Posted 10 Tháng 9, 2008 Hồn gốm Chu Ðậu Sau 500 năm thất truyền, một dòng gốm hồi sinh. Dòng gốm ấy thấm đẫm hồn Việt, mang vẻ đẹp kiêu sa - dòng Chu Ðậu. Có mấy dấu mốc đáng chú ý để chúng ta tìm lại được dòng gốm quý ấy. Dấu mốc thứ nhất: Tháng 6-1980, ông Ngô Duy Ðông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) nhận được một lá thư gửi đến từ xứ sở hoa anh đào xa xôi - thư của ông Makoto Anabuki, làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Thư có đoạn: "Tôi mới được biết Viện bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bảo tồn một lọ Hoa lam Việt Nam, đã được xuất cảng Việt Nam hồi thế kỷ 15, thế kỷ 16. Lọ ấy có mang chữ Hán như sau: Ðại hòa bát niên Nam Sách Châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút. Nghĩa là, năm 1450, một người thợ tên là bà (cô) Bùi Thị Hý ở Nam Sách đã vẽ (hoa văn trên lọ)." Dấu mốc thứ hai: Năm 1998, hải quân ta và các ngư dân đã phát hiện năm con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, vùng biển Hội An. Khi trục vớt các con tàu ấy, đã thu được khoảng 400 nghìn cổ vật. Các hãng tin trên thế giới bình luận ồn ào về một dòng gốm kỳ ảo của Việt Nam. Không lâu sau đó, 46 bảo tàng danh tiếng trên thế giới đã sưu tầm và trưng bày gốm cổ Chu Ðậu. Trong phiên đấu giá đầu tiên tại Mỹ, chiếc bình gốm Tỳ bà cổ Chu Ðậu (cao 24 cm) đã được bán với giá 512 nghìn USD. Còn chiếc bình Hoa lam Chu Ðậu hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tokapi Saray Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ được mua bảo hiểm hàng triệu USD. Dấu mốc thứ ba, còn khá mới mẻ: Năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng, Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO) sau khi đọc các bài báo viết về sự kiện trục vớt các con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, đã bay ngay vào TP Hồ Chí Minh. Anh Thắng bàn với anh Nguyễn Văn Lưu, lúc đó là Trưởng phòng xuất nhập khẩu của HAPRO, đây là thời cơ vàng, phải nghiên cứu, làm dự án khôi phục nghề gốm Chu Ðậu. Thế rồi một năm sau đó, tháng 10-2001, Xí nghiệp gốm Chu Ðậu ra đời. Nguyễn Văn Lưu "bay" từ phương nam ra và "đậu" trên đất Nam Sách, Hải Dương, gây dựng cơ ngơi tự thuở ban đầu. Giám đốc Nguyễn Văn Lưu, 51 tuổi, lai lịch hầu như chẳng dính dáng gì đến nghề gốm. Anh tốt nghiệp "trường Cầu Rào" (Ðại học hàng hải), rồi đi làm thuyền trưởng hải quân. Rồi rẽ ngoặt sang ngành an ninh, đeo lon Ðại úy. Và còn nhiều lần "rồi" nữa, trước khi về làm gốm. Con tàu ấy giờ neo vững ở bến này. Nguyễn Văn Lưu nói về dòng gốm Chu Ðậu, về văn hóa xứ Ðông tường tận, tỉ mỉ, như một nhà nghiên cứu, một chuyên gia thực thụ: - Các anh, chị biết không, gốm Chu Ðậu được coi là gốm đạo, gốm bác học. Nó in đậm dấu ấn những giá trị nhân văn của Phật giáo, Nho giáo. Nhờ những hoa văn trang trí rất độc đáo, khiến cho gốm Chu Ðậu không thể lẫn với các loại gốm khác. Có hai sản phẩm tiêu biểu nhất là bình Hoa lam và bình Tỳ bà. Hai chiếc bình ấy, như đã nói ở phần trên, có giá hàng chục tỷ đồng. Hoa lam là bình cha, Tỳ bà là bình mẹ, tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực âm dương - trời đất - vợ chồng. Theo thư của ông M.Anabuki, thì từ thế kỷ 15, bà Bùi Thị Hý, người Nam Sách, đã vẽ nên những hoa văn tuyệt vời này. Trên bình Hoa lam, hoa văn được trang trí bằng hoa cúc đại đóa, thể hiện cho người chính nhân quân tử. Các sản phẩm gốm cổ Chu Ðậu đều được vẽ dưới men, nung trong lửa lò, sau lấy ra phủ men tam thái lên trên, lại đem nung nhẹ lửa để giữ mầu. Ðủ thấy những nghệ nhân Chu Ðậu xưa rất chú trọng về kỹ thuật và công phu chế tác. May thay, sau hơn năm thế kỷ, nghề gốm lại hồi sinh trên đất lành, đất thiêng. Những cháu, chắt, chút, chít của các dòng họ Ðặng, Vương, Vũ... mà tiêu biểu là nghệ nhân Ðặng Thị Hý, lại tạo tác những sản phẩm quý trên nền tảng một dòng gốm thuần Việt. Ba loại sản phẩm chủ yếu hiện nay là: đồ gốm phục cổ, đồ gốm đương đại, đồ gốm với đất gan gà. Chu Ðậu nay thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, cách TP Hải Dương chưa đầy 10 km. Nơi đây giáp ranh Chí Linh, một dải đất có nhiều đất sét trắng. Theo tính toán của các nhà khoa học, khoảng 500 ha có đất sét trắng, đến nay mới khai thác, sử dụng khoảng một nửa. Ðất sét trắng là nguồn nguyên liệu quý để làm gốm, sứ. Nghề làm gốm có câu nói cửa miệng: "Nhất liệu, nhì nung". Khách thăm đứng lặng hồi lâu ngắm nhìn những cô gái đồng chiêm óng ả lưng thon, miệt mài tạo dáng gốm. Phương pháp tạo dáng cổ truyền làm bằng tay trên bàn xoay. Bằng những động tác thuần thục, chính xác, các cô "vuốt tay, be chạch" trên bàn xoay. Thợ ngồi trên một chiếc ghế cao hơn mặt bàn, khéo léo dùng chân quay bàn xoay, bàn tay thoăn thoắt vuốt đất, tạo nên dáng những bình, những lọ, những chậu... Nguyên liệu trước khi đưa vào bàn xoay được vò nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném (bắt nẩy) để thu ngắn dần. Rồi thỏi đất được đặt giữa bàn xoay, vỗ mạnh cho dính chặt, lại nén và kéo cho tới khi nhuyễn dẻo mới "đánh cử" đất và "ra hương". Từ xa xưa, những cô gái Chu Ðậu hiền thục, khéo tay dùng bàn xoay xoay vuốt vuốt, tạo dáng ban đầu sản phẩm, đó là nét rất riêng của nghề gốm Việt Nam, không giống với cách làm gốm của phương Tây. Ngày nay, việc tạo hình gốm sản phẩm chủ yếu bằng khuôn in - khuôn bằng thạch cao, hoặc gỗ. Người thợ đặt khuôn giữa bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn, rồi ném mạnh đất in sản phẩm cho bám chắc chân giữa lòng khuôn, vét đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cán tới mức cần thiết để tạo sản phẩm ưng ý. Nung gốm đòi hỏi kỹ thuật cao, bảo đảm thời gian và nhiệt độ thích hợp để gốm không bị già hoặc non lửa. Anh Nguyễn Quốc Việt, một thợ đốt lò lâu năm giảng giải: - Có cả thảy ba giai đoạn để thành một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Thứ nhất, phải sấy từ 30 phút đến một giờ. Thứ hai, khâu chủ yếu là đốt, ngắn nhất từ bảy đến tám giờ, dài nhất từ 10 đến 15 giờ. Thứ ba, bảo ôn, tức là giữ nhiệt "đứng im" trong lò chừng một giờ trong khoảng 1.200 độ C. - Khi nào thì gốm hỏng, hoặc kém chất lượng? Tôi hỏi. - Hỏng! Chả tránh được, nhưng ít. Lâu lắm mới bị một lò hỏng trăm phần trăm. Là do ga sống. Các sản phẩm ra lò bị méo, bị nhòe mực và mầu không chuẩn. Nước ấy thì chả cách gì cứu được, chỉ có đập vỡ mà... đổ ra đường. Lại nói về mầu hoa văn trên gốm. Họa sĩ Ðỗ Ngọc Hân bảo: "Có người tưởng đơn giản, cứ mang mấy thỏi mực tàu ra mài rồi vẽ. Mực trang trí đồ gốm phải làm công phu lắm. Chả biết thời trước cụ Bùi thị Hý pha mầu thế nào. Chứ bây giờ thì chúng em dùng mực kim loại, pha ô-xít sắt với ô-xít cô ban theo đúng tỷ lệ. Mực này khi nung, nhiệt độ cao hơn 1.000 độ C mới chịu được, không bị cháy, bị nhòe". Các họa tiết trên bình cổ thường là cây cỏ, hoa lá, chim muông, được cách điệu. Cũng có bình vẽ các nhân vật thần thoại, như Thánh Gióng, Thạch Sanh... Có chiếc bình lớn họa sĩ hì hục vẽ suốt một tuần. Trước mặt là ba bốn đĩa mực, chung quanh đủ các loại bút. Nào là bút tỉa, bút đi nét, nào là bút mảng to, mảng nhỏ. Họa sĩ Hạ Bá Ðịnh năm nay gần 70 tuổi. Ông về hưu, sống ở TP Hải Dương nhưng vẫn lên Chu Ðậu truyền nghề. Giọng trầm ấm, ông kể: Nghề này học ở trường chưa đủ. Học từ thầy và học từ đất, từ trong dân gian mới nên trò nên trống. Thợ vẽ gốm cao tay, hoa văn, họa tiết luôn hài hòa với dáng gốm. Các nghệ nhân Chu Ðậu dùng các họa tiết truyền thống như: ngỗng ấp, hoa cúc dây, hoa đào... nhưng nét thì mỗi người mỗi vẻ. Chú hỏi nét vẽ đẹp là thế nào ư? Là ngay trong một nét vẽ đã có sắc độ, có đậm, có nhạt. Kể cả nét bệt bút và công bút đều phải có sắc độ. Rồi là nét phải hoạt. Thủ pháp giỏi là ở độ rung bút. Khi dầm bút, nét hơi rung thì nét có hồn. Nghệ nhân giỏi mỗi nét chỉ phẩy bút một lần, tô lại, chữa lại là vứt. Ông Hạ Bá Ðịnh học nghề làm gốm từ người cha là cụ Hạ Bá Loan. Năm 13 tuổi tiếp tục theo học cụ Bùi Tường Viên, kỹ sư si-li-cát từ thời Pháp thuộc. Gần 60 năm theo nghề, tay bút, tay thước đi khắp thiên hạ, bảy năm nay mới được về quê làm gốm Chu Ðậu. Men quê rung trong lòng. Lửa lò gốm sáng trong lòng. Lần nào cầm bút trước bình gốm lòng ông cũng xao xuyến, bồi hồi. Ông bảo, sự rung động của mỗi người thợ, từ người tạo dáng, người vẽ, người phủ men, đốt lò nó truyền vào sự rung động của gốm. Nghề này, không yêu, không say mê, chẳng tạo ra hồn gốm, nói rộng ra chẳng mang hồn đất Việt. Hơn 500 năm trước, gốm cổ Chu Ðậu lên tàu vượt đại dương. Bấy giờ những người làm gốm cũng đồng thời là những nhà thương mại. Có thể, con tàu làm bằng gỗ tếch trên đường tới Tây Ban Nha, đã gặp nạn chìm dưới đáy biển. Ai ngờ, có một ngày những con tàu viễn dương lại vượt sóng, mang theo dòng gốm truyền thống đến với bè bạn năm châu. Thật ngẫu nhiên, chuyến hàng xuất khẩu đầu tiên là sang Tây Ban Nha. Nay gốm Chu Ðậu đã xuất khẩu sang 15 nước, trong đó có Nga, Ðức, Tây Ban Nha, Italia, Mỹ, Nhật... Sản phẩm gốm có hàng nghìn mẫu mã. Bạn bè, đối tác khâm phục nhất vẫn là hai chiếc bình phục cổ Hoa lam và Tỳ bà. Có chuyên gia nước ngoài gọi tên gốm Chu Ðậu là gốm Hoa lam. Có lẽ là do cái mầu gốm rất độc đáo, mầu lam ngọc. Ông Tăng Bá Hoành, Giám đốc Bảo tàng Hải Dương trong một tài liệu nghiên cứu về gốm Chu Ðậu, có trích một câu trong gia phả nhà họ Vương. Nguyên văn: "Nam Sách phủ, Thanh Lâm huyện, Ðặng Xá xã, dĩ đào bát vi nghiệp, hậu nhất chi di cư Gia Lâm huyện, Bát Tràng xã. Cụ Vương Quốc Doanh hương công dĩ đào bát vi nghiệp". Dịch nghĩa: Họ Vương ở xã Ðào Xá, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách làm nghề đồ gốm, sau một chi di cư về xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, và cụ Vương Quốc Doanh làm hưng thịnh nghề đồ gốm ở đấy. Ngày nay cùng với Chu Ðậu, Bát Tràng, nước ta có nhiều làng gốm, trải dài từ bắc chí nam. Gốm Phù Lãng là loại gốm không men (đất nung). Gốm Bát Tràng men trắng, hoa xanh, họa tiết có sự giao thoa của các nền văn hóa Ðông - Tây. Gốm Chu Ðậu là gốm đạo, men trắng, hoa lam, hoa văn, họa tiết thuần khiết Việt Nam. Dòng gốm ấy phát triển rực rỡ trong suốt mấy thế kỷ, từ thời Lý đến thời Trần, thời Lê. Say sưa, Nguyễn Văn Lưu, anh thuyền trưởng hải quân năm nào, lãng mạn: - Con tàu gốm của chúng ta đang ra biển lớn. Mỗi "công" (container) gốm xuống tàu là một mùa hái quả. Mừng lắm các anh, chị ạ, quả chín tới đâu, bán hết đến đấy. Hợp đồng đặt hàng trong vài năm tới, xong cả rồi. Theo tay anh Lưu chỉ, tôi hình dung một làng gốm cổ được tôn tạo, bảo vệ trở thành di sản văn hóa. Rồi một làng gốm, một làng sứ, một khu du lịch, vui chơi giải trí đang hình thành. Xứ Ðông thêm một điểm du lịch văn hóa - lịch sử nổi tiếng. Ðiểm văn hóa ấy có tên Gốm Chu Ðậu. HẢI ĐƯỜNG (theo Nhân Dân) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2008 Chu Đậu là vùng đất nằm ở tả ngạn sông Thái Bình – xưa là Trần triều hải khẩu (cảng nhà Trần). Theo ngữ nghĩa thì Chu là thuyền, Đậu là bến (bến thuyền), nơi đây thuyền bè ra vào tấp nập, thuộc tổng Thượng Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách Châu, nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương “Chu Đậu” đi bằng đường sông Thái Bình, ngược lên Lục Đầu Giang (đền Kiếp Bạc, Phả Lại) khoảng 6 km, theo sông Kinh Thầy ra Vân Đồn - thương cảng lớn giao lưu quốc tế xưa và nay, hoặc xuôi về thành phố Hải Dương cũng chừng 6 km rồi qua sông Luộc, về Phố Hiến và Hà Nội. Chu Đậu cách đường 183 cao tốc 5 km, nếu đi bằng đường bộ thì rẽ phải ra quốc lộ 5 đi Hà Nội hoặc Hải Phòng hoặc rẽ trái để qua đường 18, đi Hạ Long, Cửa Ông (ra cảng Vân Đồn), Móng Cái. Sáu mươi năm trước, tôi đã nghe đến “Gốm Chu Đậu”. Rồi đất nước có chiến tranh, phải đi xa! Nay trở về, tôi tìm đến nơi này và đã có mặt ở đây hàng tháng trời. Gốm Chu Đậu đã cuốn hút tôi vào việc, có khi quên trưa, quên ăn. Ôi! Bấy nay người ta chỉ biết đến gốm Bát Tràng, Quảng Ninh, Thổ Hà... kể cả những nhà nghiên cứu và giảng dạy về gốm sứ. Bởi lẽ họ chưa thấy có một trung tâm gốm nào thời Lê, nên khi thấy sản phẩm gốm hoa lam, gốm tam thái (3 màu - thực là 5 màu) thì nghĩ ngay là của Bát Tràng. Sự thật không phải. Bởi đến nay, Bát Tràng vẫn chưa đưa ra được sưu tập gốm hoa lam thế kỷ 14 – 15. Trong khi đó gốm hoa lam, gốm tam thái là mặt mạnh của Chu Đậu từ thế kỷ 14, cực thịnh ở thế kỷ 15 – 16, bị lụi tàn đi ở thế kỷ 17. Điều này do nhiều nguyên nhân: Nội chiến Lê Mạc kéo dài từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17 rất khốc liệt. Nhà Mạc thất thủ phải lên ngàn. Nơi đây là vùng chiêm trũng của huyện Nam Sách. Mãi những năm cuối thập niên 20 thế kỷ trước Nam Sách mới có đê. Có nghĩa trước đó nước sông vào ra tự nhiên, tránh sao khỏi hư hại đến lò nung, sản xuất gặp nhiều khó khăn. Giặc Minh xâm lược nước ta, bắt đi nhiều nghệ nhân giỏi. Một số khác tìm đường đi làm ăn ở Nhật, Nam, Bắc Triều Tiên. Nghệ nhân Vương Quốc Doanh đem thợ đến Bát Tràng, góp một phần làm cho gốm sứ Bát Tràng hưng thịnh như ngày nay. Di tích văn hoá gốm cổ Chu Đậu được phát hiện, khôi phục, công này trước nhất do ngài Makato Anabuki – nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật tại Hà Nội. Năm 1980, ông đi công tác Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đến thăm bảo tàng Topkapi Saray ở thủ đô Istabul, ông thấy trưng bày chiếc bình gốm hoa lam men trắng, hình củ tỏi, nghệ thuật vô cùng độc đáo, hoa văn trang trí là hoa sen và dây leo. Người tạo ra là Bùi Thị Hý bút Thái Hoà bát niên (năm 1450) - người Chu Đậu, Thanh Lâm, châu Nam Sách. Ông viết thư về Việt Nam để nhờ các nhà khảo cổ tìm nơi sản xuất. Qua năm lần khai quật, các nhà khảo cổ hàng đầu Việt Nam cùng ông bà Kerry Nguyễn Long (Đại học Tổng hợp Tasmania, Úc), giáo sư tiến sĩ Peter Burns (Đại học Tổng hợp Adelaide Úc), giám đốc trung tâm gốm sứ Đông Nam Á, các nhà khảo cổ học Đức, Ý, Pháp... đã có những cuộc hợp tác nghiên cứu, khai quật nhiều ở Đông Nam Á. Gần đây nhất, việc trục vớt 5 con tàu cổ đắm ở vùng biển Pandanan (Philippine), vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Đà Nẵng) cho thấy nhiều hiện vật gốm đều là gốm Chu Đậu, điều đó chứng tỏ gốm Chu Đậu đã xuất khẩu với số lượng lớn cách đây 7, 8 thế kỷ. Các nhà nghiên cứu đã đi đến kết luận: “gốm Chu Đậu là kế thừa gốm Vạn Yên (Hưng Đạo Kiếp Bạc) thế kỷ 13, kế thừa xuất sắc gốm Lý -Trần về men ngọc và hoa văn nổi chìm, kiểu dáng thanh thoát. Chất lượng gốm hoa lam, chưa một di tích gốm nào vượt được Chu Đậu”. Thời ấy, Chu Đậu đã đạt được 4 tiêu chuẩn ở đỉnh điểm mà văn hoá gốm đòi hỏi: mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông. Điểm mạnh nữa của gốm Chu Đậu là thể hiện được tâm hồn Việt và rất Việt qua hoa văn của một dân tộc gắn bó với thiên nhiên, yêu tự do và cuộc sống thanh bình. Trên sản phẩm ta thường thấy cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú và côn trùng như cành đào và chú chim bé nhỏ ngơ ngác mỗi khi xuân về, từng đôi hoặc từng đàn chim bay, cá cờ lượn lờ trong nước, trăng lên, những vầng mây đẹp nhẹ nhàng trôi, con cò, con vạc lặng lẽ đi ăn đêm. Ta còn bắt gặp cả hình ảnh cuộc sống và người dân Việt Nam như người đội nón, cô gái mặc áo tứ thân tóc đuôi sam, em bé chăn trâu, mái nhà tranh và hàng tre bên bến sông, cô lái đò. Chính cái nét văn hoá rất riêng này mà gốm Chu Đậu được trưng bày, lưu giữ ở hơn 40 bảo tàng lớn trên thế giới và rất được thế giới săn tìm. Chiếc bình rồng, biểu tượng cho văn hoá Việt Nam tại trụ sở Liên Hợp Quốc là gốm Chu Đậu. Chiếc bình tỳ bà men hoa lam trang trí cúc đại đoá, khi đem đấu giá, người Anh mua được với giá 521 ngàn USD (hai chiếc bình này đều là sản phẩm trục vớt trong số 28 vạn sản phẩm ở 2 con tàu đưa lên trước). Nơi đây còn là chiến khu xưa của nhà Mạc, có đền, tượng thờ vua Lê Lợi (ông cho nghỉ quân ở đây). Trong đền còn có tượng thờ các bà Vương Thị Ngọc Viên, Vương Thị Ngọc Chất và Vương Thị Ngọc Đĩnh (nuôi con cho vua). Bà Viên, bà Chất là vợ vua Lê Dụ Tông. Bà Vương là đệ nhất cung tần, được phong Chiêu Nghi Gia Kính Phi, bà Chất là nội thị cung tần. Ở đây còn có đền thờ 2 danh tướng Phạm Mại, Phạm Ngộ - tham tán quân vụ của Đức Hưng Đạo Vương và có đền thờ Đặng Huyền Thông, nhà nho, người thầy có công lớn với nghề gốm Chu Đậu. Nói đến gốm là nói đến văn hoá gốm, trình độ thẩm mỹ và văn minh của dân tộc ấy. Kiểu dáng đẹp, sang trọng của gốm Chu Đậu đã làm mê mẩn các quý bà quý ông và nhiều vương triều trong và ngoài nước. Giờ đây, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời để khôi phục giữ gìn bằng được “thần thái phong cách gốm cổ Chu Đậu”. Sau một năm sản xuất, xí nghiệp đã có lô hàng đầu tiên 8490 sản phẩm xuất khẩu trị giá 20.000 USD. Thế là sau 400 năm Chu Đậu lại có hàng xuất cho Tây Ban Nha – nơi chuyến cuối cùng được xuất sang ở thế kỷ thứ 17. Ngọc Trần (nguồn SGGP) Theo : http://www.sucsongviet.vn/langnghe/2008/6/55529.ssv Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2008 Gốm Chu Đậu Gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ từ cuối thời Trần đến hết triều Mạc (ảnh dưới: bình gốm làm năm 1450, nay thuộc bảo tàng Topkapi Sarayi, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, gốm Chu Đậu giờ lại hồi sinh.Đi tìm lai lịch dòng gốm cổ. Theo quốc lộ 5, qua TP Hải Dương, rẽ theo quốc lộ 183, chúng tôi đến thôn Chu Đậu, một vùng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình, thuộc huyện Nam Sách. Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ. Những năm trước kia, cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nên địa danh Chu Đậu ít được mọi người biết đến. Lai lịch làng gốm cổ Chu Đậu được phát hiện một cách tình cờ như sau. Bình Chu Đậu, bảo tàng Topkapi Sarayi Năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, trong một chuyến đi công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ đã trông thấy một chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm được trưng bày tại Viện Bảo tàng Tokapi Sarayi (Istanbul). Trên bình có ghi dòng chữ Hán: "Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị Hý bút", tạm dịch là "Năm Thái Hòa thứ tám (1450) thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi". Và ông Makatô Anabuki đã viết thư nhờ đồng chí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thời bấy giờ xác minh giúp ông xem chiếc bình gốm quý giá đó có xuất xứ từ làng gốm nào.Những thông tin quý báu này giúp các cơ quan chức năng thúc đẩy việc điền dã, sưu tầm những dấu vết về làng gốm cổ. Tháng 4-1986, Sở Văn hóa-Thông tin Hải Dương tiến hành khai quật di tích Chu Đậu. Kết quả thật bất ngờ, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều di vật của một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp chưa từng được phát hiện. Từ đó đến nay, qua tám lần khai quật ở tầng sâu 2m trên diện tích 70 nghìn m2 tại xã Thái Tân và xã Minh Tân, các nhà khảo cổ phát hiện được rất nhiều hiện vật gốm cổ cùng hơn 100 đáy lò gốm dưới lòng đất. Kết quả những cuộc khai quật không chỉ làm giới chuyên môn kinh ngạc, mà còn giúp người dân địa phương khám phá quá khứ lẫy lừng của tổ tiên mình. Trước đây, khi đào ao, xây nhà, họ thường hay bắt gặp những chiếc mâm bồng, con kê vành khăn (những công cụ chống dính của lò gốm), nhưng không ai biết những thứ đó dùng để làm gì, nên thường cho trẻ nhỏ chơi. Bình chim phượng, TK15, Metropolitan Museum of Art, New York Sau những kết quả của các cuộc khai quật, sản phẩm gốm Chu Đậu còn được tìm thấy ở những hai con tàu bị đắm ở vùng biển Pandanan (Philippines) và Cù Lao Chàm (Việt Nam) vào năm 1993 và 1997. Hơn 340 nghìn hiện vật gốm Chu Đậu, trong đó có khoảng 240nghìn hiện vật còn lành đã được trục vớt, chứng tỏ gốm Chu Đậu đã được xuất cảng rộng rãi thời bấy giờ.Giới chuyên môn đánh giá cao gốm Chu Đậu, đó là một loại gốm "mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông". Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí... tất cả đều đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đậu được thể hiện dưới nhiều hình thức như vẽ, khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hòa, tinh xảo. Những họa tiết, hoa văn trên gốm thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông... Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men màu tam thái. Đĩa hoa mẫu đơn, TK 15, Metropolitan Museum of Art, New York Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu. Trong những cuộc bán đấu giá, chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm tại bảo tàng Topakisaray đã được trả giá tới một triệu USD. Hàng trăm nghìn cổ vật gốm thu thập được qua các cuộc khai quật đã xác định được Chu Đậu là trung tâm chuyên sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đồng thời, hàng nghìn đồ gốm Chu đậu có trong nhiều bảo tàng ở Việt Nam và nước ngoài đã xác nhận Chu Đậu là nơi làm gốm hàng đầu với chất lượng cao, loại hình và kiểu dáng đa dạng. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, vùng Nam Sách trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá. Các nghệ nhân làng gốm đã phiêu bạt đến các vùng khác, lập nên các làng nghề gốm mới.Gốm cổ Chu Đậu hồi sinh và trở lại thương trường Sống trên mảnh đất đã sản sinh ra dòng gốm quý nhưng chẳng mấy người dân Chu Đậu ngày nay thạo nghề này. Họ chỉ quẩn quanh với đồng ruộng và nghề dệt chiếu nên cuộc sống khá khó khăn. Đầu năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Hapro) một người con của quê hương Nam Sách đã về Chu Đậu để thực hiện một dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, nhằm khôi phục thương hiệu gốm nổi tiếng, kết hợp với hoạt động du lịch làng nghề. Được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương, tháng 10-2001, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời và đi vào hoạt động. Cơ sở mới rộng 33.250m2 được xây dựng trên dòng sông cổ chảy qua làng, với tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 24 tỷ đồng. 20 nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hòa, Hải Dương... đã nhận lời hợp tác với đơn vị, vừa nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Đậu, vừa thiết kế những mẫu sản phẩm mới để đưa ra thị trường. 178 công nhân, chủ yếu là người địa phương được xí nghiệp tuyển chọn. Qua thời gian đào tạo, đến nay những người thợ trẻ đã khá thành thục với các thao tác làm gốm. Thăm xưởng gốm rộng gần 3000m2, chúng tôi có cảm giác làng gốm Chu Đậu đang sống dậy bởi bàn tay những người thợ trẻ. Nghệ nhân Hạ Bá Định đang hướng dẫn hai thợ trẻ là Đặng Thị Huyền và Nguyễn Thị Nhung vẽ hoa văn trên bình gốm hoa lam. Cạnh đó, nghệ nhân Vũ Thế Cữu, 72 tuổi, đang hoàn thiện bình lồng cuốn. Anh thợ trẻ Nguyễn Hữu Trãi bên cạnh nghệ nhân cặm cụi tô điểm nét sắc sảo cho rồng đắp nổi trên lư hương bằng gốm. Hoạ sĩ-nghệ nhân gốm Vũ Nhân, Chủ tịch Hiệp hội Câu lạc bộ gốm Việt Nam giới thiệu với chúng tôi chiếc bình tỳ bà phỏng chế theo kiểu bình gốm hoa lam ở Bảo tàng Tokapi Sarayi. Theo ông, chiếc bình mới dù chưa mỏng bằng bình cổ nhưng đã tìm lại được phần nào hồn gốm Chu Đậu xưa. Tháng 5-2003, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha. Từ đó đến nay, xí nghiệp đã có nhiều lô hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Văn Lưu cho biết: "Không chỉ phục vụ xuất khẩu, gần đây, đơn vị nhận được nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước, gốm Chu Đậu đã hồi sinh và được đón nhận. Hơn 200 cán bộ, công nhân của xí nghiệp luôn có việc làm". Nậm rượu hình rồng Không chỉ dừng lại ở việc phát triển thương mại, UBND tỉnh Hải Dương còn đầu tư để thôn có cơ hội phát triển du lịch làng nghề. Đường từ quốc lộ 5 vào làng được nâng cấp rộng rãi. Đền thờ Đặng Huyền Thông - ông tổ nghề gốm Chu Đậu được tu sửa khang trang. Các di tích lò gốm cổ, bảo tàng gốm thôn Chu Đậu - nơi lưu giữ nhiều hiện vật gốm cổ được tìm thấy qua các lần khai quật được sửa sang, mở cửa đón khách. Cuộc sống người dân Chu Đậu đã từng bước được cải thiện nhờ vào sản phẩm gốm.Để có thể giới thiệu rộng rãi các sản phẩm gốm Chu Đậu mới đến khách hàng trong và ngoài nước, mới đây, Xí nghiệp đã hoàn thành việc xây dựng nhà trưng bày và giới thiệu sản phẩm gốm Chu Đậu rộng 1000 m2. Ngày mở cửa phòng trưng bày cũng là ngày những người dân Chu Đậu và các xã lân cận vui sướng, hồ hởi bởi Chu Đậu được Tổng cục Du Lịch Việt Nam chọn là địa điểm để tiến hành kỷ niệm ngày du lịch thế giới, đồng thời khai trương tour du lịch mới hấp dẫn tại làng gốm Chu Đậu. Khánh Hưng Theo Eastern Culture Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2008 Dòng gốm Chu Đậu Thứ Sáu, 20/06/2008 - 5:16 PM Nguồn: sucsongviet.vn Gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ từ cuối thời Trần đến hết triều Mạc Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, gốm Chu Đậu giờ lại hồi sinh.Đi tìm lai lịch dòng gốm cổ Theo quốc lộ 5, qua TP Hải Dương, rẽ theo quốc lộ 183, chúng tôi đến thôn Chu Đậu, một vùng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình, thuộc huyện Nam Sách. Chu Đậu theo tiếng Hán có nghĩa là bến thuyền đỗ. Những năm trước kia, cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông nên địa danh Chu Đậu ít được mọi người biết đến. Lai lịch làng gốm cổ Chu Đậu được phát hiện một cách tình cờ.Năm 1980, ông Makato Anabuki, nguyên là Bí thư đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, trong một chuyến đi công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ đã trông thấy một chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm được trưng bày tại Viện Bảo tàng Tokapi Sarayi (Istanbul). Trên bình có ghi dòng chữ Hán: "Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị Hý bút", tạm dịch là "Năm Thái Hòa thứ tám (1450) thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ chơi". Và ông Makatô Anabuki đã viết thư nhờ đồng chí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thời bấy giờ xác minh giúp ông xem chiếc bình gốm quý giá đó có xuất xứ từ làng gốm nào.Sau những kết quả của các cuộc khai quật, sản phẩm gốm Chu Đậu còn được tìm thấy ở những hai con tàu bị đắm ở vùng biển Pandanan (Philippines) và Cù Lao Chàm (Việt Nam) vào năm 1993 và 1997. Hơn 340 nghìn hiện vật gốm Chu Đậu, trong đó có khoảng 240 nghìn hiện vật còn lành đã được trục vớt, chứng tỏ gốm Chu Đậu đã được xuất cảng rộng rãi thời bấy giờ. Giới chuyên môn đánh giá cao gốm Chu Đậu, đó là một loại gốm "mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông". Từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí... tất cả đều đẹp hoàn hảo. Gốm Chu Đậu được thể hiện dưới nhiều hình thức như vẽ, khắc, họa, đắp nổi đều phóng khoáng, trữ tình, hài hòa, tinh xảo. Những họa tiết, hoa văn trên gốm thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Đó là khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng như cảnh mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông... Phương pháp chế tạo đạt trình độ cao, đó là chuốt, tạo dáng trên bàn xoay, ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men màu tam thái.Hiện nay, 46 bảo tàng trên thế giới đang trưng bày các hiện vật gốm Chu Đậu. Trong những cuộc bán đấu giá, chiếc bình gốm hoa lam cao 54cm tại bảo tàng Topakisaray đã được trả giá tới một triệu USD. Hàng trăm nghìn cổ vật gốm thu thập được qua các cuộc khai quật đã xác định được Chu Đậu là trung tâm chuyên sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Đồng thời, hàng nghìn đồ gốm Chu đậu có trong nhiều bảo tàng ở Việt Nam và nước ngoài đã xác nhận Chu Đậu là nơi làm gốm hàng đầu với chất lượng cao, loại hình và kiểu dáng đa dạng. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh-Mạc xảy ra, vùng Nam Sách trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá. Các nghệ nhân làng gốm đã phiêu bạt đến các vùng khác, lập nên các làng nghề gốm mới.Cốm cổ Chu Đậu hồi sinhSống trên mảnh đất đã sản sinh ra dòng gốm quý nhưng chẳng mấy người dân Chu Đậu ngày nay thạo nghề này. Họ chỉ quẩn quanh với đồng ruộng và nghề dệt chiếu nên cuộc sống khá khó khăn. Đầu năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu nam Hà Nội (Hapro) một người con của quê hương Nam Sách đã về Chu Đậu để thực hiện một dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, nhằm khôi phục thương hiệu gốm nổi tiếng, kết hợp với hoạt động du lịch làng nghề.Tháng 5-2003, xí nghiệp gốm Chu Đậu đã xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang thị trường Tây Ban Nha. Từ đó đến nay, xí nghiệp đã có nhiều lô hàng xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Giám đốc xí nghiệp Nguyễn Văn Lưu cho biết: "Không chỉ phục vụ xuất khẩu, gần đây, đơn vị nhận được nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước, gốm Chu Đậu đã hồi sinh và được đón nhận. Hơn 200 cán bộ, công nhân của xí nghiệp luôn có việc làm".Không chỉ dừng lại ở việc phát triển thương mại, UBND tỉnh Hải Dương còn đầu tư để thôn có cơ hội phát triển du lịch làng nghề. Đền thờ Đặng Huyền Thông - ông tổ nghề gốm Chu Đậu được tu sửa khang trang. Các di tích lò gốm cổ, bảo tàng gốm thôn Chu Đậu - nơi lưu giữ nhiều hiện vật gốm cổ được tìm thấy qua các lần khai quật được sửa sang, mở cửa đón khách. Cuộc sống người dân Chu Đậu đã từng bước được cải thiện nhờ vào sản phẩm gốm.Khánh HưngTheo Eastern Culture Share this post Link to post Share on other sites
Posted 10 Tháng 9, 2008 Không hiểu sao tôi post bài mấy lần nhưng đều bị lỗi và không hiển thị được hình ảnh. Nay kính nhờ BQT diễn đàn sửa lại bài viết trên của tôi bằng cách post theo đường link : http://www.sucsongviet.vn/spln/2008/6/52216.ssv rồi xóa bài viết này của tôi nhé. Xin cám ơn ! Anh Trần Phương thân mến.Tôi phải hết sức cố gắng post từng khúc một, sau đó chèn hình mới xong. Hình như cách viết trình của hai trang web khác nhau nên xảy ra tình trạng này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2008 Mấy ai biết rằng những đồ gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng lâu nay có nguồn gốc lung linh tinh xảo từ quá khứ xa xưa của văn minh Đại Việt : làng gốm Chu Đậu. Việc trục vớt được nhiều cổ vật cùng với sự hiện diện ở nhiều nhà bảo tàng trên thế giới của gốm sứ Chu Đậu chứng tỏ một điều rằng : đã có một nền công thương phát triển rực rỡ trong lịch sử văn minh Đại Việt. Thế mà ngày nay một số nhà sử học lại cho rằng "trước khi người Pháp sang, VN chưa hề có xe bánh xếp ngang". Vậy không rõ ngày xưa những hàng gốm sứ tinh xảo này được vận chuyển trên bộ thế nào nhỉ ? B) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2008 Mấy ai biết rằng những đồ gốm sứ Bát Tràng nổi tiếng lâu nay có nguồn gốc lung linh tinh xảo từ quá khứ xa xưa của văn minh Đại Việt : làng gốm Chu Đậu. Việc trục vớt được nhiều cổ vật cùng với sự hiện diện ở nhiều nhà bảo tàng trên thế giới của gốm sứ Chu Đậu chứng tỏ một điều rằng : đã có một nền công thương phát triển rực rỡ trong lịch sử văn minh Đại Việt. Thế mà ngày nay một số nhà sử học lại cho rằng "trước khi người Pháp sang, VN chưa hề có xe bánh xếp ngang". Vậy không rõ ngày xưa những hàng gốm sứ tinh xảo này được vận chuyển trên bộ thế nào nhỉ ? B) Dấu xưa xe ngựa, hồn thu thảo.Đền cũ lâu đài, bóng tịch Dương.Các nhà sử học Việt Nam do các giáo sư có thể giải thích: Thời bà huyện Thanh Quan nói xe tức là xe cút kít chở "phân" ra ruộng. Chứ ngày ấy "Pháp chưa qua làm gì có xe bánh xếp ngang". Share this post Link to post Share on other sites