wildlavender

SỰ THÀNH TÂM KHÔNG CÓ CHỖ CHO DỐI LỪA

5 bài viết trong chủ đề này

Sự thành tâm không có chỗ cho dối lừa

02:52' 22/04/2008 (GMT+7)

Posted Image-

Sau sự kiện các nam thanh nữ tú Hà Nội thản nhiên vặt trụi không thương tiếc cả ba cây hoa anh đào…nay lại đến sự kiện bánh dầy trong lễ giỗ Quốc tổ được nhét đầy mút xốp…Đó không chỉ là hành vi thiếu văn hoá, mà có gì đó như một sự dối lừa… “Văn hoá vặt trụi” và “văn hoá dối lừa”

[/size]

Posted Image

Bánh chưng, bánh dầy khỏng lồ . Ảnh: Dân Trí

Mấy ngày nay, hàng triệu con dân nước Việt choáng váng trước thông tin về cặp bánh chưng- bánh dầy khổng lồ của thành phố Hồ Chí Minh mà Công ty văn hoá Đầm Sen là tác giả, để cung tiến các Vua Hùng trong ngày Quốc giỗ- 10- 3 âm lịch vừa qua.

Cặp bánh chưng- bánh dầy có trọng lượng và kích thước lớn nhất từ trước đến nay. Chiếc bánh chưng nặng gần hai tấn,còn chiếc bánh dầy nặng gần một tấn (tính cả khung sườn bằng sắt và đế chiếc bánh), nhưng bánh chưng thì bị vữa, lên men có mùi khó chịu, còn bánh dầy bị mốc xanh, đặc biệt chỉ bên ngoài là một lớp bột mỏng, còn bên trong bánh hoàn toàn được làm bằng…mút xốp (!)

Sau phút choáng váng vì bị bất ngờ đến lặng người, là sự giận dữ, phẫn nộ bùng nổ. Hàng trăm email, ý kiến bạn đọc tới tấp gửi về toà soạn các báo mạng.

Sau sự kiện các nam thanh nữ tú Hà Nội khi đến thưởng ngoạn đã thản nhiên vặt trụi không thương tiếc cả ba cây hoa anh đào lớn- quà tặng thân thiện của nước Nhật, khiến những người có văn hoá, ngưỡng mộ cái đẹp quá xấu hổ vì “nỗi nhục quốc thể”, mà một tờ báo đã phải chua xót gọi là “văn hoá vặt trụi”...nay lại đến sự kiện bánh dầy trong lễ giỗ Quốc tổ được nhét đầy mút xốp.

Lại thêm một vụ việc làm đau đớn, làm tổn thương hàng triệu con người yêu văn hoá tâm linh, hướng về ngày giỗ Quốc tổ với tất cả tấm lòng tự hào, yêu thương và thành kính Tổ tông. Đó không chỉ còn là hành vi thiếu văn hoá, mà có gì đó như một sự dối lừa.

"Văn hoá vặt trụi” và “văn hoá dối lừa”.

Tôi bỗng nhớ đến tuổi thơ.

Mỗi lần có cúng giỗ, để ý, tôi thấy mẹ và dì tôi, ngay cái cách chọn hoa quả cũng rất cẩn trọng, thành kính. Hoa quả bao giờ cũng phải thật tươi ngon, nhất là những thức quả đầu mùa, chưa ai được nếm. Cho đến cách bày biện mâm cơm cúng trên ban thờ, mẹ và dì tôi cũng rất nâng niu, rón rén đi lại, như sợ sự khinh suất sẽ làm kinh động đến người đã khuất. Cả mẹ và dì đều mặc áo dài, trang trọng như một nghi lễ khi thắp hương khấn vái.

Nhưng cũng có những ngày thắp hương, tôi chỉ thấy mấy bông hoa tươi và chén nước trắng. Thấy tôi hỏi, mẹ xoa đầu tôi, nói khẽ: “Cần nhất là sự thành tâm thôi con ạ. Chứ “các cụ” cũng có sống lại được để thưởng thức đâu”. Tôi thấy mẹ thở dài, buồn buồn. “Các cụ là ai hả mợ?”. “Là tổ tiên, ông bà con ạ. Không có tổ tiên làm sao sinh ra ông bà, sinh ra cha mẹ hả con?”.

Posted Image

Nhưng bên trong bánh dầy toàn...mút xốp - Ảnh: TTO

Câu nói ngắn gọn của mẹ về sự thành tâm, vậy mà ấn tượng sâu đậm trong tôi đến tận bây giờ. Mỗi tháng, ngày mồng một hay ngày rằm, ngày cúng giỗ hay lễ tết, khi chọn mua hoa quả để “cúng cụ”, tôi không bao giờ dám đưa lên mũi ngửi vì mẹ tôi bảo như thế là bất kính.

Hoa quả bao giờ cũng phải tươi ngon đã đành, nhất là những thức quả đầu mùa, với ý nghĩa dâng cúng tổ tiên, ông bà, những người đã khuất núi, những trái qủa và hương hoa tinh khiết nhất của trời đất, mà ngay cách chọn hoa quả cũng phải rất gượng nhẹ. Mới hay, niềm tin tâm linh sâu sắc có khi còn là điểm tựa, làm tay vịn, cũng là sự tự răn dạy để con người ta không được làm những điều thất đức, và sống cho phải đạo.

Thế nhưng thời buổi kinh tế thị trường bây giờ, sự hưởng thụ vật chất của con người càng lên cao thì đức hạnh của con người dường như càng xuống thấp. Lỗi tại ai? Tại con người không được giáo dục đến nơi đến chốn từ trong gia đình, cho đến nhà trường, còn ra xã hội, pháp luật không nghiêm minh? Có người chua chát bảo thần Công lý đã bị “bịt mắt”. Hay bởi ngài cũng đang mê mải bán, mua?

Đáng sợ nhất sự giả trá, dối lừa không còn là căn bệnh nữa. Nó đã trở thành thâm căn cố đế trong cơ thể xã hội, từ lời nói đến cách hành xử, khiến con người ta dần phải quen sống chung với thói “đạo đức giả” như một lẽ thường tình và hiển nhiên, hít thở “độc tố” của nó như khí trời vậy.

Khi xảy ra sự kiện gian lận thi cử tại một hội đồng thi huyện Phú Xuyên (Hà Tây) bị thầy giáo Đỗ Việt Khoa dũng cảm tố cáo, khi chất lượng GD rởm bị bóc mẽ trước ánh ngày, trước thanh thiên bạch nhật, không ít lời, không ít người “xỉ vả” ngành GD mắc bệnh hình thức, bệnh dối trá.

Thế nhưng thực ra căn bệnh hình thức, dối trá ấy không phải của riêng ngành GD. Nó đã nhiễm vào từ rất lâu, rất sâu ở tất cả các lĩnh vực. Nó không chỉ hoành hành ở các ngành “vật thể” như kinh tế, giao thông, xây dựng…mà nó còn lây lan ra cả những ngành “phi vật thể” như văn hoá.

Nó ngang nhiên dối lừa người đời đã đành, khi nó ăn mòn bức tượng đồng Điện Biên Phủ, ăn rút ruột công trình cầu Văn Thánh, các công trình cầu đường, ăn cả sắt thép các khu nhà chung cư hiện đại…mà nó còn nâng lên thành “văn hoá dối lừa” cả các bậc tiên đế đã yên giấc thiên thu.

Dối lừa, như lời nói không biết xấu hổ và cũng thật thất tín của ông Phó giám đốc Công viên văn hoá Đầm Sen: “ Không nên cắt bánh dầy vì thực chất đây chỉ là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương, hơn là để phục vụ người dân thưởng thức chiếc bánh khổng lồ”.

Xin thưa, xưa nay việc dâng cúng tổ tiên các vật phẩm cũng chính là một sự tạ ơn của con cháu với các bậc tiền nhân đã cho sự sống, cho sự dưỡng dục nên người, đâu có chuyện thờ cúng tượng trưng, thắp hương xong thì con cháu đổ đi?

Posted Image

Con cháu các Vua Hùng. Ảnh: mQuiz.net

Giỗ chạp tổ tiên một gia đình, một dòng họ còn là việc linh thiêng, một lễ trọng, nữa là việc giỗ Quốc tổ. Những con dân nước Việt chúng ta không chỉ tạ ơn bậc tiên đế- các Vua Hùng đã cho con cháu sự sống, mà còn cho con cháu, cho chúng ta cả giang san, bờ cõi, cả đất cả trời mang tên nước Việt.

Và chính cái tập quán “thụ lộc” của con cháu, sau khi đã dâng cúng thành tâm ấy, là sự mong mỏi được hưởng “âm phúc, âm đức” của Tổ tông- hưởng cái lộc ngàn đời, tích tụ bằng lao động tài giỏi và niềm kiêu hãnh, bằng khí phách và tố chất bất khuất của giống nòi con Rồng cháu Tiên.

Cũng chẳng phải riêng các dân tộc Á đông như dân tộc ta, mà ngay nhiều nước phương tây, sau các lễ hội làm những chiếc bánh pi- da, bánh nướng, những chảo cơm rang khổng lồ, người dự lễ có được niềm hạnh phúc cùng nhau thưởng thức các “lễ vật” của chính tài năng lao động đồng loại.

Chưa nói đến sự lãng phí “phải tội với trời đất”, phải tội với người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng, câu nói đó còn là sự bất kính và bất nhẫn. Chỉ khổ cho không ít người dân thật thà, cả tin và thành kính, mong đợi khi bánh xẻ ra, được mang về thắp hương trên chính ban thờ gia tiên nhà mình.

Cũng có lời biện bạch, rằng vì làm bánh khổng lồ đến vậy, phải có những nguyên liệu “sắt, mút xốp”. Đó có thể là một sự thật. Nhưng sự sáng suốt của trí tuệ, của tầm nhìn văn hoá còn là ở chỗ, nếu trình độ công nghệ và tay nghề bảo quản còn hạn chế, thô sơ, xin hãy thành tâm làm những đồ cúng tế- những bánh chưng, bánh dầy phù hợp với tầm vóc công nghệ và bảo quản thực phẩm của ta. Chắc Tổ tông không nỡ chê con cháu dâng cúng bánh bé, bánh nhỏ.

Tự lúc nào trong xã hội ta có một tâm lý đua tranh, cái gì con người cũng muốn làm là phải to nhất, lớn nhất, phải "kỷ lục" nhất. Đương nhiên khát vọng khẳng định trí tuệ, sự tài giỏi, khẳng định thương hiệu là chính đáng, nhưng thành quả hoặc sản phẩm ấy phải có chất lượng thực chất, chứ không thể phô trương, hình thức, bên ngoài khổng lồ mà bên trong lại toàn...mút xốp.

Làm đồ cúng tế như thế để bị mốc, bị thiu phải đổ đi, vừa không tôn kính và xúc phạm Tổ tông, vừa quá lãng phí, làm tổn thương lòng đồng bào ngưỡng vọng, vừa mắc tội dối lừa chỉ vì cái tham vọng kỷ lục Ghi nét, tham vọng thành tích quá lớn, trong những cái đầu còn bé nhỏ.

Sự phẫn nộ của dư luận xã hội đòi hỏi thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý có thẩm quyền xử lý nghiêm khắc và nghiêm túc cả nhận thức lẫn việc làm “phi văn hoá” này. Đến bao giờ trong xã hội ta mới hết các "sự kiện văn hoá" xấu hổ, là "nỗi nhục quốc thể"?

Mới hay, sự thành tâm không bao giờ có chỗ cho dối lừa.

Kỳ Duyên ( Vietnamnet )

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dâng lễ vật Quốc Tổ mà còn dối lừa thì đạo đức suy đồi là lẽ thường tình .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cái ảnh này trong bài viết trên được chú thích là: "Con cháu các vua Hùng". Xét ra thì cũng không sai, nhưng y phục tái hiện lại thời Hùng Vương thế kia thì sai rồi: Thời Hùng Vương làm gì sản xuất áo dệt kim sát người thế kia? Lại còn đi giày nữa chứ! Nếu theo quan điểm phủ nhận văn hiến Việt thì phải "ở trần đóng khố". Còn nếu quan điểm truyền thống thì quân lính phải giáp trụ đàng hoàng chứ nhỉ? Hay đây là vì lạnh quá nên phải có bộ quần áo dệt kim sát người? Vậy thời đại Hùng Vương khi lạnh thì làm gì?

Híc! Tự những giá trị gọi là khoa học đã mâu thuẫn, đã dối lừa thì anh linh tổ tiên bị cúng bánh dầy bằng mút xốp là một hệ quả tất yếu của tính phi lý.

Posted Image

Con cháu các Vua Hùng.

Ảnh: mQuiz.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chuyện vô văn hóa này em thấy nhiều rồi. Vừa rồi vào đúng dịp tết, em có ra Sài Gòn, đó là lễ hội bánh chưng(bánh chưng thật chứ ko phải như trên), sau khi tổ chức xong mọi người làm như dân chết đói, ùa vào giành dựt cái bánh chưng. Nhưng điều làm em bất mãn nhất là mọi người tay cầm 1 dĩa bánh còn to hơn cả chén cơm mà em ăn hàng ngáy, họ múc ăn vài muỗng rồi thản nhiên bỏ nó xuống, đó 1 miếng bánh rất to. Mà thay vì bỏ vô thùng rác thì họ lại để dưới mấy gốc cây(thùng rác kế gốc cây) Thấy mà đau lòng, ko ngờ thế hệ trẻ VN thời nay lại làm chuyện đáng xấu hổ đến như vậy, đó là vào dịp tết mà lại làm em cảm thấy rất buồn rất tức giận. Chưa hết đâu, sau khi mọi người giành nhau hết cái bánh khổng lồ đó, trên bàn vẫn còn để lại 1 ít chén dĩa bằng nhựa, vậy là ai nấy gom gọn đống chén dĩa đó rồi chạy ào ào. Thật đáng xấu hổ. Chẳng hiểu bỏ tiền ra làm cái bánh chưng đó làm chi để người ta ăn xong vài miếng là bỏ ngay xuống đất, chẳng thà đem cái bánh đó chia cho những người nghèo, trẻ em mồ côi khuyết tật thấy còn đáng hơn, cho những người như vậy ăn đúng là nhục nhã hao tốn công sức và tiền bạc, mà chẳng được gì, chỉ làm lộ ra cái bản mặt nhếch nhác những những kẻ thiếu văn hóa thôi

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Năm, 10/04/2008 - 11:01 AM

Ý thức công dân của thế hệ @: Buồn thay!

Nguồn Dân Trí.com

Các bạn có thể xem video ở đây

http://diemtin.baamboo.com/GoUrl.aspx?url=...+h%e1%bb%87+%40!

Posted Image

Đừng biến mình thành người xấu nơi công cộng

(Dân trí) - Thích tự do thể hiện chính mình đó là cá tính của giới trẻ. Nhưng đôi khi, những người trẻ đã quên mất chính mình. Ý thức công dân của thế hệ @ đang là một vấn đề báo động.

Người trẻ nơi công cộng

1. Một lần dẫn khách đi tham quan bảo tàng dân tộc học, Minh Hải, sinh viên khoa du lịch, ĐH Mở HN, tự hào giới thiệu với khách nước ngoài về những hiện vật của các dân tộc Việt Nam. Đến trước trống cái, khách du lịch ngạc hiên hỏi những nét chữ, nét vẽ và chữ kí bằng bút bi, bút xóa trên trống, Hải không biết trả lời thế nào. Tâm lý giới trẻ luôn muốn thể hiện mình ở bất cứ đâu. Rất dễ dàng bạn có thể nhận thấy những nét vẽ, những bút kí của những người trẻ ở mọi nơi, trên bàn học, trên tường rồi đến những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những nơi công cộng để lưu lại dấu vết của mình. Hội chứng “cái tôi” đã nhân rộng ra, không chỉ một mà nhiều người đều tiện tay làm như vậy.

Posted Image

Trống cái, Bảo tàng Dân tộc học (Ảnh: DK)

2. Vô tư xả rác:Bãi cỏ giữa đường ở Nguyễn Chí Thanh luôn là địa điểm thú vị của nhiều bạn trẻ. Đoạn đường này tập trung khá nhiều sinh viên của các trường đại học. Vào các buổi tối, có rất nhiều bạn trẻ tập trung vui chơi, ngồi trên bãi cỏ để tụ tập. Các bạn hồn nhiên ngồi trên cỏ mặc dù trước mặt đề những biển báo “không giẫm chân lên cỏ”. Tan tiệc, mọi người tự nhiên đứng lên, chẳng ai để ý tới những túi nước, thức ăn vương vãi, những bãi cỏ xác xơ. Chỉ khổ những bác công nhân vệ sinh suốt ngày dọn dẹp và các chị công ty cây xanh cứ vài tuần phải trồng lại cỏ.

Con đường xanh và đẹp như vậy, mà các bạn trẻ vẫn coi nơi công cộng là chỗ tập trung của mình, quên rằng đó là “nét văn minh đô thị”.

3. Lễ hội hoa anh đào lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội thu hút khá đông các bạn trẻ tham dự. Đơn vị tổ chức nỗ lực cố gắng mang lại cho các bạn trẻ một lễ hội ấn tượng và mang đậm nét văn hóa. Giới trẻ háo hức chiêm ngưỡng ba cây anh đào thật từ xứ sở Nhật Bản. Những bông hoa đang chúm chím bỗng bị xâu xé bởi hàng trăm bạn trẻ, ai cũng muốn giành cho mình một cành hoa. Không chỉ vậy, những bông hoa giả, những đèn trang trí, cũng bị “thịt”.

Nhìn những bạn trẻ chen lấn xô đẩy nhau để bẻ cành, nhiều người phải đau lòng: “Ý thức giới trẻ ở đâu”. Ban tổ chức và lực lượng bảo vệ phải “bó tay” với hành động này. Lễ hội kết thúc nhưng để lại trong lòng người trẻ những hình ảnh không đẹp. Buồn thay, đó là một lễ hội có cả những người bạn nước ngoài.

4. Còn rất nhiều hành động thiếu ý thức của giới trẻ nơi công cộng. Nói về chuyện ý thức công dân nơi công cộng, Thu Hằng, Đại học Tự nhiên rất bức xúc kể: “Trường mình có một trung tâm thư viện, nhưng mình chẳng dám lên đó ngồi học. Một lần vào thư viện, mọi người chăm chú học thì ở phía cuối có một nhóm sinh viên cười đùa nói chuyện rôm rả, thỉnh thoảng còn đưa vài lời bình luận cô nào đẹp, cô nào xấu.

Không chỉ vậy, các bạn nam còn ném thư làm quen. Ai không viết trả lời liền càng bị chọc tức nhiều hơn. Họ tự do thoải mái không biết rằng có rất nhiều người đang nhìn vào con hành động của họ”.

Xã hội ngày càng phát triển, ý thức công dân là một điều cực kì quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến bộ mặt của đất nước. Giới trẻ luôn muốn thể hiện mình nhưng đừng vì những hành động bộc phát mà mất đi hình ảnh đẹp của giới trẻ trong mắt mọi người. Đừng biến mình thành người trẻ mà ý thức cũng “trẻ” nhé.

Người trẻ nói gì về ý thức công dân

Thu Thủy, lớp Văn học K49, ĐH KHXH NV: Ý thức công dân là làm theo pháp luật và tiêu chuẩn qui ước của xã hội. Ý thức công dân của thế hệ trẻ hiện nay không tốt lắm vì bây giờ thế hệ trẻ toàn làm theo cái tôi của mình. Cái tôi ấy nhiều khi vượt ra ngoài quy ước của xã hội, họ cho đây là sự phá cách.

Tuổi trẻ có thể là người luôn thích làm theo ý muốn cá nhân mình, đôi khi quên đi quy ước của lối sống, đạo đức, xã hội. Điều đó sẽ dẫn tới ý thức và hành vi ứng xử kém trong cuộc sống, nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường, nhẹ thì làm mất đi nét văn hóa thẩm mỹ trong mắt người khác, nặng thì dẫn tới phá hoại.

Để rèn luyện ý thức tốt tất nhiên người trẻ phải học tập tu dưỡng. Điều này cũng khó, nó không thể thay đổi một sớm một chiều mà có thể bản thân người trẻ đôi khi vấp ngã một lần mới tự ý thức và rút kinh nghiệm để thay đổi bản thân. Nói chung học được ý thức tốt cũng chính là học cách làm người.

Thanh Xuân, ĐH Kinh tế quốc dân: Chỉ cần một việc nhỏ sẽ thể hiện ý thức của công dân, đơn giản như không xả rác ra ngoài đường nhưng không có mấy người thực hiện. Bỏ ra đường mà không dám cầm tiếp đi đến bỏ vào thùng rác. Như lớp mình có 120 bạn, nhưng có khoảng 20 bạn không có ý thức trong chuyện này.

Người trẻ đôi lúc họ lỡ quên đi hay cố tình quên đi việc rất nhỏ như bỏ rác vào thùng, không khạc nhổ bừa bãi,…chỉ vì “cho tiện”. Những nơi công cộng không chỉ có người Việt mà có cả bạn bè nước ngoài. Vậy họ sẽ nghĩ gì về các bạn trẻ chúng ta đây?

DK

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay