiều kim đồng hồ.

Tốn 5, Tây Nam - Khảm 6, chính Tây - Cấn 7, Tây Bắc - Khôn 8, chính Bắc: thuộc âm, chuyển vận thuận chiều kim đồng hồ.

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ kết hợp hào dương thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng (thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm) sinh ra Càn, Đoài, Ly, Chấn; và âm thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng sinh ra Tốn, Khảm Cấn, Khôn.

2. Phương vị tám quẻ Hậu thiên của Văn Vương kết hợp Lạc thư

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn, số 6 - Khảm, số 1 - Cấn, số 8 - Chấn, số 3 - Tốn, số 4 – Ly, số 9 – Khôn, số 2 – Đoài, số 7

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ Tương Sinh của ngũ hành. Phương của địa bàn làm cơ sở cho hướng:

• Càn ứng với Thiên hành Kim, hướng Tây Bắc.

• Khảm ứng với Thủy, hướng chính Bắc.

• Cấn ứng với Sơn hành Thổ, hướng Đông Bắc.

• Chấn ứng với Lôi hành Mộc, hướng chính Đông.

• Tốn ứng với Phong hành Mộc, hướng Đông Nam.

• Ly ứng với Hỏa, hướng chính Nam.

• Khôn ứng với Địa hành Thổ, hướng Tây Nam.

• Đoài ứng với Trạch hành Kim, hướng chính Tây.

Âm dương ngũ hành quan hệ tương khắc qua tâm:

• Càn Dương Kim ở Tây Bắc khắc Tốn Âm Mộc ở Đông Nam.

• Khảm Dương Thủy ở chính Bắc khắc Âm Hỏa ở chính Nam.

• Cấn Dương Thổ ở Đông Bắc, Khôn Âm Thổ ở Tây Nam, Âm Dương tương khắc.

• Đoài Âm Kim ở chính Tây khắc Chấn Dương Mộc ở chính Đông.

Cách lập quẻ

1. Năm, tháng, ngày, giờ

Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày (âm lịch) để xác định thượng quái (hay ngoại quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hạ quái (hay nội quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hào động. Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ sinh (theo âm lịch) lập quẻ để xem mệnh vận đời người; dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ xem đoán (theo âm lịch) lập quẻ để xem đoán về sự việc, hiện tượng.

2. Xem bằng số vật

Khi muốn bốc quẻ, ta thấy vật gì, đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái. Kế cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ, được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm hào động.

3. Xem bằng âm thanh nghe được

Nghe tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng đánh, tiếng gõ v.v... đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ. Nếu nhiều quá 8 thì cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm Hào động.

4. Xem từ

Phàm toán theo lối từ viết, nếu số từ mà đều nhau thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làn Hạ quái. Nếu số từ không đều nhau, thì lấy kém một từ làm Thượng quái gọi là Thiên khinh thanh và lấy số từ nhiều hơn một từ là Hạ quái, gọi là Địa trọng trọc.

4.1 Xem một từ

Phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ được xây dựng để xem chữ Hán, một loại chữ viết tượng hình, một chữ (từ) gồm một hay nhiều nét. Ta có thể ứng dụng phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ khác chữ Hán, như các chữ viết dùng chữ cái gốc Latinh, một từ gồm một hay nhiều chữ cái. Khi lập quẻ Mai Hoa, một nét trong một từ của chữ Hán tính tương đương một chữ cái trong một từ dùng chữ cái gốc Latinh.

Một từ gọi là Thái cực vị phân nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết từ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không xem được, nếu viết một từ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái đem làm Thượng quái, bộ phận bên phải đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái, đem làm Hạ quái, kế lấy số nét, hay chữ cái cả hai bộ phận âm và dương của toàn từ mà tìm hào động.

4.2 Xem hai từ

Hai từ gọi là Lưỡng nghi, chia đều lấy số nét, hay chữ cái của từ đầu làm Thượng quái và số nét, hay chữ cái từ thứ hai làm Hạ quái.

4.3 Xem ba từ

Ba từ gọi là Tam tài, lấy một từ làm Thượng quái và hai từ sau làm Hạ quái (đếm số nét hay chữ cái).

4.4 Xem bốn từ

Bốn từ gọi là Tứ tượng, chia đều làm 2 quái Thượng và Hạ. Còn trên bốn từ, không cần đếm số nét, hay chữ cái mà chỉ dùng tiếng bằng, trắc từng thanh âm mà xem.

- Bình thanh thì kể 1.

- Thượng thanh thì kể 2.

- Khứ thanh thì kể 3.

- Nhập thanh thì kể 4.

(Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy).

4.5 Xem năm từ

Năm từ gọi là Ngũ hành, lấy hai từ đầu làm Thượng quái và ba từ sau làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc).

4.6 Xem sáu từ

Sáu từ gọi là Lục hào, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.7 Xem bảy từ

Bảy từ gọi là Thất chánh, lấy ba từ đầu làm Thượng quái và bốn từ sau làm Hạ quái.

4.8 Xem tám từ

Tám từ gọi là Bát quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.9 Xem chín từ

Chín từ gọi là Cửu trù, lấy bốn từ đầu làm Thượng quái và năm từ sau làm Hạ quái.

4.10 Xem mười từ

Mười từ gọi là Thành quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.11 Xem mười một từ trở lên

Từ 11 từ trở lên đến 100 đều xem được quẻ cả, nhưng trên 11 từ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại kể số từ, nếu số từ là chẵn thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái; nếu số từ là lẻ thì lấy một nửa non làm Thượng quái, một nửa kia làm Hạ quái, rồi tổng hợp số từ của Thượng quái và Hạ quái để tìm hào động.

5. Xem bằng trượng thước

Trượng là 10 thước, xích là một thước.

Nếu dùng vật thể dài tới trượng thước để xem, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm hào động (số tấc không kể).

6. Xem bằng thước tấc

Xem vật dài dưới một trượng, lấy số thước làm thượng quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Hào động (số phân không kể)

7. Xem cho người

Xem cho người thì quy luật không đồng nhất:

- Hoặc nghe tiếng nói mà xem.

- Hoặc xét nhân phẩm.

- Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta.

- Hoặc xem người cầu có vật gì.

- Hoặc xem sắc phục.

- Hoặc cảm xúc với ngoại vật.

- Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ.

- Hoặc từ viết ra với dụng ý gì.

7.1 Nghe tiếng nói mà xem

- Nếu nói một câu, làm như cách xem từ nói ở trên, phân số mà xem.

- Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái.

- Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến.

7.2 Xét nhân phẩm

Nghĩa là xem người cầu là đàn ông thì lấy Càn, người cầu là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v... mà xem quẻ.

7.3 Xét sự cử động

Nếu người cầu lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì lấy Ly mà xem.

7.4 Xem người cầu có vật gì

Nghĩa là ngẫu nhiên thấy người cầu cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà xem.

7.5 Xem sắc phục

Nghĩa là xem người cầu bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà xem.

7.6 Cảm xúc ngoại vật

Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà xem.

7.7 Dùng năm, tháng, ngày, giờ

Có thể lập quẻ theo năm, tháng, ngày, giờ khi người đến xin hiêm đoán để xem sự lành dữ và cũng có thể căn cứ theo năm, tháng, ngày, giờ sinh mà lập quẻ xem mệnh vận cho một người. Cách lập quẻ như trình bày ở trên.

7.8 Xem chữ viết

Người tới xem cho chính mình dùng:

- Năm, tháng, ngày, giờ.

- Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì.

- Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì.Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách xem nhân thể nói trên.

8. Xem động vật

Khi thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể xem quẻ được. Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng "Bát quái thuộc vạn vật loại", giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số giờ để tìm Hào động. Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy cũng như cách xem con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên. Muốn xem các loại như: bò, ngựa, chó, lợn, phải dùng năm, tháng, ngày, giờ sinh của chúng mà xem, nếu những con vật đó ta mua thì dùng năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà xem.

9. Xem tĩnh vật

Xem tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Xem về nhà cửa, cây cối các loại:

- Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây xất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại.

- Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây.

- Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua lại mà xem cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa) các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không xem, ví như xem "Quan Mai" vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến phải xuống đất.

Xem hoa "Mẫu đơn" vì có người hỏi mới xem như cây cổ thụ đương tươi tốt vì có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà xem quẻ. Nếu không có duyên cớ mà vẫn xem thì không hiệu nghiệm.

10. Gieo quẻ hậu thiên, dùng vật làm quẻ

Phép gieo quẻ Hậu Thiên, quan sát kỹ vật, dùng tượng quẻ của vật làm Thượng quái, dùng phương vị (phương hướng) quẻ của vật làm Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm hào động.

Cách đoán quẻ

1. Thành quẻ

Sau khi quẻ bói được thành lập thì quẻ đó là quẻ gốc (bản quái, chủ quái). Quẻ gốc do quẻ trên (thượng, hay ngoại quái) và quẻ dưới (hạ, hay nội quái) hợp thành.

2. Xem xét lời hào (Hào từ) và lời quẻ (thoán từ, quái từ) của Chu Dịch để đoán cát hung

Thí dụ: chiêm được quẻ Càn, lời hào sơ cửu “Tiềm long vật dụng” (rồng ở ẩn), thì có thể đoán là mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ), nên ẩn náu chờ thời cơ có thể làm được.

Nếu chiêm được quẻ Càn, lời hào Cửu nhị là “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân” (rồng xuất hiện tại điền, thì lợi gặp đại nhân), thì có thể dự đoán nên yết kiến quý nhân.

3. Xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc

Quẻ trên, quẻ dưới có công năng của quẻ thể, quẻ dụng; quẻ thể là mình, quẻ dụng lo quản người và việc khác.

Thể Dụng theo thuyết Động và Tĩnh

- Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.

- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt.

- Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu.

4. Xem đến khắc ứng, như bói dịch thông thường

- Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt.

- Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu.

- Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công.

- Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại.

<A name=5._X.C3.A1c_.C4.91.E1.BB.8Bnh_k.E1.BB.B3>5. Xác định kỳ ứng nghiệm

Xét sụ động tĩnh của bản thân như:

- Ngồi bốc quẻ: ứng sự chậm trễ.

- Bốc quẻ trên đường, lúc đi: ứng sự mau.

- Bốc quẻ trên đường khi chạy: ứng sự mau hơn nữa.

- Bốc quẻ khi nằm: ứng sự chậm hơn.

Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:

- Cả hai nếu tốt thì thật là tốt.

- Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn.

Luận quẻ Mai Hoa, phải kết hợp cả luận số và luận lý, tránh thiên kiến một phía, không đạt mục đích linh nghiệm. Cần vận dụng thích hợp nguyên tắc biến thông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mai Hoa Dịch số

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Hoa_D%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%91

Mai Hoa Dịch số là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

Mục lục

[ẩn]

[*]4 Cách lập quẻ[*]5 Cách đoán quẻ[*]6 Xem thêm

[*]7 Liên kết ngoài

[*]8 Sách tham khảo

Đối tượng bói

Xem bói về sự việc, hiện tượng và xem về mệnh vận của người (tương tự như Tử vi, Bát tự Hà Lạc…)

Nguồn gốc

Thiệu Ung (1011 - 1071) hiệu là Khang Tiết tức Thiệu Tử, người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ - nhân - chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong ba bộ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, Thiệu Vĩ Hoa (sinh năm 1936 tại Hồ Bắc - Trung Quốc), là hậu duệ đời thứ 29 của Thiệu Khang Tiết, đã nghiên cứu, phát triển phương pháp dự đoán này và đã có những thành công đáng kể. Nhiều tác phẩm của Thiệu Vĩ Hoa đã được dịch và phát hành tại Việt Nam.

Các nguyên tắc, nguyên lý

Lập quẻ đơn: Quẻ trừ 8

Khi tính lập quái bất kể số nhiều hay ít, chỉ lấy số 8 trừ bớt đi. Nếu trừ 1 lần 8 mà còn lớn, thì trừ nhiêu lần 8 tiếp theo cho tới khi nào số chỉ tồn (số còn lại) từ 8 trở xuống mà xem quẻ.

Trị số của quẻ theo Tiên thiên bát quái: Càn = 1; Đoài = 2; Ly = 3; Chấn = 4; Tốn = 5; Khảm = 6; Cấn = 7; Khôn = 8.

Tính hào động: Hào trừ 6

Xác định hào động thì lấy tổng số của Thượng quái và Hạ quái và cộng thêm số giờ mà trừ cho 6, trừ 1 hoặc nhiều lần 6, khi nào số còn lại từ 6 đến 1 mới được. Rồi xem Hào động ấy là hào dương thì đổi ra âm, nếu Hào động là âm thì đổi ra dương.

Phương vị tám quẻ

1. Phương vị tám quẻ tiên thiên của Phục Hy

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn 1, chính Nam - Đoài 2, nam - Ly 3, Chính Đông - Chấn 4, Đông Bắc: thuộc dương, chuyển vận nghịch chiều kim đồng hồ.

Tốn 5, Tây Nam - Khảm 6, chính Tây - Cấn 7, Tây Bắc - Khôn 8, chính Bắc: thuộc âm, chuyển vận thuận chiều kim đồng hồ.

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ kết hợp hào dương thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng (thái dương, thiếu âm, thiếu dương, thái âm) sinh ra Càn, Đoài, Ly, Chấn; và âm thuộc lưỡng nghi kết hợp Tứ tượng sinh ra Tốn, Khảm Cấn, Khôn.

2. Phương vị tám quẻ Hậu thiên của Văn Vương kết hợp Lạc thư

Tám quẻ đọc theo thứ tự: Càn, số 6 - Khảm, số 1 - Cấn, số 8 - Chấn, số 3 - Tốn, số 4 – Ly, số 9 – Khôn, số 2 – Đoài, số 7

Thứ tự của các quẻ dựa vào quan hệ Tương Sinh của ngũ hành. Phương của địa bàn làm cơ sở cho hướng:

• Càn ứng với Thiên hành Kim, hướng Tây Bắc.

• Khảm ứng với Thủy, hướng chính Bắc.

• Cấn ứng với Sơn hành Thổ, hướng Đông Bắc.

• Chấn ứng với Lôi hành Mộc, hướng chính Đông.

• Tốn ứng với Phong hành Mộc, hướng Đông Nam.

• Ly ứng với Hỏa, hướng chính Nam.

• Khôn ứng với Địa hành Thổ, hướng Tây Nam.

• Đoài ứng với Trạch hành Kim, hướng chính Tây.

Âm dương ngũ hành quan hệ tương khắc qua tâm:

• Càn Dương Kim ở Tây Bắc khắc Tốn Âm Mộc ở Đông Nam.

• Khảm Dương Thủy ở chính Bắc khắc Âm Hỏa ở chính Nam.

• Cấn Dương Thổ ở Đông Bắc, Khôn Âm Thổ ở Tây Nam, Âm Dương tương khắc.

• Đoài Âm Kim ở chính Tây khắc Chấn Dương Mộc ở chính Đông.

Cách lập quẻ

1. Năm, tháng, ngày, giờ

Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày (âm lịch) để xác định thượng quái (hay ngoại quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hạ quái (hay nội quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hào động. Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ sinh (theo âm lịch) lập quẻ để xem mệnh vận đời người; dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ xem đoán (theo âm lịch) lập quẻ để xem đoán về sự việc, hiện tượng.

2. Xem bằng số vật

Khi muốn bốc quẻ, ta thấy vật gì, đếm số thăm bốc được bao nhiêu, rồi trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, lấy số chỉ tồn làm Thượng quái. Kế cũng lấy số thăm bốc được lần trước cộng thêm số giờ, được bao nhiêu rồi cũng trừ cho một lần hoặc nhiều lần 8, rồi lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Sau hết lấy tổng số đem trừ cho một lần hoặc nhiều lần 6, số chỉ tồn làm hào động.

3. Xem bằng âm thanh nghe được

Nghe tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng các loại thú kêu, tiếng động, tiếng đánh, tiếng gõ v.v... đều có thể toán quẻ được. Phàm nghe và đếm được bao nhiêu tiếng cũng làm như cách trên. Dùng tiếng nghe được cộng thêm số giờ lúc nghe là giờ thứ mấy trong 12 chi giờ. Nếu nhiều quá 8 thì cũng trừ cho 8, lấy số chỉ tồn làm Hạ quái. Dùng tiếng nghe được và số giờ, trừ cho một hay nhiều lần 6, rồi lấy số chỉ tồn từ 6 đến 1, làm Hào động.

4. Xem từ

Phàm toán theo lối từ viết, nếu số từ mà đều nhau thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làn Hạ quái. Nếu số từ không đều nhau, thì lấy kém một từ làm Thượng quái gọi là Thiên khinh thanh và lấy số từ nhiều hơn một từ là Hạ quái, gọi là Địa trọng trọc.

4.1 Xem một từ

Phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ được xây dựng để xem chữ Hán, một loại chữ viết tượng hình, một chữ (từ) gồm một hay nhiều nét. Ta có thể ứng dụng phép bói Mai Hoa Dịch số xem từ khác chữ Hán, như các chữ viết dùng chữ cái gốc Latinh, một từ gồm một hay nhiều chữ cái. Khi lập quẻ Mai Hoa, một nét trong một từ của chữ Hán tính tương đương một chữ cái trong một từ dùng chữ cái gốc Latinh.

Một từ gọi là Thái cực vị phân nghĩa là thủa trời đất chưa chia. Nếu viết tháu (tức là một thể viết từ Hán ngoằn ngoèo rất khó đọc) mà không thể đếm được nét, thì không xem được, nếu viết một từ rõ ràng từng bộ phận, thì lấy bộ phận bên trái là dương, bộ phận bên phải là âm; bộ phận bên trái đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái đem làm Thượng quái, bộ phận bên phải đếm được bao nhiêu nét, hay chữ cái, đem làm Hạ quái, kế lấy số nét, hay chữ cái cả hai bộ phận âm và dương của toàn từ mà tìm hào động.

4.2 Xem hai từ

Hai từ gọi là Lưỡng nghi, chia đều lấy số nét, hay chữ cái của từ đầu làm Thượng quái và số nét, hay chữ cái từ thứ hai làm Hạ quái.

4.3 Xem ba từ

Ba từ gọi là Tam tài, lấy một từ làm Thượng quái và hai từ sau làm Hạ quái (đếm số nét hay chữ cái).

4.4 Xem bốn từ

Bốn từ gọi là Tứ tượng, chia đều làm 2 quái Thượng và Hạ. Còn trên bốn từ, không cần đếm số nét, hay chữ cái mà chỉ dùng tiếng bằng, trắc từng thanh âm mà xem.

- Bình thanh thì kể 1.

- Thượng thanh thì kể 2.

- Khứ thanh thì kể 3.

- Nhập thanh thì kể 4.

(Theo tiếng Trung Hoa, có 4 chính thanh là Bình, Thượng, Khứ, Nhập cũng như nước ta có dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng vậy).

4.5 Xem năm từ

Năm từ gọi là Ngũ hành, lấy hai từ đầu làm Thượng quái và ba từ sau làm Hạ quái (Gọi là Thiên khinh thanh và Địa trọng trọc).

4.6 Xem sáu từ

Sáu từ gọi là Lục hào, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.7 Xem bảy từ

Bảy từ gọi là Thất chánh, lấy ba từ đầu làm Thượng quái và bốn từ sau làm Hạ quái.

4.8 Xem tám từ

Tám từ gọi là Bát quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.9 Xem chín từ

Chín từ gọi là Cửu trù, lấy bốn từ đầu làm Thượng quái và năm từ sau làm Hạ quái.

4.10 Xem mười từ

Mười từ gọi là Thành quái, chia đều làm Thượng quái và Hạ quái.

4.11 Xem mười một từ trở lên

Từ 11 từ trở lên đến 100 đều xem được quẻ cả, nhưng trên 11 từ, lại không dùng những thanh âm bằng trắc nữa, mà lại kể số từ, nếu số từ là chẵn thì lấy một nửa làm Thượng quái, một nửa làm Hạ quái; nếu số từ là lẻ thì lấy một nửa non làm Thượng quái, một nửa kia làm Hạ quái, rồi tổng hợp số từ của Thượng quái và Hạ quái để tìm hào động.

5. Xem bằng trượng thước

Trượng là 10 thước, xích là một thước.

Nếu dùng vật thể dài tới trượng thước để xem, thì lấy số trượng làm Thượng quái và lấy số thước làm Hạ quái. Hợp số trượng và số thước lại gia thêm giờ mà tìm hào động (số tấc không kể).

6. Xem bằng thước tấc

Xem vật dài dưới một trượng, lấy số thước làm thượng quái, số tấc làm Hạ quái. Hợp số thước, tấc, gia thêm số giờ, tìm Hào động (số phân không kể)

7. Xem cho người

Xem cho người thì quy luật không đồng nhất:

- Hoặc nghe tiếng nói mà xem.

- Hoặc xét nhân phẩm.

- Hoặc xem sự cử động của thân thể người ta.

- Hoặc xem người cầu có vật gì.

- Hoặc xem sắc phục.

- Hoặc cảm xúc với ngoại vật.

- Hoặc dùng năm tháng, ngày, giờ.

- Hoặc từ viết ra với dụng ý gì.

7.1 Nghe tiếng nói mà xem

- Nếu nói một câu, làm như cách xem từ nói ở trên, phân số mà xem.

- Nếu nói hai câu, thì dùng những tiếng ở câu nói đầu làm Thượng quái, những tiếng nói trong câu thứ hai làm Hạ quái.

- Nếu nói nhiều câu thì chỉ dùng những tiếng của câu đầu, hoặc dùng tiếng nói của câu chót, còn những câu nói ở giữa không dùng đến.

7.2 Xét nhân phẩm

Nghĩa là xem người cầu là đàn ông thì lấy Càn, người cầu là thiếu nữ thì lấy Đoài v.v... mà xem quẻ.

7.3 Xét sự cử động

Nếu người cầu lay động cái đầu thì lấy Càn, lay động chân thì lấy Chấn, thấy cử động con mắt (như nhấp nháy chẳng hạn) thì lấy Ly mà xem.

7.4 Xem người cầu có vật gì

Nghĩa là ngẫu nhiên thấy người cầu cầm trong tay vật gì, nếu là đồ vàng ngọc hoặc vật đó hình tròn thì thuộc Càn; nếu cầm đồ bằng đất, sành, gạch, ngói, hoặc vật hình vuông thì thuộc Khôn. Xem từng loại mà xem.

7.5 Xem sắc phục

Nghĩa là xem người cầu bận sắc phục màu gì, nếu bận áo màu xanh thì thuộc Chấn, bận áo màu đỏ thuộc Ly mà xem.

7.6 Cảm xúc ngoại vật

Đương lúc toán quẻ, nếu thấy nước thuộc về Khảm, thấy lửa thuộc về Ly mà xem.

7.7 Dùng năm, tháng, ngày, giờ

Có thể lập quẻ theo năm, tháng, ngày, giờ khi người đến xin hiêm đoán để xem sự lành dữ và cũng có thể căn cứ theo năm, tháng, ngày, giờ sinh mà lập quẻ xem mệnh vận cho một người. Cách lập quẻ như trình bày ở trên.

7.8 Xem chữ viết

Người tới xem cho chính mình dùng:

- Năm, tháng, ngày, giờ.

- Hoặc đương thời nghe được âm thanh gì.

- Hoặc cảm xúc với ngoại vật gì.Tất cả ba điều kể trên đều có thể toán quẻ. Cũng theo như cách xem nhân thể nói trên.

8. Xem động vật

Khi thấy động vật từng đàn, từng bầy lộn xộn thì không thể xem quẻ được. Nếu thấy một con vật gì, thì tìm xem trong bảng "Bát quái thuộc vạn vật loại", giả tượng con vật đó, thuộc về quẻ nào, thì lấy quẻ ấy làm thượng quái và con vật đó từ phương nào tới, lấy phương vị đó làm Hạ quái, hợp quái số con vật đó với số phương hướng cộng thêm số giờ để tìm Hào động. Lấy toàn tổng số của số quẻ ấy mà đoán con vật ấy cũng như cách xem con bò rống, con gà gáy ở quẻ Hậu thiên. Muốn xem các loại như: bò, ngựa, chó, lợn, phải dùng năm, tháng, ngày, giờ sinh của chúng mà xem, nếu những con vật đó ta mua thì dùng năm, tháng, ngày, giờ ta đặt mua mà xem.

9. Xem tĩnh vật

Xem tịnh vật như: sông, ngòi, núi, đá không thể toán được. Xem về nhà cửa, cây cối các loại:

- Nhà: dùng năm, tháng, ngày, giờ xây xất hoặc năm, tháng, ngày, giờ mua lại.

- Cây: dùng năm, tháng, ngày, giờ trồng cây.

- Khí cụ, đồ dùng cũng vậy, lấy năm, tháng, ngày giờ tạo ra nó hoặc mua lại mà xem cũng như cách làm cái gối, chiếc ghế (nói ở đầu Lời Tựa) các loại. Kỳ dư không có duyên cớ thì không xem, ví như xem "Quan Mai" vì có cớ là hai con chim, dành cành mai mà đậu đến phải xuống đất.

Xem hoa "Mẫu đơn" vì có người hỏi mới xem như cây cổ thụ đương tươi tốt vì có cành khô gãy xuống đất, bởi các duyên cớ trên mà xem quẻ. Nếu không có duyên cớ mà vẫn xem thì không hiệu nghiệm.

10. Gieo quẻ hậu thiên, dùng vật làm quẻ

Phép gieo quẻ Hậu Thiên, quan sát kỹ vật, dùng tượng quẻ của vật làm Thượng quái, dùng phương vị (phương hướng) quẻ của vật làm Hạ quái cộng thêm số giờ để tìm hào động.

Cách đoán quẻ

1. Thành quẻ

Sau khi quẻ bói được thành lập thì quẻ đó là quẻ gốc (bản quái, chủ quái). Quẻ gốc do quẻ trên (thượng, hay ngoại quái) và quẻ dưới (hạ, hay nội quái) hợp thành.

2. Xem xét lời hào (Hào từ) và lời quẻ (thoán từ, quái từ) của Chu Dịch để đoán cát hung

Thí dụ: chiêm được quẻ Càn, lời hào sơ cửu “Tiềm long vật dụng” (rồng ở ẩn), thì có thể đoán là mọi việc đều còn nấp kín (âm thầm, chưa hiện rõ), nên ẩn náu chờ thời cơ có thể làm được.

Nếu chiêm được quẻ Càn, lời hào Cửu nhị là “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân” (rồng xuất hiện tại điền, thì lợi gặp đại nhân), thì có thể dự đoán nên yết kiến quý nhân.

3. Xem Thể Dụng của quẻ, để luận Ngũ Hành sinh khắc

Quẻ trên, quẻ dưới có công năng của quẻ thể, quẻ dụng; quẻ thể là mình, quẻ dụng lo quản người và việc khác.

Thể Dụng theo thuyết Động và Tĩnh

- Thể là chủ, Dụng là sự việc, ứng dụng sự thể.

- Thể Dụng tỵ hòa (như nhau, hòa nhau) là tốt.

- Thể sinh Dụng hay Dụng khắc Thể là xấu.

4. Xem đến khắc ứng, như bói dịch thông thường

- Nghe nói vui tươi, hay thấy triệu chứng tốt lành là tốt.

- Nghe nói hung dữ hoặc thấy triệu chứng xấu là xấu.

- Thấy vật tròn nguyên vẹn biểu hiệu sự thành công.

- Thấy vật sứt mẻ hư hao biểu lộ sự thất bại.

<A name=5._X.C3.A1c_.C4.91.E1.BB.8Bnh_k.E1.BB.B3>5. Xác định kỳ ứng nghiệm

Xét sụ động tĩnh của bản thân như:

- Ngồi bốc quẻ: ứng sự chậm trễ.

- Bốc quẻ trên đường, lúc đi: ứng sự mau.

- Bốc quẻ trên đường khi chạy: ứng sự mau hơn nữa.

- Bốc quẻ khi nằm: ứng sự chậm hơn.

Muốn thông suốt sự chiêm bốc, cần nhất lấy Dịch quái làm chủ, thứ đến khắc ứng:

- Cả hai nếu tốt thì thật là tốt.

- Cả hai đều xấu lại càng xấu hơn.

Luận quẻ Mai Hoa, phải kết hợp cả luận số và luận lý, tránh thiên kiến một phía, không đạt mục đích linh nghiệm. Cần vận dụng thích hợp nguyên tắc biến thông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phần lập quẻ theo thời gian:

Em có 1 câu truyện thế này:

Vào hồi giờ x, ngày y, tháng z năm ấy có hai anh em sinh đôi nhà kia cùng đến phòng tiên sinh Thiệu Khang Tiết nhờ coi bói. Cửa phòng không khép, 2 thanh niên sóng vai nhau bước vào đồng thanh hỏi:

- Bao giờ thì tôi lấy vợ?

Hỏi song thì nín luôn, Thiệu Khang Tiết tiên sinh hỏi gì cả hai cũng lạnh tanh không nói,chỉ nhìn chăm chú đợi câu trả lời.

...

...

Gặp trường hợp này thì mình tính sao ạh?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong phần lập quẻ theo thời gian:

Em có 1 câu truyện thế này:

Vào hồi giờ x, ngày y, tháng z năm ấy có hai anh em sinh đôi nhà kia cùng đến phòng tiên sinh Thiệu Khang Tiết nhờ coi bói. Cửa phòng không khép, 2 thanh niên sóng vai nhau bước vào đồng thanh hỏi:

- Bao giờ thì tôi lấy vợ?

Hỏi song thì nín luôn, Thiệu Khang Tiết tiên sinh hỏi gì cả hai cũng lạnh tanh không nói,chỉ nhìn chăm chú đợi câu trả lời.

...

...

Gặp trường hợp này thì mình tính sao ạh?

Ghi chú: hai anh em nhà kia mặc đồng phục, tóc tai gọn gàng, mặt mũi, hình thể giống hệt nhau luôn. :blink:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai anh song song tiến bước thì anh nọ đứng cạnh anh kia, chính là chia 2 nửa âm dương, lấy thầy Thiệu làm chuẩn, anh bên tả thì tính là Dương, nghiêng hơn về Thiên Can, anh bên Hữu tính là Âm, nghiêng hơn về Địa Chi.

Vậy có được không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai anh song song tiến bước thì anh nọ đứng cạnh anh kia, chính là chia 2 nửa âm dương, lấy thầy Thiệu làm chuẩn, anh bên tả thì tính là Dương, nghiêng hơn về Thiên Can, anh bên Hữu tính là Âm, nghiêng hơn về Địa Chi.

Vậy có được không?

Dạ, cảm ơn Bác Lão Nông! cháu hỏi thêm cho rõ:

VD: hai anh em cùng sinh năm Kỷ Sửu;

- Anh bên Tả lấy Kỷ làm ngoại ứng: (Số chi năm + tháng + ngày) chia 8 được quẻ trên

(Số chi năm + tháng + ngày + giờ + 6) chia 8 và chia 6 được quẻ dưới và hào động.

- Anh bên Hữu lấy Sửu làm ngoại ứng: (Số chi năm + tháng + ngày) chia 8 được quẻ trên.

(Số chi năm + tháng + ngày + giờ + 2) chia 8 và chia 6 được quẻ dưới và hào động.

..

??

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dạ, cảm ơn Bác Lão Nông! cháu hỏi thêm cho rõ:

VD: hai anh em cùng sinh năm Kỷ Sửu;

- Anh bên Tả lấy Kỷ làm ngoại ứng: (Số chi năm + tháng + ngày) chia 8 được quẻ trên

(Số chi năm + tháng + ngày + giờ + 6) chia 8 và chia 6 được quẻ dưới và hào động.

- Anh bên Hữu lấy Sửu làm ngoại ứng: (Số chi năm + tháng + ngày) chia 8 được quẻ trên.

(Số chi năm + tháng + ngày + giờ + 2) chia 8 và chia 6 được quẻ dưới và hào động.

..

??

Chưa tính đúng sai nhưng VD trên mâu thuẫn với câu truyện; Vì hai anh em hỏi xong nín luôn.

Còn nếu lấy Anh bên tả theo thiên can năm hỏi; Anh bên hữu theo địa chi năm đến hỏi -> thì cách tính anh bên tả có mâu thuẫn với lý thuyết không?

(1. Năm, tháng, ngày, giờ

Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày (âm lịch) để xác định thượng quái (hay ngoại quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hạ quái (hay nội quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hào động. Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ sinh (theo âm lịch) lập quẻ để xem mệnh vận đời người; dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ xem đoán (theo âm lịch) lập quẻ để xem đoán về sự việc, hiện tượng.)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chưa tính đúng sai nhưng VD trên mâu thuẫn với câu truyện; Vì hai anh em hỏi xong nín luôn.

Còn nếu lấy Anh bên tả theo thiên can năm hỏi; Anh bên hữu theo địa chi năm đến hỏi -> thì cách tính anh bên tả có mâu thuẫn với lý thuyết không?

(1. Năm, tháng, ngày, giờ

Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày (âm lịch) để xác định thượng quái (hay ngoại quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hạ quái (hay nội quái); dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ (âm lịch) để xác định hào động. Dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ sinh (theo âm lịch) lập quẻ để xem mệnh vận đời người; dùng số chi năm, số của tháng, số của ngày, số chi giờ xem đoán (theo âm lịch) lập quẻ để xem đoán về sự việc, hiện tượng.)

Có nhiều chi tiết phân biệt , ví dụ :

Hai anh em song sinh , cùng đối diện với Thiệu Khang Tiết , có thể tạo thế 3 chân vạc . Như vậy có thể kết hợp Phương Vị Ứng trong Thập Ứng để biết Ngoại Quái tạo ra sự sai biệt giữa hai người .

Ánh mắt của Thiệu Khang Tiết sau khi bắt gặp một lúc hai anh em song sinh , kế đó sẽ chú mục vào người nào trước cũng sẽ tạo sự sai biệt theo Chi Mục trong Tam Yếu.

Mai Hoa Dịch sẽ chẳng còn là Mai Hoa Dịch nếu thiếu Tam Yếu , Thập ỨngNgoại Quái và quan trọng là cảm ứng (hứng) của người dự đoán .

Đôi điều góp ý , nếu sai sót mong lượng thứ .

Thân ái .

Ps: ngày nay không thiếu gì trường hợp các cặp song sinh tổ chức đám cưới cùng lúc . :rolleyes: Đâu nhất thiết phải đòi hỏi khác biệt nhau .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào các vị tiền bối xin lượng thứ cho hỏi các vị có nhận xét gì về Phong thủy lạc việt và phong thủy theo sách của tàu

chẳng hạn như số 7 là Ly theo lạc việt, còn theo sách tầu lại là Đoài; còn số 9 là Đoài theo lạc việt, còn theo sách tàu lại là ly

Như vậy người đọc sách nên theo trường phái nào là đúng.

Có minh chứng hay thực nghiệm nào đẻ chứng minh là một trong hai cái đó là đúng không.

Tôi thấy đây là điểm khác biệt rất lớn chắc chắn sẽ có một trong hai cái là sai. Hiện trên thị trường bán rất nhiều loại sách mỗi sách viết một kiểu làm cho người dọc không còn biết tin vào đâu nữa.

Sau đây tôi lấy một ví dụ nhỏ như sau: Có 3 tuổi là ( thìn, thân, tý) 3 tuổi này khi cho phối ngẫu từng đôi với nhau, có cặp đôi thì hợp theo PYLV còn theo PTtàu thì lại khắc chẳng biết ra làm sao nữa

Ví như người con trai sinh năm 1984 có quái số là 7 theo sách tàu thì tuổi này mang mệnh đoài ứng với hướng chính tây.nhưng theo PTLV thì mệnh người này là ly như vậy phải ứng với hướng nam. Chỉ có ngần đó thôi đã có sự khác biệt rất lớn rồi.

Vậy kính mong các bậc tiền bối chỉ bảo thêm. Chân thành cảm ơn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu chào cô chú trong diễn đàn.

Trong sách Mai Hoa Dịch thường nói về cách lấy số của các quẻ chính, hỗ, biến cộng lại nhằm xác định thời gian ứng nghiệm. Theo cháu nghĩ cách này có gì đó mù mờ chưa rõ ràng.

Cháu có chút ý kiến trong việc xác định thời gian ứng nghiệm.

Lấy ví dụ quẻ Thiên Phong Cấu biến Thuần Càn, nguyên tắc là :

+ Chỉ lấy số của quẻ Chính và quẻ Biến, không lấy số quẻ Hỗ.

+ Quẻ thượng không có hào động chỉ lấy số 1 lần.

Trong ví dụ trên Quẻ thượng Càn không có hào động, quẻ Tốn động hào 1 biến thành quẻ Càn, như vậy ta có thời gian ứng nghiệm là : 1 + 5 + 1 = 7 ngày.

Sở dĩ cháu nghĩ tới phương pháp này vì : Xác suất số cao nhất ta có sẽ là quẻ Thuần Khôn biến Thuần Cấn, kết quả sẽ như sau :

8+8+7+7= 30. Vừa ứng với số ngày trong một tháng.

Bản thân cháu nghĩ, phương pháp này có thể dùng hỗ trợ trong bói lục hào. Chẳng hạn 1 tháng luôn có ít nhất 2 ngày Thân , Dậu v.v.. Theo phương pháp lục hào thì cùng tháng ấy, nguyệt lệnh như sau, cùng ngày ấy, nhật thần như nhau. Vậy thì chẳng hạn trong tháng Mùi, ta xác định thời gian là vào ngày Ngọ, vậy sẽ ứng vào ngày Ngọ nào? Tất nhiên có những kinh nghiệm như dụng thần khắc thế, sinh thế, trì thế mà thời gian ứng nghiệm nhanh hay chậm, nhưng nhiều khi có những sai sót.

Theo cháu kiểm nghiệm nhiều trường hợp, quy tắc này tỏ ra khá đúng.

Mong các cô chú trong diễn đàn kiểm nghiệm quy tắc này.

Kính !

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một thuyết riêng mới, hay quá.

Cảm ơn Minh An.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu nghĩ nó là 1 mẹo hỗ trợ trong việc xác định thời gian ứng nghiệm.Cháu còn thiếu kinh nghiệm nên mong các bậc tiền bối kiểm nghiệm.

Không biến dịch thì không sinh ra cái mới, vậy thì tại sao lại tính 2 lần 1 quẻ không động?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ánh mắt của Thiệu Khang Tiết sau khi bắt gặp một lúc hai anh em song sinh , kế đó sẽ chú mục vào người nào trước cũng sẽ tạo sự sai biệt theo ChiMục trong Tam Yếu.

Thưa bác! Chí phải.

Dù 2 anh em sinh đôi, nhưng không phải tất cả giống nhau như ...(1 giọt nước) được. Bởi chí ít đã có 1 chút khác nhau ngay từ lúc sinh ra, là người ra trước và người ra sau. Chả nhẽ 2 thằng chui ra một lượt !!! Nên những tư thế, cử chỉ nho nhỏ của 2 người, tất có điều khác biệt, đơn giản là cái máy mắt.

Thế mới có "tự cảm" của thầy để mà "động đoán".

Xin mạn phép các bác, có vài dòng xen ngang.

Công Minh

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi các anh em + chú Vui Vui - Vui Buồn - Buồn Vui - Vui vui - Buồn buồn , sao lại phải lấy quẻ bằng giờ ngày tháng năm ??? chán quá :(

Share this post


Link to post
Share on other sites